1
06:44 +07 Chủ nhật, 28/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 177

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 173


Hôm nayHôm nay : 14495

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 357524

Tổng cộngTổng cộng : 27911808

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » GIÁO LUẬT & THẦN HỌC

Kỷ luật Thánh Lễ

Thứ hai - 25/05/2015 15:37-Đã xem: 1634
Thánh Lễ chiều thứ Bảy thay Chúa nhật: "Ai tham dự Thánh Lễ cử hành theo nghi lễ Công giáo bất cứ ở đâu, hoặc vào chính ngày lễ hay vào chiều hôm trước, thì người ấy đã chu toàn việc buộc dự lễ (GL 1248,1).
Kỷ luật Thánh Lễ

Kỷ luật Thánh Lễ

Thánh Lễ là việc thờ phượng công cộng của Giáo hội, không ai được tự tiện thay đổi, thêm bớt.

Người ta kể một chuyện vui sau đây về việc chủ tế đổi lời xức tro trong nghi lễ xức Tro đầu mùa Chay: Tại một giáo xứ rất đông dân mà chỉ có một mình cha xứ cho nên cha xứ đã nhờ một giáo dân, tạm gọi là bác Chánh giúp ngài bỏ tro trong Thánh Lễ tro. Khi cha xứ vừa chào lúc đầu lễ:
- Chúa ở cùng anh chị em.
Bác Chánh đáp to tiếng:
- Và ở cùng cha.
Ông vội hỏi thêm: Cha, cha, khi bỏ tro thì đọc câu gì vậy?
Cha xứ xì một tiếng:
- Hỏi bé thôi, hãy đọc là "Remember you are dust, and unto dust, you shall return OK?"
- OK, thưa cha.
Sau Phúc âm đến phần bỏ tro, bác Chánh nhăn nhó gãi đầu:
- Cha à, đọc làm sao rồi?
Cha xứ nhún vai:
- Oh my God, có vậy mà không nhớ sao bác Chánh, này nhé, "You are dust and shall return..."
Bấy giờ bác Chánh mới vững tâm vừa bỏ tro vừa đọc vanh vách.  Đến nửa chừng, không biết hồ nghi cách nào, bác lại ghé sát tai cha xứ:
- Cha ơi, con đọc gì mà con cũng không hiểu nữa!
Cha xứ nóng gáy nổi giận:
- Ông quì gối xuống.
Bác Chánh quì xuống, ngài vạch một thánh giá to tướng trên trán bác và căn dặn:
- Remember you are dumb, and unto dumb, you shall return...

Thánh Lễ là việc làm của Chúa Kitô, nên không thể không có một số điều thuộc kỷ luật Phụng vụ mà các linh mục hoặc giáo dân phải tuân hành. Hiến chế Phụng vụ ghi rõ: "Tuyệt đối, không ai, dù là linh mục được tự quyền thêm bớt hay thay đổi một điều gì trong Phụng vụ" (PV 22,3), vì Phụng vụ là việc của Chúa Kitô và của chung Giáo hội, nên người của Giáo hội phải tôn trọng để duy trì sự hiệp nhất này.

Xin được ghi lại đây một số điều thuộc kỷ luật Phụng vụ cần hơn:
            1. Có thể cử hành Thánh Lễ và trao Mình Thánh ngày và giờ nào cũng được, trừ những trường hợp luật Phụng vụ không cho phép" (GL 931).
            2. Linh mục không nên bỏ qua việc dọn mình xứng đáng trước khi dâng lễ và cảm ơn sau Thánh Lễ (GL 909).
            3. Thánh Lễ phải cử hành ở nơi thánh, trên một bàn thờ đã cung hiến hay đã làm phép, trừ khi, trong trường hợp riêng, nhu cầu đòi hỏi cách khác, dù vậy , trong trường hợp ấy, phải cử hành ở nơi xứng đáng. Nếu cử hành Thánh Lễ ở ngoài nơi thánh, thì cử hành trên một chiếc bàn xứng đáng, có khăn phủ bàn và khăn thánh (GL 932).
           
Thánh Lễ cho một nhóm, hoặc tại tư gia:
Theo Văn thư Actio Pastoralis Ecclesiae, ban hành ngày 15 tháng Năm năm 1969, có những lý do và qui luật cho phép tổ chức lễ cho một nhóm hội nhỏ để tĩnh tâm, nhu cầu mục vụ, gia đình tập họp, gia đình chung quanh bệnh nhân, thì Đấng Bản quyền có thể cho phép dâng lễ ngoài nơi thánh như Giáo luật qui định, nghĩa là "tại nơi xứng đáng, nhưng không tại giường ngủ", tại nhà tư, miễn là cử hành trên chiếc bàn có khăn trải sạch sẽ, tôn kính).
            4. Thánh Lễ phải được cử hành bằng bánh (làm bằng bột mì tinh tuyền), và còn mới để tránh hư mốc, và rượu (tự nhiên từ trái nho) không bị hư chua" (GL 924).
            5. Linh mục Chủ tế được tự do chỉ lễ cho bất cứ người nào còn sống hay đã qua đời" (GL 901).
            6. Trong khi cử hành Thánh Lễ, Phó tế và giáo dân không được phép đọc các lời nguyện, nhất là kinh Nguyện Thánh Thể, hay làm những công việc chỉ dành cho linh mục chủ tế" (GL 907).
            7. Nếu không có lý do hệ trọng, linh mục không được bỏ bài giảng, trong những Thánh Lễ cử hành vào Chúa nhật và lễ buộc có dân chúng tham dự" (PV 52).
(Theo Ủy ban giải thích Giáo luật khoản 767,1 cho biết: Việc giảng trong nhà thờ dành cho linh mục và phó tế, không nhường cho giáo dân nào khác).
            8. Bất cứ ai đã lãnh Bí tích Rửa tội, không bị luật cấm, đều có thể được Rước lễ (GL 912).
(Ai muốn rước lễ, phải kiêng ăn và uống, chỉ trừ nước lã và thuốc, ít là một giờ trước khi rước lễ. Linh mục nào dâng lễ 2 hay 3 lần một ngày, có thể ăn uống chút đỉnh trước lễ thứ 2 hoặc thứ 3, dù thời gian không đủ một giờ. Người cao niên, người đau yếu và cả người săn sóc bệnh nhân,  có thể được rước lễ, dù đã ăn uống chút đỉnh trong vòng một tiếng đồng hồ trước đó. (GL 919).
            9. Không được rước lễ, những người bị vạ tuyệt thông, vạ cấm sau khi hình phạt đã tuyên kết, hay tuyên bố, và những người cố tình sống trong một nặng công khai (GL 915). Ví dụ: Sống như vợ chồng không có hôn phối.
            10. Cha Sở có bổn phận canh chừng không cho các trẻ em rước lễ khi chúng chưa đủ trí khôn hoặc chưa chuẩn bị đủ (GL 914), nghĩa là chưa xưng tội lần đầu. Tuy nhiên, có thể cho trẻ em lâm cơn nguy tử rước lễ, nếu các em có thể phân biệt Mình Chúa Kitô với của ăn thông thường, và kính cẩn rước lễ (GL 913).
            11. Mỗi ngày được rước lễ một lần, nếu dự thêm lễ nữa, thì được rước lễ lần nữa (GL 917), nhưng không được rước lễ lần thứ ba cùng ngày, trừ khi rước lần thứ ba như của Ăn đàng dành cho các tín hữu lâm cơn nguy tử (GL 921, 2).
            12. Ai ý thức mình phạm tội nặng, mà chưa xưng tội trước, thì không được làm lễ hay rước lễ, trừ khi có lý do quan trọng và không có dịp tiện đi xưng tội. Trong trường hợp này, họ phải thống hối cách trọn và dốc lòng đi xưng tội sớm ngần nào có thể" (GL 916).
            13. Thánh Lễ chiều thứ Bảy thay Chúa nhật: "Ai tham dự Thánh Lễ cử hành theo nghi lễ Công giáo bất cứ ở đâu, hoặc vào chính ngày lễ hay vào chiều hôm trước, thì người ấy đã chu toàn việc buộc dự lễ (GL 1248,1).
 
* Các linh mục lưu ý thêm vài điều sau, tuy không hay xảy ra, nhưng Giáo luật đã tiên liệu:
            1. Các linh mục Công giáo không được đồng tế với các thừa tác viên của các giáo hội hay giáo đoàn không thông hiệp hoàn toàn với Giáo hội Công giáo (GL 933).
            2. Các linh mục Công giáo muốn cử hành Thánh Lễ trong một đền thờ của giáo hội hay giáo đoàn không thông hiệp hoàn toàn với Giáo hội Công giáo, đòi linh mục ấy phải có phép rõ ràng của Bản quyền sở tại, và phải đề phòng mọi gương xấu (GL 933).
            3. Khi có nhu cầu khẩn cấp, theo sự phán đoán của Đấng Bản quyền, các thừa tác viên Công giáo có thể ban các Bí tích (Thánh Thể, Sám hối, Xức dầu bệnh nhân) cho những Kitô hữu không hiệp thông đầy đủ với Giáo hội Công giáo, nhưng họ  phải tự động xin. Khi đó họ phải bày tỏ đức tin Công giáo đối với các Bí tích này, và họ phải được chuẩn bị tâm hồn đầy đủ.
Sưu tầm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn