1
19:39 +07 Chủ nhật, 28/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 179

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 178


Hôm nayHôm nay : 38246

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 381275

Tổng cộngTổng cộng : 27935559

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CÁC THUẬT NGỮ

Khen và chê cũng phải có nghệ thuật

Thứ ba - 18/09/2012 09:09-Đã xem: 1977
Đã có khá nhiều sách vở Đông- Tây viết về chuyện khen, chê. Nó trở thành một “nghệ thuật” mà ai ai cũng học nó để vận dụng vào trong cuộc sống. Càng học nhiều, học cao thì việc khen, chê càng được đề cập sâu bởi nó có tác dụng vô cùng to lớn.
Khen và chê cũng phải có nghệ thuật

Khen và chê cũng phải có nghệ thuật

Khen và chê cũng phải có nghệ thuật, phải tế nhị, nếu không tế nhị thì sự khen chê đó rât lố bịch.


Từ thời xa xưa, cha ông ta đã có câu:"Lời nói chẳng mất tiền mua.Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Nhiều khi bạn bè lâu lâu mới gặp nhau, nhìn thấy nhau "tay bắt, mặt mừng""Ríu ra, ríu rít". Nhìn thấy bạn dạo này trẻ ra, xinh ra, khen bạn một câu: "Mày dạo này xinh thế,trông trẻ ra nhiều lắm". Tất nhiên cô bạn sướng lắm chứ, ai được khen mà chả sướng.


Nhưng nếu gặp cô bạn vừa ốm một trận: "Thập tử, nhất sinh". Mặt mày nhợt nhạt, người thì gầy như cây củi khô mà lại khen: "Mày xinh thế" thì đúng là quá lố. Cho nên cái sự khen chê cũng phải biết lựa đúng chỗ, đúng thời điểm.Làm sao câu khen của mình người ta thấy đúng,không phải là khen nịnh.


Còn cái sự chê. Nhiều khi chê cũng phải tế nhị. Nếu muốn nói cái áo của bạn không đẹp, mình chỉ có thể nói là nó hơi rộng hay là hơi chật.Hoặc là : "tớ thấy cái này cậu mặc không vừa lắm". Nếu bạn nói: "Mày mặc cái này xấu lắm, hay xấu bỏ mẹ" thì chắc hẳn cô bạn sẽ không vui.


Tôi cũng ví dụ một câu chuyện:" Chị bạn tôi là việt kiều ở nước ngoài về ăn tết, lâu rồi chị không gặp thủ trưởng. Chị đến thăm ông có mang theo ít quà định biếu sếp. Vừa thò mặt vào phòng sếp, chưa kịp chào ông ta đã buông một câu xanh rờn làm chi ta nổi gai ốc và tức nghẹn cổ: "Việt kiều gì mà trông bô nhếch thế". Chị giận tím mặt nhưng vì lịch sự, chị hỏi vài câu lấy lệ rồi cáo lui và món quà trong túi chị không mang ra biếu ông ấy nữa.


Tôi nghĩ rằng, nhiều người có trình độ học vấn cao nhưng chưa chắc đã là người có văn hoá trong giao tiếp. Nhiều khi chỉ một câu nói vô tình mà làm đau, làm tổn thương đến người thân, bạn bè. Vì thế, trong giao tiếp hàng ngày chúng ta nên tế nhị trong việc khen chê.


Ta không cho nhau được cái gì trong cuộc sống đầy rẫy khó khăn vất vả này thì hãy cho nhau nụ cười đó là niềm vui, niềm hạnh phúc.

 

Anh Vân
----------------------------------

 

Thử bàn cái chuyện “khen, chê” 

 
Khen đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng sẽ kích thích sự cố gắng, nỗ lực của mọi người. Trái lại việc khen, chê không đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng sẽ làm triệt tiêu tinh thần cố gắng, nỗ lực của mỗi cá nhân, thậm chí nếu lạm dụng nó hẳn còn làm hạn chế sự tự tin và sự xúc phạm lòng tự trọng cá nhân.
 
Ấy vậy mà cái “nghệ thuật” khen chê trong thực tiễn đâu phải lúc nào cũng được vận dụng êm xuôi. Ta thử điểm qua một số chuyện trong thực tế  để xem:
 
Người có hiểu biết và kỹ năng sử dụng “nghệ thuật” khen, chê thường là người quản lý, nhà lãnh đạo giỏi. Nếu không làm ở các vị trí đó thì cũng thành công trong đời sống, sự nghiệp cá nhân và cuộc sống luôn tràn đầy tình cảm. Họ sử dụng lời khen như là một công cụ giao tiếp chủ đạo. Lời khen như “rót mật vào tai”: thấy khen cô gái này mới làm cái đầu tóc cực mốt; khen bà chị nọ mới sắm cái váy cực sang…người được khen như được đưa lên chín tầng mây vậy.
 
Tuy nhiên, cũng không thiếu những người quản lý, nhà lãnh đạo có tiếng tăm, có học hàm, học vị đàng hoàng nhưng khi về tiếp xúc với cơ sở thì hầu như họ chỉ chú ý để chê, ít chủ động lắng nghe, chia sẻ. Nếu cấp dưới không làm đúng chủ trương, quan điểm thì sẽ bị chê ngay (ví dụ như cơ sở dùng từ “hoàn thành phổ cập” trong sự nghiệp giáo dục không rõ ràng). Cấp trên về công tác hoặc kiểm tra cấp dưới cũng đôi khi những việc làm tốt chưa hề được gọi tên nhưng mặt tồn tại thì đã chỉ rõ rành rành. Chỉ ra để biết mà khắc phục, mà phấn đấu vươn lên chứ! Đối với những người am hiểu trách nhiệm, cầu tiến thì dù không vừa lòng cũng lắng nghe, tiếp nhận với một thái độ không cầu toàn, coi đó là “liều thuốc”; có người thì tìm cách giải bày, chống chế và cũng không ít người tỏ ra sự khó chịu. Trong một số cơ quan, tổ chức đâu phải lúc nào cũng có nhân viên chủ động nêu lên những tồn tại của mấy sếp mà ngược lại có khi còn khen quá nhiều làm cho người khác cảm nhận như họ đang nịnh hoặc “lăng xê” cấp trên vậy. Họp hành, hội nghị do chạy cho kịp thời gian nên đôi khi cũng “ưu điểm thì biết rồi, chỉ nêu tồn tại” thế là thành “trận chiến phanh phui”. Phong trào thi đua, khen thưởng của ngành này, cấp nọ cũng có chuyện bình xét “chiến sĩ thi đua” nhưng “chỉ huy” lại…đứng đầu danh sách được bình; trong cuộc họp ý kiến của mỗi cá nhân thường thì giới thiệu cấp trên lên trước…bởi có cán bộ tốt mới có phong trào mạnh. Vì thế mà bây giờ đối với một số người cũng có lúc không thật sự mặn mà với chuyện khen thưởng. Rõ ràng ai mà chẳng thích khen. Nhưng việc khen, chê trong biển đời mênh mông đâu phải là chuyện dễ. Có thể phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng này nhưng chắc gì có ý nghĩa với tập thể, cá nhân kia…Thôi vậy, đó là chuyện xã hội, chuyện đời, có lẽ chúng ta không nên xét đoán nó quá nhiều. Điều ta đáng nói là chuyện khen, chê trong giáo dục nhà trường mà đối tượng là người học, là trẻ em.
 
Cũng chẳng khác gì với người lớn, trẻ nào mà chẳng thích khen, quá thích nữa là đằng khác. Do vậy mà chủ trương đổi mới giáo dục cũng đề cập rất nhiều việc đổi mới kiểm tra, đánh giá. Đánh giá trong giáo dục không chỉ là đánh giá bằng điểm số, bằng nhận xét ghi trong trong sổ đầu bài, trong hồ sơ, học bạ… mà ngay cả trong từng lời nhận xét của thầy sau mỗi bài làm, mỗi câu trả lời, mỗi hoạt động…của trò.
 
Một số lời nhận xét sau mỗi câu trả lời hoặc một yêu cầu của giáo viên mà học sinh phải làm: em giỏi lắm; cả lớp khen bạn nào (vỗ tay); ban A hôm nay tiến bộ quá; cô cho em mười điểm (bằng miệng mà chẳng hề ghi sổ)…cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, nhiều ngày, đối với một hoặc một số học sinh mặc dù biết rõ là kết quả của học sinh đó chưa đúng, chưa đủ. Làm vậy sẽ không có tác dụng kích thích các em cố gắng mà dần dần những lời khen đó của giáo viên sẽ không được học sinh quan tâm đến. Lẽ ra, mỗi thầy cô giáo nên thay đổi cấu trúc của lời khen; thay đổi hình thức nhận xét như gợi ý thêm về kết quả, ý trả lời để học sinh tự đánh giá, nhận thấy điểm đúng và chưa đúng; gợi ý để những học sinh khác trả lời bổ sung hoặc nêu lên nhiều ý kiến và cuối cùng tránh không kết luận quá cứng nhắc, rập khuôn. Cũng phải nói rằng một lời khen ngẫu hứng và dễ dãi có tại hại không kém những lời chê bai
 
Việc chấm bài, chấm vở đối với những học sinh có học lực thua kém bạn bè hoặc quá yếu cũng nên thận trọng hơn. Thường xuyên chấm bài, sửa lỗi cho học trò yếu là việc tốt nhưng phải tránh chuyện làm cho vở của các em quá nhiều điểm yếu, trang nào cũng đầy mực đỏ và kể cả việc ghi lặp lại những câu nhận xét không cụ thể đại loại như: em cần cố gắng hơn nữa; em cần viết đúng cỡ chữ…hoặc những từ: bẩn, ẩu, không chịu học bài… Những bài không đạt yêu cầu cũng nên ghi nhận xét kèm với lời động viên, lời hứa lần sau sẽ cho điểm khá hơn để học sinh cố gắng mà không nhất thiết phải cho điểm ngay (nhất là điểm 1, 2, 3, 4). Làm vậy thì ngày càng làm cho học sinh không quan tâm đến điểm số, làm qua loa cho xong nhiệm vụ của giáo viên giao, không cố gắng. Lời nhận xét cũng cần phù hợp với điểm số.
 
Việc ghi lời nhận xét vào sổ điểm, vào học bạ cũng là việc đáng quan tâm. Mỗi giáo viên cần thận trọng trước khi đặt bút viết để lựa chọn, sử dụng câu từ một cách hợp lý. Bởi đối tượng tiếp nhận lời khen, chê ở đây không chỉ là học sinh mà còn những người cha, làm mẹ khi đọc những câu từ nhận xét quá nặng nề như: chậm hiểu, chữ xấu, ý thức kém…đối với con em mình sẽ chạnh lòng, thiếu sự phối hợp.
 
Chắc chắn vẫn còn nhiều điều đáng nói nữa. Mong các thầy cô giáo chia sẻ thêm.
 
Phan Đình Phong (CV Phòng GD&ĐT Ngọc Hồi).
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn