1
20:16 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 203

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 200


Hôm nayHôm nay : 30096

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 334218

Tổng cộngTổng cộng : 27888502

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

Tâm thư tống thống Abraham Lincoln gửi thầy giáo của con trai ông nhân ngày khai trường

Thứ sáu - 23/09/2016 08:03-Đã xem: 2479
Bạn thấy không, sau tất cả những hiểu lầm và hành động của mình, cậu bé đã có tất cả nhờ đức hy sinh… Cuộc sống có câu: “Hãy cho đi thứ bạn có, rồi bạn sẽ được đền bù xứng đáng”.



TÂM THƯ TỔNG THỐNG ABRAHAM LINCOLN
GỬI THẦY GIÁO CỦA CON TRAI ÔNG NHÂN DỊP TỰU TRƯỜNG

 
Thưa thầy,
 
Con trai tôi bắt đầu đi học hôm nay. Từ đây, bắt đầu một hành trình hoàn toàn mới và lạ lẫm nên mong thầy sẽ nhẹ nhàng dạy bảo cháu. Hành trình đó có thể đưa cháu đến những vùng đất xa xôi,  qua chiến tranh khốc liệt, qua bi kịch và cả nỗi đau. Để đứng vững suốt hành trình này cháu sẽ cần đến đức tin, tình yêu và lòng can đảm.
 
Và vì thế, thưa thầy, xin ông hãy cầm tay chỉ dạy cháu những điều cháu phải biết, một cách kiên nhẫn nhất có thể.
 
Xin hãy dạy cháu rằng; trong mọi thế lực đối địch, luôn có một người bạn.
 
Xin hãy dạy cháu rằng đàn ông không là tất cả và vì thế không phải lúc nào họ cũng đúng.
 
Xin hãy dạy cháu rằng bên trong một kẻ vô dụng, vẫn có thể là một anh hùng, bên trong một chính trị gia ôm đồm có thể là một lãnh đạo tận hiến.
 
Hãy dạy cho cháu giá trị của 10 xu kiếm được, sẽ hơn hẳn 1 đồng đô la được ban cho. Và trong các kỳ thi, xin dạy cháu biết thà bị rớt vẫn danh dự hơn là thi gian.
 
Xin hãy dạy cháu biết tận hưởng niềm vui chiến thắng khi xứng đáng và đón nhận sự thất bại trong danh dự.
 
Xin hãy dạy cháu khiêm cung với người yếu và cứng rắn với kẻ trịch thượng.
 
Xin hãy dạy cháu tránh xa ồn ào đố kỵ cũng như cách tìm niềm vui trong thầm lặng.
 
Nếu có thể, xin hãy dạy cháu cách mỉm cười với nỗi buồn và đừng lấy làm hổ thẹn khi rơi lệ.
 
Xin hãy dạy cháu nhận ra vinh quang từ thất bại cũng như sự thất vọng cũng có thể đến từ sự thành công.
 
Xin hãy dạy cháu cách chế giễu kẻ a dua và cẩn trọng với những cạm bẫy đường mật.
 
Xin hãy dạy cháu sự quý giá từ kiến thức trong sách vở, nhưng cũng biết dành thời gian để thưởng ngoạn vẻ đẹp của những đàn chim tung cánh trên trời, những chú ong vi vu trong nắng và những bông hoa nở rộ trên những quả đồi xanh ngát.
 
Xin hãy dạy cháu vững tin vào ý tưởng của bản thân ngay cả khi mọi người cho rằng nó không đúng.
 
Xin hãy tiếp thêm sức mạnh để cháu không hùa theo đám đông chỉ vì mọi người đều làm thế.
 
Xin hãy dạy cháu lắng nghe tất cả mọi người, nhưng hãy sàng lọc bằng tư duy chân lý và hành xử theo sự thật.
 
Xin hãy dạy cháu sẵn sàng bán tài năng và trình độ của mình cho người trả giá cao nhất nhưng đừng bao giờ ra giá cho trái tim và tâm hồn mình.
 
Xin hãy dạy cháu mạnh mẽ để không sa ngã và kiên trì để trở nên dũng cảm.
 
Xin hãy dạy cháu mặc kệ đám đông cuồng nộ và đứng thẳng để bảo vệ lẽ phải.
 
Xin hãy dạy dỗ ân cần nhưng đừng nuông chiều cháu. Bởi chỉ có sự nghiêm khắc mới tạo nên những con người trưởng thành.
 
Hãy dạy cho cháu tin tưởng tuyệt đối vào chính mình, bởi điều ấy giúp cháu tin vào đồng loại và tín thác vào Thượng Đế.
 
Dẫu biết yêu cầu này là quá sức, nhưng xin thầy hãy cố gắng làm những gì tốt nhất cho cháu. Cháu là một người tốt và cháu là con trai tôi.
 
Abraham Lincoln
Nguyễn Thanh Tòng (Chuyển ngữ)

 



GIÁO LÝ NHÂN BẢN CHO TRẺ EM

 

 LỜI NGỎ

Chúa không muốn cho loài vật làm thánh mà Ngài chỉ muốn “ Người ” nên thánh. Nói cách khác, muốn làm thánh, trước hết phải làm người có nhân cách.

Tập “ Nhân Bản Dành Cho Trẻ Em ” này chỉ mong gợi ý giúp người có trách nhiệm giáo dục kẻ khác thêm chu đáo hơn. Cụ thể trong mỗi giời cầu nguyện của gia đình, người lớn nên lấy một điều nhắc nhở cho trẻ, trong một năm những điều trong tập này được nhắc đến ba lần, hy vọng nhờ thế sẽ tạo nên một cộng đoàn sống đầm ấm, hạnh phúc, vui tươi hơn.
 

Bài 1 : ĂN UỐNG

1/1 : Khi sắp bàn ăn, trong mỗi đĩa ( tô ) đựng thức ăn, có để sẵn một dụng cụ ( muỗng, đũa, muôi, dao...) để mỗi người tự lấy món ăn cho mình. Tránh dùng đũa đang ăn nhúng vào các món ăn để dùng chung. “ Dù ăn, dù uống, dù làm bất cứ việc gì anh em hãy làm mọi sự để tôn vinh Thiên Chúa” ( 1Cr 10, 31 ).

2/1 : Không gắp món ăn cho người khác, vì có khi họ không thích món đó mà cứ ép, thì quả là bất lịch sự ! Tốt nhất, muốn mời ai dùng món gì thì đưa ngửa bàn tay ra vừa mời, vừa giơ món ăn đó : hoặc nâng đĩa món ăn ấy đưa về phía người muốn mời. “ Muốn người ta làm gì cho mình thì mình hãy làm điều điều đó cho người ta” ( Mt 7, 12 ).

“ Tôi là hương thơm của Đức Kitô dâng kính Thiên Chúa tỏa ra giữa những người được cứu độ, cũng như giữa những kẻ bị hư mất” ( 2Cr 2, 15 ).

3/1 :  Muốn nhờ ai lấy cơm vào chén giúp mình, thì đừng nên đưa chén lúc người ta đang lấy thức ăn, hoặc người ta đang và cơm vào miệng. Nhớ mình phải bỏ đũa xuống, và hai tay đưa cho người lấy cơn giúp, lúc nhận lại cũng phải đón bằng hai tay.

4/1 : Người lấy cơm, không lấy cơm đầy miệng chén, vì người dùng có khi họ còn chan canh vào. Noi gương Mẹ Maria : đoàn ý người khác để phục vụ ( Lc 1, 39. Ga 2, 4 ).

5/1 :  Nếu chủ nhà đến giờ cơm, mà thiết tha mời ta dùng bữa - khi ta không được mời trước, thì chỉ nên ăn một chén cho vui lòng chủ.

6/ 1 : Không được rời khỏi bàn ăn khi mọi người còn đang dùng bữa. Trừ khi có việc cần thì nêu lý do rồi mới được đi.

7/1 : Phải dùng bữa chung trong gia đình, ít là một bữa trong ngày. “ Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau” ( Tv 133/132, 1 ).

8/1 : Không cáo tôi nhau trong bữa ăn.

9/1 : Không chê món ăn trong bữa ăn.

10/1 : Khi lấy món ăn đầu tiên trong đĩa, thì đừng chọn miếng ngon nhất cho mình. “ Mỗi người đừng tìm lợi riêng cho mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác” ( Pl 2, 4 ).

11/1 : Không khích nhau uống rượu, làm hại nhân cách người uống, làm hại kinh tế chủ tiệc.

12/1 : Đến bữa ăn, người lớn nhất chưa ăn, người nhỏ không được tự ý ăn trước, trừ khi đã có lệnh.

13/1 : Để món ăn lại cho người sau, phải luôn luôn lấy ra đĩa riêng cất đi, không bao giờ lại để món ăn trên đĩa ( tô ) đã dùng rồi.

14/1  Nếu đến giờ dùng bữa, mà ta đang còn làm giở chuyện gì, thì cũng phải bỏ đó mà cùng vào bàn, trừ khi có việc cần gấp, thì ta nên nói lý do.

15/1 : Khi xỉa răng, nên dùng ngón cái và ngón trỏ cầm tăm, ba ngón còn lại để che miệng. Không nên móc thức ăn trong răng rồi đưa lên mũi ngửi. Không nhổ thức ăn dính trong răng xuống đất mà nên kín đáo để vào khăn ăn ( nếu có ), hoặc bỏ vào chén của mình.

 

Bài 2 : KHÁCH ĐẾN NHÀ

 

1/2  : Đứng lên chào khách khi khách đến nhà.

2/2 : Giữ chó, dù con vật hiền lành, nhưng cũng không nên để nó đến gần khách, làm người khách sợ.

3/2 : Nên mặc y phục lịch sự để tiếp khách, nếu khách đến bất ngờ mà ta ăn mặc xoàng xĩnh thì phải xin lỗi khách.

4/2 : Không đứng ( ngồi ) nghe khách nói chuyện với ai trong nhà.

5/2 : Chủ nhà kéo ghế ra mời khách ngồi.

6/2 : Khi ngồi ghế, tránh ngửa ra đằng phía sau hay đu đưa ghế, chủ nhà rất xót xa vì sợ ghế gãy.

7/2 : Khách đứng lên về, khách tự đưa ghế lại chỗ cũ.

8/2 : Chỉ cho khách nơi rửa mặt, nhà vệ sinh, lấy dép, lấy khăn mặt sạch, xà bông cho khách, nếu khách ở chơi lâu.

9/2 : Ai rót nước mời khách ? Nếu nhà không có ai khác ngoài ta với khách, thì ta lấy nước mời khách. Khi có người khác trong nhà, thì ta có thể nhờ người ấy làm việc này ( nếu người đó là cấp dưới ta ). Nhớ chủ nhà nên nâng ly uống trước đồng thời mời khách dùng.

10/2 : Giới thiệu khách cho những người trong nhà trước ( nếu là khách lạ ). Sau đó giới thiệu người trong nhà cho khách  : từ lớn đến nhỏ.

 

Bài 3 :  KHI TA ĐẾN NHÀ AI

 

1/3 : Ấn chuông, hay gõ nhẹ cửa, đợi chủ nhà mời mới bước vào, dù cửa nhà không đóng.

2/3 ; Không tự xông xáo mọi nơi trong nhà, khi chủ nhà chưa mời đến.

3/3 : Đến nhà ai, không tự ý hái trái cây, hái hoa, hay xin cái náy, muốn đồ kia.

4/3 : Nếu đến nghỉ nhà người ta lâu, trước khi về phải dọn dẹp phòng cho ngăn nắp, sạch sẽ.

 

Bài 4 :  SỐNG TRONG CỘNG ĐOÀN

 

1/4  : Trọng của cộng đoàn hơn của riêng, việc chung hơn việc cá nhân.

2/4 :  Quyền lợi người yếu hơn người mạnh, trẻ em hơn người lớn, phụ nữ hơn đàn ông.

3/4 : Muốn dạy ai điều gì, ta phải làm trước, nếu không làm được, ít là ta sám hối xin lỗi, rồi mới dạy người khác sau. “ Đức Giêsu , Ngài làm rồi mới dạy”. ( Cv 1,1 ).

4/4 : Khuyến khích người khác khi thấy họ làm điều tốt. Nếu họ làm thay mình được, vui vẻ nhường ngay. Thánh Phaolô dạy : “Ai làm điều tốt cũng được, miễn là Đức Kitô được rao giảng là tôi vui mừng” ( Pl 1, 15-18 ).

5/4 : Muốn sữa dạy ai điều gì, thì tìm điều tốt khen họ trước đã.

6/4 : Cười nói cừa phải, sao cho vui tươi, chớ đưngf cười nói bừa bãi, gây ồn ào và sinh lố lăng.

7/4 : Đừng dùng sức mạnh của mình để giương oai với người khác, nhất là tránh thô bạo.

8/4 : Muốn bớt nóng với tha nhân, hãy nhơ đến tội nào của mình mà không sao chừa được. Thánh Phêrô thưa với Chúa Giêsu : “ Lạy Chúa, Chúa thông hay mọi sự, Chúa biết con yêu mến Chúa !” ( Ga 21, 17b ).

9/4 : Đôi cánh nhân bản: Cần cù làm việc trong vui tươi, và khó với mình quảng đại với tha nhân ! Thánh Phaolô dạy : “ Đừng ăn bám vào ai, trái lại đêm ngày lạm lụng vất vả để khỏi trở nên gánh nặng cho ai ! Anh em hãy bắt chước chúng tôi” ( 2TX 3, 8.9b).

10/4 : Muốn góp ý với ai, ta phải làm ba điều này :

-         {C}Xin lỗi bạn trước, nếu tôi nói sai, xin bạn bỏ qua.

-         {C}Đề nghị cách giải quyết vấn đề mà mình cho là tốt hơn.

-         {C}Tôi chưa hài lòng về việc bạn làm, tôi nghĩ là bạn dư khả năng làm lại cho nhiều người thích hơn.

11/4 : Người trên và người dưới sống với nhau, đôi bên đều phải nghĩ : người dưới cần bề trên thế nào thì người bề trên cũng cần người bề dưới như vậy. Do đó sống chung với nhau làm sao cho người kia phải cần mình.

12/4 : Luôn nở nụ cười trên môi khi gặp người khác, đừng giữ mặt đưa đám. Platon nói : “ Người là con vật biết cười”. Nụ cười trong Thánh Kinh dấu chỉ có Chúa ở cùng ( Lc 1, 28 ).

 

Bài 5 :  Ở NƠI CÔNG CỘNG

 

1/5 : Khi vào nhà thờ phải đi khoan thai, khi đi qua Thánh Thể Chúa phải cúi sâu người thờ bái Chúa. Khi đi qua ảnh tượng, thì cúi đầu tỏ dấu tôn kính.

2/5 : Trước khi ra khỏi nhà thờ, xếp lại sách cho ngăn nắp họn gàng

3/5 : Không rồ máy xe lớn tiếpng, không chạy quá tốc lực. Vào bơi tôn nghiêm, hay công sở tắt máy xe dắt bộ.

4/5 : Đi đường để ý nhìn người, biết quen thì chào hỏi người ta trước, không nên cắm đầu cắm cổ đi, thậm chí người ta chào ta mà ta không đáp lại một nụ cười biết ơn.

5/5 : Không vẽ, không khắc dấu lên tường, lên cây ở nơi công cộng.

6/5 : Không khạc nhổ bừa bãi, không hút thuốc nơi công cộng, nhất là đang khi chạy xe.

7/5 : Phải giữ vệ sinh chung trong khu xóm, nơi công cộng. Thấy rác nên nhặt bỏ vào sọt rác.

8/5 : Không ngoáy mũi, ngáp, thở dài khi đang nói chuyện với người khác. Nếu cần ngáp, hay hắt hơi thì lấy tay che miệng.

9/5 : Không ở trần, hay mặc đồ ngủ ra đường. Đến nhà thờ phải mặc y phục đoan trang, nết na lịch sự. Tránh mặc mải mỏng, hở hang.

10/5 : Thấy tai nạn, hay ảu đả nhau, không bu lại xem.

11/5 : Đi vệ sinh, phải dội nước thật sạch trước khi ra.

 

Bài 6 : SỐNG VỚI KHU XÓM

 

1/6 : Không để súc vật nhà mình được tự do phóng uế khắp nơi, hay phá cây cối của khu xóm.

2/6 : Không mở nhạc, tivi lớn tiếng như bắt người khác phải nghe.

3/6 : Không vất rác, hay đổ nước dơ sang nhà bên cạnh.

4/6 : Thấy người gần nhà có việc bất thường, bận rộn, vất vả, ta kiếm giời tới giúp họ một tay. Thấy họ thiếu dụng cụ làm mà nhà ta có, ta nên tự ý đưa đến cho họ mượn.

5/6 :  Khi nhà có tiệc vui nên chia sẻ cho người nghèo gần bên một món quà tùy nghi, nhớ đưa trước khi nhà khai tiệc.

6/6 : Không nên kéo dài bữa tiệc quá lâu, làm phiền hàng xóm.

 

Bài 7 :  TẶNG QUÀ

 

1/7 : Ghi vào lịch để nhớ những kỷ niệm của người thân như sinh nhật, rửa tội, hôn phối, bổn mạng...để đến ngày đó nhắc cho họ là mình hiệp ý cầu nguyện cho, hoặc có chút quà tặng.

2/7 : Khi nhận quà ai, dù là người trên nhận của người dưới, người nhận phải đưa hai tay và nói : “ Cám ơn Chúa, cám ơn cháu ( ông, bà...).

3/7 : Khi biếu người trên, quà phải gói lại, ăn mặc lịch sự, đưa hai tay với lời chúc mừng.

4/7 : Người nhận quà không được từ chối, nhất là người dưới không được khước từ quà của người trên cho. Dù vật đó mình không thích, hay đã có dư. Khi nhận phải nói : “ Cám ơn Chúa, cám ơn bác ( anh, chị...). Ông  Phêrô không nhận việc Chúa rửa chân cho ông, Chúa nói ngay : “ Như thế là tình nghĩa thầy trò cắt đứt ” ( Ga 13, 8 ).

5/7 :  Người cho không đòi người nhận phải dùng. Nếu người nhận đem chia sẻ cho người khác thì ta vẫn vui vẻ, vì ta không muốn người nhận sống ích kỷ. Chúa dạy : “ Cho thì có phúc hơn là lấy ”. ( Cv 20, 35 ).

6/7 : Hăm hở trả ơn cũng là cách bội bạc. Vì làm như thế là phủ nhận lòng quý mến của người cho, và đánh giá người tặng quà là muốn trao đổi đồ dùng.

 

Bài 8 : MƯỢN ĐỒ

 

1/8 : Khi mượn cái gì của ai, nên trả đúng thời hạn đã nói trước. Có thể nên viết vào tờ giấy tên người mượn, ngày trả và gởi lại cho chủ.

2/8 : Tuyệt đối không mượn khăn mặt, bàn chải đánh răng dùng chung.

3/8 : Rất giới hạn mượn xe của người khác. Cực chẳng đã phải mượn thì khi về nhớ đổ xăng và lau chùi sạch sẽ.

4/8 : Không bao giờ đoán ý người chủ của sẵn sàng cho mình mượn đồ, rồi tự ý lấy mà không hỏi chủ của trước.

5/8 : Mượn đồ của ai, nếu không trả còn nguyên vẹn như lúc mượn, thì phải nói với chủ của và xin bồi thường.

 

Bài 9 :  GIAO TẾ LỊCH SỰ

 

1/9 : Hai người đang nói chuyện với nhau, mà ta muốn gặp một trong hai người đó, ta phải xin phép người kia.

2/9 : Người trên phải ân cần lắng nghe khi người dưới muốn nói chuyện với mình, đừng tỏ ra hống hách, bất cần.

3/9 : Nên gọi chính tên của người ta, chớ tự đặt biệt danh người ta để gọi. Ví dụ : H..kùng ; L..mập...

4/9 : Khi muốn thưa với người trên, thì nên gọi chức vụ của họ. Ví dụ : Thưa ông chủ tịch, thưa bác sỹ...

5/9 : Nói với người trên bao giờ  cũng tỏ ra tôn kính, chứ đừng nói trống không : Hả, ừ, biết, không, muốn...

6/9 : Khi ngồi trên xe, ta thấy có người già, trẻ em hay người đàn bà mang thai, ta đứng lên nhường chỗ ngay.

7/9 : Khi thấy người già và trẻ em cần qua đường, ta sẵn sàng giúp họ.

8/9 : Phải ngả mũ ( nón ) khi chào hỏi ai, hoặc gặp quan tài ngang qua.

9/9 : Không nên đùa giỡn, chọc ghẹo người khác mang tính chất hạ phảm giá của họ. Ví dụ : “ Chị quá khổ người thế này sống chi cho chật đất, chật thiên đàng”...

10/9 : Không ưa ai, ta cũng không được gọi là thằng, là nó, con mẹ đó... Trái lại, luôn lịch sự dựa trên địa vị, tuổi tác người đó mà nói. Cụ thể : ông cụ ấy, chị đó, bà đó, ông chủ tịch đó... Cũng không đối thoại với ai bằng cách xưng hô mày tao. Àm nên thân mật gọi nhau bằng anh chị em, hoặc gọi tên nhau.

 

Bài 10 : TANG CHẾ

 

 1/10 : Khi đến thăm người quá cố, ta không nên đùa giỡn, nói lớn tiếng.

2/10 : Không lấy lý do canh xác người quá cố để chơi cờ bạc.

3/10 : Khi quan tài còn ở nhà, không kè trống, hát xướng mãi tới khuya làm hàng xóm mất ngủ.

4/10 : Không nên gào khóc lớn tiếng, kể lể dài dòng khi có người thân qua đời.

5/10 : Không nên để bảng “ miễn phúng điếu” vì đức ái là phải biết nhận và biết cho” ( xGa 13, 6 ).

 

Bài 11 : ĐIỆN THOẠI

 

1/11 : Khi điện thoại reo ta nhấc lên và nói “ Alô, tôi là A, xin nghe”.

2/11 : Nếu ta gọi đi, biết bên nghe nhấc máy, ta hỏi : “ Xin lỗi, đây có phải là nhà ông ( bà ) A không ? Xin cho tôi được gặp ông ( bà ) A..... tôi là B ở Sóc Trăng”.

3/11 : Trong trường hợp nghe ở đầu dây bên kia bảo ta lầm số, và ta xin lỗi và đọc lại số điện thoại ta đã gọi đi. Để người nghe biết là ta gọi đúng hay gọi lầm ? Đợi trả lời rồi nói “ xin cám ơn”.

4/11 : Khi nhấc điện thoại lên nghe, ta biết rõ người gặp mình, thì chào người đó ngay.

5/11 : Nếu người gọi đến không gặp được người họ muốn nói chuyện, thì ta xin họ lời nhắn hoặc để lại số điện thoại.

6/11 : Cuối câu chuyện nên kết thúc bằng “ xin chào”.

7/11 : Nếu ta đang nghe điện thoại mà bị mất điện, khi có điện trở lại, ta phải gọi điện lại người đang nói chuyện dở dang với ta, xin lỗi họ và nói lý do máy bị cúp điện.

 

Bài 12 :  KHI NHỜ NGƯỜI KHÁC

 

 

1/12 : Khi ta nhờ ai làm việc giúp ta, ta phải tạo điều kiện cho họ làm việc tốt. Cụ thể :

-         {C}Bệnh vực họ, khi họ bị kẻ khác tấn công.

-         {C}Đưa tiền trước cho họ, để họ có phương tiện làm việc.

-         {C}Cần bồi dưỡng với lòng biết ơn người đã giúp mình.

-         {C}Thỉnh thoảng nên ân cần hỏi họ có gặp khó khăn gì khi làm công tác ta trao.

2/12 : Khi được giao công tác mua sắm, ta nên viết giấy liệt kê các món đã mua cùng giá tiền cho chủ đã đưa tiền cho ta.

 

Bài 13 : TRÁNH THÓI XẤU QUÁ PHỔ THÔNG

 

1/13 : Nếu có thể, nên ăn uống ở nhà, vẫn vệ sinh và đỡ tốn kém hơn. Khi phải ra quán ăn, phải ăn hết sức nhanh gọn. Tuyệt đối tránh ngồi ngoài quán quá lâu, vì :

-         {C}Phiền cho chủ quán.

-         {C}Mất thời giờ, gây gương xấu cho người khác.

-         {C}Nói nhiều, người xung quanh nghe đánh giá thấp phẩm giá của mình.

2/13 : Không hút thuốc, vì :

-         {C}Tốn tiền vô ích.

-         {C}Hại sức khỏe.

-         {C}Phiền người chung quanh.

-         {C}Làm gương xấu cho nhiều người.

Phải hãnh diện vì mình không hút thuốc, chơ đừng mặc cảm vì không biết giao tế. Thánh Phaolô dạy : “ Được phép làm mọi sự, nhưng không phải mọi sự đều có ích; được phép làm mọi sự nhưng không phải mọi sự đều xây dựng. Đừng để điều gì vô ích lạm phép trên thân thể tôi”. ( 1Cr 6, 12 ).

3/13 : Không uống rượ qú chén đến say xỉn, vì :

-         {C}Hại sức khỏe, sinh bệnh tật.

-         {C}Làm mất nhân phẩm. mất uy tín.

-         {C}Tốn tiền vô lý.

-         {C}Gây phiền đau cho nhiều người, nhất là những người trong gia đình.

Thánh Phaolô dạy : “ Đừng say sưa rượu chè, chỉ tổ hư thân, nhưng hãy làm sao cho được no đầy Thần khí” ( Ep 5, 18 ).

4/13 : Không cờ bạc dưới bất cứ hình thức nào, dù không ăn tiền, kể cả cá độ, số đề, vì :

-         {C}Mất thời giờ, không tôn vinh Chúa.

-         {C}Gây gương xấu.

-         {C}Làm cho nhiều người khổ.

-         {C}Hạ phẩm giá, có khi mất hết tài sản, mất cả uy tín.

Tệ nhất là cờ bạc đi nghịch lại đức ái Kitô giáo ! Đức ái là việc làm lợi cho người khác, đến như thành thói quen. Trái lại cờ bạc tập quen tính vơ của người.

 

Bài 14 :  KHIÊM TỐN VÀ UY TÍN

 

1/14 : Ý thức đời người có ba thời:

-         {C}Thời học hỏi : từ lúc mới sinh cho đến 30 tuổi.

-         {C}Thời làm việc : từ 30 đến 60 tuổi. Khôn như Chúa Giêsu cũng chỉ bắt đầu đi làm sứ mệnh Cha trao vào tuổi 30 ( Lc 3, 23 ).

-         {C}Thời đấm ngực để làm thầy : từ 60 đến chết ! Vì thế giáo luật đề nghị giáo sĩ nên nghỉ hưu vào tuổi 75.

2/14 : Biết chia giờ cho những việc phải làm trong ngày. Đừng chỉ làm một việc mình thích nhất, cũng đừng lãng phí thì giờ cho việc phụ thuộc.

3/ 14 : Đừng hứa hẹn rồi bỏ quên. Nếu lỡ quên, hay không giữ đúng hẹn được thì phải xin lỗi, dù mình là người trên.

 

Bài 15 : Ở LỚP HỌC

 

1/15 : Không chạy nhảy trên bàn học, hoặc vẽ bậy lên bàn, lên bảng, lên tường.

2/15 : Trong lớp học nên ngồi đứng ngay ngắn. Khi cần hỏi gì thì giơ tay đời thầy cô cho phép.

3/15 : Không xả rác trong lớp, nếu thấy rác tự ý nhặt lên bỏ vào nơi quy định.

 

Bài 16 :  TÂM TÌNH TRONG GIA ĐÌNH

 

1/16 : Phải biết tôn kính ông bà. Cha mẹ, anh chị. Sách Châmngôn chương 30, câu 17 dạy : “ Quạ sẽ mổ, diều hâu sẽ móc mắt kẻ nào lườm nguýt, khinh dể và coi thường lời cha mẹ dạy”.

2/16 : Không bao giờ chỉ chăm chú tặng quà người ngoài, còn ông bà, cha mẹ thì lãng quên, hoặc nghĩ ông bà già rồi không cần gì nữa.

3/16 : Đi đâu, làm gì ở ngoài gia đình, lúc về phải thưa với người trên.

4/16 : Là anh chị phải làm gương sáng cho các em, khi chia quyền lợi nên dành phần hơn cho các em.

5/15 : Khi có người nói lỗi về ai trong gia đình, ta phải biết cám ơn họ trước, và nói là để tôi hỏi thêm về lỗi người đã phạm, hứa sẽ sửa dạy sau. Hết sức tránh bệnh người bị cáo tội, khi chưa điều tra cẩn thận.

6/ 16 : Con cháu muốn dùng gì trong gia đình, không được tự ý đoán người trên đã bằng lòng cho. Trái lại, phải xin phép người trên trước và đợi khi có phép mới được dùng.

7/16 : Người trong cùng một nhà, nhớ xin lễ cầu cho nhau nhân ngày lễ giỗ, nhất là cầu cho nhau vào dịp kỷ niệm thành hôn, bổn mạng, ngày làm con Chúa..



5 bài học quan trọng của đời người

Bài số 1: Bài học về sự tự giác

Xưa thật là xưa, có một ông Vua nọ, một hôm ông ta sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn ngang đường đi. Xong, ông nấp vào một bụi cây gần đấy và theo dõi.

Lần lượt ông ta thấy, những thương nhân giàu có đi qua, rồi đến những cận thần của ông đi qua, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá sang bên nhường chỗ cho lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà Vua vì đã không cho người giữ sạch sẽ con đường.

Một lúc sau, nhà Vua nhìn thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng kềnh nặng trĩu. Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe và nhảy xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá sang bên kia vệ đường. Vừa làm ông ta vừa lẩm bẩm: “Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây”. Xong đâu đấy, người nông dân quay trở lại xe để tiếp tục đi tiếp, thì bỗng nhìn thấy một bao tiền to đặt đúng ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá. Đó là một một món quà của Đức Vua cho người nào dịch chuyển được tảng đá.

Câu chuyện của người nông dân này đã giúp chúng ta nhận ra một điều quý giá mà rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ nhận thấy: Vật cản đôi khi cũng có thể là một cơ hội tốt.


Bài số 2: Bài học về sự quan tâm

Trong tháng thứ 2 của khoá học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã cho chúng tôi một câu hỏi hết sức bất ngờ trong bài thi vấn đáp…

Tôi đã lướt qua hầu hết các câu hỏi trong bài thi, và ngạc nhiên dừng lại ở câu hỏi cuối cùng: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta?”. Một câu hỏi không có trong chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!


Thật ra, tôi đã nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi nhưng làm sao mà tôi có thể biết được tên cô ta cơ chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bị bỏ trống.

Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Liệu ông có tính điểm cho câu hỏi cuối cùng kia không?”, ông ta trả lời: “Chắc chắn rồi”, rồi ông nói tiếp: “Trong công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người, tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.

Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này, và tôi cũng không bao giờ quên tên của người phụ nữ đó, cô Dorothy.


Bài số 3: Bài học về sự giúp đỡ

Trong một đêm mưa bão bất thường trên đường phố Alabama vắng vẻ, lúc đó đã 11h30 khuya, có một bà lão da đen vẫn cứ mặc cho những ngọn roi mưa quất liên hồi vào mặt, cố hết sức vẫy vẫy cánh tay để xin đi nhờ xe.

Một chiếc xe chạy vút qua, rồi thêm một chiếc xe nữa, không ai để ý đến cánh tay dường như đã tê cứng vì lạnh cóng. Mặc dù vậy, bà lão vẫn hy vọng và vẫy chiếc xe kế tiếp. Một chàng trai da trắng đã cho bà lên xe. (Mặc cho cuộc xung đột sắc tộc 1960). Bà lão trông có vẻ rất vội vã, nhưng cũng không quên cám ơn và ghi lại địa chỉ của chàng trai.

Bảy ngày trôi qua, cánh cửa nhà chàng trai tốt bụng vang lên tiếng gõ cửa. Chàng trai ngạc nhiên hết sức khi thấy một cái tivi khổng lồ ngay trước cửa nhà mình. Một lá thư được đính kèm, trong đó viết: “Cảm ơn cháu vì đã cho bà đi nhờ xe vào cái đêm mưa hôm ấy. Cơn mưa không những đã làm ướt sũng quần áo mà nó còn làm lạnh buốt trái tim và tinh thần của bà nữa. Rồi thì lúc đó cháu đã xuất hiện như một thiên thần. Nhờ có cháu, bà đã được gặp người chồng tội nghiệp của mình trước khi ông ấy trút hơi thở cuối cùng. Một lần nữa bà muốn cảm ơn cháu đã không nề hà khi giúp đỡ bà.”

Cuối thư là dòng chữ: “Chân thành – Bà Nat King Cole”.


Bài số 4: Bài học về lòng biết ơn :

Vào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này:

Ngày nọ, Jim – tên của cậu bé – sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất thích, mạnh dạng tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ và bước vào. Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến.

Chỉ vài phút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: “Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một đĩa kem nước hoa quả ạ?”. “50 xu“, cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp: “Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem bình thường ạ?”. “35 xu”, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô. Cuối cùng, người nữ phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về.

Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy 2 đồng kẽm (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Jim đã gọi – Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho cô.


Bài Học Số 5: Bài Học Về Sự Hy Sinh

Đã lâu lắm rồi, nhiều năm đã trôi qua, khi tôi còn là tình nguyện viên tại một bệnh viện, tôi có biết một cô gái nhỏ tên Liz – cô ấy đang mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo.

Cơ hội sống sót duy nhất của cô là được thay máu từ người anh trai 5 tuổi của mình, người đã vượt qua được cơn bạo bệnh tương tự một cách lạ thường nhờ những kháng thể đặc biệt trong cơ thể. Bác sĩ đã trao đổi và giải thích điều này với cậu bé trước khi yêu cầu cậu đồng ý cho cô em gái những giọt máu của mình. Lúc ấy, tôi đã nhìn thấy sự lưỡng lự thoáng qua trên khuôn mặt bé nhỏ kia. Cuối cùng, với một hơi thở thật sâu và dứt khoát cậu bé đã trả lời rằng: “Cháu đồng ý làm điều đó để cứu em cháu”.

Nằm trên chiếc giường kế bên em gái để thuận tiện hơn cho việc truyền máu, cậu bé liếc nhìn em gái và đôi mắt ngời lên niềm vui khi thấy đôi má cô bé hồng lên theo từng giọt máu được chuyền sang từ người cậu. Nhưng rồi, khuôn mặt cậu bỗng trở nên tái xanh đầy lo lắng, cậu bé ngước nhìn vị bác sĩ và hỏi với một giọng run run: “Cháu sẽ chết bây giờ phải không bác sĩ?” Thì ra, cậu bé non nớt của chúng ta đã nghĩ rằng: cậu ta sẽ cho cô em gái tất cả máu trong người mình để cứu cô ấy và rồi cậu sẽ chết thay cô.


Bạn thấy không, sau tất cả những hiểu lầm và hành động của mình, cậu bé đã có tất cả nhờ đức hy sinh… Cuộc sống có câu: “Hãy cho đi thứ bạn có, rồi bạn sẽ được đền bù xứng đáng”.

 

Sưu tầm

 

TIN MỚI


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn