1
01:55 +07 Chủ nhật, 28/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 167

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 165


Hôm nayHôm nay : 3912

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 346941

Tổng cộngTổng cộng : 27901225

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » SUY NIỆM CHÚA NHẬT

Các bài chia sẻ Tin Mừng trong ba ngày Tết

Thứ ba - 24/01/2012 00:02-Đã xem: 1692
Mới năm ngoái chúng ta đã mừng xuân Tân Mão 2011, sau 365 ngày chúng ta lại có một mùa xuân mới. Vì vậy, người ta mới nói: “Xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận.
Các bài chia sẻ Tin Mừng trong ba ngày Tết

Các bài chia sẻ Tin Mừng trong ba ngày Tết

MỒNG MỘT TẾT

 

Bài 1. Mùa xuân ơn thánh 

Hôm nay ngày đầu xuân Nhâm Thìn. Hòa chung cùng niềm vui của đất nước trong ngày đầu xuân, chúng ta cùng ca tụng Chúa là Chúa Mùa Xuân và dâng lên Ngài những lời cảm tạ chân thành vì Chúa đã ban cho chúng ta muôn vàn hồng ân trong năm Tân Mão vừa qua và còn ban thêm cho chúng ta một mùa xuân mới tốt đẹp trong tình thương của Ngài. 

Trong ngày đầu xuân này, chúng ta hãy vui lên, vui lên đi như lời thánh Tông đồ Phaolô đã khuyên nhủ tín hữu Philipphê: “Anh em hãy vui lên trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em” (Pl 4,4); 

Hãy vui lên vì hôm nay Chúa ban cho chúng ta được vui hưởng ba mùa xuân:

- Mùa xuân thiên nhiên

- Mùa xuân lòng người

- Mùa xuân ơn thánh. 

I. MÙA XUÂN THIÊN NHIÊN 

Mới năm ngoái chúng ta đã mừng xuân Tân Mão 2011, sau 365 ngày chúng ta lại có một mùa xuân mới. Vì vậy, người ta mới nói: “Xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận

Như thế xuân còn mãi, cứ vòng đi vòng lại. Xuân đến, xuân đi, xuân lại về. Dù có ai yêu hay ghét xuân thì Xuân vẫn không phụ thuộc ai. Xuân đến một cách đều đặn, vô tư, nhẹ nhàng, bởi vì cảnh vật trong trời đất xoay chuyển trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Hết xuân sang hạ, hết hạ sang thu, hết thu sang đông và hết đông lại sang xuân. 

Hôm nay xuân Nhâm Thìn đến trên quê hương đất nước, trên thành thị cũng như thôn quê. Không ai có thể xoay ngược  lại cái vòng thời tiết cố định này. Không ai có thể ngăn cản được mùa xuân cũng như không thể kéo dài ra được. 

Bất cứ ai cũng có thể được hưởng mùa xuân này một cách đồng đều, bình đẳng bởi vì hoa đào, hoa mai vẫn nở để đón chào xuân mới. 

Hôm nay mỗi người muốn trao cho nhau những lời cầu chúc thật tốt đẹp như thói quen gồm ba chữ  vàng: “Phúc, lộc, thọ”. Hay có người chúc nhau bằng năm chữ khác: “Phú, quí, thọ, khang, ninh”. 

Trong ba chữ  vàng ấy, có lẽ chữ Phúc là quan trong hơn cả, vì theo suy nghĩ của người đời thì ai được hạnh phúc thì dĩ nhiên người ấy phải giầu có phú quí và trường thọ. Cho nên người ta mới chúc nhau bằng câu đối: 

Tân niên thánh đức bao ân phúc

Xuân nhật an hòa mãi phú vinh. 

Còn Giáo hội thì chúc cho người ta được hạnh phúc  theo đề nghị của Chúa Giêsu trong Tám mối Phúc thật của bài Tin mừng hôm nay: Khó nghèo, hiền lành, khát khao nên công chính, biết xót thương người, có tâm hồn trong sạch, xây dựng hòa bình, chấp nhận khổ đau trong cuộc đời và chịu bách hại vì sự công chính. Sống theo Tám Mối Phúc là sống theo Chúa Giêsu Kitô. 

Những lời cầu chúc này thật tốt đẹp, nhưng có thực hiện được hay không còn tùy hoàn cảnh của mỗi người vì người ta nói: “Lực bất tòng tâm”. 

II. MÙA XUÂN LÒNG NGƯỜI 

Xuân của lòng người lại khác với xuân của thiên nhiên bởi vì xuân của lòng người không đến, không đi một cách vô tư, bình đẳng và đồng đều. Mỗi người mang một tâm tư riêng biệt khi mùa xuân đến: có người đón xuân một cách hồn nhiên vui tươi hơn hở, có người đón nhận xuân một cách miễn cưỡng với một vài nuối tiếc. 

Nếu đặt câu hỏi này: ngày đầu xuân là ngày vui hay buồn? Chắc ai cũng cho là câu hỏi ngớ ngẩn vì ai lại không vui trước cảnh tay bắt mặt mừng với những lời chúc tốt đẹp, với những bài ca vui, với cảnh trang trí rực rỡ, với những bữa tiệc thịnh soạn… Họ hân hoan đón mừng xuân vì “một năm được mấy lần xuân”! 

Nhưng cũng có một số người nhìn ngày Tết với một tâm trạng không vui, khuôn mặt phảng phất một nét buồn, tuy chỉ là  một nét buồn thâm trầm và nhẹ nhàng. 

Nhìn vào quá khứ, nhìn vào tuổi tác, nhìn vào thân hình xuống cấp của mình, họ liên tưởng đến câu ca dao nói về tuổi xuân: 

Mỗi năm một tuổi, như đuổi xuân đi,
Cái già xồng xộc nó thì theo sau.
 

Họ muốn trẻ mãi, không muốn già mà xuân đến thì nó tặng cho họ thêm một tuổi, làm cho cuộc sống rút vắn lại như cây bạch lạp cháy càng lâu càng hao mòn. Đời người càng nhiều tuổi thì càng rút vắn lại. Để rồi nhìn lại thân phận của mình, họ than phiền như cụ thi sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm xưa: 

Lẩn thẩn ngày qua lại tháng qua
Một năm xuân tới một phen già. 

III. MÙA XUÂN ƠN THÁNH 

Đối với mùa xuân thiên nhiên thì người ta nói: “Xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận” vì cảnh vật thiên nhiên cứ diễn tiến một cách đều đặn, hết 365 ngày lại có một mùa xuân mới. 

Nhưng đối với mùa xuân lòng người thì người ta nói: “Xuân bất tái lai”: mùa xuân không trở lại, nghĩa là tuổi trẻ đã qua không thể lấy lại được nữa,  đúng như triết gia Héraclite đã nói: “Không bao giờ có thể tắm hai lần trong một dòng sông”. Như vậy, cuộc đời trôi đi, trôi đi mãi, ngày hôm qua không trở lại và rơi vào dĩ vãng. 

Nhưng chúng ta còn một mùa xuân thứ ba nữa, đó là mùa xuân ơn thánh. Không phải mọi người được hưởng mùa xuân này một cách đồng đều. Chỉ những ai có tâm hồn trong sạch mới có ơn thánh hóa trong mình và như vậy mới có mùa xuân ơn thánh trong tâm hồn. 

Nguyên tổ Adong-Evà khi chưa phạm tội thì được hưởng cả ba mùa xuân, thế nhưng sau khi phạm tội thì chỉ còn được hưởng mùa xuân thiên nhiên vì linh hồn như đã chết trước mặt Chúa rồi, và nếu đã chết rồi thì hưởng mùa xuân làm sao được nữa? Chỉ có mùa xuân cho người còn sống. 

Đúng vậy, những con người sống trong tình trạng tội lỗi, mang một tâm trạng bất an, trái tim họ trở nên ngục tù, trái tim mùa đông thì dù cảnh vật bên ngoài có vui tươi cũng không làm cho họ vui lên được vì: 

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
(Nguyễn Du) 

Khi con người phạm tội là đi vào sầu đông, chết chóc, ảm đạm, nhưng khi biết sám hối nghĩa là làm cho linh hồn mình được sạch tội thì ơn thánh hóa được trở lại. Lúc đó, con người đã chết được sống lại để tiếp tục hưởng mùa xuân ơn thánh. 

Có lẽ ngày nay chúng ta đã già cỗi, cần phải trở lại thời thanh xuân, nghĩa là trở lại thời  Adong Evà trước khi phạm tội, như ông Francis Bacon đã nói: “Con người thời nay đã già cỗi, cần phải trở lại thời thanh xuân của con người nguyên thủy”. 

Con người trẻ trung của ta ngày nay đã bị vật dục ám ảnh, những khuynh hướng xấu làm hư hỏng con người của ta, chúng ta trở nên già khọm. Vì thế, phải trở nên trẻ thơ để được vào Nước Trời (x.Mt 19,13-15), nghĩa là muốn hưởng mùa xuân ơn thánh cần phải có một tâm hồn đơn sơ và trong trắng. 

Truyện: Lương tâm được nhẹ bớt 

Từ nhiều năm qua, một nhà chủ quán cảm thấy lương tâm nặng nề quá. Được ơn thúc đẩy, ông quyết định dứt bỏ tình trạng đó. Ông chạy đến gặp cha Hofreuter, một linh mục đầy kinh nghiệm  trong nghệ thuật đưa các linh hồn  tội lỗi về cùng Chúa.    

Ông thắng ngựa rồi ra đi.

Đến trước cửa nhà linh mục, ông bỗng cảm thấy xấu hổ và không có đủ can đảm nhận nút chuông.

May mắn, chính lúc đó, linh mục từ bên trong bước ra, cất tiếng hỏi ông với một giọng đầy thân ái:

- Bạn đến xưng tội đấy phải không? Được, cha sẵn sang giúp bạn.

Xưng tội xong, viên chủ quán nhảy lên ngựa, vui mừng, tim đập nhẹ nhõm: “Thôi, ngựa yêu quí của ta ôi, đi đi! Bây giờ, mi được chở nhẹ bớt một trăm ký rồi đấy”!

Sáu năm sau, nằm trên giường bệnh, sau khi nhận các bí tích cuối cùng, ông mời cha xứ tới và thưa:

- Sau khi con qua đời, xin cha làm ơn nói với vị linh mục đã giải tội cho con biết từ ngày con trở lại, con không còn phạm tội trọng nào nữa, mà ngay một tội nhẹ cố ý, con cũng không hề dám.

Lương tâm được nhẹ bớt một trăm ký! Mọi tội nhân đều có quyền nói như thế sau khi đã xưng tội nên (Arami, Sống, Hương quê 1993, tr 186-187). 

Ngày Tết ai cũng muốn nở nụ cười thật tươi với anh em của mình. Ngày Tết ai cũng muốn mang lại lời chúc phúc cho anh em: vui tươi và bình an. Ước gì giây phút trong ngày sống của chúng ta  đều là lời chúc phúc cho anh em. Không chỉ ba ngày Tết mà kéo dài mọi ngày trong cuộc đời của chúng ta. Để dù cho mùa xuân trời đất qua đi nhưng mà mùa xuân của ơn thánh mãi nở rộ muôn nơi và đến với mọi người.  

Năm mới, xin kính chúc ông bà anh chị em  một câu đối nói lên ước vọng của chúng ta trong năm mới là  tăng cường cây phúc đức trong đời sống: 

Xuân sang cội phúc sinh nhành lộc

Tết về cây đức trổ thêm hoa 

Giờ đây, chúng ta cùng sốt sắng hiệp dâng Thánh lễ để cảm tạ Chúa vì các hồng ân Chúa đã ban cho chúng ta trong năm cũ vừa qua, đồng thời xin Chúa ban cho chúng ta có một tâm hồn đơn sơ và trong sạch  để mãi mãi được vui hưởng mùa xuân ơn thánh.

Lm Giuse Đinh Lập Liễm

 

Bài 2. “YÊU KẺ THÙ VÀ CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI NGƯỢC ĐÃI”
(Suy niệm Lời Chúa, Mồng Một Tết, mẫu B)

Thông điệp Lời Chúa ngay ngày đầu năm như gửi đến mỗi chúng ta một thách đố không nhỏ:“Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5, 43). Nhưng thông điệp ấy, thách đố ấy lại là yêu cầu số một của Thiên Chúa dành cho con cái Ngài: “Hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Ðấng toàn  thiện” (Mt 5, 48).

Tưởng không nên nhắc chi chuyện của năm cũ, cho thêm đau lòng, nhưng không ai chối cãi được là năm cũ có quá nhiều chuyện đau lòng cho Giáo Hội Chúa, khắp nơi trên thế giới, và đau lòng nhất vẫn là ở Việt Nam. Nhưng thiết nghĩ, “năm cũ nào rồi cũng qua đi với đầy dẫy những ngược đãi, bạo hành, đàn áp, bất công, đòn vọt, tù đày… của xã hội dành cho con cái Chúa” như một định luật rằng: “Bao lâu còn Chúa Kitô, còn những người theo Chúa, thì bấy lâu còn tử đạo”.

Giáo Hội chấp nhận tử đạo là Giáo Hội Chúa Kitô. Giáo Hội không chấp nhận tử đạo thì không phải là Giáo Hội Chúa Kitô.

Cũng vì thế, mà “yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những người ngược đãi anh em” có thể nói là một cách tử đạo đúng với Thánh ý Chúa nhất. Bởi, nếu Nước của Thiên Chúa là một thực tại chính trị, quân sự, hoặc chỉ cần là một tập đoàn đấu tranh thuộc về thế gian này, thì có lẽ những người đàn áp, ngược đãi kia không thể giởn mặt, đùa dai hay lì lợm thách thức với những người có vũ khí, có súng đạn, gươm đao.

Về phía các tín hữu, thiết nghĩ, cũng không nên lệch lạc về căn tính của Đạo Thánh Chúa, không nên cổ xúy lòng thù hận phải trả thù những người ngược đãi theo cách của xã hội trần gian: xuống đường bạo động, lật đổ, đảo chánh… nhưng cứ theo các chủ chiên hướng dẫn đi đúng luật Chúa là “yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những người ngược đãi anh em” như đã làm, và còn sẽ làm tích cực hơn, đông đảo hơn, hiệp thông hơn, đồng loạt hơn, thành tâm hơn, tha thiết hơn, là đã đủ làm cho lay chuyển cả thế giới, thay đổi lòng người nên hoàn thiện, hoán cải người nên công chính, giác ngộ người từ bỏ những tà tâm mà quay đầu về với chính nghĩa…

Làm tích cực hơn. Đúng vậy! Tất cả các việc của Kitô Hữu hẳn là phải phát xuất từ tình thương, không thể phát xuất từ lòng thù hận. Vì thế, thiết nghĩ phải tự xác định lại mục đích ý nghĩa của việc mình làm: “Tất Cả Vì Yêu”. Và còn phải minh chứng cho những người ngược đãi rằng: Vì “yêu kẻ thù, vì yêu người ngược đãi” như Lời Chúa dạy, mà chúng tôi đã thắp nến cầu nguyện cho anh em.

Chúng tôi không cầu nguyện cho trời tru đất diệt anh em, nhưng cầu nguyện cho anh em được biết phải sửa đổi thế nào cho khỏi bị trời tru đất diệt.

Chúng tôi cũng không cầu nguyện cho chế độ nào sụp đổ, nhưng cầu nguyện cho chính quyền biết làm thế nào để được lòng dân, để chế độ của họ không bị sụp đổ.  

Chúng tôi càng không cầu nguyện cho ai trong anh em phải tai họa, nhưng cầu nguyện cho anh em cải tà qui chánh mà tránh những tai họa ắt tới cho mình, gia đình và đất nước.

Vì quả thực, Thiên Chúa của chúng tôi sẽ không nhậm những lời cầu xin đã không khởi đi từ tấm lòng thành, lòng ngay, lòng yêu mến. Bởi vậy, chúng tôi cầu xin Thiên Chúa tha thứ cho anh em, vì anh em “không biết” việc anh em đang làm là chống lại Thiên Chúa. Sự “không biết” của anh em có thể do lòng “ngu muội” về Thiên Chúa, nhưng cũng có thể là do anh em cố tình sống trong tình trạng “không cần có Thiên Chúa” để anh em dễ sống theo cách của con người anh em. Chúng tôi vẫn tin rằng khi lòng yêu thương của chúng tôi đã đạt đỉnh thì Thiên Chúa sẽ nhậm lời, và Ngài sẽ ban cho chúng tôi điều chúng tôi xin: anh em được tha thứ và trở về thờ phượng Thiên Chúa.

Xin đừng xem cách sống đạo, sống Lời Chúa như thế là mơ hồ, là ảo vọng. Đó vẫn luôn là một thực tế sống động của Tình Yêu Thiên Chúa.  Đừng bao giờ phân vân, hay băn khoăn rằng: “Làm sao mà thương nổi? Làm sao mà yêu nổi những con người ngược đãi với Giáo Hội, tàn ác với các Kitô hữu như thế?” Đó vẫn là những trăn trở quay quắt tiềm ẩn trong lòng người tự nhiên, nhưng lại không thể có trong lòng những ai đang sống với sức mạnh siêu nhiên của Thiên Chúa, đang sống với sứ mạng rao giảng cho thiên hạ biết về một “tình yêu lớn lao làm cho người mình yêu được hạnh phúc”, không giống loại “tình yêu cầu lợi cho mình” của thiên hạ trần gian này.

Luật yêu thương hôm nay, ngày đầu năm, là luật mới của Chúa Giêsu, là luật yêu thương với lòng bao dung tha thứ, luật căn bản để làm nên một “trời mới đất mới”, một mùa xuân mới trên thế gian, và nhất là trên quê hương này đã cũ rích những mùa đông trơ trụi niềm tin, lạnh lùng tình người, héo tàn công lý, ô uế luân lý, sinh sôi tràn lan đủ kiểu gian tà, giả dối, điếm xảo, điêu ngoa, lừa đảo…

Chính luật yêu thương này, chính sự tử đạo vì lòng yêu thương này, sẽ cải tạo thế giới, sẽ canh tân đất nước, hoán cải lòng người. Đó phải là niềm tin tưởng tuyệt đối, không chỉ của một người, một gia đình, một Giáo Xứ, một Hội Dòng, một Giáo Phận, mà phải là của cả cộng đoàn Dân Chúa trên khắp 26 Giáo Phận của Quê Mẹ Việt Nam.

Cùng hiệp thông trong một niềm Tin, Cậy, Mến, cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện cho kẻ thù và cho người ngược đãi, là cùng chết với nhau cho Niềm Tin lớn lên, cho Công Lý trổ hoa, cho Thái Bình kết trái, cho Danh Chúa cả sáng, cho cả nhà Việt Nam vang khúc ca chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa trong một mùa xuân mới: Mùa Xuân ân lộc Thiên Chúa chan hòa khắp quê hương.

Sẽ không còn một người Việt Nam nào mà không biết, hay ngu muội về Thiên Chúa. Sẽ không còn một người Việt Nam nào chống lại Thiên Chúa, giơ chân đạp mũi nhọn, hay tự nhận hình phạt trời tru đất diệt cho mình. Sẽ không còn một nước Việt Nam mang tiếng là chống Thiên Chúa, đàn áp Hội Thánh Chúa, nhưng sẽ có một Nước Việt Nam mới của Thiên Chúa hòa bình, thịnh vượng, vững bền. Hoặc là, sẽ không còn người Việt Nam nữa, sẽ không còn đất nước Việt Nam nữa vì bị các thế lực gian tà tru diệt. Điều ấy đang tùy thuộc vào lòng yêu thương và lời cầu nguyện cách thành tâm và hiệp nhất của tất cả những người Công Giáo Việt Nam chúng ta.

Làm thế nào để mọi người có thể hiểu rằng: mất niềm tin vào Thiên Chúa là nguyên nhân gây ra bao sự dữ trong đời người, trong xã hội và cũng là nguyên nhân mất nước ? Mất nước ở đời này, và cả mất nước ở đời sau!

Ngày đầu năm mới, trong niềm vui Tạ Ơn Chúa đã ban thêm cho chúng ta thời gian, thêm tuổi, thêm khôn ngoan, thêm thánh thiện nhân đức, và cũng thêm bổn phận cộng tác với Thiên Chúa trong việc xây dựng một thế giới, một đất nước biết tôn thờ Thiên Chúa, và phụng sự Chúa trong mọi người.

Ước gì Thiên Chúa được vui mừng vì Ngài “không còn nghe thấy tiếng than khóc kêu la” (Is 65, 19), vì Ngài đã “sáng tạo một trời mới, đất mới” (Is 65, 17), do bởi Ngài động lòng thương nhậm lời con cái Ngài đồng lòng đồng dạ “yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi”.

Ước gì Mùa Xuân mới trên quê hương sẽ là mùa xuân hạnh phúc, vì Thiên Chúa nhậm lời con cái Ngài cầu xin, mà “đổi mới mọi sự” (Kh 21, 5) và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ biến mất” (Kh 21, 4).

Lạy Chúa, Lời của Chúa là quà tặng mùa xuân quí giá cho chúng con: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”. Xin cho chúng con trân quí  quà tặng và tuân giữ Lời Ngài mà thực hiện tất cả mọi việc trong đời “chỉ vì Yêu” để được “nên hoàn thiện như Cha chúng con trên trời là Đấng Toàn Thiện”.  Amen.

PM. CAO HUY HOÀNG, Mùa Xuân 2012

Bài 3. MỘT NĂM MỚI TỐT ĐẸP
(Suy niệm Lời Chúa, Mồng Một Tết, mẫu A)

I. XUÂN ĐẾN XUÂN ĐI, XUÂN BẤT TẬN

Người ta thường nói:

Xuân khứ xuân lai, xuân bất tận,
Nhân hòa nhân thỉnh, nhân trường sinh.

Xuân đến xuân lại đi và sang năm xuân sẽ tới vì quả đất tròn quay mãi không ngừng. Dù có ai yêu hay ghét xuân thì xuân vẫn đến, không phụ thuộc ai dù già trẻ, lớn bé, giầu nghèo, trí thức hay dốt nát, xuân đến một cách nhẹ nhàng, đều đặn.

Chúng ta hãy trở lại với sách Sáng thế. Sách cho biết Thiên Chúa dựng nên trời đất muôn vật và Ngài đã tách ánh sáng ra khỏi bóng tối để làm ra ngày và đêm phân biệt. Ngày và đêm thay đổi nhau để làm nên năm tháng. Ngày đêm thay đổi nhau 365 lần làm nên một năm (x. St 1,14-18).

Sau 365 ngày lại có một năm khác mà ta gọi là “Năm Mới” mà năm nay là năm Nhâm Thìn. Ai trong chúng ta cũng gọi năm nay là năm mới, nhưng có thật là mới không vì có người cho rằng chả có gì là mới cả, năm nào cũng vậy thôi và năm nay có thể cũ hơn năm ngoái.

Trước đây, thi sĩ Trần Tế Xương có cái nhìn khác không giống như mọi người, khi ông nói :

Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ai trong đời
Vua quan sĩ thứ người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người.

Thực ra, nếu xét theo xuân cảnh vật thì càng ngày càng cũ đi như 70 tuổi thì phải cũ đi hơn là 20 tuổi. Nhưng nếu xét theo xuân trong tâm hồn, tức là xuân của ơn thánh thì có thể gọi là năm mới.

Triết gia Francis Bacon đã có cái nhìn sâu sắc về vấn đề này khi ông nói: “Con người thời nay đã già cỗi, cần phải trở lại ‘thời thanh xuân’ của con người nguyên thủy”.

Đúng vậy, con người trẻ trung ngày xưa đã bị vật dục làm hư hỏng đã trở nên già khọm. Phải làm sao canh tân con người già cả của chúng ta để trở nên người trẻ trung tươi mát vì nó phải trở nên trẻ thơ mới được vào Nước Trời (x. Mt 19,13-15).

II. NGƯỜI TA CHÚC NHAU NHỮNG GÌ?

Chúng ta cứ coi năm Nhâm Thìn này là Năm Mới và cùng mọi người chúc nhau. Vậy người ta thường chúc nhau những gì? Người ta thường chúc nhau một Năm Mới Tốt Đẹp, Bonne année hay Happy new year. Câu chúc cổ điển nhất của xã hội chúng ta vừa súc tích vừa vắn gọn nhất bằng 3 chữ: PHÚC, LỘC, THỌ.

Cũng có người chúc nhau nhiều hơn bằng 5 chữ: PHÚ, QUÍ, THỌ, KHANG, NINH. Nhưng có lẽ chữ Phúc luôn đứng hàng đầu vì nếu được tất cả mà thiếu hạnh phúc thì cuộc đời trở nên vô nghĩa. Chúng ta hãy xem thi sĩ Trần tế Xương nói chuyện với chúng ta về lời chúc Năm Mới như thế nào:

1. Chúc cho sống lâu

Có người cho rằng năm mới tốt đẹp là ở tại chỗ sống thật lâu thật bền cho đến lúc đầu phủ tuyết, da đồi mồi. Thi sĩ nói:

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

Nhưng sống lâu có hạnh phúc không? Tại sao người ta thường nói: “Đa thọ, đa nhục” hoặc thành ngữ có câu: “Trẻ khôn qua, già lú lại”. Đã “lú lại” sẽ bị con trẻ chê bai! Đã “lú lại” tất không thể trốn đâu được cái nhục. Không thiếu gì các ông già bà cả bị bỏ rơi, đang sống tủi sống nhục trong tuổi già. Ít có người già nào nói: mình được hạnh phúc trong tuổi già.

Ngắm nhìn ngày tháng dần trôi, người già mới thấm thía câu ca dao:

Còn duyên như tượng tô vàng
Hết duyên như tổ ong tàn ngày mưa.
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa… một mình.

Trước cảnh tượng phũ phàng ấy, người ta tự nhiên cảm thấy ù tai chóng mặt. Để cứu vãn tình thế, tranh thủ thời gian, họ đâm ra ăn chơi phóng đãng:

Ai ơi, chơi lấy kẻo già,
Măng mọc có lứa, người ta có thì.
Chơi xuân kẻo hết xuân đi
Cái già xồng xộc nó thì theo sau.

2. Chúc cho giàu có

Có người cho rằng: năm mới tốt đẹp là ở chỗ làm ăn phát tài phát lộc, tiền chảy vào túi như nước như non. Người ta chúc nhau: “Nhất bản vạn lợi” hay “Một vốn bốn lời”:

Nó lại chúc nhau cái sự giầu
Trăm ngàn vạn mớ để vào đâu?

Người ta chúc nhau giàu có, nhưng thử hỏi giàu có đến đâu là đã thỏa mãn? Chắc chẳng bao giờ người ta thỏa mãn với cái lòng tham vô đáy, nên chẳng bao giờ người ta đạt được sự giàu có như lòng mong ước? Người ta vẫn khát khao sự giàu có mà không được.

Nhiều người đã tôn vinh tiền của lên hàng thần thánh: thần MAMMON (thần Tiền Của). Vị thần này rất quyền năng, trở thành ông chủ khắc nghiệt tuyệt đối chi phối con người họ, bắt họ làm nô lệ cho mình, và có ai thấy mình được hạnh phúc khi phải sống kiếp nô lệ không?

Ngày 06/06/1976 ông Paul Getty, một người giàu có, đã qua đời, thọ 83 tuổi. Ông để lại khoảng 4 tỉ Mỹ kim. Sau 5 lần ly dị, trong một cuộc phỏng vấn, ông đã tuyên bố: “Tôi đã mong dùng tất cả gia tài của tôi để xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Tôi sợ mình không thành công. Tôi sợ không thể tạo được hạnh phúc hôn nhân ấy”.

Một lần khác, ông đã phải thú nhận với một phóng viên là ông đã không đạt được hạnh phúc gia đình.

Một lần khác nữa, ông Paul Getty xác nhận: tiền bạc không thể mua được hạnh phúc. Hơn nữa, ông còn tin rằng tiền bạc có bà con với nỗi bất hạnh.

3. Chúc cho vinh sang

Có người cho rằng một năm tốt đẹp là được mọi người ca tụng, tiếng tăm được vang khắp bốn bể, được thiên hạ nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa:

Nó lại chúc nhau cái sự sang
Đứa thì buôn tước, đứa buôn quan.

Danh tiếng vang lừng bốn bể có làm cho người ta được hạnh phúc không? Đây là một chứng từ mà người ta đã biết: ông Anatole France là một người giàu có, được mọi người hoan nghênh, được nếm đủ các thứ khoái lạc trên đời, đã phải thú nhận rằng: “Nếu anh có thể đọc được trong tâm hồn tôi, anh sẽ rùng mình. Trong trời đất không có vật nào vô phúc bằng tôi: người ta tưởng tôi sống hạnh phúc. Thật ra, không bao giờ được sung sướng cả, dầu trong một giờ, dẫu trong một ngày”.

Còn một chứng từ khác của một người còn sang hơn quan nữa, tiếng tăm lừng lẫy khắp muôn phương, được thiên hạ học từ lời ăn tiếng nói, được theo dõi, từ chân tơ kẽ tóc như cô đào minh tinh màn bạc Brigitte Bardot mà cũng không thấy được hạnh phúc.

- ?

- Mộng tôi bây giờ không phải là thủ vai tài tử quan trọng. Mộng tôi bây giờ là làm thế nào có đủ can đảm rút lui khỏi màn bạc.

- Thế thì tất cả những công danh của cô xưa bây giờ là mây, là khói hay sao?

- Phải! Brigitte Bardot đáp lại những câu hỏi bồi hồi của một ký giả báo Văn Đàn. Phải! Tất cả là mây khói, là hư vô.

III. CHÚNG TA NÊN CHÚC NHAU NHỮNG GÌ?

Nếu chúc cho ông bà anh chị em được sống lâu, giàu có, được vinh sang… thì thấy không ổn vì tất cả những cái đó chưa làm nên hạnh phúc vì nó vẫn là mây khói. Xin được lấy lại câu chúc của thi sĩ Trần Tế Xương một lần nữa:

Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ai trong đời
Vua quan sĩ thứ người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người.

Câu chúc của thi sĩ “Sao được cho ra cái giống người” xem ra có vẻ hài hước và mang tính cách châm biếm. Nhưng cái nhìn của ông về con người cũng giống như cái nhìn của nhà hiền triết Diogène ngày xưa. Đang giữa trưa ông cầm đèn ra giữa thành phố Athènes để đi tìm cài gì đó. Người ta hỏi tìm gì. Ông trả lời: đi tìm người! Thiếu gì người ở giữa thành phố mà phải đi tìm? Nhưng ông cho rằng những đám người này chưa phải là người đúng nghĩa, ông đi tìm một con người chính danh, con người xứng đáng “linh ư vạn vật” kia!

Năm mới chúng ta chúc nhau hãy trở nên con người đúng nghĩa, phải “linh ư vạn vật” mới được.

Đối với người Công giáo Việt Nam chúng ta, thời gian được ban cho chúng ta trong Năm mới này là để chúng ta “làm người” và “làm con Chúa”. Chúng ta không tự nhiên là người hay là con Chúa được, có là hay không còn tùy thuộc ở chỗ chúng ta có “làm” và có “làm” được hay không. Hạt giống không tự nhiên có thể nở thành cây và sinh hoa kết quả: nó cần phải được gieo cấy trong ruộng trong vườn, và cần phải có thời gian để phát triển. Con người chúng ta cũng vậy, chúng ta là những cái “nhân” được gieo cấy trong ruộng đồng là thế gian này và thời gian được ban cho chúng ta làm nên đời mình bằng cách cộng tác với ân sủng của Thiên Chúa: ân sủng này cũng ví như ánh sáng và sương mưa cần thiết cho sự sinh trưởng của cây.

Chúng ta sẽ trở nên người con có Thiên Chúa là Cha, để chúng ta có thể thưa với Chúa là “Abba, Cha ơi” (Mc 14,36), và chúng ta có mọi người là anh chị em, và đây là một vinh dự lớn lao đối với con người hèn mọn chúng ta, như người ta nói:

Con có cha như nhà có nóc
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.

Cha chúng ta điều khiển muôn loài muôn vật, Ngài nuôi chim trời cá biển, săn sóc từng cây cỏ nơi đồng nội. Ngài lại càng săn sóc chúng ta hơn nhiều vì chúng ta là con của Ngài. Vì thế, chúng ta đừng quá bồn chồn lo lắng về đời sống vật chất cho có cơm ăn áo mặc, hãy tin vào Chúa quan phòng.

Có một điều khác biệt nơi người tin và người không tin là người tin thì một đàng ra sức xây dựng và phát triển những giá trị trần gian (trong đó có sự tích lũy tiền của), một đàng vẫn hướng mắt, hướng lòng, hướng lời cầu về với Thiên Chúa là Cha, là Nguồn Mạch mọi sự giàu có và hạnh phúc.

Nhân dịp Năm Mới, xin chúc ông bà anh chị em một năm mới tốt đẹp và một năm mới tốt đẹp như lời Chúa dạy: “Tiên vàn hãy lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và ăn ở công chính như Người đòi hỏi; còn tất cả những thứ khác, Người sẽ thêm cho” (Mt (Mt 6,23). Còn ăn ở công chính đây là sống Tám mối Phúc thật như Chúa đã dạy trong bài giảng trên núi (x. Mt 5,3-12).

Lm Giuse Đinh Lập Liễm

Bài 4. THỜI GIAN LÀ CỦA CHÚA
(Mẫu A)

I. THỜI GIAN THEO TÂM LÝ CON NGƯỜI

Thời gian quá lâu cho người đợi chờ.
Thời gian quá ngắn cho người vui mừng.
Thời gian quá dài cho người khổ sầu.
Thời gian vĩnh cửu cho người  mến yêu. 

II. THỜI GIAN CHỈ CÓ Ý NGHĨA NHỜ MẦU NHIỆM CHÚA PHỤC SINH 

Quả thực, nếu Chúa Giê-su không sống lại, bảo đảm cho ta sự sống mai sau, thì ta chịu khổ vì Tin Mừng để làm gì. Thánh Phao-lô nói : “Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Cr 15,19), và có ai trọn đời được hạnh phúc đâu? Có chăng đến giờ chết cũng hết, thì hạnh phúc đó cũng chỉ là đánh lừa người ta! 

Bởi đó đêm Phục Sinh trong Nghi Thức Làm Phép Nến, Hội Thánh long trọng tuyên bố “THỜI GIAN LÀ CỦA CHÚA”, vì:

1/ Ý niệm về thời gian có trong nhân loại, khởi đi từ cuộc sáng tạo của Thiên Chúa, mỗi ngày Chúa phán điều gì, tức khắc từ hư vô liền xuất hiện điều ấy rất tốt đẹp… Cứ như thế suốt sáu ngày trong tuần, vũ trụ được tạo dựng như ý Chúa muốn, và Ngài đã dùng nó làm quà tặng cho loài người (x St 1). Nhưng cuộc sáng tạo ấy chỉ thực sự hoàn hảo tốt đẹp nhờ mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giê-su. Vì nếu Chúa Giê-su không sống lại, vạn vật muôn đời rên xiết vì phải lâm vào cảnh hư nát.  Nhưng nhờ Chúa Giê-su Phục Sinh loài người có cơ may được tái sinh làm con Thiên Chúa, đạt đời sống hạnh phúc sung mãn, vĩnh cửu như Thiên Chúa,  nên kéo theo cả vạn vật được tham dự vào vinh quang bất diệt của con cái Thiên Chúa (x Ga 1,1-18; Cv 2,38; Gl 2,20; Ga 6,57; 1Cr 3,22b-23; Rm 8,19-23). Mà thực, nhờ Chúa sáng tạo các tinh tú: mặt trời, mặt trăng, để phân biệt ngày và đêm, ngày để làm việc, đêm để nghỉ ngơi (x St 1,14-18: Bài đọc I). Lúc đó thực sự mới có thời gian: 

  • Nhờ có thời gian cho ta quên đi những nỗi đau lòng mà ta đã phải đối đầu.
  • Nhờ có thời gian ta mới có thể sửa tính mê tật xấu của bản thân hay của đồng loại mà ta có trách nhiệm.
  • Nhờ có thời gian ta mới có thể đề ra chương trình làm việc hy vọng đạt kết quả vinh quang. Về điều này thánh Phao-lô đã lưu ý chúng ta: “Thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến, và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì anh em hãy để ý thi hành” (Pl 4,8: Bài đọc II). Nghĩa là Chúa ban cho ta thời giờ và nhiều khả năng để làm điều tốt, nhưng không chỉ dừng lại làm việc tốt thôi, nhưng hãy suy nghĩ để chọn việc tốt hơn, đặc biệt là việc tốt nhất.  Đan cử: vào những ngày xuân ta tổ chức ăn uống để có dịp sum họp gia đình, tưởng đó là tốt thôi ; nhưng nếu ta biết chia sẻ phần ăn ấy cho người nghèo, thì tốt hơn ; làm cả hai việc đó, lại còn cộng tác với nhu cầu Hội Thánh, đặc biệt là phát triển Tin Mừng, thì tốt nhất. 

2/ Thời gian đúng là của Thiên Chúa, vì chỉ có Ngài quản lý, sở hữu được thời gian. Do đó thời gian là quà tặng cao quý, riêng chỉ có Thiên Chúa ban cho loài người. Thời gian vô cùng cần thiết cho hết mọi loại người, nếu không có thời gian chẳng ai muốn nghĩ đến làm việc gì. Nhưngnhờ có thời gian với ơn Chúa trợ giúp, ta có thể thêm tuổi, thêm khôn ngoan, thêm ân sủng trước mặt Chúa và người ta, giống Chúa Giê-su (x Lc 2,52). 

Mọi của cải ta có thể tích trữ được, nhưng thời gian không ai tích trữ được, cũng không ai níu kéo thời gian lại được. Do đó ta chỉ có thể giữ được thời gian bằng cách làm việc lành theo Lời Chúa dạy và do sức lực Chúa ban để tôn vinh Thiên Chúa (x 1Pr 4,11). Có thế, vào giờ phút tận cùng đời ta, khi đến trả lẽ với Chúa về những ơn Chúa ban, ta mới có thể thưa: “Ngày đó con đã làm việc này, tháng nọ con đã chu toàn việc Chúa trao, năm nay con đang khởi sự công việc thì Chúa gọi con”. Đó là thái độ của đầy tớ khôn ngoan luôn tỉnh thức, bất ngờ chủ trở về, ông sẽ đặt nó vào bàn ăn và qua lại hầu hạ (x Lc 12,35-38). 

Vậy từng giây hiện tại ta sống đẹp, cộng lại thành phút hiện tại đẹp ; từng phút hiện tại đẹp góp nên từng giờ hiện tại đẹp ; từng giờ hiện tại đẹp tạo nên ngày hiện tại đẹp ; mỗi ngày hiện tại đẹp đan kết thành một đời sống đẹp. Có thế mới bảo đảm chắc chắn được tiến về Quê Trời, mà Chúa Giê-su Phục Sinh đã đi trước để dọn chỗ cho (x Ga 14,2-3). 

Thế nên thánh Gia-cô-bê Tông Đồ nhắc nhở cho những kẻ chi lo làm giàu của cải : “Nhiều kẻ nói: “Hôm nay hoặc ngày mai, chúng ta sẽ đi đến thành nọ phố kia, sẽ ở lại đó một năm và buôn bán kiếm lời”.Trong khi các người không biết cuộc đời mình ngày mai sẽ ra sao. Thật vậy, các người chỉ là hơi nước xuất hiện trong giây lát, rồi lại tan biến đi.Thay vì nói: “Nếu Chúa muốn, chúng ta sẽ sống và làm điều nọ điều kia” (Gc 4, 13-15), nghĩa là phải biết dùng những điều kiện đang có để trong Chúa Giê-su ta làm việc lành, mới có của tích trữ vào Kho Tàng trên Trời, của ấy  có giá trị cứu chúng ta và được tồn tại muôn đời (x  Cv 5,39), hầu góp phần làm vinh danh Thiên Chúa (x Rm 11,36). Thực vậy, chỉ có những việc lành ta làm bởi Lời Chúa hướng dẫn và do sức mạnh Chúa ban mà ta đã được đón nhận khi hiệp dâng Thánh Lễ, để ra đi loan báo Tin Mừng cứu độ, thâu họp nhiều người về cho Chúa (x Mt 28, 18-19), đóng góp vào công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa mỗi ngày tốt đẹp hơn, vì “Chúa đã cho trao con người làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo” (x St 1,26-31). Muốn được thế ta hãy thực  hành Lời Chúa dạy : “Anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó.Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.” (Mt 6, 31-34 : Tin Mừng). 

Trong thực tế, đời ta chồng chất đầy nỗi lo âu, gánh nặng, tất cả những đau khổ ấy Chúa Giê-su đã trải qua, nên Ngài có thể cứu giúp những ai bị thử thách (x Dt 2,18). Do đó, Ngài lên tiếng kêu gọi : “Hỡi tất cả những ai mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi lại sức” (Mt 11,28). Thực vậy, “Chúa ban sức mạnh cho ai mệt mỏi, kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng.Thanh niên thì mệt mỏi, nhọc nhằn, trai tráng cũng ngả nghiêng, lảo đảo. Nhưng những người cậy trông ĐỨC CHÚA thì được thêm sức mạnh. Như thể chim bằng, họ tung cánh. Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân” (Is 40, 29-31). Ơn này ta chỉ có thể lãnh nhận dồi dào thì khi hiệp dâng Thánh Lễ. Năm mới ta hãy cầu nguyện cho nhau sống tinh thần vui tươi như lời thánh Tông Đồ dạy: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su” (Pl 4,4-7). 

Vậy đừng ai trong chúng ta tìm cớ để thoái thác : không có giờ để dự Lễ. Thực ra “bảo không có giờ làm việc này, chỉ có nghĩa là đã dành giờ cho việc tự cho là quan trọng. Quan trọng việc gì thì có giờ cho việc đó” (theo Lc 14,15t). Vì chỉ trong Thánh Lễ ta mới “ký thác đường đời cho Chúa, chính Người sẽ ra tay” (Tv 37/36,5), để “ngày lại ngày chúng ta ca ngợi Chúa, mãi  mãi ngàn năm,xin chúc tụng Danh Ngài” (Tung Hô Tin Mừng).

Bài 5. HÁI LỘC ĐẦU XUÂN

Ngày Mồng Một Tết, ngày linh thiêng nhất trong năm, ngày cầu bình an cho năm mới. Mỗi xứ đạo đều tổ chức hái lộc đầu xuân.

Lộc Thánh là những câu Lời Chúa được tuyển chọn trong Thánh Kinh. Lộc được treo trên những nhánh mai vàng rực rỡ đặt trên Cung Thánh. Sau bài giảng, Cha chủ tế hái Lộc Thánh Đầu Xuân rồi đến các Tu sĩ nam nữ. Lần lượt Hội Đồng Mục Vụ, các đoàn thể, đại diện gia đình lên hái Lộc.

Sau Thánh Lễ, mọi người ra về mang theo niềm vui và hạnh phúc, bình an và Ơn Thánh. Gia đình sum họp trước Bàn Thờ đọc kinh nguyện, dâng một năm mới lên Chúa và Đức Me. Người cha hoặc mẹ trịnh trọng mở Lộc Thánh đọc cho cả nhà nghe. Mỗi Lộc thích hợp với từng gia đình. Lộc Thánh được đặt trang trọng trên bàn thờ, dưới chân thập giá. Câu chuyện ngày Tết đi thăm nhau thường hàn huyên về Lộc Lời Chúa mỗi nhà.

Lời Thánh Vịnh 27 nói lên niềm cậy trông: “Tôi vững vàng tin tưởng, sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống. Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào! Hãy cậy trông vào Chúa”.

Vững vàng tin tưởng và cậy trông vì người Kitô hữu xác tín vào Lời Chúa Giêsu dạy: “Các con cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho” (Mt 7, 7).

Không phải bây giờ người ta mới hái lộc. Từ ngàn xưa, thửơ địa đàng đã có chuyện người con gái đi hái lộc đầu xuân rồi. Ngày khai sinh vũ trụ đã được sách Sáng Thế kể lại: “Trời đất trống không mông quạnh và tối tăm bao phủ, Thiên Chúa phán: Hãy có ánh sáng. Và đã có ánh sáng. Thiên Chúa thấy ánh sáng thật là tốt lành. Thiên Chúa phán: Đất hãy xanh um thảo mộc tươi tốt. Và đã xảy ra như vậy. Đất lên màu xanh. Cây có quả đã sinh quả. Cây có hoa đã nở hoa. Thiên Chúa thấy màu xanh thật tốt lành. Thiên Chúa đã làm hai cái đèn, cái lớn cai quản ban ngày, cái nhỏ cai quản ban đêm. Thêm vào Ngài trang điểm bầu trời bằng các sao. Thiên Chúa thấy thế thật tốt lành” (St 1, 1 – 4).

Đó là ngày Tết đầu tiên của nhân loại. Ns.Trầm Hương rất thi vị trong bài ca “Bước chân người hái lộc trường sinh”: vũ trụ chào đời, mùa xuân về theo gió, nắng phủ cho rừng lá xanh, muôn hoa xinh tươi vẫy gọi. Thiên Chúa chúc lành trao quyền làm chủ muôn loài cho Nguyên Tổ với một điều kiện duy nhất là phải tuân phục: “Mọi cây trong vườn ngươi đều được ăn. Nhưng cây ”sự biết tốt xấu” ngươi không được ăn, vì chưng ngày nào ngươi ăn nó, tất ngươi phải chết”(St 2, 16 – 17).

Ađam, Evà phơi phới trong hạnh phúc mùa xuân địa đàng.

Thế rồi một hôm, Evà đi dạo một mình trong vườn Eđen, ngang qua cây biết lành biết dữ. Bước chân Evà rạo rực đi hái lộc trường sinh nhưng xui xẻo gặp phải Satan quyến rũ.

Lời Satan đường mật: Evà, Evà ơi, cô có muốn giữ mãi nhan sắc tuyệt vời này không? hay cô có muốn bằng Đức Chúa Trời không?       

Evà phản kháng:không dám đâu, không dám đâu, đừng dụ dỗ tôi, Thiên Chúa đã dặn kỹ lắm rồi.

Sau một hồi đôi co lý sự, con rắn ngọt ngào: “Chẳng chết chóc gì đâu, Thiên Chúa biết ngày nào người hái lộc ấy mà ăn mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ nên như Thiên Chúa, biết cả tốt xấu” (St 3, 4 – 5).

Người thiếu nữ thấy giấc mơ đẹp như màu hồng của trái táo “nhìn thì đã thấy sướng mắt” (St 3, 6). Nàng đã hái. Nàng đã ăn. Nàng chia cho chồng với ước mơ hão huyền là chồng được thông minh như Thiên Chúa.

Còn Ađam thì sao? Một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa tiếng lương tâm và lời nài nỉ của người yêu: ăn đi anh, ăn đi, đây là cơ hội ngàn vàng, cơ hội chúng ta bằng Đức Chúa Trời đó anh; Ađam đừng ăn, nếu ăn sẽ vi phạm luật Chúa truyền, đừng, xin đừng.

“Và ông đã ăn” (St 3, 6). Lời Thánh Kinh ngắn gọn diễn tả sự yếu đuối, nhu nhược đến sa ngã của Ađam trước cám dỗ quá ư dịu ngọt. Thôi rồi, xong hết cả rồi, còn đâu địa đàng, còn đâu ân nghĩa Thiên Chúa dành cho ngươi, Ađam ơi!

Mắt họ liền mở ra và họ thấy mình trần truồng nên kết lá vả che thân” (St 3, 7). Lời bài ca “Vườn Địa Đàng” của Trầm Hương man mác buồn: Ađam, anh đi về đâu đó, bên kia, bên kia trời lộng gió, tiếng Giavê vẫy gọi trong nắng chiều. Ađam, anh đi về đâu đó, Ađam, quên đi lời Thiên Chúa, hái trái trăng ngon ngọt nhưng đắng cay. Ađam, sao anh lại chạy trốn, bóng Giavê đứng đợi bên gió ngàn. Ađam, quên ân tình Thiên Chúa, xoá tan đi nụ cười trong nắng mai.

Kể từ đó Địa Đàng đóng ngõ cài then. Xuân Địa Đàng đã thành mùa đông ảm đạm cho trần thế. Kinh Thánh viết về một nỗi đớn đau làm sao: “Những gai cùng góc nó sẽ mọc lên cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ lả ngoài đồng nội. Mồ hôi đẫm mặt, ngươi mới có bánh ăn cho đến lúc ngươi về lại với bụi đất” (St 3, 18 – 19).

Đó là sự tích hái lộc đầu năm, mùa xuân êm đềm thành chìm vắng lặng lẽ.

Và cũng từ đó lời kinh cầu luôn vang vọng qua các thế hệ “Trời cao hãy đỏ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng Chuộc Tội. Trời cao hãy đỏ sương xuống và ngàn mây hãy mưa đấng cứu đời”. Nhân loại đã biết mình thiếu thốn lộc gì, họ đã muốn giơ tay hái Lộc Trời Cao.

Thiên Chúa đã nghe tiếng vọng cầu kinh. Lộc Trời Cao đã gởi xuống đất thấp, Lộc Đấng Cứu Thế. Con Thiên Chúa vào đời trồng cây Thập giá. Lộc Thập giá của Ngài nối lại tình người với tình thánh. Thánh giá Chúa Kitô là nhịp cầu liên kết con người với Thiên Chúa và con người với nhau. Sự giao hoà ấy nẩy Lộc Bình An. Tặng vật cao quý mà Chúa lưu lại cho nhân loại là Lộc Bình An:“Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con, bình an mà thế gian không thể ban được” (Ga 14, 27). Sau khi Phục sinh, gặp các môn đệ, lời đầu tiên của Chúa là: “Bình an cho các con” (Ga 20, 19). Tám ngày sau, trở lại thăm họ, Chúa vẫn một lời chào: “Bình an cho các con” (Ga 20, 26). Sai các môn đệ ra đi truyền giáo Chúa căn dặn: “Vào nhà nào, trước tiên hãy nói: bình an cho nhà này” (Lc 10, 5).

Bình an không chỉ là lời cầu chúc mà còn là sự sống để ban tặng cho nhau. Lộc Bình An là chính Chúa, ai xa lìa Ngài là đánh mất sự bình an.

Chúa là Lộc Đầu Xuân của mỗi gia đình, mỗi người. Một ngày có Chúa sẽ tràn đầy xuân hạnh phúc và lộc bình an.

Lối vào vườn Eđen, dấu chân người xưa hái lộc vẫn còn in nét vẫy gọi.
Lối lên đồi Canvê, lời chúc bình an vẫn mãi vọng ngân.
Chúa ơi, đầu năm hái lộc, con phải chọn lựa, lối nào con đi?

Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN

 

MỒNG HAI TẾT

 

Bài 1. UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Hôm nay Giáo hội Việt nam kính nhớ ông bà tổ tiên nhân dịp đầu năm mới.  Kính nhớ các bậc tiền nhân chính là thể hiện tinh thần đạo hiếu của dân tộc Việt nam “Uống nước nhớ nguồn”. Các ngài đã tận tụy nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta nên người, đặc biệt là giúp chúng ta  biết Chúa là Đấng đáng tôn thờ và yêu mến. 

Công ơn của tiền nhân đòi hỏi chúng ta  phải báo hiếu bằng cách cầu nguyện cho các ngài trong dịp đầu xuân này; đồng thời tiếp tục những gì các ngài đã làm: hãy tận tâm săn sóc dạy dỗ con cháu chúng ta nên người. 

Chúng ta hãy dâng Thánh lễ hôm nay đặc biệt cầu cho ông bà tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo vì “đó chính là của lễ làm đẹp lòng Thiên Chúa” (Cl 3,20). 

I. NÓI VỀ ĐẠO HIẾU 

1. Ý nghĩa đạo hiếu 

Truyền thống cha ông chúng ta coi trọng chữ Hiếu. Để đánh giá tư cách của một người nào, các cụ ngày xưa thường dựa vào cách người đó đối xử với cha mẹ, anh chị em theo “tinh thần hiếu đễ”. Thậm chí các cụ coi việc báo hiếu  còn quan trọng hơn cả việc đi tu :

Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu. 

Hơn nữa, việc thảo kính cha mẹ, xét về mặt tự nhiên, cũng là hợp lẽ công bằng, bởi vì cha mẹ là người đã có công sinh thành, dưỡng dục, giúp ta khôn lớn thành người trong xã hội. 

Đã làm con thì phải chu toàn chữ Hiếu và người ta đã nâng nhiệm vụ của con cái đối với cha mẹ lên hàng Đạo: “ĐẠO LÀM CON”. Chúng ta tìm được tư tưởng này ngay trong ca dao tục ngữ: 

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chứ Hiếu mới là “Đạo con”.
 

Thế đó, thật nhẹ nhàng, nhưng từ lời ru của bà mẹ Việt nam đung đưa bên chiếc nôi của đứa con nhỏ, ngày qua ngày dần đã đi sâu vào trái tim, làm nên dòng máu thắm đỏ của những người con, tạo nên tâm thức của từng người Việt nam tâm tình hiếu thảo, biết ơn sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Các cụ ngày xưa cho là “hiếu” đứng đầu trăm nết: “Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết, thời suy ra trăm nết đều nên”. Do đó đối với cái nhìn tự nhiên của mọi người, bất hiếu là một trong những tội lớn nhất và cũng bị mọi người kết án nhiều nhất. Bộ luật Hồng Đức ban hành thời Lê Thánh Tông cũng ghép tội bất hiếu vào trong 5 tội. Không chỉ con trai, con dâu không thờ cha mẹ chồng cũng bị coi là phạm tội “thất xuất” (Nhất Thanh, Đất lề quê thói, tr 326). 

Ở Việt nam, chữ “Hiếu” được nêu cao, nhắc nhở cái đạo làm con. Đó là căn bản của đạo đức gia đình, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 

Nhắc chữ “Hiếu” có khi người ta còn nói tới “Đức cù lao” hay “Chín chữ cù lao” có nghĩa là nhắc nhớ đến chín điều cha mẹ nuôi nấng gánh chịu vì con: sinh, cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt), xúc (cho bú), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (săn sóc dạy bảo), phúc (bảo vệ). 

Trong Kinh Thi có câu: “Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao” có nghĩa là thương xót thay cha mẹ sinh ta khó nhọc. 

Trong bài thứ năm, dạy học trò ở cho phải đạo, sách Gia huấn của Nguyễn Trãi có viết:

Chữ rằng sinh ngã cù lao
Bể sâu khôn ví, trời cao khôn bì.
 

2. Thể hiện lòng hiếu thảo 

Chính vì thế, vào những ngày Tết, giỗ chạp… trong các gia đình Việt nam chúng ta, con cái dù có đi làm ăn đâu xa, thì ba ngày Tết cũng cố gắng về nhà để tết cha mẹ. Nếu cha mẹ không còn, thì cũng về để thắp nén hương cầu nguyện cho ông bà cha mẹ. 

Trong đêm giao thừa, người ta có lễ Trừ tịch. Trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm.  Lễ Trừ tịch cử hành lúc giao thừa là lúc cũ mới giao tiếp.  Hết giờ Hợi sang giờ Tý vào lúc nửa đêm, là bắt đầu sang ngày khác âm lịch. Đêm 30 Tết lúc này là giao thừa, người ta làm lễ Trừ tịch  tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới, cũ giao lại công việc, mới tiếp nhận. 

Trong lễ Trừ tịch con cháu khấn với ông bà cha mẹ ví dụ như lời khấn đêm trừ tich sau đây:

Thời gian thấm thoát, ngày xuân sắp hiện
Nhờ công tiên tổ, phù hộ ở trên.
Nghĩa nặng ân sâu, lòng buồn khôn nén.
Uống nước nhớ nguồn, muốn tỏ tình riêng,
Cơm canh trầu rượu, hoa quả dâng lên
Báo gốc nhớ công, bộc bạch tâm thiêng
Cúi mong lượng trên soi chiếu
Ngõ hầu hiếu tâm không thẹn.
Cẩn cáo 

Sáng sớm ngày mồng một Tết, người ta pha trà cúng gia tiên, mọi người làm lễ trước bàn thờ theo thứ tự cha trước con sau, anh trên em dưới. Sau đó, con cháu mới đến chúc tuổi mới ông bà cha mẹ. Con cháu chúc ông bà, cha mẹ những lời tốt đẹp nhất trong năm mới, sau đó người ta ăn Tết. 

II. ĐẠO HIẾU ĐỐI VỚI CHÚNG TA 

1. Đạo hiếu, một giới răn 

Đối với người Kitô hữu, việc thảo kính cha mẹ không chỉ là một bổn phận tự nhiên, nhưng còn là một đòi hỏi của Thiên Chúa. Nhìn lại bản Thập giới, chúng ta thấy ngay sau ba giới răn nói về bổn phận con người đối với Thiên Chúa, thì giới răn “Thảo kính cha mẹ” được đặt đầu tiên trong các giới răn nói về mối tương quan con người đối với nhau. Điều đó cho thấy việc hiếu thảo đối với cha mẹ là bổn phận hàng đầu của mỗi người Kitô hữu. 

Trong bài Tin mừng, Đức Giêsu cũng đã lặp lại giới răn này và khẳng định đó chính là ý muốn từ ban đầu của Thiên Chúa và con người không có quyền thay đổi.  Chúa Giêsu nói: “Thiên Chúa dạy: ngươi hãy thờ kính cha mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử” (Mt 15,4). 

Còn thánh Phaolô thì nói: “Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: để ngươi được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này”. 

Như thế, việc chúng ta thảo kính cha mẹ không tùy thuộc vào ý thích cá nhân của chúng ta, nhưng là thánh ý của Thiên Chúa. 

2. Sách Thánh nói về chữ Hiếu 

Nếu như truyền thống Việt nam ghi nhận rằng, ai tôn kính cha mẹ, người đó được hưởng công đức cha mẹ mình để lại, rồi cho con cháu, thì Thánh Kinh xác định: “Ai tôn thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng” (Hc 3,3-5).  

Như vậy nếu trong ngày Tết chúng ta thường chúc nhau: Phúc, Lộc, Thọ, thì ai thờ cha kính mẹ, sẽ được hưởng cả ba điều cầu chúc này. 

Chẳng những thế, điều quan trong là “Ai vâng lời cha mẹ trong mọi sự sẽ đẹp lòng Chúa” (Cl 3,20). Bởi vì,  “Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con” (Hc 3,2); đồng thời lời cầu nguyện của người con sẽ được nhận lời. 

3. Hãy biểu lộ lòng thảo hiếu 

Chúng ta phải bày tỏ lòng hiếu thảo đối với các ngài bằng cách nào? Hãy tôn kính các ngài bằng tấm lòng quí trọng và chân thành. Đừng báo hiếu vì lợi danh, vì ý định cá nhân. Và nếu có thể, hãy làm với tinh thần vượt lên trên bổn phận (vì bổn phận chì dừng lại là báo đáp, là công bằng), mà báo hiếu đâu phải là sự vay – sự trả, nhưng đó là sự đáp trả của tình yêu. 

Chính Chúa Giêsu đã phê bình các luật sĩ: “Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn chủa Thiên Chúa? Quả thật,  Thiên Chúa dạy : người hãy thờ cha kính mẹ, và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: “Ai nói với cha mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa” (Mt 15,3-6). 

Chúa Giêsu đã vạch trần sự ngụy biện của các luật sĩ. Và qua đó cho thấy, lòng tôn kính cha mẹ cần xuất phát từ tấm lòng yêu thương, đồng thời điều đó phù hợp với thánh ý, với điều răn của Chúa chứ không hề ngược lại. 

Hãy thể hiện sự hiếu thảo, lòng tôn kính bằng việc quan tâm, lo lắng và săn sóc cha mẹ trong mọi hoàn cảnh. Nghĩa là không chỉ hiện diện với cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ trong lúc cha mẹ vui vẻ, hạnh phúc, mạnh khỏe, mà còn cả trong lúc ốm đau, bệnh tật, trở chứng: “Con ơi, hãy săn sóc cha con khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi. Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người. Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị quên lãng, và sẽ đền bù tội lỗi con” (Hc 3,12-14). 

Một lần nữa, chúng ta phải ý thức về lòng hiếu thảo của chúng ta đối với ông bà cha mẹ vì đó là điều làm đẹp lòng Thiên Chúa. Hãy tri ân các ngài và luôn thể hiện tâm tình “Uống nước nhớ nguồn”:                                     

Cây có gốc mới nở ngành sinh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta có gốc từ đâu
Có cha có mẹ rồi sau có mình. 

Truyện: Hiếu thảo của con gái 

Một bà quí phái La mã bị kết án vào tội tử hình và bị giam trong ngục tối để chờ ngày chịu tội.

Tên gác ngục có nhiệm vụ phải treo cổ bà lên, thương tình không nỡ ra tay và có ý để cho bà nhịn ăn rồi cứ thế rạc dần dần đi cho đến khi nào chết thì thôi.

Hằng ngày, tên gác ngục ấy cho phép đứa con gái bà vào thăm, nhưng cấm không cho mang đồ ăn, và khám xét nghiêm ngặt lắm.

Nhiều ngày qua đi, vậy mà nữ tù nhân vẫn sống. Người gác lấy làm lạ lắm, tự hỏi không biết người nữ tù làm thế nào mà cứ sống dai dẳng như thế được. Y bèn để tâm rinh mò và sau biết  tất cả sự thực. Cô con gái người nữ tù nuôi mẹ bằng cách đưa vú cho bẹ bú.

Cảm động vô cùng, người gác bèn đem việc đó báo cho các nhà chức trách và chẳng mấy lúc đến tai tòa án. Các quan tòa, cảm động vì lòng hiếu thảo của người con gái, truyền tha tội cho bà quí phái La mã nọ.

Còn cảnh tương nào cảm động bằng thấy con gái cho mẹ bú và vì thế mà người mẹ được tha (Vũ Bằng, Đông Tây kim cổ tinh hoa, tr 59). 

“Uống nước nhớ nguồn” – Cội nguồn của chúng ta là ở nơi Thiên Chúa và được trải dài nối tiếp nơi ông bà tổ tiên và các tiền nhân. Hôm nay chúng ta hân hoan đón mừng xuân mới trong hạnh phúc cũng là nhờ công lao của ông bà tổ tiên chúng ta để lại.  Chúng ta cùng nhau xin dâng một nén hương, một lời cầu nguyện và một tấm lòng hoài niệm lên ông bà cha mẹ chúng ta. Xin Chúa nhờ Thánh lễ vô giá này mà trả công bội hậu cho các ngài. 

Lm Giuse Đinh Lập Liễm

Bài 2. KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ

Giáo Hội Việt Nam luôn dành ngày mồng hai tết mỗi năm để cầu nguyện cho tổ tiên và ông bà cha mẹ đúng như đoạn Sách Cách ngôn 6, 29-23abc viết trong ca nhập lễ:

“Con ơi giữ lấy lời cha,
Chớ quên lời mẹ nhớ mà ghi tâm.
Đèn soi trong chốn tối tăm,
Ấy là chính những lời răn, lệnh truyền.
Nhớ cầu cho bậc tổ tiên,
Khắc ghi công đức một niềm tri ân”.

Vâng, Giáo Hội là người Mẹ luôn âu yếm, nâng niu đoàn con và dạy dỗ con cái hãy sống điều răn Chúa phán truyền: “Hãy thảo kính cha mẹ” (Điều răn thứ 4 của Thập Giới Đạo Công Giáo).

Từ ngàn xưa nhân loại luôn ghi nhớ công ơn tổ tiên, ông bà cha mẹ. Bởi vì, nước có nguồn, sông có cội, con người phải có tổ tông. Tổ tiên sinh ra ông bà nội ngoại và rồi nội ngoại sinh ra con cái, sinh ra chúng ta. Công ơn tổ tiên, công ơn ông bà, ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ luôn luôn phải được đền đáp cho cân xứng. Chỉ cần đọc lại kinh tiền tụng lễ mồng hai tết, chúng ta sẽ thấy Giáo Hội chủ tâm tới những Đấng Bậc sinh thành, dưỡng dục như thế nào: “Quả thực, khi ngẫm xem muôn loài trong vũ trụ, tự nhiên chúng con thấy vạn sự đều có cội rễ căn nguyên: chim có tổ… Nhưng phải nhờ ơn Cha mạc khải, chúng con mới nhận biết Cha là nguyên lý sáng tạo muôn loài, là Cha chung của tất cả chúng con. Cha đã ban sự sống cho tổ tiên và ông bà cha mẹ chúng con, để các ngài truyền lại cho con cháu. Cha cũng đã ban cho các ngài ơn huệ dư đầy, để chúng con được thừa hưởng mà nhận biết, tôn thờ và phụng sự Chúa”. Do đó, con người phải có hiếu đễ, lúc cha mẹ còn sống phải thăm nom, chăm sóc, khi cha mẹ khuất bóng, phải cầu nguyện, lo ngày giỗ ngày chạp v.v… Đó là ơn nghĩa con cái phải đáp trả báo đền. Thánh vịnh 111,1-2 viết rất rõ: “Hạnh phúc thay, người kính sợ Chúa, những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban. Trên mặt đất, con cháu của họ sẽ hùng cường, dòng dõi kẻ ngay lành được Chúa thương giáng phúc”. Thánh Phaolô khuyên nhủ giáo đoàn Êphêxô: “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này”. Thánh Matthêu còn nhấn mạnh hơn: “Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải xử tử”.

Vâng, đạo hiếu vẫn là đạo mà mọi nước, mọi dân tộc trên thế giới này đều khuyên nhủ con người thực hiện. Khi cha mẹ còn sống phụng dưỡng cha mẹ, không được làm phật lòng các ngài để cho các ngài buồn. Khi qua đời phải hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã chết, vì cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh…”. Bởi vì như Sách Khải Huyền viết: “Phúc thay kẻ nhắm mắt lìa đời, đã lìa đời trong ơn nghĩa Chúa. Trải qua bao nhọc nhằn vất vả. Giờ đây họ xứng đáng nghỉ ngơi. Vì công đức xưa kia vẫn còn theo họ mãi”.

Những ngày đầu năm mới trong khi mọi người ăn uống, sum vầy, Giáo Hội luôn khuyên dạy chúng ta hãy nhớ tới công ơn của tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Chính là các bậc tiên tổ, bậc cha ông mà chúng ta mới có ngày hôm nay…

Lạy Chúa là Cha rất nhân từ,
Chúa dạy chúng con phải giữ lòng hiếu thảo.
Hôm nay nhân dịp đầu năm mới Nhâm Thìn
Chúng con họp nhau để kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ.
Xin Chúa trả công bội hậu
cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con,
và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các ngài. Amen (lời nguyện nhập lễ, lễ mồng hai tết).

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT

 

Bài 3. KÍNH NHỚ ÔNG BÀ TỔ TIÊN

I. Ý NGHĨA BA NGÀY TẾT

Theo tục lệ Việt Nam, ngày Tết là ngày con cháu dù ở nơi xa cũng sum họp cùng gia đình để chúc tuổi mới ông bà cha mẹ. Đồng thời nói lên lòng yêu mến, biết ơn của con cháu đối với các bậc tiền bối.

Giáo Hội Việt Nam cùng đồng hành với dân tộc cũng muốn đề cao ba ngày Tết để giúp giáo dân thánh hóa ngày Tết với ý chỉ:

* Mồng một: cầu bình an cho năm mới.
* Mồng hai: kính nhớ ông bà tổ tiên.
* Mồng ba: thánh hoá công việc làm ăn.

Hôm nay mồng hai Tết, Giáo Hội muốn cho giáo dân tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà tổ tiên bằng cách dâng thánh lễ đặc biệt để cầu cho các ngài còn sống hay đã qua đời, tuy đã khuất nhưng còn luôn ở bên cạnh chúng ta.

II. ĐẠO HIẾU CỦA TA

1. Luật của Chúa

Hằng tuần chúng ta vẫn đọc kinh Mười điều răn Đức Chúa Trời, khi đọc đến giới răn thứ bốn, ta nhớ ngay đến nghĩa vụ phải thảo kính cha mẹ. Thảo kính cha mẹ là gì? Thưa là phải yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi còn sống và khi đã qua đời. Ta phải hiếu thảo ngay cả khi cha mẹ đã qua đời, vì tuy các ngài đã khuất nhưng vẫn còn ở bên chúng ta.

2. Chữ hiếu của người Á đông

a) Người Á đông đề cao chữ hiếu, coi như cội rễ của mọi đức. Người con bất hiếu là người con bỏ đi, và tội nặng nhất là tội “bất hiếu”.

b) Người Phật giáo cũng có một lễ riêng vào ngày rằm tháng bảy, ngày xá tội vong nhân mà ta gọi là lễ Vu lan. Ngày này, người ta có những nghi lễ đặc biết để nhớ đến ông bà tổ tiên.

c) Người ta còn có lệ “cúng cô hồn”, tặng cho các cô hồn thức ăn cho khỏi đói, một nghĩa cử cao quí đối với những hồn cô đơn không ai nhớ tới. Bên Công giáo chúng ta gọi là cứu giúp các linh hồn mồ côi trong luyện ngục.

3. Sự tử như sự sinh

Những người thờ cúng tổ tiên có vẻ sống gần gũi với ông bà cha mẹ đã khuất. Người ta coi “sự tử như sự sinh” (phụng dưỡng người chết cũng như người sống). Do đó, người ta khấn vái, nói chuyện với cha mẹ đã chết giống như nói chuyện với người còn sống. Họ dâng cho cha mẹ hoa quả, nén hương, thậm chí cả mâm cơm để tỏ tấm lòng thành với các ngài.

Truyện: Đôi đũa thứ năm

Bác Năm Hớn có một vợ và hai con. Chẳng may vợ mất sớm. Một hôm bác mời cha Piô Ngô phúc Hậu đến dùng cơm với bác. Trong mâm chỉ có bốn người mà sao lại thắp những 5 đôi đũa bát. Cha Hậu ngạc nhiên hỏi: “Bát đũa này dành cho ai”? Bác trả lời: “Dành cho vợ bác”. Tuy vợ bác đã khuất nhưng bác vẫn mời vợ về cùng dùng cơm.

III. Ý NGHĨA NGÀY MỒNG HAI TẾT

Giáo Hội Việt Nam luôn đồng hành với dân tộc, không những phải giữ lấy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn nâng cao lên, cho nó một ý nghĩa cao quí. Vì thế, Giáo Hội Việt Nam muốn dùng ngày mồng hai Tết để chúng ta kính nhớ ông bà tổ tiên, vì:

Người ta có cố có ông,

Như cây có cội, như sông có nguồn.

(ca dao)

Không có ông bà tổ tiên thì không có ta, tất cả những cái ta có là do ông bà cha mẹ để lại. Không ai đuợc quên công ơn lớn lao đó:

Ai mà phụ nghĩa quên công,
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm
(ca dao)

Truyện : Con kiện mẹ

Tại bang New Jersey bên Hoa kỳ, một bà mẹ 78 tuổi bị đứa con trai kiện vì bà không trả tiền công cho chàng đã sửa chiếc xe vận tải của bà.

Bà đã đệ đơn tố ngược lại con mình, với đề nghị là chàng phải bị đánh đòn vì lúc chàng còn nhỏ, bà đã không áp dụng câu: “Thương con cho roi cho vọt”.

Trả lời đơn người con trai kiện mình, bà đã viết: “Nguyên cáo mắc nợ bị cáo 40 năm phục dịch của một người mẹ, một người giữ em, một người giúp việc nhà, một nhà tâm lý để cố vấn khuyên bảo… Tất cả những dịch vụ trên nguyên cáo đã không trả tiền công cho bị cáo”.

Bà mẹ viết tiếp: “Như một người mẹ, nếu luật pháp cho phép, tôi sẽ công khai đánh con tôi, những roi vọt cần thiết cho nó mà tôi đã không dành cho nó lúc nó còn bé. Nếu pháp luật không cho phép mẹ đánh con, thì xin tòa hãy cử một nhân viên ngành tư pháp đánh đòn để sửa trị con tôi”.

(R.D. Warhreit, Ánh sáng hy vọng, tr 226)

Ngược lại câu truyện cười ra nước mắt trên đây, một PHONG TRÀO vô danh đã gợi ý các thành viên mình suy nghĩ về câu châm ngôn: “Những cụ già là một hồng ân”, với những tư tưởng như sau:

Phúc cho anh chị khi hiểu rằng tay tôi đã khởi sự run rẩy và chân tôi bắt đầu yếu dần.

Phúc cho anh chị khi nhớ rằng tai tôi không còn nghe rõ như xưa và dù muốn hay không những người lớn tuổi cũng phải chấp nhận câu: “Trẻ khôn ra, già lú lại”.

Phúc cho anh chị nếu biết rằng mắt tôi không còn sáng được như xưa.

Phúc cho anh chị nếu không giận dữ vì tôi đánh rơi một cái tách đắt tiền, khi tôi năm lần bảy lượt thuật lại cùng một câu truyện.

Phúc cho anh chị nếu anh chị biết trao cho tôi những nụ cười thông cảm, nếu anh chị hỏi tôi về quãng đời quá khứ, những kinh nghiệm của tuổi thanh xuân, nếu anh chị hiểu được những dòng nước mắt cô đơn của tôi, nếu anh chị dành cho tôi chút tình yêu thương kính trọng.

Phúc cho anh chị nếu ở lại với tôi thêm giây lát dù trời sắp tối.

Phúc cho anh chị nếu nắm lấy tay tôi khi tôi phải giã từ cõi đời để một mình đi vào bóng đêm, bóng đêm của sự chết.

Phải, phúc cho anh chị, vì khi lên thiên đàng, tôi sẽ thắp cho anh chị những vì sao.

KẾT LUẬN

Chúng ta có hiểu câu thành ngữ tha thiết và trách móc này không:

Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng,
Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày.

Để dễ dàng lấp đầy hố sâu chia cách hai thế hệ, giới trẻ chúng ta phải ghi nhớ công ơn sinh thành của cha mẹ mà giữ trọn chữ hiếu. Đấy là bài học hữu hiệu để giữ được mãi trong xã hội chúng ta nét đặc thù mà xã hội Âu Mỹ đã đánh mất từ lâu.

Hôm nay chúng ta hãy làm hai việc khẩn thiết trong ngày kính nhớ ông bà tổ tiên

1. Sốt sắng hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các ngài vì Thánh lễ là một phương thế hiệu nghiệm nhất chúng ta có thể kéo ơn Chúa xuống cho ông bà cha mẹ chúng ta khi các ngài còn sống cũng như đã qua đời.

2. Khơi lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với các ngài bằng những việc làm cụ thể nhất là trong những ngày Tết này. Hãy ghi nhớ lại điều răn Chúa đã dạy chúng ta trong kinh Mười điều răn: “Thứ bốn thảo kính cha mẹ”.

Ơn ai một chút chớ quên,
Phiền ai một chút để bên cạnh lòng.
(Ca dao)

 

MỒNG BA TẾT

 

Bài 1. LẠY TRỜI MƯA XUỐNG

Hôm nay ngày mồng Ba Tết Nhâm Thìn, ngày thánh hóa công việc làm ăn, chúng ta hãy dâng lên Chúa mọi công ăn việc làm của chúng ta trong năm mới này để nó trở nên công cụ làm ra cơm bánh nuôi sống thân xác chúng ta và cho mọi người. 

Đồng thời công việc làm này nói lên cội nguồi của mọi thứ trên trần gian này là từ nơi Chúa mà ra và Chúa đã trao cho chúng ta quản lý. Xin cho chúng ta biết luôn tin tưởng vào Chúa quan phòng, biết hăng say làm việc để góp phần làm vinh danh Chúa và biết phục vụ mọi người. 

I. SUY NIỆM LỜI CHÚA 

Chúng ta đọcMt 25,14-30. 

Qua dụ ngôn những nén bạc, chúng ta rút ra được những bài học Chúa muốn dạy  chúng ta trong bài Tin Mừng này: 

- Chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa như những đầy tớ phải chịu trách nhiệm trước mặt Người.

- Mọi sự chúng ta có đều là của cải Thiên Chúa ký thác cho chúng ta.

- Chúng ta không được tùy tiện sử dụng những thứ chúng ta có theo ý riêng mình,  song là phải theo đường hướng mà Thiên Chúa muốn.

- Thiên Chúa sẽ đòi chúng ta tính toán sổ sách với Người  về những điều thiện hảo đã được trao phó cho chúng ta.

- Và sự thành công hay thất bại cùa cuộc đời chúng ta tùy thuộc vào cách hành xử của chúng ta trong những gì Thiên Chúa đã trao cho chúng ta. 

Qua cách hành xử và số phận của người đầy tớ tốt lành và trung tín,  Đức Giêsu cho thấy đâu là cách hành xử đúng đắn của chúng ta trong đời sống hiện tại. Còn qua cách hành xử và số phận của người đầy tớ xấu và biếng nhác, Ngài cho thấy một kẻ xấu xa sẽ đi đến chỗ bị hủy diệt thế nào. 

Những người đầy tớ không được tự tại nơi mình, nhưng là ở trong một mối tương quan tùy thuộc  và phục vụ đối với ông chủ. Chính bản thân họ thuộc về ông chủ, những điều thiện hảo được ký thác cho họ  là của ông chủ và những gì họ có thể làm ra  cũng xuất phát từ tài sản của ông chủ chứ không phải hoàn toàn  xuất phát từ bản thân họ. Như thế là trong những phương diện khác nhau, họ đều được nối kết chặt chẽ với ông chủ. Mà nếu vậy, cách hành xử của họ sẽ vừa tùy thuộc vừa biểu lộ cái quan niệm mà họ có về ông chủ của mình. 

II. BỔN PHẬN PHẢI LAO ĐỘNG 

Xưa nay chúng ta tưởng rằng hai ông bà nguyên tổ trong Vườn Địa đàng chỉ ở không mà hưởng thụ, không làm gì cả. Nhưng sách Sáng thế nói: “Thiên Chúa cho ông bà ở trong Vườn Địa đàng để “canh tác và giữ vườn” (St 2,15). 

Địa đàng là hình ảnh hạnh phúc, nhưng hạnh phúc ấy con người phải “canh tác” nghĩa là phải làm việc để tạo ra. Và con người cũng cần phải “giữ vườn” nữa, nghĩa là hạnh phúc ấy con người phải giũ gìn nó mới tồn tại và con người mới tiếp tục được hưởng nó. 

Trong Tin mừng Chúa Giêsu cũng nói: “Cho đến nay, Cha Ta vẫn làm việc, thì Ta cũng làm việc” (Ga 5,17).  Chúa Giêsu đã nêu gương cho chúng ta về sự lao động: Suốt ba mươi năm ở Nazareth, Chúa Giêsu đã cùng thánh Giuse làm việc không ngừng bởi vì lao động là nhiệm vụ con người ở trần gian này và đó là phù hợp với thánh ý Chúa. 

III. QUAN NIỆM VỀ LAO ĐỘNG 

Mỗi người có một quan niệm về lao động.  Có người cho lao động là hình phạt, tránh được thì càng tốt. Có người lại cho lao động là vinh quang, vì được tham dự vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Tùy theo thái độ của mỗi người về vấn đề lao động. 

1. Lao động là khổ sai 

Có người cho rằng trước khi phạm tội nguyên tổ Adong Evà sống trong hạnh phúc, nhưng sau khi phạm tội thì phải làm việc khổ cực bởi vì: “Đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra. Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng. Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn” (St 3,17-19). 

Kể từ sau giây phút nghiệt ngã ấy, con người phải tự lực cánh sinh, đưa đẩy con người vào bóng tối của đau khổ, của đói nghèo, bệnh tật và sự chết. Hệ quả của tội lỗi là con người phải vất vả, lam lũ để mưu sinh. 

Truyện: Thần thoại về con trâu 

Thuở xưa, Ngọc Hoàng sai một vị thần xuống trần gian mang theo một bao hạt giống lúa  và một bao cỏ để gieo xuống trần gian. Trước khi xuống trần, Ngọc Hoàng đã tỉ mỉ căn dặn, đến trần gian phải gieo rắc  bao hạt giống lúa trước để dân có dư giả mà ăn, còn bao cỏ thì gieo sau để nuôi thú vật. 

Nhưng khi vị thần này đến trần gian, thấy phong cảnh khác lạ, nên mải mê xem mà quên lời căn dặn của Ngọc Hoàng, để rồi gieo bao cỏ trước và bao hạt lúa sau. 

Từ đó, cỏ không cần trồng cũng mọc tràn lan khắp mọi nơi, các thú vật ăn không bao giờ hết vì quá dư thừa và không làm sao diệt cỏ hết được. Còn lúa phải gieo trông rất cực khổ và khó khăn mới có ăn, bởi vì bị cỏ mọc lấn át làm lúa phát triển chậm. 

Bởi lỗi ấy của vị thần, làm cho người trần gian  trồng lúa rất khó nhọc mới có ăn và cỏ thì mọc tự nhiên quá nhiều, cho nên Ngọc Hoàng mới đầy vị thần này xuống trần gian hóa thành con trâu để giúp người trần gian cày bừa trồng lúa và ăn cỏ, chừng nào hết cỏ sẽ được tha thứ cùng phục hồi địa vị cũ, nhưng ăn hoài vẫn không bao giờ hết cỏ được, nên Trâu chưa thoát kiếp trở về thiên đường… 

2. Lao động là vinh quang 

Lao động được quan niệm như hình phạt của tội tổ tông, nhưng đó chỉ là cách cắt nghĩa mà thôi, vì chính Thiên Chúa cũng đã làm việc mà Thiên Chúa có tội tình gì mà phải chịu phạt! Ngày nay người ta bảo lao động là vinh quang. Đối với người Công giáo thì câu này rất đúng. Nhờ lao động mà con người được vinh dự cộng tác vào công việc sáng tạo của Thiên Chúa. Khi tạo dựng trời đất, Thiên Chúa cho con người làm chủ muôn vật; và Thiên Chúa chỉ tạo nên hạt giống để con người cộng tác bằng cách tạo điều kiện để mọc lên. 

Theo giáo lý Công giáo thì lao động mang một ý nghĩa rất cao cả: Lao động là cộng tác với Thiên Chúa trong công trình sáng tạo và cứu độ. Công trình tạo dựng và cứu độ như còn dang dở và cần có bàn tay và trí óc con người để công trình ấy hoàn thành. Thật ra, Thiên Chúa có thể làm mọi chuyện một mình, nhưng Người đã không làm thế mà Người đã mời gọi sự cộng tác, tiếp tay tiếp sức của các thế hệ loài người. 

Lao động cũng là cách con người trui rèn và thanh luyện chính mình để trở nên tốt hơn, tinh tế hơn, giống Thiên Chúa hơn, làm hình ảnh Thiên Chúa lộ rõ hơn. 

Lao động còn là làm cho nén bạc sinh lợi, tức phát huy các khả năng, cơ hội, hoàn cảnh, địa vị xã hội, ơn đoàn sủng mà Thiên Chúa ban cho mỗi người để phục vụ cộng đồng xã hội và tôn giáo. 

IV. LAO ĐỘNG VÀ CẬY TRÔNG 

1. Thái độ của người có đức tin 

Hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta trao phó công việc làm ăn cho Thiên Chúa. Chúng ta xin Chúa ban cho một năm “mưa thuận gió hòa”. Tại sao lại phải cầu nguyện cho công việc làm ăn? Bởi vì chúng ta ý thức sự nhỏ bé, giới hạn của con người  trước biết bao công việc mưu sinh hằng ngày. Chúng ta cần ân ban của Trời cao. Chúng ta xác tín như người xưa đã xác tín vào trời: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. 

Tổ tiên chúng ta cũng đã ý thức  về sự nhỏ bé của mình nên đã cậy dựa vào Ông Trời, xin Ông Trời phù hộ. Vì thế mới có bài đồng dao: 

Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cầy
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp.
 

Ông Trời gia ân cho con người. Ông Trời điều khiển thời tiết cho mưa cho nắng, con người hoàn toàn bó tay, chỉ biết xin ơn trên: 

Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cầy sâu. 

Hơn nữa, niềm tin tổ tiên còn xác tín về lòng nhân ái của Trời. Trời không phụ lòng người. Trời không bao giờ bỏ quên con người: 

Trời nào có phụ ai đâu
Hay làm thì giầu, có chí thì nên.

2. Thái độ của người không có niềm tin 

Với khoa học kỹ thuật tân tiến và đang trên đà phát triển mạnh, ngày nay nhiều người tưởng rằng mình đã chiếm được chỗ đứng của Thiên Chúa. Con người có thể làm chủ được thiên nhiên. Thậm chí có người dám bạo gan tuyên bố: 

Thằng Trời xếp lại một bên
Để cho nông hội tiến lên làm Trời.
 

Nietszche, một triết gia vô thần Đức, một con người điên khùng, coi con người là toàn năng, có thể làm chủ được thiên nhiên, đã ngang nhiên tuyên bố: “Thiên Chúa đã chết”. 

Voltaire, một kẻ ghét đạo, thì bảo: “Đã đến lúc Thiên Chúa phải về hưu”. 

Cuộc cách mạng Pháp đã tưởng đem lý trí thay thế Thiên Chúa. Nhưng sau đó ít lâu thôi, hậu quả của cuộc tôn thờ lý trí đã làm cho Robespierre, người đứng đầu nhà nước Pháp lúc đó, đã phải ra lệnh cho dân chúng Paris giăng khắp phố phường những băng với hàng chữ lớn: “Nhân dân Pháp tin có Thiên Chúa”. 

Những người chối bỏ Thiên Chúa và sự quan phòng của Ngài đã thất bại… Nếu bỏ bàn tay hướng dẫn của Thiên Chúa ra thì vũ trụ này sẽ tan hoang. 

Thánh Phaolô đã quả quyết: “Phaolô trồng, Apollô tưới, nhưng chính Thiên Chúa mới làm cho mọc lên” (1Cr 3,6). 

Người dân quê Việt nam đã nói lên kinh nghiệm của mình trong nghề nông: “Nhất thủy, nhì nông, tam cần, tứ giống”. Làm nghề nông trước nhất là cần nước, nhưng nếu trời không mưa thì nước đâu mà tưới? 

Vì thế, ngày Mồng Ba Tết, chúng ta cầu cho công việc làm ăn và cầy cấy là phải lẽ, vì không có Chúa thì: “Người lính canh đêm cũng hoài công”(Tv 126,1). 

Để kết thúc, hôm nay chúng ta hiệp dâng Thánh Lễ để dâng lên Chúa  công việc và dự định của chúng ta trong năm nay. Chúng ta trao gởi công việc của chúng ta cho Thiên Chúa. Xin Chúa chúc phúc và thánh hóa công việc của chúng ta  được mọi sự như ý. Chúng ta xác tín rằng: “Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”. Xin Chúa thương đón nhận  những ước nguyện chân thành của chúng ta trong năm mới này.

Lm Giuse Đinh Lập Liễm

Bài 2. THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM

Bao lâu trái đất này còn,
Còn gieo còn gặt còn vun còn trồng;
Bốn mùa xuân hạ thu đông,
Ngày đêm thời tiết không ngừng luân phiên
 (St 8, 22).

Hằng năm Giáo Hội đặt ngày mồng ba tết để cầu xin cho công ăn việc làm, xin Chúa thánh hóa công việc của mỗi người, đặc biệt xin “Chúa gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi”. Có người nghĩ rằng công việc là do bàn tay lao động của mình. Trí óc là do khả năng tích lũy của mình. Đất đai tự nó tốt, tự nó có mầu có mỡ. Không, Giáo Hội là người Mẹ hiền luôn nhìn thấy những gì do mình, điều gì do Chúa. Chính vì vậy, giữa bôn ba của cuộc đời, giữa những ngày vui chơi ăn tết, con người vì vẻ bề ngoài, vì lao mình vào các thú vui, vì say xưa chè chén, họ sao nhãng việc thiêng liêng, quên đi “Làm bởi bay, ban bởi Ta”. Chính vì thế, Giáo Hội dành ngày mồng ba tết để xin Chúa thánh hóa ruộng vườn, mùa màng, cây cối và xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm. Thánh Phaolô đã viết một câu mạnh mẽ nhưng hoàn toàn hợp lý: “Không làm việc thì đừng ăn”, na ná như câu: “Đừng nằm chờ sung rụng”…

THIÊN CHÚA SAI CON CỦA NGÀI ĐẾN TRẦN GIAN ĐỂ NÊU GƯƠNG LAO ĐỘNG CHO CON NGƯỜI: Khi tạo dựng vũ trụ, dựng nên con người, Thiên Chúa đặt con người trong vườn địa đàng và cho con người hưởng dùng mọi vật Ngài tạo dựng nên. Tuy nhiên, khi Ông bà Ađam và Evà phạm tội, Ông bà phải lao động cực nhọc, vất vả mới có của ăn để nuôi thân và nuôi con cái. Lao động bắt đầu từ khi con người sa ngã, ngang nhiên chống lại Chúa. Lao động vất vả nhưng luôn có giá trị bởi vì không có Chúa, con người dù có làm mấy đi nữa cũng không mang lại hiệu quả bao nhiêu…

Khi Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô được sai đến trần gian qua cung lòng thanh sạch của Đức Trinh Nữ Maria bởi phép Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu lớn lên ở Nagiarét, Ngài đem lại cho lao động một ý nghĩa cao vời. Chúa lao động để nêu gương cho nhân loại bởi vì lao động mang lại ý nghĩa thiết thực cho cuộc sống con người. Một ngày Chúa trao ban cho mỗi người 24 tiếng đồng hồ để con người như nhau nhưng tùy khả năng, tài trí làm lợi cho Chúa, cho Giáo Hội, cho bản thân, cho tha nhân. Chúa Giêsu đã cùng thánh cả Giuse và mẹ Maria lao động để mang lại cho lao động ý nghĩa cứu rỗi.

CON NGƯỜI LUÔN PHẢI LAO ĐỘNG: Dù làm việc bằng chân tay, hay làm việc bằng trí óc, mọi người đều phải làm việc. Chúa Giêsu đã nói: “Cha Ta làm việc, Ta cũng làm việc không ngừng”. Chắc chắn, ở Nagiarét, Chúa Giêsu có lúc cũng đã phải đổ mồ hôi, mệt nhọc, vất vả vì lao động. Tuy nhiên, gia đình Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse đã lao động với tất cả tình yêu, với tất cả niềm tin và đem lại cho lao động một ý nghĩa tôn giáo tuyệt vời. Khi Chúa làm việc lao động, Ngài muốn chúng ta hãy luôn kết hợp với Ngài, như Ngài luôn kết hợp với chúng ta. Ai luôn kết hợp với Ngài, Chúa luôn kết hợp với người ấy, thì người ấy sinh hoa kết quả dồi dào (Ga 15, 45b). Con người noi gương Chúa luôn phải lao động không ngừng vì theo thánh Phaolô dạy: “Không làm việc thì đừng có ăn”. Câu nói xem ra mạnh mẽ đấy, nhưng quả thực không lao động làm sao có lương thực để nuôi thân, có của cải để độ trì. Do đó, bất cứ ai đã sinh ra ở trần gian muốn tồn tại phải làm việc hoặc bằng trí óc hoặc bằng chân tay.

LAO ĐỘNG MANG Ý NGHĨA CỨU RỖI: Khi nhìn vào gia đình thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu, ai cũng hiểu rất rõ dù Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Ngài đã làm người, nên Ngài làm việc không ngừng. Thánh Giuse lao động để nuôi gia đình. Mẹ Maria làm việc nội trợ để tạo nên hạnh phúc gia đình. Cả gia dình thánh đã làm việc để nâng lao động lên tầm cao mới, nghĩa là làm cho lao động có một ý nghĩa cứu độ.Chính Thiên Chúa đã nêu gương lao động cho con người. Do đó, con người làm việc không chỉ để nuôi sống bản thân mình mà còn góp tay vào công trình cứu độ nhân loại… Thực tế, Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người giống hình ảnh Ngài và giao cho con người trông coi vũ trụ, tô đẹp vũ trụ. Lao động và tín thác nơi Chúa vì chính Chúa là mục tử chăn dắt chúng ta, nên chúng ta không còn thiếu thốn gì (Tv 22, 1).

ÁP DỤNG VÀO CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI, CỦA MỖI NGƯỜI: Chúa đã thánh hóa công ăn việc làm do tự lòng tin của chúng ta. Đọc Kinh Tiền Tụng chúng ta nhận ra rằng: “Chính Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Chúa và giao trách nhiệm trông coi trái đất. Chúa còn sai Con một giáng trần, để chia sẻ thân phận người lao động, và thực hiện công trình cứu độ muôn dân”. Chúa đã lao động để làm gương cho nhân loại, cho con người. Chúa giúp con người làm việc làm ra cơm áo và hơn nữa để xây dựng Nước Trời ngay tại trần thế.

Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho con người phải lao động để làm chủ thiên nhiên. Xin cho chúng con được thấm nhuần tinh thần Kitô giáo, để công ăn việc làm của chúng con trong năm Nhâm Thìn này nêu cao tình tương thân tương ái, và góp phần vào sự việc chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa. Amen. (Lời nguyện nhập lễ, lễ ngày Mồng Ba Tết).

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT

 

Bài 3. MỒNG BA RA MẮT

I. CÔNG VIỆC BA NGÀY TẾT

Người Việt nam chúng ta rất qúi trọng ba ngày Tết. Ba ngày này được coi như là linh thiêng. Mỗi ngày được phân chia cho một công việc. Công việc ba ngày Tết là :

Mồng một tết cha,
Mồng hai tết mẹ,
Mồng ba tết thầy.

Tại sao lại chia ra như vậy? Vì muốn cho ba ngày tết có đầy đủ ý nghĩa:

Nhà cha là nhà bên nội, ngày mộtng một linh thiêng nhất nên ai cũng về từ đường bên nội cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi và chúc tụng họ hàng.

Cũng vậy, ngày mồng hai, lại kéo cả nhà về bên ngoại, cố thực hiện cho bằng được ý nghĩa đoàn tụ truyền thống trong mấy ngày Tết nhất.

Ai cũng hiểu, cha mẹ là đấng sinh thành, dưỡng dục, còn việc dạy dỗ cho nên người hữu dụng chính là thầy dạy học của mình; do đó, ngày mùng Ba thì học trò đồng môn rủ nhau đi viếng thầy (dạy chữ hoặc dạy nghề). Họ mang theo lễ vật để tỏ chút lòng thành. Thầy trò làm thơ, nói chuyện văn chương hoặc trao đổi chuyện làm ăn, nghề nghiệp trong bầu khí vui tươi, bổ ích.

Do mọi việc xã giao, chúc tụng được tập trung cho kịp trong ba ngày Tết, nếu để “ra ngoài ngày” (tức từ mùng bốn trở đi) sẽ giảm mất ý nghĩa, nhất là về mặt tình cảm, tôn kính, quí trọng, cho nên người ta cũng sắp xếp có người trực ở nhà vừa để không trống vắng lạnh lẽo, vừa cũng để tiếp khách. Do đó có qui ước truyền thống “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy”, nên bạn bè muốn đến vui chơi trong ba ngày Tết đều nhất thiết phải hẹn trước.

(Nguyễn Hữu Thiệp, Dân ta ăn Tết, 1995, tr 135-136)

II. MỒNG BA RA MẮT

Do “Mồng Ba tết Thầy” nên ngày này cũng là ngày ra mắt Tổ sư, Tiên sư nghề nghiệp mình.

Sáng sớm ngày ấy, ai làm nghề gì thì đem đồ nghề ra khởi động nghề ấy. Khởi động lấy lệ, mang tính hình thức. Đại khái, nhà nông thì mang lưỡi hái ra quơ cắt một ôm cỏ đem về cho trâu ăn (nhưng chưa làm động thổ). Người buôn bán thì mở cửa hàng bán tượng trưng vài món lấy ngày. Thợ thầy cũng đem kéo, búa ra cắt đập ít cái để “gọi là”. Nói chung, mọi công việc đều có tính cách tượng trưng, gọi là ra mắt Tổ nghề, mong Tổ sư và Tiên sư hộ độ suốt năm làm ăn phấn phát. Tất nhiên, trong những ngày này, bàn thờ các ông Thần tài, Thổ địa và Tổ nghề đều rất tươm tất, hương đăng không tắt , hoa trái lúc nào cũng đầy ắp.

Sau lễ ra mắt, người ta lại tiếp tục ăn Tết. Nhà giầu ăn tết đến hết ngày mồng 7 hoặc hơn. Người lao động nghèo tranh thủ khai trương sớm (Sđd , tr 137-138).

III. THÁNH HÓA CÔNG VIỆC LÀM ĂN

Hội thánh Công Giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc cố gắng làm phát huy những gì tốt đẹp phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc. Nếu “Mồng Ba ra mắt”, các người thợ trình diện với Tổ sư ngành nghề của mình về công việc làm ăn trong năm, Hội thánh Việt nam cũng muốn dành ngày mùng ba Tết để thánh hoá công việc làm ăn. Chúng ta hãy trình lên Chúa công việc làm ăn trong năm, để xin Chúa chúc lành và ban ơn phù giúp để mọi công việc của chúng ta phù hợp với thánh ý Chúa.

Đọc chương đầu của sách Sáng thế, ta thấy Đức Chúa Trời đã dựng nên loài người “giống hình ảnh Ngài” (St 1,26). Các nhà chú giải Thánh kinh cho rằng loài người giống Thiên Chúa nhờ sự thông minh và tự do, giống Thiên Chúa ở điểm loài người có uy quyền bá chủ trên vạn vật: “Ta hãy dựng nên loài người giống hình ảnh Ta để họ làm chủ cá biển, chim trời, muôn thú vật trên đất và mọi côn trùng sống động trên địa cầu” (St 1,26).

Như vậy, theo nghĩa chung, lao động tinh thần hay vật chất đều mang ý nghĩa trọng đại: “cộng tác vào việc sáng tạo” của Thiên Chúa. Giữa ý niệm lao động và giáo thuyết về sáng tạo có một tương liên mật thiết.

E. Krebs đã không ngần ngại tuyên bố: “Khái niệm căn bản về giá trị tuyệt đối của tất cả hoạt động nhân sinh đã được phú ban cho loài người nhờ lòng tin vào Thiên Chúa sáng tạo, Ngài là Đấng tự do và khôn ngoan, sau khi dựng nên loài người đã nghỉ ngơi ngày thứ bảy để giao phó cho họ tiếp tục thực hiện chương trình sáng tạo của Ngài có từ đời đời”(Die wertprobleme, tr 43; theo J. Haessle, Le Travail, Paris, 1933, tr 350).

Mọi sự trên thế gian này là của Chúa, nhưng Ngài muốn cho con người quản trị, đổi mới và làm cho phong phú thêm. Chúng ta có thể nói Thiên Chúa là nguyên nhân đệ nhất, còn chúng ta là nguyên nhân đệ nhị của vũ trụ. Ngay sự quan phòng hằng ngày của Thiên Chúa trên vạn vật cũng là một cuộc sáng tạo không ngừng. Chúng ta là nguyên nhân đệ nhị và chỉ có thể góp phần vào với nguyên nhân đệ nhất. Chính vì thế Haessle viết: “Nguời thợ là hình ảnh đặc biệt của Thiên Chúa… sản xuất và sản xuất trong niềm vui là con người đã đem năng lực của mình ra hành dộng để thực hiện một đời sống trọn vẹn hơn và làm cho mình nên giống Thiên Chúa dầu họ có ý thức hay không. Đời sống “làm việc” tức là hành động và phản ảnh sức hoạt động tuyệt đối… Thiên Chúa là nguyên nhân đệ nhất tuyệt đối… người thợ là nguyên nhân kết thành xét như chính họ làm cho những sự vật trở thành chính nó và hoàn hảo hơn. Con người đã truyền sức lực, tư tưởng, nhân vị mình cho chúng. Nguyên nhân tương đối là phản ảnh trung thực của nguyên nhân tuyệt đối” (J. Haessle, Le Travail, Paris, 1933, tr 63-64)

Công đồng Vatican 2 cũng xác quyết sự làm việc là góp phần sáng tạo và hoàn thành ý định của Thiên Chúa trong lịch sử: “Thực vậy, trong khi mưu sinh cho mình và cho gia đình, tất cả những người nam cũng như nữ hoạt động để phục vụ xã hội một cách hữu hiệu đều có lý để tin rằng nhờ lao công của mình họ tiếp nối công trình của Tạo hóa, phụng sự anh em, đóng góp công lao của mình vào việc hoàn thành ý định của Thiên Chúa trong lịch sử” (Gaudium et Spes, bản dịch của GHHV Piô X, Đà lạt).

Nếu lao động là được cộng tác vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa, thì đây là vinh dự lớn lao của con người, vì “nhân linh ư vạn vật”. Theo ý nghĩa đó, ta có thể kết luận mà không sợ sai lầm: “LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG”.

KẾT LUẬN

Trong ngày mùng Ba Tết hôm nay, chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta được biết thánh hoá công việc làm ăn của chúng ta, đặc biệt trong thánh lễ này.

Trước hết, như bài Tin mừng thánh lễ hôm nay, ta hãy cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta những nén bạc cơ bản làm vốn: sự sống, sức khỏe, trí khôn, thiên hướng, những kinh nghiệm của cộng đồng, tri thức của người đi trước, những nhu cầu phát triển của thời đại…

Sau đó, xin Chúa ban ơn nâng đỡ tinh thần và nghị lực để chu toàn mọi trách nhiệm liên quan đến công việc.

Đồng thời cũng xin luôn ý thức công việc làm ăn của bản thân và của mọi người là thước đo về công bằng và phát triển của xã hội. Ai cũng có quyền được làm việc và quyền được chuẩn bị chu đáo để có việc làm phù hợp với nguyện vọng và khả năng.

Như vậy, khi nguyện ước công ăn việc làm của mình được Thiên Chúa thánh hoá, người Kitô hữu đang khao khát diễn tả, qua thực tiễn lao động của bản thân, hình ảnh một Thiên Chúa hoạt-động-không-ngừng và đã trao cho loài người quyền được làm giầu đẹp thêm cho cuộc sống.

Lm Giuse Đinh Lập Liễm


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn