1
11:55 +07 Thứ hai, 29/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 308


Hôm nayHôm nay : 41414

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 431501

Tổng cộngTổng cộng : 27985785

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CÁC THUẬT NGỮ

Ông Mặt Trời nổi điên !

Thứ tư - 05/06/2013 17:03-Đã xem: 1382
Thời gian vừa qua, chúng ta cảm thấy thời tiết nóng bức khác thường. Chắc hẳn đó là nguyên nhân “nổi nóng” của Ông Mặt Trời. Mời bạn tìm hiểu…
Ông Mặt Trời nổi điên !

Ông Mặt Trời nổi điên !

Thời gian vừa qua, chúng ta cảm thấy thời tiết nóng bức khác thường. Chắc hẳn đó là nguyên nhân “nổi nóng” của Ông Mặt Trời. Mời bạn tìm hiểu…

Đầu tháng 6-2013, một lỗ to lớn xoay ngang mặt trời. Nhưng đừng lo, đó không là dấu hiệu của ngày tận thế hoặc điều gì đó ghê gớm, vì lỗ đặc biệt này là “lỗ vòng hoa” (quầng, coronal hole). Mặc dù nó có thể là hiện tượng được biết rõ, nhưng vẫn đáng chú ý – vì đây là quầng lớn nhất được biết đến trong vòng hơn một năm qua.

Được chụp bằng 3 máy lọc các tia siêu cực tím của SDO (Solar Dynamics Observatory – Đài quan sát Động lực Mặt trời của Trung tâm NASA), vòng này được tạo bởi vùng mật độ thấp của sinh chất (chất nguyên sinh) rất nóng.

Vùng mật độ thấp này nối kết với các vùng điện từ mạnh. Một số vùng “đóng” (rất thấp trong quầng) tạo những vòng sáng đẹp “bắt” những khí cực nóng sinh ra lượng lớn các tia siêu cực tím, sự bức xạ sinh ra bởi các sinh chất hàng triệu độ (vùng sáng trong hình).

Tuy nhiên, cũng có những vùng “mở” có từ tính trong vùng quyển sáng mặt trời (solar photosphere). Các đường lửa mặt trời này trong khoảng cách giữa mặt trời với các hành tinh có gia tốc cao, thường làm tăng nhiệt độ thời tiết. Các đường của vùng mở này (vòng hoặc quầng) hoạt động như “ngựa lửa”, phả hơi nóng vào không gian. Các vùng này là nguồn gió mặt trời mạnh tăng tốc chất mặt trời vào trái đất, thường mất 2-3 ngày từ mặt trời tới trái đất.

Qua “mắt” SDO, các quầng có vẻ tối như có một mật độ thấp của độ nóng hàng triệu độ sinh ra bức xạ EUV. “Mắt” SDO thấy mặt trời thực sự có lỗ lớn.

Hiện nay chúng ta đang sống trong vùng hoạt động của mặt trời vì ngôi sao gần nhất trải qua “cực độ mặt trời” (solar maximum) – đỉnh cao chu kỳ tự nhiên của nó là 11 năm. Vào lúc này, chúng ta có thể nhận thấy tần số lửa mặt trời và khối quầng tăng cao khi vùng từ tính mặt trời trở nên mạnh hơn. Mặc dù “cực độ mặt trời” ít hoạt động hơn như tiên đoán, nhưng nó vẫn sản sinh lửa mạnh và độ nóng. Hiện nay người ta đang tìm kiếm các quầng rộng, các hệ quả của sự rối loạn trong mặt trời.

KHA ĐÔNG ANH (Chuyển ngữ từ News.discovery.com)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn