1
02:21 +07 Thứ hai, 29/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 301


Hôm nayHôm nay : 5605

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 395692

Tổng cộngTổng cộng : 27949976

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » MẢNH CÒN SÓT LẠI

Đức Phanxicô: Hiện thân của Đức Gioan XXIII?

Thứ tư - 01/05/2013 15:51-Đã xem: 1230
VATICAN_Đức Tổng Giám mục Loris Capovilla, thư ký của nhân vật lịch sử Gioan XXIII - Đức Roncalli - đã có cuộc nói chuyện với Vatican Insider về những điểm tương đồng trong tư tưởng và hành động tinh thần giữa hai Triều đại Giáo hoàng Gioan XXIII và Phanxicô.
Đức Phanxicô: Hiện thân của Đức Gioan XXIII?

Đức Phanxicô: Hiện thân của Đức Gioan XXIII?

Thưa Đức cha Capovilla, ngài có ngạc nhiên khi Đức Bergoglio luôn gọi mình là “Giám mục Roma”?

Đức Gioan XXIII cũng gọi mình như thế. Ngay từ phút đầu tiên được bầu làm Giáo hoàng, ngài thẳng thắn nói với Đức Hồng y Niên trưởng rằng ngài sẽ không trở thành một tù nhân của Vatican nhưng sẽ thực hiện sứ mệnh của mình với các tín hữu như là Giám mục của Rôma. Sau 70 năm đầy khó khăn sau khi nước Ý thống nhất, Đức Roncalli đã nối lại hoạt động mục vụ của mình trong thành phố Rôma, ngài chuyển văn phòng phụ tỉnh đến San Giovanni và có 2 phòng được chuẩn bị đặc biệt trong Dinh Lateran, để “Đức Giáo hoàng có thể nghỉ ngơi trong căn hộ riêng của mình”.
 
Tại sao cả hai vị đều quyết định viếng thăm Assisi? 

Đó là thành phố của Thánh Phanxicô và là quê nhà của Giáo hoàng. Khi Đức Gioan XXIII rời Roma, ngài đã chọn đến Assisi bằng xe lửa, băng qua mọi lãnh địa cũ của giáo hoàng, không phải như một hoàng tử bị truất phế, nhưng như một người cha. Xe lửa chạy chậm lại qua các nhà ga trong thị trấn có giai cấp công nhân “đỏ” của Terni, nơi có những nhà máy thép; dù trường học và các nhà máy vẫn mở cửa nhưng học sinh và các công nhân đều đổ xô đến nhà ga và vây quanh xe lửa để chào đón Đức Giáo hoàng cách nồng hậu nhất có thể tưởng tượng được. Đoàn người như dòng sông chảy dài từ Rôma xuống tậnAncona. Người thì đi trên đường phố, người thì leo lên mái nhà hoặc trèo lên cây. Có một lúc trong cuộc hành trình, Đức Giáo hoàng - người đang rất phấn khích và hạnh phúc - nói với tôi: "Loris có thấy không? Đây là nước Ý, đây là những người Ý, họ chào đón người cha già của mình vốn không có gì để cho con cái ngoại trừ phép lành".
 
Đức Phanxicô làm cho ngài nhớ đến một cuộc gặp gỡ rất đặc biệt. Ngài có nghĩ rằng ĐTC Phanxicô đang theo bước chân của Đức Roncalli?

Các ngài có chung tình yêu thương dành cho dân chúng. Trong tháng cuối cùng trước khi qua đời, Đức Gioan XXIII đã có được vùng ngoại ô Rôma tràn ngập người. Đây là nơi mà danh hiệu "vị Giáo hoàng Tốt lành" được nảy sinh. Các thành viên của tầng lớp thượng lưu chĩa mũi dùi vào vấn đề này, họ chất vấn: “Chẳng lẽ các vị giáo hoàng khác xấu hết sao?” Dân chúng xem ngài như người con của họ nay được làm giáo hoàng. Đức Phanxicô đã được mọi người chào đón, như một thông điệp sống động của việc đối thoại và tình huynh đệ. Những điểm tương đồng của Đức Phanxicô và Gioan XXII là sự khát khao chia sẻ và tìm kiếm một giải pháp cho nhân loại. Trong lúc lâm chung, Đức Roncalli lặp đi lặp lại: "Tôi không thay đổi gì cả. Tôi cầu nguyện và đọc Kinh Tin Kính giống như khi tôi còn nhỏ, nhưng bây giờ chúng ta đang bắt đầu để đạt được một sự hiểu biết tốt hơn về Tin Mừng". Giống như Đức Gioan XXIII, Đức Phanxicô nói: bất cứ nơi nào người ta dừng chân, trái tim của họ cũng dừng ở đó. Và mọi người hiểu được điều này.
 
Điều gì nơi Đức Bergoglio gợi nhớ nhất cho ngài về Đức Gioan XXIII?

Là cách ngài giữ liên lạc với mọi người. Khi ngài nhìn vào một người nào đó, ngài không tự hỏi liệu người này có phải là Kitô giáo, hay là một người đứng đầu Nhà nước, hoặc là một con người khiêm tốn hay không. Cách ngài nhìn là thấy mọi người đều được Thiên Chúa đóng dấu trên trán họ, do đó họ cần được yêu thương. Nếu những người này đón nhận Chúa Giêsu thì lại càng tốt hơn. Đức Phanxicô là một người mang Tin Mừng, ngài không xét đoán. Ngài dõi theo nhân loại chúng ta đang vất vả đi ngược lại nguyên tắc của văn minh Kitô giáo. Đây là một thông điệp được truyền lại cho xã hội... Trong Giáo Hội và trong hoạt động chính trị cần có hoà giải và hợp tác, chú trọng đến những điều làm nên sự hiệp nhất chứ không phải gây chia rẽ. Đây là bài học lớn mà chúng ta cần học nơi ĐGH Gioan XXIII và Phanxicô.
 
Mai Trang
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn