1
19:56 +07 Chủ nhật, 28/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 187

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 185


Hôm nayHôm nay : 38812

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 381841

Tổng cộngTổng cộng : 27936125

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH » HỘI ROSA LIÊN

Văn hoá ứng xử - Lắng nghe và mau đáp ứng nhu cầu

Chủ nhật - 18/09/2022 20:29-Đã xem: 227
Lạy Chúa Giê-su. Xin cho chúng con biết lắng nghe những tiếng kêu cứu của bao người đang bị đau khổ mà không được cảm thông giúp đỡ.
Văn hoá ứng xử - Lắng nghe và mau đáp ứng nhu cầu

Văn hoá ứng xử - Lắng nghe và mau đáp ứng nhu cầu


Kỹ năng lắng nghe là gì ?

Trong các kỹ năng mềm thì lắng nghe là kỹ năng ý được nhắc đến nhất. Có một thực tế rằng con người ta sinh ra ai cũng được học cách nói, nhưng rất ít người học Cách Lắng nghe hiệu quả. Nói giúp bạn truyền đạt những gì bạn nghĩ đến thế giới xung quanh, nó thoả mãn nhu cầu được chia sẻ và thể hiện. Thế nhưng lắng nghe buộc bạn phải phân tích những gì nghe thấy, vì vậy chúng ta thường không thích nghe người khác chia sẻ. Để có thể lắng nghe hiệu quả trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem lắng nghe là gì nhé.

Lắng nghe là gì?

      • Lắng: Là trạng thái mà ở đó mọi thứ chậm lại, hoặc dừng lại, chìm xuống không còn sôi nổi, mạnh mẽ như lúc đầu. Lắng còn sử dụng như một từ để chỉ sự yên tĩnh khác thường, một số từ đi kèm với lắng như: Lắng đọng, lắng cặn, lắng xuống, sâu lắng
      • Nghe: Là quá trình thu nhận âm thanh phát ra từng xung quanh thông qua tai. Đôi khi nghe cũng được sử dụng để biểu thị sự thấu cảm, cảm nhận.

Như vậy Lắng nghe là quá trình tập trung tiếp nhận âm thanh một cách chủ động có chọn lọc, đi kèm với phân tích thông tin và đưa ra phản hồi thích hợp với những gì họ tiếp nhận. Trong giao tiếp lắng nghe thường đi kèm với phản hồi, tương tác qua lại, nhưng phần tiếp nhận và xử lý thông tin nhiều hơn phần nói (chia sẻ). Khi còn nhỏ chúng ta chỉ được dạy “phải nghe lời cha mẹ” nhưng đây không hoàn toàn là lắng nghe, mà là phục tùng. Kỹ năng lắng nghe phải đi kèm phân tích, đánh giá và đưa ra phản hồi vì vậy kỹ năng lắng nghe cực kì quan trọng.

Lắng nghe hiệu quả giúp bạn thu thập thông tin, học hỏi, thấu hiểu được ngồi đối diện, từ đó đưa ra lời khuyên, giải pháp hoặc chiến lược đối phó phù hợp. Để có thể lắng nghe hiệu quả buộc bạn phải rèn luyện liên tục và lâu dài. Lắng nghe không phải nói gì nghe đó nó còn bao gồm những kỹ thuật giúp đạt được mục tiêu trong giao tiếp.
 

Vai trò của lắng nghe là gì?

Cách Lắng nghe hiệu quả đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Con người ai cũng muốn được chia sẻ, và được người khác lắng nghe, vì vậy kẻ biết lắng nghe là kẻ chiếm ưu thế. Thông thường kẻ biết lắng nghe trong tư thế chủ động là kẻ mạnh, những kẻ yếu thường bị buộc phải nghe chứ không biết cách lắng nghe. Khi bạn càng có tầm ảnh hưởng bạn càng phải lắng nghe nhiều hơn.

      • Trong công việc: Lắng nghe một cách có chọn lọc và đa chiều giúp bạn thấu hiểu người đối diện, nắm bắt thông tin một cách đầy đủ và toàn diện. Đông thời quá trình lắng nghe thường đi kèm với các câu hỏi, việc này tạo điều kiện cho bạn hiểu đúng, hiểu đủ về vấn đề giúp bạn có những giải pháp nhanh chóng kịp thời và đúng đắn
      • Trong cuộc sống: Trong giao tiếp kỹ năng lắng nghe đóng vai trò như chất xúc tác. Giúp chúng ta kết nối, gần gũi nhau hơn, danh được nhiều thiện cảm của mọi người. Lắng nghe giúp bạn xây dựng mối quan hệ bền chặt, bởi lẽ khi bạn lắng nghe người đối diện cảm thấy được tôn trọng. Việc lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra những lời khuyên, sự khích lệ sẽ tạo được sự tin tưởng. Đồng thời thông qua lắng nghe bạn sẽ nắm bắt được suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của họ, từ đó có chiến lược giao tiếp hiệu quả hơn.

Ngoài ra Lắng nghe là một phương tiện hiệu quả để giải quyết xung đột. Với sự chú ý và chân thành khi lắng nghe bạn sẽ làm cho kẻ thù cảm thấy được tôn trọng và họ cũng sẽ cởi mở với bạn nhiều hơn thì nút thắt của vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng. Vậy có những cách lắng nghe hiệu quả nào? Làm sao để rèn luyện khả năng lắng nghe, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở phần 2 nhé

2. Cách Lắng nghe hiệu quả là gì

Như tôi thường chia sẻ ở phần kỹ năng lắng nghe là gì, khi con người ta sinh ra đều được học cách nói. Nhưng không phải ai cũng học Cách Lắng nghe hiệu quả. Chính vì vậy lắng nghe là điểm yếu của rất nhiều người. Người ta thường biết rằng mình cần lắng nghe, nhưng không thể nào kiềm chế được cảm xúc. 6 cách lắng nghe hiệu quả dưới đây sẽ mang đến cho bạn cách nhìn mới mẻ hơn về chủ đề này

Cách 1. Tập trung lắng nghe tích cực.

Tập trung lắng nghe là gì? Đây là thuật ngữ chỉ việc nghe với thái độ tôn trọng và tích cực. Hãy cởi mở với thông tin dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Hãy tự hỏi: Khi ai đó nói, bạn có thực sự nghe những gì họ nói không? Bạn biết bao nhiêu nội dung của cuộc giao tiếp với người đối diện. Hãy khách quan khi lắng nghe để bạn có thể làm giảm tác động của cảm xúc khi nghe. Kiên nhẫn cho đến khi bạn nghe được tất cả thông tin.

Lắng nghe để tìm ra vấn đề thực sự khai thác các khái niệm và ý tưởng cũng như các sự kiện. Bạn cần vừa nghe vừa phân tích sự khác biệt giữa các sự kiện và nguyên tắc, bằng chứng, lý luận,… Xem lại các điểm quan trọng coi nó có ý nghĩa không? Các khái niệm có được minh họa bởi các sự kiện không? Lắng nghe cẩn thận không chỉ với nội dung được trình bày, trong ngữ điệu, âm điệu, cử chỉ cử chỉ để hiểu rõ hơn về thông tin, ý tưởng mà người nói muốn mang đến.
 

Tôn trọng người nói, đừng lo lắng, giao tiếp bằng mắt. Không ngắt lời, hay để điện thoại đổ chuông làm gián đoạn cuộc nói chuyện. Khi đánh giá hoặc chỉ trích nội dung của người nói. Chỉ nhận xét khi người nói hoàn thành quan điểm của họ. Đấy là cách làm sao để lắng nghe hiệu quả.

Cách 2. Đặt câu hỏi và tương tác với người nói

Cách lắng nghe hiệu quả không chỉ dừng lại ở việc nghe, và phân tích, quá trình lắng nghe bạn cần đặt câu hỏi để khai thác thêm thông tin. Đặt câu hỏi cũng là cách thể hiện sự quan tâm của bạn với chủ đề đang được nhắc tới. Đôi khi, khi bạn cần khuyến khích người nói tiếp tục, nếu là những chia sẻ hãy chậm lại 1 nhịp để tỏ ra bạn đang thực sự thấu hiểu. Hãy chỉ ra rằng bạn vẫn đang chú ý đến câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói. Lặp lại những gì bạn nghĩ rằng bạn đã nghe. Đây cũng là một cách để hướng người nói đến chủ đề mới mà bản thân họ không có ý định nói đến.

Cách 3. Sử dụng đúng ngôn ngữ cơ thể 

Để có thể lắng nghe hiệu quả ngôn ngữ cơ thể đúng đóng vai trò quyết định đến những gì bạn tiếp thu và hiệu quả của cuộc hội thoại. Cơ thể thường có xu hướng thể hiện đúng những gì bạn đang nghĩ và những gì bạn muốn. Ở khía cạnh bản thân việc sử dụng đúng ngôn ngữ là một cách để gửi tín hiệu đến não bộ tôi muốn tập trung. Với người đối diện ngôn ngữ cơ thể của bạn giúp họ cảm nhận được sự quan tâm của bạn với chủ đề mà họ chia sẻ.

      • Nhìn thẳng: Nhìn thẳng vào mắt người nói cho thất sự tập trung, tôn trọng thấu hiểu và an toàn. Nếu là lắng nghe để chia sẻ, hãy nhìn sâu vào ánh mắt, tạo cảm giá đồng cảm.
      • Gật đầu: Thể hiện việc bạn tán đồng quan điểm với người nói. Cái gật đầu còn thể hiện bạn đang thực sự tiếp thu những gì họ chia sẻ. Gật đầu là một kỹ năng đặc biệt, nếu bạn hiểu và nắm bắt tốt kỹ thuật này sẽ tạo ra hiệu quả giao tiếp bất ngờ
      • Đừng khoanh tay trước ngực: Khoanh tay trước ngực biểu thị cho hành động tự vệ, thiếu an toàn hoặc không quan tâm. Nếu bạn sử dụng hành động này thì cho dù bạn có đang lắng nghe cũng sẽ làm cho đối phương không được thoải mái.
      • Những cử chỉ khác: Hàng loạt các cử chỉ, tư thế khác nhau cũng cho thấy mức độ quan tâm của bạn với chuyện đang diễn ra. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa bạn và người nói, chủ đề nói, và yếu tố ngoại cảnh mà sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp
      • Cách 4:  Không so sánh là cách để lắng nghe 

        Tư duy so sánh là một tư duy tệ trong mọi việc. Trong giao tiếp cũng vậy, nếu bạn còn so sánh thì bạn chẳng thể là lắng nghe người khác được. Có 2 loại so sánh cơ bản trong 1 cuộc hội thoại: So sánh với bản thân mình, so sánh với người mình biết.  Cho dù là loại nào đi nữa thì khi bạn hình thành tư duy so sánh; ngay lập tức não bộ tạo ra phản ứng loại trừ. Có nghĩa là não sẽ có xu hướng gạt đi ý kiến của người đối diện. Bạn thử hình dung khi người khác chia sẻ mà bạn bỏ ngoài tai như vậy làm sao để bạn có thể lắng nghe.

        Trong trường hợp này sự đồng cảm quan trọng hơn là sự so sánh và gạt phăng mọi thứ đi. Tôi lấy ví dụ: Ai đó nói với tôi về cơn đau ghê gớm của bệnh dạ dày; và tôi nói với họ rằng tôi cũng đang đau dạ dày, và họ đang làm quá nỗi đau nó lên. Hành động này bị coi là xúc phạm cảm giác người đối diện. Bạn không những không tạo ra sự chia sẻ tích cực bạn còn gạt đi mọi cơ hội để lắng nghe Vậy bạn phải làm sao? Hãy tìm cách để đồng cảm và đưa ra lời khuyên. Ví dụ: Tôi cũng từng bị và hiểu nỗi đau đó của bạn, nhưng tôi đã vượt qua bằng cách…. Như vậy sẽ tuyệt vời hơn nhiều, đồng thời não bộ của bạn cũng nghi nhận sự tích cực và đó nhận nó dễ dàng hơn. Như vậy bạn có thể thấy không so sánh cũng là một Cách Lắng nghe hiệu quả.

        Cách 5: Cảm thông Trong lắng nghe là gì

        Tại sao cảm thông lại là cách để lắng nghe tốt nhất hãy cố gắng làm chủ cảm xúc của mình. Ở đây cho dù là bạn đang nghe người khác kể lể, hay đang nghe cấp dưới trình bày. Việc đầu tiên bạn cần làm là hãy cảm thông và đặt mình vào vị trí của họ trước đã. Thay vì phán xét điều gì đó, hãy cứ nghe và suy nghĩ theo chiều hướng tích cực. Những câu hỏi mở, những cái gật đầu sẽ kiến bạn dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn. Nếu bạn không thể thông cảm cho cấp dưới, không thể đồng cảm cho người bạn của mình sẽ ra sao? Bạn ngay lập tức tạo ra hành động phản vệ và kháng cự trong tiềm thức. Thử hỏi như vậy làm sao để bạn có thể lắng nghe đây

        Cách 6: Tập trung và theo dõi câu chuyện

        Để có thể rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả, một trong những điều bạn cần nhớ khi giao tiếp đó là tập trung theo dõi câu chuyện. Hãy kìm nén cái tôi xuống và để cho suy nghĩ của mình dõi theo mạch chuyện của người đối diện. Bạn có thể không phải thiên tài để nhớ mọi thứ, nhưng hãy dõi theo những chi tiết. Nếu bạn tập trung vào sự lắng nghe bạn sẽ quên đi việc phản đối. Và như thế bạn sẽ “hấp thu” được nhiều thông tin hơn

         




1. LỜI CHÚA : Thánh Gia-cô-bê khuyên các tín hữu : ”Mỗi người phải mau nghe, đừng vội nói và khoan giận”(Gc 1,19).

2. CÂU CHUYỆN : BÀI HỌC TỪ MỘT VIÊN ĐÁ.

Một doanh nhân trạc tuổi trung niên ngồi lái chiếc xe Jagua chạy khá nhanh trên con đường vắng người giữa trưa hè oi bức. Từ đàng xa, ông thấy một đứa trẻ đang thập thò giữa mấy chiếc xe hơi đậu ven đường. Ông liền giảm tốc độ vì nghĩ chắc có điều chi bất thường. Khi xe chạy ngang chỗ đứa trẻ thì ông lại không nhìn thấy ai cả. Nhưng rồi đột nhiên ông nghe một tiếng “cạch” ngay bên cạnh, như có một viên đá ném trúng vào cửa hông chiếc xe mới tinh của ông. Ông liền đạp cần thắng gấp, rồi lập tức vòng xe quay lại chỗ viên đá vừa được ném ra. Quả nhiên có một đứa trẻ khoảng 6-7 tuổi đang đứng núp cạnh mấy chiếc xe hơi đậu bên đường. Nhảy bổ ra khỏi xe, ông chạy lại nắm chặt lấy cổ đứa trẻ, đè dí đầu nó vào thân chiếc xe bên cạnh và hét to : ”Mày làm cái trò gì vậy hở thằng khốn ?”. Cơn giận bốc lên trong đầu, ông gằn giọng nói với chú nhóc : ”Mày có biết là mày vừa làm một việc rất nghiêm trọng hay không ? Rồi mày sẽ phải trả giá đắt vì viên đá của mày vừa ném ra đó !”  Bấy giờ cậu bé kia liền khóc lóc năn nỉ : ”Xin lỗi ông. Cháu rất tiếc đã làm việc này, vì cháu không còn cách nào tốt hơn… Thưa ông. Cháu buộc phải ném viên đá vào xe của ông để buộc ông dừng lại, vì cháu đã vẫy tay ra hiệu cho rất nhiều xe chạy trên đường suốt cả nửa tiếng đồng hồ rồi mà không xe nào chịu dừng lại giúp cháu….”. Rồi với hai dòng nước mắt lăn dài trên má, cậu bé chỉ tay về phía ven đường nói tiếp : ”Thưa ông. Đứa bé gái bị té đang nằm bên chiếc xe lăn kia chính là em gái cháu. Cháu đang lăn chiếc xe chở em về nhà thì xe gặp chỗ dốc bị trượt khiến em cháu té ngã xuống con mương cạnh đường. Cháu đã cố gắng hết sức mà không sao nâng em cháu và chiếc xe lăn ra khỏi con mương được”. Vửa thổn thức, cậu bé vừa năn nỉ : ”Thưa ông, xin làm ơn giúp cháu đưa chiếc xe lăn ra khỏi mương và đặt em gái cháu vào trong xe lăn. Nó đang bị đau và quả thật nó lại quá nặng đối với cháu !”.

Tiến lại bên bé gái bị ngã, người đàn ông đã cố nuốt trôi một thứ gì đó chẹn ngang cổ họng. Ông ta kéo chiếc xe lăn lên khỏi mương và bồng đứa bé ngồi vào trong xe lăn. Rồi ông rút chiếc khăn trong túi ra phủi sạch các vết dơ trên quần áo. Sau đó ông nghe thấy tiếng thằng bé nói : ”Cháu rất cám ơn ông đã tận tình giúp đỡ cháu. Xin Chúa trả công bội hậu cho ông”. Ông doanh nhân thoáng nhìn thấy ánh mắt biết ơn trên khuôn mặt còn ngấn lệ của thằng bé, trước khi nó quay đi tiếp tục đẩy xe đưa em gái về phía những ngôi nhà tôn lụp xụp gần đó. Người đàn ông đứng nhìn theo hai đứa bé mỗi lúc một xa dần. Sau cùng ông bước chậm chạp về phía xe hơi của mình. Ông có cảm giác như đó là một đoạn đường khá dài…

 

3. SUY NIỆM : 

Về sau, dù đã nhiều lần mang chiếc xe hơi sơn sửa lại, nhưng ông luôn bảo thợ chừa lại vết lõm mà viên đá của cậu bé kia đã để lại trên thành xe. Ông muốn giữ vết lõm ấy như một chứng tích nhắc nhở mình rằng : ”Khi bị ai đó ném một viên đá hay một lời đả kích, tức là họ đang bị tuyệt vọng và đang rất cần một sự cảm thông giúp đỡ kịp thời”. (Theo Quick inspirations).

4. SINH HOẠT : Khi nghe tiếng ai đó kêu cứu, chúng ta sẽ mau mắn trợ giúp hay chờ một viên đá ném về phía mình, như sự kiện xảy ra trong câu chuyện trên ?

5. LỜI CẦU : 

Lạy Chúa Giê-su. Xin cho chúng con biết lắng nghe những tiếng kêu cứu của bao người đang bị đau khổ mà không được cảm thông giúp đỡ. Xin cho chúng con biết dừng lại để tìm hiểu sự việc và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chính đáng của họ với hết khả năng và thiện chí của chúng con.- AMEN.

LM ĐAN VINH 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn