1
13:09 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 258

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 257


Hôm nayHôm nay : 13256

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 317378

Tổng cộngTổng cộng : 27871662

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CÁC ĐỀ TÀI TỔNG HỢP

Vài nét gợi ý để hướng tới một Giáo hội hiệp hành của THĐGMTG

Thứ năm - 27/01/2022 10:17-Đã xem: 660
Sau khi nhận các bản đúc kết của các giáo phận, các Hội Đồng Giám Mục sẽ thu thập các thông tin và làm tổng hợp gởi về Văn phòng Tổng Thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Sau đó những tổng hợp này sẽ là cơ sở cho Tài liệu làm việc I, do Văn phòng Tổng Thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục xuất bản.
Vài nét gợi ý để hướng tới một Giáo hội hiệp hành của THĐGMTG

Vài nét gợi ý để hướng tới một Giáo hội hiệp hành của THĐGMTG

60 CÂU HỎI THƯ CHUNG
VỀ GIÁO HỘI HIỆP HÀNH VÀ LOGO NĂM MỤC VỤ 2024

-----------------------

Ý NGHĨA VĂN TỰ & HÌNH ẢNH

- Ý nghĩa văn tự

Cụm từ “Năm 2024: Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo Hội” là chủ đề được Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM VN) chọn để tiếp tục và phát huy tinh thần hiệp hành trong đời sống địa phương.
 

- Cây sự sống

Từ logo của Synod, cây sự sống là cây to lớn, hùng vĩ, tràn đầy khôn ngoan và ánh sáng, đang vươn lên trời cao. Nó là dấu chỉ của sức sống và niềm hy vọng sâu xa, biểu trưng cho thánh giá Chúa Kitô. Cây này đặt dưới Thánh Thể đang tỏa sáng như mặt trời; các nhánh cây được mở rộng theo chiều ngang như đôi tay hoặc đôi cánh, gợi lên hình ảnh Chúa Thánh Thần.

 

- Hai nhánh Thiên Tuế

Gợi nhớ vinh thắng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam và nói lên sự kế thừa đức tin vững mạnh từ cha ông và tiếp tục phát triển đức tin ấy trong tương lai.

 

- Sách Kinh Thánh

Được mở ra và đặt trước cộng đoàn dân Chúa như lời mời gọi và cổ võ đọc Kinh Thánh. Lời Chúa sẽ thấm nhập và lan tỏa trong cuộc sống của từng người; tạo nên nền tảng cho mối hiệp thông giữa các tín hữu và dẫn lối cho bước đi hiệp hành.

 

- Cộng đoàn dân Chúa

Tám bóng người đại diện cho các thành phần Dân Chúa cùng bước đi trên con đường hiệp hành: Thanh niên nam nữ, cao niên, thiếu nhi, giáo dân, tu sĩ, giám mục cùng hiệp thông trên nẻo đường loan báo Tin Mừng.

 

TYPOGRAPHY & MÀU SẮC

Font Be Vietnam

Màu sắc của logo được sử dụng dựa trên 5 màu chủ đạo mang màu sắc trẻ trung, tươi vui, diễn tả ý nghĩa niềm hy vọng của đoàn dân Chúa.

#F26B21: Sắc Cam của lửa - biểu tượng nguồn ơn Chúa Thánh Thần, của nhiệt huyết, được chọn tô cho hình ảnh cây sự sống, như muốn tập trung nguồn ơn sức mạnh mà đoàn dân Chúa được lãnh nhận.

#216F38: Sắc Xanh Lá mang sức sống tinh thần của đoàn dân Chúa, màu sắc của sự tươi mát và tinh thần sống xanh nhắc nhớ đoàn người trong việc chung tay bảo vệ ngôi nhà chung.

#005691: Sắc Xanh Dương diễn tả sắc xanh của hy vọng, sự mong chờ niềm vui của ơn cứu độ.

#931A3E: Sắc Hồng là ý nghĩa của tấm lòng, sự yêu thương, gắn kết và san sẻ. Đây cũng là đức tính đáng quý của người phụ nữ Việt Nam.

#FFFFFF: Sắc Trắng của con đường diễn tả sự Phục sinh – con đường hướng đoàn người về quê trời trong hân hoan và vững tin vào mầu nhiệm sống lại của Chúa Giêsu.

File giới thiệu logo:


-----------------------------------------------


Thư Chung
Về Giáo Hội Hiệp Hành và 
60 câu hỏi :

I. Thư Chung 2022 của HĐGM VN Về Giáo Hội Hiệp Hành

01. Hỏi:  Đại hội lần thứ XV của HĐGMVN có các giám mục thuộc bao nhiêu giáo phận tham dự?
  - Thưa: 27 giáo phận.

02. Hỏi:  Chủ đề Thư chung của HĐGMVN tháng 10 năm 2022 là gì?
  - Thưa: Về Giáo Hội Hiệp Hành.

03. Hỏi:  Trước hết, chúng tôi tạ ơn Chúa vì điều gì?
  - Thưa: Vì Thiên Chúa luôn yêu thương và chúc phúc cho Giáo hội và Quê hương Việt Nam.

04. Hỏi:  Các giám mục cũng chia sẻ những điều gì cho cộng đoàn Dân Chúa?
  - Thưa: Những thao thức, thảo luận và đưa ra những định hướng mục vụ cho cộng đoàn Dân Chúa.

05. Hỏi:  Trong bối cảnh đại dịch chúng ta được chứng kiến những gì?
  - Thưa: Những hình ảnh đẹp của tình người.

06. Hỏi:  Không phân biệt điều gì, rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức đã chung sức chung lòng cứu giúp các bệnh nhân, đẩy lùi dịch bệnh và nâng đỡ người dân bị ảnh hưởng do đại dịch?
  - Thưa: Không phân biệt tôn giáo và quan điểm lập trường.

07. Hỏi:  Không phân biệt tôn giáo và quan điểm lập trường, rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức đã chung sức chung lòng làm gì?
  - Thưa: Cứu giúp các bệnh nhân, đẩy lùi dịch bệnh và nâng đỡ người dân bị ảnh hưởng do đại dịch.

08. Hỏi: Sự gì của anh chị em (linh mục, tu sĩ và giáo dân) trong lúc đại dịch là chứng từ mạnh mẽ về đức Bác ái Kitô giáo, để lại những ấn tượng tốt đẹp về Giáo hội Công giáo?
  - Thưa: Sự hy sinh và phục vụ.

09. Hỏi:  Sự hy sinh, phục vụ của anh chị em (linh mục, tu sĩ và giáo dân) trong lúc đại dịch là chứng từ mạnh mẽ về điều gì, để lại những ấn tượng tốt đẹp về Giáo hội Công giáo?
  - Thưa: Về đức Bác ái Kitô giáo.

10. Hỏi:  Cùng với Giáo hội hoàn vũ, trong Thư Chung 2022 này, các Giám mục mời gọi anh chị em/ chúng ta sống tinh thần gì?
  - Thưa: Tinh thần hiệp hành.

11. Hỏi:  Nhân dịp gì, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định: “Con đường hiệp hành này chính là con đường Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba.” (Diễn từ 17-10-2015).
  - Thưa: Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập Thượng Hội đồng Giám mục thế giới.

12. Hỏi:  Tiến trình Thượng Hội đồng cho chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh về đời sống của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, trong đó có những điều gì?
  - Thưa: Những điều tốt và những điều chưa tốt.

13. Hỏi:  Tiến trình này được coi như là gì, nhằm thúc đẩy một cách thể hiện mới của Giáo hội tại Việt Nam?
  - Thưa: Như là một cuộc thao luyện thiêng liêng.

14. Hỏi:  Dù giai đoạn Thượng Hội đồng cấp giáo phận đã kết thúc, tinh thần hiệp hành vẫn cần phải được tiếp tục và phát huy trong đời sống Giáo hội địa phương, vì thế các Giám mục đề ra chương trình mục vụ ba năm. Chủ đề năm 2023 là gì?
  - Thưa: Củng cố sự hiệp thông.

15. Hỏi:  Dù giai đoạn Thượng Hội đồng cấp giáo phận đã kết thúc, tinh thần hiệp hành vẫn cần phải được tiếp tục và phát huy trong đời sống Giáo hội địa phương, vì thế các Giám mục đề ra chương trình mục vụ ba năm. Chủ đề năm 2024 là gì?
  - Thưa: Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội.

16. Hỏi:  Dù giai đoạn Thượng Hội đồng cấp giáo phận đã kết thúc, tinh thần hiệp hành vẫn cần phải được tiếp tục và phát huy trong đời sống Giáo hội địa phương, vì thế các Giám mục đề ra chương trình mục vụ ba năm. Chủ đề năm 2025 là gì?
 - Thưa: Cùng nhau loan báo Tin Mừng.

17. Hỏi:  Năm 2023, với chủ đề “Củng cố sự hiệp thông”, các Giám mục đề nghị  những hướng dẫn thực hành cụ thể nào?
  - Thưa: Cổ võ đọc Kinh Thánh, tham dự bí tích Thánh Thể, sống tương thân tương ái, truyền thông sự thật với Đức ái.

18. Hỏi:  Mối hiệp thông giữa các tín hữu được xây dựng trên nền tảng gì?
  - Thưa: Nền tảng Lời Chúa.

19. Hỏi:  Cần cổ võ việc đọc Kinh Thánh đối với cá nhân, việc chia sẻ Lời Chúa trong gia đình hoặc trong nhóm nhỏ, để làm gì?
  - Thưa: Để Lời Chúa thấm nhập cuộc sống.

20. Hỏi:  Đối với các linh mục, nhiệm vụ quan trọng nhất là gì?
  - Thưa: Loan báo Lời Chúa.

21. Hỏi:  Các Giám mục ước mong các vị chủ chăn quan tâm dành thời gian làm gì?
  - Thưa: Dành thời gian chuẩn bị bài giảng trong các cử hành Phụng vụ, mở các lớp học Thánh Kinh và giúp anh chị em tín hữu được nuôi dưỡng bằng Lời hằng sống.

22. Hỏi:  Bí tích gì là nguồn suối hiệp thông?
 - Thưa: Bí tích Thánh Thể.

23. Hỏi:  Khi chúng ta làm gì là lúc chúng ta được hiệp thông với Chúa và được liên kết với nhau (x. 1 Cr 10,16-17)?
  - Thưa: Khi chúng ta rước Mình và Máu Chúa Kitô.

24. Hỏi:  Vì thế, các tín hữu cần phải làm gì để nhờ đó ngày càng củng cố mối hiệp thông với Chúa và với nhau trong Chúa?        
- Thưa: Cần tham dự thánh lễ cách tích cực và sống động.

25. Hỏi:  Sự hiệp thông trong Giáo hội không chỉ được thể hiện qua Phụng vụ, mà còn qua những điều gì giữa những người đồng đạo cũng như đối với anh chị em không cùng niềm tin?
  - Thưa: Qua tình tương thân tương ái, thành tâm lắng nghe nhau trong cộng đoàn, và qua những nghĩa cử bác ái.

26. Hỏi:  Ngày nay, với những thành tựu khoa học, cuộc sống vật chất được cải thiện rõ rệt, nhưng điều gì lại có nguy cơ giảm sút?
  - Thưa: Tình người.

27. Hỏi:  Các Giám mục kêu gọi chúng ta cần quan tâm đến những ai?
  - Thưa: Đến người cao tuổi, người mắc ngăn trở hôn phối hoặc gặp khó khăn trong hôn nhân, người khuyết tật, người nghèo khổ, dân tộc thiểu số, anh chị em xa quê và những nạn nhân thiên tai.

28. Hỏi:  Mối quan tâm này cần phải được thực hiện cách cụ thể và mang tính lâu dài, nhằm làm gì?
  - Thưa: Nhằm nâng đỡ những người bất hạnh.

29. Hỏi:  Đức bác ái là cốt lõi trong giáo huấn của ai?
  - Thưa: Của Chúa Giêsu.

30. Hỏi:  Trong xã hội hôm nay, các phương tiện truyền thông rất đa dạng và ngày càng hiện đại. Người tín hữu cần tiếp cận và sử dụng các phương tiện truyền thông để làm gì?
- Thưa: Để hoà nhập với thế giới hiện đại, trau dồi kiến thức và học hỏi Lời Chúa.

31. Hỏi:  Có không ít những hậu quả gì từ truyền thông, nên cũng cần thận trọng trong việc đón nhận và chuyển tải thông tin?
  - Thưa: Hậu quả tiêu cực.

32. Hỏi:  Hiện nay, một số trang mạng mang danh Công giáo, nhưng lại đăng tải những nội dung thiếu kiểm chứng, đặt những tựa đề giật gân, với mục đích gì?
  - Thưa: Với mục đích thu hút sự chú ý của độc giả.

33. Hỏi:  Những thông tin sai lạc này làm tổn hại nghiêm trọng thế nào?  
  - Thưa: Tổn hại nghiêm trọng hình ảnh của Giáo hội và gây hoang mang nơi người tín hữu.

34. Hỏi:  Những người làm công tác truyền thông cần lưu ý đến lương tâm và đạo đức, theo nguyên tắc nào?
- Thưa: Loan báo Sự Thật trong Đức Ái.

35. Hỏi:  Những người làm công tác truyền thông cần lưu ý đến điều gì theo nguyên tắc: loan báo Sự Thật trong Đức Ái?
 - Thưa: Lương tâm và đạo đức.

36. Hỏi:  Truyền thông phải là phương tiện kết nối con người trong tình thân nghĩa, chứ không phải để làm gì?
  - Thưa: Để gieo rắc hoang mang chia rẽ, thậm chí gây thù hận và đẩy người khác đến đường cùng.

37. Hỏi:  Hưởng ứng tinh thần hiệp hành của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, chúng ta được mời gọi không ngừng làm gì? 
  - Thưa: Không ngừng hoán cải.

38. Hỏi:  Hoán cải là điều kiện thiết yếu giúp chúng ta biết làm gì cách phù hợp thánh ý Thiên Chúa?
  - Thưa: Gặp gỡ, lắng nghe và phân định.

39. Hỏi:  Chúng ta cầu nguyện cho các tín hữu trên toàn thế giới được thấm nhuần tinh thần hiệp hành, để làm gì?
  - Thưa: Để cùng nhau sống Đức tin và xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô.

40. Hỏi:  Đại hội lần thứ XV Hội đồng Giám mục Việt Nam bế mạc vào lễ gì?
  - Thưa: Lễ Đức Mẹ Mân Côi.

41. Hỏi:  Chúng ta hãy nhờ Mẹ Maria để đến với ai?
  - Thưa: Đến với Chúa.

42. Hỏi:  Các Giám mục mong ước mỗi chúng ta làm gì?
  - Thưa: Siêng năng lần hạt Mân Côi, suy niệm Lời Chúa và noi gương các nhân đức của Đức Mẹ.

43. Hỏi:  Xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta, cho Quê hương và cho đồng bào được những gì?
  - Thưa: Được ơn thánh thiện, được an bình và được hạnh phúc.


44. Hỏi:  
Thư Chung tháng 10 năm 2022 định hướng mục vụ cho Giáo hội tại Việt Nam trong 3 năm tới. Chủ đề năm mục vụ 2023 là “Củng cố sự hiệp thông”, với những hướng dẫn thực hành cụ thể nào?          
- Thưa: Cổ võ đọc Kinh Thánh, tham dự bí tích Thánh Thể, sống tương thân tương ái, truyền thông ự thật với Đức ái.

45. Hỏi:  Cụm từ “Năm 2023: Củng cố sự hiệp thông” là chủ đề được HĐGM VN chọn để làm gì?
  - Thưa: Để tiếp tục và phát huy tinh thần hiệp hành trong đời sống địa phương.

46. Hỏi:  Tổng thể logo được nối tiếp từ chủ đề của 
logo Synod XVI; một số chi tiết được giữ lại và kết hợp với yếu tố, hình ảnh diễn tả điều gì?
  - Thưa: Diễn tả đường hướng mục vụ đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam đề ra.

47. Hỏi:  Biểu tượng Cây Sự Sống là cây to lớn, hùng vĩ, tràn đầy điều gì đang vươn lên trời cao?
  - Thưa: Tràn đầy khôn ngoan và ánh sáng.

48. Hỏi:  Cây Sự Sống là cây to lớn, hùng vĩ, tràn đầy khôn ngoan và ánh sáng, đang vươn lên trời cao. Nó là dấu chỉ của sức sống và niềm hy vọng sâu xa, biểu trưng cho điều gì?
  - Thưa: Biểu trưng cho thánh giá Chúa Kitô.

49. Hỏi:  Cây Sự Sống đặt dưới điều gì đang tỏa sáng như mặt trời?
  - Thưa: Dưới Thánh Thể.

50. Hỏi: Cây Sự Sống đặt dưới Thánh Thể đang tỏa sáng như mặt trời; các nhánh cây được mở rộng theo chiều ngang như đôi tay hoặc đôi cánh, gợi lên hình ảnh gì?
  - Thưa: Hình ảnh Chúa Thánh Thần.

51. Hỏi:  Hai nhánh Thiên Tuế: Gợi nhớ điều gì?
  - Thưa: Gợi nhớ vinh thắng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

52. Hỏi:  Hai nhánh cây vươn lên từ hai bên đoàn người tạo thành con đường kéo dài từ quá khứ đến hiện tại nói lên điều gì?  
  - Thưa: Nói lên sự kế thừa đức tin vững mạnh từ cha ông và tiếp tục phát triển đức tin ấy trong tương lai.

53. Hỏi:  Sách Kinh Thánh: Được mở ra và đặt trước cộng đoàn dân Chúa như là gì? 
  - Thưa: Như lời mời gọi và cổ võ đọc Kinh Thánh.

54. Hỏi:  Điều gì sẽ thấm nhập và lan tỏa trong cuộc sống của từng người; tạo nên nền tảng cho mối hiệp thông giữa các tín hữu và dẫn lối cho bước đi hiệp hành?
  - Thưa: Lời Chúa.

55. Hỏi:  Cộng đoàn dân Chúa: 7 bóng người đại diện cho các thành phần Dân Chúa cùng bước đi trên con đường hiệp hành: Thanh niên nam nữ, cao niên, thiếu nhi, giáo dân, tu sĩ, giám mục cùng hiệp thông trên nẻo đường gì?
  - Thưa: Nẻo đường loan báo Tin mừng.

56. Hỏi:  Trong logo Mục vụ 2023: Màu cam: sức nóng của lửa, biểu tượng nguồn ơn Chúa Thánh Thần, diễn tả điều gì?
  - Thưa: Diễn tả nhiệt huyết tông đồ.

57. Hỏi:  Trong logo Mục vụ 2023: Màu Xanh Dương: diễn tả điều gì?
  - Thưa: Diễn tả niềm hy vọng, sự mong chờ niềm vui cứu độ.

58. Hỏi:  Trong logo Mục vụ 2023: Xanh Lá: sức sống tinh thần trong Đức cậy của Dân Chúa, cùng nhau bảo vệ điều gì?
  - Thưa: Bảo vệ sức sống của tạo vật.

59. Hỏi:  Trong logo Mục vụ 2023: Màu Trắng: con đường dẫn tới sức sống Phục sinh, hướng đoàn người về đâu?
  - Thưa: Về quê trời trong hân hoan.

60. Hỏi:  Trong logo Mục vụ 2023: Màu Hồng: diễn tả điều gì? 
  - Thưa: Diễn tả tấm lòng yêu thương, gắn kết và san sẻ trong đời sống Đức tiin.
 
Gb. Nguyễn Thái Hùng 2023
 

 
+++++++
 
60 Câu Trắc Nghiệm


I. Thư Chung 2022 của HĐGM VN Về Giáo Hội Hiệp Hành
 
01. Đại hội lần thứ XV của HĐGMVN có các giám mục thuộc bao nhiêu giáo phận tham dự?
           a. 25 giáo phận.
          b. 26 giáo phận.
          c. 27 giáo phận.
          d. 28 giáo phận.

02. Chủ đề Thư chung của HĐGMVN tháng 10 năm 2022 là gì?
           a. Củng Cố Sự Hiệp Hành.
          b. Về Giáo Hội Hiệp Hành.
          c. Hiệp Hành : Con Đường Truyền Giáo.
          d. Giáo Hội: Hiệp Thông -  Tham Gia – Sứ Vụ.

03. Trước hết, chúng tôi tạ ơn Chúa vì điều gì?
           a. Vì Thiên Chúa luôn yêu thương Giáo hội và Quê hương Việt Nam.
          b. Vì Thiên Chúa luôn chúc phúc cho Giáo hội và Quê hương Việt Nam.
          c. Vì mọi người yêu thương nâng đỡ nhau.
          d. Chỉ a và b đúng.

04. Các giám mục cũng chia sẻ những điều gì cho cộng đoàn Dân Chúa?
           a. Những thao thức
          b. Những thảo luận,  
          c. Những định hướng mục vụ.
          d. Cả a, b và c đúng.

05. Trong bối cảnh đại dịch chúng ta được chứng kiến những gì?
           a. Những cái chết bất ngờ.
          b. Những đau khổ triền miên.
          c. Những hình ảnh đẹp của tình người.
          d. Những lo âu cho số phận.

06. Không phân biệt điều gì, rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức đã chung sức chung lòng cứu giúp các bệnh nhân, đẩy lùi dịch bệnh và nâng đỡ người dân bị ảnh hưởng do đại dịch?
           a. Không phân biệt tôn giáo.
          b. Không phân biệt quan điểm lập trường.
          c. Không phân giai cấp.
          d. Chỉ a và b đúng.

07. Không phân biệt tôn giáo và quan điểm lập trường, rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức đã chung sức chung lòng làm gì?
           a. Cứu giúp các bệnh nhân,
          b. Đẩy lùi dịch bệnh,
          c. Nâng đỡ người dân bị ảnh hưởng do đại dịch.
          d. Cả a, b và c đúng.

08. Sự gì của anh chị em (linh mục, tu sĩ và giáo dân) trong lúc đại dịch là chứng từ mạnh mẽ về đức Bác ái Kitô giáo, để lại những ấn tượng tốt đẹp về Giáo hội Công giáo?
           a. Sự hy sinh.
          b. Sự phục vụ.
          c. Sự vinh quang.
          d. Chỉ a và b đúng.

09. Sự hy sinh, phục vụ của anh chị em (linh mục, tu sĩ và giáo dân) trong lúc đại dịch là chứng từ mạnh mẽ về điều gì, để lại những ấn tượng tốt đẹp về Giáo hội Công giáo?
           a. Về đức Bác ái Kitô giáo.
          b. Vể việc truyền giáo.
          c. Về việc giới thiệu Chúa cho mọi người.
          d. Về ảnh hưởng của tôn giáo trên xã hội.

10. Cùng với Giáo hội hoàn vũ, trong Thư Chung 2022 này, các Giám mục mời gọi anh chị em/ chúng ta sống tinh thần gì?
           a. Hiệp hành.
          b. Chân thật.
          c. Bác ái.
          d. Truyền giáo.

11. Nhân dịp gì, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định: “Con đường hiệp hành này chính là con đường Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba.” (Diễn từ 17-10-2015).
           a. Kỷ niệm 50 năm Công Đồng Vatican II.
          b. Kỷ niệm 50 năm thiết lập Thượng Hội đồng Giám mục thế giới.
          c. Kỷ niệm năm phát hành Sách Giáo Lý Hội Thánh Công giáo.
          d. Kỷ niệm 50 năm Thông điệp Phát Triển Các Dân Tộc (Populorum Progressio)

12. Tiến trình Thượng Hội đồng cho chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh về đời sống của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, trong đó có những điều gì?
           a. Những bất trắc và lo âu.
          b. Những điều tốt và những điều chưa tốt.
          c. Những bí mật của lịch sử.
          d. Những hiểu lầm của truyền giáo.

13. Tiến trình này được coi như là gì, nhằm thúc đẩy một cách thể hiện mới của Giáo hội tại Việt Nam?
           a. Một cuộc tái truyền giảng Tin mừng.
          b. Mốt sự dứt khoát với quá khứ.
          c. Một cuộc thao luyện thiêng liêng.
          d. Một lời xin lỗi tập thể.

14. Dù giai đoạn Thượng Hội đồng cấp giáo phận đã kết thúc, tinh thần hiệp hành vẫn cần phải được tiếp tục và phát huy trong đời sống Giáo hội địa phương, vì thế các Giám mục đề ra chương trình mục vụ ba năm. Chủ đề năm 2023 là gì?
           a. Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội.
          b. Cùng nhau loan báo Tin Mừng.
          c. Củng cố sự hiệp thông.
          d. Giáo Hội: Hiệp thông - Tham gia và Sứ vụ.

15. Dù giai đoạn Thượng Hội đồng cấp giáo phận đã kết thúc, tinh thần hiệp hành vẫn cần phải được tiếp tục và phát huy trong đời sống Giáo hội địa phương, vì thế các Giám mục đề ra chương trình mục vụ ba năm. Chủ đề năm 2024 là gì?
           a. Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội.
          b. Cùng nhau loan báo Tin Mừng.
          c. Củng cố sự hiệp thông.
          d. Giáo Hội: Hiệp thông - Tham gia và Sứ vụ.

16. Dù giai đoạn Thượng Hội đồng cấp giáo phận đã kết thúc, tinh thần hiệp hành vẫn cần phải được tiếp tục và phát huy trong đời sống Giáo hội địa phương, vì thế các Giám mục đề ra chương trình mục vụ ba năm. Chủ đề năm 2025 là gì?
           a. Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội.
          b. Cùng nhau loan báo Tin Mừng.
          c. Củng cố sự hiệp thông.
          d. Giáo Hội: Hiệp thông - Tham gia và Sứ vụ.

17. Năm 2023, với chủ đề “Củng cố sự hiệp thông”, các Giám mục đề nghị  những hướng dẫn thực hành cụ thể nào?
           a. Cổ võ đọc Kinh Thánh,
          b. Tham dự bí tích Thánh Thể,
          c. Sống tương thân tương ái, truyền thông sự thật với Đức ái.
          d. Cả a, b và c đúng.

18. Mối hiệp thông giữa các tín hữu được xây dựng trên nền tảng gì?
           a. Hiểu biết.
          b. Yêu thương.
          c. Nâng đỡ.
          d. Lời Chúa.

19. Cần cổ võ việc đọc Kinh Thánh đối với cá nhân, việc chia sẻ Lời Chúa trong gia đình hoặc trong nhóm nhỏ, để làm gì?
           a. Cuộc sống đỡ vất vả.
          b. Lời Chúa thấm nhập cuộc sống.
          c. Biết tin tưởng vào Thiên Chúa.
          d. Được an ủi khi khổ đau.

20. Đối với các linh mục, nhiệm vụ quan trọng nhất là gì?
           a. Chăm sóc người nghèo.
          b. Đồng hành với giới trẻ.
          c. Loan báo Lời Chúa.
          d. An ủi ngưới ốm đau.

21. Các Giám mục ước mong các vị chủ chăn quan tâm dành thời gian làm gì?
           a. Dành thời gian chuẩn bị bài giảng trong các cử hành Phụng vụ,
          b. Mở các lớp học Thánh Kinh,
          c. Giúp anh chị em tín hữu được nuôi dưỡng bằng Lời hằng sống.
          d. Cả a, b và c đúng.

22. Bí tích gì là nguồn suối hiệp thông?
           a. Bí tích Thánh Tẩy.
          b. Bí tích Thánh Thể.
          c. Bí tích Thêm Sức.
          d. Bí tích Hôn Phối.

23. Khi chúng ta làm gì là lúc chúng ta được hiệp thông với Chúa và được liên kết với nhau (x. 1 Cr 10,16-17)?
           a. Giúp đỡ tha nhân.
          b. Rước Mình và Máu Chúa Kitô.
          c. Cầu nguyện với Thiên Chúa.
          d. Cùng nhau cầu nguyện.

24. Vì thế, các tín hữu cần phải làm gì để nhờ đó ngày càng củng cố mối hiệp thông với Chúa và với nhau trong Chúa?
           a. Tham dự thánh lễ cách tích cực và sống động.
          b. Tham dự các hội đoàn cách tích cực.
          c. Cùng nhau loan báo Tin mừng.
          d. Cùng nhau nâng đỡ người nghèo.

25. Sự hiệp thông trong Giáo hội không chỉ được thể hiện qua Phụng vụ, mà còn qua những điều gì giữa những người đồng đạo cũng như đối với anh chị em không cùng niềm tin?
           a. Qua tình tương thân tương ái,
          b. Qua việc thành tâm lắng nghe nhau trong cộng đoàn,
          c. Qua những nghĩa cử bác ái.
          d. Cả a, b và c đúng.

26. Ngày nay, với những thành tựu khoa học, cuộc sống vật chất được cải thiện rõ rệt, nhưng điều gì lại có nguy cơ giảm sút?
           a. Sức khỏe.
          b. Sự gặp gỡ
          c. Kinh tế.
          d. Tình người.

27. Các Giám mục kêu gọi chúng ta cần quan tâm đến những ai?
           a. Đến người cao tuổi, người mắc ngăn trở hôn phối hoặc gặp khó khăn trong hôn nhân,
          b. Đến người khuyết tật, người nghèo khổ, dân tộc thiểu số,
          c. Đến anh chị em xa quê và những nạn nhân thiên tai.
          d. Cả a, b và c đúng.

28. Mối quan tâm này cần phải được thực hiện cách cụ thể và mang tính lâu dài, nhằm làm gì?
           a. Nâng đỡ những người bất hạnh.
          b. Thăng tiến xã hội.
          c. Lập công với người đời.
          d. Ổn định đời sống xã hội.

29. Đức bác ái là cốt lõi trong giáo huấn của ai?
           a. Thánh Phêrô.
          b. Thánh Phaolô.
          c. Chúa Giêsu.
          d. Đức Giáo Hoàng.

30. Trong xã hội hôm nay, các phương tiện truyền thông rất đa dạng và ngày càng hiện đại. Người tín hữu cần tiếp cận và sử dụng các phương tiện truyền thông để làm gì?
           a. Hoà nhập với thế giới hiện đại,
          b. Trau dồi kiến thức,
          c. Học hỏi Lời Chúa.
          d. Cả a, b và c đúng.

31. Có không ít những hậu quả gì từ truyền thông, nên cũng cần thận trọng trong việc đón nhận và chuyển tải thông tin?
           a. Tích cực.
          b. Tiêu cực.
          c. Hiểu lầm.
          d. Sai sót.

32. Hiện nay, một số trang mạng mang danh Công giáo, nhưng lại đăng tải những nội dung thiếu kiểm chứng, đặt những tựa đề giật gân, với mục đích gì?
           a. Kiếm tiền thật nhanh.
          b. Gây mất trật tự trong xã hội.
          c. Thu hút sự chú ý của độc giả.
          d. Gây hoang mang cho người khác.

33. Những thông tin sai lạc này làm tổn hại nghiêm trọng thế nào?
           a. Tổn hại nghiêm trọng hình ảnh của Giáo hội,
          b. Gây hoang mang nơi người tín hữu.
          c. Mất trật tự trong đời sống xã hội.
          d. Chỉ a và b đúng.

34. Những người làm công tác truyền thông cần lưu ý đến lương tâm và đạo đức, theo nguyên tắc nào?
           a. Loan tin nhanh nhất.
          b. Nhiều người xem nhất.
          c. Loan báo Sự Thật trong Đức Ái.
          d. Loan tin mới nhất.

35. Những người làm công tác truyền thông cần lưu ý đến điều gì theo nguyên tắc: loan báo Sự Thật trong Đức Ái?
           a. Sự thật.
          b. Lương tâm.
          c. Đạo đức.
          d. Chỉ b và c đúng.

36. Truyền thông phải là phương tiện kết nối con người trong tình thân nghĩa, chứ không phải để làm gì?
           a. Gieo rắc hoang mang chia rẽ,
          b. Gây thù hận,
          c. Đẩy người khác đến đường cùng.
          d. Cả a, b và c đúng.

37. Hưởng ứng tinh thần hiệp hành của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, chúng ta được mời gọi không ngừng làm gì?
           a. Truyền giáo.
          b. Hoán cải.
          c. Sống đạo.
          d. Thực thi bác ái.

38. Hoán cải là điều kiện thiết yếu giúp chúng ta biết làm gì cách phù hợp thánh ý Thiên Chúa?
           a. Gặp gỡ,  
          b. Lắng nghe,
          c. Phân định.
          d. Cả a, b và c đúng.

39. Chúng ta cầu nguyện cho các tín hữu trên toàn thế giới được thấm nhuần tinh thần hiệp hành, để làm gì?
           a. Cùng nhau sống Đức tin,
          b. Xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô.
          c. Cùng nhau thăng tiến xã hội.
          d. Chỉ a và b đúng.

40. Đại hội lần thứ XV Hội đồng Giám mục Việt Nam bế mạc vào lễ gì?
           a. Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
          b. Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
          c. Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ.
          d. Lễ Đức Mẹ Mân Côi.

41. Chúng ta hãy nhờ Mẹ Maria để đến với ai?
           a. Đến với xã hội.
          b. Đến với tha nhân.
          c. Đến với Hội Thánh.
          d. Đến với Chúa.

42. Các Giám mục mong ước mỗi chúng ta làm gì?
           a. Siêng năng lần hạt Mân Côi,
          b. Suy niệm Lời Chúa,
          c. Noi gương các nhân đức của Đức Mẹ.
          d. Cả a, b và c đúng.

43. Xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta, cho Quê hương và cho đồng bào được những gì?
           a. Được ơn thánh thiện,
          b. Được an bình,
          c. Được hạnh phúc.
          d. Cả a, b và c đúng.


44. 
Thư Chung tháng 10 năm 2022 định hướng mục vụ cho Giáo hội tại Việt Nam trong 3 năm tới. Chủ đề năm mục vụ 2023 là “Củng cố sự hiệp thông”, với những hướng dẫn thực hành cụ thể nào?
           a. Cổ võ đọc Kinh Thánh,
          b. Tham dự bí tích Thánh Thể,
          c. Sống tương thân tương ái, truyền thông ự thật với Đức ái.
          d. Cả a, b và c đúng.

45. Cụm từ “Năm 2023: Củng cố sự hiệp thông” là chủ đề được HĐGM VN chọn để làm gì?
           a. Hòa đồng với thế giới.
          b. Mọi người cùng với nhau tiến về Quê Trời.
          c. Tiếp tục và phát huy tinh thần hiệp hành trong đời sống địa phương.
          d. Củng cố sự hiệp thông trong đời sống tín hữu.

46. Tổng thể logo được nối tiếp từ chủ đề của 
logo Synod XVI; một số chi tiết được giữ lại và kết hợp với yếu tố, hình ảnh diễn tả điều gì?        
            a. Giáo Hội Việt nam đồng hành với thế giới.
           b. Đường hướng mục vụ đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam đề ra.
          c. Mọi tín hữu tham gia vào Thượng Hội Đồng thứ XVI.
          d. Cùng hiệp hành với Hội Thánh hoàn vũ,

47. Biểu tượng Cây Sự Sống là cây to lớn, hùng vĩ, tràn đầy điều gì đang vươn lên trời cao?
           a. Hạnh phúc và sự thật.
          b. Khôn ngoan và ánh sáng.
          c. Chân lỹ và yêu thương.
          d. Che chở và gìn giử.

48. Cây Sự Sống là cây to lớn, hùng vĩ, tràn đầy khôn ngoan và ánh sáng, đang vươn lên trời cao. Nó là dấu chỉ của sức sống và niềm hy vọng sâu xa, biểu trưng cho điều gì?
           a. Sự tử đạo của Hội Thánh.
          b. Thánh giá Chúa Kitô.
          c. Sự phát triển của Hội Thánh.
          d. Sự trung thành với Chúa Kitô.

49. Cây Sự Sống đặt dưới điều gì đang tỏa sáng như mặt trời?
           a. Dưới mặt trời.
          b. Dưới Thánh Thể.
          c. Dưới vòng tròn.
          d. Dưới mặt trăng.

50. Cây Sự Sống đặt dưới Thánh Thể đang tỏa sáng như mặt trời; các nhánh cây được mở rộng theo chiều ngang như đôi tay hoặc đôi cánh, gợi lên hình ảnh gì?
           a. Hội Thánh tiến về Nước Trời.
          b. Chúa Thánh Thần.
          c. Dân Ítraen tiến vào Đất Hứa.
          d. Hội Thánh đồng hành với nhân loại.

51. Hai nhánh Thiên Tuế: Gợi nhớ điều gì?
           a. Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem.
          b. Niềm hy vọng của những người đang bị bách hại.
          c. Bữa tiệc cưới Chiên Con.
          d. Sự vinh thắng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

52. Hai nhánh cây vươn lên từ hai bên đoàn người tạo thành con đường kéo dài từ quá khứ đến hiện tại nói lên điều gì?  
           a. Con đường mọi tín hữu phải tiến vào Nước Trời.
          b. Sự kế thừa đức tin vững mạnh từ cha ông và tiếp tục phát triển đức tin ấy trong tương lai.
          c. Mọi tín hữu cùng đồng hành với nhau trong cuộc sống trần gian.
          d. Mọi con đường đều dẫn tới Nước Trời.

53. Sách Kinh Thánh: Được mở ra và đặt trước cộng đoàn dân Chúa như là gì?
           a. Lời Chúa là tất cả.
          b. Lời mời gọi và cổ võ đọc Kinh Thánh.
          c. Mời gọi mọi người thực hành Lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày.
          d. Thiên Chúa nói với con người.

54. Điều gì sẽ thấm nhập và lan tỏa trong cuộc sống của từng người; tạo nên nền tảng cho mối hiệp thông giữa các tín hữu và dẫn lối cho bước đi hiệp hành?
           a. Thánh Thể.
          b. Lời Chúa.
          c. Các Bí tích.
          d. Sự hiệp thông.

55. Cộng đoàn dân Chúa: 7 bóng người đại diện cho các thành phần Dân Chúa cùng bước đi trên con đường hiệp hành: Thanh niên nam nữ, cao niên, thiếu nhi, giáo dân, tu sĩ, giám mục cùng hiệp thông trên nẻo đường gì?
           a. Tiến về phía trước.
          b. Đi về Nước Trời.
          c. Loan báo Tin mừng.
          d. Hiệp thông với mọi người.


56. Trong logo Mục vụ 2023: Màu cam: sức nóng của lửa, biểu tượng nguồn ơn Chúa Thánh Thần, diễn tả điều gì?
           a. Chúa Thánh Thần.
          b. Nhiệt huyết tông đồ.
          c. Sứ mệnh hiệp thông.
          d. Sức sống của mọi người.

57. Trong logo Mục vụ 2023: Màu Xanh Dương: diễn tả điều gì?
           a. Niềm hy vọng.
          b. Sự mong chờ niềm vui cứu độ.
          c. Sự bình an trong tâm hồn.
          d. Chỉ a và b đúng.

58. Trong logo Mục vụ 2023: Xanh Lá: sức sống tinh thần trong Đức cậy của Dân Chúa, cùng nhau bảo vệ điều gì?
          a. Sự sống thiêng liêng.
          b. Sức sống của tạo vật.
          c. Trái đất.
          d. Cộng đoàn kitô hữu.

59. Trong logo Mục vụ 2023: Màu Trắng: con đường dẫn tới sức sống Phục sinh, hướng đoàn người về đâu?
           a. Về ngày đạt chiến thắng vinh quang.
          b. Về cùng đích vinh quang.
          c. Về quê bình an.
          d. Về quê trời trong hân hoan.

60. Trong logo Mục vụ 2023: Màu Hồng: diễn tả điều gì?
           a. Tấm lòng yêu thương.
          b. Sự gắn kết,
          c. San sẻ trong đời sống Đức tin.
          d. Cả a, b và c đúng.

Gb. Nguyễn Thái Hùng 2023
+++++

Lời giải đáp
60 Câu Trắc Nghiệm
 
01. c. 27 giáo phận.
02. b. Về Giáo Hội Hiệp Hành.
03. d. Chỉ a và b đúng.
04. d. Cả a, b và c đúng.
05. c. Những hình ảnh đẹp của tình người.
06. d. Chỉ a và b đúng.
07. d. Cả a, b và c đúng.
08. d. Chỉ a và b đúng.
09. a. Về đức Bác ái Kitô giáo.
10. a. Tinh thần hiệp hành.
11. b. Kỷ niệm 50 năm thiết lập Thượng Hội đồng Giám mục thế giới.
12. b. Những điều tốt và những điều chưa tốt.
13. c. Một cuộc thao luyện thiêng liêng.
14. c. Củng cố sự hiệp thông.
15. a. Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội.
16. b. Cùng nhau loan báo Tin Mừng.
17. d. Cả a, b và c đúng.
18. d. Lời Chúa.
19. b. Lời Chúa thấm nhập cuộc sống.
20. c. Loan báo Lời Chúa.
21. d. Cả a, b và c đúng.
22. b. Bí tích Thánh Thể.
23. b. Rước Mình và Máu Chúa Kitô.
24. a. Tham dự thánh lễ cách tích cực và sống động.
25. d. Cả a, b và c đúng.
26. d. Tình người.
27. d. Cả a, b và c đúng.
28. a. Nâng đỡ những người bất hạnh
29. c. Chúa Giêsu.
30. d. Cả a, b và c đúng.
31. b. Tiêu cực.
32. c. Thu hút sự chú ý của độc giả.
33. d. Chỉ a và b đúng. 
34. c. Loan báo Sự Thật trong Đức Ái.
35. d. Chỉ b và c đúng.
36. d. Cả a, b và c đúng.
37. b. Hoán cải.
38. d. Cả a, b và c đúng.
39. d. Chỉ a và b đúng.
40. d. Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
41. d. Đến với Chúa.
42. d. Cả a, b và c đúng.
43. d. Cả a, b và c đúng.
44. d. Cả a, b và c đúng.  
45. c. Để tiếp tục và phát huy tinh thần hiệp hành trong đời sống địa phương.
46. b. Đường hướng mục vụ đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam đề ra.
47. b. Khôn ngoan và ánh sáng.
48. b. Thánh giá Chúa Kitô.
49. b. Dưới Thánh Thể.
50. b. Chúa Thánh Thần.
51. d. Sự vinh thắng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
52. b. Sự kế thừa đức tin vững mạnh từ cha ông và tiếp tục phát triển đức tin ấy trong tương lai.
53. b. Lời mời gọi và cổ võ đọc Kinh Thánh. 
54. b. Lời Chúa.
55. c. Loan báo Tin mừng.
56. b. Nhiệt huyết tông đồ.
57. d. Chỉ a và b đúng.
58. b. Sức sống của tạo vật.
59. d. Về quê trời trong hân hoan.
60. d. Cả a, b và c đúng. 
         

GB. Nguyễn Thái Hùng2023
 
++++++++

Về Giáo hội hiệp hành
 - Thư Chung 7/10/2022 của Hội đồng Giám mục Việt Nam –



HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Thư Chung gửi Cộng đoàn Dân Chúa
VỀ GIÁO HỘI HIỆP HÀNH
 
Anh chị em thân mến,
1- Chúng tôi, các Giám mục thuộc 27 giáo phận, tham dự Đại hội lần thứ XV của Hội đồng Giám mục Việt Nam từ ngày 03 đến ngày 07 tháng 10 năm 2022 tại Toà Tổng Giám mục Hà Nội, xin gửi tới anh chị em lời chào thân ái và lời cầu chúc bình an.

2- Trước hết, chúng tôi tạ ơn Chúa vì Ngài luôn yêu thương và chúc phúc cho Giáo hội và Quê hương Việt Nam. Chúng tôi cũng chia sẻ những thao thức, thảo luận và đưa ra những định hướng mục vụ cho cộng đoàn Dân Chúa. Như chúng ta đã biết, gần ba năm qua, đại dịch COVID-19 đã gây ra thảm hoạ khắp nơi trên thế giới và tại Việt Nam. Mặc dù vậy, chính trong bối cảnh đại dịch mà chúng ta được chứng kiến những hình ảnh đẹp của tình người. Không phân biệt tôn giáo và quan điểm lập trường, rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức đã chung sức chung lòng cứu giúp các bệnh nhân, đẩy lùi dịch bệnh và nâng đỡ người dân bị ảnh hưởng do đại dịch. Trong số đó, có những linh mục, tu sĩ và giáo dân can đảm nhiệt huyết dấn thân trong các bệnh viện dã chiến và các khu cách ly để giúp bệnh nhân. Sự hy sinh, phục vụ của anh chị em trong lúc đại dịch là chứng từ mạnh mẽ về đức Bác ái Kitô giáo, để lại những ấn tượng tốt đẹp về Giáo hội Công giáo.

3- Cùng với Giáo hội hoàn vũ, trong Thư Chung này, chúng tôi mời gọi anh chị em sống tinh thần hiệp hành. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định: “Con đường hiệp hành này chính là con đường Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba” (Trích diễn từ ngày 17-10-2015). Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha và theo hướng dẫn của Văn phòng trung ương Thượng Hội đồng, 27 giáo phận Việt Nam đã thực hiện tiến trình Thượng Hội đồng cấp giáo phận cách tích cực. Những buổi gặp gỡ để thỉnh ý Dân Chúa đã được tổ chức ở cấp giáo xứ, giáo hạt, dòng tu và giáo phận. Đông đảo tín hữu đã nhiệt tình tham gia tiến trình này. Tiến trình Thượng Hội đồng cho chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh về đời sống của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, trong đó có những điều tốt và những điều chưa tốt. Tiến trình này được coi như một cuộc thao luyện thiêng liêng, nhằm thúc đẩy một cách thể hiện mới của Giáo hội tại Việt Nam. Sau khi đón nhận những bản tổng kết của các giáo phận, Văn phòng Thư ký Hội đồng Giám mục đã tổng hợp và gửi về Rôma, với mục đích góp phần soạn thảo Tài liệu làm việc của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới lần thứ XVI.

4- Dù giai đoạn Thượng Hội đồng cấp giáo phận đã kết thúc, tinh thần hiệp hành vẫn cần phải được tiếp tục và phát huy trong đời sống Giáo hội địa phương, vì thế chúng tôi đề ra chương trình mục vụ ba năm sắp tới như sau:
- Năm 2023: Củng cố sự hiệp thông;
- Năm 2024: Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội;
- Năm 2025: Cùng nhau loan báo Tin Mừng.

5- Riêng năm 2023, với chủ đề “Củng cố sự hiệp thông”, chúng tôi đề nghị những thực hành cụ thể như sau:

a- Mối hiệp thông giữa các tín hữu được xây dựng trên nền tảng Lời Chúa. Cần cổ võ việc đọc Kinh Thánh đối với cá nhân, việc chia sẻ Lời Chúa trong gia đình hoặc trong nhóm nhỏ, để Lời Chúa thấm nhập cuộc sống. Đối với các linh mục, nhiệm vụ quan trọng nhất là loan báo Lời Chúa. Ước mong các vị chủ chăn quan tâm dành thời gian chuẩn bị bài giảng trong các cử hành Phụng vụ, mở các lớp học Thánh Kinh và giúp anh chị em tín hữu được nuôi dưỡng bằng Lời hằng sống.

b- Bí tích Thánh Thể là nguồn suối hiệp thông. Khi chúng ta rước Mình và Máu Chúa Kitô, chúng ta được hiệp thông với Chúa và được liên kết với nhau (x. 1 Cr 10,16-17). Vì thế, các tín hữu cần tham dự thánh lễ cách tích cực và sống động, nhờ đó ngày càng củng cố mối hiệp thông với Chúa và với nhau trong Chúa. Cũng cần giúp các tín hữu hiểu biết Phụng vụ, như Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi trong Tông Thư về đào tạo Phụng vụ cho Dân Chúa (Desiderio Desideravi), ban hành ngày 29-6-2022.

c- Sự hiệp thông trong Giáo hội không chỉ được thể hiện qua Phụng vụ, mà còn qua tình tương thân tương ái, thành tâm lắng nghe nhau trong cộng đoàn, và qua những nghĩa cử bác ái giữa những người đồng đạo cũng như đối với anh chị em không cùng niềm tin. Ngày nay, với những thành tựu khoa học, cuộc sống vật chất được cải thiện rõ rệt, nhưng tình người lại có nguy cơ giảm sút. Chúng ta cần quan tâm đến người cao tuổi, người mắc ngăn trở hôn phối hoặc gặp khó khăn trong hôn nhân, người khuyết tật, người nghèo khổ, dân tộc thiểu số, anh chị em xa quê và những nạn nhân thiên tai. Mối quan tâm này cần phải được thực hiện cách cụ thể và mang tính lâu dài, nhằm nâng đỡ những người bất hạnh. Đức bác ái là cốt lõi giáo huấn của Chúa Giêsu. Người dạy chúng ta: khi chúng ta giúp đỡ người nghèo khổ là giúp đỡ chính Chúa (x. Mt 25,31-46).

d- Trong xã hội hôm nay, các phương tiện truyền thông rất đa dạng và ngày càng hiện đại. Người tín hữu cần tiếp cận và sử dụng các phương tiện truyền thông để hoà nhập với thế giới hiện đại, trau dồi kiến thức và học hỏi Lời Chúa. Tuy vậy, có không ít những hậu quả tiêu cực từ truyền thông, nên cũng cần thận trọng trong việc đón nhận và chuyển tải thông tin. Hiện nay, một số trang mạng mang danh Công giáo, nhưng lại đăng tải những nội dung thiếu kiểm chứng, đặt những tựa đề giật gân, với mục đích thu hút sự chú ý của độc giả. Những thông tin sai lạc này làm tổn hại nghiêm trọng hình ảnh của Giáo hội và gây hoang mang nơi người tín hữu. Những người làm công tác truyền thông cần lưu ý đến lương tâm và đạo đức, theo nguyên tắc: loan báo Sự Thật trong Đức Ái. Truyền thông phải là phương tiện kết nối con người trong tình thân nghĩa, chứ không phải để gieo rắc hoang mang chia rẽ, thậm chí gây thù hận và đẩy người khác đến đường cùng.

Anh chị em thân mến,

6- Hưởng ứng tinh thần hiệp hành của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, chúng ta được mời gọi không ngừng hoán cải. Hoán cải là điều kiện thiết yếu giúp chúng ta biết gặp gỡ, lắng nghe và phân định cách phù hợp thánh ý Thiên Chúa. Chúng ta cầu nguyện cho các tín hữu trên toàn thế giới được thấm nhuần tinh thần hiệp hành, để cùng nhau sống Đức tin và xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô.

7- Nhân dịp Đại hội lần thứ XV Hội đồng Giám mục Việt Nam, chúng tôi gửi lời chào Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ và anh chị em giáo dân Việt Nam đang sống ở các miền đất khác nhau trên thế giới. Cám ơn anh chị em luôn yêu mến Giáo hội và Quê hương Việt Nam, và thể hiện tình yêu mến ấy bằng những nghĩa cử cụ thể. Nguyện xin Chúa chúc lành và nâng đỡ anh chị em trong đời sống hằng ngày.

8- Theo thông lệ, Đại hội là dịp bầu Ban Thường vụ và Chủ tịch các Uỷ ban trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Xin anh chị em cầu nguyện cho chúng tôi được dồi dào ơn Chúa Thánh Thần, nhiệt tâm chu toàn bổn phận được trao phó, cùng với anh chị em loan báo Tin Mừng Đức Giêsu tại Quê hương thân yêu của chúng ta.

Đại hội lần thứ XV Hội đồng Giám mục Việt Nam bế mạc vào ngày 07 tháng 10 năm 2022, lễ Đức Mẹ Mân Côi. Chúng ta hãy nhờ Mẹ Maria để đến với Chúa. Ước gì mỗi chúng ta siêng năng lần hạt Mân Côi, suy niệm Lời Chúa và noi gương các nhân đức của Đức Mẹ. Xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta được ơn thánh thiện, cho Quê hương được an bình và cho đồng bào được hạnh phúc.
Làm tại Toà Tổng Giám mục Hà Nội
Ngày 07 tháng 10 năm 2022
(đã ấn ký).



HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
LOGO NĂM MỤC VỤ 2023

Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam
Thiết kế: 
joscreative.com
 
WHĐ (02.12.2022) - Tiếp tục tinh thần Hiệp Hành, tại Đại hội lần thứ XV tháng 10 năm 2022, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã phổ biến THƯ CHUNG định hướng mục vụ cho Giáo hội tại Việt Nam trong 3 năm tới. Chủ đề năm mục vụ 2023 là “Củng cố sự hiệp thông”, với những hướng dẫn thực hành cụ thể: Cổ võ đọc Kinh Thánh, tham dự bí tích Thánh Thể, sống tương thân tương ái, truyền thông sự thật với Đức ái. Sau đây là logo năm Mục vụ 2023.


I. Ý NGHĨA VĂN TỰ

Cụm từ “Năm 2023: Củng cố sự hiệp thông” là chủ đề được HĐGM VN chọn để tiếp tục và phát huy tinh thần hiệp hành trong đời sống địa phương.

II. Ý NGHĨA HÌNH ẢNH

Tổng thể logo được nối tiếp từ chủ đề của 
logo Synod XVI; một số chi tiết được giữ lại và kết hợp với yếu tố, hình ảnh diễn tả đường hướng mục vụ đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam đề ra.
Hồng: diễn tả tấm lòng yêu thương, gắn kết và san sẻ trong đời sống Đức tin.
Trắng: con đường dẫn tới sức sống Phục sinh, hướng đoàn người về quê trời trong hân hoan.
Xanh Lá: sức sống tinh thần trong Đức cậy của Dân Chúa, cùng nhau bảo vệ sức sống của tạo vật.
Xanh Dương: diễn tả niềm hy vọng, sự mong chờ niềm vui cứu độ.
Cam: sức nóng của lửa, biểu tượng nguồn ơn Chúa Thánh Thần, diễn tả  nhiệt huyết tông đồ, được chọn tô cho hình ảnh cây sự sống, như muốn tập trung nguồn ơn sức mạnh mà đoàn dân Chúa được lãnh nhận.
Được sử dụng dựa trên 5 màu chủ đạo diễn tả sự đa dạng của Dân Chúa.

III. Ý NGHĨA MÀU SẮC:

4. Cộng đoàn dân Chúa: 7 bóng người đại diện cho các thành phần Dân Chúa cùng bước đi trên con đường hiệp hành: Thanh niên nam nữ, cao niên, thiếu nhi, giáo dân, tu sĩ, giám mục cùng hiệp thông trên nẻo đường loan báo Tin Mừng.

3. Sách Kinh Thánh: Được mở ra và đặt trước cộng đoàn dân Chúa như lời mời gọi và cổ võ đọc Kinh Thánh. Lời Chúa sẽ thấm nhập và lan tỏa trong cuộc sống của từng người; tạo nên nền tảng cho mối hiệp thông giữa các tín hữu và dẫn lối cho bước đi hiệp hành.

2. Hai nhánh Thiên Tuế: Gợi nhớ vinh thắng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Hai nhánh cây vươn lên từ hai bên đoàn người tạo thành con đường kéo dài từ quá khứ đến hiện tại nói lên sự kế thừa đức tin vững mạnh từ cha ông và tiếp tục phát triển đức tin ấy trong tương lai.

1. Cây sự sống: Từ logo của Synod, cây sự sống là cây to lớn, hùng vĩ, tràn đầy khôn ngoan và ánh sáng, đang vươn lên trời cao. Nó là dấu chỉ của sức sống và niềm hy vọng sâu xa, biểu trưng cho thánh giá Chúa Kitô. Cây này đặt dưới Thánh Thể đang tỏa sáng như mặt trời; các nhánh cây được mở rộng theo chiều ngang như đôi tay hoặc đôi cánh, gợi lên hình ảnh Chúa Thánh Thần.
 

https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/hoi-dong-giam-muc-viet-nam-logo-nam-muc-vu-2023-48880
 
Tác giả bài viết: Gb. Nguyễn Thái Hùng
Nguồn tin:  gpbanmethuot.com:
 


VÀI NÉT GỢI Ý ĐỂ HƯỚNG TỚI MỘT GIÁO HỘI HIỆP HÀNH
Giám mục Giuse Đỗ Quang Khang
WGPBN (09.01.2022) - Vào Chúa nhật I Mùa Vọng năm C – 28/11/2021, cùng với toàn thể giáo hội tại Việt nam, giáo phận Bắc ninh chúng ta đã long trọng khai mạc thượng hội đồng giám mục lần thứ XVI cấp giáo phận với chủ đề: Hướng tới một giáo hội hiệp hành.
1. Thuật ngữ ‘hiệp hành’ trong câu chủ đề xem ra là một ý niệm còn khá mới lạ đối với mỗi Kitô hữu chúng ta. Vậy ‘hiệp hành’ nghĩa là gì? Theo tài liệu hướng dẫn thực hiện thượng hội đồng do Tòa thánh ban hành, khái niệm ‘hiệp hành’ hiểu đơn giản là ‘cùng nhau trên một hành trình.’ Nhưng hành trình đó dẫn chúng ta đến đâu? Để làm gì?
Tài liệu giải thích tiếp, chúng ta cùng nhau trên hành trình để thực hiện ba điều: hiệp thông, tham gia và sứ vụ.
1.1. Hiệp thông: Đây có thể là một từ ngữ đã khá quen thuộc với nhiều Kitô hữu, nhưng không dễ để đưa ra một định nghĩa cho thỏa đáng. Khái niệm ‘hiệp thông’ đơn giản có thể được hiểu như kiểu nói: ‘thuận vợ thuận chồng…’, hay ‘bằng mặt và bằng lòng nữa…’. Còn theo kiểu diễn tả của sách Công vụ tông đồ, hiệp thông chính là ‘một lòng một ý’ hay ‘đồng tâm nhất trí.’ Điều ấy được diễn tả rõ nét qua nguyên tắc sống nền tảng của cộng đoàn giáo hội sơ khai như sau: ‘Không ai trong các tín hữu phải thiếu thốn, vì tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, đem số tiền thư được đặt dưới chân các Tông đồ. Tiền ấy được phân phát cho mỗi người, tùy theo nhu cầu.’ (Cv 4,34-35) Như thế, giáo hội thời sơ khai đã lấy nguyên tắc ‘làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu’ như nền tảng tất yếu để xây dựng sự hiệp thông.
1.2. Tham gia: khái niệm này khởi đi từ xác tín nền tảng: cộng đoàn giáo hội là của mọi người, gia đình giáo phận là của mọi người, cộng đoàn giáo xứ là của mọi người, hội đoàn cũng là của mọi người, và gia đình là của mọi thành viên… Như thế mọi người được mời gọi tham gia xây dựng giáo hội, giáo phận, giáo xứ, hội đoàn, gia đình trong tư cách là người thuộc về.
Mỗi người có một phận vụ khác nhau để chu toàn, nhưng mọi phận vụ khi được chu toàn đều nhắm đến một mục đích chung: là xây dựng cộng đoàn. Ai có tiền của thì góp tiền của, ai có công sức thì góp công sức…làm như thế là chúng ta đang xây dựng một cộng đoàn giáo hội tham gia ở mọi cấp độ và bởi mọi thành phần dân Chúa.
1.3. Sứ vụ: Đâu là sứ vụ của mỗi Kitô hữu? Chắc chắn sứ vụ của mỗi Kitô hữu chính là được tham dự vào sứ vụ của Đức Kitô như các bản văn Tin mừng đã trình bày: ‘Người đi khắp miền Galilê, rao giảng trong các hội đường của họ và trừ quỷ.’ (Mc 1,39). Như thế, rao giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa bằng lời nói và bằng đời sống chính là việc làm chính yếu giúp người Kitô hữu chu toàn sứ vụ được ủy thác cho mình khi lãnh nhận bí tích rửa tội. Cụ thể, tối sáng mỗi người Kitô hữu dành ít phút để cầu nguyện với Chúa, xưng tội rước lễ, sống bác ái yêu thương, thật thà… Người Việt nam nói: ‘Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo.’ Nguyên tắc ‘nội công ngoại kích’ ấy chắc chắn sẽ giúp người tín hữu chu toàn sứ vụ khi trở nên khí cụ sắc bén của Chúa Thánh Thần.
Làm được ba điều đó là chúng ta đang một hướng tới một giáo hội hiệp hành:
Cùng nhau hiệp thông: sống thuận hòa với nhau, sống bằng lòng với nhau.
+ Cùng nhau tham gia: mọi sinh hoạt trong gia đình, nơi giáo xứ và ngoài xã hội.
Cùng nhau sứ vụ: khi nỗ lực làm cho gia đình mình trở thành một tổ ấm yêu thương, làm cho giáo xứ trở thành một cộng đoàn sốt sắng, đạo đức, làm cho xã hội nơi mình đang sống được lành mạnh hơn.
2. Đâu là phương tiện để giúp chúng ta hướng tới mô hình một giáo hội hiệp hành như thế?
Tài liệu của Thượng hội đồng lưu ý chúng ta ba động từ:
2.1. Gặp gỡ: Để làm gì? Để tạo ra tương quan giữa chúng ta với nhau. Vậy nếu thời đại bây giờ gọi cho nhau bằng Viber, hay nhắn tin trên Zalo cho nhau đã là gặp gỡ chưa? Có lẽ đó mới chỉ là liên lạc hay trao đổi! Bởi sẽ rất khác, nếu chúng ta có thể diện đối diện trong ánh nhìn, trong sẻ chia, trong những tâm tình mà chỉ tương quan trực tiếp mới thể thực hiện được. Chúng ta có kinh nghiệm rất rõ thế nào là gặp gỡ trong những ngày dịp lễ Tết. Việc đến tận nhà để gặp nhau, diện đối diện, tay bắt mặt mừng – mới cho chúng ta một kinh nghiệm của gặp gỡ đúng nghĩa.
2.2. Lắng nghe: chúng ta dễ gặp gỡ để nói, chứ ít gặp gỡ để lắng nghe. Nhưng lắng nghe mới là điều Đức giáo hoàng Phanxicô muốn chúng ta thực hiện trong Thượng hội đồng lần này. Nên biết nghe người khác hơn là nói cho người khác nghe; vì biết nghe thì khó hơn là nói. Vì chính lắng nghe sẽ giúp ta hiểu người khác để cảm thông với họ, hơn là chỉ muốn nói để mong người khác hiểu và cảm thông với mình.
2.3. Phân định: Một từ khác quen thuộc trong linh đạo Kitô giáo, nhưng xem ra cũng còn lạ lẫm với anh chị em Kitô hữu. Vậy phân định nghĩa là gì?
Thông thường, chúng ta tới gặp nhau để họp bàn điều gì đó, rồi biểu quyết để thực hiện theo ý kiến của đa số. Các tổ chức xã hội dân sự vẫn quen làm như thế. Tuy nhiên, đây có thể là cơn cám dỗ cho các sinh hoạt trong mỗi cộng đoàn giáo xứ hiện nay. Vì đấy không phải là phân định.
Cộng đoàn giáo hội nếu không cảnh giác sẽ có nguy cơ thực hiện như thế trong mọi hoạt động của mình. Nghĩa là sau khi mọi người đã gặp gỡ và lắng nghe nhau, cộng đoàn sẽ đi đến biểu quyết để lấy ý kiến chung cuộc. Nhưng nhiều khi việc lấy ý kiến chung cuộc chỉ mang tính hình thức. Vì cuối cùng, ý chung cuộc cũng vẫn là ý của đức cha, hay ý của cha xứ, hoặc ý người đứng đầu hội đoàn! Điều ấy hoàn toàn có nguy cơ dẫn cộng đoàn giáo hội đi đến chỗ trở thành một tổ chức độc tài nhưng với vỏ bọc tôn giáo mà không dễ ai có thể phản kháng lại được! Bên cạnh đó, cũng có những cộng đoàn đang nỗ lực xây dựng mô hình lấy ‘giáo dân làm gốc’ như các tổ chức dân sự đang thường làm. Cha xứ, dù là người đứng đầu, nhưng chỉ đóng vai là người thừa hành mọi ý kiến chung. Tuy nhiên, cách làm này lại có nguy cơ dẫn giáo hội đi đến một mô hình xem ra lý tưởng của nhiều thể chế dân sự chủ trương dân chủ, nghĩa là mọi quyết định được thực hiện luôn là ý kiến của đa số.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu không hề dạy chúng ta xây dựng một cộng đoàn giáo hội theo kiểu một tập thể xã hội độc tài hoặc dân chủ như mọi thể chế mà nhiều quốc gia vẫn thường làm. Không!
Một cộng đoàn giáo hội của Chúa Kitô không thể là một tập thể dân chủ, càng không phải là một tập thể độc tài!
Nói như thế ta mới hiểu tầm quan trọng của từ phân định – nghĩa là sau khi mọi người đã gặp gỡ và lắng nghe nhau, chúng ta cần có thời gian để suy xét xem, dựa trên những điều chúng ta đã nghe nhau, đâu là ý Chúa? Và khi đã nhận ra được ý Chúa, cộng đoàn dốc lòng thực hiện cho bằng được. Làm như thế mới gọi là phân định.
Bộ ba chân vạc – gặp gỡ, lắng nghe và phân định – chính là phương thế giúp mỗi Kitô hữu chúng ta hướng tới một giáo hội hiệp hành: nghĩa là cùng nhau hiệp thông, cùng nhau tham gia và cùng nhau sứ vụ.
3. Chủ đề ‘hướng tới một giáo hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ vụ.’ của thượng hội đồng giám mục thế giới lần XVI không nhằm khích lệ chúng ta cố gắng tìm cách giải thích để hiểu hết các ý niệm được đưa ra, nhưng là một cơ hội giúp chúng ta rà soát lại lối sống đức tin của mỗi người, cũng như cách thức và nguyên tắc xây dựng trong cộng đoàn, nhiều khi đã thành thói quen, nhưng cũng tồn tại không ít những khuất tất, đang khi không dễ trong một sáng một chiều mà có thể nhận ra và giải gỡ hết được.
Thời gian thực hiện thượng hội đồng giám mục thế giới lần XVI cấp giáo phận, nếu nhìn trong lăng kính của Thánh Phaolô, thì ‘Đây là lúc thuận tiện… đây là ngày cứu độ…’ (2Cor 6,2).
Hãy đi và hãy làm như thế.’ (Lc 10,37) Lời Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? Đã đến lúc, mỗi chúng ta hãy xắn tay áo lên và làm cho giáo hội tại mỗi địa phương mình đang sống trở thành một ‘giáo hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ vụ.’

 
Bắc Ninh, 9 tháng 01 năm 2022
+Giuse Đỗ Quang Khang
Giám mục phó Bắc Ninh

 

Dẫn nhập

  1. Cám ơn anh chị em đã hưởng ứng tích cực trước những hướng đi của Đức Phanxicô và qua đó của toàn GH, trong đó có GH tại VN. Chúng ta đã luôn cầu nguyện và hiệp thông với GH hoàn vũ, được cụ thể hoá nơi vị Đức Phanxicô, đại diện Vị Chủ Chăn Tối Cao và Nhân lành của GH, Đức Giêsu Kitô.

  2. Đó chính là công trình của Thánh Thần nơi tất cả chúng ta. Đó là cảm thức đức tin, là bản năng đức tin mà dầu Thánh Thần luôn đảm bảo cho chúng ta trong chân lý Tin mừng. Chúng ta hãy can đảm tiến bước.

  3. Hôm nay, xin được chia sẻ với anh chị em, cách riêng các tu sĩ, về GH hiệp hành. Nhưng với chủ đề khác: Hãy nhìn, hãy sống, hãy là GH từ bên trong.

  4. Xin anh chị em hiểu cho, bài này tôi hướng tầm nhìn cách riêng tới các tu sĩ nam nữ. Nhưng không phải như một giới riêng biệt. Song đúng hơn, như những tín hữu, như những môn đệ Đức Kitô được thôi thúc để sống ơn gọi thánh tẩy một cách sung mãn và tròn đầy hơn. Nó không tạo cho các tu sĩ nam nữ như một thành phần ưu tuyển cho bằng là một chứng từ sống động để nói rằng ơn gọi thánh tẩy, ơn gọi theo Đức Kitô cách triệt để là có thể được trong ơn sủng của TC, đấng hoàn thành những gì tốt đẹp ngài đã khởi sự nơi các  tín hữu Đức Kitô.

ĐỊNH VỊ NGƯỜI TU SĨ

  1. Một cách sơ lược, chúng ta biết rằng đời sống tu sĩ được phát sinh từ đời sống thánh tẩy trong đó có một nhịp độ kép: thoát ra khỏi lối sống và hành động của thế gian và hoàn toàn hiến mình cho TC.

  2. Vatican II đã muốn canh tân đời tu sĩ bằng cách kêu gọi trở về nguồn, bỏ đi những gì không làm sáng tỏ giá trị cội nguồn của đoàn sủng và thích ứng, nghĩa là, can đảm trình bày đoàn sủng ấy một cách mới mẻ trong sự trung thành. Đó không phải chỉ là một sự thay đổi suông, như thể đi mỹ viện. Phải hơn, đó là một cuộc hoán cải mang tính GH ngay trong hoàn cảnh hôm nay của mỗi tu sĩ, xét như cộng đoàn, hội dòng và cá nhân. Công đồng đảm bảo rằng giá trị đời tu không nằm ở chỗ quyền bính, phẩm trật trong GH, nhưng liên quan đến sự thánh thiện của một GH hoàn toàn đam mê TC và đam mê những con người. Và đó là một trong những chọn lựa cao quý nhất mà một người tín hữu có thể làm được.

  3. Ơn gọi tu sĩ có thể coi như triều thiên của cộng đoàn đức tin. Ơn gọi đó không đến cách ngẫu hứng hay bất chợt. Nó luôn có chỗ rất lớn dành cho công nghiệp, cầu nguyện, chứng tá của cộng đoàn GH. Song không phải lúc nào ta cũng thấy được điều đó. Nó xuất phát từ GH, sống và tăng trưởng trong GH và vì GH.

  4. Đức Phaolô VI, Gioan Phaolô II, và Bênêđictô XVI, Đức Phanxicô lại cho thấy rằng người tu sĩ ở tận sâu trong lòng GH. Trực giác đó, chị Têrêsa Hài đồng, diễn đạt rất đúng: trong GH tôi muốn là tình yêu. Nếu vậy, ta phải xác định mạnh mẽ rằng: từ tình yêu mãnh liệt đối với Đức Giêsu nhất thiết phát sinh tình yêu mến dành cho GH, bất chấp GH có là gì đi nữa. Ta không được để hai tình yêu đó tách rời hay cao thấp. Người tu sĩ cùng lúc hiến thân tuyệt đối cho Đức Kitô, thì cũng cùng lúc sống chết cho GH, Hiền thê của Ngài. Trực giác này không diễn đạt bằng lời, song bằng đời sống: một chị Teresa Calcutta, một Maximilian Kolbe, một Phanxicô Assisi, một Gioan Bosco, một Ignatio hay Anphongso. Ta chỉ kể ra một số rất nhỏ.

  5. Vậy: người tu sĩ phải ở trong lòng GH cách mãnh liệt, phải cùng nhau bộc lộ GH là gì và GH sống cho điều gì. Ta có thể nói không sợ sai, song thật mạnh mẽ và thách đố rằng người tu sĩ, cá nhân cũng như cộng đoàn, giống như là một GH thu nhỏ để nói cho thế giới biết rằng Đức Kitô là trên hết, Thiên Chúa tình yêu lấp đầy mọi khát vọng yêu thương và tự do của con người và phụng sự TC trong GH là một niềm vui khôn tả.

  6. Tại sao phải đặt mình ở trong: GH nhìn từ bên ngoài, ta cũng chỉ thấy những mảnh lắp ghép của cơ sở, thể chế, hiệp hội, hội đoàn. Và chúng chẳng là gì cà, nếu đúng là thể. Nhưng điều ấy mới chỉ là một mảnh của sự thật. Trong Giáo hội, chúng ta đang ở trong bình diện đức tin. “tôi tin có Hội thánh duy nhất...” Giống như ở ngoài nhà thờ chính toà, các tấm kiếng màu chỉ như là những tấm kiếng thô kệch, không đồng nhất. Chỉ khi ở trong chúng ta mới nhận ra vẻ đẹp của bức tranh xuyên qua những tấm kính khác nhau đó. Đó chính là điều đức Giêsu trong Tin mừng Marcô nói về người ở bên trong và bên ngoài đối với những dụ ngôn của ngài.

ĐỊNH VỊ NGƯỜI TU SĨ, CÁ NHÂN VÀ CỘNG ĐOÀN, TRONG THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC 2021-2023

  1. Câu hỏi thường đặt ra: chúng tôi, các tu sĩ, đóng góp gì cho Thượng Hội đồng Giám mục? Trong đó, ta có thể thấy ít nhất hai điều này: tôi và cộng đoàn tôi đóng góp cho Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới một vài ý kiến, một số thách đố, một số vấn đề mà Giáo hội đang gặp phải tại địa phương tôi. Và thứ đến, Thượng Hội đồng Giám mục thật xa với chúng tôi. Bất quá chúng tôi chờ mong kết quả của những vị chuyên viên đưa ra, cũng như tông huấn hậu Thượng hội đồng Giám mục đó. Rồi thêm vào kho thư viện của chúng tôi. Nói tắt, Thượng Hội đồng Giám mục không phải của chúng tôi. Chúng ta đã từng làm như thế. Các Thượng Hội đồng Giám mục có tác động gì mấy trên chúng ta đâu. Không phải là nhiều chuyện khác gần chúng ta hơn hay sao?

  2. Thái độ sống đó đúng là thái độ “chúng tôi đã từng làm như vậy mà”. Nhưng đó lại là điều mà Đức Phanxicô xác quyết: Không được nữa rồi. Nó chỉ bộc lộ một thái độ xa lạ, nếu không nói là dửng dưng, đối với Giáo hội thiết thân với ý nghĩa và đời sống của tôi.

  3. Chính điều này cho chúng ta thấy: GH vẫn còn là một thực thể xa với chúng ta cách nào đó. Thực tại GH vẫn chưa phải là mối quan tâm canh cánh bên lòng chúng ta. Và điều này, chúng ta muốn thay đổi, canh tân.

  4. Trong nhiệm vụ xây dựng Giáo hội, Đức Phanxicô mời gọi dân Chúa, và dĩ nhiên, các tu sĩ hăng hái, sẵn lòng và quảng đại để làm cho Thượng Hội đồng Giám mục này trước hết và tiên vàn là cho từng cộng đoàn: gia đình, dòng tu, giáo xứ, giáo phận, vùng miền, hoàn vũ. Nghĩa là nó muốn mang lại một sức năng động mới cho đời tin, cậy, mến nơi mỗi cộng đoàn.

  5. Thật không vậy? Hay chỉ là “tưởng tượng”, nếu không nói là bịa đặt. Rất thật là thế. Trong tài liệu làm việc, chúng ta thấy đưa ra những điều cốt lõi để duyệt xét.

Những đề tài ấy là như sau:

  1. Những người bạn đồng hành: “Trong Hội thánh và xã hội, chúng ta sát cánh bên nhau trên cùng một nẻo đường”. Điều này có quả thực đang được sống trong các cộng đoàn giáo hội: gia đình, các hội đoàn, giáo xứ. Toàn nhóm giáo hội chân thành và can đảm duyệt lại và nhận diện xem những ai đang là những người ở bên lề cuộc đời của chúng ta, như cá nhân và như cộng đoàn GH. Những thành phần nào trong giáo xứ, trong giáo hội không có chỗ trong chúng ta; nếu có, bức tranh về một GH hiệp hành quả là chưa tròn.

  2. Lắng nghe: “là bước đầu tiên, đòi hỏi khối óc và con tim rộng mở, không thành kiến.” Điều GH hiệp hành được gọi để làm không gì khác hơn là LẮNG NGHE. Đã có một thời gian ecclesia discens và ecclesia docens tách lìa nhau đến độ phẩm trật là THẦY DẠY, còn giáo dân là HỌC TRÒ. Ta đã đánh mất một điều quan trọng: Toàn GH đều là học trò/môn sinh. Và chỉ khi nào GH hoàn toàn là môn sinh, GH mới có thể là thầy dạy. Mãi mãi GH là người môn đệ. Nếu đúng là như vậy, thì chúng ta lắng nghe được gì từ các thành phần Dân Chúa, từ những người ở xa và bị loại bỏ? Có một loại ‘diễn đàn’ cho họ không? Nhưng ý nghĩa không phải là thực hành một kiểu cách dân chủ “vox populi, vox dei”, nhưng là để lắng nghe Thần khí tự do đang thổi nơi các Giáo hội.

  3. Phát biểu: “mọi người được mời gọi can đảm (parrhesia) lên tiếng” cách tự do, trong chân lý và bác ái. Tài liệu chuẩn bị mời gọi mọi phần tử GH chia sẻ những nghĩ suy của mình, theo như Thần khí thúc đẩy và khởi hứng. Chính trong sự bạo dạn của đức tin này, nguyên lý được Đức Gioan XXIII nhắc lại từ Augustinô phải được hiện thực một cách mới mẻ: Trong những điều cốt yếu, ta hiệp nhất; trong những gì không cốt yếu, ta được tự do, và trong mọi sự, có đức ái.” Như thế, sự bạo dạn ở đây không có nghĩa là đấu tranh đảng phái, lập trường, nhưng là sự bạo dạn của đức ái, một đức ái hy vọng mọi sự, tin tưởng mọi sự, tha thứ mọi sự. Như thế, làm sao để nói lên được điều quan trọng đối với chúng ta?

  4. Cử hành. Chính trong ánh sáng đó, sự tụ họp của Giáo hội hiệp hành không phải là một sự tụ họp xã hội, giao lưu. Không. Đúng hơn, đây là một cuộc cử hành, cuộc canh tân giao ước, giống như Dân Israel quy tụ ở Sinai, ở Giêrusalem sau thời lưu đày (x. Nkm 81-9:37; Er 6:19-22). Tụ họp để cử hành TC ở giữa chúng ta.[1] Chính vì thế, cùng nhau tiến bước trong GH không chỉ tuỳ vào thiện chí của con người mà thôi. Nó phải khởi sự và dẫn vào cầu nguyện dựa trên Lời Chúa và trung tâm là Thánh Thể. Lời Chúa và Thánh Thể phải chi phối những quyết định quan trọng của cộng đoàn để phục vụ Nước Thiên Chúa giữa những con người đau khổ.

  5. Đồng trách nhiệm trong sứ vụ. Chúa không trao cho mỗi người chúng ta một sứ mệnh riêng biệt. Không phải. Toàn GH chỉ nhận lãnh một sứ mệnh của chính Đức Giêsu.[2] Chính Đức Giêsu cho toàn GH chia sẻ sứ mệnh của ngài: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh chị em.” Không có một sứ mệnh cá nhân trong GH. Chính vì thế, tất cả đều đồng trách nhiệm trong việc thực thi sứ vụ, dẫu với những hình thức hay dạng thức khác nhau theo ơn gọi riêng của mình. Chính trong GH-môn đệ truyền giáo, mỗi người chúng ta là môn đệ truyền giáo, chứ không chỉ làm việc truyền giáo.[3] Chúng ta hiệp hành để thành cộng đoàn giáo hội truyền giáo. Nhất thiết cần làm cho mọi tín hữu thấy trách nhiệm chia sẻ, loan báo Tin mừng khi mình được tin mừng hoá, như một chứng nhân.

  6. Đối thoại trong Hội thánh và xã hội. Thách đố rất lớn trong GH tiền Vatican II liên quan đến đối thoại. Thách đố ấy đã được Vatican II giải gỡ bằng cách dứt khoát đến với thế giới, đi vào thế giới và đối thoại với mọi người, kể cả anh chị em vô thần. Vatican II đã nhận ra đối thoại chính là phương cách của TC cứu độ con người và quy tụ nhân loại. Chính dựa trên chân lý này mà GH buộc phải đi vào đối thoại như phương cách thiết yếu để mời gọi con người đến với tình yêu cứu độ. Phương cách này làm cho GH trở thành người bạn đồng hành với thế giới.[4] Nếu đó là sự thật, thì đối thoại có chỗ đứng nào trong các cộng đoàn GH và từ đó trong các cộng đoàn xã hội. Các tín hữu Chúa Kitô đối thoại thế nào với các thực tại văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội, người nghèo? đấy là cách sống một GH hiệp hành vậy.

  7. Với các hệ phái Kitô hữu khác. Toàn GH đều nhận ra sự chia rẽ trong lịch sử GH đã làm cho chiếc áo không đường may của Chúa Kitô đã bị rách nát. Nó đã thành muôn mảnh. Đó là sự phản chứng nặng nề. Và vì thế, Vatican II đều đặt đại kết trở thành một nghị sự thiết yếu, một đích tới cho mình.[5] Dẫu còn dài đến mấy, thì con đường đại kết mà Vatican II nêu ra và tiến bước không thể ngừng lại nữa. Nếu thế, một GH hiệp hành mới có khả năng hiệp nhất với anh chị em Kitô hữu khác để cùng tiến bước về TC trên những nẻo đường nhân sinh. Chính Công đồng Vatican II đã mở ngỏ rằng đang khi việc đại kết theo khía cạnh giáo lý còn một đường xa lắm, thì GH vẫn có thể cùng với anh chị em hệ phái Kitô hữu khác cộng tác trong việc biến đổi xã hội, truyền giáo, bác ái... Một GH hiệp hành sẽ tìm được lối đi đại kết của mình.

  8. Thẩm quyền và tham gia. Chúa Giêsu không thiết lập một GH “cá đối bằng đầu”. Ngài đã thiết lập một Tông đồ đoàn trong đó Phêrô kiện cường anh em mình. Ngài muốn có một Giám mục đoàn trong đó Giám mục Roma như nguyên lý và nền tảng hữu hình của sự hiệp nhất của GH. Nhưng điều đó không huỷ bỏ, trái lại, còn đẩy mạnh sự tham gia. Sự hiệp thông không thể chỉ ngừng lại trên lý thuyết, song phải được hiện thực và tỏ lộ mạnh mẽ trong sự tham gia. Thẩm quyền và tham gia không phải là hai cực đối kháng nhau. Đó là hai thực tại tương thuộc nhau, vốn vẫn luôn thường căng thẳng với nhau. Chính vì thế, một GH hiệp hành cũng là một GH hình thành được tiến trình lấy quyết định mà trong đó mọi người đều cảm nhận được tham gia, cho dù những quyết định được lấy không hoàn toàn được nghe theo. GH hiệp hành không thể là một GH bị cào bằng hay “cá mè một lứa”, song cũng không phải là một GH “vô ngã”, một tập thể không người chịu trách nhiệm cuối cùng.

  9. Phân định và quyết định. Tiến trình hiệp hành ta theo đuổi không chỉ lắng nghe. Đó chỉ là bước đầu. GH còn phải phân định và đi tới quyết định hiện thực những gì Chúa tác động ở đây và lúc này vì những con người.[6] Thánh Phaolô không chỉ nói các cộng đoàn GH không dập tắt các thần khí, song còn phải phân định các Thần khí. Vatican II nói đến việc đọc dấu chỉ thời đại để biết được ý định của TC. Thần học hiện đại luôn đặt mình trong bối cảnh nhân sinh để suy niệm điều Chúa nói cho các Giáo hội. Làm sao để tiến trình phân định và quyết định xuất phát và làm hiển hiện “sự vâng phục Thần khí của cả cộng đoàn.” Ta cần tìm ra phương cách hiện thực điều này.

  10. Tự đào tạo trong tiến trình hiệp hành. TC luôn kiên trì huấn luyện các tông đồ và môn đệ Ngài. Ngày nay, Ngài cũng tiếp tục huấn luyện các tín hữu qua tiến trình hiệp hành. Khi chia sẻ chân thành ngự trị trong một cộng đoàn, các thành phần được đào tạo sâu xa, vì nó đi vào nội tâm. Tiến trình cùng nhau phân định và quyết định lại là cách Thiên Chúa huấn luyện con cái mình, là cách người tín hữu đào tạo chính mình để nên người môn đệ lắng nghe ngày một hơn và nhờ đó trở thành vị thầy linh đạo. Tiến trình này là cách thức TC đang biến đổi trái tim của người môn đệ thành trái tim của Chúa Giêsu. Đó là trái tim mới của người môn đệ vậy.

Mười chủ đề cốt lõi này làm lộ hiện một GH không chấp nhận quy chiếu về chính mình, khi biết rằng đó là cám dỗ thường hằng của mình. Chúng cho thấy một GH chỉ lấy Chúa Kitô và cung cách của Ngài làm tiêu chuẩn hành động và sống cho mình. Chúng cho thấy một GH không sống theo kiểu hoài cổ với chuẩn mực “trước kia chúng tôi đã từng làm như thế.

  1. Thượng Hội đồng Giám mục này mong đợi cộng đoàn tu sĩ sẽ tỏ lộ được một cộng đoàn môn đệ được thương mến của Đức Kitô khi thực sự lấy TIÊU CHUẨN: CÙNG NHAU ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỨC GIÊSU KITÔ Là cách sống và hành động của mình: lắng nghe – phân định – tiến bước cùng nhau. Không phải một thành phần nào kéo lê mọi phần khác. Trái lại, mọi người lấy tư cách vai chính của mình.

ĐỊNH VỊ NGƯỜI TU SĨ TRONG GIẤC MƠ CỦA TOÀN GH ĐỂ XÂY DỰNG MỘT GH HIỆP HÀNH

  1. CÙNG MƠ VỀ MỘT GH DÙNG TOÀN BỘ NHỮNG GÌ MÌNH CÓ VÀ MÌNH LÀ CHO SỨ MỆNH LOAN BÁO NTC

  1. Ước mơ của Vatican II là trình bày một GH dân TC, tất cả cùng nhau tiến về sự thánh thiện của Tin mừng. Không một ai trong GH không được kêu gọi tới đó. Điều ấy toàn GH đã nỗ lực và bộ mặt GH với Vatican II đã để lại những vẻ đẹp không thể chối cãi.

  2. Nhưng thời gian với những lo lắng sự đời có thể làm phai nhạt sự nóng cháy này. Tất cả chúng ta đều kinh nghiệm như thế, y hệt như các tín hữu sơ khai, chẳng hạn tín hữu Thessalonica đã mỏi mệt chờ mong Chúa đến. Và TC không mệt để nhắc lại và thúc đẩy chúng ta một lần nữa. Ngài không mệt để quay trở lại với chúng ta, động viên chúng ta, như đã từng tăng sức và động viên cho Elia trên đường dài tới núi Horeb trong cơn bị bách hại do hoàng hậu Izabel. Ngài là vị mục tử nhân lành, có những lúc đi đầu đoàn chiên, có những lúc đi giữa đoàn chiên, và có những lúc đi cuối cùng đoàn chiên để đảm bảo rằng “những gì Cha đã ban cho tôi, tôi không để mất một ai”.

  3. Đức Phanxicô cho thấy rằng Vatican II cũng muốn cả một sự hoán cải trong cơ cấu, trong mục vụ, chứ không chỉ trong thiêng liêng và thần học mà thôi. Mạnh mẽ hơn, ngài còn nói đến một sự hoàn cải của quyền giáo hoàng (conversion of papacy), để mang tính tập đoàn hơn nữa, để bộc lộ GH đúng là dân TC hơn nữa, vì GH và Synodos, cùng đi với nhau cho sứ mệnh, thì đồng nghĩa.

  4. Chính vì thế, ngài xác quyết TC muốn GH của thiên niên kỷ thứ ba phải trình bày được một diện mạo GH hiệp hành.

  5. GH đó cùng chung tay dùng tất cả những gì mình có và mình là cho việc truyền giáo, không được hiểu như một sự chiêu mộ tín đồ, cho bằng là “không thể không nói lên điều tai nghe mắt thấy” về chính Đức Giêsu và tình yêu của ngài dành cho con người. GH không còn làm một vài việc tông đồ hay việc truyền giáo, song toàn GH là môn đệ truyền giáo. Không một ai trong GH được miễn khỏi sứ mệnh này. Trực giác này được chị Têrêsa diễn đạt khi được tuyên phong là bổn mạng các vùng truyền giáo. Tất cả các bệnh nhân trong GH đều tham dự vào sứ mệnh này bằng cách biết rằng những đau khổ của họ mang một sắc thái mới, một ý nghĩa mới khi tham dự vào mầu nhiệm khổ nạn của Đức Kitô vì nhân loại. Một GH sống niềm vui đến độ dám ra khỏi vùng yên ổn và thoải mái của mình để làm bạn với những người bị đẩy ra ngoài lề; để băng bó vết thương cho những người thương tổn như thể mình thật sự là kẻ bị thương; để khóc với nhân loại đang khóc dưới mãnh lực xâu xé của THẦN TÀI.

  6. Băng bó vết thương có nghĩa là DÁM ĐẶT MÌNH VÀO TÌNH TRẠNG BỊ NGUY CẤP ĐỂ CHO NGƯỜI BỆNH ĐƯỢC SỐNG. Đó là cách nhập thể lối sống của chính Đức Giêsu đến để chết cho người khác.

  1. DỰA TRÊN KINH NGHIỆM HIỆP THÔNG CHÚA BAN CHO CÁC TU SĨ

  1. Mọi ngày trong cộng đoàn tu sĩ, những con người cùng một chí hướng luôn gặp nhau; mỗi tháng đều tụ họp lại để phân định Ý Chúa. Như thế, xét trên nguyên tắc, sự hiệp thông được tỏ lộ như bầu khí các tu sĩ sống, làm việc, hoạt động và cử hành.

  2. Như chúng ta đã rõ: hình ảnh lý tưởng được Luca vẽ ra trong sách Công vụ về cộng đoàn tín hữu sơ khai một lòng một chí quanh Chúa Giêsu được đại diện bởi các tông đồ được hiện thực một mức nào đó trong cộng đoàn tu sĩ. Các vị sáng lập dòng đều lấy cảm hứng thần linh từ đó cho đặc sủng/đoàn sủng của mình.

  3. Cộng đoàn tu sĩ được Đức Gioan Phaolô II định nghĩa như cộng đoàn hằng ngày bước theo linh đạo hiệp thông trong đó huấn luyện chúng ta thành những người có thể nhìn thấy Đức Giêsu Kitô nơi mọi người, nhất là những người bị bỏ ra bên lề.

  4. Tuy nhiên, nhiều lần chúng ta nghĩ về người khác hơn là trong chính cộng đoàn mình: trong cộng đoàn tu sĩ có ai bị loại ra ngoài lề không? Cộng đoàn tu sĩ có thực sự cùng nhau phân định Thánh Thần đang nói cho mình hay không? Cộng đoàn dám đón nhận tiêu chuẩn sống truyền giáo hơn là “bo bo bảo tồn những cơ sở và cơ cấu” hay không? Nếu duyệt xét được như thế, thì đó đã là một đóng góp quý báu cho Thượng Hội đồng Giám mục 2021-2023 rồi. Như vậy chính tiến trình hình thành một GH hiệp hành trở thành “phần rỗi” cho cộng đoàn tu sĩ, vì cộng đoàn đó đang được Thánh Thần đào tạo thành cộng đoàn tu sĩ hiệp hành.

  5. Hiệp hành là cấu tố của GH; cũng là “cấu tố” của cộng đoàn tu sĩ vậy. Nơi đó, quyền bính là một tác vụ, sự phục vụ chân thật. Hình ảnh “Kim tự tháp lộn ngược” nói gì cho cộng đoàn tu sĩ? Đơn giản: những người đứng ở dưới người khác như người tôi tớ. Và một điều tỏ lộ hơn hết: ecclesia docens và ecclesia discens không còn chia tách nữa. Phải hơn ecclesia docens sẽ sai lầm nếu trước đó không phải là ecclesia discens; học kép: TC và con người.

  6. Lắng nghe, Phân định trong đối thoại là chuyện thường hằng chứ không phải tuỳ dịp. Không ảo tưởng được: đừng hòng có một GH hiệp hành, một cộng đoàn tu sĩ hiệp hành, một GH hiệp hành tại gia mà không có đối thoại. Không thể có GH ấy, nếu chỉ “bằng mặt chứ không bằng lòng”, không thể dám gặp nhau để thảo luận các vấn đề chung cũng như riêng; kinh nghiệm này, Đức Phanxicô đã nói nhiều lần bằng những hạn từ, thí dụ rất cụ thể và hiện sinh.

  7. Sự lắng nghe, phân định và đối thoại đây không phải là chuyện tìm đa số theo kiểu chính trị dân chủ hay đảng phái. Nó bộc lộ ý nghĩa sâu xa của sự hiệp thông: hiệp thông với Thánh Thần, với các sự thánh và với các thánh. Nhưng nó còn diễn đạt sự hiệp thông phẩm trật (communio hierarchica), sự hiệp thông của các GH (communio ecclesiarum) và s75 hiệp thông các tín hữu (communio fidelium) và tất cả nói lên một sensus fidei fidelium: không thể sai lầm trong đức tin và phong hoá nhờ dầu Thánh Thần. Giống như LG chương hai bối cảnh hóa chương 3 (phẩm trật) và chương 4 (giáo dân) thì communio fidelium bối cảnh hoá communio ecclesiarum và communio hierarchica.

  1. GIÁO HỘI HIỆP HÀNH TRONG TRUYỀN GIÁO

  1. Dân Chúa vui mừng vì trong đại dịch, anh chị em tu sĩ đã chung tay góp sức như một Giáo hội ra khỏi chính mình, chết cho chính mình để anh chị em chúng ta được sống, được an ủi, được yêu thương.

  2. GH hiệp hành không có mục đích nào khác hơn là trở thành cộng đoàn môn đệ truyền giáo. Không chỉ là làm vài việc truyền giáo, song là trở thành GH truyền giáo. Điều này mới đảm bảo cho chúng ta truyền giáo không phải là chuyện chiêu dụ tín đồ.

  3. Lắng nghe, phân định và đối thoại để thấy rõ ý định cứu độ của TC xuyên qua chúng ta: thanh tẩy và biến đổi chúng ta thành dụng cụ hữu hiệu của tình thương ngài.

KẾT LUẬN

  • Hạt nhân sinh động của tiến trình xây dựng một GH hiệp hành.

  • Đòi hỏi ba điều: thời gian. Không thể vội vàng, một sớm một chiều sẽ có ngay một GH hiệp hành: ăn tô cháo nóng phải chậm chậm đi từ vành ngoài; một sự xây dựng lại, phục hồi không chỉ những truyền thống linh đạo của Giáo hội hay những cơ cấu Thượng Hội đồng Giám mục, nhưng là khôi phục nguồn mạch cảm thức đức tin (resourcement of the sensus fidelium), một sự phục hồi việc dân Chúa như cộng đoàn nhớ lại ơn sủng tuyệt vời được ban cho mình; và sứ mệnh: Dân chúa nhìn vào trong chính mình, qua những thực hành hiệp hành và cơ cấu, để sống trung thành giữa những bối cảnh đặc thù, nhưng còn học để sống tiếng gọi tông đồ là gặp gỡ người khác và chia sẻ tin mừng.
     

    Ước mong những bài học ngắn gọn này sẽ giúp anh chị em trong giáo phận Long Xuyên chúng ta hiểu được ý nghĩa sâu xa của chủ đề THĐGM và góp ý tích cực cho THĐGM. 

    BÀI 1: THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC LẦN THỨ XVI – 2023: ĐỊNH NGHĨA, NGUỒN GỐC, KHÁC BIỆT, CHỦ ĐỀ
    Bài 2: GIỚI THIỆU CẨM NANG & BỐI CẢNH CỦA THĐGM XVI & ĐỊNH NGHĨA TÍNH HIỆP HÀNH
    BÀI 3: MỤC ĐÍCH VÀ CHỦ ĐỀ CỦA THĐGM XVI
    Bài 4: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA MỘT TIẾN TRÌNH HIỆP HÀNH
    Bài 5: THÁI ĐỘ THAM GIA TIẾN TRÌNH HIỆP HÀNH
    Bài 6: CÁC CẠM BẪY CẦN TRÁNH TRONG TIẾN TRÌNH HIỆP HÀNH
    Bài 7: THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XVI DIỄN TIẾN THẾ NÀO?


     

    1- Thượng Hội Đồng Giám Mục là gì?
    Thượng Hội Đồng Giám Mục (THĐGM) là hội nghị các Giám Mục được tuyển chọn từ các miền khác nhau trên thế giới, nhóm họp định kỳ để cổ vũ sự hiệp nhất mật thiết giữa Đức Giáo Hoàng Rôma và các Giám Mục, cũng như góp ý với Đức Giáo Hoàng về những vấn đề liên quan đến các hoạt động của Giáo Hội.

    2- Nguồn gốc Thượng Hội Đồng Giám Mục?
    THĐGM được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thiết lập ngày 15 tháng 9 năm 1965 qua Tự sắc Apostolica Sollicitudo, nhằm đáp lại nguyện vọng của các nghị phụ Công đồng chung Vaticanô II. Thông thường, khoảng ba năm thì THĐGM thường lệ sẽ diễn ra một lần. Tuy nhiên, cũng có THĐGM ngoại lệ và THĐGM đặc biệt, tất cả đều do Đức Giáo Hoàng triệu tập.

    3- Thượng Hội Đồng Giám Mục đóng góp gì cho Giáo Hội?
    - Duy trì sự hợp nhất và cộng tác chặt chẽ giữa Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục trên thế giới.
    - Thông tin trực tiếp và chính xác về tình trạng và các vấn đề liên quan đến đời sống Giáo Hội hoàn vũ cũng như những việc Giáo Hội phải thực hiện trong thế giới hôm nay.
    - Tạo điều kiện để thống nhất quan điểm, ít là về những điểm quan trọng trong giáo thuyết và đời sống Giáo hội.

    4- Có bao nhiêu Thượng Hội Đồng Giám Mục đã diễn ra?
    Cho đến nay, đã có 15 THĐGM thường lệ, 3 THĐGM ngoại lệ và  11 THĐGM đặc biệt.

    5- Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XVI có điều gì khác với những lần trước?
    Ngày 15 tháng 09 năm 2018, với ý muốn canh tân Thượng Hội Đồng Giám Mục, Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành Tông hiến Episcopalis communio (Sự hiệp thông Giám Mục)Tông hiến quy định rằng từ nay có thêm giai đoạn tham khảo ý kiến Dân Chúa ở các giáo hội địa phương với tiến trình kéo dài 3 năm theo 3 giai đoạn: giáo phận, châu lục và hoàn vũ.
    Vì thế, THĐGM thường lệ lần thứ XVI là THĐGM đầu tiên áp dụng Tông hiến này. Có nghĩa là từ THĐGM này trở đi, các THĐGM không chỉ đơn thuần là một đại hội của các Giám Mục mà còn là hành trình dành cho tất cả các tín hữu thuộc các Giáo hội địa phương tham gia vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế của Giáo hội hoàn vũ.
    Đặc biệt, THĐGM lần này mong muốn người nghèo và người bị loại trừ trong Giáo hội cũng được thình ý: “Cuối cùng, điều quan trọng cơ bản là người nghèo và người bị loại trừ cũng được cất tiếng nói, chứ không chỉ những người có vai trò hoặc trách nhiệm nào đó trong các giáo hội (địa phương). (trích “Tài liệu chuẩn bị, số 31).

    6- Chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XVI là gì?
    Chủ đề của THĐGM lần thứ XVI là Hướng đến một Giáo hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia, sứ vụ.
     

    1. Giới thiệu cẩm nang.
    Về chủ đề: Hướng đến một Giáo hội hiệp hành: Hiệp thông, tham gia, sứ mạng; chúng ta có hai tài liệu chính: 1/ “Cẩm nang” thực hành; và 2/ “Tài liệu chuẩn bị”. Đây là hai tài liệu Toà Thánh gởi cho các giáo phận nghiên cứu, học hỏi để góp ý cho THĐGM. Vậy, “Cẩm nang” có gì?
    - Cẩm nang đề xuất những hỗ trợ thực hành giúp những người có trách nhiệm chuẩn bị và tập họp dân Chúa để họ có thể chia sẻ kinh nghiệm nơi Giáo hội địa phương. Cơ hội lắng nghe và đối thoại tại Giáo hội địa phương sẽ giúp mọi tín hữu khám phá lại bản chất hiệp hành của Giáo hội. Đây chỉ là những đề xuất, nói rõ hơn là những hướng dẫn cho Giáo hội địa phương, chứ không phải là những quy định phải theo.
    - Để hướng đến một Hội thánh hiệp hành, việc đầu tiên cần làm là mời gọi mọi tín hữu trên toàn thế giới, bao gồm linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân từ các giáo phận, giáo xứ, dòng tu tham gia, cùng nhau làm việc, nhằm thúc đẩy sự hoán cải mục vụ và hiệp hành của mỗi Giáo Hội địa phương.
    -Trên thế giới, nhiều vùng miền đã thiết lập được các tiến trình hiệp hành nhưng đối với  một số vùng miền nào đó, điều này là mới mẻ, chưa biết đến. Vì vậy, trong quá trình học hỏi anh chị em sẽ được đề xuất những cách thực hành hữu ích và hiệu quả, có thể được thích ứng trong quá trình chúng ta “cùng nhau cất bước hành trình”.
    - Tiến trình hiệp hành: lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm, cần được diễn ra trong khung cảnh linh thiêng: suy niệm Kinh thánh, cử hành phụng vụ và cầu nguyện. Cùng nhau làm việc trong tiến trình lắng nghe, như là một kinh nghiệm nhận biết tiếng nói của Chúa Thánh Thần.
    - Mọi người đều được mời gọi tham gia vì Giáo Hội Hiệp Hành chính là Giáo hội trong thiên niên kỷ thứ ba, như lòng Chúa mong ước.

    2. Bối cảnh của THĐGM XVI
    Thượng Hội Đồng Giám Mục XVI diễn ra trong bối cảnh:
    - Thế giới : đại dịch toàn cầu, xung đột địa phương và quốc tế, biến đổi khí hậu, di cư, các hình thức bất công, phân biệt chủng tộc, bạo lực, bách hại, và gia tăng bất bình đẳng trên toàn nhân loại.
    - Giáo hội: lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền lực, và lạm dụng lương tâm do một số đáng kể các giáo sĩ và người thánh hiến gây ra.
    - Tuy bối cảnh thề giới và Giáo hội hiện nay có nhiều trở ngại cho việc triển khai Tiến trình hiệp hành, nhưng cũng là cơ hội thúc đẩy Hội thánh hồi sinh. Hơn nữa, giữa bối cảnh này, tính hiệp hành còn giúp Giáo hội có thể được đổi mới nhờ tác động của Chúa Thánh Thần; làm cho Giáo hội trở thành Dân Thiên Chúa hợp nhất với nhau cách sâu xa hơn để ra đi thực hiện sứ mạng Loan Báo Tin Mừng.

    3. Hiệp hành là gì?
    Hiệp hành (synodality) nghĩa từ ngữ là: cùng nhau bước đi. Giải thích rộng hơn và sâu xa hơn thì Hiệp hành “diễn tả bản chất của Giáo hội là Dân Thiên Chúa đồng hành cùng nhau và tập họp trong cộng đoàn được Chúa Giêsu qui tụ bằng quyền năng của Chúa Thánh Thần để loan báo Tin Mừng” (Uỷ ban thần học quốc tế). Vì Hiệp hành là bản chất của Giáo hội, nên tính Hiệp hành phải được thể hiện trong cách sống và làm việc bình thường của Giáo hội.
    - Qua Bí tích Rửa tội, chúng ta đều được mời gọi tham gia tích cực vào đời sống Giáo hội. Mọi thành phần được mời gọi lắng nghe nhau để nhận ra sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Ngài hướng dẫn những nỗ lực nhân loại của chúng ta.
    - Khi Giáo hội dấn bước trên con đường hiệp hành này, chúng ta phải cố gắng đi sâu vào kinh nghiệm thực sự lắng nghe và biện phân, để trở thành Giáo hội mà Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trở thành.


     

    1. Mục đích Thượng Hội đồng này nhắm đến. Các mục tiêu của Tiến trình hiệp hành
    a. Mục đích
    - Thúc đẩy những trải nghiệm sống động về sự phân định, tham gia và đồng trách nhiệm, là nơi quy tụ mọi loại ân sủng khác nhau để phục vụ cho sứ mạng của Hội thánh trên toàn thế giới.
    - Tạo niềm hứng khởi để con người mơ về một Hội thánh mà chúng ta được mời gọi trở thành, là làm cho niềm hy vọng được nảy nở, là khơi dậy niềm tin, là băng bó các vết thương, là tạo nên những mối tương quan mới mẻ và sâu sắc hơn, là học hỏi lẫn nhau, là xây dựng những nhịp cầu, là thắp sáng tâm trí, là sưởi ấm cõi lòng và phục hồi sức mạnh cho đôi tay để phục vụ sứ mạng chung của chúng ta (PD, 32).
    - Canh tân não trạng và cơ cấu Giáo hội.
    - Con đường hiệp hành nhằm phục vụ cho cuộc đối thoại của Thiên Chúa với nhân loại.
    b. Mục tiêu
    - Tạo cơ hội cho toàn Dân Chúa cùng nhau phân định cách tiến bước trên con đường trở thành một Hội thánh mang tính hiệp hành hơn trong tầm nhìn dài hạn.
    - Lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần đang nói với Hội thánh, bằng cách cùng nhau lắng nghe Lời Chúa trong Kinh thánh và Truyền thống sống động của Hội thánh, bằng cách lắng nghe nhau, đặc biệt là những người bên lề, và phân định các dấu chỉ thời đại.

    2. Chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục XVI: Hướng tới một Giáo hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia, sứ mạng.
    Những từ khoá của chủ đề Giáo hội hiệp hànhhiệp thông, tham gia và sứ mạng. Ba chiều kích này có mối quan hệ mật thiết với nhau, một tương quan năng động. Chúng làm phong phú và định hướng cho nhau. Cần hiểu rõ mối tương quan này cùng với ba chiều kích của nó.

    Hiệp Thông: Nguồn cội sâu xa của sự hiệp thông trong Dân Chúa phát xuất từ tình yêu và sự hợp nhất của Thiên Chúa Ba Ngôi. Chính Chúa Kitô đã hoà giải chúng ta với Chúa Cha và hợp nhất chúng ta trong Chúa Thánh Thần. Vì thế, tất cả chúng ta đều có vai trò của mình trong việc phân định và thực hiện lời Chúa kêu gọi dành cho dân Ngài.

    Tham Gia: Kêu gọi tất cả những ai thuộc về Dân Chúa: giáo dân, người được thánh hiến và giáo sĩ tham gia vào tiến trình hiệp hành, càng nhiều càng tốt, đặc biệt là những người ở bên lề. Sự tham gia này chính là tập lắng nghe nhau cách chân thành và tôn trọng, để từ đó, cùng nhau lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần. Tất cả các tín hữu đều có đủ tư cách và ân ban để phục vụ lẫn nhau và tham gia vào sứ mạng của Giáo hội.

    Sứ mạng: Hội thánh hiện hữu để loan báo Tin Mừng. Sứ mạng của tất cả chúng ta là làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa giữa toàn thể gia đình nhân loại.
    Tiến trình hiệp hành mang chiều kích truyền giáo rõ nét. Mục đích của tiến trình này là giúp Hội thánh làm chứng cho Tin Mừng cách hữu hiệu hơn, đặc biệt với những người sống ở vùng ngoại vi của thế giới chúng ta xét về mặt tâm linh, xã hội, kinh tế, chính trị, địa lý và hiện sinh. Theo cách này, hiệp hành là con đường qua đó Hội thánh có thể hoàn thành cách hiệu quả hơn sứ mạng loan báo Tin Mừng cho thế giới, như nắm men làm cho nước Thiên Chúa mau đến.
     

    1. Thành phần tham gia:
    Trong các Thượng Hội Đồng Giám Mục đã diễn ra trước đây, thành phần tham gia chính thức là các Giám Mục đại diện các Hội Đồng Giám Mục và các Giám Mục do Đức Thánh Cha chỉ định. Ngoài ra tùy theo nội dung của mỗi khoá họp Thượng Hội Đồng Giám Mục, nhiều Thượng phụ từ các Giáo Hội Đông phương, Bề Trên Dòng, giáo dân cũng được mời tham gia với tư cách dự thính viên hoặc chuyên viên.       
        
    Khi triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục XVI, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi mọi người đã chịu phép Rửa tham gia vào tiến trình hiệp hành. Ý tưởng về một Hội Thánh hiệp hành có nền tảng sâu xa từ Thánh Kinh, và Giáo huấn của Hội Thánh. Trong Tân Ước, Đức Giêsu đã muốn qui tụ những người đi theo Người thành một cộng đoàn được cứu độ không loại trừ ai (xem Gioan 10,16; 14,25-26; Mt 15,21-28; Gioan 4,1-9; Cv 10,34). Hiến chế “Ánh sáng muôn dân” cũng khẳng định: “Mọi người đều được mời gọi vào đoàn Dân mới của Thiên Chúa” (LG 13), và “Toàn thể tín hữu được Đấng Thánh xức dầu nên không thể sai lầm trong đức tin, họ biểu lộ thuộc tính đặc biệt này qua cảm thức siêu nhiên về đức tin của toàn thể dân Chúa, khi có sự đồng thuận từ các giám mục đến những người bé mọn nhất trong các tín hữu về những điều liên quan đến đức tin và phong hoá” (LG 12).

    Tóm lại, mọi thành phần dân Chúa đều được mời gọi tham gia tiến trình hiệp hành, đặc biệt những thành phần có nguy cơ bị loại trừ, những thành phần được xem như sống bên lề: đó là người nghèo, người khuyết tật, người tị nạn, người di cư, người cao tuổi, phụ nữ, người ít khi đi lễ nhà thờ. Hơn nữa, còn phải lắng nghe cả những người đã bỏ đức tin, những người thuộc các tôn giáo khác, những người không tin, v.v. (Gs 1).

    2. Tiến trình thực sự mang tính hiệp hành:
    Trước hết và trên hết, tiến trình hiệp hành phải thực sự là một tiến trình thiêng liêng. Đây không phải là những cuộc hội họp để thu thập ý kiến và thảo luận. Các hoạt động đặc trưng của tiến trình hiệp hành như lắng nghe, phân định, tham gia diễn ra trong tinh thần cầu nguyện và dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

    Phương pháp của tiến trình là lắng nghe. Lắng nghe nhau, lắng nghe truyền thống đức tin của quá khứ và lắng nghe các dấu chỉ thời đại để nhận biết những gì Chúa đang nói với chúng ta. “Lắng nghe Thiên Chúa, để cùng với Ngài chúng ta có thể nghe thấy tiếng kêu của dân Ngài; lắng nghe dân Ngài cho đến khi chúng ta hòa hợp với ý muốn mà Thiên Chúa kêu gọi chúng ta đón nhận ý muốn đó” (ĐTC Phanxicô).

    Mục đích của việc lắng nghe là phân định. Sự phân định cộng đoàn giúp xây dựng các cộng đoàn năng động và bền bỉ thi hành sứ vụ của Hội thánh ngày nay. Phân định không phải chỉ thao dợt một lần, nhưng căn bản là một cách sống, đặt nền tảng trên Đức Kitô, theo sự chỉ dẫn của Chúa Thánh Thần.

    Thực hiện lắng nghe và phân định bằng sự tham gia. Càng tham gia chúng ta càng ra khỏi chính mình để có tương quan với người khác, với những người có quan điểm khác chúng ta. Sự hiện diện chứng tỏ chúng ta muốn lắng nghe. Sự hiện diện thúc đẩy đối thoại cởi mở và giúp nhau biện phân, nhằm tìm kiếm và nhận ra ý Chúa.
     

    Nhiều lần, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu những thái độ cụ thể sau đây giúp chúng ta tham gia tiến trình hiệp hành một cách hiệu quả:

    1. Dành thời gian cần thiết cho việc chia sẻ: Chúng ta được mời gọi can đảm nói sự thật và nói với tinh thần bác ái, xây dựng. Tránh thái độ chỉ trích, gây hiểu lầm chia rẽ. Chia sẻ với ý thức trách nhiệm là chi thể của Nhiệm thể Đức Kitô.

    2. Khiêm tốn lắng nghe: Lắng nghe mọi người và mỗi người, không loại trừ ai, với khối óc và con tim rộng mở, không thành kiến. Đón chào những gì người khác nói như thế qua họ Chúa Thánh Thần có thể nói vì lợi ích của mọi người (x. 1 Cor 12,7). Chúng ta là dấu chỉ của Hội thánh khi biết lắng nghe. Lắng nghe cho chúng ta cơ hội mở lòng ra để không bằng lòng với những giải pháp đã có hay những quyết định rập theo công thức.

    3. Sẵn sàng hoán cải và thay đổi: Chúng ta được kêu gọi từ bỏ những thái độ tự mãn và an phận.  Loại bỏ các thành kiến và khuôn mẫu có sẵn, dẫn đến u mê và chia rẽ. Tránh sự kỳ thị, phân biệt và những chiêu bài ý thức hệ.

    4. Đối thoại đưa chúng ta đến đổi mới: Chúng ta phải sẵn sàng thay đổi ý kiến dựa trên những gì chúng ta nghe được từ người khác. Với tinh thần cởi mở, chúng ta có thể học hỏi từ người khác. Nhờ tiếp thu những quan điểm mới mẻ, chúng ta phát triển những cách tiếp cận mới, với tính sáng tạo và ít nhiều táo bạo.

    5. Phân định phải dựa trên niềm xác tín rằng Thiên Chúa vẫn đang hoạt động trong thế giới và chúng ta được kêu gọi để lắng nghe điều Thần Khí khơi gợi nơi chúng ta.

    6. Nâng cao niềm hy vọng: Thượng hội đồng là thời gian để ước mơ và “dành thời gian sống tương lai”. Chúng ta được kêu gọi trở nên ngọn hải đăng của niềm hy vọng, chứ không phải là người báo trước họa diệt vong.

    7. Tránh tinh thần giáo sĩ trị: Luôn ý thức Hội thánh là Thân thể Chúa Kitô, được ban nhiều loại đặc sủng khác nhau, trong đó, mỗi chi thể có một vai trò và ơn gọi duy nhất nhẳm phục vụ cho sự đổi mới và xây dựng toàn thể Hội thánh. Quyền bính chỉ là để phục vụ. Mọi người lắng nghe nhau vì tình yêu, trong tinh thần hiệp thông và sứ vụ chung.

    8. Tránh dừng lại ở lý thuyết: Chúng ta phải tránh nguy cơ cho rằng ý tưởng thì quan trọng hơn thực tại đời sống đức tin của những người đang sống niềm tin đó cách cụ thể. Tiến trình hiệp hành không phải là chủ đề suy tư mà một thái độ sống của Giáo Hội, cần phải thực hành và thực tập.
     
    Bài 6: CÁC CẠM BẪY CẦN TRÁNH TRONG TIẾN TRÌNH HIỆP HÀNH

    Chúng ta cần nhận ra những cạm bẫy có thể gây cản trở trong suốt thời gian hiệp hành này. Phải tránh những cám dỗ sau đây để tiến trình hiệp hành thêm năng động và tăng hiệu quả.

    Cám dỗ muốn tự mình dẫn dắt mình thay vì để Thiên Chúa dẫn dắt.
    Hiệp hành không phải là một cuộc thao dượt của tập thể mang tính chiến lược, đúng hơn, đây là một tiến trình thiêng liêng do Chúa Thánh Thần dẫn dắt.

    Cám dỗ tập trung vào mình và những mối quan tâm tức thời của chúng ta.
    Tiến trình hiệp hành là cơ hội để mở ra, để nhìn chung quanh, để nhìn thấy từ những góc độ khác, và trong sứ vụ truyền giáo, là để đi ra, đi đến những vùng ngoại biên. Việc này đòi chúng ta phải nghĩ đến những mục tiêu dài hạn, đồng thời nới rộng viễn tượng của chúng ta tới những chiều kích của Giáo hội toàn thể.

    Cám dỗ chỉ nhìn thấy “những vấn đề”.
    Thế giới và Giáo Hội đang đương đầu với nhiều thách thức, khó khăn và thiếu thốn. Tuy nhiên, nếu chú ý thái quá đến những vấn đề đó, chúng ta sẽ kiệt sức, mất can đảm và bi quan. Chúng ta hãy biết nhận ra đâu là nơi Chúa Thánh Thần đang tác sinh sự sống và cách thức chúng ta có thể để cho Thiên Chúa hoạt động nhiều hơn.

    Cám dỗ chỉ chú trọng đến cơ cấu.
    Dĩ nhiên, tiến trình hiệp hành sẽ thực hiện ở mọi cơ cấu của Giáo hội ở mọi cấp độ, để thúc đẩy sự hiệp thông sâu xa hơn, tham gia trọn vẹn hơn và sứ vụ trổ sinh nhiều hoa trái hơn. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến kinh nghiệm hiệp hành của mọi chi thể trong Thân thể Đức Kitô.

    Cám dỗ không nhìn quá những ranh giới hữu hình của Giáo hội.
    Tiến trình hiệp hành là thời gian để đối thoại với những người thuộc mọi tầng lớp xã hội, thuộc nhiều lãnh vực (khoa học, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v…) để suy tư về nhiều chủ đề, để đào sâu hành trình đại kết với các tông phái Kitô giáo khác và hiểu những truyền thống tôn giáo khác cách sâu sắc hơn.

    Cám dỗ lơ là các mục tiêu của tiến trình hiệp hành.
    Mục đích của tiến trình hiệp hành là phân định cách thức Thiên Chúa kêu gọi chúng ta cùng nhau tiến bước. Không có tiến trình hiệp hành nào giải quyết được mọi ưu tư và vấn đề của chúng ta. Tính hiệp hành là thái độ và cách tiếp cận của việc tiến bước theo cách thức đồng trách nhiệm vốn mở ra đón chào những hoa trái của Thiên Chúa được dần dần tỏ hiện.

    + Cám dỗ xung đột và chia rẽ.
    “Để tất cả chúng nên một” (Ga 17,21). Đây là lời Chúa Giêsu thiết tha khẩn cầu Thiên Chúa Cha, để các môn đệ của Ngài được hiệp nhất với nhau. Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta đi sâu hơn vào mối hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau.

    Cám dỗ coi Thượng hội đồng như một kiểu nghị trường.
    Cám dỗ này nhầm lẫn giữa hiệp hành với “cuộc tranh luận chính trị”, bên này phải triệt hạ bên kia để dành quyền quyết định. Việc chống đối người khác hay cổ vũ các cuộc xung đột gây chia rẽ, đe dọa sự hiệp nhất và hiệp thông trong Hội thánh đều là những điều trái ngược với tinh thần hiệp hành.

    Cám dỗ chỉ lắng nghe những thành phần hoạt động trong Giáo hội.
    Làm như thế có thể giúp cho việc điều hành được dễ dàng hơn, nhưng rốt cuộc lại bỏ sót một số lượng dân Chúa đáng kể.
     
    Bài 7: THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XVI DIỄN TIẾN THẾ NÀO?

    Sau khi Tòa Thánh công bố chủ đề về tính Hiệp Hành của Hội Thánh, Văn phòng Tổng Thư Ký đã chuẩn bị nội dung, gồm các Tài Liệu và Cẩm Nang, và công bố ba giai đoạn tiến hành như sau:
    1/ Giai đoạn cấp giáo phận (từ tháng 10/2021 đến tháng 8/2022)
    Mục đích của giai đoạn này nhằm thúc đẩy các Giáo Hội địa phương tham gia vào tiến trình hiệp hành của Hội Thánh một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn.   
    Hoạt động chủ yếu của giai đoạn này là những buổi họp mang tên gọi là BUỔI THỈNH Ý HIỆP HÀNH được tổ chức rông khắp trong các giáo xứ, các dòng tu, các cộng đoàn, các hội đoàn, các phong trào giáo dân và phong trào đại kết và liên tôn, và các nhóm hoạt động khác.

    Mục đích của những buổi thỉnh ý hiệp hành này là để những người tham dự lắng nghe và chia sẻ. Có thể đưa ra những câu hỏi gợi ý để người tham dự trả lời, phản hồi hoặc đề nghị những giải pháp.
    Có thể là những gặp gỡ trực tiếp, hoặc trực tuyến do hoàn cảnh dịch bệnh, hoặc các hình thức truyền thông khác.
    Các tài liệu, sách báo, các bài thánh ca, tác phẩm nghệ thuật cũng có thể tạo bầu khí thiêng liêng, giúp suy tư và đối thoại.
    Giai đoạn cấp giáo phận này là cơ hội để các giáo xứ và giáo phận gặp gỡ, cảm nghiệm và cùng nhau thực hành những bước đường hiệp hành, nhờ thế khám phá hoặc phát triển các phương cách và con đường hiệp hành phù hợp nhất với bối cảnh địa phương, không chỉ ở hiên tại mà cả trong tương lai nữa.
    Đặc biệt giáo phận Long Xuyên, theo đề xuất của Đức Giám Mục giáo phận, sẽ dành một khoảng thời gian đầu cho việc học hỏi, giúp mọi người thấm nhuần tinh thần của tính HIỆP HÀNH trước khi đi vào thực hành là tổ chức các BUỔI THỈNH Ý HIỆP HÀNH

    2/ Vai trò của các Hội Đồng Giám Mục và các Công nghị Giáo Hôi Đông Phương
    Sau khi nhận các bản đúc kết của các giáo phận, các Hội Đồng Giám Mục sẽ thu thập các thông tin và làm tổng hợp gởi về Văn phòng Tổng Thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Sau đó những tổng hợp này sẽ là cơ sở cho Tài liệu làm việc I, do Văn phòng Tổng Thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục xuất bản.

    3/ Giai đoạn tại Châu lục
    Dựa vào Tài liệu làm việc I, do Văn phòng Tổng Thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục, bảy cuộc họp tại các châu lục sẽ đưa ra 7 văn kiện cuối cùng làm cơ sở cho Tài liệu làm việc II được sử dụng tại Đại Hội Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng 10 năm 2023.

    4/  Đại Hội Thượng Hội Đồng Giám Mục
    Các Giám mục và quan sát viên sẽ họp với Đức Thánh Cha Phanxicô trong Đại Hội Thượng Hội Đồng Giám Mục ở Rôma vào tháng 10 năm 2023.
     (Còn tiếp)
     

    Tác giả bài viết: Nhóm Hiệp Hành Giáo Phận Long Xuyên

    Những tin cũ hơn

     


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn