1
19:48 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 205


Hôm nayHôm nay : 29034

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 333156

Tổng cộngTổng cộng : 27887440

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » KỸ NĂNG SỐNG

Lời chào cao hơn mâm cỗ. Đó là phép xã giao phải có của một con người

Thứ tư - 12/01/2022 16:59-Đã xem: 486
Sống trên đời này con người hơn nhau ở nhân cách. Cách sống, cách đối xử, cách xã giao, giao tiếp...Sống lễ phép là môn học đầu đời. Đừng bỏ qua vì lời chào cao hơn mân cỗ..
Cái gì cũng cần học

Cái gì cũng cần học



BÀI HỌC LÀM NGƯỜI

Vào một dịp cuối năm, có một gia đình tổ chức kỷ niệm ngày cưới cho con trai vừa tròn 5 năm. Gia đình này có mời một số khách, nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong số khách hôm đó có một vị niên trưởng trong làng cũng được mời và ông đã đến dự. Lạ lùng khi ông đến thì ai cũng vui vẻ chào hỏi, tay bắt mặt mừng, vậy mà có một người tham dự ngồi lặng như tờ, không chào hỏi, không có một chút gì là người đang đến chia sẻ niềm vui...Trong sự thinh lặng ấy, vị niên trưởng đã mở miệng chào mọi người và cả người này... Ai nấy đều vui, nhưng hình như có điều gì đó bất bình với người khách lạ thường ấy... Đọc thấy điều đó một số người đã xin lỗi vị niên trưởng. Vị niên trưởng rất bình tĩnh, vui tươi như không có chuyện gì, tuy nhiên có một chút suy nghĩ về thời đại văn minh, giàu có mọi mặt, nhưng lại rất nghèo nhân bản, nhân cách về phép ứng xử tối thiếu mà cũng không có... Đã đến lúc các nhà giáo dục, nhà trường và gia đình cần lưu tâm đến môn học này. Nhân đọc câu chuyện "Con vẹt xanh" tôi thấy nó chỉ nói và hành động theo bản năng thôi, nhưng lại là bài học lớn cho cả một nền giáo dục lâu dài...

Câu chuyện là thế này:
"Con vẹt xanhLưu Tư Kinh là một nhân vật nổi danh ở Hà Thành. Anh ta tung hoành ngang dọc trên đảo Quỳnh, đã ba năm rồi mà chưa trở về nhà. Mẹ Lưu nhớ con da diết, nhiều lần nhờ người viết hộ thư gọi con về nhà xem sao.Cuối cùng Lưu Tư Kinh cũng thu xếp được thời gian về thăm mẹ. Mẹ Lưu trông thấy con trai trên ba mươi tuổi, hơi beo béo, mừng rơi nước mắt, ôm vai con trai nói: “Con ơi! Con quên nhà rồi sao? Quên luôn cả mẹ rồi sao?”.Khóe mắt của Lưu Tư Kinh cũng rơm rớm ướt, anh vội nói: “Mẹ ơi! Mẹ nói vậy, chứ con quên mẹ sao nổi!?”Anh đưa quà tặng mẹ - một chiếc lồng chim xinh xắn, bên trong nuôi một con vẹt xanh. Con chim ấy đầu tròn, mỏ trên to trông như cái móc câu, mỏ dưới ngắn nhỏ, lông vũ rất đẹp, toàn thân như khoác ngọc phỉ thúy. Con vẹt này Lưu Tư Kinh đã mua được mấy tháng, luôn mang theo bên mình và dày công dạy nó nói.Mẹ Lưu nghe con trai nói mua con vẹt mất chín ngàn đồng (tương đương 18 triệu đồng tiền Việt Nam – ND), bèn mắng con không biết quí trọng đồng tiền: “Con ơi là con! Kiếm được đồng tiền có dễ đâu, chi một khoản hoang phí thế này, thật là không thỏa đáng”. Mẹ Lưu vừa thương lại vừa giận, cằn nhằn mãi.Lưu Tư Kinh giãi bày: “Mẹ ơi! Con nghĩ thế này ạ! Con đang mở công ty, rất bận, không có nhiều thời gian về nhà thăm nom mẹ được. Nên để con vẹt này hầu chuyện mẹ già, mẹ có thể thường xuyên chuyện trò tâm tình với nó đấy!”.Mẹ Lưu nói: “Nó làm sao mà có thể nói chuyện với mẹ, thay được con chứ! Bố con mất sớm, nay mẹ cũng gần bảy mươi rồi!...”.Anh con trai không biết làm thế nào để an ủi mẹ, bèn bảo con vẹt nói. Con vẹt xanh nhại theo giọng của Lưu Tư Kinh: “Chào mẹ! Chào mẹ! Con là Lưu Tư Kinh, con là Lưu Tư Kinh!” Mẹ Lưu nghe, hởi lòng hởi dạ, cười: “Con vẹt xanh này ngoan quá!”.Ở nhà một vài ngày, Lưu Tư Kinh lên đường về nơi làm việc.Mẹ Lưu lại một mình một bóng. May mà có con vẹt xanh làm bạn. Sáng sớm, bà cho vẹt ăn, nó bèn nói: “Mẹ ơi! Con chào mẹ! Con là Lưu Tư Kinh!”. Buổi trưa, bà cho nó ăn, nó nói:”Mẹ ơi! Con chào mẹ! Con là Lưu Tư Kinh!”. Lúc sẩm tối bà cho vẹt ăn, nó nói: “Mẹ ơi! Mẹ vất vả quá, nghỉ ngơi một chút đi!...”


Ngày đi đường vất vả, khiến mắt anh như sụp xuống. Cơn buồn ngủ ập đến khiến anh dần dần chìm vào giấc mơ. Trong chiêm bao, anh thấy mẹ già hiền từ đang khâu mấy chiếc cúc áo vét của anh bị đứt, dưới ngọn đèn mờ. Anh vô cùng sung sướng chạy đến bên mẹ, nhưng bà đã biến mất, bên tai vẫn văng vẳng tiếng nói: “Con ơi! Mẹ rất nhớ con!”.Anh bừng tỉnh, bên tai vẫn vang lên lời hỏi ân cần: “Con ơi! Con có khỏe không?” Anh bật đèn, nhìn quanh, không nhìn thấy bóng người nào cả. Anh nghĩ, chắc trong lòng nhớ mẹ da diết quá, mà sinh ra ảo giác chăng. Anh đi nằm lại, và chìm trong giấc mộng. Trong mơ, anh trông thấy mẹ cười, nhưng vừa chạy tới gần thì mẹ biến mất. Anh lại tỉnh giấc. Vẫn có tiếng vọng đến: “Con ơi! Mẹ nhớ con lắm!” Anh ngồi dậy mặc áo, sang phòng khách, tiếng gọi bên tai anh càng rõ hơn, trong hơn.“Con ơi! Mẹ nhớ con lắm!”. Âm thanh đó phát ra từ phía ban công. Lòng anh bỗng bồn chồn, rón rén bước tới. Dưới ánh trăng tỏ, anh nhìn thấy một con chim – con vẹt xanh đang đậu trên ban công. Nó nói: “Con ơi! Mẹ rất nhớ con!”.Quầng mắt thâm của Lưu Tư Kinh ướt đầm. Con vẹt này không sợ người. Rõ ràng nó gầy đi rất nhiều, lông cũng bù xù tơi tả. Nó lại kêu: “Con ơi! Con phải thường xuyên về thăm nhà, mẹ rất nhớ con!...”.Lưu Tư Kinh gào lên, nước mắt tuôn trào như mưa.Thì ra trước khi chết, mẹ anh đã thả con vẹt. Bà không ngờ được rằng, con vẹt xanh thông minh tình nghĩa ấy đêm đêm vẫn bay về nhà họ Lưu, truyền đạt nỗi nhớ niềm mong của người mẹ với con trai, khi bà còn sống".

Xem hết câu chuyện, chắc mọi người đều có những suy nghĩ cho riêng mình, nhưng có lẽ đây là việc cần đem vào những bài học đầu năm đầu kỳ cho các trường trong đạo ngoài đời thực hiện, vì có làm được điều này thì mới xứng danh thời đại văn minh có văn hóa.
______________________


MỘT SỐ CÂU CHUYỆN BỔ ÍCH
Câu chuyện thứ 3:
Có một cô gái mù không có gì trong tay, ngoài tấm chân tình của cậu bạn trai tốt bụng. Anh chàng sẵn sàng làm tất cả mọi thứ vì cô gái. Một ngày nọ anh hỏi cô: “Vào ngày mà em nhìn thấy, em sẽ lấy anh chứ?”. Cô gái tự tin trả lời: “Vâng! Tất nhiên rồi ạ!”.
Cuối cùng, may mắn cũng mỉm cười với cô, cô nhận được tin mình có thể được cấy ghép giác mạc từ một người hiến tặng. Ngày nhìn thấy ánh sáng đầu tiên, cô nhận ra rằng người yêu chăm sóc mình bấy lâu nay là một chàng mù.
Khi anh cầu hôn cô lần nữa, cô gái lạnh lùng từ chối vì đôi mắt không sáng của anh. Đau đớn và tuyệt vọng, trước khi rời đi, câu cuối cùng mà chàng trai nói với cô gái: “Em hãy chăm sóc đôi mắt của anh thật tốt nhé!”.

 

Câu chuyện thứ 2:

Một người mẹ hỏi đứa con trai 5 tuổi của mình: “Nếu hai mẹ con ta đang khát nước và chỉ có 2 quả táo này, con sẽ làm gì?”. Cậu bé con suy nghĩ một lát rồi ngây thơ trả lời: “Con sẽ cắn mỗi quả táo một miếng mẹ ạ!”.
Bà mẹ không la mắng con nhưng thở dài một tiếng thất vọng. Cô nhẹ nhàng hỏi con: “Con có thể nói cho mẹ biết vì sao con làm điều đó?”. Và cô đã bật khóc khi cậu bé ngây ngô đáp: “Con muốn thử và dành quả ngọt nhất cho mẹ”.

 

Câu chuyện thứ nhất:

Chuyện kể rằng, có một chàng trai nọ không thể lo được cho mẹ già, anh cảm thấy bà như một gánh nặng thực sự khi mỗi ngày phải chăm lo cho từng miếng cơm, cốc nước. Chàng trai đã quyết định mang bà mẹ vào một khu rừng để chối bỏ trách nhiệm phụng dưỡng.
Kế hoạch như đã định, tối đến, chàng trai đã thủ thỉ với mẹ rằng anh muốn đưa bà đi dạo. Anh cõng mẹ trên lưng, men theo con đường mòn trên núi và đi tít vào sâu trong rừng. Trong thâm tâm chàng trai nghĩ rằng mẹ anh sẽ không thể nào tìm được đường về nhà, anh cứ cắm đầu đi mãi, đi mãi.
Bỗng dưng chàng trai phát hiện mẹ anh đã bí mật rải những đậu tương trên đường đi, anh tức giận hỏi: “Sao mẹ lại làm điều này?”. Bà mẹ bật khóc và trả lời: “Con ngốc lắm! Mẹ sợ không có mẹ con sẽ không tìm được đường về nhà”.
 
 
Câu chuyện 3 : Bát Mì cuối năm (Không rõ Nguyên Tác – Nhật Bản)
Người Nhật có phong tục đêm cuối năm, trước giờ Giao Thừa, thường cùng gia đình đến một quán mì ưa thích, mỗi người ăn một bát mì truyền thống để cùng nhau ôn cố tri tân.

21h đêm Giao Thừa, quán mì của ông bà Bắc Hải Đình đã hết khách, họ chuẩn bị đóng cửa, chuẩn bị cho lễ Tất Niên của nhà mình… Tiếng chuông gió trước của vang lên, ông ra mở cửa: Một người phụ nữ trung niên với hai cậu bé khoảng 10 và 7 tuổi, trông họ thật lam lũ, ngập ngừng xin phép bước vào. Sau khi xếp cho họ ngồi trước bàn, ông chủ quán chờ đợi. Người phụ nữ bối rối: Ông bà có thể cho ba mẹ con chúng tôi một bát mì được không? Hơi ngạc nhiên, nhưng ông nói vâng, và quay vào dặn bà làm một bát to hơn bình thường đưa lên cho họ. Ba mẹ con cùng chụm đầu vào ăn, xuýt xoa ngon lành. Đứa bé đang ăn ngẩng đầu nhìn mẹ hỏi: Mẹ ơi, liệu năm sau nhà ta có được ăn như thế này nữa không? Người mẹ nhẹ nhàng nói: chúng ta sẽ cùng cố gắng để được như thế nhé! Ăn xong họ lễ phép cảm ơn ra về. Ông bà chủ quán nhìn theo ái ngại...

Một năm qua đi rất nhanh... Lại đến sau 21h Giao Thừa sang năm, ông bà chủ quán dường đã quên, thì lại như năm trước Ba mẹ con líu ríu bước vào như để trốn cái lạnh cắt da bên ngoài. Trông họ tiều tụy hơn, và người mẹ lại xin được phục vụ một bát mì. Ông chủ quán vồn vã, rồi bước vào trong dặn bà làm ba bát mì. Bà phúc hậu nói: Ông ạ, hãy làm một bát như ý họ. Nhưng bà làm để đủ no và ấm lòng cho ba người. Họ ngồi vào chiếc bàn bình dị năm ngoái, ăn rất ngon, vui vẻ dặn dò nhau những việc phải nỗ lực hơn trong năm mới. Xong, người mẹ đứng lên cảm ơn, muốn trả thêm tiền cho bát mì đó, nhưng ông bà ân cần từ chối: Được ba mẹ con đến đây, và nếu quán chúng tôi như là nơi ba mẹ con có thể hưng phấn hơn cho những điều các vị cần cố gắng thì đã là điều thật quý hóa rồi...

Lại thêm một năm nữa. Ông Bà đã đặt lên tấm biển con giữ chỗ trên chiếc bàn đó trong quán, dành cho họ. Nhưng mãi sau 21h không thấy họ quay trở lại... Ông bà có cảm giác buồn trống vắng, khẽ bảo nhau đóng cửa hàng để chuẩn bị Tất Niên... Cứ như thế trong nhiều năm sau đã thành thông lệ, mọi khách hàng cũng biết chuyện mà cảm động, không ai ngồi vào chiếc bàn đó vào đêm Giao Thừa cả và ai cũng có ý vừa nhâm nhi bát mì vừa mong đợi Ba Mẹ Con trở lại…

Rồi lại một cái Tết nữa... Đã quá 21h ông bà chủ quán định nói lời cảm ơn cuối năm với mọi người đang còn trong quán thì tiếng chuông vang lên… Ông ra mở, mọi người nhìn ra theo. Ba người : một phụ nữ lịch lãm và 2 cậu thanh niên tuấn tú khỏe mạnh bước vào. Dường như quen thuộc, họ tiến đến chiếc bàn kia. Ông chủ khiêm nhường nhắc: Thưa, chỗ này đã được dành cho người khác ạ... Họ xin được ngồi ngay bàn sát bên. Ông chủ lễ độ chờ họ gọi. Người phụ nữ ngẩng lên: Xin cho ba chúng tôi Một Bát Mì… Trời ơi… Mọi người đều quay hết về phía họ: Phải chăng các vị là Ba Mẹ Con ngày xưa? Chúng tôi đã mong chờ các vị bấy lâu...

Dạ vâng, là chúng tôi ạ. Chồng và cha chúng tôi bị tai nạn qua đời đã lâu, để lại món nợ rất lớn, chúng tôi đã vô cùng khó khăn nên đã nhiều năm không còn khả năng được ăn mì Tất Niên nữa. Bây giờ mọi điều đã rất tốt đẹp, nên trở lại đây muốn được ăn bát mì như năm xưa, được hưởng tấm lòng của ông bà mà nhờ đó chúng tôi đã thêm được sự ấm lòng để cố gắng vượt qua… Tất cả tràn đầy xúc động đứng lên bước lại quây quần và cung kính cảm tạ lẫn nhau.
 

BA NGƯỜI THẦY VĨ ĐẠI
Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?"
Hasan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.

Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: "Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm."

Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!" Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: "Có trộm được gì không?" và ông ta đều đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ". Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.
Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: "Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!"

Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.

Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: "Con tự thắp cây nến này phải không?" Đứa bé đáp: "Thưa phải." Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?"

Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: "Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?"
Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.

Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.


 
Câu chuyện thứ nhất: Hãy Làm Điều Gì Đó Trước Khi Quá Muộn Màng
Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.”
Người đàn ông mỉm cười và nói, “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.
Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.
Bài học:
Cuộc đời rất ngắn ngủi bạn ạ. Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà bạn quý mến. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng. Không có thứ gì trên đời quan trọng hơn gia đình cả, bạn nhé!


 
Câu chuyện thứ hai: Chỉ năm phút nữa thôi
Ở một công viên nọ, một người phụ nữ ngồi cạnh một người đàn ông trên một băng ghế gần sân chơi. “Con trai tôi đó,” người phụ nữ chỉ vào một cậu bé đang chơi cầu trượt vận chiếc áo len màu đỏ. “Cậu bé nhìn mới đáng yêu làm sao” người đàn ông nói. “Còn kia là con gái của tôi, cô bé đang chạy xe đạp vận một cái đầm màu trắng đấy.”

Sau đó, người đàn ông nhìn vào đồng hồ và gọi cô bé. “Con chơi xong chưa Melissa?”. Melissa nài nỉ, “5 phút nữa thôi nha bố. Nha? Chỉ 5 phút thôi.” Người đàn ông gật đầu và cô bé lại tiếp tục chơi đùa cùng chiếc xe như cô đã mong muốn. Thời gian trôi qua và người đàn ông lại gọi con gái của mình: “Đi được chưa con?” Melissa lại nài nỉ, “Chỉ 5 phút nữa thôi nha bố. 5 phút thôi mà.” Người đàn ông lại mỉm cười và nói, “Được rồi “ Ông quả thật là một con người kiên nhẫn.”, người phụ nữ nói. Người đàn ông mới tiếp lời, “Tommy, anh trai của con bé đã mất trong một vụ tai nạn giao thông vì một gã tài xế say xỉn khi nó đang đạp xe ở một chỗ khá gần nơi này. Tôi đã không dành nhiều thời gian cho Tommy và bây giờ tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả chỉ để có được 5 phút ở cạnh nó. Tôi đã thề sẽ không lặp lại sai lầm đó với Melissa. Con bé cứ nghĩ nó may mắn có thêm 5 phút để chơi. Nhưng sự thật đúng ra phải là, tôi mới là người may mắn khi có được thêm 5 phút để nhìn ngắm con bé hạnh phúc.
Bài học:
Cuộc sống luôn cần những lần đánh đổi và sự ưu tiên lớn lao nhất luôn luôn phải là gia đình. Hãy tận dụng thời gian quý báu của mình với những người mình thương yêu nhất bạn nhé.

Câu chuyện thứ ba: Cha Ơi, Đến Khi Nào Thì Ngón Tay Con Sẽ Mọc Lại?
Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái mỏ lết. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.

Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên, cô bé đã viết.
“Con yêu cha.”
Bài học:
Hãy hiểu một điều rằng, cả sự tức giận lẫn tình yêu thương đều không có giới hạn. Nên nhớ, “Đồ vật là để sử dụng, nhưng con người là để yêu thương”. Đừng để sự nóng nảy tức thời làm bạn cả đời phải hối hận.
 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn