1
19:19 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 206

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 204


Hôm nayHôm nay : 27892

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 332014

Tổng cộngTổng cộng : 27886298

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CẦU NGUYỆN & MAN NA

Học hỏi Mùa Chay, Phục Sinh và ý nghĩa

Chủ nhật - 03/03/2019 16:07-Đã xem: 677
Về sau vào thế kỷ thứ 4 Công Nguyện, Giáo Hội mới bắt đầu dùng tro trong các nghi thức phụng vụ. Trong thời điểm này, những kẻ tội lỗi và hối nhân rắc tro trên thân mình. Họ bị trục xuất ra khỏi cộng đoàn trong một thời gian ngắn để thống hối ăn năn vì những trọng tội họ đã phạm – như tội phản đạo, chối đạo, sát nhân và ngoại tình.


 
LUẬT ĂN CHAY KIÊNG THỊT
-----------------------
1. Người Kitô hữu phải kiêng thịt vào những ngày nào?
Theo nguyên tắc chung, người Kitô hữu phải kiêng thịt, hay kiêng một thức ăn nào khác theo quy định của Hội Đồng Giám Mục, vào các ngày thứ sáu trong năm (Điều 1251)
Tuy nhiên, luật này không còn buộc, khi ngày thứ sáu cũng trùng với ngày lễ trọng [1].
Ngoài ra, Giáo Hội còn buộc kiêng thịt (và ăn chay) trong ngày thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh.

2. Trong ngày kiêng thịt, phải kiêng những gì?
Chúng ta không được ăn thịt, nhưng được ăn trứng, được dùng các thức ăn làm với sữa hay các loại nước chấm làm bằng mỡ động vật.
Thịt bị cấm là thịt các loài hữu nhũ và thảo cầm.
Không được xem là thịt bị cấm sử dụng: như các loại cá và các thức ăn biển, những loài có máu lạnh (ếch, trai, sò, rùa), những loài vừa sống trên bờ vừa ở dưới nước (lưỡng cư) và những loài bò sát…

3. Ai phải giữ luật kiêng thịt?
Luật kiêng thịt buộc các tín hữu từ 14 tuổi trọn [2] cho đến mãn đời (Điều 1252).
Tuy nhiên, những ai vì lý do sức khoẻ (bệnh tật), hay vì khả năng lao động (thí dụ làm trong hầm mỏ) cần phải ăn thịt, hoặc những ai không được chủ cho ăn một thức ăn nào khác (đầy tớ, con cái, vợ) thì không buộc giữ luật này.

4. Có thể thay thế việc kiêng thịt bằng một hình thức khác không?
Hội Đồng Giám mục có thể ấn định rõ ràng hơn luật kiêng thịt [3] và ăn chay, cũng như có thể thay thế toàn phần hay một phần việc kiêng thịt và ăn chay bằng những hình thức sám hối khác, nhất là bằng những việc bác ái và việc đạo đức (Điều 1253).
Hội Đồng Giám mục Việt Nam, khoá họp tháng 4-1991 đã ấn định: các ngày thứ Sáu, có thể thay việc kiêng thịt bằng một việc đạo đức hay một việc từ thiện bác ái, như: đọc hay nghe một đoạn Lời Chúa, làm một việc hãm mình đền tội, bố thí cho người nghèo, làm việc công ích, v.v…
Như thế, để giữ luật hãm mình ngày thứ sáu, tín hữu Việt nam có thể kiêng thịt như luật chung Hội Thánh quy định, hay làm một việc đạo đức, từ thiện bác ái, như Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã cho phép [4].

5. Ăn chay là gì?
Chúng ta cần phân biệt 4 cách ăn chay:
– Chay tự nhiên (ieiunium naturale): là kiêng hẳn mọi của ăn, của uống.
– Chay luân lý (ieiunium morale): là hãm bớt của ăn uống, vui thú…
– Chay Thánh Thể (ieiunium eucharisticum): giữ lòng trống không để rước lễ [5].
– Chay Giáo Hội (ieiunium ecclesiasticum): đây là điều mà chúng ta muốn đề cập đến.
Việc giữ chay Giáo Hội hệ tại ở chỗ ăn một bữa [6], còn hai bữa còn lại được phép ăn một chút, miễn là lưu ý đến lượng và phẩm của thức ăn mà tập tục địa phương mỗi nơi cho phép.
Giữa hai bữa ăn, cấm dùng thức ăn đặc, nhưng thức ăn lỏng (trà, nước trái cây, sữa…) có thể được dùng bất cứ lúc nào [7].

6. Những ai phải ăn chay?
Theo Điều 1252 của Bộ Giáo Luật hiện hành, luật ăn chay buộc tất cả mọi người Kitô hữu, từ tuổi thành niên (nghĩa là trọn 18 tuổi [8]) cho đến khi bắt đầu được 60 tuổi (nghĩa là cho đến hết 59 tuổi).
Những người bắt đầu 60 tuổi được miễn khỏi ăn chay, nhưng vẫn phải giữ luật kiêng thịt.

7. Phải ăn chay và kiêng thịt vào những ngày nào?
Phải kiêng thịt và ăn chay trong ngày thứ Tư Lễ Tro và ngày thứ Sáu kính cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta (Điều 1251).

8. Ai có quyền miễn chuẩn việc ăn chay kiêng thịt ?
1/ Đức Giám Mục giáo phận
Đức Giám Mục giáo phận có thể miễn chuẩn khỏi nghĩa vụ phải ăn chay kiêng thịt trong toàn giáo phận của mình cho những người có cư sở, bán cư sở cũng như người vãng lai.
Ngoài ra, Đức Giám mục cũng có thể miễn chuẩn cho những người thuộc quyền mình kể cả khi họ đang vắng mặt khỏi lãnh thổ giáo phận.

2/ Linh mục chính xứ
Theo Điều 1245, linh mục chính xứ cũng có năng quyền chuẩn chước như trên với những điều kiện sau đây:
– Khi có lý do chính đáng (x. Điều 90 [9]);
– Dựa theo những quy định của Giám Mục giáo phận,
– Trong từng trường hợp, nghĩa là linh mục chính xứ chỉ có thể chuẩn miễn cho từng lần chứ không thể miễn chuẩn dài hạn.
Linh mục chính xứ có thể miễn chuẩn hoặc thay thế việc ăn chay kiêng thịt bằng một việc đạo đức khác, đối với từng cá nhân hoặc gia đình những người thuộc quyền mình, cho dù họ không ở trong địa hạt, đối với những lữ khách hiện đang ở trong địa hạt giáo xứ (nếu không có gì minh nhiên ấn định ngược lại), cho cả chính mình nếu có lý do chính đáng (x. Điều 91 [10]), cho cả cộng đoàn giáo xứ nếu nhu cầu đòi hỏi [11].
Vì đây là quyền thông thường do luật ban cho, cho nên linh mục chính xứ có thể uỷ quyền [12].

3/ Bề Trên của một hội dòng hay của một tu đoàn tông đồ thuộc luật giáo hoàng
Bề Trên của một hội dòng hay của một tu đoàn tông đồ thuộc luật giáo hoàng cũng có quyền miễn chuẩn đối với những người thuộc quyền mình [13] và những người khác đêm ngày cư ngự trong nhà mình (Điều 1245).
Để xin miễn chuẩn, có thể đích thân đến xin, hoặc sử dụng thư từ, điện thoại, điện tín, hoặc qua trung gian người thứ ba.
———-
Chú thích:
1. Lễ trọng cũng được, chứ không cần phải là lễ buộc.
2. Bộ Giáo Luật cũ (1917) buộc mọi người ngay từ 7 tuổi trọn.
3. Thí dụ: kiêng thịt hay kiêng thức ăn nào khác.
4. Những ngày lễ Công Giáo 2007-2008, tr. 21-22.
5. Điều 919 §1. Ai muốn rước Thánh Thể thì ít là trong khoảng một giờ trước khi rước lễ phải kiêng mọi thức ăn, thức uống, chỉ trừ nước lã và thuốc chữa bệnh.
6. Bữa nào tuỳ ý, không cấm đưa bữa trưa lên bữa tối, và bữa tối xuống bữa trưa.
7. x. PHAOLÔ VI, Tông hiến Paenitemini, III, 1-2.
8. Điều 97 §1: Người tròn 18 tuổi là thành niên, dưới tuổi đó là vị thành niên.
9. Điều 90:
§1. Không được chuẩn chước luật Giáo Hội khi không có lý do chính đáng và hợp lý, sau khi đã cân nhắc các hoàn cảnh và sự hệ trọng của chính luật được chuẩn chước, nếu không, việc chuẩn chước là bất hợp pháp và – trừ khi do chính nhà làm luật hay người trên ngài đã chuẩn chước – việc chuẩn chước còn bất thành sự nữa.
§2. Khi hồ nghi có đủ lý do hay không thì việc chuẩn chước thành sự và hợp pháp.
10. Điều 91: “Ai có quyền chuẩn chước thì kể cả khi ở ngoài địa hạt của mình, vẫn có thể thi hành quyền ấy đối với các người thuộc quyền, mặc dù họ không ở trong địa hạt, và nếu không minh nhiên quy định nghịch lại, thì còn có thể thi hành quyền ấy đối với cả những kiều cư hiện đang ở trong địa hạt, cũng như đối với chính mình nữa”.
11. x. Communicationes, 1980, tr. 358, Điều 43.
12. x. Điều 136-144.
13. Kẻ thuộc quyền là tu sĩ, tập sinh được chuẩn miễn bất cứ họ đang ở đâu vì là năng quyền đối nhân.

Sưu tầm


 
---------------------------------------


 
 
 HỌC HỎI MÙA CHAY VÀ MÙA PHỤC SINH
 
1. Mùa Chay là gì ?
        Mùa Chay là mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô.
 
2. Mùa Chay kéo dài bao nhiêu ngày ? Khởi đầu và két thúc khi nào ?
        Mùa Chay kéo dài 40 ngày, gồm 6 Chúa Nhật, khởi đầu từ Thứ tư Lễ Tro và kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều Thứ năm Tuần Thánh.
 
3. Việc xức tro mang ý nghĩa gì ? Khi xức tro thừa tác viên đọc lời gì ?
        Việc xức tro nhắc nhở người Kitô hữu ý thức về thân phận thụ tạo mỏng dòn yếu đuối chóng qua, vì thế phải sống với thái độ khiêm tốn trước mặt Chúa để nhận ra và sám hối về những lầm lỗi thiếu sót của mình. Khi xức tro thừa tác viên đọc “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”
 
4. Thế nào là ăn chay ?
        Chỉ ăn một bữa no, và có thể ăn nhẹ, lót dạ vào bữa sáng và bữa tối không ăn vặt (kẹo, bánh, trái cây, chè) và không được giải khát bằng nước ngọt, bia, rượu, café.
 
5. Người ăn chay phải có tinh thần gì ?
        Người ăn chay phải có tinh thần bác ái, chia sẻ, giúp đỡ những người túng thiếu, nghèo đói.
 
6. Theo luật Giáo hội, người tín hữu tuổi nào buộc giữ chay và kiêng thịt ?
        Mọi người từ tuổi trưởng thành, tức là 14 tuổi trọn cho đến khi bắt đầu 60 tuổi thì buộc giữ chay. Còn luật kiêng thịt thì từ 14 tuổi trọn ĐẾN MÃN ĐỜI..
 
7. Thế nào là kiêng thịt (heo, bò, gà… ) được phép ăn tôm, cá, trứng …)
        Ý nghĩa của việc kiêng thịt là nhắc nhở người tín hữu phải chế ngự và làm chủ các ham muốn bản thân.
 
8. Bốn phương thế Giáo hội thường dùng trong Mùa Chay thánh là gì ?
        Là SÁM HỐI, ĂN CHAY, CẦU NGUYỆN, VIỆC LÀM BÁC ÁI.
 
9. Mùa Chay mang những ý nghĩa gì ?
        Mùa Chay là thời gian luyện tập đức tin của các tín hữu được thêm vững mạnh.
        Mùa Chay còn chuẩn bị cho anh chị em dự tòng đón nhận sự sống thiêng liêng nhờ việc sống tinh thần bí tích Thanh Tẩy.
 
10. Thế nào là sám hối ?
        Sám hối là can đảm và khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm mình đã phạm.
 
11. Tuần lễ nào là cao điểm của Mùa Chay và của cả năm Phụng vụ ?
        Tuần lễ thánh bắt đầu bằng Chúa Nhật lễ Lá.
 
12. Trong Mùa Chay, Hội Thánh buộc người tín hữu giữ chay và kiêng thịt vào những ngày nào ?
        Trong Mùa Chay, Hội Thánh bộc người tín hữu giữ chay và kiêng thịt trong hai ngày là Thứ tư lễ Tro và Thứ sáu tuần thánh.
 
13. Chúa Nhật lễ Lá, Hội Thánh tưởng niệm biến cố gì ?
        Chúa Nhật lễ Lá, Hội Thánh kỳ niệm biến cố Chúa Giêsu long trọng vào thành Giêrusalem để hoàn tất chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
 
14. Lá đã được làm phép trong lễ Lá được lưu giữ lại tại mỗi gia đình nhắc nhở điều gì ?
        Lá đó nhắc nhở chúng ta về Chúa Kitô vinh thắng.
 
15. Tam Nhật Vượt Qua có ý nghĩa gì đối với người Kitô hữu ?
        Với Tam Nhật Vượt Qua, người tín hữu cùng sống với Đức Kitô trong bữa Tiệc Ly, theo Ngài lên Núi Sọ, bước vào chốn an nghỉ của Người, và chiêm ngắm Ngài sống lại vinh quang.
 
16. Trong Tuần Thánh, Giáo hội cử hành những cuộc tưởng niệm nào ?
        Trong Tuần Thánh, Giáo hội cử hành đặc biệt về những biến cố trong những ngày cuối cùng của Đức Kitô là cuộc khổ nạn, sự chết và Phục sinh của Ngài.
 
17. Cử hành thánh lễ trong Mùa Chay và Mùa Phục sinh khác nhau ở điểm nào ?
Mùa Chay
-      Không đọc kinh Vinh Danh
-      Không đệm đàn khi không có tiếng hát.
-      Không đọc hoặc hát Allêluia
-      Không trưng bông trên bàn thờ.
-      Chủ tế mặc áo tím.
 
Mùa Phục Sinh
-      Đọc kinh Vinh Danh
-      Được đệm đàn khi không có tiếng  hát.
-      Đọc hoặc hát Allêluia
-      Được trưng bông trên bàn thờ.
-      Chủ tế mặc áo trắng.
20. Thứ năm tuần thánh , Hội Thánh kỷ niệm biến cố gì ?
        Thứ năm tuần thánh kỷ niệm việc Chúa Giêsu dùng bữa cuối cùng với các môn đệ trước khi Ngài bị nộp và chịu chết. Ngài thiết lập bí tích Truyền chức thánh, bí tích Thánh Thể và trao ban giới luật mới yêu thương.
 
21. Thứ sáu tuần thánh, Hội Thánh kỷ iệm biến cố gì ?
        Thứ sáu tuần thánh, Hội Thánh tưởng niệm cuộc thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu trên thánh giá để cứu chuộc toàn thể nhân loại bằng việc cử hành cuộc thương khó của Chúa Giêsu và suy tôn Thánh giá.
 
22. Khi chiêm ngắm Chúa Giêsu chết trên Thánh giá, chúng ta phải có thái độ nào ?
        - Suy tôn.
        - Cảm mến
        - Tri ân
        - Ngưỡng mộ.
 
23. Ngày thứ bảy tuần thánh, Giáo hội muốn chúng ta làm gì ?
        Trong ngày thứ bảy tuần thánh, Hội thánh mời gọi các Kitô hữu cùng với Mẹ Maria cầu nguyện bên mồ Chúa, cùng Ngài suy ngắm những đau khổ, sự chết và mai táng của Chúa Giêsu trong niềm hy vọng và tin tưởng, để chuẩn bị tâm hồn bước vào Đêm Canh Thức Phục Sinh – Mừng Chúa Phục Sinh.
 
24. Mùa Phục Sinh có mấy tuần ?
        Mùa Phục Sinh có 7 tuần, bắt đầu Chúa Nhật I Phục Sinh à Chúa Nhật hiện xuống.
 
25. Ngày lễ Phục Sinh là ngày lễ gì ?
        Là ngày lễ quan trọng nhất trong năm Phụng vụ, là ngày lễ Mẹ của mọi ngày Chúa nhật, bởi vì Thánh lễ nào cũng đều tưởng niệm và tái diễn công cuộc Vượt Qua của Đức Kitô.
 
26. Tuần bách nhật Phục Sinh có mấy ngày ?
        Tuần bách nhật Phục Sinh có 8 ngày, kể từ lễ Phục Sinh.
 
27. Các Chúa Nhật Phục Sinh có được cử hành Thánh lễ an táng, hôn phối hoặc các lễ khác không ?
        Không, vì các Chúa Nhật Phục Sinh chiếm một vị trí ưu tiên trên hết mọi lễ.
 
28. Trong Mùa Phục Sinh đọc kinh gì thay cho kinh Truyền tin ?
        Đọc kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng”
 
29. Allêluia có nghĩa là gì ?
        Allêluia có nghĩa là “Hãy ngợi khen Chúa”
 
30. Hội Thánh dạy mọi tín hữu sau khi rước lễ lần đầu và sau khi đến tuổi khôn phải làm gì trong Mùa Phục Sinh ?
        Buộc phải xưng tội và rước lễ ít nhất là 1 lần trong Mùa Phục Sinh.
 ----------------------------------

Ý nghĩa lễ Tro đầu mùa Chay

Trong lễ Tro, thứ Tư đầu mùa Chay, chủ tế nhắc lại tập tục trong Cựu ước: khi người ta tỏ lòng sám hối tội lỗi mình, người ta thường xức tro trên đầu và mặc áo nhặm.

Hỏi: Ngày Lễ Tro có nói trong Kinh thánh không? Xin cho biết đoạn nào trong Cựu ước hay Tân ước ? Lễ Tro có ý nghĩa gi?

Đáp: Lễ Tro nhắc nhớ tín hữu về nguồn gốc của mình: Thiên Chúa dựng nên con người từ bụi đất, sách Sáng thế đoạn 2 câu 7: "Thiên Chúa lấy bụi từ đất (dust) nặn ra con người , thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở nên một sinh vật".

- Trong lễ Tro, thứ Tư đầu mùa Chay, chủ tế nhắc lại tập tục trong Cựu ước: khi người ta tỏ lòng sám hối tội lỗi mình, người ta thường xức tro trên đầu và mặc áo nhặm (áo dệt bằng lông thú vật, mặc vào rất ngứa ngáy khó chịu)

Khi giáo dân xếp hàng lên chịu tro, chủ tế xức tro trên đầu ngươòi ta, hoặc theo kiểu bên Mỹ, vẽ hình thánh giá trên trán, và nói: "Hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro".

- Dù nguồn gốc của con người hèn kém như tro, như bụi đất, nhưng con người được Thiên Chúa yêu thương, cứu chuộc, và sau này sẽ được sống lại để hưởng phúc đời đời. Hãy gắng ăn năn đền tội, lập công phúc để được hạnh phúc muôn đời

(3 phần trình bày):

Phần chính 1

THỨ TƯ LỄ TRO

LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA THẦN HỌC PHỤNG VỤ

Ngày Thứ Tư Lễ Tro, chúng ta nghe văng vẳng lời thánh ca từ Sách Sáng thế: Hỡi người hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro. Lời Kinh thánh này nhắc nhở chúng ta ý thức về thân phận con người qua biểu hiệu "bụi tro" được dùng trong Kinh thánh và trong nghi lễ ngày Thứ Tư đầu Mùa Chay. Trong bài viết này tôi sẽ nói qua về lịch sử và ý nghĩa thần học phụng vụ của Ngày Thứ Tư Lễ Tro.

1. Lịch sử Thứ Tư Lễ Tro

Những Quy luật tổng quát của Năm phụng vụ nói về ngày Thứ Tư Lễ Tro như sau: "Mùa Chay bắt đầu từ Thư Tư Lễ Tro và kết thúc ngay truớc Thánh lễ Tiệc Ly. Ngày Thứ Tư đầu Mùa Chay có xức tro; ngày đó khắp nơi ăn chay" (số 28 và 29). Lời chỉ dẫn này cho chúng ta biết ý nghĩa của Ngày Thứ Tư Lễ Tro trong Năm phụng vụ, cũng như trong suốt Mùa Chay thánh. Với Thứ Tư Lễ Tro, Giáo hội bắt đầu Mùa Chay. Ngoài ra trong cơ cấu phụng vụ của ngày này, Giáo hội cử hành lễ nghi làm phép tro và xức tro.

Trong truyền thống phụng vụ từ thế kỷ thứ 7, Ngày Thứ Tư Lễ Tro là một ngày quan trọng, và không một lễ nào có thề vượt lên trên. Người ta cũng gọi ngày này là "Ðầu Mùa Chay" (Caput ieiunii), hay " Ðầu Mùa ăn chay 40 ngày" (Caput Quadragesimalis). Việc ăn chay trong Mùa này đã có từ thời Ðức Giáo Hoàng Gregoriô Cả (590-604).

Về nghi thức làm phép tro và xức tro, qua thời gian lễ nghi này đã có sự biến đổi từ một nghi thức nghi thức thống hối trong định chế về tập tục thống hối công cộng thời xưa. Lịch sử phụng vụ về việc thành hình Nghi thức cử hành bí tích thống hối và hòa giải, cũng như định chế Giáo hội về một số sinh hoạt đặc biệt, đã có tục lệ bỏ tro cho hối nhân công cộng đã phạm một số tội nặng cách công khai, mà mọi nguời đều biết, như chối bỏ đức tin, giết người, ngoại tình . . . Những người này bị loại ra khỏi cộng đoàn tín hữu. Ðể được nhận lại trong cộng đoàn, họ phải làm việc thống hối công cộng theo định chế Giáo hội đưa ra. Vào ngày thứ tư trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, những hối nhân công cộng này sẽ tụ tập lại tại nhà thờ chính tòa, và sau khi xưng thú tội của mình, họ sẽ được Ðức Giám mục trao cho chiếc áo nhậm mang trên mình, rồi lãnh nhận tro trên đầu và trên mình. Sau đó họ bị đưổi ra khỏi nhà thờ và được chỉ định đi tới một tu viện để ở đó và thi hành một số việc thống hối đã ra cho họ. Vào sáng thứ năm Tuần thánh, các hối nhân này tụ tập lại tại nhà thờ chính tòa, được Ðức Giám mục xem xét việc thực hành thống hối của họ trong Mùa Chay, sau đó ngài đọc lời xá giải tội lỗi của họ để giao hòa với cộng đoàn. Từ đây họ được quyền tham dự các buổi cử hành bí tích. Tại Rôma, vào thế kỷ thứ 7, các hối nhân công cộng tập họp tại một số nhà thờ tước hiệu (tituli) của thành phố, cũng như tại 4 Ðại Vương cung thánh đường thánh Phêrô, thánh Phaolô ngoại thành, thánh Gioan Lateranô và Ðức Bà Cả, để cử hành nghi lễ như vừa nói trên đây.

Về sau định chế thống hối công cộng không còn nữa, tuy nhiên lễ nghi bỏ tro vẫn còn giữ lại trong ngày Thứ Tư Lễ Tro. Ðầu tiên chỉ có các tín hữu lãnh nhận tro trên mình. Về sau các Ðức Giáo hoàng và tín hữu đều lãnh tro, để tỏ lòng thống hối. Sang thế kỷ thứ 10, thì có việc làm phép tro và một lời nguyện kèm theo bắt chước cơ cấu thánh lễ, nghĩa là có lời nguyện giống như Kinh nguyện thánh thể, và việc lãnh nhận tro như khi cử hành việc rước lễ.

Vào thế kỷ thứ 11, cũng tại Rôma, Ðức Giáo Hoàng tập họp các giáo sỹ, giáo dân tại nhà thờ thánh Anastasia. Ngài làm phép tro, bỏ tro cho mọi người, sau đó tất cả đi kiệu về nhà thờ thánh nữ Sabina ở đồi Aventino. Trong khi đ kiệu, Ðức Giáo Hoàng và cộng đoàn hát kinh cầu các thánh. Tất cả đều mặc áo nhậm, đi chân không, để tỏ lòng thống hối ăn năn. Khi đoàn kiệu đến nhà thờ thánh Sabina, Ðức Giáo Hoàng đọc lời xá giải và cộng đoàn cùng hát bài "Chúng ta hãy thay đổi đời sống, Xức tro và ăn chay hãm mình, khóc than vì lỗi lầm đã phạm. Hãy khẩn cầu Thiên Chúa chúng ta. Vì Người rất từ bi nhân hậu sẵng sàng tha thứ mọi tội khiên" (Immutemur, xc. Ge 2, 13). Sau đó ngài cử hành thánh lễ. Ðó là trạm đầu tiên (statio) của Mùa Chay. Ngày nay vào Thứ Tư Lễ Tro, Ðức Giáo Hoàng cũng đến làm phép tro và bỏ tro tại nhà thờ thánh nữ Sabina theo truyền thống xưa. Trước đó có cuộc rước kiệu từ nhà thờ thánh Anselmô cũng trên dồi Aventino. Tại nhà thờ thánh nữ Sabina, ngài công bố sứ điệp Mùa Chay cho toàn thể Giáo hội (Sứ điệp Mùa Chay năm 2002 mang tựa đề: Anh em đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho đi nhưng không [Mt 10,8]).

Vào năm 1091, Công đồng Benevento (Nam Italia) đã truyền cử hành nghi lễ bỏ tro cho tất cả các nơi trong Giáo hội. Trong khi bỏ tro, vị linh mục đọc lời : "Ta là thân cát bụi sẽ trỏ về cát bụi" (St 3, 19). Tro này lấy từ những cành lá đã được làm phép trong ngày Chúa nhật Lễ Lá năm trước để lại. Trước công cuộc canh tân phụng vụ của Công đồng chung Vaticanô II, lễ nghi làm phép tro và bỏ tro được cử hành trước thánh lễ. Vào năm 1970, khi công bố Sách Lễ Rôma được tu chính, thì lễ nghi này được cử hành sau phần phụng vụ lời Chúa. Ngoài câu trích từ Sách Sáng thế, còn có thêm một công thức dùng khi bỏ tro, lấy từ Phúc âm: "Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng" (Mc 1,15). Với công thức mới này được thêm vào, thì biểu hiệu "tro" đã mang thêm một ý nghĩa mới nữa đó là việc canh tân đời sống trong suốt Mùa Chay thánh. Sau đây là một trong hai lời nguyện làm phép tro: "Lạy Chúa, Chúa nhân từ đối với ai khiêm tốn, và tha thứ cho kẻ biết ăn năn. Xin nghe lời chúng con khẩn nguyện và rộng tay giáng phúc cho hết thảy chúng con sắp nhận lấy tro này, để chúng con kiên trì giữ bốn mươi ngày chay thánh, và nhờ đó được nên tinh tuyền, xứng đáng cử hành mầu nhiệm Vượt qua của Ðức Kitô, Con Một Chúa, Ðấng hằng sống và hiển trị muôn đời" (còn có một lời kinh khác trong Sách Lễ Rôma).

2. Ý nghĩa việc bỏ tro và ngày Thứ Tư Lễ Tro

Trong Cựu Ước, việc xức tro và mặc áo nhậm được dùng để thực hành và biểu lộ lòng thống hối cá nhân hay toàn thể cộng đoàn dân Israel. Tro chỉ thân xác chúng ta là bụi tro, sẽ phải chết (xc. St 3,18.27; Giob 34, 17; Gr 6, 26; 25, 34; Est 4,13; Is 58, 5; Dn 9,3; Giona 3,6; Giudith 4,16; 9,1).

Trong truyền thống các đan sĩ và tụ viện, tro được dùng để nói lên mối liên hệ với sự chết và sự khiêm nhường thống hối trước mặt Chúa. Vì thế, các tu sĩ, các đan sĩ có tục lệ tại một số nơi, muốn nằm trên đống tro với chiếc áo nhặm để chết. Thánh Martino thành Tours bên Pháp đã nói: "Không gì xứng hợp hơn cho một tu sĩ là việc nằm chết trên đống tro bụi". Các vị này lấy tro đã được làm phép trong ngày Thứ Tư Lễ Tro, rồi vẽ hình thánh giá trên đất, trên đó còn trải thêm áo nhặm và rồi các vị nằm trên đó khi hấp hối và khi chết. Các tu sĩ cũng có thói quen trộn tro vào bánh như của ăn. Ðó là một hình thức hãm mình nhiệm nhặt mà các tu sĩ phải giữ.

Từ đây chúng ta nhận ra, trước tiên Giáo hội đã đặt nền tảng cho việc thống hối, đó là nhìn nhận lại tình trạng nguyên tuyền của ơn thánh đã bị mất do tội nguyên tồ, và hậu quả là con người xa Thiên Chúa, ttốn tránh Thiên Chúa. Con người sẽ phải chết như là một hậu quả của tội lỗi. Vì thế cần phải "quay trở lại" một cách tận căn, như ý nghĩa diễn tả qua từ "canh tân" trong ngôn ngữ Do thái, là quay ngược lại với 360 độ. Ðàng khác suy tư về bụi tro, để cho thấy sự yếu hèn của mình và tính cách tùy thuộc vào Thiên Chúa vì con người được Ngài tạo dựng. Nhưng Thiên Chúa đoái thương và ban ơn cứu rỗi. Phụng vụ đã diễn tả nền tảng này qua các biểu hiệu và các lời kinh của ngày Thư Tư Lễ Tro.

Cùng với một số biểu hiệu khác được Giáo hội dùng trong Mùa Chay, như mầu áo lễ tím, không đọc Kinh Vinh Danh, không trưng bông hoa trên bàn thờ, không dùng đàn trong thánh lễ, bụi tro cũng được dùng để cho thấy tính cách thống hối của Mùa Chay và thân phận của con người hay chết.

Nói tóm lại, lễ nghi làm phép tro và bỏ tro trong ngày Thứ Tư Lễ Tro gợi ra cho tín hữu về một thời điểm quan trọng đang bắt đầu liên hệ tới ơn cứu rỗi của họ, đó là Mùa Chay. Ðồng thời, lễ nghi khởi đầu này cũng đề ra cho tín hữu một hành trình phải đi theo trong thời gian suốt Mùa Chay.

Hành trình đó là thực hành các việc làm biểu lộ sự thống hối, sống bác ái; đàng khác, tín hữu cũng phải đi sâu vào tâm tình thống hối, khi suy tư về thân phận con người, về lỗi lầm của mình và nhu cầu khẩn thiết phải trở về, phải canh tân cuộc sống. Tuy nhiên, tín hữu không làm những việc này trong ý thức khổ

(Theo Tinh Thần)

 

Phần 2: "Tro"

Ý NGHĨA “TRO

(MJTRUONGLUAN C.Ss.R)

Hàng năm, mỗi người Công Giáo đều đến tham dự Thánh Lễ vào Thứ Tư đầu Mùa Chay. Còn được gọi là Thứ Tư Lễ Tro.

Tro” có ý nghĩa gì đối với con người? Có liên quan gì đến đời sống Đức Tin người Công Giáo chúng ta? Và tại sao lại phải xức “tro” trên trán? 

Từ ngàn xưa vào thời Cựu Ước, “tro” đã mang hai ý nghĩa nhắc nhớ con người phải biết sống như thế nào. Thứ nhất, “tro” tượng trưng cho “sự thống hối ăn năn” và thứ hai, cho “đời sống khiêm nhường.”

Trong sách Sáng Thế 18:27, chúng ta nghe Abraham tự thú nhận: “Này tôi quả đường đột thưa với Chúa tôi – tôi chỉ là tro bụi.”

Về sau vào thế kỷ thứ 4 Công Nguyện, Giáo Hội mới bắt đầu dùng tro trong các nghi thức phụng vụ. Trong thời điểm này, những kẻ tội lỗi và hối nhân rắc tro trên thân mình. Họ bị trục xuất ra khỏi cộng đoàn trong một thời gian ngắn để thống hối ăn năn vì những trọng tội họ đã phạm – như tội phản đạo, chối đạo, sát nhân và ngoại tình.

Đến thế kỷ thứ 7, nghi thức thống hối này đã biến dạng và được áp dụng vào ngày Thứ Tư Lễ Tro. Kẻ có tội phải mặc áo nhặm và xức tro trên mình. Đồng thời, phải sống xa gia đình suốt cả Mùa Chay. Những người này không được bước vào Nhà Thờ và cũng không được nói chuyện với bất cứ một ai. Họ phải làm việc đền tội, cầu nguyện và ngủ dưới đất hoặc trên rơm và cũng không được tắm rửa hoặc cắt tóc cạo râu. Vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, những hối nhân này được ban ơn xá giải và trở về với gia đình. 

Truyền thống này bắt đầu phổ biến và được áp dụng cho toàn thể Giáo Hội hoàn vũ vào thế kỷ thứ 11 – dưới triều đại của Đức Thánh Cha Urbanô đệ II. 

Ngày nay, vào mỗi Thứ Tư Lễ Tro, các linh mục dùng tro gạch dấu thánh giá trên trán của bản thân mình và từng giáo hữu. Tro này chính là tro của những chiếc lá vạn tuế của Lễ Lá năm trước đã được đốt đi. Tro nhắc nhở các giáo hữu về thân phận con người. Con người được dựng nên từ bụi tro. Tro được sức lên trán để khắc ghi vào tâm trí thực tại cát bụi của con người chúng ta. Vì vậy, khi dùng tro ghi dấu Thánh Giá trên trán, linh mục sẽ đọc: “Ta là thân cát bụi – sẽ trở về cát bụi” (St 3:19) hoặc “Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng” (Mc 1:15).

THẾ THÌ “MÙA CHAY” và “LỄ TRO” CÓ LIÊN CAN GÌ ĐẾN TÔI?

Lá vạn tuế năm trước được đốt đi thành tro là một dấu chỉ thích đáng cho ý nghĩa của Mùa Chay. Lá vạn tuế năm trước được đốt đi cốt ý mời gọi mỗi một tín hữu chúng ta phải nhìn lại cuộc sống của chúng ta trong năm qua. Ta phải xét lại những thói hư tật xấu, cách cư xử và thái độ sống của mình đối với tha nhân. Ta phải thiêu đốt tất cả những gì xấu xa tội lỗi của ta thành tro bụi và quyết tâm tu sửa cuộc đời mình.

Đồng thời, ta cũng cương quyết theo gương Chúa Giêsu bước vào sa mạc cát bụi để đối diện kẻ thù của mình – chính là Satan. Satan hằng luôn xúi dục ta chiều theo tính đam mê xác thịt, ham hố quyền hành và tham lam tiền của. Nhìn nhận mình là bụi cát, ta noi gương Chúa Giêsu sống tín thác, tự khiêm và kính sợ Thiên Chúa.

Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trở nên một tạo vật mới. Ngài muốn tái tạo và ban ơn cứu độ cho chúng ta. Song Ngài chỉ có thể tái tạo và cứu độ chúng ta khi nào ta tự hạ để nhìn nhận thân phận cát bụi của mình. Chỉ lúc đó, như Thánh Vương Đavít nói, Thiên Chúa sẽ: “Cất nhắc tôi lên từ đống phân tro.” 

Mùa Chay trao tặng cho chúng ta cơ hội để thay đổi và hoán cải cuộc đời. Tro là dấu chỉ nhắc nhở chúng ta thực tại Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa.

TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐÂY?

Nếu quý anh chị em thật sự muốn thực hiện những điều sau đây, thì chúng ta cần phải xin ơn can đảm để nói thật và sống thật với bản thân và với Thiên Chúa. Điều kiện căn bản và tiên quyết là: Sống Thật.

MỘT VÀI ĐỀ NGHỊ:

Gia đình tề tựu với nhau trong giờ cầu nguyện. Trong buổi cầu nguyện, ông bà, cha mẹ và mỗi một người con trong gia đình nêu lên một thái độ, cách ăn nết ở, hoặc một cách cư xử nào đó mà mình muốn thay đổi để làm cho mối tình gia đình chan hòa đầm thắm hơn.

Thí dụ về thái độ cần sửa đổi:

- Bất cập: “Đâu phải việc của tôi đâu mà tôi phải “xía” vào. Đổi thành quan tâm và tích cực hơn: “Tôi có thể giúp được gì không?”

- Ôm đồm: “Không có tôi thì chẳng có ai làm được gì cả.” Đổi thành chia sẻ, cộng tác và thoát ly – không dính bén: “Tôi cần sự giúp đỡ của bạn.”

- Hấp tấp – Nhiều người tự bào chữa rằng làm nhanh làm lẹ tức là nhanh nhẹ, tháo vác, sáng trí. Nhiều công việc kéo dài trì trệ vì hấp tấp. Đổi lại thành điềm đạm, thận trọng và nhẫn nại hơn.

- Lê thê – chậm chạp cà rề. Nói cách khác, lười. Đổi lại thành phấn khởi, tổ chức và chủ động hơn.

Thí dụ về cách ăn nết ở:

- Dọn dẹp phòng ở hằng ngày.

- Gìn giữ vệ sinh cá nhân thường xuyên: đầu tóc, quần áo, thân thể . . .

- Tập thể dục thường xuyên để gìn giữ sức khỏe

- Bớt ăn bớt uống.

- Bỏ bớt những đam mê về phim ảnh, rượu bia, thuốc lá.

- Đọc kinh cầu nguyện thường xuyên hơn

- Đọc một đoạn Thánh Kinh mỗi ngày và suy niệm

Thí dụ về cách cư xử:

- Thay vì âu sầu, đổi thành tươi vui với người.

- Thay vì dửng dưng, đổi thanh niềm nở tiếp đón – chào hỏi người thân, khách lạ hoặc bạn đồng nghiệp.

- Thay vì nói lại chuyện xấu của người khác – tức là phao đồn tin xấu, thì tìm những điều tốt để bản thảo và noi theo.

- Thay vì chê trách nhau, khen ngợi và cảm ơn nhau nhiều hơn.

- Thay vì nói một lời có nhiều ngụ ý ám chỉ, thì nói lời đơn thành yêu mến, khích lệ người nghe.

- Thay vì nói lời làm buồn lòng hoặc gây hoang mang, nghi kỵ và phân bì cho người nghe, thì ta quyết tâm nói những điều có lợi, tức là tạo niềm vui, bình an và tin tưởng cho người nghe.

2. Đặt ra kế hoạch giúp đỡ người nghèo. Để dành tiền lẽ, đồ hộp, quần áo, thức ăn khô, rồi chọn một ngày trong tháng, đem đến Nhà Xứ hoặc một cơ quan từ thiện nào đó để để trao tặng.

Sưu tầm.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn