1
02:14 +07 Thứ tư, 24/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 44


Hôm nayHôm nay : 1359

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 247158

Tổng cộngTổng cộng : 27801442

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » GIÁO LUẬT & THẦN HỌC

Công đồng Vaticanô II và những đổi thay trong thánh lễ (P1)

Thứ ba - 05/07/2016 14:59-Đã xem: 3067
Hội nhập văn hóa: như đã từng hiện hữu các nền phụng vụ khác nhau ở Âu châu, bắc Phi, Tiểu Á và Trung Đông trong những thế kỷ đầu tiên của lịch sử Kitô giáo, Công đồng Vaticanô II cũng muốn sự đa dạng trong thực hành Phụng vụ bằng cách thích ứng phụng vụ với các nền văn hóa và truyền thống của các dân tộc khác nhau khắp thế giới (PV 37-40) khi cử hành các Bí tích Khai tâm (PV 65), Hôn nhân (PV 77), An táng (PV 81), Nghi thức Thống hối (PV 110) cũng như xây dựng Năm Phụng vụ (PV 107), âm nhạc (PV 119) và nghệ thuật (PV 123).
Công đồng Vaticanô II và những đổi thay trong thánh lễ (P1)

Công đồng Vaticanô II và những đổi thay trong thánh lễ (P1)

1. Công đồng Vaticanô II

Trong Công đồng Vaticanô II , một trong những văn kiện ra đời sớm nhất chính là Hiến chế Phụng vụ thánh (PV) được ban hành vào tháng 12 năm 1963. Từ chương II cho đến chương VII, Hiến chế Phụng vụ bàn về Hy Lễ Tạ Ơn, các Bí tích và Á Bí tích, Kinh Thần vụ, Năm Phụng vụ, Thánh nhạc, Nghệ thuật thánh và Dụng cụ thánh.

Bảy khái niệm căn yếu được trình bày trong Hiến chế Phụng vụ là:

1] Mầu nhiệm Vượt Qua: được sử dụng như một cách thức để mô tả công trình cứu độ của Chúa Kitô và sự tham dự của các tín hữu vào mầu nhiệm này qua phụng vụ;

2] Phụng vụ là “nguồn mạch và chóp đỉnh” của đời sống Hội Thánh (PV 10);

3] Sự tham dự phụng vụ cách trọn vẹn, tích cực và ý thức (PV 14);

4] Tính cách Giáo hội học hay cộng đồng của phụng vụ: Phụng vụ là hành động của Giáo hội xét như toàn thể, thông thường liên quan đến một cộng đồng chứ không có tính cách riêng tư hay của cá nhân; kính trọng chức tư tế cộng đồng của các tín hữu mặc dầu khác biệt với chức tư tế thừa tác về bản chất; các tín hữu cùng dâng lễ với linh mục, họ tham gia vào phụng vụ với vai trò là tác viên phụng vụ hay như tín hữu trong cộng đồng (PV 29; 48; 53) chứ không dành một vinh dự đặc biệt cho cá nhân hay tầng lớp dân chúng nào (PV 32); tính cách Giáo hội này được thể hiện rõ nét tại Giáo hội địa phương khi các tín hữu và hàng giáo sĩ quy tụ chung quanh vị giám mục của họ trong buổi cử hành phụng vụ;

5] Hội nhập văn hóa: như đã từng hiện hữu các nền phụng vụ khác nhau ở Âu châu, bắc Phi, Tiểu Á và Trung Đông trong những thế kỷ đầu tiên của lịch sử Kitô giáo, Công đồng Vaticanô II cũng muốn sự đa dạng trong thực hành Phụng vụ bằng cách thích ứng phụng vụ với các nền văn hóa và truyền thống của các dân tộc khác nhau khắp thế giới (PV 37-40) khi cử hành các Bí tích Khai tâm (PV 65), Hôn nhân (PV 77), An táng (PV 81), Nghi thức Thống hối (PV 110) cũng như  xây dựng Năm Phụng vụ (PV 107), âm nhạc (PV 119) và nghệ thuật (PV 123).      

6] Đổi mới các sách phụng vụ, âm nhạc, nghệ thuật và các vật dụng trong phụng vụ (PV 61-82; 83-93; 111-128);

7] Giáo dục và huấn luyện phụng vụ cho mọi thành phần dân Chúa, trước nhất là cho hàng giáo sĩ và tu sĩ (PV 15-19; 33; 44-46; 56; 115; 127).

Điều quan trọng nhất trong tất cả Hiến chế Phụng vụ chính là hoa trái của số 28:

Là thừa tác viên hay là tín hữu, trong các việc cử hành phụng vụ, mỗi người khi chu toàn phận vụ, chỉ thi hành trọn những gì thuộc lãnh vực mình tùy theo bản chất sự việc và những quy tắc phụng vụ1

Tuy nhiên, một trong những từ khóa của Hiến chế Phụng vụ là THAM DỰ. Có thể nói sự tham dự tích cực của các tín hữu vào cử hành phụng vụ là mục tiêu của toàn bộ cuộc cải cách phụng vụ của Công đồng Vaticanô II đến độ tất cả 7 chương của Hiến chế Phụng vụ đều sử dụng từ THAM DỰ và nó được nhắc đi nhắc lại đến 26 lần, đặc biệt trong những đoạn sau :

Mẹ Giáo hội tha thiết ước mong toàn thể các tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành Phụng vụ cách trọn vẹn ý thức và linh động. Việc tham dự ấy do chính bản tính phụng vụ đòi hỏi; lại nữa, nhờ Phép

Rửa tội, việc tham dự phụng vụ trở thành quyền lợi và bổn phận của dân Kitô giáo, “là dòng giống được lựa chọn, là tư tế vương giả, là dân thánh, là con dân được tuyển chọn” (1P 2,9; x. 2,4-5). Trong việc canh tân và cổ võ phụng vụ thánh, cần phải hết sức để tâm đến việc tham dự trọn vẹn và linh động của toàn dân: vì phụng vụ là nguồn mạch trước tiên và thiết yếu, từ đó các tín hữu phải múc lấy tinh thần Kitô giáo đích thực. Vì thế, nhờ việc huấn luyện cần thiết, các mục tử chăn dắt các linh hồn phải nhiệt tâm tìm đạt được điều đó trong mọi hoạt động phụng vụ (PV 14).

Giáo hội hằng bận tâm lo cho các Kitô hữu tham dự vào mầu nhiệm đức tin ấy, không như những khách bàng quan, câm lặng, nhưng là những người thấu đáo mầu nhiệm đó nhờ các nghi lễ và kinh nguyện: họ tham dự hoạt động thánh một cách ý thức, thành kính và linh động: họ được đào tạo bởi Lời Chúa; được bổ sức nơi bàn tiệc Mình Chúa; họ tạ ơn Chúa; và trong khi dâng lễ vật tinh tuyền, không chỉ nhờ tay linh mục mà còn liên kết với ngài, họ tập dâng chính mình; và ngày qua ngày, nhờ Chúa Kitô Trung Gian 3, họ được tiêu hao trong tình kết liên với Thiên Chúa và với nhau, để cuối cùng Thiên Chúa trở nên mọi sự trong mọi người (PV 48).

  Những thay đổi trong phụng vụ để lôi kéo các tín hữu “tham dự một cách trọn vẹn ý thức và linh động” là: 1] Sử dụng tiếng mẹ đẻ trong phụng vụ. Nhờ vậy, người tham dự không những dễ dàng hiểu được những gì diễn ra trong cử hành mà còn giúp họ có thể đáp lại và cầu nguyện chung với chủ tế. Điều này đòi hỏi Hội đồng Giám mục các nước phải chuyển dịch các bản văn phụng vụ ra ngôn ngữ địa phương mình (PV 36; 54) ; 2] Đưa bàn thờ tách biệt khỏi bức tường đầu cung thánh hầu vị tư tế có thể cử hành thánh lễ đối diện với cộng đoàn dân chúng cũng như tái thiết lập một cuộc đối thoại thực sự giữa chủ tế và các tín hữu tham dự như đã thực hành trong những vương cung thánh đường ở Rôma cổ xưa; 3] Cho phép các tín hữu công bố Lời Chúa thay vì vị tư tế đứng tại bàn thờ và đọc cả hai Bài đọc Sách Thánh. Do vậy các Bài đọc được lấy ra khỏi Sách Lễ để đưa vào cuốn Sách Bài đọc và Sách Phúc Âm (PV 33; 35). 

Để thực hiện những cải cách của Công đồng Vaticanô II, trước khi kết thúc Công đồng vào tháng 12 năm 1965, đầu năm 1964, Đức Phaolô VI đã thiết lập một Ủy ban gồm 50 Hồng y và Giám mục. Ủy ban này giám sát công việc của các nhóm chuyên viên Phụng vụ khắp nơi trên thế giới. Nhờ vậy, vào thứ Năm Tuần thánh (ngày 3 tháng 4 năm 1969), Đức Thánh cha Phaolô VI đã có thể công bố Tông hiến Missale Romanum; Nghi thức Thánh Lễ (6.4.1969); Thứ tự các Bài đọc Kinh Thánh (25.5.1969) và Sách Bài đọc (30.9.1970); toàn văn Sách Lễ Rôma (26.3.1970). Đến năm 1975, Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích công bố ấn bản mẫu thứ II của Sách Lễ Rôma.

Năm 2001, Đức Gioan Phaolô II đã ban hành tài liệu Liturgiam Authenticam, trong đó chứa đựng những chỉ dẫn mới về việc chuyển dịch các bản văn dùng trong phụng vụ từ tiếng Latinh sang các ngôn ngữ khác, thay vì theo phương pháp tương đương năng động như trước thì dịch theo lối tương đương hình thức nhiều hơn. Gần đây nhất, ấn bản mẫu thứ III của Sách Lễ Rôma mới ra đời năm 2002 mà lẽ ra đã phải được xuất bản từ đầu năm 20002. So với ấn bản mẫu thứ II, bản mới lần này không có gì khác biệt lớn mà chỉ là bổ sung đôi chút.

(còn nữa)

Lm Giuse Phạm Đình Ái, Dòng Thánh Thể

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn