1
17:37 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 193


Hôm nayHôm nay : 23956

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 328078

Tổng cộngTổng cộng : 27882362

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » GIÁO LUẬT & THẦN HỌC

Những thực trạng nguy khốn đang xảy ra cho Giáo Hội và xã hội

Thứ tư - 21/05/2014 16:25-Đã xem: 1830
“Thánh lễ misa là do chính Chúa Giêsu lập vào ngày thứ 6 tuần thánh năm xưa trên đồi canvê, khi đó, Ngài vừa là linh mục, vừa là bàn thờ và chính Ngài là của lễ tế dâng lên cho Đức Chúa Cha, để xin làm hòa giữa nhân loại với Thiên Chúa, được ký bằng máu của Đức Kitô, để nhờ đó nhân loại được tha tội và được ơn cứu rỗi. Thánh lễ misa cũng còn được gọi là thánh lễ tạ ơn, là một việc làm cao quý nhất hơn mọi cao quý khác trong giáo hội, ngay cả trên trời cũng không có gì sánh bằng sự hiến tế của Chúa Giêsu con một Thiên Chúa trên đồi canvê xưa mà nay được tái diễn lại trên bàn thánh mỗi ngày để tôn vinh Thiên Chúa qua bàn tay linh mục (chủ tế).
Những thực trạng nguy khốn đang xảy ra cho Giáo Hội và xã hội

Những thực trạng nguy khốn đang xảy ra cho Giáo Hội và xã hội

Vào một buổi sáng, sau thánh lễ ngày chúa nhật, có 6 thanh niên ngồi tụ tập ở quán càfé đối diện nhà thờ, trong lúc nói chuyện vui vẻ, tôi nói với các em; nếu chú hỏi mà có em nào trả lời đúng mấy câu hỏi sau đây, chú sẽ bao trả hết tiền càfé cho, bọn trẻ nhao nhao mừng rỡ, chú hỏi đi: “Các em đi tham dự thánh lễ, nhưng các em có biết ai lập thánh lễ không? Lập vào lúc nào? Với mục đích và ý nghĩa như thế nào?”.

Sáu em thanh niên tuổi từ 18-22 đều ngồi im thin thít, không trả lời được câu nào, làm cho tôi quá đỗi ngạc nhiên vì những câu hỏi quá dễ dàng. Chứng tỏ giáo lý của các thanh niên bây giờ kém cỏi quá. Cuối cùng tôi phải giải thích để cho các em hiểu rõ: “Thánh lễ misa là do chính Chúa Giêsu lập vào ngày thứ 6 tuần thánh năm xưa trên đồi canvê, khi đó, Ngài vừa là linh mục, vừa là bàn thờ và chính Ngài là của lễ tế dâng lên cho Đức Chúa Cha, để xin làm hòa giữa nhân loại với Thiên Chúa, được ký bằng máu của Đức Kitô, để nhờ đó nhân loại được tha tội và được ơn cứu rỗi. Thánh lễ misa cũng còn được gọi là thánh lễ tạ ơn, là một việc làm cao quý nhất hơn mọi cao quý khác trong giáo hội, ngay cả trên trời cũng không có gì sánh bằng sự hiến tế của Chúa Giêsu con một Thiên Chúa trên đồi canvê xưa mà nay được tái diễn lại trên bàn thánh mỗi ngày để tôn vinh Thiên Chúa qua bàn tay linh mục (chủ tế). Mặt khác, thánh lễ cũng diễn lại bữa tiệc ly vào chiều thứ 5 tuần thánh, Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể và lập phép truyền chức thánh, trước khi Chúa Giêsu chịu nộp mình cho quân dữ. Bữa tiệc ly là một bí tích hằng diễn lại trên bàn thánh mỗi khi có thánh lễ, qua đó Chúa Giêsu hiện diện thực sự sau lời truyền phép của vị linh mục chủ tế; Bánh, rượu sẽ trở nên mình và máu Chúa Giêsu một cách huyền nhiệm để nuôi sống chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (Ga 6:54). Thánh lễ là hy tế tạ ơn Chúa Cha, là lời chúc tụng để Giáo Hội bày tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa vì Ngài đã ban cho nhân loại nhiều ơn trọng đại, tất cả những gì Ngài đã thực hiện qua công trình sáng tạo, ơn cứu chuộc, ơn thánh hóa. Vì vậy, trước hết ý nghĩa của thánh lễ Misa là lễ tạ ơn, theo giáo lý của hội thánh Công Giáo đã truyền dạy (SGLHTCG 1366)…

Thánh lễ được tái diễn đi tái diễn lại mỗi ngày một cách bất biến trên bàn thánh, vậy mà các em vẫn không hiểu được một tí ti nào cả; bởi vì khi còn nhỏ thì không chịu siêng năng đi học giáo lý, ngày ngày mê chat, mê chơi game, quên hết việc học hành ở trường cũng như việc học giáo lý ở nhà thờ, bỏ luôn cả thánh lễ dành cho các em vào chiều tối ngày thứ 5 hàng tuần, thậm chí có những em còn bỏ luôn thánh lễ ngày chúa nhật. Do đó khi lớn lên căn bản giáo lý, căn bản đạo đức không còn, nên sa đà vào chốn ăn chơi, kiếm tìm lạc thú… karaoké, massage, nhậu nhẹt, ngồi la cà các quán càfé, ăn chơi trác táng… Đi dự thánh lễ ngày chúa nhật vì sợ cha mẹ, sợ tội mà đi thôi, chứ chẳng hiểu mục đích hoặc lợi ích của thánh lễ là gì. Thật nguy hiểm cho lớp thanh niên thời đại hôm nay. Còn một số người lớn cũng bị mất căn bản giáo lý sau năm 1975, bởi vì lúc đó đời sống kinh tế quá khó khăn, cha mẹ lo đi làm ăn không có thời gian để dạy dỗ cho con cái, còn ở nhà thờ thì càng khó khăn hơn… Vì không hiểu rõ được giá trị của thánh lễ Misa, nên hằng ngày không có mấy người đi tham dự thánh lễ, còn ngày chúa nhật thì đi rất đông, nhưng hình như vì bắt buộc phải đi, nên họ tham dự thánh lễ một cách hời hợt, thờ ơ, chẳng mặn mà gì.

Vì vậy, phải làm bằng cách nào để cho mọi người giáo dân phải thật hiểu rõ ý nghĩa và lợi ích của thánh lễ Misa, để khi đã hiểu rõ, chắc chắn người giáo dân sẽ siêng năng đi tham dự thánh lễ nhiều hơn, đông hơn và sốt sắng hơn.

Một điều mà chúng tôi luôn băn khoăn, trăn trở nhiều nhất đó là; các em nhỏ thiếu nhi, ngày thường không có em nào đi tham dự thánh lễ, chiều tối ngày thứ 5 dành riêng cho các em, nhưng cũng chẳng có mấy khi các em đi đông đủ, nhiều em cha mẹ lơ là, quản lý không chặt nên lễ ngày chúa nhật cũng bỏ luôn, giáo lý cũng không học. Tụ tập ở các điểm vui chơi, nhiều nhất là các tiệm internet, say sưa chơi game từ giờ nầy qua giờ khác, thậm chí bỏ ăn, quên uống… Nếu không khắc phục được, để cho các thói quen xấu tích lũy, tiếp diễn, hậu quả sẽ xảy ra khôn lường cho Giáo Hội và ngay cả xã hội nữa.

Còn một điều quan trọng làm ảnh hưởng đến các em rất nhiều là : Tuy là năm tân phúc âm hóa gia đình, nhưng các gia đình trẻ suốt ngày chẳng có câu kinh nào, mà ngược lại hằng ngày các gương xấu xảy ra nhan nhản trong gia đình; cha thì nhậu nhẹt say sưa, cờ bạc, cá độ bóng đá, phạm đủ các loại tệ nạn… Mẹ thì, sáng càfé ngồi lê đôi mách, đánh số đề… Sinh ra nợ nần, làm cho gia đình trở thành nghèo đói, làm cho con cái nheo nhóc, khốn khổ, trong gia đình không mấy khi được yên ổn, luôn nghe tiếng đập phá, chưởi rủa, đánh đập nhau thường xuyên. Còn những tệ nạn trai gái, ôi thôi như một cái MỐT; phụ nữ đã có chồng vẫn cặp bồ, vẫn đi khách sạn, đi nhà nghỉ ngủ với người đàn ông khác. Còn đàn ông con trai thì khỏi phải nói, bồ bịch lăng nhăng vô số kể, đĩ điếm hằng hà… Từ đó sinh ra mâu thuẩn dẫn đến ly thân, ly dị tràn lan… Một xã hội quá đỗi suy đồi đạo đức, quá đỗi sa sút hết sức trầm trọng hơn bao giờ hết.

Đứng trước thực trạng nầy chúng ta phải làm gì?!

Là người giáo dân, chúng tôi luôn ước mong rằng: Các vị chủ chăn thật sự yêu thương, thật sự quan tâm từng gia đình, từng hoàn cảnh của mỗi em, nhất là phải củng cố lại các hội đoàn cho thật vững vàng, sống động để lôi kéo, từ đó mới hướng dẫn, mới uốn nắn, dạy dỗ, cho tất cả mọi từng lớp giáo dân, đặc biết nhất là các em thiếu nhi, luôn được gần gũi với Cha, với thầy, với soeur… gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, như câu ca dao tục ngữ của Việt Nam chúng ta xưa nay đã nói.

Là người giáo dân, chúng tôi chỉ biết cầu nguyện, luôn khát khao cố làm được những việc tốt lành, nêu gương sáng bằng đời sống đức tin, để cho tất cả những người sống trong bê tha, những tâm hồn khô khan nguội lạnh biết noi theo để sửa mình, chúng tôi cũng luôn cầu xin được trở thành cây đèn cầy cháy sáng đặt trên giá, để soi rọi, để chỉ lối dẫn đường cho nhiều người và các em nhỏ khỏi phải lầm đường lạc lối…

Lạy Chúa Giêsu Kitô, sức lực của chúng con quá hèn mọn, quá yếu đuối kém cỏi, chẳng làm được gì. Chúng con kêu cầu đến danh thánh Chúa, chúng con van nài kêu xin Chúa, cho cái xấu hôm nay phải mất đi, không còn tồn tại nữa, làm cho mọi người hãy thức tỉnh để dừng lại, can đảm đứng lên, nhất là đừng làm gương xấu cho các em mà phải chung tay góp sức cùng các vị chủ chăn để giáo dục cho các em trở nên những chúng tá, những chúng nhân đích thực của Đức Kitô. Nguyện xin Chúa cho những ước nguyện của chúng con trở thành hiện thực, để cho mọi người luôn sống trong ơn nghĩa Chúa, các em nhỏ hôm nay sẽ trở thành người hữu ích cho Giáo Hội và Xã Hội mai sau. Amen.

Hải Chi

(thanhlinh.net)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn