1
17:33 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 190


Hôm nayHôm nay : 23800

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 327922

Tổng cộngTổng cộng : 27882206

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CẨM NANG TUẦN THÁNH

CẨM NANG: Tuần Thánh và Đại lễ Phục Sinh 2022

Thứ hai - 04/04/2022 20:21-Đã xem: 282
Để chuẩn bị Đại Lễ Giáng Sinh, có 4 tuần lễ gọi là “Mùa Vọng”; còn để chuẩn bị Đại Lễ Phục Sinh, có 40 ngày “Mùa Chay”. Mùa Chay Thánh kéo dài 40 ngày vì Chúa Giêsu đã “ăn chay” 40 ngày đêm trong sa mạc để chuẩn bị công cuộc rao giảng của Ngài (thường được gọi là “cuộc đời công khai”), sau khi Ngài đã sống “âm thầm” khoảng 30 năm và sinh sống bằng nghề “thợ mộc” tại làng Nagiaret, miền Galilê (phía Bắc nước Do Thái).
TUẦN THÁNH VÀ PHỤC SINH

TUẦN THÁNH VÀ PHỤC SINH


DẪN NGHI THỨC TAM NHẬT THÁNH

THỨ NĂM TUẦN THÁNH
THÁNH LỄ TIỆC LY
I. NGHI THỨC.
Nghi thức trong thánh lễ chiều nay gồm:
- Nghi thức nhập lễ và phụng vụ Lời Chúa.
- Nghi thức rửa chân.
- Phụng vụ Thánh Thể.
- Kiệu Mình Thánh Chúa và lột khăn bàn thờ.


II. LỜI DẪN.
1. Dẫn đầu lễ.
Kính thưa cộng đoàn,
Thánh lễ tưởng niệm bữa tiệc ly chiều nay, Hội Thánh bắt đầu tuần Tam Nhật Vượt Qua (tức Ba Ngày Thánh) của Chúa Giêsu. Trong thánh lễ này, Hội Thánh tưởng niệm việc Chúa lập bí tích Thánh Thể cùng với chức Linh Mục và ban giới răn mới: giới răn yêu thương như là di chúc ngàn đời của Hội Thánh.

Trong tâm tình tạ ơn sâu xa vì quà tặng cao cả mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta là chính Mình và Máu Thánh Người, mời cộng đoàn dành hết lòng, trót cả tình yêu mến và trọn tâm trí sốt sắng thờ lạy, tôn vinh, cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta Con Một của Người, và tri ân Chúa Giêsu đã hiến mình vì chúng ta.


2. Phụng vụ Lời Chúa.
* Bài đọc 1: Xh 12, 1-8.11-14.
Bài trích sách Xuất Hành chúng ta sắp nghe, cho thấy lễ Vượt Qua của người Do thái là hình ảnh báo trước lễ Vược Qua của Kitô giáo, trong đó Chúa Kitô, Chiên Vượt Qua của Thiên Chúa đã chịu sát tế để đem lại ơn cứu chuộc cho toàn thể nhân loại.

* Bài đọc 2: 1Cor 11, 23-26.
Trong bài đọc chúng ta sắp nghe, thánh Phaolô tường thuật việc Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly. Khi lập bí tích Cực Trọng này, Chúa nhấn mạnh hy tế Thập Giá chính là hy tế cứu độ cho toàn thể nhân loại.


3. Nghi thức rửa chân.
Giờ đây là nghi thức rửa chân.
Qua việc rửa chân cho một số người được lựa chọn trước, cha chủ tế cử hành lại chính hành động Chúa Giêsu đã nêu gương tại phòng Tiệc Ly năm xưa, khi Chúa cúi xuống rửa chân cho các môn đệ của Chúa.

Rửa chân là việc phục vụ mà người đầy tớ dành cho chủ mình. Chúa Giêsu là Chúa, là Chủ, nhưng đã nhận lấy công việc thấp hèn của một đầy tớ. Với hành động tự hạ này, Chúa Giêsu đã cụ thể hóa giới răn mới là yêu thương phục vụ trong khiêm tốn. Chính Chúa đã hạ mình để nên hy tế cho nhân loại. Người để lại tấm gương tuyệt hảo cho những ai muốn tiếp bước theo Người.


4. Lời nguyện chung.
Mời cộng đoàn đứng dâng Lời Nguyện Chung.

5. Dâng của lễ.
Lạy Chúa, của lễ cộng đoàn chúng con dâng lên Chúa chiều nay, được kết tinh từ những hy sinh cố gắng từng ngày trong suốt mùa Chay. Xin Chúa thương nhận và chúc phúc để chúng con xứng đáng tham dự vào Hy tế Thập Giá và sự Phục Sinh của Chúa Kitô, Con Chúa.

6. Kiệu Mình Thánh Chúa sang bàn thờ phụ.
Mình Thánh Chúa được kiệu sang bàn thờ phụ để giáo dân kính viếng. Bàn thờ chính hoàn toàn để trống, không đèn, không nến, không hoa, diễn tả tất cả sự mất mát, nỗi thương đau của nhân loại tội lỗi. Chính vì tội lỗi mà hôm nay Con Thiên Chúa phải chấp nhận cuộc thương khó đầy đau đớn, tủi nhục.

(Kiệu MTC đến giữa nhà thờ thì đọc): Từ xưa, Hội Thánh có thói quen chầu Mình Thánh Chúa từ chiều đến trước nửa đêm thứ năm tuần Thánh. Mời anh chị em dành thời gian chầu Mình Thánh Chúa đêm nay. Qua việc chầu Mình Thánh Chúa, chúng ta tưởng niệm biến cố Chúa vào vườn Cây Dầu cầu nguyện:

- Chúng ta cũng canh thức bên nhà Tạm để cùng cầu nguyện với Chúa.
- Chúng ta sống lại giờ Chúa hấp hối, để nên giống Chúa trong việc trung thành vâng phục thánh ý Chúa Cha.
- Chúng ta nhớ lại ba lần Chúa mời gọi các tông đồ hãy tỉnh thức, nhưng các ông không thể tỉnh thức, các ông ngủ mê mang trong khi giờ Chúa bị bắt đang đến rất gần. Qua sự tưởng nhớ ấy, chúng ta ý thức hơn thân xác nặng nề vì tội lỗi của chúng ta mà thật lòng ăn năn tội lỗi của mình.


7. Lột khăn bàn thờ.
Mời anh chị em nán lại ít giây phút, chứng kiến việc linh mục chủ tế lột khăn bàn thờ. Lột khăn bàn thờ để nói lên vinh quang Thiên tính của Chúa Giêsu bị che dấu. Trong vinh quang Thiên tính bị che dấu ấy, Chúa Giêsu tuyệt đối vâng phục Chúa Cha để chấp nhận cuộc khổ nạn và chịu sỉ nhục nơi nhân tính của mình. Thánh Phaolô ca ngợi sự vâng phục của Chúa Giêsu rằng: “Đức Giêsu Kitô vốn vĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyềt duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Ngài lại còn hạ mình cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Philip 2, 6-8).

Tất cả những nghi thức: từ việc phủ khăn tím trên tượng Chúa chịu nạn, nhà tạm chính hoàn toàn để trống, bàn thờ và cung thánh không đèn, không nến, không hoa, tiếng gõ mõ thay tiếng chuông, đến việc lột khăn bàn thờ, đều cho thấy một bầu khí u buồn, trầm mặc. Qua đó, phụng vụ của Hội Thánh mời gọi chúng ta kiểm điểm lại lòng mình, quyết tâm chừa bỏ tội lỗi, quyết tâm theo chân Chúa Giêsu làm môn đệ của Người và làm con của Chúa Cha cách trung thành và dứt khoát.
 

 
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
TƯỞNG NIỆM
CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA

1. Lời dẫn đầu.
Kính thưa cộng đoàn, nghi thức phụng vụ chiều nay gồm ba phần:
- Phụng vụ Lời Chúa.
- Tôn thờ Thánh Giá Chúa Kitô.
- Và rước lễ.

Đặc biệt, qua bài Thương Khó, Hội Thánh tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Kitô, mà đỉnh cao là cái chết của Người trên Thập Giá vì nhân loại chúng ta.

Với phần tôn thờ Thánh Giá, Hội Thánh biểu lộ lòng tôn kính đối với Đấng đã thực hiện ơn cứu rỗi cho nhân loại và kêu mời tất cả mọi nguời quy phụ Thánh Giá Chúa, vì đó là giá cứu chuộc duy nhất của nhân loại.

Tham dự các cử hành phụng vụ chiều nay, Hội Thánh mời gọi chúng ta kết hiệp cách hết sức sâu xa đời mình, thập giá của chính bản thân mình vào mầu nhiệm Thánh Giá và sự chết của Chúa, để sau khi cùng chết với Chúa Kitô, chúng ta hy vọng được Chúa cho phục sinh trong một đời sống đã được đổi mới ngay trên trần thế này, nhờ đó, mai này tất cả chúng ta đạt tới niềm vui vĩnh cửu trong Chúa. 

Vì thế, để tham dự các cử hành phụng vụ chiều nay hết sức tích cực, mời cộng đoàn hãy tập trung mọi ý lực, mọi suy tư của mình ở mức độ cao nhất, để xứng đáng tháp nhập thập giá đời mình vào Thánh Giá Chúa; tháp nhập lòng mến của mình vào Tình Yêu của Chúa; tháp nhập cả một đời tin theo thánh ý Thiên Chúa của chúng ta vào thái độ vâng phục tuyệt hảo của Chúa Kitô, để như Chúa, mỗi ngày chúng ta càng nên hoàn thiện hơn, như Chúa là Đấng hoàn thiện.

Mời cộng đoàn đứng, bắt đầu tham dự nghi thức tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa Kitô.


2. Chủ tế từ phòng thánh bước ra bàn thờ.
Chiều hôm nay, chúng ta không cử hành thánh lễ, nhưng cử hành nghi thức đặc biệt tưởng nhớ tình yêu của Thiên Chúa nơi cuộc tử nạn hồng phúc của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

3. Sau khi hôn bàn thờ, chủ tế quỳ thinh lặng.
Cùng với chủ tế, chúng ta quỳ gối và thinh lặng, hướng tâm hồn về cuộc tử nạn của Chúa và cảm tạ Chúa vì tình yêu vô cùng mà Chúa dành cho chúng ta.

4. Hát bài Thương Khó đến chỗ: “Rồi Người gục đầu xuống tắt thở”.
Mời cộng đoàn quỳ, tưởng niệm sự chết của Chúa Kitô, Chúa chúng ta.


5. Sau bài giảng, chủ tế sẽ đọc lời nguyện chung.
Lời nguyện chung chiều hôm nay rất trang trọng. Có đến mười lời nguyện, nhắm đến nhiều ưu tư, nhiều nhu cầu cần thiết và quan trọng của Hội Thánh cũng như của nhân loại. Tất cả mười lời nguyện đều do chủ tế đọc. Trước mỗi lời nguyện đều có lời mời gọi. Sau lời mời gọi, xin cộng đoàn thinh lặng để cùng hiệp thông với mỗi lời nguyện của chủ tế.

6. Sau lời nguyện chung, suy tôn Thánh Giá.
Đây là phần chính yếu của nghi thức tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa chiều hôm nay. Hôn kính chân tượng Chúa chịu nạn trên Thánh Giá là dấu chỉ cho thấy chúng ta tin tưởng nơi tình yêu tuyệt đối của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu, một tình yêu có sức giải thoát mọi tội lỗi và trao ban ơn cứu độ đời đời. Hôn kính Thánh Giá còn là dấu chỉ chúng ta tôn thờ Thánh Giá Chúa, nhìn nhận tội lỗi, quyết tâm chừa tội và chấp nhận vác thập giá đời mình bước theo Chúa Kitô trên đường tử nạn trong suốt cuộc đời chúng ta.

Thứ tự hôn kính Thánh Giá Chúa như sau:

- Cha chủ tế.
- Những người giúp nghi thức (giúp lễ).
- Quý tu sĩ, đại diện ban ngành,
- Vì quá đông người, sợ sẽ mất thời gian. Xin cộng đoàn hôn kính Thánh Giá Chúa sau lễ và cả tối nay.
 


 
THỨ BẢY TUẦN THÁNH
ĐÊM VỌNG PHỤC SINH
1. Dẫn đầu lễ.
Xin tắt tất cả các đèn.
Kính thưa cộng đoàn, theo truyền thống phụng vụ của Hội Thánh, đêm nay, đêm canh thức, đêm mà toàn thể Hội Thánh hân hoan cử hành mầu nhiệm Chúa Kitô Phục sinh. Phụng vụ đêm Vọng Phục sinh gồm bốn phần:

- Nghi thức làm phép lửa mới và kiệu nến Phục sinh.
- Phụng vụ Lời Chúa.
- Phụng vụ thánh tẩy.
- Và phụng vụ Thánh Thể.

Bốn phần phụng vụ này liên hệ chặt chẽ với nhau: Khi Ánh Sáng của nến Phục sinh bừng lên, tượng trưng cho Chúa Kitô chiến thắng bóng đêm tội lỗi, Hội Thánh suy niệm các việc kỳ diệu Thiên Chúa đã làm cho dân ngay từ khi tạo thiên lập địa. Giờ đây trong tâm tình hân hoan cảm tạ, chúng ta bước vào phần thứ nhất của đêm Vọng Phục sinh: Nghi thức làm phép lửa mới và kiệu nến Phục sinh.


2. Làm phép lửa mới và kiệu nến Phục sinh.
Qua việc làm phép lửa mới và kiệu nến Phục sinh, Hội Thánh tuyên xưng Chúa Kitô chính là Ánh Sáng muôn dân, là Đấng phá tan bóng đêm tội lỗi đang bao trùm nhân loại, Đấng giải thoát chúng ta khỏi tội và dẫn đưa chúng ta đến sự sống đời đời.

- Hát “Ánh Sáng Chúa Kitô” lần hai người dẫn đọc:
Xin cộng đoàn thắp sáng nến trên tay mình bằng ngọn lửa lấy từ nến Phục sinh do các em giúp lễ chuyển đến.

- Hát “Ánh Sáng CK” lần ba: bật đèn sáng.

* Trước khi công bố Tin Mừng Phục Sinh:
Giờ đây, chúng ta cùng hân hoan tán dương Thiên Chúa, Đấng đã thực hiện những việc lạ lùng cho nhân loại qua Người Con Một dấu ái của Người. Để biểu lộ niềm hân hoan này, chúng ta hướng về cây nến Phục sinh, cất lời ca tụng Chúa Kitô, Ánh Sáng muôn đời tồn tại, Thiên Chúa đã trao tặng chúng ta (Chủ tế hát TMPS).

3. Phụng vụ Lời Chúa (sau công bố TMPS, người dẫn đọc):
Kính mời cộng đoàn ngồi.
Trong phần Phụng vụ Lời Chúa mà chúng ta sắp cử hành, kể lại những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện nơi dân của Người từ xa xưa. Đêm nay, đêm Vọng Phục Sinh, đêm Thánh, đêm Mẹ của các đêm, Lời Chúa như tóm gọn cả một dòng lịch sử cứu độ mang nặng và lắng sâu đến vô cùng, tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người tội lỗi là tất cả chúng ta. Chúng ta cùng sốt sắng lắng nghe. Sau đây là bài đọc thứ nhất.


* Bài đọc I  (St 1, 1-2, 2):
Không có Chúa, tất cả là hư vô. Vì yêu thương, từ hư vô, Chúa đã dựng nên cả vũ trụ. Bài đọc đầu tiên trình bày công trình tạo dựng của Chúa. Khởi đi từ công trình tạo dựng, Thiên Chúa muốn cứu độ toàn thể loài người. Công trình cứu độ do Chúa Kitô thực hiện mới thực sự là cuộc tạo dựng mới hoàn hảo. Như vậy, từ cuộc tạo dựng đầu tiên mà chúng ta sắp nghe, sẽ dẫn đến cuộc tạo dựng mới trong Chúa Kitô.

- Sau mỗi bài đọc, hát đáp ca.
- Chủ tế đọc lời nguyện.


* Bài đọc II  (St 22,1 - 2,9a. 10-13.15-18):
Bài trích sách Sáng Thế mà chúng ta sắp nghe nói đến việc Tổ phụ Abraham vâng lệnh Chúa, sát tế người con duy nhất của mình là Isaac. Nhờ lòng tin mạnh mẽ và sự vâng phục lớn lao, Abraham được Chúa chúc phúc để trở thành Cha một dân tộc đông như sao trên trời, như cát bãi biển.

* Bài đọc III  (Xh 14,15-15,1):
Bài đọc II trích trong sách Xuất Hành, tường thuật việc người Do Thái vượt Biển Đỏ bình an. Đây là hình ảnh Thiên Chúa dùng để báo trước cuộc giải thoát mà Chúa Kitô sẽ mang lại cho mỗi người chúng ta.

* Bài đọc IV  (Is 54, 5-14):
Vì sự bất tín và phản bội, Dân Chúa đã phải sống trong kiếp lưu đày tại Babylon. Giữa những khốn cùng của cảnh lưu đày, Toàn dân lại nghe những lời yên ủi thắm thiết của Chúa vang lên qua sứ điệp của tiêng tri Isaia. Vì thế, dân Chúa đã biết ăn năn. Chúa lấy lòng nhân từ vô biên đón nhận họ, và cho hưởng nền hòa binh dài lâu.

* Bài đọc V  (Is 55,1-11):
Tiên tri Isaia loan báo một thời kì thịnh đạt mà Israel sẽ được vui hưởng, thời kì mà Chúa sẽ kí kết một giao ước vĩnh cửu với những hồng ân mà Chúa đã hứa cho Đavit. Và điều này sẽ được thực hiện nơi Chúa Cứu Thế.

* Bài đọc VI  (Br 3, 9-15. 32-4,4):
Bài đọc sau đây ghi lại lời tiên tri Baruc nói cho dân Ítraen biết: Bởi họ bỏ đường lối Chúa nên họ phải rơi vào cảnh cùng cực của những năm dài sống kíp lưu đày. Từ nay, sau khi được giải thoát, nếu muốn sống trong bình an thịnh vượng, họ phải tuân giữ luật Chúa và trung thành với Giao ước.

* Bài đoạc VII (Ez 36, 16-18):
Nội dung bài đọc mà chúng ta sắp nghe, tiên tri Êzêkiel khiển trách dân Chúa về tội lỗi của họ. Họ đã bất trung và phản bội Chúa. Vì sự xúc Danh Thánh Chúa và đời sống bất công của họ đã đẩy họ vào bất hạnh, khổ đau và nhục nhã. Nhưng Thiên Chúa đã yêu thương tha thứ cho dân Người. Người không trừng phạt, như thánh hóa họ.

- Sau khi chủ tế đọc lời nguyện của bài đọc cuối xong, người dẫn đọc: 
Xin lưu ý, sau đây là kinh Vinh Danh. Sau khi cha chủ tế xướng “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời”, chúng ta thinh lặng, đợi dứt tiếng chuông, chúng ta mới hát “Và bình an dưới thế cho người thiện tâm…”.

* Kinh Vinh Danh.
- Rung chuông, chưng bông, thắp nến.
- Sau kinh Vinh Danh, chủ tế đọc lời nguyện nhập lễ.


* Bài Thánh Thư: Rm 6, 3-11.
Bài đọc Tân Ước trích trong thư của thánh Phaolô tông đồ gởi tín hữu thành Rôma sau đây là chân lý đức tin quan trọng gắn liền với ý nghĩa của đêm cực Thánh này. Chân lý đức tin đó là: Nhờ bí tích Thánh Tẩy, chúng ta cùng chết và cùng sống lại với Chúa Kitô.

- Sau Thánh thư, mọi người đứng, xướng All. Ba lần.
- Đáp ca.
- Không xướng trước Tin Mừng.
- Chủ tế công bố Tin Mừng, không mang đèn, nhưng có hương lửa.
- Sau giảng, chủ tế đến giếng rửa tội, người dẫn đọc:


Giờ đây là phần phụng vụ thánh tẩy. Với việc tham dự vào nghi thức làm phép nước, chúng ta được mời gọi nhớ lại bí tích rửa tội của mình mà ý thức hơn về tình yêu của Chúa. Chính tình yêu ấy đã cho chúng ta được làm con Thiên Chúa và làm môn đệ của Chúa Kitô.

4. Phụng vụ Thánh Tẩy.
- Sau khi chủ tế làm phép nước và thắp nến cho cộng đoàn, người dẫn đọc:

Với cây nến được thắp sáng từ ngọn nến Phục sinh trong tay, chúng ta long trọng lặp lại lời tuyên hứa khi chịu phép Thánh tẩy và tuyên xưng lại đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Khi tuyên xưng đức tin, chúng ta liên kết với các anh chị em dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo trong đêm nay, để cùng họ, chúng ta làm chứng cho mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô trong cuộc sống hằng ngày.


- Sau khi rảy nước vừa làm phép trên dâng chúng, chủ tế đọc lời nguyện chung.

5. Phụng vụ Thánh Thể.
Mời cộng đoàn ngồi.
Trong tâm tình hân hoan mừng Chúa Phục Sinh, giờ đây chúng ta bước vào phần phụng vụ Thánh Thể.



  • Dẫn vào Thánh Lễ
  • CHÚA NHẬT PHỤC SINH
  •  
  • Hiệp thông với toàn thể Giáo Hội, hôm nay cộng đoàn chúng ta hân hoan cử hành Mầu nhiệm Phục sinh của Đức Kitô. Biến cố phục sinh của Đức Kitô là chân lý nền tảng và cao cả nhất của đức tin người Kitô hữu.

    Đối với người vô thần, thì ngôi mộ là điểm tận cùng của một kiếp người. Nơi đây vua cũng như dân, bậc anh hùng cũng như tên vô lại, người quyền quý cũng như kẻ cơ bần... đều phải vùi mình xuống, mục nát đi và trở thành cát bụi. Bằng cuộc Vượt Qua của mình, Chúa Giêsu đã bật tung cửa mồ sống lại, đẩy lùi quyền lực sự chết đang bao trùm thế giới. Người biến ngôi mộ là điểm cuối của đời người trở thành cửa ngõ dẫn vào cõi trường sinh, biến đau thương của sự chết thành niềm hoan lạc của ngày phục sinh; biến ngày cuối của kiếp sống trần gian trở thành ngày thứ nhất trong đời sống mới.

    Như vậy, để được sự sống mới, chúng ta phải dứt khoát từ bỏ con người cũ, để trở thành con người mới thực thụ. Cử hành Đại lễ Phục Sinh hôm nay, chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa lời chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ vì tình yêu vô biên Người đã ban cho chúng ta qua Con Chí Ái của Người. Đồng thời, xin Thiên Chúa củng cố đức tin cho mỗi người chúng ta, cách riêng là những anh chị em tân tòng vừa được Giáo Hội đón nhận vào hàng ngũ con cái Chúa trong đêm Canh thức Vượt Qua, để mọi người nhận ra sự đau khổ ở đời này có giá trị thanh luyện và chuẩn bị cho đời sống vĩnh cửu mai sau. Với những tâm tình đó, xin mời cộng đoàn cùng hiệp dâng thánh lễ.
    • Dẫn vào bài đọc I: Cv 10, 34a. 37-43
    Sách Công vụ Tông đồ thuật lại việc Thánh Phêrô đã rao giảng Tin mừng Phục Sinh. Chính Đức Giêsu là Con Thiên Chúa đã nhập thể, chịu chết và nay đã sống lại, để ai tin vào Danh của Người thì sẽ được cứu độ.

    • Dẫn vào bài đọc II: Cl 3, 1-4
    Trong thư gửi tín hữu Côlôxê, Thánh Phaolô nhắc chúng ta rằng: qua Phép Rửa, chúng ta đã chết cho con người cũ của tội lỗi và được tham dự vào sự sống mới mà Chúa Kitô Phục Sinh trao ban. Vì thế, chúng ta hãy tìm kiếm những sự trên trời, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa.

    • Dẫn vào Tin Mừng: Ga 20, 1-9
    Tin Mừng hôm nay thuật lại rằng, từ sáng sớm, bà Maria Mađalêla đi thăm mồ Chúa. Không thấy xác Chúa, bà hoảng hốt chạy về báo cho tông đồ Phêrô và Gioan. Hai ông cùng chạy đến mồ, và khi Gioan nhìn thấy ngôi mộ trống, ông đã tin rằng Chúa đã sống lại ra và khỏi mồ theo lời Thánh Kinh.

    • Cầu nguyện cho mọi người:
    Mẫu 1:
    Chủ tế:  Anh chị em thân mến, Thiên Chúa là Cha Toàn Năng đã làm cho Đức Kitô sống lại từ cõi chết, để phá tan quyền lực tử thần và ban cho chúng ta sự sống mới. Trong niềm tin tưởng, phó thác, chúng ta cùng dâng lên Người những lời nguyện xin:

    1. “Người truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho dân”Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho các vị chủ chăn trong Hội Thánh, luôn vững tin vào mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, và nhiệt tâm loan báo Tin Mừng Phục sinh cho con người hôm nay bằng lời rao giảng, đời sống cầu nguyện và gương sáng đức tin của mình.

    2. “Phàm ai tin vào Người thì sẽ nhờ danh Người mà được ơn tha tội”. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho có nhiều Kitô hữu nhiệt tâm trong việc rao giảng Tin Mừng để ánh sáng của Đức Giêsu Kitô Phục Sinh chiếu tỏa trên khắp hoàn cầu. Nhất là nơi những tâm hồn đang lún sâu trong vũng lầy tội lỗi, những linh hồn đang tự huỷ hoại trong đam mê tiền bạc, quyền lợi, danh vọng và lạc mất niềm tin.

    3. Ông thấy và ông tin”. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho mỗi người Kitô hữu luôn biết sống phó thác tin tưởng nơi Chúa trong mọi nghịch cảnh của cuộc đời nhờ cuộc gặp gỡ với Chúa cách cá vị như Thánh Gioan. Từ đó biết sống đức tin cách sống động và trở thành men thành muối cho thế giới đang có xu hướng xa lìa Thiên Chúa.

    4. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho mỗi người trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta luôn ý thức mình đã thuộc về dân Thiên Chúa từ đó biết sống chan hòa tình Chúa, tình người và sẵn sàng hy sinh không tìm tư lợi ở đời này và không bám víu vào của cải nhưng biết chia sẻ cho những người nghèo bên cạnh chúng ta.

    Chủ tếLạy Chúa, chúng con hân hoan mừng kính Con Chúa đã chịu chết và sống lại để cứu độ chúng con. Xin giúp chúng con hiểu rằng để đón nhận được ơn Phục Sinh và để ơn Phục Sinh có thể thấm vào mọi ngõ ngách trong tâm hồn, chúng con phải cộng tác với Chúa, tẩy trừ mọi nguy cơ mầm mống của sự chết ra khỏi tâm hồn chúng con. Cuộc chiến đấu sẽ khốc liệt vì chúng con phải chiến đấu với chính bản thân mình. Nhưng với ơn Chúa Phục Sinh trợ giúp, chắc chắn chúng con sẽ toàn thắng. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
    Rose_MtgTL
     
    Mẫu 2:
    Chủ tế:  Anh chị em thân mến,
    Thiên Chúa là Cha Toàn Năng đã làm cho Đức Ki-tô sống lại từ cõi chết, để phá tan quyền lực tử thần và ban cho chúng ta sự sống mới. Trong niềm tin tưởng, phó thác, chúng ta cùng dâng lên Người những lời nguyện xin.

    1. “Người truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho dân”Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho các vị chủ chăn trong Hội Thánh, luôn vững tin vào Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Ki-tô, và nhiệt tâm loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho con người hôm nay bằng lời rao giảng, đời sống cầu nguyện và gương sáng đức tin của mình.

    2. “Phàm ai tin vào Người thì sẽ nhờ danh Người mà được ơn tha tội”. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho các ki-tô hữu đang sống trong tội lỗi, đam mê tiền bạc, danh lợi và mất niềm tin, được Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa Ki-tô soi dẫn, để họ tin mà được lãnh nhận ơn tha thứ của Người.    

     3. “Ông thấy và ông tin”. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho các anh chị em đang gặp khó khăn, đau khổ và nghèo đói do dịch bệnh Corona gây ra, luôn tin vào tình yêu và quyền năng của Chúa Ki-tô Phục Sinh, nhờ đó họ được chữa lành trọn vẹn, được Chúa cho hưởng niềm vui và sự sống trên Nước Trời.  

    4. “Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho mỗi người trong cộng đoàn chúng ta, luôn ý thức mình đã thuộc về dân Thiên Chúa, từ đó biết sống chan hòa tình Chúa, tình người, sẵn sàng hy sinh phục vụ Chúa, không tìm tư lợi ở đời này, nhưng biết chia sẻ cơm áo cho những anh chị em đang lâm cảnh đói nghèo.  

    Chủ tế: Lạy Chúa, chúng con hân hoan mừng kính Con Chúa đã chịu chết và sống lại để cứu độ chúng con. Xin giúp chúng con hiểu rằng, để đón nhận được ơn Phục Sinh và để ơn Phục Sinh biến đổi cuộc đời, đòi hỏi chúng con phải cộng tác với Chúa, tẩy trừ mọi nguy cơ mầm mống của sự tội và không ngừng chiến đấu với con người tự nhiên, để trở nên con người mới trong trong Chúa Ki-tô Phục Sinh. Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô Chúa chúng con.    
     


 


 
TÌM HIỂU VỀ TUẦN THÁNH và ĐẠI LỄ PHỤC SINH
 
Trong dịp Lễ Giáng Sinh, chúng ta đã mừng kỷ niệm Chúa Giêsu Kitô giáng sinh. Chúa Giêsu giáng trần là để cùng sống, cùng chia sẽ thân phận con người như toàn thể nhân loại và rao giảng Tin Mừng Tình Thương của Thiên Chúa, rồi chịu nạn và chịu chết để cứu chuộc nhân loại; sau đó “phục sinh” và lên trời, để mở đường cứu rỗi cho mọi người tin theo Ngài.

Để chuẩn bị Đại Lễ Giáng Sinh, có 4 tuần lễ gọi là “Mùa Vọng”; còn để chuẩn bị Đại Lễ Phục Sinh, có 40 ngày “Mùa Chay”. Mùa Chay Thánh kéo dài 40 ngày vì Chúa Giêsu đã “ăn chay” 40 ngày đêm trong sa mạc để chuẩn bị công cuộc rao giảng của Ngài (thường được gọi là “cuộc đời công khai”), sau khi Ngài đã sống “âm thầm” khoảng 30 năm và sinh sống bằng nghề “thợ mộc” tại làng Nagiaret, miền Galilê (phía Bắc nước Do Thái).

Cuối Mùa Chay là “Tuần Thánh” (Holy Week). Tuần Thánh là tuần quan trọng nhất trong Phụng vụ của Giáo Hội. Tuần Thánh để người Kitô hữu tưởng niệm những biến cố đặc biệt trong những ngày cuối cùng cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.

Chúa Nhật Lễ Lá mở đầu Tuần Thánh và kỷ niệm việc Chúa Giêsu được những người dân tốt lành cùng các trẻ em đón rước long trọng tiến vào Thành Thánh Giêrusalem. Chúa Nhật Lễ Lá cũng còn gọi là Chúa Nhật Chịu Nạn. Trước Thánh Lễ có làm phép lá và long trọng rước lá vào Thánh Đường để cử hành Thánh Lễ. Trong Thánh Lễ, chủ tế sẽ đọc bài Thương Khó của Chúa Giêsu, thay vì bài Phúc Âm. Lá đã được làm phép, giáo dân có thể mang về nhà và để trên bàn thờ, để nhắc nhở mọi người trong gia đình về những ngày Thánh trong Tuần Thương Khó.

Ba ngày Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy trong Tuần Thánh, được gọi là Tam Nhật Thánh (Easter Triduum). Đó là những ngày Thánh để kỷ niệm những biến cố trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại: Ngày Thứ Năm kỷ niệm bữa Tiệc Ly, ngày Thứ Sáu kỷ niệm Chúa Giêsu chịu khổ nạn, ngày Thứ Bảy kỷ niệm Chúa Giêsu chịu táng trong mộ đá. Sau đó là Chúa Nhật Phục Sinh.

Thứ Năm Tuần Thánh (Holy Thursday) để kỷ niệm việc Chúa Giêsu ăn bữa tối cuối cùng (The Last Supper) với 12 môn đệ trước khi Chúa Giêsu chia tay các môn đệ để ra đi nộp mình chịu khổ hình. Bữa ăn nầy cũng được gọi là bữa ăn “Tình Thương” (“Agapé” tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “Tình Thương”), vì trong bữa ăn nầy, Chúa Giêsu đã lập hai Bí Tích (Sacrament) đặc biệt nói lên tình thương của Chúa đối với nhân loại: “Bí Tích Thánh Thể” để nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của các tín hữu bằng chính Mình và Máu Thánh Người. “Bí Tích Truyền Chức Thánh” để thiết lập chức “Linh Mục Thừa Tác”; qua Bí Tích này, Thiên Chúa tuyển chọn một số người để làm Linh Mục thừa tác, tiếp tục cử hành Bí Tích Thánh Thể và duy trì sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Mầu Nhiệm Mình và Máu Thánh Chúa qua mọi thời gian và ở mọi nơi. Sở dĩ gọi là Linh Mục “thừa tác” vì chỉ có Chúa Giêsu là “Linh Mục Thượng Tế” trọn hảo, còn các linh mục thì được tham dự đặc biệt vào chức Linh Mục của Chúa (xin xem Thơ Thánh Phaolô gửi người Do Thái, chương 7, 8 và 9). Các tín hữu cũng được tham dự cách thiêng liêng vào chức Linh Mục của Chúa Giêsu qua Bí Tích Thánh Tẩy họ đã lãnh nhận khi gia nhập Dân Thánh Chúa. (Xin xem thơ Thứ Nhất của Thánh Phêrô, đoạn 2, câu 9). Vì thế khi ngưòi Công giáo đi lễ, không phải là chỉ “xem lễ” hay “dự lễ”, nhưng là “cùng nhau” và hợp với vị Chủ tế dâng hiến lễ vật lên Thiên Chúa và tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu trên Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại. Lễ vật dâng tiến chính là của lễ trọn hảo, là “Mình và Máu Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong Bánh Miến và Rượu Nho tinh tuyền”. Cùng với lễ vật trọn hảo đó, các tín hữu dâng lên Chúa chính con người của mình (linh hồn và thân xác), và những hy sinh lao nhọc của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày.

Cũng trong “bữa ăn tình thương” tối Thứ Năm Tuần Thánh, Chúa Giêsu cúi mình xuống rửa chân cho các tông đồ, để dạy cho các Ngài bài học yêu thương phục vụ trong khiêm tốn. Điều này làm cho tông đồ Phêrô sửng sốt và phản đối: “Sao Thầy mà lại phải cúi xuống rửa chân cho chúng con...”. Nhưng Chúa Giêsu bảo: “Việc Thầy làm cứ để Thầy làm”. Sau khi rửa chân cho 12 ông xong, Chúa Giêsu mới nói: “Thầy đã cúi xuống rửa chân cho chúng con là để dạy chúng con bài học yêu thương phục vụ: Như Thầy đã rửa chân cho chúng con, chúng con cũng hãy rửa chân cho nhau…” (xin xem Phúc Âm theo Thánh Gioan, đoạn 13, câu 12).

Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, vào buổi sáng, tại Nhà Thờ Chánh Tòa của mỗi giáo phận (Diocese), Đức Giám Mục và các Linh Mục trong toàn giáo phận họp mặt để cùng dâng Thánh Lễ thường gọi là “Thánh Lễ Làm Phép Dầu Thánh”. Trong Thánh Lễ long trọng nầy (thường có rất đông giáo dân tham dự và kéo dài chừng 2 giờ), Đức Giám Mục sẽ làm phép ba thứ Dầu Thánh (thường là dầu “olive”) để dùng trong các lễ Truyền Chức Thánh, trong khi ban Bí Tích Thêm Sức, Bí Tích Rửa Tội, và Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Cũng trong Thánh lễ long trọng nầy, Đức Giám Mục và các Linh Mục cùng nhau long trọng nhắc lại lời tuyên hứa khi chịu chức Thánh; tuyên hứa trước Cộng Đồng Dân Chúa đang có mặt trong Thánh lễ. Sự hiện diện của các Linh Mục trong Giáo phận trong Thánh lễ này là để nói lên sự hiệp nhất của toàn thể linh mục đoàn chung quanh vị Chủ Chăn của Giáo phận là Đức Giám Mục (hoặc Tổng Giám Mục). Vì thế, ở các giáo phận (hay tổng giáo phận) rộng lớn quá mà các linh mục sau Thánh Lễ Làm Phép Dầu Thánh tại Nhà Thờ Chánh Tòa không thể về kịp để dâng lễ buổi chiều tại các giáo xứ, thì Thánh Lễ làm phép Dầu Thánh có thể chuyển vào Thứ Năm tuần trước đó, và thường cử hành vào buổi chiều để giáo dân có thể tham dự thánh lễ đông đảo hơn.

Vào buổi chiều Thứ Năm Tuần Thánh, thường chỉ cử hành một Thánh Lễ tại Nhà thờ chính của Giáo xứ, để Cha Chánh Xứ (Pastor) và các Cha Phụ Tá cùng đồng tế với sự hiện diện của giáo dân toàn giáo xứ và cử hành một Thánh lễ đặc biệt để kỷ niệm Bữa Tiệc Ly như đã nói ở trên. Thánh lễ nầy thường cử hành vào buổi chiều tối (Bữa Tiệc Ly cũng vào buổi tối) để giáo dân có thể đến đông đủ hơn. Trong Thánh lễ, sau bài Phúc Âm và Bài Giảng, vị Chủ tế cũng cử hành nghi thức “rửa chân” cho một số vị đại diện của cộng đồng Dân Chúa trong giáo xứ. Trong lúc cử hành nghi thức “rửa chân”, Ca đoàn thường hát các bài thánh ca về tình yêu thương, đặc biệt bài “Đâu Có Tình Yêu Thương” (dịch từ bản thánh ca La tinh “Ubi Caritas est, Deus est”, “Where there is love, there is God”). Bản Thánh Ca này đã được dịch ra và phổ nhạc rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Mấy câu đầu trong bản Thánh Ca này bằng tiếng Việt Nam như sau:

“Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời!
Đâu có lòng từ bi, là ở đấy có ân sủng người!
Đâu có tình bác ái, thì Chúa chúc lành không ngơi!
Đâu ý hợp tâm đầu, ở đấy chứa chan nguồn vui!”

Sau Thánh Lễ, có lễ nghi long trọng rước Mình Thánh Chúa vào một nơi trang trọng để toàn thể Dân Chúa (theo từng họ đạo hoặc đoàn thể) đến tôn kính và cầu nguyện cho đến nửa đêm.

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (đặc biệt trong tiếng Anh, không gọi là “Holy Friday”, nhưng gọi là “Good Friday”) là ngày rất tốt lành cho toàn thể nhân loại, vì Chúa Giêsu đã chịu nạn và chịu chết trong ngày này để đền tội cho nhân loại và mở đường cứu rỗi cho mọi người; vì thế có lệ kiêng thịt ngày thứ Sáu, nhất là trong Mùa Chay Thánh. Giờ Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá là vào khoảng 3 giờ chiều (theo giờ của người Do Thái hồi đó là “giờ thứ chín”) (xin xem Phúc Âm theo Thánh Luca, đoạn 23, từ câu 44). Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh không có Thánh lễ, nhưng có cuộc Suy Ngắm “Đàng Thánh Giá” long trọng và tiếp theo là cuộc cử hành “Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó” của Chúa Giêsu, thường vào khoảng 3 giờ chiều; tuy nhiên có thể cử hành muộn hơn để giáo dân có thể đến tham dự đông đủ, nhưng phải trước 9 giờ tối. Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh có luật buộc ăn chay và kiêng thịt để tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu đã chịu chết trên cây Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại; vì thế Thánh Giá luôn hiện diện nơi các Thánh đường, các nơi thờ phượng, trên bàn thờ trong các gia đình giáo dân và đặc biệt trên các phần mộ của các Kitô hữu đã qua đời.

Trong Đế quốc Rôma thời xưa, hình phạt chịu treo trên “thập tự giá” thường chỉ dành cho những người nô lệ. Các người bị xử án phải vác hai cây gỗ đến một ngọn núi ngoài thành phố, rồi bị đóng đanh vào hai cây gỗ đã được đóng chặt thành hình “chữ thập” (như chúng ta vẫn nhìn thấy nơi “thánh giá” của Chúa). Người ta dùng đinh đóng hai cổ tay vào hai đầu xà ngang. Còn hai chân bị đóng vào phía cuối “thập tự giá” và thường dưới hai bàn chân của “tội nhân” còn có một cái bệ nhỏ giữ hai bàn chân; mục đích là để khi đã dựng cây gỗ lên rồi, xác “tội nhân” không bị kéo trì xuống, “tội nhân” vẫn còn có thể thở được, và như vậy vẫn “phải” kéo dài sự sống trong đau đớn cho đến khi kiệt sức và chết đi. Trường hợp Chúa Giêsu thì Ngài chết nhanh hơn, vì đã bị bắt từ tối Thứ Năm, rồi bị hành hạ, đánh đập suốt đêm. Qua ngày Thứ Sáu, sau khi được lệnh của Philatô, họ mới bắt vác thánh giá ra ngoài thành Giêrusalem, đến đồi Gôn-gô-ta rồi mới đóng đinh. Lúc đó Chúa Giêsu đã hầu như đã hoàn toàn kiệt sức. Đồi Gôn-gô-ta hình như một “chiếc sọ” được gọi là “Gôn-gô-ta” “Núi Sọ” (Gôn-gô-ta theo tiếng người Do Thái thời đó có nghĩa “Núi Sọ”). Đồi nầy nằm ở phía Tây Bắc thành Giêrusalem và không xa bức tường thành bao nhiêu. (Khi đi viếng Đất Thánh, quê hương của Chúa, du khách sẽ được dẫn đến đó để kính viếng).

Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết vào chiều Thứ Sáu, áp ngày Thứ Bảy là ngày nghỉ lễ của người Do Thái; hơn nữa lại trùng vào Đại Lễ ‘Vượt Qua’ (Passover) (PÂ Gioan 19,31), nên theo tục lệ thời đó, các “tội nhân”, sau khi đã bị xử án treo trên thập tự giá, không được để qua đêm, đến chiều tối phải hạ xuống. Nhưng trước khi hạ xuống, phải dùng búa đánh giập ống chân của “tội nhân” để chắc chắn là đã chết thật. Nếu thật sự “tội nhân” chưa chết, thì sau khi hai ống chân đã gẫy, thân xác kéo thẳng xuống, “tội nhân” không còn thở được nữa, nên phải chết trong giây lát (như đã nói ở trên). Khi các người lính đến quan sát Chúa Giêsu, họ thấy Ngài đã chết thực sự, nên không đánh giập ống chân của Ngài, nhưng có một người lính đã dùng ngọn giáo đâm vào sườn trái của xác Chúa Giêsu. Ngọn giáo đâm thấu vào trái tim và lúc đó máu và nước từ trái tim Chúa Giêsu chảy ra. Tất cả những sự kiện này đã xảy ra y như lời trong Kinh Thánh Cựu Ước đã báo trước về cái chết của Đấng Cứu Thế như thế nào. (Xin xem Phúc Âm theo Thánh Gioan đoạn 19, từ câu 31).

Vào chiều tối ngày Thứ Sáu đó, có một ông tên là Giuse người ở xứ Arimathê (ông là một thành viên có thế giá trong Hội Đồng Do Thái và vẫn âm thầm tin theo Chúa Giêsu) đã đến xin Philatô cho tháo xác Chúa xuống. Sau đó, ông cùng với ông Nicôđêmô (cũng là một thủ lãnh nhóm Pharisiêu, nhưng vẫn âm thầm tin theo Chúa Giêsu, xin xem Phúc Âm Goan, đoạn 3, câu 1) táng xác Chúa theo tục lệ người Do Thái thời đó: tẩm liệm xác Chúa bằng thuốc thơm, quấn khăn liệm và đặt trong mộ đá. Mộ đá còn mới, của ông Giuse Arimathê và nằm trong thửa vườn của gia đình ông. Vườn nầy lại gần nơi Chúa Giêsu chịu đóng đanh (xin xem Phúc Âm Gioan đoạn 19, từ câu 38). Trong lúc hai ông táng xác Chúa, thì có Bà Maria Madalêna và Maria mẹ ông Gio-xê chứng kiến (Phúc Âm Maccô đoạn 15, câu 47). Chắc là có một số người khác nữa cùng tham dự cuộc táng xác; nhất là Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu; nhưng không thấy Phúc Âm nói đến. Còn Thánh Giuse có thể Chúa đã cất Ngài về trước rồi.

Chúng ta cũng nên nhớ: Thời đó, người ta không đặt xác chết trong quan tài như chúng ta ngày nay, nhưng chỉ tẩm xác bằng thuốc thơm, rồi quấn trong khăn liệm, sau đó đặt vào mộ đã đục sẵn trong một núi đá hay đồi đá lớn, sau đó lấy một tảng đá lấp cửa mộ; rồi những ngày tiếp theo, các người thân trong gia đình thường đến vào lúc sáng sớm, lật tảng đá lấp cửa mộ, rồi tiếp tục xức thuốc thơm cho xác người chết, thường là trong 3 ngày liền hoặc cả tuần lễ. Thuốc thơm này thường là mộc dược (myrrh) trộn với trầm hương (aloes) vừa ướp hương thơm cho xác chết, vừa giữ cho xác chết được lâu không thối rữa. Khi khai quật mộ các vua chúa Ai Cập thời xưa, người ta thấy rõ điều nầy.

Còn một điều nữa cũng cần nói đến là các lãnh tụ Do Thái đã xin Philatô cho lính gác mộ Chúa, vì sợ rằng các môn đệ của Chúa Giêsu đến lấy trộm xác Chúa đưa đi nơi khác, rồi phao tin là Chúa đã sống lại. Philatô đã bảo họ: “Các ông có lính của các ông, các ông hãy sai lính của các ông đến mà canh gác”. Thế là họ cho lính đến niêm phong mộ và canh gác (Phúc Âm Matthêu đoạn 27, câu 62). Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã thực sự sống lại vào “ngày Thứ Nhất trong tuần” và đã hiện ra lần đầu tiên với bà Maria Madalêna, bà Maria mẹ ông Giacôbê và bà Salômê ngay nơi táng xác Chúa khi các bà đến viếng mộ Chúa vào sáng sớm (Phúc Âm Maccô đoạn 16, câu 1), sau đó với hai tông đồ Phêrô và Gioan, và nhiều lần sau nữa với các Tông đồ và nhiều người khác trong vòng 40 ngày từ khi Chúa Giêsu sống lại (Máccô 16, 9; Gioan 20,11); đặc biệt là: lần hiện ra với “Hai Môn Đệ trên đường trở về làng Emmaus” ngay buổi chiều “ngày thứ nhất trong Tuần” (xin xem Phúc Âm Máccô 16, 12; Luca 24,13); lần hiện ra với các Tông đồ “tám ngày sau đó tại nhà nơi các môn đệ ở” để củng cố đức tin cho Tông đồ Tôma (xin xem Phúc Âm Gioan 20, 26); lần hiện ra với các Tông đồ tại bờ “Biển Hồ Tibêria” sau một đêm các Ngài đánh cá thất bại, giúp các Ngài đánh được một “mẻ lưới đầy cá lớn một cách lạ lùng”, phỏng vấn lòng tin yêu của Thánh Phêrô nơi Chúa và trao quyền lãnh đạo các Tông đồ cho Thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo hội. Lần cuối cùng là lần Chúa hiện ra tại Bêtania, với các Tông đồ để “mở trí” cho các Ngài hiểu ra những điều đã ghi chép trong Kinh Thánh (Cựu Ước), củng cố thêm đức tin cho các Ngài, ban mệnh lệnh truyền giáo, hứa sẽ luôn ở với các Ngài cho đến tận thế, rồi dơ tay ban phép lành cho các Ngài trong khi “Chúa được cất về Trời” (xin xem Phúc Âm Luca 24, 4; Mátcô 16, 14; Matthêu 28, 16; Sách Tông Đồ Công Vụ 1, 4).

Từ ngày đó, các Kitô hữu đã mừng lễ vào ngày đầu tuần (ngày Chúa sống lại) chứ không vào ngày “Sabath” “Thứ Bảy” như người Do Thái. Như vậy, các Kitô hữu mừng việc Chúa Giêsu sống lại vào ngày đầu tuần và gọi là ngày “Chúa Nhật”.

Tuy nhiên dịp Đại Lễ Phục Sinh hàng năm là dịp mừng việc Chúa sống lại một cách đặc biệt sau một Mùa Chay dài và sau Tuần Thương Khó; như vậy là để nhắc nhở tín hữu của Chúa nhớ rằng đời người chóng qua, như “hoa sớm nở, tối tàn”. Nhưng chết không phải là hết. Chết chỉ là một sự biến đổi, một sự “qua đời” (từ cuộc đời chóng qua đến cuộc sống vĩnh hằng); như cha ông chúng ta đã nói “sinh ký, tử quy”. Nhưng muốn được vào cuộc sống vĩnh hằng, các tín hữu phải nhìn nhận con người yếu hèn của mình luôn bị cám dỗ và sa ngã (human weaknesses). Vì thế họ cần cầu nguyện luôn để xin ơn Chúa giúp đỡ, cố gắng vươn lên. Hơn nữa, sống không phải là sống một mình mà là “sống với” mọi người chung quanh. Sống nâng đỡ lẫn nhau (“chị ngã em nâng”) cả tinh thần và vật chất. Về tinh thần, cùng giúp nhau phấn đấu vươn lên và canh tân cuộc sống (renewal). Về vật chất, cùng giúp đỡ nhau, nhất là giúp đỡ những người nghèo khó, thiếu thốn. Đó chính là ba chủ đề lớn của Mùa Chay Thánh hằng năm: Cầu nguyện, hy sinh hãm mình và làm việc từ thiện (tiết kiệm để dành tiền bạc giúp đỡ anh chị em thiếu thốn). Khi giúp đỡ nhau, nhất là giúp người nghèo khó, là chúng ta giúp đỡ chính Chúa. Ngày chúng ta “qua đời”, Thiên Chúa sẽ ban thưởng cho chúng ta và nói: “Hãy vào lãnh phần thưởng cuộc sống vĩnh hằng; vì xưa Ta đói, các con đã cho Ta ăn; Ta khát, các con đã cho Ta uống...” (xin xem Phúc Âm Matthêu đoạn 25, từ câu 31).

Năm nay, chúng ta mừng lễ Phục Sinh vào những ngày mà thế giới vẫn lo âu trong cảnh chiến tranh vẫn còn tiếp diễn tại Afaghanistan, tại Iraq và ngay tại Đất Thánh (Holy Land) quê hương của Chúa. Hơn nữa, nạn ‘khủng bố’ (Terrorism) vẫn là một mối lo âu lớn cho toàn thế giới, nhất là sau cuộc khủng bố ghê gớm tại Tây Ban Nha (Spain) vào ngày 11.3.2004 vừa qua, với hơn 200 người chết và gần 2000 người bị thương tật. Thế giới vẫn đầy những thù hận, nhân quyền và tự do tôn giáo vẫn bị xâm phạm. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu Phục Sinh cho nhân loại biết yêu thương nhau hơn; Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo được tôn trọng; và Hòa Bình đến với mọi tâm hồn, mọi gia đình và nơi nơi trên thế giới.

Đặc biệt năm nay, khi toàn thể tín hữu khắp thế giới Khai Mạc Mùa Chay Thánh với ngày Thứ Tư Lễ Tro (25.02.2004), thì tại đất nước Hoa Kỳ cũng khai mạc cuốn phim ‘Sự Thương Khó của Chúa Kitô’ (The Passion of the Christ) của nhà Đạo diễn Mel Gibson. Có rất nhiều người đã đi coi phim này. Hiện nay nhiều nước trên thế giới cũng đang chiếu phim này. Người ta cũng rất hâm mộ rủ nhau đi coi rất đông. Cuốn phim đã đánh động lòng mọi người chúng ta để chúng ta nhận ra Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, đã chịu đau khổ tột độ và chết rất thê thảm trên Thánh giá vì tội lỗi mỗi người chúng ta và toàn thể nhân loại. Cụ thể như ông Dan Leach ở Texas, sau khi xem phim xong đã thật lòng ăn năn tội ác mà ông đã che dấu nhiều năm là đã giết ‘người yêu của mình’ và chính ông đã đến thú nhận với cảnh sát vào ngày 23.3.2004 để xin chịu án để đền tội.

Trong tuần Thánh này, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa nhân từ đánh động tâm hồn chúng ta để mỗi người nhìn nhận tội mình như người ‘Trộm lành’ cũng bị đóng đanh với Chúa, hay như ông Dan Leach, để chúng ta khiêm tốn thú nhận tội lỗi, xin ơn Chúa thứ tha và ‘ăn năn trở về’ để ‘sống lại’ với Chúa và rao giảng Tin Mừng Tình Thương cứu độ cho mọi người.

Xin Chúa Giêsu Phục Sinh ban phúc lành cho mọi người chúng ta.
 
Lm. Anphong Trần Ðức Phương
 


Tuần Thánh là gì?

Tuần Thánh là bảy ngày cuối cùng của Mùa Chay. Tuần Thánh bắt đầu với Chúa Nhật Lễ Lá và kết thúc với Chúa Nhật Phục sinh.

 Tại sao Tuần Thánh là tuần quan trọng?
Đối với Giáo hội Công giáo, đó là một tuần quan trọng kể từ khi kỷ niệm Cuộc Khổ nạn, Tử nạn và Phục sinh của Đức Kitô.

 
Ý nghĩa của mỗi ngày là gì?
Vào Chúa Nhật Lễ Lá, Chúa Giêsu đến Jerusalem được ghi nhớ. Người Công giáo có thể tham gia vào đám rước với cành ô liu hoặc cành cọ.

 Một số cành được Đức Thánh Cha Phanxicô mang theo tại Vatican đến từ Elche, một thành phố ở miền nam Tây Ban Nha.

 Từ Thứ Hai đến Thứ Tư Tuần Thánh không có sự kiện đặc biệt.

 Thứ Năm Tuần Thánh kỷ niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu, trong đó Ngài thiết lập những Bí tích Thánh Thể và truyền chức thánh. Trong thánh lễ được cử hành vào ngày này, linh mục thực hành nghi thức rửa chân.

 Thánh lễ không được cử hành vào Thứ Sáu Tuần Thánh hay Thứ Bảy Tuần Thánh, vì đây là những ngày để tang cho cái chết của Đức Kitô.
 Vào Thứ Bảy Tuần Thánh, nhà thờ thực sự đóng cửa, cho đến tối hôm đó, khi Đêm Vọng Phục Sinh được cử hành. Thông thường là những người tân tòng được rửa tội vào đức tin Công giáo trong đêm này.

 Cuối cùng, sự Phục sinh của Đức Kitô được tưởng nhớ vào Chúa Nhật Phục sinh và được cử hành trong Thánh lễ sáng hôm đó.
 

Người Công giáo bắt đầu cử hành nghi thức Tuần Thánh từ khi nào?

Tuần Thánh đã được cử hành kể từ khi bắt đầu Kitô giáo. Theo một số tài liệu có niên đại từ thế kỷ thứ IV, Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô đã được tưởng niệm ở Ai Cập, Palestine và phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia. Có khả năng những nghi thức kỷ niệm này đã được tổ chức một vài năm trước. Phong tục này đến Âu châu vào thế kỷ thứ năm.

Thật đáng tiếc, nhiều người công giáo đang gạt bỏ truyền thống này...

Có thể chúng ta không nhận ra rằng mình đã nhận được biết bao ân lộc từ Thiên Chúa khi có các linh mục bên cạnh mình. Vì vậy, chúng ta thường không để ý đến giá trị của phép lành mà các ngài có thể đem đến cho chúng ta, và chúng ta đang gạt bỏ truyền thống xin chúc lành này.

Thánh Gioan Maria Vianney, được giáo hội tuyên phong làm quan thầy của các linh mục đã nói rằng: “Nếu tôi gặp một linh mục và một thiên thần, tôi sẽ chào linh mục trước khi chào thiên thần. Thiên thần là bạn của Thiên Chúa, nhưng linh mục là người chiếm giữ vị trí của Chúa”.

Thay mặt Chúa Kitô [In persona Christi]

Khi được thụ phong, các linh mục hành động thay mặt Chúa Kitô, nghĩa là, đối với chúng ta các linh mục là người đại diện chính Chúa Kitô. Vì thế, thánh Gioan M. Vianney đã nói rằng linh mục là người “chiếm giữ” vị trí của Thiên Chúa, cho nên ngài xứng đáng được chào đón trước, trước cả thiên thần. Thêm nữa, vị linh mục đã nhận nơi Thiên Chúa quyền mang Chúa Kitô đến cho chúng ta, một chức năng mà ngay cả các thiên thần cũng không thể làm được.

Thật thế, trong nghi thức truyền chức linh mục có hai thời điểm quan trọng: việc đặt tay của giám mục và xức dầu trên tay của linh mục. Khi nhận dầu vào lòng bàn tay, vị linh mục đảm nhận 4 chiều kích quan trọng: đón tiếp, chúc lành, dâng lễ và thánh hiến.

Chiều kích thứ hai là chiều kích chúng ta đề cập hôm nay. Khi chúng ta xin phép lành của linh mục, cử chỉ đó muốn nói lên rằng chúng ta muốn tham dự vào việc xức dầu mà ngài đã lãnh nhận; chúng ta muốn trở thành một phần của phép lành này. Có một số người, thậm chí còn có thói quen hôn tay của các linh mục, bởi vì chính các ngài là người mang Chúa Kitô đến cho chúng ta, các ngài là công cụ của ơn sủng của Thiên Chúa dành cho các tín hữu.

 
TUẦN THÁNH.
1. Tuần Thánh là gì?
Chúng ta đã bước vào Tuần Thánh với sự khởi đầu là Chúa nhật Lễ Lá. Có thể nói: Tuần Thánh là “tuần vĩ đại”, không phải vì nó có nhiều ngày hơn các tuần lễ khác, hay vì những ngày trong tuần gồm nhiều giờ hơn; nhưng là vì sự cao cả và thánh thiện của các mầu nhiệm mà ta cử hành trong những ngày đó. Đó là nhận định của Thánh Gioan Kim khẩu.

Vì thế, mỗi ngày trong Tuần Thánh đều được gọi là thánh: Thứ Hai thánh, Thứ Ba thánh, Thứ Tư Thánh dẫn đến Tam Nhật Vượt Qua, Thứ Năm Thánh, Thứ Sáu Thánh, Thứ Bảy Thánh, rồi Chúa Nhật Phục Sinh, là Lễ Trọng nhất của Kitô giáo.

 
2. Tam Nhật Vượt Qua
Thời gian này có ba sắc thái Phụng Vụ quan trọng, được Giáo Hội cử hành để diễn tả những ngày cuối cùng trên trần gian của Chúa Giêsu:

a) THỨ NĂM THÁNH : khai mạc Tam Nhật Vượt Qua. Cuộc Vượt qua của Chúa bắt đầu với Thánh Lễ chiều Thứ Năm Thánh, được cử hành để tưởng niệm Bữa Tiệc Ly, trong đó Chúa Giêsu đã rửa chân cho các tông đồ và thiết lập Bí Tích Thánh Thể. Người ta đọc trình thuật Lễ Vượt Qua của người Do Thái với chiên vượt qua (Xh 12,1-14), rồi bản văn của Thánh Phaolô về bữa ăn của Chúa (1Cr 11,23-26) và Tin Mừng về việc rửa chân (Ga 13,1-15). Sau bài đọc Tin Mừng, vị chủ tế thường rửa chân cho một số tín hữu trước bàn thờ. Sau Thánh Lễ, Thánh Thể được kiệu rước long trọng đến một nơi mà ta gọi là “bàn thờ phụ”. Tại đây, người ta có thể chiêm ngắm và suy niệm cảnh hấp hối của Chúa Giêsu trong Vườn Cây dầu và đáp lại lời mời gọi của Chúa: “Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện”.

b) THỨ SÁU THÁNH: Giáo Hội cử hành cuộc thương khó và cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá. Đi chặng đàng Thánh giá và Nghi thức suy tôn Thánh giá tưởng niệm cuộc thương khó được tổ chức vào sau trưa, khoảng 3 giờ.

c) THỨ BẢY THÁNH: là một ngày thinh lặng và mong đợi. Người ta không cử hành bí tích rửa tội hay hôn phối trong ngày này. Cử hành việc sống lại của Chúa thường bắt đầu từ chiều Thứ Bảy Thánh với Lễ Vọng Phục Sinh. Trong Lễ Vọng Phục Sinh, ta tưởng niệm “đêm chuyển dịch sự chết của Đức Giêsu đến sự sống”. Ta nghe nhiều bài đọc Thánh Kinh Cựu ước để thấy Thiên Chúa đã tuyển chọn một Dân riêng để chuẩn bị cho Đấng cứu thế đến. 
Đặc biệt trong đêm Vọng Phục Sinh, Lửa được đốt lên và làm phép, tượng trưng cho sự chiến thắng của ánh sáng trên bóng tối. Các tín hữu dùng nến lấy lửa từ cây nến Phục Sinh mới. Nghi thức này tượng trưng đức tin của người tín hữu phát xuất từ Chúa Kitô Phục Sinh, phải được tỏa sáng rạng rỡ trong hành trình cuộc sống của mỗi người.

Kính chúc quý cha, quý thầy, quý soeur và mọi người tuần thánh thật sốt sắng, dồi dào ơn thánh Chúa.
 
Tại sao nhiều người không xin các linh mục chúc lành?

Cha Camilo Júnior, một nhà truyền giáo thuộc dòng Chúa Cứu Thế và là thành viên của ủy ban giới trẻ của Đền thờ Quốc gia cảnh báo rằng, việc không xin linh mục chúc lành phản ảnh một thực tế đó là nhiều người sẽ không còn xin cha mẹ mình chúc lành nữa.

“Xin chúc lành là một thói quen được cha mẹ dạy dỗ, vừa cho chính mình và cho gia đình của mình và cho các linh mục. Luôn luôn có những bà mẹ nói với con cái của mình “con hãy xin linh mục chúc lành”, và đứa bé đưa tay ra. Người nào không xin phúc lành nơi cha mẹ thì người đó sẽ ít bận tâm đến việc hỏi thăm cha mẹ mình”.

Do đó, đừng gạt bỏ việc xin các linh mục chúc lành và tham dự vào việc xức dầu do Thiên Chúa tặng ban. Và đừng quên cầu nguyện cho cha xứ của các bạn và các linh mục mà các bạn quen biết. Các linh mục là công cụ của Thiên Chúa giữa chúng ta, là sự phong phú mà Giáo hội ban cho chúng ta. Họ cần lời nguyện của chúng ta, và đó là cách mà chúng ta bày tỏ tấm lòng biết ơn vì các linh mục đã cống hiến cuộc đời mình cho dân Thiên Chúa, cho chúng ta.


Theo: G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ (20/3/2022)
Nguồn: 
Aleteia

 


Hiệp hành trên 14 chặng đàng Thánh Giá

Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ

NIHIL OBSTAT:

Lm. Phaolô Nguyễn Thành Sang, Thư ký Ủy ban Giáo lý Đức Tin

IMPRIMATUR:

ĐGM Gioan Đỗ Văn Ngân, Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức Tin

Dẫn nhập

Kính thưa cộng đoàn,

Tuần Thánh năm 2022 này thật đặc biệt nếu chúng ta để ý đến những chương trình mục vụ của Giáo hội, khi các vị chủ chăn mời gọi chúng ta hướng đến một Hội thánh hiệp hành. “Hiệp hành” nghĩa là “cùng nhau cất bước hành trình”[1], đi trên con đường mà nơi đó chúng ta sống ba chiều kích: Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ. Trên con đường này, dĩ nhiên chúng ta không đơn độc, nhưng luôn có Thiên Chúa hướng dẫn và cùng bước đi với Giáo hội, với mỗi người chúng ta.

Hòa với tâm tình đó, trong Tuần Thánh này, Chúa Giêsu cũng đang mời gọi chúng ta bước với Người trên con đường thập giá để tiến vào vinh quang. Nơi đây, chúng ta cùng nhau đi qua những chặng đường với rất nhiều tâm tình của người có chung tâm tình với Chúa Giêsu. Chúng ta không muốn chỉ là những khán giả đứng ngoài nhìn Chúa Giêsu, nhưng muốn đi cùng với Người, xin ơn nên đồng hình đồng dạng với Người (Rm 8,29). Được như thế, con đường hiệp hành này sẽ “giúp cho toàn thể dân Chúa cùng nhau tiến bước, lắng nghe Chúa Thánh Thần và Lời Chúa, tham gia vào sứ mạng của Giáo hội trong sự hiệp thông mà Đức Kitô thiết lập giữa chúng ta.”
 

 Chặng thứ nhất: Chúa Giêsu bị kết án

Trích Phúc Âm theo thánh Gioan:

“Ông Phi-la-tô nói với người Do-thái: “Ðây là vua các người!” Họ liền la lớn: “Ðem đi! Ðem đi! Ðóng đinh nó vào thập giá!” (Ga 19,14–15)

– Suy ngắm:

Trong khi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu nhiều lần nói về con đường thập giá, rằng chính Người phải bước vào con đường này. Hôm nay, sau lời tuyên án của tổng trấn Phi-la-tô, Chúa của chúng ta không chỉ nhận bản án cay nghiệt, mà thật sự đã bước vào con đường thương khó. Phía trước là một chặng đường nhiều đau khổ và cái chết cũng đang chờ đón Người. Vì tình yêu nhân loại, vì sự vâng phục thánh ý Cha, Chúa Giêsu chấp nhận bản án để cùng bước đi với những con người đang chịu đau khổ. Đây là con đường đau thương, nhưng mang lại ơn cứu độ cho con người.

Sở dĩ Giáo hội nhấn mạnh đến việc con người cần đi cùng với nhau là vì “con đường hiệp hành này chính là con đường Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba.”[2] Thế giới đang gồng mình trước những thách đố của thời đại. Người ta chỉ có thể giải quyết những thách đố này khi đi cùng với Chúa và với nhau. “Chúng ta là một cộng đồng thế giới đang chèo chống trên cùng một con thuyền, ở đó điều gây tổn hại cho người này cũng gây tổn hại cho người khác. Phải nhớ rằng nếu có ai được cứu, thì tất cả cùng được cứu.” (Fratelli tutti, 32). Mỗi người chúng ta cùng xin với Chúa Giêsu cho mình bước đi cùng với Người. Khi đó, trên con đường thập giá này, chúng ta sẽ đỡ mệt hơn nhiều, có thêm sức mạnh và hy vọng để tiếp tục tiến bước.

– Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, trước mỗi một hành trình, Chúa đều mời chúng con hăng hái tham gia. Phía trước hứa hẹn nhiều điều bất ngờ và thú vị, bởi “những điều lạ lùng mà Chúa Thánh Thần chắc chắn sẽ chuẩn bị cho chúng con trên suốt hành trình.” Chúng con sẽ không thể đến đích nếu chỉ đi một mình. Chúng con sẽ thất bại nếu không đi cùng với Chúa. Chúng con nhớ rằng “Đấng Tạo Hoá không bỏ mặc chúng con. Người không bao giờ bỏ dở kế hoạch yêu thương của Người. Người không hối tiếc vì đã tạo dựng nên chúng con. Tạ ơn Chúa vì mỗi người chúng con vẫn có khả năng hiệp hành: hiệp thông, tham gia vào những sứ vụ.” (LS, 13). Amen.


Chặng thứ hai: Chúa Giêsu Vác Thánh Giá

– Trích Phúc Âm theo thánh Luca:

“Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy bỏ mình đi, vác thập giá mình hằng ngày và theo Thầy.” (Lc 9,23)

– Suy ngắm:

Chúa Giêsu đã từ bỏ ý riêng để thực thi thánh ý Chúa Cha. Lúc này Người tiến đến nhận lấy cây thập giá sần sùi nặng gánh. Trong suốt cả cuộc đời mình, Chúa Giêsu vẫn luôn gắn liền với cây thập giá. Nếu chúng ta muốn đi cùng với Chúa thì chúng ta không thể chối từ thập giá nhưng phải cùng nhau vác thập giá. Có thể nói thập giá là biểu tượng nối kết tất cả chúng ta trên con đường hiệp hành này. Thanh dọc nối kết chúng ta với trời cao, với Thiên Chúa, và thanh ngang nối kết chúng ta với anh chị em mình.

Ước sao mỗi người “cảm thấy mình cũng liên quan đến sự thay đổi của Giáo hội và xã hội. Việc thay đổi này đòi hỏi sự hoán cải mang tính cá nhân và cộng đồng, giúp chúng ta nhìn xem mọi sự như Chúa nhìn”[3]. Như thế trong lúc cầu nguyện, gặp gỡ, chuyện trò và bàn thảo về con đường hiệp hành này, chúng ta cần để tâm đến việc làm sao cho ý Chúa lướt thắng ý riêng của mình, làm sao để mình tiến đến gần thập giá của Chúa Giêsu, làm sao để Thiên Chúa dẫn dắt mình dưới ngọn cờ thập giá. Chúa vác thập giá đang nhìn chúng ta lúc này, mong sao chúng ta cũng thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa, chúng con muốn theo Ngài lúc này”.

– Cầu Nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, Ngài đã vác thập giá để nêu gương cho nhân loại đang chịu đựng nhiều đau khổ, bất công. Xin giúp cho mỗi người dám can đảm đón nhận thập giá của đời mình, dám cùng nhau vác thập giá, cùng nhau “tìm hiểu tường tận các dấu chỉ của thời đại và giải thích những dấu chỉ ấy dưới ánh sáng Tin Mừng.” (GS, 4). Khi đó, thập giá sẽ là con đường giúp chúng con tiến về quê trời. Xin đừng để chúng con xa lìa thập giá Chúa, đừng để chúng con yêu chuộng những thoải mái của thế gian[4]. Chúng con nguyện vác thập giá cùng với Chúa và với nhau, bởi chính Người đã chọn thập giá để gánh tội thế gian và chịu những đau khổ của chúng con[5]. Amen.


Chặng thứ ba: Chúa Giêsu ngã lần thứ nhất

– Trích sách Ngôn Sứ Isaia:

 “Sự thật, chính Người đã mang lấy những đau khổ của chúng ta, đã gánh chịu những đau đớn của chúng ta.” (Is 53,4)

– Suy ngắm:

Có lẽ lúc thuở nhỏ hoặc trên hành trình thi hành sứ vụ, Chúa Giêsu đã nhiều lần té ngã. Nhưng lần ngã thứ nhất trên đường thương khó này hoàn toàn khác. Dưới sức nặng của thập giá, đòn roi của quân lính, thời tiết khắc nghiệt và đám đông lớn tiếng nhục mạ, Chúa của chúng ta đã ngã nhoài. Lúc này đây, hẳn là ai cũng cảm nhận được nỗi cơ cực của Chúa chúng ta. Một tay Chúa Giêsu chống xuống đất, tay kia vẫn ghì chặt lấy cây thập giá. Người hiểu rằng cần phải đứng lên để đi tiếp.

Cả nhân loại đã và đang vấp ngã dưới sức tàn phá của đại dịch Covid. Hơn hai năm qua, đại dịch đã phơi bày rõ: các xung đột địa phương và quốc tế, biến đổi khí hậu, việc di cư, các hình thức bất công, phân biệt chủng tộc, bạo lực, và gia tăng bất bình đẳng trên toàn nhân loại. Trong Giáo hội thì có nạn lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền lực do một số giáo sĩ và tu sĩ gây ra[6]. Đây thực sự là sức nặng của thập giá đã làm chúng ta vấp ngã ê chề. Tuy vậy, lúc này Chúa Giêsu không hề muốn chúng ta bỏ cuộc. Với ơn Chúa, chúng ta cần cùng nhau đứng lên, cùng nhau thẳng thắn nhìn nhận và bàn cách giải quyết vấn đề. Chúng ta ý thức rằng chỉ có thể vượt qua được cơn khủng hoảng này và vươn đến thành công nếu biết nắm tay đi cùng nhau.

– Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, chúng con không muốn vấp ngã, không muốn thất bại. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn khác. Nơi mỗi người, mỗi cộng đoàn, toàn Giáo hội và cả thế giới đều có sức nặng của thập giá khiến chúng con thất bại. Xin Chúa thêm sức để chúng con cùng đứng lên. Có như thế, chúng con mới có thể dìu nhau đi trên con đường của hiệp thông chia sẻ, cùng nhau tham gia dựng xây Nước Chúa trong những sứ vụ mà Chúa trao phó cho chúng con. Amen.


Chặng thứ tư: Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ

– Trích Phúc Âm theo thánh Luca

 “Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà, để những tâm tư của nhiều người được tỏ lộ.” (Lc 2,35)

– Suy ngắm:

Suốt cuộc đời trên dương thế của Chúa Giêsu lúc nào cũng có Đức Mẹ dõi theo. Mẹ vui với niềm vui của Con, Mẹ xót xa với những đau khổ của Con. Lúc này đây trái tim Mẹ hệt như ngàn mũi giáo đâm thâu. Trên hành trình thập giá có cuộc gặp gỡ của hai con người đang chịu nhiều đau khổ. Những giọt máu đào cũng không ngừng tuôn chảy từ các vết thương trên khắp thân mình Chúa Giêsu. Tuy vậy, lần gặp gỡ với Đức Mẹ đã cho Chúa Giêsu thêm sức mạnh để bước tiếp. Nhờ gặp Chúa Giêsu mà Đức Mẹ thêm niềm phó thác cậy trông vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Để rồi từ đó, Mẹ có thể can đảm bước đi cùng với con của mình đến cuối hành trình thập giá.

Đã từ lâu, Giáo hội ý thức vai trò của Đức Mẹ như là Mẹ của Giáo hội[7]. Là một người Mẹ, Đức Maria không ngừng bước đi cùng Giáo Hội và hướng dẫn con cái mình bước đi cùng nhau. Mỗi người đều có một ơn gọi và nhiệm vụ riêng làm cho đời sống Giáo hội thêm phong phú. Mẹ chỉ dẫn cho mỗi thành phần dân Chúa luôn trung thành với con của Mẹ là Chúa Giêsu. Nhờ Mẹ mà Giáo hội đã vượt qua biết bao sóng gió của thời đại. Cùng bước bên nhau trên chặng đường thánh giá này, chúng ta hãy chiêm ngắm Đức Mẹ như là mẫu gương của người luôn cùng bước với Chúa Giêsu chịu đau khổ. Nhờ trung thành bước theo Chúa Giêsu trên mọi nẻo đường, chính Đức Mẹ cũng được hưởng niềm vui phục sinh với con của Mẹ. Cùng với Mẹ, chúng ta hạnh phúc vì được quy tụ trong tình yêu hiệp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

– Cùng với cả Giáo hội đang chuẩn bị cho thượng hội đồng lần này, chúng ta hãy cầu nguyện[8]:

Lạy Mẹ Maria là Nữ vương các Tông đồ và là Mẹ Hội thánh, xin Mẹ cầu thay nguyện giúp cho chúng con biết cùng nhau cất bước hành trình trên con đường Thiên Chúa mời gọi chúng con. Trên hành trình nhiều chông gai này, xin Mẹ luôn ở bên từng người chúng con. Chúng con cần sự chăm sóc và chuyển cầu của Mẹ. Được như thế, chúng con mới có khả năng xây dựng sự hiệp thông với nhau và thực hiện sứ vụ của chúng con trong thế giới này. Lúc này bên Mẹ và Chúa Giêsu, chúng con hiệp lời với Mẹ để cùng thưa lên: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1,38). Amen.



Chặng thứ năm: Chúa Giêsu được ông Simon giúp đỡ

– Trích Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Galata:

 “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô.” (Gal 6,2)

– Suy ngắm:

Trên đường đi làm về, ông Simon thấy đoàn người nháo nhác phía trước. Ông lân la đến gần, xem chuyện gì đang diễn ra. Ông thấy Chúa Giêsu đang bị điệu đi đến nơi hành quyết. Lúc này vì Chúa Giêsu dường như chẳng còn sức để vác cây thập giá nên quân lính bắt ông Simon đến giúp Chúa Giêsu. Vác thập giá là nỗi ô nhục đối với dân chúng thời bấy giờ. Dẫu sao ông Simon đã cùng với Chúa Giêsu vác thập giá đến cuối con đường. Trời đã ngả về chiều. Đoàn người la hét, xô đẩy và hối thúc lên đường. Hai con người với cây thập giá đang từ từ tiến lên đồi Canvê. Chúa Giêsu và ông Simon bước đi cùng nhau. Họ đã hiệp hành vào buổi chiều hôm đó. Lúc này và ở đây, chúng ta cũng được mời gọi trở nên như ông Simon:

Để hiệp thông: Nghĩa là chúng ta cần liên kết với nhau, cùng lắng nghe Lời Chúa, qua Truyền thống sống động của Hội thánh, và cùng được bén rễ sâu vào cảm thức đức tin. Trên hành trình này, tất cả chúng ta đều có vai trò quan trọng trong việc phân định và thực hiện lời kêu gọi mà Thiên Chúa dành cho Dân Người.

Để tham gia: Nghĩa là tất cả các tín hữu đều có đủ tư cách và được kêu gọi để phục vụ lẫn nhau qua các ân ban mà mỗi người đã nhận được từ Chúa Thánh Thần. Chúng ta là cộng đoàn hiệp nhất.

Để thi hành sứ mạng: Nghĩa là chúng ta dám làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa giữa toàn thể gia đình nhân loại.

– Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, hẳn là Ngài cảm thấy nhẹ nhàng hơn một chút khi có người cùng vác đỡ thập giá với mình. Sức nặng của thập giá đúng là nhẹ đi rất nhiều nếu chúng con cùng vác với nhau. Tạ ơn Chúa vì Giáo hội mời gọi hết thảy chúng con bước vào con đường hiệp hành này, để không ai bị loại trừ. Xin cho chúng con lòng can đảm, xả thân và hứng khởi tham gia hành trình này. Amen.



 Chặng thứ sáu: Chúa Giêsu gặp bà Vêrônica

– Trích Phúc Âm theo thánh Máthêu:

“Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25,40)

– Suy ngắm:

Trong hành trình sứ vụ Chúa Giêsu đã gặp rất nhiều người. Nhưng trong buổi chiều hôm nay, Người gặp một người rất đặc biệt, đó là bà Vêrônica. Đặc biệt là bởi vì chính Vêrônica đã can đảm đến gần Chúa Giêsu để đưa cho Người chút nước và lấy khăn lau mặt cho Người. Hành động nhỏ với tình yêu thật lớn của bà đã giúp Chúa Giêsu đỡ mệt trong chốc lát. Thực ra Vêrônica không chỉ là một con người cụ thể, nhưng còn là hình ảnh của bất kỳ ai trong chúng ta. Tên Vêrônica có nghĩa là “chân dung đích thực phản ảnh gương mặt Thầy Giêsu.”[9] Lúc này và ở đây, chúng ta cũng có thể trở nên những Vêrônica hiệp hành với Chúa Giêsu.

 Với ý hướng trên, chúng ta thấy hiệp hành là lối sống của Hội thánh. Thật là thiếu sót nếu chúng ta chỉ phân tích và tìm hiểu sự đau khổ của Chúa Giêsu mà không dấn thân chia sẻ với Người như bà Vêrônica. Trong tâm tình này, Đức Thánh cha Phanxicô nhắn với mỗi người: “Lời Chúa hướng dẫn Thượng Hội đồng, ngăn không cho nó trở thành một hội nghị của Hội thánh, một cuộc nghiên cứu học hỏi hay một hội nghị chính trị, một quốc hội, nhưng đúng hơn là một sự kiện đầy ân sủng, một tiến trình chữa lành được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần”[10].

– Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, chúng con tạ ơn Chúa đã cho mỗi người chúng con họa lại khuôn mặt của Người trong nhiều cách thức khác nhau. Mỗi người chúng con nhận được đặc sủng rất riêng từ Ngài. Như thế để có sự hiệp thông, xin Chúa giúp chúng con hai điều này: một là tôn trọng sự khác biệt và hai là duy trì hợp nhất. Được như thế, Giáo hội mới giới thiệu dung nhan thực sự của Chúa cho người khác trên con đường lữ hành này. Amen.



 Chặng thứ bảy: Chúa Giêsu ngã lần thứ hai

– Trích Phúc Âm theo thánh Máttheu:

“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11,28)

– Suy ngắm:

Khi đoạn đường càng ngắn lại cũng là lúc sức lực Chúa Giêsu cạn dần. Bởi đó, đi được một đoạn rồi Chúa lại ngã xuống đất lần thứ hai. Chúa mất thăng bằng bởi khúc gỗ chông chênh đè nặng vai. Chúa ngã nhào xuống đất, lần này đau hơn lần trước. Đoàn người nhìn xuống Chúa, Chúa nhìn lên và với tay vịn vào cây thập giá, quyết tâm không bỏ cuộc. Dù còn chút sức lực sau cùng, Chúa vẫn phải đứng lên đi tiếp. Là chỗ vững chắc cho con người nghỉ ngơi, bồi dưỡng, chính Chúa Giêsu đã cúi xuống tận nỗi đau của con người, để đưa con người về với Thiên Chúa.

Lúc này và ở đây, Chúa Giêsu chịu vấp ngã đã đứng lên để củng cố tinh thần cho mỗi người chúng ta. Chúa Giêsu cũng muốn chúng ta không bỏ cuộc. Cũng như với Chúa Giêsu, niềm vui phục sinh đang chờ đợi chúng ta phía trước. Dù cuộc sống xô đẩy chúng ta vấp ngã nhiều lần, chúng ta vẫn luôn ước mơ và “dành thời gian sống tương lai” với quan điểm mới mẻ, với tinh thần cởi mở, lắng nghe, hiểu biết về việc “cùng nhau cất bước hành trình”, và cùng nhau đón lấy trách nhiệm[11].

–Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, chúng con tin rằng Hội thánh hiệp hành chính là Hội thánh lên đường đến tận cùng thế giới để loan báo Tin Mừng. Chính Chúa ngay cả khi té ngã lần này, Chúa vẫn đứng lên để đi tiếp. Xin giúp chúng con can đảm cùng nhau bước đi trong mọi hoàn cảnh của phận người. Với Chúa và trong Chúa, chúng con tiếp tục chia sẻ “vui mừng và hy vọng, u sầu và lo âu của con người ngày nay.”[12] Amen.



 Chặng thứ tám: Chúa Giêsu gặp các phụ nữ ở Giêrusalem

– Trích Phúc Âm theo thánh Luca:

“Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc, thì khóc cho phận mình và cho con cháu.” (Lc 23,28)

– Suy ngắm:

Mỗi khi có ai vác thập giá lên đồi Canvê để chịu đóng đinh, người ta thường thấy nhóm phụ nữ tốt lành đi cùng để giúp đỡ phạm nhân. Hôm nay, họ cũng đến gặp Chúa Giêsu. Họ khóc thương cho Chúa Giêsu, vì họ biết Người vô tội. Hơn nữa, họ cũng đã nghe đến những công việc tốt đẹp mà Chúa Giêsu đã làm cho dân chúng khắp nơi. Lúc này họ thực sự muốn an ủi nâng đỡ Chúa Giêsu trong cảnh khốn cùng này. Họ khóc thương cho Người. Trong những ánh mắt còn ngấn lệ, họ lại được Chúa Giêsu an ủi và động viên. Chạnh lòng thương là điều không bao giờ thiếu nơi Chúa Giêsu.

Hôm nay cũng thế, Chúa Giêsu vác thập giá đang gặp từng người chúng ta. Người muốn chúng ta hiệp hành với Người, nghĩa là chúng ta sẽ cùng với Người làm ba việc[13]:

  1. Gặp gỡ trực tiếp: Mọi thứ sẽ thay đổi khi chúng ta có thể gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau cách chân thành, không hình thức giả tạo, không tính toán, nhưng bằng con người thật của chúng ta.
  2. Lắng nghe: Chúng ta cần lắng nghe Chúa và lắng nghe nhau, đừng đóng cửa tâm hồn mình.
  3. Phân định: Nghĩa là chúng ta cùng nhau cầu nguyện để lắng nghe tiếng Chúa.

Với ba việc làm này, con đường hiệp hành phía trước sẽ dẫn chúng ta đến ngọn đồi Canvê; nơi đó sẽ dẫn đưa chúng ta đến mầu nhiệm phục sinh.

– Cầu Nguyện:

Đã nhiều lần chúng con quên mất văn hóa gặp gỡ. Lạy Chúa Giêsu, xin nối kết chúng con trong tình người, tình bạn và tình yêu với nhau. Đã nhiều lần chúng con chẳng đủ kiên nhẫn để lắng nghe nhau. Cũng đã nhiều lần chúng con phớt lời tiếng Chúa nói trong sâu thẳm tâm hồn mình. Lạy Chúa của chúng con, lúc này xin mở đôi tai và quả tim của chúng con để chúng con biết lắng nghe điều hay lẽ phải. Đã không ít lần chúng con quyết định mà quên hỏi ý Chúa. Lạy Chúa, lúc này xin dạy chúng con phân định, nghĩa là “hỏi xem Chúa đang mời gọi chúng con làm gì? Chúa đang làm gì ở trong bối cảnh cụ thể này, trong cộng đoàn chúng con?” Lạy Chúa Giêsu xin hướng dẫn chúng con. (x. Dt 1,1-2). Amen.



Chặng thứ chín: Chúa Giêsu ngã lần thứ ba

– Trích sách Ngôn sứ Isaia:

“Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt”. (Is 53,7)

–Suy ngắm:

Trên con đường thương khó và với lần té ngã này, Chúa đang bước đi cách vững chãi hơn vào dòng lịch sử nhân loại, để đồng hành trong mọi lúc mọi nơi với nhân loại đang chịu nhiều khổ đau[14]. Thương tích và đau đớn của Người theo đó mà tăng lên. Lời tiên tri Isaia mô tả ngày xưa về người tôi tớ đau khổ, nay được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu “trong hình hài đầy thương tích”. Người đã ngã vì chúng ta, vì tội lỗi của nhân loại.

Tuy Giáo hội thánh thiện, nhưng tiếc rằng nhiều người trong Hội thánh sống trong tội lỗi. Mỗi người chúng ta đều là những tội nhân. Thế giới cũng đang chịu nhiều hậu quả của biết bao lầm lạc từ phía con người. Đã đến lúc chúng ta phải ngồi lại, để cùng với Chúa và với nhau thực hiện cuộc hoán cải và bàn thảo để cùng tiến lên phía trước. Do đó “trong Hội thánh, không ai được thụ động hay dửng dưng; không ai là độc quyền; không ai bị loại trừ; không ai được coi thường vai trò của người khác, dù đó là một chi thể bé mọn nhất.”[15] Khi đó, con thuyền Hội thánh sẽ cưu mang mọi người, và mỗi người đều có bổn phận và trách nhiệm chèo lái con thuyền này đến hạnh phúc quê trời.

–Lúc này cùng với Giáo hội, chúng ta cùng Cầu nguyện:

Lạy Cha trên trời, xin ánh sáng của Cha hướng dẫn Giáo hội chúng con bước đi với tất cả các Kitô hữu và toàn nhân loại trong tiến trình hiệp hành này. Xin dẫn chúng con đến gần hơn với Con của Cha để chúng con có thể gần nhau hơn, nhờ đó chúng con trở thành dấu chỉ của sự hiệp nhất, là điều Cha mong ước cho Giáo hội của Cha và toàn thể thụ tạo. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con[16]. Amen.



Chặng thứ mười: Chúa Giêsu bị lột áo

– Trích Phúc Âm theo thánh Máttheu:

“Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ. Rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng: Vạn tuế Ðức Vua dân Do Thái!” (Mt 27,28–29)

– Suy ngắm:

Trên thánh giá, Chúa chúng ta lúc này sức tàn lực kiệt. Dưới thập giá, nhiều người còn chế giễu thách thức Người. Lúc này đây, chúng ta ngước nhìn lên Chúa với tâm tình thờ lạy và đồng cảm. Nhưng quan trọng hơn, Chúa muốn chúng ta hãy mặc lấy tâm tình của Chúa trên cây thập giá. Chúa dạy chúng ta thương xót như Chúa xót thương, cầu nguyện cho cả những kẻ ngược đãi mình. Chúa muốn chúng ta chạnh lòng thương những người anh chị em đang đau khổ. Chúa Giêsu đã làm gương cho mỗi người chúng ta về thái độ yêu thương cho đến tận cùng. Tình yêu thương tha thứ sẽ dẫn chúng ta đến chiến thắng huy hoàng.

Đã đến lúc Giáo hội mời gọi các mục tử “hoán cải mục vụ”[17] để nhiệt tình dấn thân cho sứ vụ, chứ không đứng ngoài cuộc. Trong hành trình này, Giáo hội cũng mong các thành phần dân Chúa hãy có cùng cảm thức với Giáo hội, nghĩa là cùng tham gia và dựng xây một Giáo hội không loại trừ ai. Bởi Giáo hội biết rằng mỗi người “được dựng nên để ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa, và nhờ đó cứu rỗi linh hồn mình.”[18] Như vậy chúng ta có một mục đích chung, vì thế chúng ta hiện diện ở đây và lúc này. Chính Chúa cũng muốn gắn kết các thành phần dân Chúa để chúng ta cất bước lên đường thực thi mục đích ngợi khen, tôn kính và phụng sự Chúa chí tôn.

–Cầu nguyện:

“Lạy Chúa xin hãy dùng con

Như khí cụ bình an của Chúa,

Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù,

Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục,

Ðem an hòa vào nơi tranh chấp,

Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.

Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan,

Chiếu trông cậy vào nơi thất vọng,

Ðể con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm,

Ðem niềm vui đến chốn u sầu.”[19]



Chặng thứ mười một: Chúa Giêsu chịu đóng đinh

– Trích Phúc Âm theo thánh Mátthêu:

“Ðóng đinh Người vào thập giá xong, chúng đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau.” (Mt 27,35)

– Suy ngắm:

Trời mỗi lúc một ngả về chiều. Chúa Giêsu đã đến nơi hành quyết. Người ta đóng đinh Chúa chúng ta vào thập giá. Hai tay giang rộng như ôm cả đất trời, thân thể Chúa Giêsu bị ghim chặt vào thập giá. “Khi bàn tay Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, Người đã đóng đinh cả tội lỗi ta vào thập giá nữa.”[20] Từ đây thập giá sẽ nở hoa cứu độ, nghĩa là cho chúng ta niềm hy vọng lớn lao rằng mỗi người sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi nhờ liên kết với Chúa Giêsu trên thập giá.

Hình ảnh Chúa Giêsu giang rộng đôi tay khuyến khích Giáo hội về tinh thần bao dung rộng mở. Một mặt Giáo hội cần phẩm trật, cần người hướng dẫn; nhưng mặt khác, Thiên Chúa mời gọi người hướng dẫn có tinh thần cởi mở, khích lệ các thành phần dân Chúa tham gia. Hướng dẫn đồng nghĩa với phục vụ, chứ không để được phục vụ. Nơi chặng đường thánh giá này, chúng ta cùng cầu nguyện cho hàng giáo phẩm tránh xa đời sống “giáo sĩ trị” để Giáo hội thực sự mang lối sống hiệp hành. Cũng vậy, chúng ta được khuyến khích đón nhận tất cả mọi người trong cộng đoàn, tôn trọng sự khác biệt và lắng nghe những tiếng nói khác với mình[21].

– Cầu nguyện:

Lạy Chúa là Đấng Sáng tạo, Người yêu thương dựng nên chúng con có chung phẩm giá làm người. Mỗi người là ngôi vị độc nhất và quý báu trước mặt Người. Xin giúp chúng con nhận ra khuôn mặt của anh chị em mình nơi những người chúng con gặp gỡ, dám giang rộng đôi tay đón nhận nhau trong khi chúng con cùng hướng đến lối sống hiệp hành mà Giáo hội và chính Chúa đang mời gọi chúng con. Amen.



Chặng thứ mười hai: Chúa Giêsu chết trên thánh giá

– Trích Phúc Âm theo thánh Gioan:

“Ðức Giêsu biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: “Tôi khát!” Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhắp xong, Ðức Giêsu nói: “Thế là đã hoàn tất!” Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.” (Ga 19,28-30)

– Suy ngắm:

Một trong những lời sau cùng của Chúa nhắn nhủ với chúng ta là: “Tôi khát!” Chúa khát khao cho con người được cứu độ, được đón nhận Tin Mừng và khao khát cho chúng ta trở nên một trong yêu thương (x. Ga 17,11-20). Trên thập giá, Chúa Giêsu còn khát khao cho mỗi người biết xây dựng Hội thánh, biết “sống theo sự thật và trong tình bác ái” (Ep 4,15). Chúa khuyến khích chúng ta hãy nhìn thẳng vào sự thật, vào những vết thương, thậm chí là những căn bệnh đang phá hủy các chi thể của Hội thánh.

Cũng như Chúa không trốn chạy trước cái chết, thì đến lượt chúng ta, hãy để sự thật giải thoát mỗi người, để sự thật đổi mới cộng đoàn Hội thánh. Khi đó, Hội thánh sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều. Ước chi trong mỗi cuộc gặp gỡ, lắng nghe và bàn luận trong con đường hiệp hành này, mỗi người để cho sự thật lên tiếng. Đó là tiếng nói của Thần Khí, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn (Ga 16,13).

–Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, cái chết và những khổ đau luôn thách đố từng người chúng con. Là con người thật, Chúa Giêsu cũng chung chia cái chết với phận người chúng con. Là Thiên Chúa thật, Ngài cho chúng con thấy rằng cái chết đã mở ra một sự sống vĩnh hằng. Xin đoái thương ở lại với chúng con, nhất là những thời khắc của khổ đau và chết chóc. Có Chúa, chúng con tự tin sát cánh bên nhau trên cùng một nẻo đường. Amen.



Chặng thứ mười ba: Chúa Giêsu được hạ xác xuống

–Trích Phúc Âm theo thánh Gioan:

“Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất không chết đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; còn nếu nó chết đi, thì sẽ sinh nhiều bông hạt.” (Ga 12,24)

–Suy ngắm:

Từ trên cao, thi hài Chúa Giêsu được đưa xuống. Nếu như ngày xưa Chúa từ trời cao hạ sinh vào cõi trần với hình hài trẻ thơ, thì hôm nay cũng từ trên cao, thân xác Chúa Giêsu cũng được hạ xuống, nhưng đó là một con người đã chịu chết vì chúng ta. Thân xác Chúa in hằn vết thương loang máu. Đó là cảnh chiều buồn tang tóc thê lương. Từ đây, Mẹ Maria mất con, môn đệ mất Thầy. Tuy nhiên, chúng ta vẫn vững tin như Mẹ Maria vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa sẽ được thực hiện qua hiến tế tình yêu của Chúa Giêsu.

Chiêm ngắm cảnh thi hài Chúa được hạ xuống, chúng ta có thể thấy được tinh thần của Thượng Hội Đồng đang diễn ra. Giáo hội không đưa ra chỉ thị từ trên cao. Vì hiệp hành là hành trình đi cùng nhau, nên hai năm nay Giáo hội hoàn vũ thực sự muốn lắng nghe những gì đang diễn ra tại mỗi Giáo hội địa phương. Nơi đó có sự đa dạng về bối cảnh và văn hóa vốn mang lại những ân huệ khác nhau cho toàn thể Giáo hội, làm phong phú toàn Thân thể Chúa Kitô.

Chúng ta hạnh phúc vì Giáo hội luôn tin tưởng, chờ mong mọi ý kiến và bàn luận của Giáo hội địa phương. Sau đó, Thượng Hội đồng sẽ dựa trên những đúc kết này để tiếp tục vạch ra con đường hiệp hành của Hội thánh. Sự tham gia của các tổ chức và hội đoàn ở cấp giáo phận “rõ ràng là yếu tố nền tảng, để từ đây một Hội thánh hiệp hành có thể bắt đầu xuất hiện.” (EC,7).

–Cầu Nguyện:

Lạy Thiên Chúa toàn năng, tạ ơn Chúa đã ban cho mỗi người chúng con có cơ hội nói lên kinh nghiệm của mình. Chính lúc chúng con chia sẻ cũng là lúc con đường hiệp hành diễn ra; và nhờ đó chúng con tin rằng đời sống của Giáo hội địa phương sẽ thêm phần sinh động. Trong giây phút thánh thiêng này, xin Chúa đón nhận mọi nỗ lực của Giáo phận chúng con và ban muôn phúc lành cho từng người. Amen.



Chặng thứ mười bốn:

Chúa Giêsu được chôn táng trong mộ

– Trích Phúc Âm theo thánh Gioan:

“Nơi Ðức Giêsu bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Do-thái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Ðức Giêsu ở đó.” (Ga 19,41-42).

– Suy ngắm:

Khung cảnh đồi Canvê vắng lặng như tờ. Ai cũng hối hả trở về nhà để kịp chuẩn bị lễ Vượt qua. Lúc này chỉ còn vài người ở lại lo mai táng thi hài Chúa. Chúa đã chết để chúng ta được sống, Chúa bị chôn vùi để chúng ta được trỗi dậy. Chúa chịu mọi thử thách để giải thoát chúng ta khỏi tù đày. Lúc này, thi hài Chúa Giêsu an nghỉ trong nấm mồ, chờ thời khắc phục sinh. Chúng ta hãy chiêm ngắm Đức Mẹ để thêm lòng xác tín vào tương lai phía trước. Mỗi khi gặp cảnh tang thương, chúng ta hãy chạy đến cùng Đức Mẹ. Mẹ sẽ động viên, an ủi và củng cố lòng tin cho chúng ta về lời hứa Phục sinh. Đúng vậy, vào ngày thứ nhất trong tuần, khi Chúa Giêsu mở cửa nấm mồ, Tin Mừng Phục Sinh bắt đầu được loan truyền trên khắp toàn thế giới.

Ước sao trong khi “cùng nhau gieo bước hành trình”, chúng ta luôn đong đầy hy vọng. Dù muôn ngàn khó khăn phía trước, nhưng Thiên Chúa không cho phép chúng ta bỏ cuộc hoặc thoái lui. Như Mẹ Maria, mỗi người, mỗi cộng đoàn và giáo phận phó thác, cậy trông và tin tưởng vào những gì Thượng Hội đồng đang mời gọi chúng ta thực hiện. Đây là con đường đầy thú vị và có sức ảnh hưởng đến mỗi người chúng ta và toàn thế giới. Với Chúa và cùng với Đức Mẹ, chúng ta có quyền mơ về những lần gặp gỡ, bàn thảo và đúc kết với rất nhiều hoa trái thiêng liêng.

– Với Đức Giáo hoàng Phanxicô[22], chúng ta cùng cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu giàu lòng thương xót, chúng con mong muốn bước đi trên con đường hiệp hành trong tinh thần cầu nguyện mà Chúa đã thưa với Chúa Cha cho các môn đệ: “để tất cả nên một” (Ga 17,21). Chúng con được kêu gọi xây dựng tình hiệp nhất, hiệp thông và huynh đệ. Cuộc sống đó chính là hoa trái của việc cảm nhận tình yêu Thiên Chúa dành cho tất cả chúng con. Sau cùng, xin thúc đẩy chúng con dám mở ra cho tiếng nói của Chúa Thánh Thần để hăng say dấn bước lên đường. Amen.

 
Kết thúc

Tạ ơn Thiên Chúa đã cho chúng ta có cơ hội hiệp hành trên 14 chặng đàng thánh giá cùng với Chúa Giêsu và với nhau. Qua những chặng đường này, ước gì mỗi người được thêm yêu mến Chúa Giêsu và Hội thánh của Người hơn. Trong tinh thần đó, chúng ta cùng cầu chúc cho nhau có thật nhiều ơn Chúa để tiến bước hành trình trong niềm hạnh phúc. Nếu cùng nhau theo Chúa Giêsu trong đau khổ, thì chúng ta cũng được ở với Người trong vinh quang. Chính nơi đó, Thiên Chúa cho chúng ta nhiều hy vọng, niềm vui, bình an và sự sống.

Xin Chúa đến giúp chúng ta, ban cho chúng ta ơn bắt đầu và lại bắt đầu. Xin Chúa cho chúng ta ơn biết cậy trông, ngay cả những khi cùng đường tuyệt vọng. Xin Chúa củng cố lòng tin để chúng ta tin chắc rằng thập giá Chúa đã và sẽ luôn mang lại chiến thắng, một chiến thắng huy hoàng nơi cuộc đời chúng ta.


Để kết thúc, chúng ta cùng đọc:

  • một kinh Lạy Cha
  • một kinh Kính Mừng
  • và một kinh Sáng Danh.
  • BAN PHÉP LÀNH

Mùa Chay năm 2022

………………….

[1] Để chuẩn bị cho Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục (synodus) vào tháng 10 năm 2023, Giáo hội nhấn mạnh đến tính hiệp hành. La-tinh là “synodus”. “Syn” có nghĩa là “cùng với nhau” và “hodos” là “con đường”. (x. https://dongten.net/2021/11/20/lam-ban-ve-tu-hiep-hanh/)

[2] Phanxicô, Diễn từ mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập Thượng Hội đồng Giám mục (17.10.2015).

[3] x. Cẩm nang cho Thượng Hội đồng về tính hiệp hành, mục 1.4

[4] x. Chúng ta muốn Đức Kitô hay sự thoải mái của thế gian? (https://www.hdgmvietnam.com)

[5] Youcat 101.

[6] Phanxicô, Thư gởi dân Chúa (20.08.2018), lời ngỏ.

[7] Từ Công đồng Vatican II vào năm 1964, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã chính thức dành cho Đức Maria danh hiệu “Mẹ Giáo hội”. Thực ra từ thế kỷ thứ IV với Thánh Ambrôsiô, thì tước hiệu “Mẹ Giáo hội” không chỉ nói lên mẫu tính thiêng liêng của Đức Mẹ, nhưng đó còn là một đặc tính gắn liền với bản tính của Giáo hội.

[8] X. LỜI CẢM ƠN, trong Cẩm nang cho Thượng Hội đồng về tính hiệp hành.

[9] Cf. Dégert, A. (1912). St. Veronica. In The Catholic Encyclopedia. New York: Robert Appleton Company. Retrieved July 30, 2015 from New Advent: http://www.newadvent.org/cathen/15362a.htm

[10] Đức Thánh cha nói trong thánh lễ khai mạc Thượng Hội đồng tại Rôma ngày 10/10/2021.

[11] x. mục 2.3: Thái độ tham gia Tiến trình hiệp hành.

[12] Hướng đến một Hội thánh hiệp hành: Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ. Tài liệu chuẩn bị số 15.

[13] ĐTGM Giuse Nguyễn Năng, Hiệp hành là lối sống của Hội thánh.

[14] Theo cha Trần Ðức Anh OP.

[15] ĐTGM Giuse Nguyễn Năng, Hiệp hành là lối sống của Hội thánh.

[16] https://www.vaticannews.va/vi/vatican-city/news/2022-01/toa-thanh-cau-nguyen-hiep-nhat-thuong-hoi-dong.html

[17] x. Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, số 25- 27.

[18] Linh thao số 23.

[19] Kinh hòa bình của Thánh Phanxicô Assisi (1182-1226).

[20] x. Youcat 70.

[21] ĐTGM Giuse Nguyễn Năng, Hiệp hành là lối sống của Hội thánh.

[22] https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2021-10/dtc-khai-mac-thuong-hoi-dong-giam-muc-xvi.html


SƯU TẦM
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn