1
15:03 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 193


Hôm nayHôm nay : 18218

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 322340

Tổng cộngTổng cộng : 27876624

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » GIÁO LUẬT & THẦN HỌC

Có cần xin lễ cho các thai nhi và các linh hồn mồ côi không?

Thứ ba - 12/04/2016 21:26-Đã xem: 3906
Hỏi : Xin cha giải đáp ba thắc mắc sau đây : 1.Có cần xin lễ cầu cho các thai nhi bị giết vì phá thai không ? 2.Có cần xin lễ cầu cho các linh hồn mồ côi không ? 3.Có cần xin lễ đời đời để cầu cho ai không ? - See more at: http://conggiao.info/co-can-xin-le-cho-cac-thai-nhi-va-cac-linh-hon-mo-coi-khong-d-34880#sthash.cQkposCq.5bkU56pb.dpuf
Có cần xin lễ cho các thai nhi và các linh hồn mồ côi không?

Có cần xin lễ cho các thai nhi và các linh hồn mồ côi không?

Trả lời : 

1. Về việc cầu nguyện cho các thai nhi :

Các thai nhi là những bào thai đã bị giết trong lòng mẹ vì phá  thai ( abortion)
 
Đây là một tội ác phạm đến điều răn thứ Năm cấm giết người của Thiên Chúa đã truyền cho con người phải tuân giữ từ thời Cựu Ước cho đến nay.
 
Sự sống là quà tặng linh thánh ( sacred gift) Thiên Chúa ban cho những người được mời sống ơn gọi gia đình để cộng tác với Chúa trong Chương Trình sáng tạo, tức là làm cho có thêm nhiều người trên trần thế này, như Chúa đã truyền cho Adam và Eva xưa kia. Lênh truyền đó như sau:

  hãy sinh sôi nẩy nở cho thật nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất.” ( St  1:28) 

Để thi hành mệnh lệnh trên của Thiên Chúa, tuyệt đối cấm sát sinh vì bất cứ lý do gì. Phải tôn trọng sự sống từ khi được thụ thai ( conception) cho đến cái chết tự nhiên ( natural death) trên giường bệnh. Do đó, phá thai là giết chết một sự sống, dù mới được hình thành trong lòng mẹ một hai tháng hay tám chín tháng.Đây là một tội ác phạm đến Thiên Chúa là Nguồn mạch sự sống của con người và mọi sinh vật trên trần thế này.
 
Vì thế, ai phạm tội phá thai hay giúp người khác phá thai có kết quả thì lập tức bị vạ tuyệt thông tiền kết ( x giáo luật số 1398) dành cho Đức Thánh Cha quyền tháo gỡ mà thôi. Nhưng đặc biệt trong Năm Thánh lòng thương xót đang diễn ra trong Giáo Hội cho đến ngày 20 tháng 11 năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép các linh muc trong toàn Giáo Hội được tha tội này cho các  hối nhân để giúp họ nhận lại tình thương của Chúa, sau  khi đã lỡ đánh mất vì phạm tội phá thai.
 
Riêng đối với các thai nhi bị giết, thì chắc chắn các thai nhi này hoàn toàn vô tội vì chưa được sinh ra , lớn lên và có thể phạm tội được. Tuy nhiên, chúng vẫn  phải  chịu hậu quả của tội  nguyên tổ do  Adam và Eva để lai, nhưng không được rửa tội để tẩy xóa hậu quả này  thì đó hoàn toàn không phải lỗi của chúng. Đó là  lỗi của  kẻ đã giết chúng, không cho chúng cơ hội được  sinh ra để được rửa tội. Vì  không phải là  lỗi của chúng, nên chắc chắn Chúa cũng không thể bắt lỗi các thai nhi bị giết về sự thiếu sót  ngoài ý muốn này .
 
Vả lại, xin lễ chỉ có giá trị xin tha các hình phạt hữu hạn ( temporal punishment ) cho các linh hồn đang còn được thanh lọc trong Luyên Tội ( Purgatory) chứ không có giá trị tha tội Tổ Tông và các tội cá nhân cho người còn sống hay đã qua đời.. Như vậy,  càng không có lý do để xin lễ cầu cho các thai nhi.
 
Các thai nhi bị giết oan uổng này chắc chắn vẫn được cứu rỗi nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô.  Cho nên, ta không  cần phải  lo cho phần rỗi của chúng , để phải xin lễ cầu cho chúng,  như nhiều người không am hiểu đang làm. Tôi quả quyết là các thai nhi bị giết oan uổng nên  được Chúa thương xót  nhiều hơn để đón nhận vào chốn an nghỉ đời đời với Người. Kẻ có tội là những ai đã xin phá thai hay giúp người khác phá thai có kết quả. Các thai  nhi là những nạn nhân đáng thương của những  kẻ  vô tâm ,vô luân đã giết hại chúng, khiến chúng không có cợ hội được sinh ra làm con người trên trần thế này.. Như thế, không cần phải xin lễ cầu cho chúng.
 
Các linh mục có bổn phận giải thích cho giáo dân để đừng nhận tiền xin lễ cầu cho các thai nhi như người ta đã và đang  làm ở nhiều nơi.Thực hành này hoàn toàn không hợp lý xét theo đức tin, giáo lý và thần học  của Giáo Hội.

2. Có linh hồn nào mồ côi không ?

Khi nói linh hồn mồ côi là nói theo suy nghĩ của người đời. Tức là nói đến các linh hồn không  có thân nhân còn sống để cầu cho người thân đã mất.
 
Nhưng thực tế là Giáo Hội vẫn cầu xin cho mọi tín hữu đã ly trần trong mọi Thánh Lễ, dù không có ai xin lễ cầu cho các linh hồn này.
 
  Sau  đây là bằng cớ cụ thể :
 
Trong các Kinh Nguyện Tạ Ơn ( Thánh Thể) I, II, III,và IV đọc trong Thánh Lễ, Giáo Hội hằng ngày cầu chung cho các tin hữu đã ly trần như sau:
 
   “ Xin Chúa cũng nhớ  đến  anh  chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã y trần trong tình thương của Chúa’

Xin cho hết thẩy được vào hưởng ánh sáng tôn nhân Chúa…” ( KNTT II) 

Dù không có ai xin lễ, thì linh mục vẫn đọc lời cầu xin trên đây để cầu cho tất cả mọi tín hữu đã ly trần, tuy  không có ai xin lễ cầu cho họ..
 
Nếu có ai xin lễ cầu cho linh hồn nào,  thì có thêm lời nguyện riêng như sau:
 
  “ Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là …. mà ( hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa. Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa  thì cũng được sống lại như Người.”
 
Như thế rõ ràng cho thấy là Giáo Hội không chỉ cầu nguyện riêng cho những linh hồn có thân nhân còn sống xin lễ cầu cho, mà còn cầu nguyện chung cho hết mọi tín hữu đã ly trần trong đó có những linh hồn không có thân nhân còn sống  xin lễ cầu cho.Nghĩa là không có linh hồn nào được coi là “ mồ côi” vì không có ai cầu nguyện cho  cả.
 
Tóm lại, ai có lòng tốt xin lễ cầu cho các linh hồn đã ly trần thì đó là việc bác ái đáng khuyến khích. Nhưng  đừng nói xin cầu cho các “linh hồn mồ côi”, vì thật ra không có linh hồn nào bị coi là mồ côi đúng nghĩa  trong kinh nguyện của Giáo Hội

3. Về việc xin lễ đời đời :

Vấn đề này tôi đã đôi lần nói đến. Nay xin được nhắc lại như sau:
 
Trước hết, từ ngừ “đời đời” (eternal)  được dùng trong Giáo Hội để chỉ:

a. trước hết tình trạng ơn phúc vĩnh cửu với Chúa trên Thiên Đàng

b. hay phải xa cách Chúa vĩnh viễn trong nơi gọi là hỏa ngục (hell). 

. Các linh hồn đang được hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng , thì không cần ai cầu nguyện cho nữa. Ngược lại, linh hồn  nào đã xa lìa Chúa vĩnh viễn trong hỏa ngục thì không ai có thể  làm gì để cứu giúp được nữa, vì không có sự hiệp thông nào giữa các Thánh ở trên trời, hay giữa  các tín hữu còn sống trên trần gian với các người đã xa lìa Chúa trong hỏa ngục. (x SGLGHCG số 954-55, 1033).
 
Như vậy xin lễ đời đời để cầu cho ai ?
 
Không cần cầu cho các Thánh ở trên Thiên Đàng mà cũng không thể giúp ích gì cho các linh hồn trong hỏa ngục như đã nói ở trên.Chỉ còn các linh hồn trong Luyện tội mới cần được giúp đỡ của các Thánh  trên Thiên Đàng và các tín hữu còn sống  trên trần gian mà thôi.
 
Nhưng các linh hồn  này  chỉ ở Luyện tội  có thời hạn thôi,  chứ  không ở đây vĩnh viễn  đời đời , như những người đã xa lìa Chúa trong  hỏa ngục.
 
Như vậy,  không cần phải  xin lễ đời đời cầu cho các linh hồn trong Luyện Tội vì không ai phải ở đây đời đời như các người trong chốn hỏa ngục.
 
Vả lại, ai có thể sống đời đời trên trần gian này để dâng lễ đời đời cho người khác ? Nhà Dòng nào , linh mục nào có thể  “ sống đời đời” để dâng lễ đời đời cho ai để hưởng bổng lễ cao của người xin Lễ ???
 
Như thế, rõ ràng đây  là việc làm  lừa dối  và sai lạc giáo lý chỉ vì mục đích  kiếm tiền mà thôi. Không ai ngăn cấm hay giới hạn việc xin lễ cầu cho các linh hồn đã ly trần. Nhưng không thể đặt ra cái gọi là “lễ đời đời” với bổng lễ cao ( có nơi đòi 20,000 hay  30,000 dollars )   của người giáo dân không am hiểu giáo lý của Giáo Hội về việc cầu cho người đã ly trần. Bao lâu con cháu hay thân nhân của người quá cố còn sống, thì cứ cầu nguyện và xin lế cầu cho thân nhân đã ly trần, vì không ai biết được linh hồn nào  đã được vào Thiên Đàng rồi  hay đã xa lìa Chúa trong hỏa ngục, hoặc đang còn phải thanh lọc trong Luyện Tội. Do đó, cứ xin lễ cầu cho các người đã ly trần, nhưng không thể  xin lễ đời đời để cầu cho các linh hồn nơi luyện tội,  vì các linh hồn không ở đây đời đời mà chỉ ở có thời hạn theo sự công bằng Chúa đòi hỏi mà thôi.
 
Cũng liên quan việc xin lễ cầu cho người quá cố, phải nói rõ môt lần nữa là  tiền bạc không bao giờ có thể mua được Nước Thiên Đàng cho ai.Chúa không bao giờ luận phạt hay ban phúc cho ai vì có người đã bỏ ra nhiều tiền để xin lễ hay dâng cúng vào nhà thờ, nhà Dòng ... Tiền xin lễ  chỉ giúp ích cho các  linh mục dâng lễ,  chứ không ảnh hưởng gì đến việc phán xét của Chúa cho một hay nhiều linh hồn. Xin nhớ kỹ điều này để đừng ai lầm tưởng là bỏ nhiều tiền ra xin lễ, xin cầu nguyện thì được ích lợi thiêng liêng nhiều  hơn người nghèo không có tiền xin lễ.
 
Nếu một người, khi còn sống đã thực tâm yêu mến Chúa, yêu thương tha nhân, thực thi công bằng, bác ái và đã ra đi trong ơn nghĩa Chúa, thì dù không có ai cầu nguyện cho, thì cũng không thiệt thòi gì về phần rỗi.Ngược lại, một người đã bỏ quên Chúa  để  chạy theo những quyến rũ của thế gian và ma quỷ và không biết ăn năn sám hối trước khi chết, thì dù cỏ ai bỏ ra hàng triệu đô la xin lễ cầu cho thì cũng vô ích mà thôi. Chắc chắn như vậy.
 
Như thế, ai gây cho người khác ngộ nhận là bỏ ra nhiều tiền xin lễ, xin cầu nguyện thì linh hồn được mau vào hưởng Thánh Nhan Chúa,  hơn là không có tiền xin lễ. Gây ngộ nhận như vậy, để lấy nhiều tiền xin lễ của giáo dân   là phạm tội “mại thánh=simonia” theo giáo lý và giáo luật của Giáo Hội.( x. Giáo luật số 1380) .
 
Tội mại thánh là  tội vô tình hay cố ý lấy tiền của ai để  ban một bí  tích hay dâng lễ cầu cho ai.( giáo luật trên đây). Do đó, linh mục không được phép đòi tiền ai để rửa tội, giải tội, sức dầu hay  chứng hôn phối, hoặc cử hành lễ nghi an táng.
 
Nhưng nếu thân nhân  người nhận các bí tích hay thánh vụ nói trên tự ý  tặng tiền cho, thì  được phép nhận. Lại nữa,  linh mục chỉ được phép nhận bổng lễ ( mass stipend) theo qui định của giáo quyền địa phương, ( ở Tông Giáo Phận Galveston-Houston, tiền xin lễ qui định là 5 dollars mỗi thánh lễ)  chứ không được phép đòi bổng lễ cao hơn mức qui định, hay từ chối dâng lễ vì có bổng lễ thấp. Thêm nữa, nếu người xin lễ không có tiền xin lễ,  thì linh mục vẫn được mong đợi dâng lễ cho người ta, dù không có bổng lễ ( tiền xin lễ) ( x. giáo luật số 945&2)
 
Tóm lại, linh mục không  được  lợi dụng thánh chức của mình để làm tiền ai trong bất cứ trường  hợp nào.Ai vi phạm thì bị coi là phạm tội mại thánh, vì đã biến việc phục vụ  thiêng liêng của mình thành hoạt động thương mại trần thế.
 
Ước mong  những giải đáp trên thỏa mãn các câu hỏi đặt ra.
 
Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
---------------------------------------------------------------------------------------


Hỏi: Thưa cha, con muốn biết liệu người ta có thể xin các ý lễ khác ngoài ý cầu cho người chết không; thí dụ, xin Chúa chúc phúc cho một hiệp hội, một việc tông đồ, hoặc vượt qua một cơn trầm cảm, v.v.? - S. L, Rôma, Ý.

Đáp: Câu trả lời ngay lập tức cho câu hỏi này là "được"; linh mục có thể dâng lễ với các ý lễ khác ngoài ý cầu cho người chết. Tuy nhiên, thật là đáng giá để nói rõ thêm vấn đề này.

Bất cứ khi nào Thánh Lễ được cử hành, có ba loại hoa trái phát sinh từ việc cử hành này: ý cầu tổng quát (cho toàn thể Giáo Hội), ý đặc biệt hoặc thừa tác (cho ý của linh mục như là thừa tác viên), và ý cá nhân (cho mỗi tín hữu, bao gồm cả các linh mục, những người tham dự Thánh lễ, mỗi người theo ý của mình).

Ý lễ, mà vì đó linh mục nhận một bổng lễ, không phải là ý riêng của ngài, nhưng là ý của ngài với tư cách là linh mục, nghĩa là thừa tác viên Thánh lễ. 

Chắc chắn, khi một linh mục chấp nhận một bổng lễ để cử hành Thánh lễ, ngài cam kết cử hành Thánh lễ theo ý của người xin lễ. Sự công bằng đòi hỏi rằng ngài thực sự cử hành Thánh lễ theo ý đó. Để làm như vậy, ngài phải thực hiện một số hành động của việc cử hành cá nhân, ít nhất thống nhất ý lễ của ngài với ý của người xin lễ.

Ý lễ này là thường cầu cho linh hồn người đã qua đời, nhưng cũng có thể theo ý cá nhân của người còn sống. Trong thực tế, bất kỳ ý tốt lành và thánh thiện nào cũng có thể là đối tượng của một ý xin lễ.

Trong Sách Lễ Rôma, Giáo Hội đưa ra một số thí dụ về các ý lễ ngoài ý cầu cho người chết.

Trước hết, điều này được thực hiện trong các Thánh Lễ nghi lễ, mà trong đó thường ý của chủ tế là dành cho những người được rửa tội, thêm sức, kết hôn, truyền chức, lãnh bí tích bệnh nhân, khấn Dòng, nhận tác vụ.

Thứ đến, có một loạt các ý lễ, được tìm thấy trong các Thánh Lễ cho các nhu cầu khác nhau. Các Thánh Lễ được cử hành cho Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng hay Giám mục địa phương, cho cuộc bầu chọn các vị trong thời Trống Tòa, cho một Công đồng hoặc một Thượng Hội đồng, cho các linh mục và chính linh mục đang cử hành, cho các thừa tác viên, cho ơn gọi, cho giáo dân vào ngày kỷ niệm lễ cưới, cho việc truyền chức hoặc khấn Dòng, cho sự hiệp nhất các Kitô hữu, cho sự hòa giải, cho các Kitô hữu bị bách hại và cho các kẻ áp bức họ.

Ngoài ra, còn có một loạt các ý dân sự, chẳng hạn cầu cho quốc gia, cho những người giữ chức vụ công cộng, cho thời gieo hạt và thời thu hoạch mùa màng, cho hòa bình và công lý và trong thời chiến. Một số ý lễ nói đến các hiện tượng thiên nhiên như động đất và bão táp.

Một loạt các ý lễ khác là cho việc tha tội, khiết tịnh, từ thiện, người thân, kẻ bị bắt giữ, tù nhân, người bệnh, người sắp chết, cho sự chết lành và cho sự tạ ơn.

Có một công thức Thánh lễ tổng quát gọi là “cầu cho mọi nhu cầu”.

Tôi nghĩ rằng một điều cần đề cập đến là rằng, một linh mục cử hành bất kỳ Thánh Lễ nào được nêu ra trên đây, có thể nhận một bổng lễ cho một ý lễ hoàn toàn khác. Tương tự, một linh mục có thể có một trong các ý trên và không cử hành công thức Thánh lễ thích hợp. Thí dụ, một người có thể xin linh mục cử hành một "Thánh lễ cầu cho ơn gọi" vào một ngày, mà trong đó phụng vụ không cho phép loại cử hành ấy, chẳng hạn vào một ngày Chúa Nhật hoặc trong Mùa Chay.

Điểm tôi muốn làm rõ ở đây là rằng, việc Sách Lễ cung cấp một sự lựa chọn rộng rãi của các công thức chứng minh rằng phạm vi của ý lễ là rất rộng thực sự. Như tôi đã đề cập ở trên, người Công Giáo có thể xin lễ cho bất cứ ý nào đáng xin trong thực tế, hoặc ý tốt lành và thánh thiện. Các thí dụ của Sách Lễ cũng cho thấy các loại ý lễ nào có thể được coi là tốt lành và thánh thiện.

Vì lý do này, có thể có những trường hợp khi một linh mục đã nhẹ nhàng từ chối một ý lễ cụ thể, ngay cả khi ý được xin trong thiện ý, và có thể là đối tượng của lời cầu nguyện cá nhân. Chẳng hạn, việc xin lễ cho một đội bóng mình yêu thích được thắng giải đấu là một ví dụ. Người ta có thể tưởng tượng tình huống khó xử, nếu linh mục ấy cũng được một người khác xin lễ cầu cho đội bóng đối thủ của đội bóng trên được thắng giải.
 
Nguyễn Trọng Đa

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn