1
13:54 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 224


Hôm nayHôm nay : 15115

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 319237

Tổng cộngTổng cộng : 27873521

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » GIÁO HỘI HOÀN VŨ

Vị Hồng y thứ bảy trong lịch sử Giáo Hội Trung Quốc

Thứ sáu - 03/02/2012 16:05-Đã xem: 1641
UCAN (2.2.2012) -- Đức Giám mục John Tong Hon, vị Hồng y đầu tiên sinh tại Hồng Kông từng học tập và dạy triết học Trung Quốc, tin rằng Trung Quốc và Tòa Thánh chỉ có thể giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và thương lượng.
Vị Hồng y thứ bảy trong lịch sử Giáo Hội Trung Quốc

Vị Hồng y thứ bảy trong lịch sử Giáo Hội Trung Quốc

Bước sang Năm Nhâm Thìn này, người Công giáo Trung Quốc có thêm lý do để vui mừng, đó là Đức Thánh cha Bênêđictô XVI sẽ vinh thăng hồng y cho Đức Giám mục John Tong Hon người Hồng Kông vào ngày 18-2, và lần đầu tiên trong lịch sử có ba người Trung Quốc trong Hồng y Đoàn.

Đức cha Tong là vị hồng y người Trung Quốc thứ bảy trong lịch sử Giáo hội nước này, và là người đầu tiên sinh tại Hồng Kông.

Ngài là người trầm tính, uyên bác, dè dặt và đạo đức. Ngài sống ở Trung Quốc đại lục đến khi 10 tuổi và sau đó nhiều lần trở lại thăm đại lục.

Ngài lấy bằng thạc sĩ triết học Trung Quốc tại Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông vào những năm 1970, và sau đó dạy triết học Trung Quốc tại chủng viện. Một nguồn tin thân ngài cho biết con người ôn hòa này đã tiếp thu nhiều tư tưởng Khổng giáo và Lão giáo, và điều này được phản ánh trong phong cách lãnh đạo của ngài.

Từ năm 1980, ngài làm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thánh Linh tại Hồng Kông, trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Công giáo về Giáo hội tại Trung Quốc, và là một trong những người am hiểu nhất về vấn đề này. Ngài còn là thành viên Ủy ban đặc trách Trung Quốc do Đức Thánh cha Bênêđictô thành lập.

Ngài là một người thận trọng, không ảo tưởng về chế độ cộng sản ở Bắc Kinh. Ngài tham gia đàm phán với các quan chức ở đó trước khi Anh Quốc trao trả Hồng Kông năm 1997. Đức cha Tong còn là vận động viên bóng rổ. Ngài thuộc số các lãnh đạo tôn giáo chính thức được mời tham dự lễ khai mạc Thế Vận hội Olympic Bắc Kinh vào ngày 6-8-2008.

Ngài tin chắc rằng “chỉ có đối thoại và đàm phán mới có thể giải quyết được xung đột” như ngài phát biểu với linh mục Gianni Criviller trong cuộc phỏng vấn dài dành cho Asianews, và được đăng lại trên Tripod (Hong Kong, 2009). Đồng thời ngài cũng khẳng định Bắc Kinh phải “để cho tất cả anh chị em của chúng ta trong Giáo hội được hưởng quyền tự do tôn giáo và nhân quyền đầy đủ”, nếu muốn quan hệ bình thường với Giáo hội Công giáo. Với tư cách hồng y, ngài có thể đóng vai trò quan trọng bằng cách giúp làm cầu nối giữa Tòa Thánh và nhà chức trách Trung Quốc.

Đức cha Tong tự xem mình là “không xứng đáng và có ưu thế” để được tôn phong hồng y, ngài phát biểu với tờ Sunday Examiner của Hồng Kông hôm 9-1. Ngài xem vinh dự này là “dấu chỉ tình thương bao la và quan tâm sâu sắc Đức Thánh cha dành cho Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc, và là sự khích lệ cho những nỗ lực của giáo phận Hồng Kông trong việc xúc tiến hòa giải và hiệp thông đầy đủ giữa Giáo hội Trung Quốc và Giáo hội hoàn vũ”.

Ngài sinh ra trong một gia đình ngoài Công giáo vào ngày 31-7-1939, và là con cả trong ba người con (hai nam, một nữ). Khi ngài lên 2 tuổi, Phát xít Nhật xâm lược Hồng Kông và gia đình ngài phải chạy sang Ma Cao (quê mẹ ngài). Tuy nhiên, ngay sau đó để an toàn cho ngài, bố mẹ ngài đã gửi ngài đến ở với bà nội ngài tại một ngôi làng thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đại lục (quê bố ngài). Ngài ở đó đến khi lên 6 tuổi.

Sau khi chiến tranh kết thúc vào ngày 15-8-1945, ngài được đoàn tụ với gia đình tại Canton, và bắt đầu học tiểu học. Nhưng sau đó bố ngài, làm nghề kế toán, bị lao phổi và mẹ ngài phải đi làm giáo viên để nuôi gia đình. “Đó là những ngày hết sức khó khăn. Chính trong những ngày đó tôi học được cách chịu đựng và lòng khoan dung” – ngài nói với cha Criviller.

Sau chiến tranh, mẹ ngài từng học tại trường Công giáo quyết định theo đạo và chịu phép rửa tội. Những năm sau đó, cả gia đình ngài đều trở lại đạo.

Trong những năm đó, cộng sản và những người theo chủ nghĩa dân tộc đánh nhau dữ dội ở miền bắc và trung Trung Quốc, nhiều binh lính bị thương và cơ cực đã đến tị nạn ở Canton nơi gia đình Đức cha Tong sinh sống.

Chàng trai trẻ John chứng kiến sự thương yêu mà các thừa sai Công giáo (tu sĩ dòng Maryknoll người Mỹ) ở Canton dành cho những người này, và có ấn tượng sâu sắc. Trong số các tu sĩ đó có linh mục quản xứ của ngài, người đã giới thiệu ngài vào trường tiểu học Công giáo, và tấm gương của cha quản xứ đã truyền cảm hứng cho ngài theo đuổi ơn gọi linh mục.

Khi cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc, các linh mục đề nghị nên cho ngài sang Ma Cao theo đuổi ơn gọi. Bố mẹ ngài tin tưởng Giáo hội và đồng ý cho ngài rời khỏi Trung Quốc, ngài phát biểu với cha Criviller.

Đức cha Tong vào chủng viện Ma Cao năm 1951 lúc 12 tuổi. Bố ngài qua đời ở tuổi 42 tại đại lục năm sau đó, và bà nội thân yêu của ngài qua đời một thời gian sau đó. Sau 6 năm ở Ma Cao, ngài chuyển đến chủng viện Thánh Linh ở Hồng Kông học triết học và thần học. Ngài được đưa sang Rôma học thần học năm 1964, lúc đó Công đồng Vatican II vẫn còn đang họp. Ngài được Đức Thánh cha Phaolô VI phong chức linh mục tháng 1-1966, sau đó ngài lấy bằng tiến sĩ thần học tại Đại học Pontifical Urban.

Khi trở về Hồng Kông, ngài đến sống tại chủng viện và ở đó cho đến nay. Từ năm 1970 trở đi, ngài dạy thần học và triết học Trung Quốc ở đó. Năm 1979, Đức Giám mục (sau này là hồng y) Wu bổ nhiệm ngài đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Thánh Linh khi mới thành lập và ngài giữ chức vụ này cho đến nay. Năm 1992, đức hồng y bổ nhiệm ngài làm tổng đại diện giáo phận. Ngài giữ chưc vụ này trong 17 năm.

Đức Thánh cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm giám mục phụ tá của Hồng Kông vào tháng 12-1996. Đức Thánh cha Bênêđictô tấn phong ngài làm giám mục phó vào tháng 1-2008 và giám mục chính tòa vào ngày 15-4-2009, sau khi Đức Hồng y Zen từ chức.

Khi ngài nhận mũ đỏ vào ngày 18-2, sẽ có ba người Trung Quốc trong Hồng y Đoàn, gồm Đức cha Tong, Đức Hồng y Zen và Đức Hồng y Paul Shan Kuo-hsi (Đài Loan). Nhưng Đức  cha Tong là người duy nhất có quyền bỏ phiếu bầu giáo hoàng mới trong mật tuyển viện, do ngài chưa tới tuổi 80.


Gerard O’Connell 
từ Rome

(Nguồn: ucanews.com)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn