1
14:36 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 251

Máy chủ tìm kiếm : 25

Khách viếng thăm : 226


Hôm nayHôm nay : 17048

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 321170

Tổng cộngTổng cộng : 27875454

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TÀI LIỆU & VĂN KIỆN

Quy chế HĐMVGX và Kim Chỉ Nam - Giáo phận Vinh

Thứ năm - 10/10/2019 05:36-Đã xem: 2954
# 1. Giáo sứ là cộng đoàn Kitô hữu nhất định được thiết lập cách bền vững trong Giáo Hội địa phương, mà trách nhiệm mục vụ được uỷ thác cho cha sở như là chủ chăn riêng của giáo xứ ấy, dưới quyền Giám Mục giáo phận. #2. Chỉ một mình giáo phận tnành lập , bãi bỏ hoặc thay đổi giáo xứ một cách đáng kể mà không tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục. #3. Một khi đã thành lập hợp lệ, giáo xứ đương nhiên được hưởng tư cách pháp nhân. Theo Điều 515
Quy chế HĐMVGX và Kim Chỉ Nam - Giáo phận Vinh

Quy chế HĐMVGX và Kim Chỉ Nam - Giáo phận Vinh

 


BẠN CÓ THỂ XEM KIM CHỈ NAM GIÁO PHẬN VINH
Nhấn vào đường linh dưới đây:

Download KCN (pdf)
________________________________________


 

QUY CHẾ HỘ ĐỒNG MỤC VỤ GIÁO XỨ
TẠI GIÁO PHẬN VINH

 

Xã Đoài 2018
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh
Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An
Số: 3617/QĐ – TGM
————————

QUYẾT ĐỊNH
V/v Ban hành Quy chế HĐMVGX Giáo phận Vinh

+Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P. nhờ hồng ân Thiên Chúa và quyền Tòa Thánh, làm Giám mục Giáo phận Vinh
– Căn cứ theo Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân, số 26;
– Căn cứ theo Bộ Giáo luật 1983, các điều 511-514; 515; 519; 529 và 536;
– Do nhu cầu canh tân Hội đồng Mục vụ Giáo xứ nhằm cổ võ một Giáo Hội loan báo Tin Mừng, hiệp thông và đối
thoại với con người hôm nay

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành Quy chế Hội đồng Mục vụ Giáo xứ thuộc Giáo phận Vinh;
Điều 2. Quy chế này được áp dụng từ ngày 01/01/2018
Cầu chúc quý cha và toàn thể anh chị em dồi dào phúc lành của Chúa.
Làm tại TGM Xã Đoài, ngày 20/12/2017
+ Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giám mục Giáo phận Vinh

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GL: Bộ Giáo Luật 1983
HCTL: Hiến chế Tín lý về Hội Thánh Lumen Gentium.
SLTĐGD: Sắc lệnh Tông đồ giáo dân Apostolicam Actuositatem.
THKTGD: Tông huấn Kitô hữu giáo dân Christifideles laici.
HĐMV: Hội đồng Mục vụ
HĐMVGX: Hội đồng Mục vụ Giáo xứ

LỜI GIỚI THIỆU

Giáo Hội Chúa Kitô không ngừng phát triển cùng với đà tiến chung của xã hội loài người. Đặc biệt công tác tông đồ giáo dân nơi nhiều giáo xứ trong giáo phận đã được tiến triển một cách tốt đẹp trong nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, cơ cấu, tổ chức và điều hành giáo xứ trong giáo phận chưa có một quy chế chính thức. Dựa vào các giáo huấn và hướng đi của Công Đồng Chung Vatican II, Đức Giám mục giáo phận cho phép biên soạn bản Quy Chế Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Giáo Phận Vinh. Quy chế này giúp cha xứ và Hội đồng Mục vụ hợp tác chặt chẽ với nhau để điều hành giáo xứ.
Quy chế gồm 3 chương, 49 điều, 2 phụ trương và 1 phụ lục.

CHƯƠNG I: GIÁO DÂN

Điều 1. Định nghĩa giáo dân
Giáo dân là những người đã được tháp nhập vào Nhiệm Thể Chúa Kitô nhờ bí tích Thánh tẩy, đã trở nên Dân Thiên Chúa, và tham dự vào chức vụ tư tế, tiên tri và vương giả của Chúa Kitô theo cách thức của họ.
Điều 2. Cư sở
1. “Một người được gọi là người thường trú, khi ở tại nơi mà họ có cư sở; được gọi là bán trú, khi họ ở nơi có bán cư sở; được gọi là ngoại cư, nếu ở ngoài cư sở hoặc bán cư sở mà họ vẫn còn giữ; được gọi là phiêu cư, nếu họ không có cư sở hay bán cư sở ở bất cứ nơi nào” .
2. Giáo dân nào, với ý định sẽ ở vĩnh viễn, hoặc việc cư ngụ đã được kéo dài 5 năm tròn tại một giáo xứ thì có cư sở .
3. Giáo dân ở xứ nào, với ý định sẽ ở ít là 3 tháng, hoặc đã ở quá 3 tháng tại một giáo xứ thì có bán cư sở .
Điều 3. Chức vụ
1. Chức vụ tư tế: Người giáo dân trong Giáo Hội thi hành chức tư tế phổ quát khi họ cộng tác dâng thánh lễ, lãnh nhận các bí tích, cầu nguyện và tạ ơn; khi họ sống chứng tá thánh thiện, khi họ từ bỏ mình mà sống bác ái .
2. Chức vụ tiên tri: Loan báo Tin Mừng bằng lới nói và chứng tá đời sống đức tin thánh thiện.
3. Chức vụ vương giả: Người giáo dân thi hành chức vụ vương giả bằng cách chế ngự bản thân, làm cho cuôc sống chung quanh lành mạnh và phục vụ tha nhân với thái độ khiêm hạ vô vị lợi .

CHƯƠNG II: GIÁO XỨ

Điều 5. Định nghĩa giáo xứ
Theo quy định tại Điều 515, Bộ Giáo luật 1983, giáo xứ được hiểu:
§1. Là cộng đoàn Kitô hữu nhất định được thiết lập cách bền vững trong Giáo Hội địa phương, mà trách nhiệm mục vụ được uỷ thác cho cha sở như là chủ chăn riêng của giáo xứ ấy, dưới quyền giám mục giáo phận.
§2. Chỉ một mình giáo phận thành lập, bãi bỏ hoặc thay đổi giáo xứ một cách đáng kể mà không tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục.
§3. Một khi đã thành lập hợp lệ, giáo xứ đương nhiên được hưởng tư cách pháp nhân.
Giáo xứ cũng là một đơn vị hành chính, thường là một phần đất của giáo phận, được giám mục giáo phận thành lập với những yếu tố sau đây:
1. Có ranh giới phân biệt với các giáo xứ khác
2. Và toàn thể giáo dân có thể nằm trong ranh giới đó
3. Có cha xứ do giám mục giáo phận bổ nhiệm.
Điều 6. Tổ chức
Giáo xứ trong tổ chức Giáo Hội.
1. Điều 204 §2, Bộ Giáo luật 1983 quy định: “Được thiết lập và được tổ chức trên trần gian này như một xã hội, Giáo Hội này tồn tại trong Giáo Hội Công giáo, do Đấng kế vị thánh Phêrô và các giám mục hiệp thông với ngài cai quản”.
2. Giáo phận là một phần Dân Chúa được trao phó cho một giám mục coi sóc, với sự cộng tác của linh mục đoàn, có các hội đồng và các cơ quan phụ giúp, trong đó giáo dân tham gia trong các hội đồng mục vụ, hội đồng kinh tế và các cơ quan chuyên môn khác. Nhiều giáo phận làm thành giáo tỉnh.
3. Giáo xứ do giám mục giáo phận thiết lập và được đặt dưới sự cai quản của một cha xứ với hội đồng mục vụ giáo xứ phụ giúp . Nhiều giáo xứ làm thành giáo hạt .
4. Giáo xứ chia thành nhiều giáo họ, dưới sự điều khiển của cha xứ và hội đồng mục vụ giáo xứ, với sự phụ giúp của hội đồng mục vụ giáo họ.
Điều 7. Nhập tịch, xuất tịch
Nhập tịch: Khi nhập xứ, giáo dân trình diện với cha xứ qua hội đồng mục vụ giáo xứ và xuất trình sổ gia đình Công giáo kèm theo giấy giới thiệu của cha xứ cũ, và tuân theo quy ước của giáo xứ. Xuất tịch, ngược lại .
Điều 8. Tài sản
1. Mỗi giáo xứ phải liệu cho có những cơ sở chung cần thiết như nhà thờ, nhà xứ, nghĩa trang, v.v.. và những cơ sở vật chất để sinh hoạt như hội trường, các phòng giáo lý v.v..
2. Mỗi giáo xứ nên gây dựng một ngân quỹ thường xuyên, hoặc động sản hoặc bất động sản, để cung cấp cho những nhu cầu của nhà thờ, nhà xứ và sinh hoạt giáo xứ.
Điều 9. Văn khố, sổ bộ
1. Mỗi giáo xứ phải lập một văn khố để lưu trữ các sổ sách, văn kiện của giáo xứ. Cũng nên có một cuốn biên niên ký giáo xứ để ghi chép quá trình sinh hoạt của giáo xứ.
2. Mỗi gia đình công giáo có một cuốn sổ gia đình, có dấu chứng thực của giáo xứ.

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA GIÁO DÂN

A. NGHĨA VỤ

Điều 11. Nghĩa vụ đối với bản thân 1. Ơn gọi nên thánh
a. Giáo dân kính mến Thiên Chúa như con thảo đối với Cha lành, và thương yêu anh chị em như Chúa Giêsu dạy.
b. Phải cố gắng thánh hóa bản thân và nên trọn lành theo bậc mình, và qua đời sống hằng ngày, nhờ các phương tiện thiêng liêng có trong Giáo Hội .
c. Tận tâm tận lực chu toàn nhiệm vụ trần thế của mình theo tinh thần Tin Mừng như góp phần vào công việc phát triển xã hội .
2. Thánh hóa ngày Chúa nhật
a. Thánh lễ Chúa nhật: Trong mọi thánh lễ, nhất là thánh lễ cộng đồng ngày Chúa nhật, cộng đoàn phụng vụ giáo xứ biểu hiện một phần nào Giáo Hội hữu hình được thiết lập trên khắp thế giới. Vì thế, giáo dân phải tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật và nên tham dự thánh lễ cộng đồng tại nhà thờ giáo xứ mình.
b. Thêm vào đó, giáo dân thánh hóa ngày Chúa nhật bằng các việc đạo đức khác như chầu Mình Thánh Chúa, học hỏi giáo lý, sinh hoạt hội đoàn, làm việc từ thiện, v.v..
Điều 12. Nghĩa vụ đối với tha nhân 1. Đối với gia đình
1. Giáo dân lo chu toàn mọi bổn phận gia đình, thánh hóa và bảo vệ hạnh phúc gia đình là Giáo Hội tại gia, tạo cho gia đình một cuộc sống đạo đức, góp phần vào bầu khí thánh thiện của giáo xứ.
2. Đối với anh chị em trong giáo xứ
Giáo dân trong giáo xứ phải sống trong sự hiệp thông: Đoàn kết, chia sẻ, yêu thương, cầu nguyện và giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần.
3. Đối với giáo xứ
a. Giáo dân có nhiệm vụ góp phần xây dựng giáo xứ: Hợp tác chặt chẽ với cha xứ và hội đồng mục vụ giáo xứ, giáo họ; hưởng ứng những công tác do giáo xứ khởi xướng tùy khả năng và hoàn cảnh, sao cho đời sống giáo xứ được hài hòa, an vui và phát triển.
b. Giáo dân còn phải tuân giữ quy chế này và nội quy riêng của giáo xứ. 4. Đối với giáo phận
Sẵn sàng đáp lại lời mời gọi của Đấng Bản quyền, góp phần vào công việc chung và thực hiện chương trình chung của giáo phận. Công việc này thường quen được thực hiện qua giáo hạt.
5. Đối với Giáo Hội toàn cầu
Tham gia và nâng đỡ những công cuộc nhằm cổ võ sự hiệp thông Giáo Hội, đặc biệt chú trọng và góp phần tích cực vào nhiệm vụ loan báo Tin Mừng của Giáo Hội.
Điều 13. Vấn đề kỷ luật
1. Đối với những giáo dân lỡ lầm, Giáo Hội là Mẹ nhân lành hằng mong mỏi cho họ biết ăn năn hối lỗi, cải thiện đời sống. Vì vậy, đối với những giáo dân này, giáo xứ vẫn tha thiết cầu xin Chúa nhân lành ban ơn hối cải cho họ. Mỗi giáo dân khi biết anh em mình phạm lỗi, phải khôn ngoan lấy lòng bác ái huynh đệ khuyên nhủ giúp đỡ, để chi thể đau yếu ấy lấy lại được sức sống bình thường trong toàn Nhiệm Thể Chúa Kitô.
2. Tuy nhiên, để duy trì kỷ luật và trật tự chung, đồng thời để giúp con cái lầm lỗi phục thiện, Giáo Hội đôi khi buộc lòng phải áp dụng những biện pháp chế tài, tùy hoàn cảnh và tùy loại lỗi lầm. Giáo xứ thường quen áp dụng mấy biện pháp chế tài sau đây:
– Cảnh cáo;
– Đình chỉ việc thụ hưởng ít nhiều quyền lợi của giáo xứ, v.v..
(Về việc truất quyền người đã nhập giáo xứ hợp lệ, cần phải có những lý do rất hệ trọng do cha xứ và hội đồng mục vụ giáo xứ xét định để đệ trình Đức Giám mục.)
3. Nếu các biện pháp của giáo xứ không có hiệu quả, cha xứ và hội đồng mục vụ giáo xứ có thể trình Đấng Bản quyền giáo phận xem xét và giải quyết .

B. QUYỀN LỢI

Điều 14. Quyền cư trú
Giáo dân có quyền chọn cư sở ở giáo xứ nào hợp ý muốn và hoàn cảnh sinh sống của mình, với những nghĩa vụ và quyền lợi kèm theo.
Điều 15. Quyền tham gia và xây dựng giáo xứ
1. Bằng đời sống cầu nguyện, bác ái;
2. Bằng việc tham gia các hội đoàn;
3. Và bằng việc làm tông đồ, cá nhân cũng như tập thể .
Điều 16. Quyền ngôn luận
Là thành phần của Nhiệm Thể Chúa Kitô, giáo dân có quyền biểu lộ ý kiến nhằm mưu ích cho Giáo Hội, cho giáo xứ cũng như cho chính bản thân.
Điều 17. Quyền ứng cử, bầu cử
Khi đã chính thức thuộc về một giáo xứ, giáo dân có quyền ứng cử hội đồng mục vụ giáo xứ, giáo họ, hoặc gia nhập các hội đoàn theo các luật lệ hiện hành trong giáo xứ.
Điều 18. Quyền được hưởng các tài sản chung
1. Giáo dân trong xứ có quyền hưởng mọi ơn thiêng liêng thuộc thẩm quyền mục vụ của cha xứ, với sự cộng tác của hội đồng mục vụ giáo xứ, và cũng được hưởng các phương tiện sinh hoạt chung của giáo xứ theo luật chung của Giáo Hội.
2. Những người đã nhập giáo xứ sẽ hưởng các quyền lợi do việc nhập giáo xứ.
3. Giáo dân khi sống cũng như khi chết, được hưởng những ơn ích thiêng liêng và quyền lợi vật chất, nhờ mầu nhiệm hiệp thông và tình bác ái huynh đệ trong cộng đồng giáo xứ.
Điều 19. Việc tưởng thưởng
Giáo dân có công đặc biệt đối với giáo họ, giáo xứ có thể được cha xứ và hội đồng mục vụ giáo xứ ghi công trạng, đề nghị xin Đấng Bản quyền tưởng thưởng.
Điều 20. Cha xứ
“Cha xứ là chủ chăn riêng của giáo xứ được trao phó cho ngài và ngài thi hành trách nhiệm mục vụ của cộng đoàn được uỷ thác cho ngài, dưới quyền giám mục giáo phận, mà ngài đã được kêu gọi để chia sẻ thừa tác vụ của Đức Kitô, ngõ hầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, thánh hoá và lãnh đạo đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các linh mục hoặc các phó tế khác, cũng như với sự giúp đỡ của các giáo dân, chiếu theo quy tắc của luật” .

CHƯƠNG III: HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GIÁO XỨ

Điều 21. Định nghĩa Hội đồng mục vụ giáo xứ
Hội đồng mục vụ giáo xứ (HĐMVGX) là cơ chế gồm những giáo dân thuộc giáo xứ được mời gọi và tuyển chọn để cộng tác với cha xứ trong việc quản trị giáo xứ; tổ chức và điều hành các sinh hoạt mục vụ; xây đắp tình liên đới và sự hiệp thông, giải quyết những vấn đề; giải toả những bất đồng, nhằm góp phần xây dựng giáo xứ thành một cộng đoàn tư tế phụng thờ Thiên Chúa; sống, làm chứng và loan truyền Tin Mừng, yêu thương và phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người trong bối cảnh văn hoá xã hội ngày nay .
Điều 22. Tổ chức
1. Giáo dân được quy tụ trong dân Thiên Chúa và cấu tạo thành thân thể duy nhất của Chúa Kitô, dưới quyền của một Đấng duy nhất: Dù là ai họ vẫn được kêu gọi dùng hết sức lực để lãnh nhận do ân huệ Đấng Cứu Thế, để như những chi thể sống động, phát triển và thánh hóa Giáo Hội không ngừng .
2. Nhờ lãnh nhận bí tích Thánh tẩy, Thêm sức, mỗi Kitô hữu thông hiệp với nhau qua đức tin, đức cậy, đức mến làm thành một cộng đoàn duy nhất trong giáo xứ. Vì thế, mỗi thành phần được hưởng quyền lợi và phải gánh trách nhiệm chung của giáo xứ .
3. HĐMVGX đại diện cho giáo dân trong giáo xứ, có nhiệm vụ liên kết với cha xứ để điều hành các công việc của giáo xứ, được xây dựng trên mô hình của Phúc Âm: Chúa Giêsu (Linh mục) – các Tông đồ (giáo dân thường trực) – Giáo dân (quần chúng).
4. HĐMVGX được tổ chức theo ba chức năng của người Kitô hữu, họa lại ba chức vụ của Chúa Giêsu Kitô là Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế; được cụ thể hóa thành ba ban: Phụng vụ, Giáo lý và Mục vụ.

Điều 23. Thành phần HĐMVGX

1. Ban thường vụ
* Chủ tịch;
* Phó chủ tịch nội vụ ;
* Phó chủ tịch ngoại vụ;
* Thư ký;
* Thủ quỹ;
* Chủ tịch HĐMV các giáo họ/giáo xóm/giáo khu.
2. Các ban đặc trách
* Ban phụng vụ: Ca đoàn, thánh nhạc, nghệ thuật thánh.
* Ban giáo lý đức tin: Giáo lý, giáo dục, văn hóa.
* Ban mục vụ gia đình: Hướng dẫn các gia trưởng, hiền mẫu.
* Ban bác ái xã hội: Từ thiện.
* Ban loan báo Tin Mừng: Sống và loan báo Tin Mừng với sự cộng tác của các đoàn thể, các giới và các hội đoàn. * Ngoài ra, có thể có các ban khác tùy nhu cầu mỗi giáo xứ.
Điều 24. Thành phần HĐMV giáo họ
* Chủ tịch;
* Phó chủ tịch nội vụ ;
* Phó chủ tịch ngoại vụ ;
* Thư ký ;
* Thủ quỹ ;
* Các ban đặc trách:
(Tùy theo nhu cầu các giáo họ lớn hay nhỏ, có thể tổ chức phỏng theo mô hình các ban như giáo xứ).
Điều 25. Văn phòng giáo xứ
Mỗi giáo xứ, giáo họ cần có một văn phòng để làm việc và lưu giữ văn khố của giáo xứ, giáo họ.

A. NHIỆM VỤ

Điều 26. Nhiệm vụ của cha xứ đối với HĐMVGX
1. Tuỳ hoàn cảnh, có thể mời cha phó và đại diện tu sĩ, là những người cộng sự thường xuyên và gần gũi, tham gia sinh hoạt của HĐMVGX;
2. Chủ toạ các phiên họp của HĐMVGX: Khi vắng mặt, có thể uỷ nhiệm cho cha phó hoặc cho Chủ tịch HĐMVGX chủ toạ phiên họp;
3. Trong các phiên họp, quan tâm tạo bầu khí đối thoại và hợp tác lành mạnh, và trợ lực cho HĐMVGX cùng nhau thi hành sứ vụ phục vụ trong tình liên đới và hiệp thông huynh đệ;
4. Mặc dù ý kiến các thành viên HĐMVGX chỉ có tính cố vấn và tham khảo , việc quyết định và giải quyết những vấn đề trong giáo xứ cần được thực hiện theo tinh thần “thống nhất trong điều chính, tương nhượng trong điều phụ, bác ái trong mọi sự”;
5. Kết hợp với chương trình huấn luyện HĐMV của giáo phận, lo liệu việc huấn luyện và bồi dưỡng các thành viên HĐMVGX về phương diện thiêng liêng, nhân bản, chuyên môn, nhằm nâng cao năng lực làm việc tập thể và hoàn thành sứ vụ phục vụ;
6. Khi năng lực của HĐMVGX ngày càng được nâng cao, việc quản trị giáo xứ ngày càng phải được mở rộng hơn – từ truyền lệnh chuyển sang chỉ dẫn, kế tiếp là trợ lực, sau cùng là uỷ thác – nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên HĐMVGX chủ động và tích cực hơn trong việc xây dựng giáo xứ.
Điều 27. Nhiệm vụ của HĐMVGX
1. Nắm bắt tình hình giáo xứ, nhất là về đời sống đức tin và phong hoá, cùng với cha xứ hoạch định chương trình mục vụ, đề ra phương thức và phân công thực hiện;
2. Quan tâm phối hợp hài hoà các sinh hoạt và các công tác của các đơn vị mục vụ, trong sự tôn trọng tính tự lập của từng đơn vị và trong tinh thần liên đới, tương trợ và hiệp thông; góp phần giải quyết những vấn đề, giải toả những bất đồng trong giáo xứ.
3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, và báo cáo kết quả trong các phiên họp;
4. Hợp lực với cha xứ trong việc quản trị tài sản giáo xứ .
5. Tự trau dồi phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ quản trị, nâng cao năng lực làm việc tập thể và phục vụ trong yêu thương.
Điều 28. Nhiệm vụ của ban thường vụ HĐMVGX
1. Cộng tác chặt chẽ và thường xuyên với cha xứ trong việc quản trị giáo xứ, tổ chức và điều hành công việc mục vụ, giải quyết những vấn đề bất đồng, nhằm phát triển và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của mọi gia đình, đặc biệt gia đình nghèo đói lâm cảnh túng quẫn và người bất hạnh bị bỏ rơi;
2. Cùng với cha xứ soạn thảo chương trình nghị sự cho các phiên họp, có những sáng kiến mục vụ phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của giáo xứ, trao đổi với mọi thành viên liên hệ nhằm chuẩn bị cho việc phân công thực hiện.
Điều 29. Nhiệm vụ của chủ tịch HĐMVGX
1. Chịu trách nhiệm chung về mọi vấn đề của HĐMVGX, trước cha xứ, giáo xứ và cộng đoàn;
2. Theo sự uỷ nhiệm của cha xứ, chủ trì các phiên họp, các buổi sinh hoạt của ban thường vụ và của HĐMVGX;
3. Đại diện cho cộng đoàn giáo xứ trong những vấn đề đối ngoại. Tuy nhiên, những gì thích hợp với đường hướng và quyết định của HĐMVGX mới có giá trị pháp lý.
Điều 30. Nhiệm vụ phó chủ tịch nội vụ
1. Có nhiệm vụ cộng tác với chủ tịch HĐMVGX trong mọi lĩnh vực và thay thế khi chủ tịch vắng mặt;
2. Phối hợp các sinh hoạt mục vụ trong giáo xứ, đặc biệt các sinh hoạt thuộc lĩnh vực giáo lý, đức tin và phụng tự;
3. Phụ trách các ban ngành và đoàn thể, phó chủ tịch nội vụ có nhiệm vụ nghiên cứu, quan sát hiện tình các đoàn thể, ban ngành và đề nghị chương trình, biện pháp thực hiện lên HĐMVGX; tổ chức và phối hợp hoạt động các ban ngành, đoàn thể từ giáo xứ đến các giáo họ; đôn đốc, thúc đẩy thực hiện các chương trình đã được cha xứ và HĐMVGX thống nhất.
Điều 31. Nhiệm vụ phó chủ tịch ngoại vụ
1. Hợp tác với chủ tịch HĐMVGX, đặc trách sứ vụ loan báo Tin Mừng;
2. Phụ trách các công tác đối ngoại của giáo xứ, liên hệ với các cấp chính quyền, giáo quyền, các giáo xứ bạn, tôn giáo bạn khi cần thiết;
3. Phối hợp các sinh hoạt thuộc lĩnh vực tông đồ, bác ái xã hội và truyền bá đức tin;
4. Thay thế phó chủ tịch nội vụ khi vị này vắng mặt.
Điều 32. Nhiệm vụ thư ký
1. Quản lý và lưu trữ các giấy tờ sổ sách và các tài liệu liên quan;
2. Phác thảo chương trình, ghi biên bản các phiên họp HĐMVGX và ban thường vụ, kiểm diện các thành viên trong các cuộc họp. Biên bản cần có chữ ký của vị chủ toạ phiên họp và của thư ký mới có giá trị;
3. Soạn thảo và kiểm tra các thông báo, văn thư, báo cáo các số liệu để trình cha xứ trước khi gửi hoặc công bố;
4. Phối hợp với thư ký các giáo họ để cập nhật những số liệu thuộc sổ họ và sổ gia đình Công giáo.
Điều 33. Nhiệm vụ thủ quỹ
1. Cùng với cha xứ và ban điều hành các giáo họ tổ chức việc gây quỹ cho giáo xứ;
2. Lập sổ sách thu chi đầy đủ và minh bạch; báo cáo định kỳ theo quy định của giáo xứ;
3. Cộng tác với cha xứ quản trị các tài sản của giáo xứ; bảo trì và tu bổ các cơ sở của giáo xứ;
4. Có thể giữ một số tiền và chi theo hạn mức do giáo xứ quy định. Nếu chi vào công việc chung của giáo xứ với số tiền lớn hơn quy định thì phải có sự thống nhất của HĐMVGX và cha xứ.
Điều 34. Nhiệm vụ của các uỷ viên 1. Nhiệm vụ của trưởng ban mục vụ
Là người cộng tác với cha xứ trong công tác tông đồ giáo dân như: Chuẩn bị các dự tòng, mời gọi những tâm hồn xa Chúa lâu năm trở về, quan tâm đến đời sống tình thần và vật chất của cộng đoàn, nhất là thăm viếng các gia đình gặp hoạn nạn, rủi ro, kể cả những người lương dân.
2. Nhiệm vụ của trưởng ban phụng vụ
a. Quản lý và bảo vệ các đồ dùng trong nhà thờ, nhất là các đồ thánh dành riêng cho việc thờ phượng;
b. Phụ trách và hướng dẫn các ca đoàn, lễ sinh;
c. Hợp tác với phó chủ tịch nội vụ và trưởng ban phụng vụ của các giáo họ soạn thảo chương trình các ngày lễ trọng trong năm, tuần tĩnh tâm, tuần chầu lượt và các ngày lễ lớn của giáo xứ để phân công cho các giáo họ phục vụ dựa trên cơ sở lịch phụng vụ trong năm của giáo phận.
3. Nhiệm vụ của trưởng ban giáo lý
a. Có nhiệm vụ lên kế hoạch, cổ động việc dạy và học giáo lý cho giới thanh thiếu niên và nhi đồng; kết hợp với hội phụ huynh và các hội đoàn để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong độ tuổi học giáo lý phổ thông được đến trường đầy đủ;
b. Đầu năm học giáo lý, tổ chức cuộc họp về công tác giáo lý cấp giáo xứ để bàn về phương hướng dạy và học giáo lý theo chương trình của giáo phận;
c. Tổ chức tuần tập huấn cho giáo lý viên theo lịch tập huấn của Ban Giáo lý Giáo phận; khuyến khích những người có khả năng tham gia tập huấn;
d. Lên chương trình dạy và học giáo lý Xưng tội rước lễ lần đầu, Thêm sức, Hôn nhân và Dự tòng. Kết hợp với các thầy cô phụ trách các lớp để tổ chức kiểm tra và thi tuyển theo định kỳ.
4. Nhiệm vụ của ủy viên phụ trách đoàn thể
a. Hợp tác với ban thường vụ và các ủy viên khác trong sự tương kính, tương nhượng và tương trợ lẫn nhau;
b. Thúc giục và động viên các đoàn thể thi hành các quyết định chung và thực hiện các công tác mục vụ trong giáo xứ khi được phân công;
c. Tạo mối dây liên kết hòa hợp giữa các giới và hội đoàn tông đồ, đồng thời liên kết các gia đình trong giáo xứ sống tình hiệp thông, đoàn kết và thi hành các việc bác ái cộng đồng;
d. Gặp gỡ, trao đổi, và nắm bắt nhu cầu và nguyện vọng của các hội đoàn để báo cáo tình hình và công tác mục vụ đã được thực hiện lên cha xứ.
Điều 35. Nhiệm vụ của chủ tịch HĐMV giáo họ
Có mọi trách nhiệm như chủ tịch HĐMVGX nhưng thuộc cấp giáo họ.
Điều 36. Những giáo xứ lớn
1. Ngoài trưởng ban phụng vụ, có thể bầu thêm các phó ban phụ trách việc điều hành: Ca trưởng, âm thanh, ánh sáng, khánh tiết…
2. Ngoài trưởng ban giáo lý, có thể bầu thêm các trưởng ban điều hành, trưởng các khối, giáo lý viên và ban phụ huynh…
Điều 37. Những giáo họ lớn
Các giáo họ lớn trong các giáo xứ, có thể thực hiện theo mô hình giáo xứ và tùy hoàn cảnh thực tế để tăng hoặc giảm thành viên cho phù hợp.

B. QUYỀN LỢI Điều

38. Quyền lợi khi còn sống
1. Quyền được huấn luyện, bồi dưỡng, học hỏi, nhằm nâng cao năng lực và tinh thần phục vụ.
2. Hằng năm, được cha xứ tổ chức tĩnh tâm và mừng trọng thể lễ bổn mạng HĐMVGX; được cha xứ dâng lễ cầu nguyện cho tất cả các vị phục vụ giáo xứ ở các cấp, đương nhiệm và đã mãn nhiệm.
3. Cộng đoàn giáo xứ có bổn phận trân trọng, biết ơn và cầu nguyện cho những người đã đóng góp công sức cho giáo xứ, nhưng phải tránh những hình thức phô trương ganh đua danh vọng.
4. Khi các thành viên HĐMVGX và giáo họ đã phục vụ tốt từ 15 năm trở lên, cha xứ có thể xét và đề nghị Đức Giám mục cấp bằng ghi công. Điều 39. Quyền lợi khi qua đời
1. Các thành viên trong HĐMVGX đương nhiệm khi qua đời được cha xứ dâng một thánh lễ.
2. Khi một thành viên HĐMV mãn nhiệm qua đời, ban thường vụ đến viếng xác và trích quỹ xin một thánh lễ.
3. Hằng năm, trong tháng các linh hồn, HĐMV trích quỹ, xin một thánh lễ cầu nguyện cho các thành viên đã qua đời.

C. TUYỂN CHỌN

Điều 40. Tiêu chuẩn tuyển chọn vào HĐMVGX
1. Các tín hữu đã chịu phép Thêm sức, đã ghi danh trong giáo xứ ít là một năm, có đời sống gương mẫu, phù hợp với giáo huấn và đường lối của Giáo Hội, không bị ngăn trở về Giáo luật, không tham gia vào các tổ chức chính trị.
2. Có những đức tính cần thiết cho chức vụ.
3. Có năng lực cần cho chức vụ, như sức khoẻ, trình độ văn hoá, những kỹ năng chuyên môn.
4. Có thời giờ dành cho công việc chung.
5. Tuổi từ 30 đến 65. Độ tuổi này có thể thay đổi khi hoàn cảnh đòi hỏi, với sự nhất trí giữa cha xứ và cộng đoàn hay với sự chấp thuận của Đức Giám mục giáo phận. Điều 41. Nguyên tắc tuyển chọn vào HĐMVGX
Việc tuyển chọn người vào ban thường vụ được tiến hành qua những bước như sau:
1. Đề cử: Cha xứ cùng HĐMVGX lập danh sách các ứng viên gồm 7 hoặc 9 người, dựa vào danh sách đề cử của các giáo họ. Số ứng viên được đề cử theo tỉ lệ giáo dân của từng giáo họ, nhưng không quá 3 người.
2. Bầu chọn: Có thể bầu HĐMVGX theo những cách thức sau đây:
a. Đại hội toàn dân: Mỗi tín hữu từ 18 tuổi trở lên đều có quyền đi bầu.
b. Đại hội đại diện các gia đình: Mỗi gia đình cử một đại diện đi bầu.
c. Đại hội HĐMVGX mở rộng: Các thành viên
HĐMVGX, đại diện các ban ngành và đoàn thể đi bầu.
Chọn 5 vị có số phiếu cao nhất (trường hợp số phiếu bằng nhau thì ứng viên nào lớn tuổi hơn sẽ đắc cử). Những giáo xứ lớn, ngoài 5 vị thường trực, có thể chọn thêm các ủy viên.
3. Phân công: Cha xứ và các thành viên đắc cử họp bàn để phân công các chức danh; hoặc cha xứ, sau khi đã cân nhắc, bổ nhiệm các chức danh sao cho phù hợp với khả năng của từng vị.
Điều 42. Tuyển chọn HĐMV giáo họ
Việc tuyển chọn người vào HĐMV giáo họ được tiến hành theo thể thức tuyển chọn HĐMVGX. Tùy theo hoàn cảnh của từng giáo họ có thể thêm bớt các thành viên.

D. NHẬM CHỨC – SINH HOẠT – NHIỆM KỲ
Điều 43. Nhậm chức và bàn giao

Sau khi HĐMVGX mãn nhiệm và đã bầu được HĐMVGX mới, thì việc bàn giao giữa ban cũ và ban mới được thực hiện dưới sự chứng kiến của cha xứ.
1. Ban thường vụ HĐMVGX, có thể cả chủ tịch HĐMV các giáo họ, họp định kỳ mỗi tháng một lần; hoặc bất thường khi cha xứ triệu tập; hoặc do đa số thành viên đề nghị và được cha xứ chấp thuận.
2. HĐMVGX họp định kỳ 3 tháng một lần và họp mở rộng 6 tháng một lần để thông tri tình hình và nhu cầu mục vụ của giáo xứ, kiểm điểm các công tác mục vụ, hoạch định chương trình mục vụ, phân công và phối hợp thực hiện.
3. Ban điều hành các đơn vị mục vụ sinh hoạt theo nội quy của mỗi đơn vị.
4. Tùy nhu cầu mục vụ, có thể mỗi năm một lần, dưới sự chủ tọa của cha xứ, giáo xứ tổ chức đại hội toàn dân để đánh giá và đề ra đường hướng mục vụ cho giáo xứ, phù hợp với chương trình mục vụ của giáo phận.
Điều 45. Nhiệm kỳ HĐMVGX
1. Nhiệm kỳ HĐMV là 3 năm, kể từ ngày nhận nhiệm vụ. Các thành viên có thể tái đắc cử ba lần.
2. Trường hợp khuyết chủ tịch, phó chủ tịch nội vụ lên thay; trường hợp khuyết một trật chủ tịch và phó chủ tịch, ban thường vụ có thể tổ chức bầu bổ sung.
3. Trường hợp khuyết một thành viên khác hay một uỷ viên, cha xứ bàn bạc với ban thường vụ tìm người thay.
Điều 46. Từ nhiệm
Khi có lý do chính đáng, thành viên HĐMV có thể làm đơn xin từ nhiệm, với điều kiện được cha xứ chấp thuận, nhưng vẫn tiếp tục thi hành nhiệm vụ cho tới khi có người thay thế.
Điều 47. Bãi nhiệm
Cha xứ có quyền bãi nhiệm một thành viên trong HĐMV khi:
1. Di chuyển khỏi giáo xứ.
2. Bỏ sinh hoạt 3 lần liên tục mà không báo cáo cho cha xứ hay HĐMV biết, nếu sau khi yêu cầu sinh hoạt lại mà không kết quả.
3. Chống đối hoặc bất tuân những quyết định mục vụ quan trọng và chính đáng của cha xứ, gây chia rẽ giữa các thành viên trong HĐMV hoặc trong cộng đoàn hoặc sống bê tha theo các tệ nạn xã hội hay có can án bị truy tố về hình sự.
Điều 48. Quyền của cha xứ đối với HĐMV
Nếu HĐMV chủ trương đi ngược lại chương trình mục vụ của giáo xứ, giáo phận và Giáo Hội thì linh mục quản xứ có quyền giải tán và thành lập HĐMV mới.

E. QUY CHẾ CỦA GIÁO PHẬN VÀ NỘI QUY CỦA GIÁO XỨ

Điều 49. Nội quy riêng của mỗi giáo xứ
1. Dựa vào quy chế HĐMVGX của giáo phận, mỗi giáo xứ có thể thiết lập một nội quy riêng nhằm đáp ứng những hoàn cảnh cụ thể và truyền thống của giáo xứ.

PHỤ TRƯƠNG 1 TỦ HỒ SƠ GIÁO XỨ
Giáo xứ phải có một tủ có khoá để lưu trữ sổ sách và hồ sơ giáo xứ. Cha xứ với sự hợp tác của ban thường vụ, nhất là thư ký, có nhiệm vụ bảo quản. Sổ sách và hồ sơ giáo xứ gồm có hai loại: loại mục vụ và loại quản trị tài chính .
1. Loại mục vụ
Gồm sổ Rửa tội (cần ghi chú những trường hợp đặc biệt, sổ Xưng tội Rước lễ lần đầu, sổ Thêm sức, sổ Hôn phối (cần ghi chú những trường hợp đặc biệt – Giáo Luật, điều 1133), sổ Nhân danh, sổ Gia đình Công giáo, sổ Tử . Hồ sơ gồm có thư từ của giám mục, lịch sử giáo xứ và các văn thư quan trọng khác, cần được sắp xếp thứ tự và cập nhật hóa .
2. Loại quản trị tài chính
a. Danh sách thống kê: Mô tả và đánh giá các tài sản giáo xứ ; danh sách ghi chú các tài sản dâng cúng và các yêu cầu của người dâng cúng ; sổ ghi chú các hoạt động tài chính của các giới và hội đoàn tông đồ trong giáo xứ…
b. Danh sách và các văn kiện pháp lý chứng minh nguồn gốc và chủ quyền các tài sản giáo xứ, bản chính lưu tại Toà Giám mục .
c. Sổ sách chi thu của giáo xứ.

31 x. GL, đ. 1284,2.7.

PHỤ TRƯƠNG 2

NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ TÀI SẢN GIÁO XỨ

Tài sản giáo xứ là tài sản của Giáo Hội nên phải được quản trị và sử dụng theo những nguyên tắc chung của Giáo Hội đề ra.
1. Tài sản của Giáo Hội phải được sử dụng với mục đích là “tổ chức việc thờ phượng Thiên Chúa, trợ cấp xứng đáng cho hàng giáo sĩ và các thừa tác viên khác, làm việc tông đồ và bác ái, nhất là đối với những người túng thiếu” .
2. Giám mục giáo phận là người lãnh đạo giáo phận và đứng tên chủ quyền mọi tài sản của giáo phận. Do đó, ngài có toàn quyền tổ chức, trách nhiệm kiểm tra, can thiệp và điều phối mọi hoạt động quản trị tài sản trong giáo phận .
3. Giám mục uỷ quyền cho cha xứ là người duy nhất chịu trách nhiệm đối với giáo phận, để quản trị tài sản giáo xứ, theo các quy định của Giáo Hội và giáo phận, như một người cha tốt lành và cần mẫn .
4. Giáo Hội kêu gọi các giáo dân ưu tú về chuyên môn, khôn ngoan và đức hạnh, trợ giúp các vị mục tử với tư cách chuyên viên hoặc cố vấn. Khi quản trị tài sản giáo xứ, cha xứ cần đến sự cộng tác của một số giáo dân trong xứ, nhất là sự đóng góp ý kiến của HĐMVGX .
5. Việc quản trị tài sản cần được thực hiện cách khôn ngoan và minh bạch, phù hợp với các quy định của Giáo luật và dân luật. Sổ sách và hồ sơ quản trị phải được thực hiện chu đáo và bảo quản cẩn thận . HĐMV cộng tác trong việc: dự trù các phương án thu chi và gây quỹ cho giáo xứ ; góp ý về những hành vi quản trị quan trọng và ngoại thường ; cập nhật hoá danh sách thống kê, mô tả và đánh giá các tài sản giáo xứ . Tuỳ hoàn cảnh địa phương, cha xứ có thể mời thành viên của HĐMV trực tiếp thực hiện và kiểm tra sổ sách kết toán của giáo xứ .
6. Giáo Hội yêu cầu Giám mục giáo phận quy định những giới hạn và điều kiện khi giáo xứ thực hiện một hành vi quản trị quan trọng và ngoại thường . Trong hoàn cảnh hiện tại của giáo phận, Đức Giám mục dành cho cha xứ quyền bàn bạc với HĐMV, đề ra những giới hạn chi tiêu thông thường cho thủ quỹ, HĐMVGX khi đệ trình Đức giám mục để xin phép thực hiện một quyết định quan trọng và ngoại thường. Cha xứ phải đính kèm văn bản cuộc họp HĐMVGX thảo luận về công việc này.

PHỤ LỤC NGHI THỨC TUYÊN HỨA CỦA HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GIÁO XỨ

1. Trước ngày tổ chức Nghi thức Tuyên hứa của HĐMVGX, các thành viên cần phải được học tập về Quy chế HĐMVGX để thông suốt bổn phận và quyền lợi; và phải được tĩnh tâm.
2. Nên tổ chức nghi thức tuyên hứa của HĐMVGX trong thánh lễ ngày Chúa nhật có đông giáo dân tham dự.
3. Chuẩn bị sẵn bản Quy chế HĐMVGX.
4. Lấy các lời nguyện và các bài đọc của thánh lễ ngày hôm ấy.
5. Sau bài giảng và kinh Tin kính, cha xứ ngỏ lời:
Anh chị em thân mến,
Giáo xứ chúng ta đã tổ chức bầu cử các thành viên HĐMVGX theo đúng những quy định của Quy chế HĐMVGX Giáo phận Vinh.
Theo đó, hôm nay những người có tên sau đây chính thức được bổ nhiệm vào HĐMVGX với nhiệm kỳ 3 năm, từ ……………đến…………………:
– Ông (Bà)………………………………
– Ông (Bà)………………………………
Những người được xướng danh ra khỏi chỗ ngồi, bước lên trước cung thánh, đứng thành hàng ngang.
6. Cha xứ nói vài lời nhắn nhủ về vai trò và nghĩa vụ của HĐMVGX và khuyến khích các thành viên tích cực cộng tác với cha xứ để phát triển giáo xứ về mọi mặt, nhất là về mặt tôn giáo; đoàn kết và yêu thương trong giáo xứ, giáo hạt và giáo phận.
7. Sau đó, cha xứ hướng về cộng đoàn và nói:
HĐMVGX được lập nên để cộng tác với cha xứ, cha phó, với mục đích phục vụ giáo xứ và anh chị em. Do đó, HĐMVGX sẽ không thể làm được gì, nếu không có ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần và sự hợp tác chân thành của anh chị em. Vậy, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các thành viên của HĐMVGX, để Ngài hướng dẫn và nâng đỡ họ chu toàn nhiệm vụ.
Mọi người cùng quỳ hát kinh Cầu xin Chúa Thánh Thần.
8. Mọi người đứng lên, cha xứ ngỏ lời với các thành viên mới của HĐMVGX:
Anh (chị) em thân mến, anh (chị) em phải tuyên hứa và bày tỏ trước mặt cha xứ và cộng đoàn quyết tâm của anh (chị) em muốn hết lòng phục vụ lợi ích của giáo xứ; xây dựng tình đoàn kết, yêu thương và phát triển giáo xứ. Vậy:
– Với ý thức và tự do, anh (chị) em có muốn thành tâm chu toàn nhiệm vụ được trao dưới sự hướng dẫn của cha xứ không?
Đáp: – Thưa, con muốn.
– Với ý thức và tự do, anh (chị) em có muốn đoàn kết và hợp tác với nhau để công việc điều hành, xây dựng và phát triển giáo xứ đạt được hiệu quả tốt đẹp không?
Đáp: – Thưa, con muốn.
– Với ý thức và tự do, anh (chị) em có muốn tích cực xây dựng công bình, bác ái, hòa thuận và tương thân tương ái giữa mọi người trong giáo xứ không?
Đáp: – Thưa, con muốn.
– Với ý thức và tự do, anh (chị) em có muốn tận dụng mọi khả năng Chúa ban, để giúp mọi người nhận biết, phụng thờ và yêu mến Chúa, cùng yêu thương nhau không?
Đáp: – Thưa, con muốn.
Xin Thiên Chúa hoàn tất việc tốt lành Ngài đã khởi sự nơi anh (chị) em.
9. Cha xứ trao cho từng thành viên HĐMVGX: Kinh Thánh Tân Ước và bản Quy chế HĐMVGX. HĐMVGX trở về chỗ ngồi. Không đọc Lời nguyện tín hữu, thánh lễ diễn tiến như thường lệ. Đại diện các thành viên có thể dâng lễ vật.

MỤC LỤC

Quyết định về việc ban hành Quy chế HĐMVGX…… 3
Các chữ viết tắt………………………………………………… 4
Lời giới thiệu…………………………………………………….. 5
Chương I. Giáo dân…………………………………………… 6
Chương II. Giáo xứ……………………………………………. 8
A. Nghĩa vụ………………………………………………… 10
B. Quyền lợi………………………………………………… 13
Chương III. Hội đồng Mục vụ Giáo xứ………………… 15
A. Nhiệm vụ………………………………………………… 17
B. Quyền lợi………………………………………………… 23
C. Tuyển chọn……………………………………………… 24
D. Nhậm chức – Sinh hoạt – Nhiệm kỳ…………… 25
E. Quy chế giáo phận và nội quy giáo xứ………… 27
Phụ trương 1: Tủ hồ sơ giáo xứ……………………………. 28
Phụ trương 2: Nguyên tắc quản trị tài sản giáo xứ…… 29
Phụ lục: Nghi thức tuyên hứa của HĐMVGX………… 31

Nguồn Giáo Phận Vinh


------------------------------------------------



TGP Sai Gòn: Nhiệm Vụ của Ban Công Lý Và Hoà Bình


Anh chị em thân mến,

1. Quà tặng Phục Sinh.

Quà tặng của Chúa Kitô Phục Sinh cho nhân loại là sự sống mới, sự sống dồi dào trong Nước Chúa là cõi đất trời chan hoà ánh sáng chân lý và tình yêu, công lý và hoà bình. Điều kiện đón nhận và chia sẻ quà tặng đó là bước theo Chúa Kitô trên con đường hội nhập và dấn thân phục vụ, hiến thân và đổi mới, tiếp nối sứ vụ Phúc Âm hoá của Ngài, và cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần đổi mới đời sống con người cùng gia đình và xã hội. Giáo phận thành lập Ban Mục Vụ Công Lý và Hoà Bình, nhằm tạo điều kiện cho mọi người chúng ta đón nhận và chia sẻ quà tặng đó cho đồng bào và đồng loại. Vậy, anh chị em hãy dành chút thời giờ, tìm hiểu nguồn gốc, mục đích, nhiệm vụ của Ban Mục Vụ này, và nhiệm vụ Phúc Âm hoá của người công giáo trong hoàn cảnh xã hội hôm nay.

2. Nguồn gốc của Tổ Chức Công Lý và Hoà Bình.

Dựa vào giáo huấn của Công Đồng Vatican II dạy người môn đệ của Chúa Kitô hội nhập vào đời sống văn hoá xã hội, đồng cảm và chia sẻ "Vui mừng và hy vọng , ưu sầu và lo âu của con người ngày nay, nhất là người lâm cảnh túng thiếu và khổ đau..." (VMHV,số 1), và dựa giáo huấn của Giáo Hội đã xác định về sứ vụ Phúc Âm hoá của người kitô hữu đối với cộng đồng nhân loại : "Không có gì liên quan đến đời sống xã hội trần thế mà lại nằm ngoài công cuộc Phúc Âm hoá ", đồng thời theo đề xuất của Công Đồng Vatican II, năm 1976, Đức Giáo hoàng Phaolô VI hình thành Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình (CLHB). Đến năm 1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cải tổ thành Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý Hoà Bình (HĐGH.CLHB).

3. Mục đích của HĐGH.CLHB.

Mục đích là phối hợp với các tổ chức liên hệ, tạo điều kiện cho mọi thành phần dân Chúa tham gia công cuộc Phúc Âm hoá những thực tại trần thế cùng đời sống con người, góp phần cùng cộng đồng nhân loại xác lập một nền nhân bản mới cùng một trật tự xã hội mới cho thế giới toàn cầu hoá hôm nay (x. Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý" của ĐGH Bênêđitô XVI, Vatican, 29.6.2009). Nói cách khác, tham gia công cuộc Phúc Âm hoá là chung sức với mọi người thiện tâm xây mới ngôi nhà gia đình nhân loại trên nền đá vững chắc là Lời Chúa (x. Mt 7, 24-27; Lc 6, 46-49), với bốn trụ cột vững bền là chân lý và tình thương, công lý và hoà bình (x.TV 85, 11-12).

Đó cũng là mục đích của Uỷ Ban CLHB thuộc HĐGM.VN cùng Ban Mục Vụ CLHB của giáo phận, với chức năng mục vụ là soi đường dẫn lối cho cộng đồng dân Chúa làm chứng và loan truyền Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, cùng tiếp nối sứ vụ Phúc Âm hoá của Ngài, vì sự sống cùng sự phát triển con người và đất nước hôm nay.

4. Nhiệm vụ của Ban Mục Vụ Công Lý và Hoà Bình giáo phận.

Nhiệm vụ cụ thể là nghiên cứu, đào sâu, và phố biến Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, đặc biệt nội dung những văn bản sau đây :

- "Hợp tuyển giáo huấn của Giáo Hội về xã hội" trong hai thế kỷ 19 và 20, do HĐGH.CLHB xuất bản năm 2000, với Lời Tựa của ĐHY PX Nguyễn Văn Thuận, đương kim Chủ tịch của HĐGH.CLHB;

- "Tổng lược Học Thuyết xã Hội của Giáo Hội Công Giáo", xuất bản năm 2004, với Lời giới thiệu của

ĐHY Sodano, Quốc Vụ Khanh Vatican, và của ĐHY Martino, đương kim Chủ tịch HĐGH.CLHB.

Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội triển khai Lời Chúa là nguồn ánh sáng chân lý về sự sống con người cùng nhân phẩm và nhân quyền, về gia đình và cộng đồng xã hội, về các mối quan hệ xã hội cùng bang giao giữa các dân tộc. Ban Mục Vụ CLHB phổ biến giáo huấn đó nhằm soi đường dẫn lối cho mọi thành phần dân Chúa đưa những giá trị Tin Mừng, những giá trị nhân bản, vào trong đời sống văn hoá và xã hội, kinh tế tài chính và chính trị của cộng đồng nhân loại hôm nay (x. Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý").

Đó là con đường cộng đồng dân Chúa thi hành sứ vụ Phúc Âm hoá những thực tại trần thế, hướng đến xác lập một nền nhân bản mới cùng một trật tự xã hội mới cho trong thế giới toàn cầu hoá hôm nay,

5. Công cuộc Phúc Âm hoá và nhiệm vụ của người công giáo hôm nay.

Công cuộc Phúc Âm hoá với định hướng trên đề ra cho mọi thành phần dân Chúa, - giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, cộng đoàn giáo xứ cùng các tổ chức mục vụ và các tổ chức tông đồ giáo dân, - ba nhiệm vụ chính như sau:

Nhiệm vụ I. Chuyên cần cầu nguyện và mở rộng lòng trí tiếp nhận nguồn ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Giêsu Đấng cứu độ, tiếp nhận ơn hiểu biết và ơn khôn ngoan, ơn sức mạnh và ơn đổi mới của Chúa Thánh Thần. Nói cách khác là thường xuyên sống hiệp thông mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa để tìm và thi hành ý Cha trên trời.

Nhiệm vụ II. Mở rộng tình huynh đệ hiệp thông và ý thức trách nhiệm liên đới trong Giáo Hội cùng xã hội, nhằm đưa nguồn ánh sáng chân lý và tình yêu cùng những giá trị Tin Mừng vào trong đời sống con người và xã hội, từng bước xoá tan những bóng đen của lối sống văn hoá sự chết, đồng thời vun đắp nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho gia đình cùng xã hội;

Nhiệm vụ III. Cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần đổi mới con người cùng những thực tại trần thế hôm nay. Trong bối cảnh văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị hôm nay, việc cộng tác với Chúa Thánh Thần đòi hỏi các thành phần dân Chúa hội nhập vào đời sống văn hoá xã hội, dấn thân phục vụ cho sự sống con người, và chung sức với mọi người thiện tâm thực hiện ba công việc đổi mới này :

- Đổi mới từ "luật vị luật" hướng đến "luật vị nhân sinh". Đổi mới qua con đường sáng suốt và khôn ngoan khắc phục tính bất cập và bất công trong hệ thống cơ chế luật lệ trong xã hội, vượt qua hiện trạng "luật vị luật", luật mang tính cục bộ và bất bình đẳng, đi đến thực thi "luật vị nhân sinh", luật mang tính tôn trọng sự sống, nhân phẩm và nhân quyền, tôn trọng sự bình đẳng giữa mọi thành phần và giai cấp xã hội, tôn trọng sự tự do làm người hữu ích cho cộng đồng xã hội, hướng đến một trật tự xã hội nhân bản hơn.

- Đổi mới từ khuynh hướng đối đầu hướng đến đối thoại và hợp tác huynh đệ. Đổi mới qua con đường tình thương thuyết phục con người, rèn luyện thế hệ trẻ ý thức và quyết tâm vượt qua lối sống vô nhân và vô tâm, thiếu tự trọng và trung thực, thừa gian trá và bạo lực trong các mối quan hệ xã hội, hướng đến vun đắp lối sống văn hoá sự sống cùng văn minh tình thương cho gia đình cùng xã hội đất nước.

- Đổi mới từ lối sống tha hoá hướng đến lối sống nhân bản hơn. Đổi mới qua con đường bình tâm và quyết tâm xoá dần những tệ nạn xã hội đã tạo ra những thảm trạng cho đời sống con người, gia đình và xã hội, hướng đến một lối sống mang tính người và tình người hơn, một xã hội lành mạnh và nhân đạo hơn, một tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ trẻ và cộng đồng xã hội hôm nay.

6. " Hãy báo cho anh em Ta..., để anh em sẽ gặp lại Thầy..." (x. Mt 28, 10).

Trong hoàn cảnh văn hoá xã hội hôm nay, việc đáp lại tiếng Chúa Phục Sinh mời gọi loan báo Chúa Phục Sinh, làm men muối và ánh sáng Tin Mừng cho đời, Phúc Âm hoá thực tại trần thế, đòi hỏi mọi thành phần giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, thực hiện hai công việc này :

- trước tiên là, trong tình hiệp thông huynh đệ, hãy cùng nhau thống nhất chung một đường hướng Phúc Âm hoá các thực tại nhân loại trên quê hương đất nước hôm nay ;

- thứ đến, chú tâm chu toàn nhiệm vụ Phúc Âm hoá, chung sức với mọi người vun đắp một nền nhân bản mới và một trật tự xã hội mới cho cộng đồng xã hội hôm nay.

7. Đón nhận và chia sẻ quà tặng của Chúa Phục Sinh

Chúng ta hãy chuyên cần cầu nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân hậu, thương ban ơn cho mọi người, mọi gia đình,mọi cộng đoàn, mọi tổ chức trong gia đình giáo phận, ý thức đón nhận quà tặng của Chúa Phục Sinh, và quan tâm chia sẻ quà tặng vô giá đó cho nhau, cho mọi người, vì sự sống dồi dào và sự phát triển toàn diện của con người cùng đất nước hôm nay.



+ ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn



Tổng Giám mục
(nguồn: tgpsaigon)
 
 

 

----------------------------------------------

THAM KHẢO THÊM

Quyển II. Dân Thiên Chúa điều 515- 555

CHƯƠNG 6: CÁC GIÁO XỨ CÁC CHA SỞ VÀ CÁC CHA PHÓ

Điều 515

# 1. Giáo sứ là cộng đoàn Kitô hữu nhất định được thiết lập cách bền vững trong Giáo Hội địa phương, mà trách nhiệm mục vụ được uỷ thác cho cha sở như là chủ chăn riêng của  giáo xứ ấy, dưới quyền Giám Mục giáo phận.

#2. Chỉ một mình giáo phận  tnành lập , bãi bỏ hoặc thay đổi giáo xứ một cách đáng kể mà không tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục.

#3. Một khi đã thành lập hợp lệ, giáo xứ đương nhiên được hưởng tư cách pháp nhân.

Điều 516

#1.Trừ khi luật đã dự liệu cách khác , chuẩn giáo xứ được đồng hoávới giáo xứ , chuẩn giáo xứ là một cộng đoàn Kitô hữu nhất định trong Giáo Hộiđịa phương được uỷ thác cho một tư tế như là chủ chăn riêng của chuẩn giáo xứ ấy nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt  chưa được thiết lập thành giáo xứ .

#2. Ở đâu các cộng đoàn  không thể  được thiết lập thành giáo xứ hay chuẩn giáo xứ . Giám Mục giáo phận phải có trách nhiệm mục vụ đối với họ bằng thể thức khác.

Điều 517

# 1. Ở đâu hoàn cảnh đòi hỏi, trách  nhiệm mục vụ của một giáo xứ cùng một  lúc có thể được uỷ thác cách liên đới cho nhiều tư tế, với điều kiện là một vị trong các tư tế ấy phải là người điều hành  việc thi hành trách nhiệm mục vụ; nghĩa là vị này phải chỉ đạo hoạt động chung và phải chịu trách nhiệm trứơc Giám Mục về hoạt động ấy.

#2. Nếu thiếu các tư tế, Giám Mục giáo phận xét thấy cần phải ủythác cho một  phó tế, hoặc cho một người  không có chức tư tế, hoặc cho một nhóm người, được tham gia vào việc thi hành trách nhiệm mục vụ của một giáo xứ, thì ngài phải đặt một tư tế có các quyền và các năng quyền của một cha sở làm người điều hành trách nhiệm mục vụ.

Điều 518

Theo luật chung , giáo xứ phải có tính cách tòng thổ , nghĩa là bao gồm tất cả các Kitô hữu thuộc một địa hạt nhất định , tuy nhiên ở đâu thấy thuận lợi, thì phải thiết lập các giáo xứ tòng nhân xét theo thể điển, ngôn ngữ , quốc tịch của các Kitô hữutrong một địa hạt ,và còn xét theo bất cứ một lý do nào khác.

Điều 519

Cha sở là chủ chăn của các giáo xứ được trao phó cho ngài, và ngài thi hành trách nhiệm mục vụ của  cộng đoàn được uỷ thác cho ngài dưới quyền Giám Mục giáo phận, mà ngài đã được kêu gọi để chia sẽ thừa tác vụ của Đức Kitô , ngõ hầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, thánh hoá và lãnh đạo đối với cộng đoàn ấy, dưới cộng tác của các linh mục hoặc các phó tế khácvà dưới sự giúp đỡ của các giáo dân, chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 520

#1. Cha sở không thể là là một pháp nhân; tuy nhiên Giám Mục giáo phận, chứ không phải Giám Quản giáo phận, với sự đồng ý của Bề Trên có thẩm quyền, có thể uỷ thác một giáo xứ  cho một hội dòng giáo sĩ, kể cả bằng việc thành lập giáo xứ trong chính nguyện đường của hội dòng  hay của tu đoàn nhưng với điều kiện là chỉ có một linh mục là cha sở của giáo xứ, hoặc nếu trách nhiệm mục vụ được uỷ thác cách liên đới cho nhiều linh mục là người điều hành, như đã được nói đến ở điều 517 #1.

#2. Việc uỷ thác một giáo xứ được nói đến ở # 1 có thể là vĩnh viễn hoặc chỉ trong một thời gian nhất định;trong cả hai trường hợp, việc uỷ thác phải có hợp đồng bằng văn bản của Giám Mục giáo phận và Bề Trên có thẩm quyền của hội dòng hay của tu đoàn, trong bản hợp đồng đó, ngoài những điều khác, phải xác định rõ ràng và kỹ lưỡng công việc phải thực hiện, nhân sự lãnh trách nhiệm và những vấn đề tài chính.

Điều 521

#1. Để  được bổ nhiệm thành sự làm cha sở, ứng viên phải có thánh chức lnh mục.

#2. Ngoài ra, đương sự phải trổi vượt để đạo lý lành mạnh và hạnh kiểm đứng đắn, có lòng nhiệt thành với các linh hồn và những nhân đức khác, hơn nữa còn phải có những đức tính mà luật phổ quát hoặc luật địa phương đòi buộc để lãnh trách nhiệm mục vụ nơi giáo xứ.

#3. Để trao giáo vụ cha sở cho người nào,thì cần phải biết rõ khả nămg của người ấy, theo thể thức do Giáo Mục giáo phận ấn định, kể cả bằng việc khảo hạch.

Điều 522

Cha sở phải đuợc hưởng sự ổn định, vì thế ngài phải được bổ hiệm cho một thời gian vô hạn; Giám Mục giáo phận có thể  bổ nhiệm cha sở cho một thời gian hữu hạn , nếu Hội Đồng Giám Mục  đã chấp nhận đều đó qua một sắc lệnh.

Điều 523

Miễn là vẫn giữ ngyên những quy của điều 682 #1, việc chỉ định giữ giáo vụ  cha sở thuộc quyền Giám Mục giáo phận, qua việc tự ý trao ban; trừ khi người nào được hưởng quyền đề cử hoặc bầu cử.

Điều 524

Sau khi đã cân nhắcmọi hoàn cảnh, Giám Mục giáo phận phải uỷ thác một giáo xứ đang khuyết vị cho người mà người mà ngài xét là có đủ  khả năng xứng hợp để chu toàn trách nhiệm mục vụ ở đó,và phải tránh mọi thiên vị; để thẩm định về khả năng xứng hợp này, ngài phải tham khảo ý kiến của cha quản hạt , và phải điều tra thích đáng bằng cách tham khảo ý kiến, nếu có thể được, của một số lnh mục cũng như của giáo dân.

Điều 525

Trong lúc tòa giám mục khuyết vị hoặc bị cản trở, thuộc về Giám Mục giáo phận hoặc vị tạm thời lãnh đạo giáo phận:

10việc cắt đặt hoặc phê chuẩn các linh mục đã được đề cử hoặc bầu cử hợp lệ để coi một giáo xứ;

20 việc bổ nhiệm các cha sở , nếu tòa bị khuyết vị hay bị ngăn trở đã được một  năm.

Điều 526

# 1. Mỗi cha sở chỉ lãnh trách nhiệm chủ chăn một giáo xứ mà thôi; tuy nhiên, vì thiếu tư tế hoặc vì hoàn cảnh khác, có thể ủy thác việc coi sóc nhiều giáo xứ gần nhau cho cùng một cha sở.

#2.Trong cùng một giáo xứ, chỉ có một cha sở mà thôi; hoặc một vị điều hành chiếu theo quy tắc của điều 517 #1; mọi tập tục trái ngược đều bị bãi bỏ và mọi đặc ân trái ngược đều bị thu hồi.

Điều 527

#1.Ai đã được tiến cử để thi hành trách nhiệm mục vụ cho một giáo xứ, thì nhận lấy trách nhiệm đó là buộc phải thi hành kể từ khi nhậm chức.

#2.Đấng Bản quyền địa phương hoặc một tư tế được ngài ủy nhiệm dẫn cha sở đến  nhậm chức, theo thể thức được luật địa phương dự liệu hoặc được tục lệ hợp pháp chấp nhận; tuy nhiên, khi có một lý do chính đáng, Đấng Bản Quyền  có thể miễn chuẩn thể thức ấy; trong trường hợp này, việc thông báo sự miễn chuẩn cho giáo xứ thay thế việc nhậm chức.

#3. Đấng Bản Quyền địa phương phải ấn định thời gian để cha sở nhậm chức, nếu thời gian hữu dụng qua đi mà không có ngăn trở chính đáng, ngài có thể tuyên bố giáo xứ khuyết vị.

Điều 528

#1. Cha sở buộc phải liệu sao để Lời Chúa được rao truyền cách toàn vẹn cho những người đang sinh sống trong giáo xứ, vì thế, ngài phải lo giảng dạy giáo dân về chân lý đức tin , nhất là qua các bài giảng trong  các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc , cũng như qua việc đào tạo giáo lý; ngài phải ủng hộ những công việc cổ động tinh thần Phúc Aâm,cả những việc liên quan đến công bình xã hội, ngài phải quan tâm cách riêng tới việc giáo dục trể em và thanh  thiếu niên; ngài phải cố gắng bằng mọi cách, với sự hợp tác của các Kitô hữu,để Tin Mừng cũng được loan báo cho những người không còn thực hành việc sống đạo nữa hoặc không tuyên xưng đức tin chân thật.

#2. Cha sở phải liệu sao để Thánh Thể trở thành trung tâm của việc tập họp các tín hữu trong giáo xứ; ngài phải cố gắng lo cho các Kitô hữu được nuôi dưỡng nhờ việc sốt sắng cử hành các bí tích, và nhất là thường xuyên đến gần bí tích Thánh Thểvà bí  tích sám hối; ngài cũng phải cố gắng hướng dẫn cho họ biết cầu nguyện ngay trong gia đình và biết ý thức tích cựctham gia gia vào việc phụng vụ thánh, mà ngài ,là cha sở , phải điều hành trong giáo xứ của ngài, dưới quyền Giám Mục giáo phận, và ngài phải canh chừng đừng để xảy ra một sự lạm dụng nào.

Điều 529

#1. Để nhiệt thành chu toàn trách nhiệm chủ chăn, cha sở phải cố gắng tìm hiểu các tín hữu đã được trao cho ngài  coi sóc; ngài cũng  phải đi thăm các gia đình , chia sẽ những nỗi lo âu, nhất là những ưu tư và tang tóc của các tín hữu, bằng cách nâng đỡ họ trong Chúa và sửa dạy họ cách khôn khéo, nếu họ sai sót cách nào đó; ngài phải giúp đỡ những người đau yếu, nhất là những người đang hấp hối với một lòng bác ái vô biên, bằng ân cần ban các bí tích tăng sức cho họ và phó dâng linh hồn họ cho Thiên Chúa; ngài phải đặc biệt quan tâm đến những người nghèo, những người bệnh tật, những người cô đơn, những người tha hương, cũng như đang gặp những khó khăn đặc biệt; ngài cũng phải ra sức nâng đỡ các bậc vợ chồng và các bậc cha mẹ trong việc chu toàn bỏn phận riêng của họ và phải cổ vũ sự thăng tiến đời sống Kitô giáo trong gia đình.

#2.Cha sở phải nhận biết và cổ vũ phần đóng goáp riêng của giáo dân trong sứ mạng của Giáo Hội, bằng cách cổ động các hội đoàn của họ nhằm các mục tiêu tôn giáo, Ngài phải cộng tác với Giám Mục của mình và với linh mục đoàn của giáo phận, ngài cũng phải làm sao để các tín hữu biết quan tâm đến sự hiệp thông trong giáo xứ, để họ cảm thấy mình vừa là thành phần của Giáo Hội phổ quát, và để họ biết tham gia và nâng đỡ những công cuộc nhằm mục đích cổ vũ sự hiệp thông đó.

Điều 530

Những nhiệm vụ đã được ủy thácđặc biệt cho cha sở là:

1ban bí tich Rửa Tội;

2ban bí tích Thêm Sức cho những người nguy tử, chiếu theo quy tắc của điều 883,30;

3ban Của Ăn Đàng và bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, miễn là vẫn tôn trọng  những quy định của điều 1003 #2 và #3;cũng như ban phép lành Tông Tòa;

40 chứng hôn và chúc hôn;

50 cử hành lễ nghi an táng;

6làm phép giếng rửa tội trong mùa Phục Sinh, chủ sự các cuộc rước kiệu ngoài nhà thờ, cũng như ban phép lành trọng thể ngoài nhà thờ;

70 cử hành  thánh Lễ cách trọng thể hơn trong các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc.

Điều 531

Cho dù người nào đã thực hiện một nhiệm vụ  thuộc giáo xứ đi nữa, thì mọi dâng cúng của các Kitô hữu mà người ấy đã nhận được trong việc này để sung vào quỹ của giáo xứ, trừ khi điều này rõ ràng đi ngược với ý muốn của người dâng cúng đối với những của tự nguyện dâng cúng; Giám Mục giáo phận, sau khi tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục, ấn định những quy định về việc sử dụng các của dâng cúng ấy cũng như về khoản thù lao cho các giáo sĩ thực hiệm nhiệm vụ này.

Điều 532

 Cha sở đại diện giáo xứ trong mọi công việc có tính cách pháp lý, chiếu theo quy tắc của luật; ngài phải quan tâm đến việc quản trị tài sản của giáo xứ chiếu theo nguyên tắc của các điều 1281-1288.

Điều 533

#1. Cha sờ buộc phải ở trong nhà xứ gần nhà thờ; tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, vì một lý do chính đáng; Đấng Bản Quyền địa phương có thể cho phép cha sở ở nơi khác, nhất là tại một nhà chung cho nhiều tư tế, miễn là phải liệu sao để chu toàn những nhiệm vụ thuộc giáo xứ một cách thuận lợi và đều đặn.

#2.Trừ khi có lý do nghiêm trọng, mỗi năm cha sở được phép vắng mặt khỏi giáo xứ để đi nghỉ, tối đa là một tháng, liên tục hoặc gián đoạn; những ngày cha sở vắng mặt để dự tĩnh tâm mỗi năm một lần không tính vào thời gian đi nghỉ; nhưng hể vắng mặt khỏi giáo xứ quá một tuần lễ, cha sở phải buộc báo cho Đấng Bản Quyền địa phương biết điều đó.

#3. Giám Mục giáo phận ấn định những quy tắc, để việc coi sóc giáo xứ được một linh mục có những năng quyền cần thiết đảm nhận, trong thời gian cha sở vắng mặt.

Điều 534

#1. Sau khi nhận chức ở giáo xứ, cha sở có nghĩa vụ phải dâng ý lễ cầu cho đoàn dân được trao phó cho ngài vào mỗi ngày Chúa Nhật và lễ buộc trong giáo phận; nếu mắc ngăn trở chính đáng không dâng lễ như vậy được, ngài phải nhờ  một linh mục khác dâng ý lễ thay trong chính các ngày đó, hoặc chính ngài phải dâng ý lễ bù lại vào các ngày khác.

#2. Cha sở nào coi sóc nhiều giáo xứ, thì chỉ buộc dâng một ý lễ, vào những ngày nói đến ở #1, để cầu cho tất cả đoàn dân đã được trao phó cho ngài.

#3. Cha sở nào không chu toàn nghĩa  vụ được nói đến ở các # #1 và 2, nếu đã bỏ bao nhiêu ý lễ, thì ngài phải sớm hết sức dâng đủ bấy nhiêu ý lễ để cầu cho đoàn dân.

Điều 535

#1. Trong mỗi giáo xứ phải có những sổ sách của giáo xứ, tức là sổ rửa tội, sổ hôn phối, sổ tử và các sổ khác theo những quy định của Hội Đồng Giám Mục hoặc của Giám Mục giáo phận; cha sở phải liệu để những sổ sách ấy được ghi chép kỹ lưỡng và được giữ gìn cẩn thận.

#2. Trong sổ rửa tội cũng phải ghi chú việc chịu phép thêm sứ và những gì thuộc tình trạng giáo luật của các Kitô hữu, như hôn phối, trừ những quy định của điều 1133, việc nhận dưỡng tử, việc lãnh chức thánh, việc tuyên khấn vĩnh viễn trong một hội dòng ,cũng như việc thay đổi lễ điển, tất cả điều này luôn luôn phải được ghi lại trong chứng chỉ rửa tội.

#3. Mỗi giáo xứ có một con dấu riêng; các chứng chỉ về tình trạng giáo luật của các Kitô hữu, cũng như tất cả các văn thư có tầm quan trọng pháp lý đều phải được chính cha sở hoặc người thụ ủy ký tên và phải đóng dấu của giáo xứ.

#4.Mỗi giáo xứ phải có một tủ hay một văn khố để lưu trữ sổ sách của giáo xứ cùng với các thư từ của  Giám Mục và các tài liệu khác cần được lưu giữ vì nhu cầu hay vì lợi ích; tất cả các giấy tờ này phải được Giám Mục giáo phận hoặc người thụ ủy kiểm tra trong dịp kinh lý hay vào một dịp thuận tiện khác; cha sở phải liệu sao đừng để các sở sách đó lọt vào tay người ngoài.

#5. Những sổ sách lâu đời của giáo xứ cũng phải được giữ gìn cẩn thận theo những quy định của luật địa phương.

Điều 536

#1.Nếu Giám Mục giáo phận xét thấy thuận lợi, sau khi đã tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục thì nên thiết lập trong mỗi giáo xứ một hội đồng mục vụ, do cha sở đứng đầu, trong hội đồng này, các Kitô hữu cùng  với nhũng người tham gia vào trách nhiệm mục vụ của giáo xứ, chiếu theo chúc vụ của họ, phải góp phần cổ vũ sinh hoạt mục vụ.

# 2. Hội đồng mục vụ  chỉ có quyền tư vấn và được điều hành theo các quy tắc do Giám Mục giáo phận thiết lập.

Điều 537

Mỗi giáo xứ phải có một hội đồng kinh tế được điều hành không những theo luật phổ quát,mà còn theo các quy tắc do Giám Mục giáo phận ban hành; trong hội đồng ấy, các Kitô hữu được tuyển chọn theo các quy tắc này phải giúp cha sở trong việc quản trị tài sản của giáo xứ, miễn là vẫn tôn trọng những quy định của điều 532.

Điều 538

#1. Cha sở chấm dứt nhiệm vụ do Giám Mục giáo phận giái nhiệm hoặc do thuyên chuyển chiếu theo quy tắc của luật, do tự ý từ nhiệm với một lý do chính đáng, và để được hữu hiệu, đơn xin từ nhiệm phải được chính Giám Mục giáo phận chấp thuận, và sau hết do thời hạn đã mãn, nếu cha sở được đặt lên cho một thời hạn nhấy định chiếu theo những quy định của luật địa phương được nói đến ở điều 522.

#2. Việc giái nhiệm một cha sở là thành viên của một hội dòng hoặc đã nhập tịch vào một tu đoàn tông đồ đã được thực hiện chiếu theo quy tắc của điều 682 #2.

# 3. Khi đã được bảy mươi lăm tuổi trọn, cha sở được yêu cầu đệ đơn từ nhiệm lên Giám Mục giáo phận;sau khi đã xem xét mọi hoàn cảnh con người và địa phương, chính Giám Mục phải quyết định chấp nhận hoãn lại việc từ nhiệm; Giám Mục giáo phận phải cấp cho vị từ nhiệm một nơi ăn chốn ở xứng hợp, theo các quy tắc Hội đồng Giám Mục ban hành.

Điều 539

Khi giáo xứ khuyết vị hoặc khi cha sở bị ngăn trở không thể thi hành trách nhiệm mục vụ trong giáo xứ được vì bị giam cầm bị lưu đày hoặc bị sa thải, không có năng lực hoặc thiếu sức khỏe, hoặc vì một lý do nào khác, Giám Mục phải chỉ định càng sớm càng tốt một giám quản giáo xứ, tức là một tư tế để thay thế cha sở chiếu theo quy tắc của điều 540.

Điều 540

#1. Giám quản giáo xứ cũng có các nghĩa vụ và cũng được hưởng các quyền lợi như cha sở, trừ khi Giám Mục giáo phận ấn định cách khác.

#2. Giám quản  giáo xứ không được phép làm  điều gì có thể gây thiệt hại cho các quyền của cha sở hoặc có thể làm tổn thất tài sản của giáo xứ.

#3. sau khi đã hoàn tất nhiêm vụ, giám quản giáo xứ phải phúc trình với cha sở.

Điều 541

# 1 .Khi giáo xứ khuyết vị hoặc khi cha sở bị cản trở không thi hành trách nhiệm mục vụ được, thì việc tạm thời lãnh đạo giáo xứ phải do cha phó đảm nhận, trước khi vị giám quản giáo xứ được đặt lên, nếu có nhiều cha phó, thì phải do cha phó nào được bổ nhiệm trước hết, nếu không có cha phó, thì phải do cha sở nào do luật địa phương chỉ định.

# 2. Ai đảm nhiệm việc lãnh đạo giáo xứ  chiếu theo quy tắc của #1, phải lập tức báo cho Đấng Bản Quyền  biết tin giáo xứ khuyết vị.

Điều 542

Khi trách nhiệm mục vụ của một giáo xứ hoặc của nhiều giáo xứ cùng một lúc được trao cho các tư tế cách liên đới chiếu theo quy tắc của điều 517 #1, thì những vị này:

10 phải có đủ những đức tính được nói đến ở điều 521;

20phải được bổ nhiệm hoặc được cắt đặt chiếu theo những quy định của các điều 522 và 524.

30 chỉ phải đảm nhận trách nhiệm mục vụ kể từ khi nhậm chức; vị điều hành các tư tế phải nhậm chức chiếu theo quy tắc của điều 527 #2; còn các tư tế khác phải tuyên xưng đức tin cách hợp pháp thay cho việc nhậm chức.

Điều 543

#1.Nếu trách nhiệm mục vụ của một giáo xứ hoặc của nhiều giáo xứ cùng một lúc được trao cho các tư tế cách liên đới, thì mỗi vị trong các ngài , theo quy tắc do chính các ngài thiết lập , buộc phải chu toàn những công việc và nhũng nhiệm vụ của cha sở, được nói đến ở các điều 528, 529 và 530; tất cả các tư tế này đều có năng quyền  và các quyền này  phải được th hành dưới sự hướng dẫn của vị điều hành.

#2. Tất cả các tư tế trong nhóm ;

10buộc phải giữ luật về cư trú;

20 phải thoả thuận với nhau để ấn định nội quy theo đó một vị trong nhóm phải dâng ý lễ cầu cho đoàn dâng chiếu theo quy tắc của điều 534;

30trong các công việc có tính cách pháp lý chỉ một mình vị điều hành đại diện cho giáo xứ.

Điều 544

Khi một tư tế được nói đến ở điều 517 #1, hoặc vị điều hành  của nhóm mãn nhiệm, cũng như khi một vị trong nhóm không có năng lực để thi hành trách nhiệm mục vụ nữa, thì giáo xứ hoặc các giáo xứ đã được ủy thác cho nhóm này không bị khuyết vị; tuy nhiên, Giám Mục giáo phận bổ nhiệm một vị điều hành khác, nhưng trưốc khi Giám Mục bổ nhiệm người khác, thì  tư tê' nào  trong nho'm đượic bổ nhiệm  trước hết phải chu toàn trách nhiệm đó.

 Điếu 545

#1Mỗi khi xét thấy cần thiết hoặc thuận lợi cho việc chu toàn  thích đáng trách nhiệm  mục vụ cho một giáo  xứ , có thể ban thêm cho cha sở một hay nhiều cha phó , với tư cách là cộng tác viên của cha sở, chia sẽ mối bận tâm của ngài cùng ngài bàn bạc và nghiên cứu, các vị này  phải đảm nhận thừa tác mục vụdưới quyền ngài.

#2. Một cha phó có thể được đặt để phụ trách toàn bộ thừa tác mục vụ  cho toàn thể giáo xứ, hoặc cho một nhóm Kitô hữu nhất định của giáo xứ, hay để đảm nhận  vệc thi hành một thừa tác vụ nhất định trong nhiều giáo xứ, hay để đảm nhận việc thi hành mộr rhừa tác vụ nhất định trong nhiều giáo xứ một trật.

Điều 546

Để được bổ nhiệm làm cha phó cách hữu hiệu, đương sự phải có thánh chức lnh mục.

Điều 547

Giám Mục giáo phận được tự do bổ nhiệm cha phó, nếu xét thấy thuận tiện, sau khi đã tham khảo ý kiến của cha sở hoặc của các cha sở của những người giáo xứ vì đó mà cha pho được đặt lên, cũng như của cha quản hạt, miễn là vẫn giữ nguyên nhựng quy định của điều 682 #1.

Điều 548

#1. Các nghĩa vụ và các quyền của cha phó chẳng những được ấn định trong những điều của chương này, trong quy chế của giáo phận và trong văn thư của Giám Mục giáo phận, mà còn được xác định cách đặc biệt bằng sự ủy nhiệm của cha sở.

#2.Trừ khi văn thư của Giám Mục giáo phận đã minh nhiên dự liệu cách khác, cha phó chiếu theo chức  vụ buộc phải giúp đỡ cha sở trong tòa bộ thừa tác vụ của giáo xứ, ngoại trừ việc dâng ý lễ cầu cho đoàn dân, và nếu trường hợp xảy ra chiếu theo quy tắc của luật, phải thay thế cha sở.

#3. Cha phó phải tường trình đều đặn cho cha sở biết những chương trình mục vụ được hoạch định và đang tiến hành thế nào để cha sở cha phó, hoặc các cha phó, có thể hợp lực với nhau để đảm nhận việc mục vụ giáo xứ mà các ngài cùng chịu trách nhiệm.

Điều 549

Trong lúc cha sở vắng mặt, trừ khi Giám Mục giáo phận đã dự liệu cách khác chiếu theo quy tắc của điều 533 #3, và trừ khi đã đặt một vị giám quản giáo xứ, thì phải giữ những quy định của điều 541 #1; trong trường hợp ấy, cha phó buộc phải giữ mọi nghĩa vụ của cha sở, trừ nghĩa vụ dâng ý lễ cầu cho đoàn dân.

Điều 550

#1. Cha phó buộc phải ở trong giáo xứ, hoặc nếu ngài được đặt làm cha phó cho nhiều giáo xứ một trật, thì ngài phải  ở tại một trong các giáo xứ ấy; tuy nhiên, vì một lý do chính đáng, Đấng Bản Quyền địa phương có thể cho phép ngài ở nơi khác, nhất là tại một nhà chung cho các linh mục, miễn là chu toàn trách nhiệm mục vụ không gây ra một thiệt hại nào.

#2.Ở đâu có thể, Đấng Bản Quyền địa phương phải cổ vũ một nếp sống chung nào đó giữa cha sở và các cha phó tại nhà xứ.

#3.Về thời gian đi nhgi3, cha phó được hưởng cùng một quyền như cha sở.

Điều 551

Về những của dâng cúng mà các Kitô hữu dành cho cha phó nhân dịp thi hành thừa tác vụ mục vụ, thì phải tuân giữ những quy định của điều 531.

Điều 552

Cha phó có thể bị Giám Mục giáo phận hoặc Giám Quản giáo phận bãi nhiệm, vì một lý do chính đáng, miễn là phải tôn trọng những quy định của điều 682#2.

 

CHƯƠNG 7: CÁC CHA QUẢN HẠT

Điều 553

#1. Cha  quản hạt, còn được gọi là cha hạt trưởng, hoặc linh mục trưởng hạt, hoặc một danh hiệu khác, là một tư tế được đặt làm đầu một giáo hạt.

#2.Nếu luật địa phương không ấn định cách khác, thì cha quản hạt do Giám Mục giáo phận bỏ nhiệm, tùy theo sự phán đoán khôn ngoan của ngài, sau khi đã tham khảo ý kiến của các tư tế đang thi hành thừa tác vụ trong giáo hạt đó.

 Điều 554

# 1. Để bổ nhiệm vào giáo vụ củ quản hạt , là giáo vụ không gắn liền với giáo vụ của cha sở của một giáo xứ nào nhất định, Giám Mục giáo phận phải chọn một tư tế mà ngài xét thấy là xứng hợp, sau khi đã cân nhắc  mọi hoàn cảnh mỗi thời và mỗi nơi.

32. Cha quản hạt được bổ nhiệm  cho một thời gian nhất định  do luật địa phương ấn định.

#3. Theo sự phán đoán khôn ngoan của mình, Giám Mục giáo phận có thể tự do bãi nhiệm  cha quản hạt vì một lý do chính đáng.

Điều 555

#1. Ngoài những năng quyền mà luật địa phương đã ban cha ngài cách hợp lệ, cha quản hạt còn có các nghĩa vụ và những quyền:

10 cổ vũ và phối trí hoạt động mục vụ chung trong giáo hạt;

20liệu sao cho các giáo sĩ  trong giáo hạt sống xứng đáng với bậc mình và cẩn thận chư toàn giáo vụ của mình;

30liệu sao cho các nghi lễ tôn giáo được cử hành đúng theo những quy định của phụng vụ thánh, cho việc trang hoàng và vẽ mỹ quan của các nhà thờ và các đồ vật thánh được tuân giữ cẩn thận, nhất là trong việc cử hành Thánh Lễ và lưu giữ Thánh Thể, cho các sổ sách của giáo xứ được ghi chép đúng cách và được giữ gìn hẳn hoi cho tài sản của Giáo Hội được quản trị cách chu đáo, và sau cùng, cho nhà xứ được bảo trì cẩn thận.

#2. Trong giáo hạt đã được ủy thác cho ngài, vị quản hạt phải:

10 làm thế nào để các giáo sĩ,theo những quy định của luật địa phương, tham dự các khóa học, các khóa hội thảo về thần học hoặc các buổi thuyết trình, vào thời gian đã định, chiếu theo quy tắc của điều 279 #2;

20 liệu sao cho các linh mục trong hạt được nâng đỡ về mặt thiêng liêng, và phải đặt biệt quan tâm đến những vị đang lâm vào những hoàn cảnh khó khăn hoặc đang gặp những  vấn đề tế nhị.

#3. Cha quản hạt phải liệu sao cho các cha sở trong hạt mà ngài biết là đang đau  bệnh nặng được trợ giúp đầy đủ về tinh thần cũng như vật chất, cho các vị ấy an táng cách xứng đáng, nếu các vị qua đời; ngài cũng phải liệu sao cho các sổ sách, tài liệu, đồ vật thánh và các đồ vật khác thuộc về Giáo Hội không bị hư hại hay bị thất thoát, trong trường hợp các cha sở lâm bệnh hoặc qua đời.

#4. Cha quản hạt buộc phải thăm viếng các giáo xứ thuộc hạt của mình theo sự chỉ đạo được Giám Mục giáo phận ban hành.


 

 

QUYỂN V. TÀI SẢN VẬT CHẤT CỦA GIÁO HỘI ĐIỀU 1254 - 1289

Điều 1254

# 1. Do quyền bẩm sinh, Giáo Hội Công Giáo có thể thủ đắc, duy trì, quản trị và chuyển nhượng tài sản vật chất một cách độc lập với quyền bính dân sự, để theo đuổi những mục đích riêng của mình.

# 2. Những mục đích riêng chính yếu là: tổ chức việc thờ phượng Thiên Chúa, trợ cấp thích đáng cho hàng giáo sĩ và các thừa tác viên khác, việc làm tông đồ và bác ái, nhất là đối với những người nghèo.

Điêu 1255

          Giáo Hội toàn cầu và Tông Toà, các Giáo Hội địa phương cũng như tất cả mọi pháp nhân công hay tư, đều là những chủ thể có khả năng thủ đắc, duy trì, quản trị và chuyển nhượng tài sản vật chất chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 1256

          Dưới quyền bính tối cao của Đức Giáo Hoàng Rôma, quyền sở hữu tài sản thuộc về pháp nhân nào đã thủ đắc tài sản ấu cách hợp pháp.

Điều 1257

          # 1. Tất cả mọi tài sản vật chất thuộc về Giáo Hội toàn cầu, Tông Toà hay các pháp nhân công khác trong Giáo Hội, đều là tài sản của Giáo Hội và được quản trị theocác điều luật sau đây, cũng như theo các quy chế riêng của nhựng pháp nhân ấy.

          # 2. Các tài sản vật chất của một pháp nhân tư được quản trị theo theo các quy chế riêng của pháp nhân ấy, chứ không theo các điều luật này, trừ khi luật minh nhiên quy định cách khác.

Điều 1258

          Trong các điều luật sau đây, từ ngữ Giáo Hội không những được hiểu là Giáo Hội toàn cầu hay Tông Toà, nhưng còn được hiều là bất cứ pháp nhân công nào trong Giáo Hội, trừ khi văn mạch hay bản chất sự việc cho hiểu cách khác.

ĐỀ MỤC 1: THỦ ĐẮC TÀI SẢN

Điều 1259

          Giáo Hội có thể thủ đắc tài sản vật chất bằng mọ phương tiện chính đáng mà luật tự nhiên hoặc luật thiết định cho phép mọi người khác.

Điều 1260

          Giáo Hội có quyền bẩm sinh đòi hỏi nơi các Kitô hữu những gì cần thiết cho các mục đích riêng của mình.

Điều 1261

          # 1. Các Kitô hữu có trọn quyền sử dụng tài sản vật chất của mình để giúp Giáo Hội.

          # 2. Giám Mục giáo phận buộc phải nhắc nhở các tín hữu về nghĩa vụ được nói đến ở điều 222 #1, và phải thúc bách họ thi hành nghĩa vụ ấy cách thích hợp.

Điều 1262

          Các tín hữu phải giúp đỡ Giáo Hội bằng những việc đóng góp mà họ được yêu cầu, theo các quy tắc do Hội Đồng Giám Mục ban hành.

Điều 1263

          Sau khi đã tham khảo ý kiến của hội đồng kinh tế và hội đồng linh mục, Giám Mục giáo phận có quyền đòi buộc các pháp nhân công thuộc quyền lãnh đạo của ngài phải nộp các khoản thuế vừa phải và cân xứng với hoa lợi của họ, để đáp ứng những nhu cầu của giáo phận; còn đối với các thể nhân và pháp nhân khác, trong trường hợp hết sức cần thiết và với những điều kiện như trên, ngài chỉ được đòi một khoản đóng góp ngoại thường vừa phải, miễn là vẫn giữ nguyên những lề luật và những tục lệ địa phương đã dành cho ngài những quyền lớn hơn.

Điều 1263

          Trừ khi luật đã dự liệu cách khác, hội nghị các Giám Mục thuộc gíao tỉnh:

          10 ấn định các lệ phí đối với những hành vi thuộc quyền hành pháp cấp ban ân huệ, hoặc đối với việc thi hành các phúc chiếu của Tông Toà; lệ phí này phải được chính Tông Toà phê chuẩn.

          20 ấn định thù lao nhân dịp ban các bí tích và á bí tích.

Điều 1265

          # 1. Miễn là vẫn giữ nguyên quyền của các tu sĩ hành khất, cấm tất cả mọi cá nhân, thể nhân hoặc pháp nhân,lạc quyên cho bất cứ việc đạo đức nào, hoặc tổ chức hay mục đích nào của Giáo Hội, khi không có phép bằng văn bản của Đấng Bản Quyền riêng hay của ĐấngBản Quyền địa phương.

#2. Hội Đồng Giám Mục có thể ấn định những quy tắc về việc tổ chức lạc quyên mà mọi người  phải tuân giữ,kể cả những người theo định chế mang danh hành khất và thật sự là hành khất.

Điều 1266

Trong tất cả các nhà thờ và nhà nguyện, dù thuộc về các dòng tu mà trong thực tế thường xuyên mở cửa cho các Kitô hữu lui tới,Đấng Bản Quyền địa phương có thể ra lệnh thực hiện một cuộc lạc quyên đặc bie65tho những dự án nhất định của giáo xứ, giáo phận, quốc gia, hay toàn cầu, và phải cẩn thận gửi tiền lạc quyên về tòa giám mục.

Điều 1267

#1. Các của dâng cúng cho các Bề Trên hay cho các người quản trị của bất cứ pháp nhân nào trong Giáo Hội, dù là pháp nhân tư, thì kể như là dâng cúng cho chính pháp nhân ấy, trừ khi thấy rõ ngươcï lại.

#2. Không được từ chối cáccủa dângcúng được nói đến ở #1,trừ khi có một lý do hính đáng, và trong những việc quan trọng hơn thì phải có phép của Đấng Bản Quyền, nếu là một pháp nhân công cũng cần có phép của chính bản quyền này, để nhận những của dâng cúng có kèm theo một hình thức trách nhiệm hay hay một điều kiện nào đó, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1295.

#3.Những của cải do các tín hữu dâng cúng vào một mục đích nhất định nào đó, thì có thể được sử dụng vào mục đích ấy mà thôi.

Điều 1268

Giáo Hội chấp nhận thời hiệu như là phương thế để thủ đắc và để tự giải thoát trong lĩnh vực tài sản vật chất, chiếu theo quy tắc của các điều 197-199.

Điều 1269

Các tư nhân có thể thủ đắc cá đồ vật thánh thuộc quyền sở hữu cá nhân nhờ thời hiệu, nhưng không được dùng vào việc phàm tục,trừ khi các đồ vật thánh ấy đã mất tích cách đã được ung hiến hay đã được làm phép; nhưng nếu các đồ vật thánh ấy đã mất tích cách đã được thánh hiến hay đã được làm phép; nhưng nếu các đồ vất thánh ấy thuộc về một pháp nhân công của Giáo Hội mới có thể thủ đắc.

Điều 1270

Các bất động sản, các động sản quý giá, các quyền lợi và các tố quyền  đối nhân hay đối vật thuộc về Tông Tòa, được thủ đắc nhờ thời hiệu sau một trăm năm, nếu thuộc về pháp nhân công khác của Giáo Hội, thì nhờ thủ đắc nhờ thời hiệu sau ba mươi năm.

Điều 1271

Vì mối dây hiệp nhất và bác ái và theo khả năng của Giáo phận mình, các Giám Mục phải giúp đỡ Tông Tòa bằng cách cung cấp  những phương tiện mà Tông Tòa cần đến, tùy hoàn cảnh thời gian,để Tông Tòa có thể phục vụ Giáo Hội toàn cầu một cách chu đáo.

Điều 1272

Ở những miền có các bổng lộc theo nghĩa hẹp, Hội Đồng Giám Mục thiết lập những quy tắc thích hợp được Tông Tòa chấp thuận phê chuẩn, để quản trị các bổng lộc ấy theo cách nào mà dần dần hoa lợi và chính nguồn vốn của bổng lộc, trong mức độ có thể, đều được chuyển sang cho tổ chứcđược nói đến ở điều 1274#1.

ĐỀ MỤC 2: QUẢN TRỊ TÀI SẢN

Điều 1273

Do quyền lãnh đạo tối thượng, Đức Giáo Hoàng Rôma và vị quản trị tối cao là người phân pha1tta61t cả mọi tài sản của Giáo Hội.

Điều 1274

#1.Trong mỗi giáo phận, phải có tổ chức đặc biệt để thu góp các tài sản và các của dâng cúng nhằm trợ cúng  cho các giáo sĩ  đang phục vụ giáo phậ, chiếu theo quy tắc của điều 281, trừ khi đã dự liệu cách khác cho họ.

#2. Ở đâu chưa có tổ chức dự phòng xã hội thích đáng cho giáo ĩ, thì Hội Đồng Giám Mục phải liệu sao cho có được một tổ chức dự phòng đầy đủ việc bảo hiểm xã hội cho các giáo sĩ.

#3. Trong mỗi giáo phận, nếu cần, phải thiết lập một quỹ chung, để các Giám Mục có thể chu toàn nghĩa vụ của mình đối với những nhân viên khác đang phục vụ Giáo Hội và để chu cấp cho các nhu cầu khác nhau của giáo phận, cũng như để giáo phận giàu hơn có thể giúp đỡ các giáo phận nghèo hơn.

#4. Tùy theo những hoàn cảnh địa phương khác nhau, các mục tiêu được nói đến ở ##2 và 3 có thể đạt được cách tốt đẹp hơn bằng một hội liên hiệp các tổ chức giáo phận, hoặc bằng một sự hợp tác, hoặc bằng một hiệp hội thích hợp, được thiết lập cho nhiều giáo phận khác nhau và ngay cả cho toàn địa hạt của chính Hội Đồng Giám Mục nữa.

#5.Các tổ chức trên đây, nếu có thể, phải được thiết lập thế nào để có giá trị trước luật dân sự nữa.

Điều 1275

Toàn bộ tài sản đến từ các giáo phận khác nhau phải được quản trị  theo những quy tắc đã được Giám Mục liên hệ thiết lập cách thích hợp, với một sự tỏa thuận chung.

Điều 1276

#1. Đấng Bản Quyền giám sát cẩn thận việc quản trị mọi tài sản thuộc về những pháp nhân  công dưới quyền mình, miễn là vẫn giữ nguyên những danh nghĩa hợp pháp dành cho ngài quyền lớn hơn.

#2. Các Đấng Bản Quyền phải  lo tổ chức toàn bộ iệc quản trị tài sản của Giáo Hội, bằng cách ban hành những huấn thị riêng trong khuôn khổ của luật phổ quát và luật địa phương, mà vẫn lưu ý đến những quyền lợi, những tục lệ hợp pháp và những hoàn cảnh.

Điều 1277

Xét theo  tình hình kinh tế của giáo phận, Giám Mục giáo phận phải tham khảo ý kiến của hội đồng kinh tế và ban tư vấn để thực hiện những hành vi quản trị quan trọng hơn; nhưng ngài cần có sự ưng thuận của hội đồng kinh tế và ban tư vấn để thực hiện các hành vi quản trị ngoại thường, trừ những trường hợp đã được luật phổ quát hoặc văn bản thành lập xác định cách đặc biệt. Hội Đồng Giám Mục ấn định những hành vi nào được coi là những hành vi quản trị  ngoại thường.

Điều 1278

Ngoài những nhiệm vụ được nói đến ở điều 494 ##3 va2, Giám Mục giáo phận có thể ủy thác cho vị quản lý những nhiệm vụ được nói đến ở những điều 1276#1 và 1279 #2.

Điều 1279

#1. Việc quản trị tài sản Giáo hội thuộc về người trực tiếp điều hành pháp nhân có tài sản ấy, trừ khi luật địa phương, các quy che61hoa85c một tục lệ hợp pháp quy định cách khác, và vẫn giữ nguyên quyền can thiệp của Đấng Bản Quyền trong trường hợp người quản trị xao lãng bổn phận.

#2. Trong việc quản trị những tài sản của một pháp nhân công, nếu luật, văn bản thành lập hoặc những quy chế riêng không dự liệu một người quản trị, thì Đấng Bản Quyền mà pháp nhân ấy trực thuộc phải chỉ định những ngừơi có khả năng xứng hợp trong thời hạn ba năm; Đấng Bản quyền có thể tái bổ nhiệm những người này.

Điều 1280

Pháp nhân nào cũng phải có hội đồngkinh tế hay ít là hai người cố vấn, để giúp người quản trị chu toàn nhiệm vụ,chiếu quy tắc của các quy  chế.

Điều 1281

#1. Các người quản trị thực hiện vô hiệu những hành vi vượt quá những giới hạn và cách thức của việc quản trị thông thường, trừ khi Đấng Bản Quyền đã ban năng quyền bằng văn bản cho họ trước, miễn là vẫn giữ nguyên quy định của các quy chế.

#2. Các quy chế phải ấn định những hành vi vượt quá giới hạn và cách thức của việc quản trị thông thường; nếu quy chế không nói gì về vấn đề này, thì Giám Mục giáo phận  xác định những hành vi  thuộc loại nào là những hành vi nào cho những người thuộc quyền, sau khi tham khảo ý kiến ủa hội đồng kinh tế.

#3. Pháp nhân không buộc phải chịu trách nhiệm về những hành vi mà các người quản trị đã thực hiện vô hiệu,trừ khi và trong mức độ mà điều đó có lợi cho pháp nhân phải chịu trách nhiệm về những hành vi mà các người quàn trị  đã thực hiện một cách bất hợp pháp nhưng lại thành sự, miễn là pháp nhân vẫn giữ nguyên quyền khởi tố hoặc quyền thượng cầu chống lại những người quản trị đã gây thiệt hại cho mình.

Điều 1282

Bất cứ người nào, dù là giáo sĩ hay giáo dân, tham gia vào việc quản trị tài sản của Giáo Hội dưới một danh nghĩa hợp pháp, buộc phải chu toàn nhiệm vụ nhân danh Giáo Hội, chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 1283

Trước khi bắt đầu nhiệm vụ của mình, các người quản trị:

10 tuyên thệ trước mặt Đấng Bản Quyền hay vị đại diện ngài là mình sẽ quản trị cách tận tụy và trung tín;

20làm một bản kiểm kê chính xác và chi tiết các bất động sản, động sản quý giá hoặc có giá trị văn hóa cách nào đó, cũng như các tài sản khác, cùng với sự mô tả và thẩm định giá trị của những tài sản ấy, và họ phải ký tên vào đó; một khi đã được thực hiện, bản kiểm kê này phải được xác nhận;

30 một bản của bản kiểm kê phải được lưu trữ trong văn khố quản trị, một bản trong văn khố của tòa giám mục; mọi thay đổi liên hệ đến di sản cần phải được ghi chú trong cả hai bản.

Điều 1284

#1. Tất cả mọi quản trị buộc phải thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chu đáo như một gia chủ tốt lành.

#2. Do đó các người quản trị phải:

10 liệu sao để các tài sản được trao cho mình coi sóc không bị mất hoặc không bị hư hoại bằng bất cứ cáh nào, để đạt được mục đích ấy, họ phải ký những khế ước bảo hiểm, nếu cần;

20 liệu sao để bảo đảm quyền sở hữu các tài sản của Giáo Hội bằng những phương thế hữu hiệu theo luật dân sự;

30 tuân giữ  những quy định của giáo luật cũng như của luật dân sự, hay những quy định mà người sáng lập, hoặc người dâng cúng, hoặc quyền bính hợp pháp đã đặt ra, và nhất là phải ý tứ đừng để Giáo Hội bị thiệt hại vì không tuân giữ luật dân sự;

40 cẩn thận thu hoa lợi và doanh thu của tài sản vào thời gian thích hợp, phải bảo quản cách an toàn  những của cải đã thu được và phải sử dụng những của cải ấy theo ý định của người sa1ngla65p hoặc theo những quy tắc hợp pháp;

50 trả tiền cho vay mượn hoặc do thế no75va2o thời hạn quy định, và phải hoàn vốn lại đúnglúc;

60 sử dụng số tiền thặng dư vài những mục đích của pháp nhân, với sự đồng ý của Đấng Bản Quyền sau khi đã trả xong các chi phí, và ố tiền thặng dư ấy có thể được đầu tư một cách hữu ích;

70 giữ số thu chi được ghi chép rõ ràng;

80 cuối năm phải làm bản tường trình về việc quản trị;

90 sắp xếp cẩn thận và lưu trữ trong một văn khố chắc chắn và thích hợp các văn kiện và các hồ sơ  làm nền tảng cho quyền lợi của Giáo Hội hoặc của cơ sở trên các tài sản dó; hơn nữa, ở nơi nào có thể thực hiện cách thuận tiện, phải gởi nộp cho văn khố  tòa giám mục những bản sao xác thực của những văn kiện ấy.

#3. Thiết tha khuyên những người quản trị nên soạn thảo những bản dự thu và dự chi hàng năm; nhưng để cho luật riêng buộc những người quản trị phải soạn thảo những bản dự kiến và ấn định rõràng  cách thức đẻ trình bày những bản dự kiến ấy.

Điều 1285

Trong giới hạn của việc quản trị thông thường mà thôi,các người quản trị được phép biếu tặng những động sản không thuộc về di sản cố định, nhằm những mục đích đạo dức hoặc bác ái Kitô giáo.

Điều 1286

Các người quản trị tài sản phải:

10 tuân giữ đúng luật dân sự về lao động và đời sống xã hội trong việc thuê mướn nhân công, theo những nguyên tắc do Giáo Hội đề ra;

20 trả lương bổng cách công bằng và tươm tất cho công nhân đãký hợp đồng làm việc, để họ có thể chu cấp thích đáng những nhu cầucủa chính mình và của những người thân.

Điều 1287

#1. Những người quản trị bất cứ tài sản nào của Giáo Hội dù là giáo sĩ hay giáo dân, mà không được miễn trừ  cách hợp pháp khỏi quyền lãnh đạo của Giám Mục giáo phận, thì hằng năm buộc phải nộp bản tường trình cho Đấng Bản Quyền địa phương, để ngài trao cho hội đồng kinh tế xét duyệt; mọi tục lệ trái ngược đều bị hủy bỏ.

#2. Những người quản trị  phải tường trình cho các tín hữu  về việc sử dụng những tài sản mà những người này đã dâng cúng cho Giáo Hội, theo những quy tắc do luật riêng ấn định.

Điều 1288

Các người quản trị không được khởi tố và cũng không được tranh luận  trướ tòa án dân sự nhân danh pháp nhân công, nếu không được phép bằng văn bản  của Đấng Bản Quyền riêng.

Điều 1289

Mặc dù không giữ chức vụ quản trị ới danh nghĩa một giáo vụ, các người quản trị không được tự ý bỏ nhiệm vụ đã nhận; nếu Giáo Hội chịu một sự thiệt hại nào đó do việc rút lui này, thì họ phải bồi thường.
 

ĐỀ MỤC 3: CÁC KHẾ ƯỚC VÀ NHẤT LÀ VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG

Điều 1290

Những gì mà luật dân sự hiện hành trong một địa hạt ấn địnhvề các hợp đồng nói chung hay nói riêng, và về những cách thức  hết nghĩa vụ, phải được tuân giữ trong giáo luật, với những hiệu quả như trong luật dân sự, đối dưới quyền lãnh đạo của Giáo Hội, trừ khi những quy định trái với luật Thiên Chúa hoặc trừ khi giáo luật đã dự liệu cách khá, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1547.

Điều 1291

Để chuyển nhượng thành sự những tài sản đã tạo thành di sản cố định của một pháp nhân công do sự chỉ định hợp pháp, và giá trị của những tài sản ấy vượt quá mức luật định, thì phải có phép của nhà chức trách có thẩm quyền chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 1292

#1. Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 638 #3,khi giá trị tài sảnchuyển nhượng được dự kiến giữa mức tiền tối thiểu và tối đa,mà Hội Đồng Giám Mục phải ấn định cho miền của mình, thì nhà chức trách có thẩm quyền là người do quy chế riêng chỉ định,đối với những pháp nhân không thuộc quyền Giám Mục giáo phận; nếu không, nhà chức trách có thẩm quyền  là Giám Mục giáo phận cùng với  sự chấp thuận của hội đồng kinh tế và ban tư vấn, cũng như của những người liên hệ. Chính Giám Mục giáo phận cũng cần phải có sự ưng thuận của những người nói trên để chuyển nhượng tài sản của giáo phận.

#2. Tuy nhiên, nếu là trường hợp  những tài sản có giá trị vượt mức tiền tối đa, hoặc trừơng hợp những tài sản đã được dâng cúng cho Giáo Hội do một lời khấn, hoặc trường hợp những tài sản có giátrị nghệ thuật hay lịch sử, thì còn buộc phải có phép của Toà Thánh để việc chuyển nhượng được thành sự.

#3. Nếu tài sản chuyển nhượng có thể phân chia được, thì khi xin phép chuyển nhượng, phải nói rõ phần trước đây đã được chuyển nhượng rồi, nếu không, thì phép cho chuyển nhượng sẽ không có giá trị.

#4. Những ai phải đóng góp ý kiến hay phải ưng thuận trong việc chuyển nhượng tài sản không được góp ý hay ưng thuận trước khi am tường cặn kẽ về tình trạng kinh tế của pháp nhân co tài sản được dự định chuyển nhượng, cũng như về những việc chuyển nhượng đã được thực hiện rồi.

Điều 1293

#1. hơn nữa, để chuyển nhượng tài sản có giá trị vượt mức tiền tối thiểu đã được ấn định, thì buộc:

          10 phải có một lý do chính đáng, chẳng hạn như một sự cần thiết cấp bách, một lợi ích tỏ tường, việc đạo đức, bác ái hay bất cứ một lý do mục vụ quan trọng nào khác;

          20 tài sản chuyển nhượng phải được các chuyên viên định giá trên văn bản.

#2. Để tránh thiệt hại cho Giáo Hội, phải giữ những điều đề phòng khác do quyền bính hợp pháp đã quy định.

Điều 1294

#1. Theo cách thông thường, không được chuyển nhượng một tài sản với giá thấp hơn giá trị đã được ghi trong bản định giá.

#2. Tiền thu được do việc chuyển nhượng phải được đầu tư cẩn thận nhằm sinh lợi cho Giáo Hội, hoặc được tiêu dùng cách khôn khéo phù hợp với những mục đích của việc chuyển nhượng.

Điều 1295

          Các yêu sách chiếu theo quy tắc của điều 1291- 1294 phải được tuân giữ chẳng những trong việc chuyển nhựơng, mà còn trong bất cứ dịch vụ nào khiến cho điều kiện di sản của pháp nhân có thể bị suy giảm, những quy chế của pháp nhân cũng phải đuợc điều chỉnh hợp với những điều ấy.

Điều 1296

          Nếu xảy ra trường hợp tài sản của Giáo Hội đã được chuyển nhượng theo thể thức của giáo luật, nhưng việc chuyển nhượng lại có giá trị theo luật dân sự, thì sau khi đã chín chắn cân nhắc mọi sự, nhà chức trách có thẩm quyền quyết định có nên sử dụng tố quyền hay không và nên sử dụng tố quyền đối nhân hay đối vật, do ai sử dụng và sử dụng chống lại ai, để đòi lại những quyền lợi của Giáo Hội.

Điều 1297

          Sau khi đã lưu ý tới những hoàn cảnh của địa phương, Hội Đồng Giám Mục ấn định những quy tắc về việc cho thuê mướn tài sản của Giáo Hội, nhất là việc xin phép nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội.

Điều 1298

          Không được bán tài sản của Giáo Hội cho chính những người quản trị tài sản ấy, hoặc những thân nhân của họ tính tới bậc thứ bốn thuộc họ máu hay họ kết bạn, và cũng không được cho những người ấy thuê mướn, nếu không có phép riêng bằng văn bản của nhà chức trách có thẩm quyền.

 

ĐỀ MỤC 4: CÁC THỆN Ý NÓI CHUNG VÀ CÁC THIỆN QUỸ

Điều 1299

#1. Người nào có thể tự do định đoạn tài sản của mình chiếu theo luật tự nhiên và giáo luật, thì cũng có thể để lại tài sản nhằm những mục tiêu đạo đức, hoặc qua hành vi có giá trị khi còn  sống hoặc qua hành vi  có giá trị lúc đã chết.

#2. Trong những định đoạt có giá trị lúc đã chết nhằm lợi ích của Giáo Hội, phải tuân giữ hết sức có thể các thể thức cuả luật dân sự, nếu bỏ qua những thể thức này, phải thông báo cho những người kế thừa biết họ có nghĩa vụ buộc phải thi hành ý muốn của người lập di chúc.

Điều 1300

Các ý muốn của các tín hữu dâng cúng hoặc để lại tài sản nhằm những mục tiêu đạo đức, hoặc qua hành vi có giá trị khi còn sống hoặc qua hành vi có giá trị lúc đã chết, một khi đã được chấp nhận cách hợp pháp, phải được thi hành hết sức cẩn thận ngay cả về cách thức quản trị và sử dụng tài sản, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1301 #3.

Điều 1301

#1. Đấng Bản  Quyền là người thi hành tất cả mọi thiện ý, dù là qua hành vi có giá trị khi còn sống,dù là qua hành vi  có giá trị lúc đã chết.

#2. Do quyền này, Đấng Bản Quyền  có thể phải theo dõi việc thi hành thiện ý, kể cả bằng việc thanh tra, và các người thi hành khác buộc phải tường trình cho ngài, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.

#3. Những điều khoản được thêm vào ý muốn cuối cùng  ngược với quyền này của Đấng Bản Quyền phải được coi như không có.

Điều 1302

#1. Người nào đã nhận các tài sản  theo hình thức tín thác nhằm những mục tiêu đạo đứcbằng hành vi có giá trị khi còn sống hoặc do di chúc, phải thông báo với Đấng Bản Quyền  biết  việc tín thác cho mình, và phải chỉ rõ cho ngài mọi động sản hay bất động sản được nhận như thế, với những nghĩa vụ  kèm theo, nhưng nếu người dâng cúng đã minh nhiên và tuyệt đối  cấm thông báo, thì người ấy không được nhận sự tín thác di sản.

#2. Đấng Bản Quyền phải yêu cầu để các tài sản tín thác ở nơi an toàn, và phải quan tâm đến việc thi hành thiện ý chiếu theo quy tắc của điều 1301.

#3. Đối với các tài sản tín thác được trao phó cho một thành viên của một hội dòng hay của một tu đoàn tông đồ, nếu các tài sản được dành cho một nơi hoặc cho một giáo phận, hoặc cho dân chúng của nơi  hay của giáo phận ấy, hoặc dành cho nhũng mục đích đạo đức,thì Đấng Bản Quyền được nói đếnở ##1 và 2 là Đấng Bản Quyền địa phương; nếu không, thì Đấng Bản Quyền là Bề Trên cấp cao trong một hội dòng giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng và trong các tu đoàn tông đồ  giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng, hoặc trong các hội dòng khác, thì Đấng Bản Quyền là Đấng Bản Quyền riêng của chính thành viên ấy.

Điều 1303

#1. Trong luật, danh xưng thiện quỹ bao hàm:

10 các thiện quỹ tự trị, tức là các tập hợp sự vật dành cho các mục đich được nói đến ở  điều 114 #2và được nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội thiết lập thành  pháp nhân;

20 các thiện quỹ không tự trị, tức là các tài sản vật chất được, ban tặng cho một pháp nhân công bằng bất cứ cách nào với nghĩa vụ dùng các hoa lợi hằng năm để cử hành Thánh Lễ và để thực hiện các công việc khác của Giáo Hội đã được xác định, nhằm để theo đuổi các mục đích được nói ở điều 114 #2, trong một thời gian khá lâu mà luật riêng phải ấn định.

#2. Một thời gian được quy định đã mãn, các tài sản của một thiện quỹ không tự trị phải được dành cho tổ chức được nói đến ở điều 1274 #1, nếu đã được trao phó cho một pháp nhân thuộc quyền Giám Mục giáo phận, trừ khi người tặng đã minh nhiên bày tỏ ý khác; nếu không, các tài sản được dành cho chính pháp nhân đó.

Điều 1304

#1. để một pháp nhân có thể nhận một thiện qũy cách thành sự, buộc phải có phép bằng văn bản của Đấng Bản Quyền; Đấng Bản Quyền này không được ban phép ấy trước khi thấy rõ cách hợp pháp là pháp nhân có thể chu toàn cả nghĩa vụ mới sắp lãnh nhận lẫn những nghĩa vụ đã lãnh nhận; trước hết, ngài phải liệu sao  cho hoa lợi tương ứng cách cính ác với những nghĩa vụ kèm theo thiện quỹ, theo phong tục của mỗi địa phương hoặc mỗi miền.

Điều 1305

Tiền  bạc và các động sản, được cho với danh nghĩa tặng vật, phải được cất ngay ở một nơi an toàn được Đấng Bản Quyền phê chuẩn, để món tiền đó hay  giá trị của những động sảnđó được bảo toàn và, theo sự phán đoán khôn ngoan của Đấng Bản Quyền ấy, sau khi đã tham khảo ý kiến của những người liên hệ và của hội đồng kinh tế của ngài, được đầu tư sớm hết sức một cách cẩn thận và hữu ích để làm lợi cho quỹ đó, có ghi chú rõ ràng và chi tiết về những nghĩa vụ.

Điều 1306

#1. Các thiện quỹ, dù được thiết lập bằng miệng, cũng phải được ghi trên giấy tờ.

#2.Một văn bản phải được lưu trữ an toàn tại văn khố của tòa giám mục,một bản khác trong văn khố của pháp nân liên hệ đến thiệc quỹ này.

Điều 1307

#1. Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định  của các điều 1300-1302 và 1287, phải làm một bản kê khai những trách nhiệm do thiện quỹ và phải niêm yết ở nơi dễ thấy để khỏi quên lãng các nghĩa vụ phải chu toàn.

#2.Ngoài cuốn sổ được nói đến ở điều 958 #1, buộc phải có một sổ khác,, trong đó phải ghi từ nghĩa vụ, việc thi hành nghĩa vụ cũng như những của dâng cúng; cha sở hay cha quản nhiệm  buộc phải giữ cuốn sổ ấy.

Điều 1308

#1.Việc giảm thiểu nghĩa vụ dâng Thánh Lễ được dành cho Tông Tòa, và chỉ được thực hiện vì một  lý do chính đáng và cần thiết, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định sau đây:

#2. Đấng Bản Quyền có thể giảm thiểu nghĩa vụ dâng Thánh Lễ vì hoa lợi đã sút giảm, nếu điều đó được minh nhiên dự liệu trong những văn bản thành lập.

#3.Giám Mục giáo phận có quyền giảm thiểu những Thánh Lễ phải dâng do của di tặng độc lập hay do quỹ bằng bất cứ cách nào, theo mức dâng cúng hiện hành cách hợp pháp trong giáo phận, vì hoa lợi sút giảm và bao lâu lý do này còn kéo dài, miễn là không ai bị buộc phải dâng cúng thêm và thực tế cũng không ai  có thể bị cưỡng bách làm như vậy.

#4Giám Mục giáo phận có quyền giảm thiểu những nghĩa vụ hay những của di tặng buộc một tổ chức Giáo Hội phải dâng Thánh Lễ, nếu hoa lợi đã không đủ để tổ chức ấy được đạt mục tiêu của mình cách hữu hiệu.

#5. Vị Điều Hành tối cao của một hội dòng giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng có cùng những quyền được nói đến ở ##3 và 4.

Điều 1309

Khi có một lý do cân xứng, các quyền bính được nói đến ở điều 1308 còn có quyền chuyển các nghĩa vụ dâng lễ  sang những ngày, nhà thờ và bàn thờ khác với ngày giờ và nơi chốn đã được quy định trong văn bản tặng lập.

Điều 1310

#1. Đấng Bản Quyền có thể giảm thiểu, điều hành, chuyển đổi ý muốn của các tín hữu đối với các mục đích đạo đức, nếu người tặng lập ban cho ngài quyền đó cách minh nhiên, và ngài chỉ thực hiện quyền đó vì một lý do chính đáng và cần thiết mà thôi.

#2. Nếu không thi hành được những nghĩa vụ mà quỹ bắt buộc, vì hoa lợi sút giãm hoặc vì một lý do nào khác, mà không do lỗi của các người quản trị, Đấng Bản Quyền có thể giãm thiểu những nghĩa vụ ấy một cách hợp tình hợp lý, sau khi đã tham khảo ý kiến của những người liên  hệ và của hội đồng kinh tế của mình, và phải duy trì ý muốn của người tặng lập cách tốt nhất có thể; ngoại trừ việc giảm thiểu nghĩa vụ dâng Thánh Lễ được chi phối bởi những quy định của điều 1308.

#3. Trong các trường hợp khác, phải thượng cầu lên Tông Tòa.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: quy chế

Những tin cũ hơn