1
05:15 +07 Chủ nhật, 28/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 188

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 181


Hôm nayHôm nay : 10803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 353832

Tổng cộngTổng cộng : 27908116

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » SỨC KHỎE LÀ VÀNG

Vì sao Mỹ chưa dám tấn công Syria?

Thứ năm - 08/03/2012 22:34-Đã xem: 1373
Syria đang sở hữu những vũ khí phòng không tối tân và có những đồng minh luôn sát cánh là 2 nguyên nhân chính khiến Mỹ e ngại.
Vì sao Mỹ chưa dám tấn công Syria?

Vì sao Mỹ chưa dám tấn công Syria?

Phát biểu tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 6/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố, hành động quân sự đơn phương của Mỹ nhằm vào Syria sẽ là một “sai lầm” và rằng tình hình tại Syria phức tạp hơn nhiều so với Libya.

Tổng thống Obama nói: “Việc hành động quân sự đơn phương, như một số người gợi ý, hoặc nghĩ rằng có một giải pháp đơn giản cho vấn đề Syria, đều là sai lầm. Khi tấn công Syria, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad có thể sẽ sụp đổ. Tuy nhiên, vấn đề không phải ở chỗ liệu ông Assad có bị lật đổ hay không mà là khi nào”.

 

Một ngôi nhà cháy ở thành phố Homs, Syria (Ảnh: AP)

Bác bỏ những so sánh giữa Syria và Libya mà một số người đưa ra, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh, trong cuộc khủng hoảng ở Libya, Mỹ và các đồng minh huy động được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, được sự ủy thác của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và nhận được sự “hợp tác đầy đủ” của các nước Arab. Trong khi đó, ở Syria, Mỹ và phương Tây chưa có được những điều kiện trên.

 

Lời tuyên bố của Tổng thống Mỹ Obama đưa ra như là sự kịch liệt phản đối lời kêu gọi của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain khi hôm 5/3 đã hối thúc Mỹ thực hiện các cuộc không kích nhằm vào lực lượng của Tổng thống Assad, cho rằng Mỹ nên dẫn đầu một nỗ lực quốc tế nhằm bảo vệ các thành phố của Syria.

Cùng quan điểm với Tổng thống Obama, Chủ tịch Hạ viện John Boehner, một thành viên đảng Cộng hoà cũng cho rằng, tình hình tại Syria rất phức tạp. Sự can thiệp của Mỹ vào thời điểm này là quá sớm.

Còn Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại Hạ viện Ileana Ros-Lehtinen cũng ám chỉ rằng, một hành động quân sự của Mỹ tại Syria nhiều khả năng không nhận được sự ủng hộ vào thời điểm hiện tại.

Với những phát biểu trong ngày 6/3 của Tổng thống Obama, có thể thấy rõ, Mỹ chắc chắn sẽ không tiến đánh Syria ít nhất trong thời gian ngắn trước mắt. Trên thực tế, Mỹ cũng chẳng đủ sức để “cáng đáng” thêm một cuộc chiến tranh nữa trong bối cảnh nước này đang phải vật lộn với tình hình kinh tế khó khăn. Điều bất ngờ ở đây là, ông Obama dám thẳng thắn bày tỏ quan điểm không muốn đánh Iran và Syria khi mà các phe nhóm đối lập đang tìm cách “lợi dụng” những vấn đề này để đánh bại ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

Mỹ e ngại vũ khí phòng không tối tân của Syria

Trong khi tuyên bố như “đinh đóng cột” rằng, hành động quân sự đơn phương của Mỹ nhằm vào Syria sẽ là một “sai lầm” thì cũng trong ngày 6/3, một vị tướng hàng đầu của Mỹ thừa nhận, việc Syria sở hữu những vũ khí phòng không tối tân của Nga làm cho Mỹ và phương Tây khó thiết lập một vùng cấm bay ở nước này giống như ở Libya trước đây.

Chính quyền Tổng thống Barack Obama và các nhà lãnh đạo thế giới khác đang bàn bạc, tranh luận gay gắt với nhau về một sự can thiệp vào Syria. Trong bối cảnh này, Tướng James Mattis, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ đã lên tiếng thừa nhận, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang giành được động lực và lợi thế trên chiến trường.

Theo ông Mattis, Syria được Nga cung cấp những hệ thống vũ khí phòng không tối tân. Những vũ khí này khiến cho phương Tây khó lòng thực thi một lệnh cấm bay ở Syria giống như đã từng làm ở Libya. Ngoài ra, Syria còn có năng lực đáng kể về vũ khí hóa học, sinh học và hàng nghìn tên lửa vác vai.

Cho đến thời điểm này, quân đội Mỹ vẫn từ chối nói về quy mô và năng lực vũ khí của chính quyền Tổng thống Assad. Tuy nhiên, Tướng Mattis thừa nhận, việc đưa ra những lựa chọn để giải quyết vấn đề Syria là “cực kỳ khó khăn”

Theo ông Mattis, không chỉ có lợi thế về vũ khí, chính quyền của Tổng thống Syria còn một số thuận lợi khác. Nếu phương Tây định can thiệp vào Syria, họ sẽ phải đối đầu cả với Iran và một số lực lượng đồng minh mạnh khác của Syria. Ông Mattis cho rằng, Iran sẽ ngầm hậu thuẫn về mặt quân sự cho chính quyền của Syria thay vì công khai ủng hộ nước này. Hiện tại, Iran được cho là đang cung cấp vũ khí cho Tổng thống Assad và giúp chính quyền của ông này thực hiện các hoạt động do thám, truy tìm các căn cứ của phe nổi dậy.

Khác với chiến dịch can thiệp quân sự ở Libya, một chiến dịch can thiệp tương tự ở Syria sẽ khó có thể thực hiện còn bởi vì nó không nhận được sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Không những thế, phe nổi dậy Syria còn không mạnh và đoàn kết như phe nổi dậy Libya.

Mặc dù thừa nhận khó đánh Syria, Tướng Mattis tuyên bố sẽ tìm cách tạo những hành lang an toàn ở Syria như Thượng nghị sĩ John McCain gợi ý trước đó. Ông Mattis không cho biết cụ thể họ sẽ lập các hành lang an toàn ở Syria như thế nào nhưng rõ ràng, để có được những hành lang như thế này đòi hỏi phải có sự hiện diện của quân đội nước ngoài.

Hiện nay, dư luận đang đặt câu hỏi là có phải vì những lý do trên mà Tổng thống Mỹ Barak Obama chưa “dám” quyết định tấn công Syria?./.

Bích Lan/VOV online
(Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn