1
19:06 +07 Chủ nhật, 28/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 171

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 167


Hôm nayHôm nay : 37104

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 380133

Tổng cộngTổng cộng : 27934417

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » SUY NIỆM CHÚA NHẬT

Chúa Nhật V Phục Sinh năm B, ngày 6.5.2012

Thứ sáu - 04/05/2012 16:31-Đã xem: 1704
Sách Tồng Đồ Công Vụ 9.26-31; Thư Thứ I của Thánh Gioan Tông Đồ 3.18-24 và Phúc Âm Thánh Gioan 15,1-8
Chúa Nhật V Phục Sinh năm B, ngày 6.5.2012

Chúa Nhật V Phục Sinh năm B, ngày 6.5.2012

I.       Giáo Huấn P.Â.:
      Chúa Giêsu là cây nho thật.
      Chúng ta là cành nho.
      Cành nho phải gắn liền với thân nho để có sự sống và sinh hoa trái.
      Chúng ta được kêu gọi để sống mật thiết với Chúa Giêsu.
      Chúng ta được kêu gọi để liên kết với nhau vì cùng múc lấy sức sống từ Chúa Kitô, từ thân cây nho thật.
     
 
II.   Vấn nạn P.Â.  
 
Cây nho và cành nho: hình ảnh của liên kết mật thiết
 
Đất Chúa hứa hay chính Chúa là một lãnh thổ màu mỡ và trù phú đến nỗi một cành nho phải đến hai người khiêng, như được diễn tả trong Sách Dân số 13.23-24 “Họ vào đến thung lũng Ét-côn, ở đó họ chặt một nhành nho và một chùm nho, rồi hai người dùng sào mà khiêng, họ cũng lấy cả lựu và vả.  Người ta gọi nơi ấy là thung lũng Ét-côn, vì chùm nho mà con cái Ít-ra-en đã hái ở đó”Không ai ngoài Chúa có thể ban sự sống cho con người hay cho cuộc sống con người mang hoa trái tươi tốt.
 
Tiên Tri Isaia diễn tả sự bội tín của Dân Chúa như một người bạn trồng vườn nho trên sườn đồi và chăm sóc kỹ lưỡng, nhưng lại không sinh trái tốt mà là nho dại như trong Sách Isaia 5.1-2 “Tôi xin hát tặng bạn thân tôi, bài ca của bạn tôi về vườn nho của mình. Bạn thân tôi có một vườn nho trên sườn đồi mầu mỡ. Anh ra tay cuốc đất nhặt đá, giống nho quý đem trồng, giữa vườn anh xây một vọng gác, rồi khoét bồn đạp nho. Anh những mong nó sinh trái tốt, nó lại sinh nho dại” Chúa yêu thương chăm sóc và mong Dân Chúa có đời sống tốt, nhưng họ lại bất trung.
 
Tiên Tri Giêrêmia trong chương 2.21 cũng nói lên tình yêu thương của Thiên Chúa đối với dân Ngài như chủ vườn nho chăm sóc từng cây nho. Nhưng nho lại sinh quả đắng Còn Ta, Ta đã trồng ngươi như cây nho hảo hạng, cây nho thuần chủng. Sao ngươi lại thoái hoá thành những cành nho tạp chủng !
Tiên Tri Êzêkiel so sánh tình Chúa như một Người Mẹ qua hình ảnh cây nho trồng cận nguồn nước để múc sức sống nuôi đàn con. “Mẹ ngươi giống như một cây nho trồng bên bờ nước. Nó sai trái và um tùm hoa lá nhờ có nhiều nước tràn trề ” (Ez.19.10)
Hình ảnh Cây nho trong Kinh Thánh Cựu Ước cho thấy : Chúa rất yêu thương Dân Chúa. Ngài tận tình chăm sóc và bênh vực Dân Ngài như chủ vườn nho chăm sóc cây nho, chỉ mong sao họ luôn sống trung thành để được phúc trường sinh.
Trong Kinh Thánh tân Ước, Chúa tuyên bố: “Ta là cây nho, các con là cành” như trong Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay. Chúa Giêsu so sánh hình ảnh Nước Thiên Chúa với vườn nho được chủ vườn chăm sóc kỹ lưỡng: “Một người kia trồng một vườn nho, ông rào dậu bôn bề, làm một hầm ép nho, và xây một tháp canh rồi ông cho các người làm nho thuê mướn và ông khởi hành đi xa.” (Mk. 2:1 – Mt. 21:2S).
Chúa Giêsu là cây nho đích thực chính Ngài ban phát sự sống và sức sinh sản cho các cành là chúng ta. Qua Giáo Hội chúng ta sống trong Ngài, và không Ngài chúng ta chẳng làm được việc gì như được mô tả trong hình ảnh cây nho và cành nho trong Phúc Âm Gioan hôm nay.
Gắn liền với Chúa và sinh hoa trái. Không liên kết với Chúa, không có sự sống, bị khô héo và bị chặt đi. Có rầt nhiều người không tin Chúa Giêsu hay chống lại Chúa Giêsu nhưng sao họ vẫn sống phây phây và tươi tốt?
Vào ngày 13 tháng 8 năm 2009, dân số trên trái đất được đo bởi 
Cục điều tra dân số của Mỹ là 6,777 tỉ người. Theo một nghiên cứu được công bố bởi  viện nghiên cứu Pew Forum ở Hoa Kỳ, con số các kitô hữu (bao gồm Công giáo, Tin Lành, Chính Thống…) trên  thế giới gia tăng cách đều đặn nhưng việc phân bố về mặt địa lý lại thay đổi sâu xa. Các kitô hữu bây giờ chiếm một phần ba dân số thế giới, đứng trước người Hồi giáo.
Một nửa trong 2,2 tỷ kitô hữu là người Công giáo, trong khi đó người Tin Lành chiếm 37% và người Chính thống giáo chiếm 12%. Trong vòng 100 năm, con số các kitô hữu đã gia tăng gấp ba, tương tự dân số thế giới. Thống kê theo La Croix
Dù theo thống kê rất lạc quan nầy của La Croix, số Kitô hữu vẫn mới được 1/3 dân số thế giới. Số 2/3 còn lại được coi như vô thần, không tin Chúa hay nói theo từ ngữ của Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay là: Những cành nầy không muốn gắn liền với thân cây, tức không muốn có một tương quan nào với Chúa. Kết quả theo Phúc Âm: Họ sẽ phải khô héo liền và bị ném vào lửa để bị tiêu hủy.
Nhưng thực tế xem chừng không phải vậy: Đa số không tin Chúa, như cành cây nho không gắn liền với thân nho vẫn sống phây phây tươi tốt? Như vậy, tin Chúa, giữ đạo Chúa và chu toàn lề luật Chúa có là điều kiện để sinh hoa kết trái không?
Phải sống thân mật với Chúa mới sinh hoa trái. Đời sống một Kitô hữu được tháp nhập vào thân cây nho tức vào thân thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu qua bí tích Thanh Tẩy. Nếu không sống mật thiết với Chúa Giêsu, tức không cầu nguyện, không lãnh nhận bí tích hay không thực hành bác ái Kitô Giáo thì không đem lợi ích thiêng liêng nào cho mình và cho người chung quanh. Chúng ta có thể nhìn thấy hoa trái phát sinh từ những đời sống đạo đức như Mẹ Têrêsa, như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, như Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận hay như Cha Phanxicô Xaviê Trương bửu Diệp… những người nầy đều chết, nhưng họp là những cành nho không bao giờ bị khô héo, vì gương thánh thiện của các Ngài luôn ảnh hưởng đến các tâm hồn. Nhiều người đã được hoán cải nhờ đời sống của các Ngài. Ông Cao Phùng Xuân nhìn thấy Cha Diệp quì gối chờ bị giết mà phải nhìn nhận “Ông nầy là thánh!”
  Vấn đề hai phần ba nhân loại không tin Chúa vẫn sống phây phây tươi tốt là vấn đề của truyền giáo và hoán cải. Khi Chúa xuống trần làm người, không mấy ai tin Chúa. Nhưng Chúa vẫn đi từ làng nầy đến làng khác và rao giảng Tin Mừng và mang ơn cứu độ cho muôn người. Nên vấn đề cành cây nho không gắn liền với thân nho là cách diễn tả sự cần thiết phải sống mật thiết với Chúa. Nói khác đi: chúng ta cấn Chúa như cành nho cần nhựa sống. Khi xác quyết như thế, Chúa không hề kết án những ai không tin Chúa thì phải khô héo và ném vào lửa để bị tiêu hủy. Nếu như thế thì làm sao có truyền giáo, có hoán cải và có rao giảng Tin Mừng Cứu Độ?
Nên người Công Giáo đang sống mật thiết với Chúa, không cần đoán xét và ra án cho những người khác nếu họ không tin Chúa thì phải bị phạt, nhưng là vấn để cho mỗi người công giáo là: Làm sao để chuyển nhựa sống mình đang có cho người khác qua lời cầu nguyện và qua những việc làm bác ái? Người không tin Chúa nhìn thấy hoa trái bác ái trong cuộc sống chúng ta sẽ tìm đến và muốn tháp nhập vào thân nho trường sinh.
III.            Thực hành P.Â.:
 Thắp lại lửa Yêu
Cho con thắp lại lửa yêu.
Mỗi khi vọng tiếng chuông chiều nguyện kinh.
Tìm về hạnh phúc yên bình
Lắng nghe lời Chúa tự tình thiết tha.
Bao lần con đã đi xa
Lãng quên mái ấm tình Cha vẫn chờ.
Chợt lòng tiếc nuối bơ vơ
Xin tha thứ tội con thơ lỡ lầm.
Chiều nay về khóc âm thầm
Xin Cha gieo xuống hạt mầm yêu thương.
Tưới hồn con đẫm mát sương
Thắp lên ngọn lửa ấm hương nguyện cầu.
Gửi lòng lên cõi cao sâu
Con mơ thấu tận nhiệm mầu tình Cha.
Nỗi niềm cảm mến chan hòa
Lửa yêu thắp lại khúc ca ân tình.
 
Thương Huyền
 
 
 
Tâm sự của một cành nho lười biếng.
     
      Tôi rất yêu mến Chúa, nhưng làm biếng đi nhà thờ, xem lễ… Tuần Thánh vừa qua là lần đầu tiên tôi đến tham dự đầy đủ hết các Thánh Lễ. Một trong những Thánh lễ mà tôi ớn nhất là Lễ rửa chân và Chầu Mình Thánh Chúa ngay sau Thánh lễ. Hàng năm sau lễ là tôi chuồn mất chứ không vô chầu, rồi đợi đến nửa đêm thì đến đón Mẹ tôi về, và cứ như thế cho đến Mủa Phục Sinh vừa qua.
 
      Sau một ngày làm việc ở sở, tôi vội rời nhà sớm hơn một tiếng, nhưng vì kẹt xe, khi đến nhà thờ, đông nghẹt người không có cả chỗ đứng. Thánh Lễ thật lâu. Tôi cảm thấy mặt mày choáng váng và đói bụng. Tôi mong ước cho buổi lễ thật mau, vì Cha xứ có nói “nhìn thấy nhiều người phải đứng, Cha rất đau lòng…” Không biết Cha có đau lòng hật hay không, chứ cái chân của tôi đau quá vì phải đứng lâu. Không những thế, Cha còn từ từ, chậm chậm lau chân từng người làm đôi chân của tôi càng đau nhức hơn nữa….. Cuối cùng rồi Thánh Lễ cũng xong.
 
      Đói quá và mệt. Nghĩ đến tô cơm trằng và mấy miếng sườn ở nhà, tôi chỉ muốn về nhà ngay, nhưng không biết tại sao lần nầy, tôi lại lẽo đẽo đi theo mọi người lần lượt theo Cha kiệu mình Thánh chúa qua nhà nguyện. Tôi thì thầm nói với Chúa là: Lạy Chúa, tối nay con chỉ vào chầu Chúa 15 phút thôi. Chúa cho tên con vào danh sách là đủ rồi…. Sau 15 phút cầu nguyện, tôi vội vã làm đấu và đang định bước ra thì oái oăm làm sao, sách Thánh lại đọc ngay đến khúc ở Vườn Cậy Dầu… Con nỡ lòng nào bỏ Ta sao? Con không thể thức được một giờ với Ta sao?... Lạy Chúa, thôi được, nếu Chúa nói vậy thì con sẽ ở lại thêm 15 phút nữa. 15 phút nữa thôi nhé, vì con đói sắp chết đến nơi rồi… Tôi thật là đói, tay chân bủn rủn, mờ cả mắt… Sau 15 phút trôi qua, tôi thì thầm với Chúa: Lạy Chúa, con biết ý Chúa là muốn con ở lại cầu nguyện, nhưng ý con thì lại muốn đi về ngay bây giờ. Xin thông cảm cho con, Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần… Tôi chưa kịp Amen thi cả nhà thờ cất tiếng hát … Lạy Cha nếu có thể được, thì xin cho con khỏi uống chén nầy… Đừng theo như ý con, một vâng theo ý Cha đã định trước muôn đời…
 
      Tại sao lại trùng hợp và đúng lúc thế nầy? Chẳng lẽ đây là ý Chúa muốn con ở lại cho trọn giờ chầu? Rốt cuộc tôi đã ở lại hết một giờ chầu. Khó khăn lắm, tôi mới cầm cự được cho đến phút cuối cùng… Và rồi giờ chầu kết thúc. Tôi cảm thấy thật sảng khoái. Tôi hớn hở ra về… không phải vì tôi sắp sửa được ăn, mà vì lần đầu tiên, tôi đã dự trọn hết Thánh Lễ và ngồi hết giờ chầu. Cái cảm giác đó không thể tả được… Tôi đã chiến thắng sự cám dỗ rời thân cây nho.. Vừa bước vô nhà, chồng tôi nói: Em về trễ qua! Con đã ngủ cả rồi! Tôi sẵn giọng: Em mệt lắm và đói lắm. Chồng tôi giận và buồn vì sự gắt gỏng, bỏ đi ngủ trước. Sau khi ăn no nê, tôi mới thấy mình tỉnh táo lại đôi chút. Tôi định vô nói mấy lời xin lỗi, nhưng chồng tôi đã ngủ. Thôi thì ngày mai xin lỗi cũng chưa muộn như người Mỹ có câu DỦ SAO CŨNG CÒN CÓ NGÀY MAI! Ngày mai tôi xin lỗi chồng! Tôi thật vui vi từ hôm nay và ngày mai… tôi có cuộc sống mật thiết với Chúa hơn. Tôi hết còn là cành nho dở dở ương ương, không chết mà cũng không xanh tươi đâm hoa kết trái.
 
      Trích Tập San 2011 – Hội các Bà Mẹ Công Giáo.
     
 
      Lm. Phêrô Trần thế Tuyên 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn