1
07:39 +07 Thứ năm, 02/05/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 265

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 263


Hôm nayHôm nay : 19718

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 70111

Tổng cộngTổng cộng : 28189359

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » SỨC KHỎE LÀ VÀNG

Chuyện rắn Năm Tỵ

Thứ sáu - 08/02/2013 13:05-Đã xem: 1498
Chẳng ai lại không biết rắn. Rắn đứng hàng thứ 6 trong 12 con giáp. Rắn thuộc loài bò sát, là động vật máu lạnh, và cùng lớp với các loài có vảy như thằn lằn, tắc kè, nhưng rắn không có chân.
Chuyện rắn Năm Tỵ

Chuyện rắn Năm Tỵ

CHUYỆN RẮN NĂM TỴ

 
 

 

Quý Tỵ – nói chuyện Rắn trong Kinh thánh

 
Lòng không Thiên Chúa, Xuân không Tết;
Sống chẳng nghĩa nhân, Tết chẳng Xuân.
 
RẮN TRONG ĐỜI SỐNG
Chẳng ai lại không biết rắn. Rắn đứng hàng thứ 6 trong 12 con giáp. Rắn thuộc loài bò sát, là động vật máu lạnh, và cùng lớp với các loài có vảy như thằn lằn, tắc kè, nhưng rắn không có chân.
 
Có nhiều loại rắn. Rắn nào cũng có độc tố, chỉ khác nhau mức độc hại. Còn có loại rắn hai đầu, chặt mất đầu này nhưng đầu kia vẫn sống. Rắn nước có vẻ “hiền lành” nhất nhưng được coi là chúa các loài rắn. Nghe nói rằng ai ăn được 3 mật rắn nước thì dù bị rắn nào cắn cũng không sao, và còn có thể “đánh mùi” được rắn đang xuất hiện đâu đó.
 
Rắn có bộ xương rất nhỏ và dễ vỡ, thế nên khó có dạng hoá thạch. Nhưng trên cơ sở hình thái học, rắn tiến hoá từ tổ tiên của loài thằn lằn. Nghiên cứu gần đây dựa trên công nghệ gen và sinh hoá xác nhận rắn tạo ra loại nọc độc cùng nguồn gốc với vài họ thằn lằn còn tồn tại.
 
Tất cả các loài rắn đều là loài ăn thịt. Chúng có thể ăn cả những con rắn khác và các động vật có vú, các động vật nhỏ như thằn lằn, chim, sâu bọ, kể cả trứng của các loài khác. Một số loài rắn có nọc độc để giết chết con mồi trước khi ăn, một số loài rắn khác thì xiết con mồi đến chết, có những loài rắn nuốt sống cả con mồi.
 
Xương hàm dưới của rắn rất linh hoạt, hai hàm không cố định mà đa số được nối thẳng vào sọ, cho phép chúng mở rộng miệng để nuốt trọn con mồi dù cho con mồi lớn hơn nhiều so với đường kính thân rắn.
 
Sau khi ăn, rắn trở nên lười biếng và thụ động khi hệ tiêu hóa bắt đầu làm việc. Lúc này, hệ tiêu hóa hoạt động rất mạnh, nhất là khi phải tiêu thụ con mồi lớn. Ở một số loài rắn, toàn bộ hệ tiêu hóa sẽ nghỉ ngơi giữa những bữa ăn để tránh thất thoát năng lượng vì rắn ăn khá ít.
 
Người xưa có câu: “Rắn già, rắn lột; người già, người chột vào hang” (ý nói người già thì chết, “hang” ở đây là huyệt mộ). Khi rắn lột da, nếu không có đủ độ ẩm thì sẽ rất nguy hiểm, lớp da khô không thể bị lột ra. Lớp da bám lại sẽ là nơi sản sinh ra bệnh tật và vi khuẩn. Một phần nhỏ ở cuối đuôi rắn không hề thay đổi khi rắn lớn lên. Rắn tự cắt đứt đường máu đưa tới khúc đuôi “thừa” và từ từ phần đuôi đó sẽ rụng.
 
Toàn thân rắn được bao bọc bởi một lớp vảy. Những chiếc vảy này rất cứng, không lớn lên tương ứng theo sự trưởng thành của thân rắn. Vì vậy, cứ 2-3 tháng rắn phải thay da một lần. Những chiếc vảy này không chỉ giúp rắn bảo vệ mình mà còn có chức năng như bàn chân để có thể trườn bò. Một số loại rắn đặc biệt có khả năng lướt nhanh, chúng có thể “lướt” rất xa, tầm phóng xa khoảng gần 14 m.
Nọc rắn tuy độc hại, có thể giết chết người, nhưng chính độc tố đó lại có thể cứu người. Đúng như tiền nhân nói: “Dĩ độc trị độc”. Y học đã dùng hình tượng rắn làm biểu tượng.
 
Nọc độc rắn có thể là “độc tố thần kinh” hoặc “độc tố máu”. Độc tố thần kinh tấn công hệ thần kinh, còn độc tố máu tấn công hệ tuần hoàn. Rắn độc sử dụng độc tố máu thường có nanh tiết chất độc ở trước miệng, giúp chúng dễ dàng tiêm thẳng chất độc vào nạn nhân. Rắn sử dụng độc tố thần kinh có nanh nằm ở phía sau miệng, và nanh đó cong về phía sau.
 
RẮN TRONG Y DƯỢC
Theo Đông y, thịt rắn làm thông kinh mạch bị bế tắc và trừ phong hàn nên được dùng để trị các chứng phong thấp. Nó cũng có khả năng chữa trị chứng tê ngoài da, ngứa, nhất là ngứa kinh niên do chàm (eczema).
 
Rắn là nguồn cung cấp chất đạm rất tốt, thịt rắn tương đối nạc, ít mỡ, vì rắn vận động nhiều. Thịt rắn chứa nhiều vitamin và khoáng chất quý như kali, canxi, sắt, kẽm, vitamin A, D, B1, B2, B6, B9...
 
Đông y dùng rắn dưới nhiều dạng: Ngâm rượu, nấu cháo, rượu pha máu rắn, ăn mật rắn. Y học cổ truyền Trung quốc có kê những toa thuốc lấy từ 2 loại rắn: một từ rắn độc Bạch hoa xà (chỉ chung 2 loài rắn hổ và cạp nong) và một từ rắn nước gọi là Ô sao xà.
 
Đông y cho rằng rắn (không kể phủ tạng) có tính ấm, vị ngọt, tác động vào Can kinh và Tỳ kinh. Cả hai loại trên có tác dụng như nhau, nhưng rắn nước thì yếu hơn. Thịt rắn được dùng để trị các chứng phong thấp, tê ngoài da, ngứa, nhất là ngứa kinh niên do chàm. Da rắn sau khi lột (xà thuế) có tính bình, vị ngọt mặn, có tác dụng khu phong, chống co giật nên được dùng trị bệnh phong ngứa ngoài da, và động kinh ở trẻ em.
 
Huyết rắn làm tăng sinh lực, bổ thận, có thể dùng chung với mật rắn để tạo thành “huyết xà đởm”. Mật rắn vị đắng, tính hàn, có thể làm hạ hỏa và tiêu đờm do nhiệt gây ra. Mật rắn cũng giúp làm tan máu bầm, được ngâm rượu để chữa chứng nhức xương và phong thấp.
 
RẮN TRONG KINH THÁNH
Rắn được coi là “biểu tượng” của sự độc ác, ám chỉ những người ranh mãnh, lọc lừa, gian dối, quỷ quyệt, không nên tiếp cận mà phải tránh xa. Người ta thường dùng thành ngữ “cõng rắn cắn gà nhà” để chỉ những kẻ đưa kẻ thù về làm hại gia đình hoặc tổ quốc mình – tương tự câu “rước voi về giày mả tổ”.
 
Rắn cũng là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà Thiên Chúa đã tạo dựng. Chính con rắn đặt vấn đề với người đàn bà: “Có thật Thiên Chúa bảo các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không?” (St 3:1). Người đàn bà nói với con rắn: “Trái các cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn” (St 3:2). Rắn nói với người đàn bà: “Chẳng chết chóc gì đâu!” (St 3:4).
 
Thiên Chúa hỏi người đàn bà: “Ngươi đã làm gì thế?”. Người đàn bà thưa: “Con rắn đã lừa dối con, nên con ăn” (St 3:13). Thiên Chúa phán với con rắn: “Mi đã làm điều đó, nên mi đáng bị nguyền rủa nhất trong mọi loài súc vật và mọi loài dã thú. Mi phải bò bằng bụng, phải ăn bụi đất mọi ngày trong đời mi” (St 3:14).
 
Và Thiên Chúa nói tiếp: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3:15).
 
Cựu ước nhiều lần nói tới loài rắn.
Ông Gia-cóp có lời chúc phúc: “Ước gì Đan là một con rắn trên đường, một con rắn lục ở lối đi, cắn gót chân ngựa, khiến người cưỡi phải ngã ngửa” (St 49:17).
 
Có lần Thiên Chúa hỏi ông Môsê: “Tay ngươi cầm cái gì đó?”. Ông đáp: “Thưa một cây gậy” (Xh 4:2). Người phán: “Vất nó xuống đất đi!”. Ông Môsê vất nó xuống đất, và nó hoá ra con rắn. Ông Môsê liền chạy trốn (Xh 4:3).
 
Xh 7:8-13 ghi lại lời Chúa phán với ông Môsê và ông Aharon: “Nếu Pharaô bảo các ngươi: Hãy làm một phép lạ xem, thì ngươi hãy nói với Aharon: Anh cầm cây gậy của anh, ném xuống trước mặt Pharaô, và gậy sẽ hoá thành một con rắn to”. Ông Môsê và ông Aharon liền đến với Pharaô và làm như Đức Chúa đã truyền. Ông Aharon ném cây gậy của mình xuống trước mặt Pharaô và bề tôi của vua: gậy hoá thành một con rắn to. Pharaô cũng triệu các hiền sĩ và pháp sư đến; và các phù thủy Ai-cập cũng dùng phù phép của mình mà làm như vậy: mỗi người ném cây gậy của mình và gậy hoá thành một con rắn to. Nhưng gậy của ông Aharon nuốt gậy của họ. Dù vậy, Pharaô vẫn cứng lòng, không nghe ông Môsê và ông Aharon, như Đức Chúa đã nói trước.
 
Thiên Chúa lại phán với Môsê: “Ngươi hãy đến nói với Pharaô lúc sáng sớm, khi nhà vua ra mé nước. Hãy đứng chờ để đón vua ở bên bờ sông Nin. Hãy cầm trong tay cây gậy đã biến thành rắn” (Xh 7:15).
 
Tân ước cũng nhiều lần nhắc tới loài rắn.
Thấy nhiều người thuộc phái Pharisêu và phái Xađốc đến chịu phép rửa, ông Gioan Tẩy giả nói với họ rằng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy?” (Mt 3:7).
 
Một lần nọ, khi nói về việc cầu nguyện, Chúa Giêsu đặt vấn đề: “Có người nào trong anh em, khi con mình xin cái bánh, mà lại cho nó hòn đá? Hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn?” (Mt 7:9-10; Lc 11:11).
 
Còn khi nói về việc truyền giáo, Chúa Giêsu nói: “Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu” (Mt 10:16).
 
Với những người tà tâm, Chúa Giêsu quả quyết: “Loài rắn độc kia, xấu như các người thì làm sao nói điều tốt được? Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra” (Mt 12:34). Hoặc lần khác, Ngài nói: “Đồ mãng xà, nòi rắn độc kia! Các người trốn đâu cho khỏi hình phạt hoả ngục?” (Mt 23:33).
 
Nói về “dấu lạ” ở những người có lòng tin khi trừ quỷ nhân danh Ngài, Đức Kitô cho biết: “Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ” (Mc 16:18).
 
Khi đám đông lũ lượt kéo đến xin được làm phép rửa, ông Gioan nói với họ: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy?” (Lc 3:7).
 
Nhóm Mười Hai hớn hở báo cáo với Sư Phụ về việc ma quỷ chạy cụp đuôi khi nghe nói đến tên Giêsu, Đức Kitô nói với họ: “Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực Kẻ Thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em” (Lc 10:19). Nhưng Ngài nói thêm: “Chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời” (Lc 10:20).
 
Cuối cùng, Đức Kitô nói về chính Ngài: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy” (Ga 3:14).
 
Ngài nói về việc Ngài chịu chết nhục nhã trên Thập giá vì vâng lời Chúa Cha và vì yêu thương chúng ta. Đó là Giờ Cứu Độ, là thời điểm giọt Máu và giọt Nước cuối cùng chảy ra từ Thánh Tâm Chúa Giêsu, và đó cũng là Giờ Thương Xót. Chính giây phút đó, Đức Kitô đã chứng minh Lòng Chúa Thương Xót là tha thứ mọi tội ác và mọi hình phạt đời sau cho tên cướp Dismas: “Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23:43).
 
Dù tội lỗi ngập đầu, thế mà Dismas (người trôm lành) đã được trắng án và là người đầu tiên được vào Nước Trời, dù trước đó Dimas chỉ nói một lời cầu xin đơn giản: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (Lc 23:42).
 
Năm mới, chúng ta phải canh tân thành con người mới, ai cũng phải không ngừng cố gắng sống khôn ngoan như con rắn nhưng không được sống xảo quyệt như nó, nhất là phải tái quyết tâm: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài!”.
 
Bí quyết canh tân là thực hiện lời Chúa Giêsu: “Hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48). Canh tân bản thân để không chỉ ích lợi cho bản thân và gia đình, mà còn ích lợi cho xã hội, cho tổ quốc, và cho Giáo hội.
 
TRẦM THIÊN THU
Hân hoan chào Xuân Quý Tỵ – 2013
 

Năm Tỵ Nói Chuyện Rắn

 
Rắn là con vật được xếp thứ 6 trong 12 con giáp, mà đứng đầu là Tý, rồi đến Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Đối với con người, rắn là con vật không xa lạ gì. Hình như các loài rắn cùng đồng hành với con người từ khi chúng ta có mặt trên trái đất này. Rắn là động vật hoang dã, có khoảng trên 3.500 loài, trong đó có đến 300 loài mang nọc độc nguy hiểm; họ hàng nhà rắn có mặt khắp nơi, có loài sống dưới đất, có loài thì leo tít trên cây để sống, có loài lại chui tọt sống trong đất, lại có loại sống bơi lội tung tăng dưới nước, trong các khe đá, bụi cây, mái nhà tranh..
 
Vì thế cho nên thế giới loài rắn rất phong phú, kỳ lạ và đầy bí ẩn; rắn có giá trị nhiều mặt về kinh tế, y học, ẩm thực...bởi vậy, ngày nay người ta đã đưa rắn về nhà nuôi để đáp ứng “cầu”, từ đó có nhiều trại rắn ra đời.
Đời sống của rắn hay chui rúc, lòn lách, hơn nữa có nhiều loài rắn mang nọc độc nguy hiểm cắn chết người, “Mai gầm tại chỗ, rắn hổ về nhà”, đây là hai loài rắn rất độc cắn chết người trong tích tắc, không có cơ hội để chữa trị, nên rắn là con vật bị ghét bỏ, không ai ưa gì rắn (trừ những người nuôi rắn), nhiều người còn tởm lợm, khiếp đảm khi nhìn thấy rắn. Chính vì vậy, người ta hay gắn những cái gì xấu xa tồi tệ cho rắn: Người nào có lòng dạ nham hiểm thì người ta hay nói, người có “lòng dạ rắn rết”; những người miệng lúc nào cũng nói điều hay, lẽ phải nhưng lại đi làm điều ác thì gọi là "khẩu Phật, tâm xà"; nơi nguy hiểm, người ta gọi “hang hùm miệng rắn”; “vẽ rồng vẽ rắn”, “vẽ rắn thêm chân” bày đặt thêm nhiều chuyện đề cho sự việc rắc rối thêm; “cõng rắn cắn gà nhà”, dùng cho những người có hành động phản bội lại nhân dân, phản bội gia đình; “cha hổ mang đẻ con liu điu”, hổ mang và liu điu là hai giống rắn độc, ý nói cha độc ác thì sanh con ra cũng độc ác mà thôi; “Rắn đổ nọc cho lươn”, đây hành động thâm độc của kẻ tiểu nhân bỉ ổi làm việc xấu đổ lỗi cho người khác; “Đả thảo kinh xà”, động vào cỏ làm rắn giật mình bỏ chạy, nếu chưa phải là đòn quyết định, thì không nên để kẻ địch chú ý. “Rắn đến nhà chẳng đánh thì quái, Gái đến nhà chẳng chơi cũng thiệt”, rắn rết là loại độc hại nguy hiểm, nó đến nhà mà không giết thì thế nào cũng bị nó cắn chết, chỉ có những người có tính quái thì mới không đánh, ý nói nuôi dưỡng những kẻ độc ác thì thế nào cũng bị nó hại, nhưng còn gái đến nhà thì...không phải ai cũng “chơi” được, “chơi” bậy coi chừng như “rắn mất đầu” đó.
 
Rắn là một loài động vật rất nguy hiểm đối với cuộc sống con người, nhưng lại là loài rất có ích. Cả Đông Y và Tây Y đều coi rắn là thần dược để chữa bệnh. Tây Y lấy hình hai con rằn cuộn vào một khúc cây để làm biểu tượng cho ngành của mình. Ở Tánh Linh không ai xa lạ gì đối với ông Đồng Gia, một người Chăm chuyên chữa rắn cắn; Ông chữa trị khỏi bệnh cho cả trăm người bị rắn cắn thập tử nhất sinh mà không lấy một đồng nào. Người bị rắn cắn được đưa đến nhà ông với lễ vật là một nhánh chuối, xị rượu, bó nhang, trầu cau là đủ. Ông lâm râm niệm chú, dùng nhang xua đuổi nọc độc ra khỏi cơ thể, trong vòng vài, ba ngày là hết bệnh đi lại, làm việc bình thường; có điều thú vị là, sau khi người bị rắn cắn được ông chữa trị, thì con rắn đó dù có đi đâu cũng phải quay trở về và chết ở ngay địa điểm nó cắn. Tôi may mắn được ông chữa trị rắn cắn hồi năm 1993. Ngày nay ông đã già và truyền nghề lại cho người con trai.
 
Đối với con rắn bộ phận nào trong cơ thể cũng có giá trị. Rượu rắn, thịt rắn, mật rắn, da rắn, nọc độc của rắn... đều có tác dụng chữa bệnh phong thấp và chữa các bệnh thần kinh, đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại, các cơn co giật...quý như vậy, cho nên nhiều người săn bắt rắn để bán, để ăn thịt...những người sành điệu thường sắm hủ rượu rắn để trong nhà cho oách; hủ rượu càng nhiều rắn độc càng quý, như rượu ngũ xà, rượu thất xà, cửu xà...gia chủ thường uống một ly sau bữa ăn tối để giải mỏi và bồi bổ sức khỏe, hoặc để tiếp bạn bè; nhiều người nói đây là loại rượu ông uống, bà khen.
Những năm 1990 trở về trước, Tánh Linh núi rừng còn âm u, rậm rạp thì rắn bò vào trong nhà là chuyện thường tình; rắn nằm vắt vẻo đung đưa trên xà̃ nhà, rắn chui vào gầm gường, rúc vào trong mùng rồi cắn luôn khổ chủ...là chuyện xảy ra như cơm bữa. Ngày nay khi mà rừng núi không còn nhiều, thú rừng khan hiếm, thì rắn trở thành một món hàng quý hiếm; thịt rắn trở thành món ăn đặc sản. Thịt rắn được xếp vào hàng những món ăn cao cấp và bổ dưỡng. Rắn được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau, như: Súp da rắn; Rắn xào xả ớt; Rắn bằm nhỏ chiên xúc bánh tráng; Da rắn chiên ròn; Chả rắn bọc lá lốt; Nem thịt rắn; Rắn chặt khúc nướng; Lòng rắn xào miến; Xôi mỡ rắn; Cháo trứng rắn; Rắn nấu canh gừng; Rắn tiềm thuốc Bắc; Rắn xé phay; Rắn xào lăn; Cháo rắn đậu xanh...nhưng món được nhiều người ưa chuộng nhất là món “Rắn tiềm thuốc Bắc”, đây là món được coi là bổ nhất trong các món rắn và Rắn chiên xúc bánh tráng, món phổ thông ai cũng làm được...nhất là những người hay nhậu.
 
Rắn tiềm thuốc bắc, đây là món các quán nhậu thường hay làm. Rắn được tiềm với các vị thuốc Bắc có công dụng chống đau nhức và các vị thuốc bổ mát. Rắn tiềm được để trong lẩu và đặt trên lửa nhỏ, sôi liu riu. Hương thuốc Bắc tỏa ra nghi ngút hòa quyện với thịt rắn thơm ngát, quyến rũ; ngồi nhấp nhi với ly rượu huyết rắn và rượu mật của chính con rắn vừa làm thịt hầm thuốc bắc thì thật là thú vị; lúc nhậu bỏ thêm trứng gà và rau mùng tơi vào trong lẩu ăn với bún thì no say bổ dưỡng tuyệt vời; nhậu món này thì ông uống về nhà được bà khen.
 
Rắn bằm nhỏ chiên xúc bánh tráng: Rắn được bằm hoặc xay nhuyễn, khử tỏi, ớt, chiên rắn trên lửa lớn đều, khi chín thịt rắn vàng giòn màu nghệ, thơm lừng mùi tỏi, sả, ớt. Lá chanh xắc mỏng, rải đều trên mặt. Ăn kèm món này với bánh tráng nướng hoặc bánh phồng tôm chiên; uống rượu mật, huyết rắn thật hết chỗ chê.
 
Năm Quý Tỵ cầu chúc cho mọi người yên vui hạnh phúc. Mọi người hãy tỏ lòng nhân ái, bao dung độ lượng đừng lấy “lòng dạ rắn rết” mà đối xử nhau; đừng có lòng dạ hẹp hòi ném đá dấu tay như “Rắn đổ nọc cho lươn”; nói ít làm nhiều, chứ đừng có ba hoa, khoác lác “vẽ rồng vẽ rắn”, “vẽ rắn thêm chân” làm cho sự việc rắc rối thêm; làm ông làm bà, làm cha mẹ, người đứng đầu cơ quan phải gương mẫu, đừng để con cháu, kẻ dưới phải bơ vơ như “rắn không đầu”; hãy sống đàng hoàng ngay thẳng đừng “Len lén như rắn mồng năm”;
 
Xuân Quý Tỵ 2013, kính chúc mọi người trong suốt cuộc hành trình “Hễ đi gặp rắn thì may”./.
 
Phạm Hương

http://phamhuong.blogtiengviet.net
 

Truyền thuyết con rắn - Biểu tượng của ngành Y-Dược

              
Theo truyền thuyết cổ Hy Lạp, con trai của thần Appolon (Thần Thái Dương) và Coronis, con gái của Phlégyas, vua xứ Thèbes là Esculape được xem là ông tổ của ngành y dược. Esculape không những có khả năng chữa bệnh mà còn có cả biệt tài làm cho người chết sống lại.
 
Thần Esculape (tiếng Latin) còn có tên gọi khác là Asclépios (tiếng Hy Lạp) có lẽ sinh ra ở Thessalie thuộc miền Bắc Hy Lạp vào khoảng năm 1260 trước Công nguyên. Truyền thuyết cho rằng bà mẹ ông qua đời khi đang còn mang thai ông và cha ông đã phải mổ lấy ông ra khỏi bụng mẹ. Vì mẹ mất nên ông bị đem bỏ lên núi gần thành phố Epidaure, nhờ được dê cho bú và chó canh chừng nên ông đã sống sót. Sau đó ít lâu, Esculape được cha mang đến cho Chiron, vị thần Nhân Mã (đầu người, hình ngựa) nuôi dạy. Do bản tính ưa quan sát và lớn lên trong khung cảnh thiên nhiên nên Esculape sớm nhận ra các loại cây cỏ có dược tính chữa bệnh hoặc có thể cải tử hoàn sinh. Cũng theo truyền thuyết, một ngày nọ, Esculape trên đường đi thăm bạn gặp một con rắn, ông đã đưa cây gậy ra và con rắn liền bám lấy rồi bò lên quấn quanh cây gậy. Esculape thấy vậy nên cầm cây gậy đập xuống đất để giết chết con rắn nhưng sau đó ông lại thấy một con rắn khác bò tới, miệng ngậm một loại thảo dược bò đến cứu và làm cho con rắn đã bị chết sống lại. Từ đó ông để tâm tìm kiếm các loại cây cỏ trong núi để chữa bệnh cho con người. Bởi vì vậy, Thượng đế Jupiter (Zeus) sợ Esculape quá tinh thông y học sẽ giúp cho loài người trở thành bất tử nên sai anh em nhà Cyclopes tạo mũi tên sấm sét để trừng phạt. Nhờ thần Apollon kêu xin, Jupiter tha tội và cho tham dự vào hàng tinh tú trong chòm sao Nhân Mã (Sagittaire), từ đó Esculape được xem như thần bản mệnh của các thầy thuốc.
 
Gia đình của thần Esculape
Esculape lấy vợ là Lampetie, có hai người con gái là Hygia và Panacée, ba người con trai là Thelesphore, Machaon và Podalire. Tất cả 5 người con của ông bà đều có danh tiếng không kém người cha. Cũng theo truyền thuyết, Hygie đã nuôi rắn thần để chữa bệnh và về sau trở thành Nữ thần biểu tượng cho việc giữ gìn sức khỏe con người, do đó môn Vệ sinh học được đặt tên là Hygène. Cô con gái thứ hai Panacée là vị Nữ thần có khả năng chữa mọi bệnh tật, do đó thuốc chữa bệnh được gọi là Panacée. Hai người con trai đều có tham gia chiến trận thành Troie và đã được Homère ca ngợi trong tập trường ca Iliad. Machaon có tài chữa mọi vết thương cho các chiến binh, còn Podalire là một thầy thuốc ngoại khoa tài năng. Người con trai của Podalire là Hipocoon, tổ tiên của Hippocrate, sau này được tôn vinh là bậc y tổ của thế giới.
 
Trong nhiều thế kỷ, có thể vào thời kỳ Pindare, đầu thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên; Esculape mới được tôn thờ như một vị thần linh của y học Hy Lạp. Cũng có lẽ từ thời điểm này, những đền thờ đầu tiên được xây dựng để ghi ơn ông, đồng thời còn được dùng làm nơi khám chữa bệnh. Chữ Esculape về sau đã trở thành danh từ chung để chỉ những người hành nghề y dược.
 
Để tưởng nhớ Esculape, hậu thế đã dựng bức tượng của ông, tay cầm chiếc gậy làm bằng cây nguyệt quế và một con rắn quấn chung quanh. Con rắn này có tên là Elaphe longissima, một loài rắn lành có màu sắc đẹp, sống phổ biến ở châu Âu. Cũng theo truyền thuyết, loài rắn đã được đưa đến La Mã để cứu nguy cho người dân bị nạn dịch hạch đang hoành hành khủng khiếp lúc bấy giờ. Có người còn cho rằng, những con rắn của thần Esculape đã chữa bệnh cho người bằng cách liếm các vết thương của người bệnh trong lúc họ đang ngủ.
 
Biểu tượng con rắn của ngành y dược học
Dựa vào truyền thuyết trên, ngành y học đã dùng biểu tượng con rắn thành quấn quanh cây gậy phép của Esculape. Con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh và kéo dài tuổi thọ. Trong biểu tượng của ngành dược học cũng sử dụng con rắn này nhưng nó quấn quanh một cái ly có chân cao. Chiếc ly tượng trưng cho chén thuốc của Nữ thần sức khỏe Hygia, bên trong có chứa đựng chất dịch được chiếc xuất từ các loại cây cỏ. Con rắn tượng trưng cho sức khỏe và sự trẻ trung.
 
Ngoài ra Biểu tượng con rắn nhả nọc trên cái chén cổ của ngành dược cũng là để ám chỉ việc phải đề cao cảnh giác với các loại dược phẩm chứa độc tính trong đó có các loại thuốc được xếp vào nhóm thuốc độc bảng A. Biểu tượng của ngành dược học nhanh chóng đã được quốc tế công nhận giống như biểu tượng con rắn và cây gậy của ngành y học.
 
Cổng TT-GTĐT sưu tầm
 

RẮN TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN - RẮN TRONG TỤC NGỮ

 
Trần Trọng Trí
 
Rắn trong văn hóa dân gian
 
Người làm lịch (Âm lịch) thời xưa đã dựa vào mối quan hệ họ hàng để sắp xếp thứ tự 12 con giáp, trong đó có 2 cặp đi liền với nhau: Dần - Mão và Thìn - Tỵ. Nhưng trong hai cặp đó thì lại chỉ có cặp Thìn - Tỵ là ngôn ngữ giao tiếp được nhắc đến luôn: rồng rắn.
 
Từ ghép rồng rắn để chỉ một hình thức dài dòng, lộn xộn, không nhất quán "đầu rồng đuôi rắn" được phổ biến trong trò chơi "rồng rồng, rắn rắn" của trẻ em.
 
Năm rồng qua rồi, năm rắn đến. Chuyện rắn trong văn hóa dân gian cũng nhiều. Trong vè 12 con giáp có câu:
 
Tuổi Tỵ rắn ở bọng cây
Nằm khoanh trong bọng có hay chuyện gì
 
Nói về đặc điểm của loài rắn và cũng ám chỉ tính cách, hành động của con người có những câu: "Thẳng như rắn bò", "Thao láo như mắt rắn ráo", "Oai oái như rắn bắt nhái", "Bạnh cổ như cổ hổ mang", "Len lét như rắn mùng năm"... hoặc nói kẻ hay bịa đặt, ba hoa quá sự thật "vẽ rắn thêm chân"... hoặc lấy hình ảnh con rắn để nói đến tâm địa con người: "hang hùm miệng rắn", "miệng hùm nọc rắn", "ấp rắn trong lòng", "khẩu Phật tâm xà", "khẩu xà tâm Phật", "rắn đổ nọc chỗ lươn"... Đối với những kẻ "khôn nhà dại chợ", phản bội gia đình, tổ quốc đã có hành vi "cõng rắn cắn gà nhà"...
 
Rắn có hàng trăm loại nhưng chia ra làm 2 loại chính: rắn có nọc độc và rắn không có nọc độc. Có bài vè trong dân gian kể một số tên rắn:
 
Mái gầm, chàm quạp, hổ lác, hổ hèo
Ri cốc, liu điu, ri voi, hổ lửa
Hổ hành, hổ ngựa, rắn ráo, rắn râu
Quỷ khóc thần sầu: hổ mang, hổ sậy
 
Thấy đà run rẩy: cạp nia, cạp nong
Lặn lội dưới sông: là con rắn nước
Rắn rồng, rắn lục, ri cá, rắn trung
Nghe đến hãi hùng: hổ mây, hổ bướm
 
Ớn đà quá ớn... chẳng dám kể thêm...
 
Khi gặp rắn độc cắn, cỡ như rắn hổ, thì phải tìm thầy thuốc rắn "sư hổ mang" để cứu, nhưng từ ghép này lâu ngày đã biến nghĩa chỉ những kẻ tu hành ăn thịt chó, làm những việc xấu xa, ác độc không chừa!
 
Rắn có nọc độc có thể giết người trong khoảnh khắc: "Mái gầm tại lỗ (chỗ), rắn hổ về nhà".
 
Dù gặp rắn độc hay rắn không độc, dân ta đều không ưa, phải dùng gậy gộc để đập rắn "đánh rắn phải đánh bằng đầu" để không bị rắn cắn, cho nên "rắn khôn dấu đầu" là vây. Trong một đoàn quân mất chủ tướng giống như "rắn mất đầu".
 
Rắn thì độc nhưng thịt rắn là món ăn đặc sản dân gian thích khẩu cho các bợm nhậu:
 
Cần chi cá lóc, cá trê
Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều
 
Rắn cũng đi vào chuyện tình trao đổi giữa trai gái trong lễ hội, ngày mùa. Họ có dịp hò hát đối đáp với nhau để tìm bạn trăm năm:
 
Con rắn hổ mây nằm cây thục địa
Con ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên
 
Phận em là gái thuyền quyên
Ai mà đối đặng kết nguyền phu thê
 
Thế rồi cô gái cất giọng đố:
 
Con gì có cánh không bay?
Con gì không cẳng chạy bay năm rừng?
 
Và chàng trai lẹ làng đáp:
 
Con gà có cánh không bay
Con rắn không cẳng chạy bay năm rừng
 
Hoặc câu đố và đáp cũng tương tự, bên gái đố:
 
Con gì không chân đi năm rừng, bảy rú?
Con gì không vú nuôi chín, mười con?
 
Và bên trai đáp:
 
Con rắn không chân đi năm rừng bảy rú
Con gà không vú nuôi chín, mười con
 
Có cô gái chân quê thì thực tế hơn, không văn hoa bóng bẩy, nghĩa bóng nghĩa gió, mà đi ngay vào đề:
 
Anh vẽ rồng rắn làm chi?
Cho em mệt trí nghĩ suy đêm ngày!
Nói đi, nói đại, sợ gì?
Em đây hiểu được, tình này em trao!
 
            Trong thuật ngữ dân gian đề cập đến Rắn bằng những thành ngữ, điển tích... có rất nhiều, không sao kể hết. Nhân năm Tỵ, biểu tượng con Rắn, xin sưu tầm, kê cứu những câu mang tính khái quát, phổ biến rộng rãi để bạn đọc thưởng thức trong dịp xuân về, nhằm nâng cao kiến thức phổ thông.
 
            * Cõng rắn cắn gà nhà: Nhằm chê trách kẻ phản bội, vô liêm sỉ, quên mất cội nguồn, đồng nghĩa với câu "rước voi giày mả tổ". Qua lịch sử Việt Nam, ta được biết vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Tàu xâm lược nước ta.
 
            * Rắn rết bò vào, cóc nhái bò ra: ám chỉ mối quan hệ xử thế của kẻ độc ác như rắn rết không thể chung sống với nhau được, nhất là cóc. nhái là đối tượng luôn bị chúng rình mò để ăn thịt. Do vậy qui luật sống trong xã hội ai cũng tránh người hung ác, hiểm độc như rắn rết.
 
            * Vẽ rồng vẽ rắn: Nhằm chế riễu kẻ vô tích sự, chẳng làm nên việc gì mà còn bày vẽ lãng phí; tốn công sức, tiền của, lại còn phản tác dụng.
 
            * Vẽ rắn thêm chân: Tương đương với câu "vẽ rồng vẽ rắn" dùng chỉ những việc làm không cần thiết, thừa thải phản tác dụng. Truyền rằng xưa kia có mở cuộc thi vẽ rắn. Ai vẽ xong trước sẽ được trọng thưởng, có anh chàng nọ chỉ thoáng qua là đã vẽ xong. Nhìn thấy người bạn hắn còn đang hí hoáy, sẵn rảnh tay, anh vẽ thêm chân cho rắn. Chẳng may, kết quả bị phê phán nặng, vì rắn làm gì có chân, nên chẳng những không được thưởng mà còn bị phạt. Do đó mới có câu: "Vẽ rắn thêm chân. vẽ rông thêm mắt", chỉ những việc làm không hiệu quả còn bị hại.
 
            * Rắn mất đầu: ám chỉ người lãnh đạo đã mất, thì bộ phận bên dưới không làm được gì nữa. Ví như tướng lãnh ra trận bị thương, binh sĩ hoảng loạn không ai chỉ huy, tựa hồ cơ thể con rắn bị mất cái đầu, không hoạt động nữa được.
 
            * Miệng hùm rắn độc: Nhằm chỉ nơi hiểm nguy độc địa, ai đến đó sẽ bị phân thây, tan xương nát thịt không thể sống sót trở về được.
 
            * Hùm tha rắn cắn: Tương ứng với câu "Quan tha ma bắt" người mà bị hùm chê trở về nhà thì sớm muộn gì cũng bị rắn cắn. Ví như thanh niên bệnh hoạn thiếu sức khỏe không được trúng tuyển quân sự, ở nhà bệnh dây dưa kéo dài cũng chết.
 
            * Khẩu Phật tâm xà: Nhằm ám chỉ kẻ đạo đức giả, miệng nói thương người, lòng dạ ác hiểm, hãm hại kẻ khác.
 
            * Khẩu xà tâm Phật: Nhằm chỉ kẻ ngoài miệng bốp chát nóng nảy chửi bới lung tung, nhưng bản chất bao dung, lòng dạ thẳng ngay, nhân đức.
 
            * Xà cung thạch hổ: Nhằm chỉ những kẻ hay nghi ngờ, thấy cây cung nghĩ là rắn độc, thấy hòn đá ngờ là cọp dữ, tất cả sự thật đều không tin tưởng, hoài nghi quàng xiên.
 
            * áp rắn vào ngực: Đồng nghĩa với câu "nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà", ám chỉ sự lầm lẫn trước việc thiếu cảnh giác, đem rắn là loài độc hại áp vào ngực, có ngày bị nó cắn mạng vong.
 
            * Đánh rắn đánh đằng đầu: Nhằm chỉ con người biết sử dụng đòn chí mạng đối với kẻ hung ác như ta đánh rắn phải đánh đúng chỗ, trúng huyệt để khỏi bị báo thù.
 
(Trích báo áo trắng số 21+22 ra ngày / / 2000 trên trang 41)
 
 
 

Năm Tỵ Nói Chuyện Rắn

Chuyện về rắn thì có thật nhiều, tỷ như chuyện nuôi rắn, bắt rắn, ăn thịt rắn ngon hơn thịt gà. Rằng rắn được dùng ngâm rượu thuốc trị bịnh nhức mỏi, hoặc mật rắn độc được dùng vào việc trị bách bịnh. Rắn còn là biểu tượng cho ngành Y-Khoa. Hoặc chuyện có người tin rằng đi thi mà gặp rắn thì hên; Chuyện vẽ rắn thêm chân, hoạc như câu chuyện nàng Nguyễn Thị Lộ, tì thiếp của Nguyễn Trãi, nguyên kiếp trước là rắn hổ mang, đã bị người ta hại chết cả ổ, nên hóa kiếp báo oán, như đã được nhắc ở trong văn học sử.
 
Chuyện kể rằng, vào năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tôn đi tuần phươngĐông, duyệt võ ở Chí Linh, Hải Dương, nhân khi nhà vua ghé thăm chùa Côn Sơn, nơi Nguyễn Trãi ở, thấy nàng tì thiếp của ông là Nguyễn Thị Lộ, nhan sắc lộng lẫy, lại có tài văn chương nên nhà vua liền phong ngay cho chức Lễ Nghi Học Sĩ, ngày đêm hầu cạnh nhà vua. Khi đến Đông tuần, xa giá vua Thái Tôn đến vườn Lệ Chi, xãĐại Lai, Huyện Gia Định, hiện nay là Gia Bình, thình lình nhà vua nhuốm bịnh sốt. Thi Lộ hầu hạ suốt đêm, rồi vua Lê Thái tôn mất. Các quan hốt hoảng, vội vã bí mật phụng giá về Kinh, nửa đêm mới làm lễ phát tang. Tất cả triều thần đều cho là Thị Lộ âm mưu giết vua, liền đem nàng giết chết. Lại có nhiều người trước đây đố kỵ việc Nguyễn Trãi được Lê Thái Tổ trọng dụng, đem lòng oán ghét, nhân cơ hội này vu cho ông là chủ mưu nên ông bị hại chết và tru di cả ho. Mãi tới 22 năm sau, vua Lê Thánh Tôn mới xét lại vụ án, thấy nhiều điểm hàm hồ, oan ức cho vị khai quốc công thần, liền truyền hủy bỏ án trước, truy phục chức cho Nguyễn Trãi, con cháu ông được trọng dụng làm quan, lại cấp tư điền để lo việc tế tự hàng năm. Riêng nàng Thị Lộ, nhiều người bàn tán rằng: nàng là hóa thân của rắn hổ mang , có thù oán sâu nặng với vua Lê Thái Tôn, đã tìm mà trả thù. Chỉ tội cho nguyễn Trãi, hết lòng yêu thương nàng, đã vì nàng bị vạ lây.
 
Câu chuyện thứ hai mà tôi sắp kể là chuyện "Vẽ Rắn Thêm Chân".
 
"Vẽ Rắn Thêm Chân" tức "Họa Xà Thêm Túc" là thành ngữ, được trích trong điển tích (xuất xứ từ sách Quốc sách). Chuyện kể rằng: Có một người nước Sở tặng cho những người giữ nhà một chai rượu. Mấy người nầy thương lượng với nhau: Rượu thì ít quá, nếu mọi người uống thì chẳng thấm tháp vào đâu.. còn nhường hết cho một người thì biết nhường cho ai.. Thôi thì ta thi nhau lấy que vẽ hình một con rắn trên mặt đất này. Hễ ai vẽ nhanh nhất thì được chai rượu. Mọi người đồng ý và bắt đầu vẽ. Một người kia vẽ rất nhanh và đẹp, linh động.. vẽ xong anh ta nhìn chung quanh xem có ai vẽ được gì chưa.. nhưng anh thấy chưa ai vẽ duược gì hết, anh ta vội chộp chai rượu.. tay trái cầm chai rượu tay phải câm que vẽ tiếp, miệng khoe rằng: "Tôi vẽ xong rồi nhá, bây giờ tôi chỉ vẽ thêm cho nó 4 cái chân nữa thôi". Vẽ vừa xong thì một người khác đã giật ngay chai rượu của anh ta và nói lớn: "Mọi người xem đây, tôi đã vẽ xong con rắn". Anh thứ nhất vội cãi lại: "Tôi đã vẽ xong lâu lắm rồi mà.. còn dư thời giờ tôi vẽ thêm 4 chân nữa". Mọi người đổ xô vào xem và cười ồ lên: "Đó đâu có phải là con rắn.. con rắn làm gì có 4 chân".
 
Do đó, câu chuyện vẽ rắn 4 chân, hay "Họa Xà Thêm Túc", được lưu truyền trong dân gian, để ám chỉ những người hay bày vẽ lôi thôi, không hợp tình hợp lý.
 
Qua những câu chuyện về rắn, câu chuyện rắn biết trả ân, báo oán mà tôi được nghe bà chị cả kể vào những ngày thơ ấu, là chuyện tôi thích thú nhất, vẫn còn in sâu trong trí óc tôi.
 
Chị tôi kể rằng: ngày xửa ngày xưa, có bác tiều phu tên Dã Tràng, ở tận trong rừng sâu, sống bằng nghề đốn củi và săn bắn. Trong nhà ngoài một con chó và một con mèo, bác còn phu còn nuôi đôi rắn cụt đuôi. Một hôm đi làm về, bác thấy có con rắn đực lạ đến gạ gẫm, chim chuột con rắn cái của bác. Thấy thế bác giận sôi lên, giương cung bắn cho con rắn lạ kia một mũi tên để trừng trị nó về cái tôi dâm đãng. Nhưng chẳng may, mũi tên kia bay lạc nhằm ngay con rắn cái của bác, chết quay đơ. Việc này làm bác hối hận phiền não, tối đến bác không tài nào chợp mắt ngủ được, cứ lảm nhảm tự trách rằng đã lỡ tay, khi không hại chết con rắn cái yêu quí của bác. Bác không ngờ rằng con rắn đực nằm rình ngay đưới gầm giường, nó tính chờ bác ngủ say sẽ cắn chết bác để trả thù cho vợ nó. Nhưng khi nghe bác nói lảm nhảm tự trách mình, nó hiểu ra, vợ nó chết chỉ vì rủi ro, kẻ đáng tội chính là con rắn đực lạ kia. Nó bỏ qua chuyện lỡ tay của bác, không trả thù bác nữa. Trước khi bỏ đi, nó nhả tặng bác một viên ngọc thật đẹp để đền ơn bác đã tử tế, ra tay nghĩa hiệp, thay nó trị tội con rắn lạ dâm đãng kia. Khi con rắn bỏ đi rồi, bác thấy viên ngọc trông hay hay, liền bỏ vào miệng ngậm, tức thì bác có thể nghe được tiếng nói của tất cả các loài muông thú. Một hôm, có con quạ đến đậu trên cây đa trước ngõ bảo bác rằng: ở ngoài sông có con trâu chết trôi, mang về mà làm thịt, nhớ dành cho nó bộ lòng. Nghe nó nói vậy, bác chạy ra bờ sông xem thử, quả nhiên thấy có con trâu chết đang trôi lềnh bềnh trên sông. Bác bèn kéo vô bờ làm thịt. Nhưng bác quên khuấy đi lời dặn của con quạ. Mấy ngày sau con quạ đến, không thấy bác để phần nó bộ lòng trâu, liền cất tiếng chửi bác ăn bẩn. Bác giận quá, bèn giương cung bắn con quạ một mũi tên, nhưng mũi tên trật, không trúng nó. Con quạ trả thù bác bằng cách tha mũi tên bắn trật của bác đem cắm lên một xác người trôi sông. Khi quân lính phát hiện xác chết có mũi tên của bác, bèn bắt bác nộp cho quan địa phương. Thế là bác bị buộc tội giết người. Trong khi ở tù, bác nghe thấy kiến rủ nhau đi ăn trộm mật. Bác bèn nói cho quân lính đi báo quan để đậy hũ mật lại. Một hôm khác, bác lại nghe thấy lũ chim sẽ kháo nhau rằng kho gạo nhà quan có miếng ngói bể, chúng bèn rủ nhau đến đó ăn thóc. Bác tiều phu cũng lại đem chuyện ấy thuật lại cho lính đại ca, đi trình quan cho người sửa lại mái ngói lủng. Mấy lần lập được công như vậy, quan bèn gọi lên để hỏi tại sao bác biết được chuyên kiến ăn cắp mật và chim ăn trộm thóc mà báo quan. Bác liền nói rõ tự sự, từ việc con rắn tặng bác viên ngọc và chuyện con quạ giận mà giá họa giết người cho bác thực ra sao. Quan Huyện hiểu chuyện bèn ra lệnh tha bổng bác. Người con gái quan Huyện nghe chuyện viên ngọc thần diệu như thế muốn mượn bác xem thử. Quả nhiên khi cô ta ngậm viên ngọc vào miệng, cô cũng nghe được chim muông nói chuyện với nhau. Cô ta thích quá muốn mượn bác thêm ngày nữa. Một hôm cô ta chơi thuyền trên sông, lỡ đánh rớt viên ngọc xuống sông, đàn cá chép nuốt nhằm, vì chúng tưởng đồ ăn. Bác Dã Tràng tiếc ngơ tiếc ngẩn, bèn đem câu truyện mất viên ngọc kể cho hai con chó và mèo nghe. Chúng liền chạy ra bờ sông theo dõi những người làm nghề chài lưới, hòng tìm lại viên ngọc cho chủ. Con mèo ngày nào cũng quanh quẩn trên thuyền của người đánh cá. Thấy nó quấn quít dễ thương nên chủ thuyền thường cho nó ăn. Một hôm, người thuyền chài lưới được con cá chép đã nuốt viên ngọc, Khi làm thịt cá, cho con mèo bộ lòng. Con mèo ăn trúng viên ngọc đó, nó bèn nhảy thót lên bờ, vội chạy về đưa viên ngọc cho chủ nó. Con chó, vì cũng muốn lạp với chủ, nên đã rượt theo con mèo, để dành lại viên ngọc, nhưng không kịp. Dã Tràng, tức bác tiều phu, được con mèo kiếm lại cho bác viên ngọc nên mừng lắm, bác thưởng cho nó ăn cơm trước. Thế là từ đó, mèo nhà ta ngày nào cũng được ăn cơm trước, khiến con chó tức tối, sinh lòng ghen ghét. Chúng nó chạo nhau hoài mỗi ngày cũng là vì chuyện này.
 
Sau này, nghe đâu cũng tại vì tụi chó mèo hay sinh sự với nhau, nên một ngày kia chúng đã lỡ đánh rớt viên ngọc của chủ chúng xuống sông. Bác Dã Tràng tiếc ngẩn ngơ, suốt ngày lo tát nước khúc sông trước nhà mong tìm lại viên ngọc, nhưng đã! hoài công, bác chẳng bao giờ tìm thấy viên ngọc quí đó nữa.
 
 
Nhật Vũ
http://www.honque.com
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn