1
20:16 +07 Chủ nhật, 28/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 173

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 171


Hôm nayHôm nay : 39487

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 382516

Tổng cộngTổng cộng : 27936800

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

Sống chung "Những liên hệ của họ tùy thuộc vào những hành động của họ

Thứ hai - 15/07/2013 17:53-Đã xem: 1359
Tất cả những yếu tố của một cuộc xung khắc xung khắc tiêu biểu có thể được nhận thấy trong biến cố nhỏ nầy. Sự cộng tác xem ra không phải dễ dàng nhưng cũng không biết đổ lỗi đó cho ai. Nếu cả hai vợ chồng ở trong tình trạng tử tế với nhau, họ sẽ không có cảm giác rằng người kia không hiểu và không quan tâm. Rất tiếc không được như vậy, nên theo lý luận cả hai đều bị phán đoán dựa trên đòi hỏi của họ.
Sống chung "Những liên hệ của họ tùy thuộc vào những hành động của họ

Sống chung "Những liên hệ của họ tùy thuộc vào những hành động của họ

NHỮNG LIÊN HỆ CỦA HỌ TUỲ VÀO NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA HỌ   

Bất cứ cái gì xảy ra giữa 2 người đều cho thấy sự liên hệ giữa họ với nhau. Không sự kiện nào xảy ra như gây khó chịu hay làm vừa lòng nhau có thể được đỗ lỗi chỉ cho một bên thôi. Cả hai bên tiếp tay nhau không kể người nầy là chủ động và người kia xem ra là thụ động. Cả người đày đọa và người bị đày đọa đều có lỗi vì người bị đày đọa đã cho phép sự ác tiếp tục xảy ra. Sự bạo chúa trong hôn nhân không thể được duy trì mà không có sự tùng phục của bên kia. Sự can đảm và tự trọng là khí giới hữu hiệu nhất trong việc đối đầu và ngăn chặn với bạo chúa.   

Không may, vì không ai ý thức được việc mình làm nên cả 2 bên đều lâm chiến, mà không nhận ra sự đóng góp và ảnh hưởng của mình trên cuộc chiến. Cuộc chiến làm nhức nhối nhau đó mang lại một hình ảnh phức tạp hơn khi vòng đai gia đình bao gồm nhiều người hơn. Điều đáng tiếc là sự đối phó với cuộc chiến nầy chính là một đặc nét nổi bật của đời sống gia đình chúng ta hôm nay, ở đó sự cạnh tranh lẫn nhau là một liên hệ tiêu biểu giữa vợ và chồng, con cái và bố mẹ, lớp già với lớp trẻ. Kết quả của những xung khắc chỉ làm xáo trộn sự bình an trong gia đình, mà không được hiểu một cách thõa đáng từ quan điểm của người đúng cũng như của người sai. Chúng ta phải nhận thấy ý nghĩa tâm lý của vấn đề liên hệ tới những người tạo nên nó. Không có gì khác biệt giữa những xung đột lớn hay nhỏ, có nguy hiểm hay không. Chúng ta phải phân biệt giữa nội dung có lý và ý nghĩa tâm lý. Sự giải quyết phải được quan tâm với những luật lệ tổng quát của nhân phẩm cũng như với những cơ cấu tâm lý của nguyên tắc.   

LÝ TRÍ NGHỊCH VỚI TÂM LÝ   
Ông chồng về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi bỡi những chuyện không vui ở sở. Bà vợ ở nhà suốt ngày mong đến chiều, dự định đi thăm một vài người bạn, nhưng ông chối từ vì tâm hồn không được thoải mái. Bà vợ phản ứng: “Đúng, ông luôn quá mệt khi tôi muốn đi ra ngoài. Lần nầy, tôi nhấn mạnh: Ông phải đi với tôi”. Cuộc cãi lộn xảy ra. Cô nàng sẽ khóc và cuối cùng anh chàng sẽ nhường nhịn, mặc quần áo và đi với nàng. Nhưng đó không là lối giải quyết dẫu có đi hay ở nhà. Nếu chàng nhường nhịn, chàng cảm thấy mình là nạn nhân, và phải đi trong lúc giận dữ thì không thể vui hưởng buổi tiệc. Nếu không đi, cuộc chiến sẽ kéo dài, có thể tranh cãi suốt cả đêm, rồi không ngủ được, và sáng hôm sau chổi dậy sẽ cãi nhau tiếp.   

Tất cả những yếu tố của một cuộc xung khắc xung khắc tiêu biểu có thể được nhận thấy trong biến cố nhỏ nầy. Sự cộng tác xem ra không phải dễ dàng nhưng cũng không biết đổ lỗi đó cho ai. Nếu cả hai vợ chồng ở trong tình trạng tử tế với nhau, họ sẽ không có cảm giác rằng người kia không hiểu và không quan tâm. Rất tiếc không được như vậy, nên theo lý luận cả hai đều bị phán đoán dựa trên đòi hỏi của họ. Ở đây không có sự khác biệt giữa ai đúng hoặc ai sai. Nếu họ thân tình với nhau, họ dễ dàng tìm thấy một sự đồng ý phù hợp với ước muốn mỗi người. Nếu sự viếng thăm là một trường hợp ngoại lệ, người chồng có thể khuất phục sự mệt mỏi và vui hưởng sự không mấy thích thú đó. Nhưng nếu sự chán nản và kiệt sức đáng quan tâm, người vợ nên chăm sóc anh ta hơn là đi viếng thăm những người bạn. Nếu sự viếng thăm và sự mệt mỏi quá mức ngoại thường, có thể khó quyết định, nhưng sự quyết định dẫn đến sự tranh cãi là một điều hoàn toàn không nên làm. Sự quan tâm đến nhu cầu của người khác xem ra dễ đi đến sự đồng ý hơn là khăng khăng bảo vệ ý kiến riêng của mình.   

Ý nghĩa tâm lý của vấn đề có thể được khám phá một cách sâu xa trong cảm giác cảm thấy bắt buộc tham gia vào công việc xã hội của ông chồng và sự thiếu khả năng để làm cho cuộc đời vui và có ý nghĩa của người vợ. Hay có khi bà vợ thuộc loại người hay yêu sách, không bao giờ cảm thấy thõa mãn với những cung cấp và chìu chuộng của ông chồng, lúc nào cũng chỉ muốn ông chồng dành tất cả sự chú ý và thời gian cho nàng. Và sự kiện được miêu tả chỉ là một dịp cho sự giận dữ đã được chấp chứa sâu xa bên trong bộc phát.   

Bất cứ lúc nào nổi lên một sự xung khắc, quyết định đầu tiên mà cả hai đều làm dầu không ý thức là có nên dùng những sự kiện nầy như một cơ hội để giao tranh và làm khổ nhau hay là chân thành cố gắng giải quyết vấn đề. Nếu có khuynh hướng cãi nhau thì sẽ không có giải quyết nào tốt đẹp. Ở đây chúng ta gặp một trong những cản trở quan trọng đối với sự hạnh phúc của hôn nhân là: có nhiều người tin rằng giao tranh sẽ mang lại cho họ một cái gì lợi cho họ. Cả hai đỗ lỗi, mắng chưởi nhau và sau khi chấm dứt họ lại chuẩn bị chiến trường cho lần tới. Họ ít thích thú trong việc tìm một  giải đáp hơn là thấy mình hoàn toàn có lý.   

Thật ra, thắng hay thua trận chiến không giúp được gì cho nhau. Điều xem ra hữu ích cho cả hai là cảm giác xã hội, cảm giác thuộc về nhau. Cảm giác nầy biến mọi xung khắc trở thành vấn đề chung chứ không phải vấn đề chàng hoặc nàng muốn gì. Cảm giác xã hội tạo nên một cái “chúng ta” mà nàng và chàng là một phần trong đó. Những xung đột vì quyền lợi trở thành những cơ hội cho sự xác định hợp nhất qua những cố gắng hỗ tương, và cho sự thiết lập những điều kiện mà cả hai đều vui hưởng – trong trường hợp nầy – hoặc ở nhà hoặc đi ra ngoài. Sự tin vào nhau kích động sự tin tưởng và ước muốn nâng đỡ nhau. Nếu chàng đặt lợi ích vào bàn tay nàng, nàng càng quan tâm đến ước muốn của chàng hơn là của nàng. Điều nầy xem ra cũng đúng đối với con trẻ tự nguyện muốn thay đổi sự cứng đầu để được quan tâm hơn nếu chúng được hỏi điều gì nên làm. Những người lớn cũng không có gì khác.   

PHỦ NHẬN ƯU THẾ HƠN ĐÒI HỎI   
Nhiều người tin rằng sức mạnh có ích lợi. Nếu họ không thể dùng sức mạnh thể xác để ép buộc một vấn đề nào đó như họ thường làm đối với trẻ con, họ muốn làm như vậy đối với người lớn về phương diện luân lý hoặc tinh thần. Ở đây chúng ta phải nhận thấy đặc tính tấn công bằng sức mạnh thì ngược lại với sự chống đối bằng thụ động. Cưỡng chế luôn có nghĩa là tỏ ra không kính trọng đối với một người nào. Sự kháng cự không là một cưỡng chế, trái lại nó chỉ bảo toàn nhân vị của mình mà thôi. Vì thế, sự phủ nhận của một người luôn mạnh hơn nhu cầu của người kia. Cái mà người nầy muốn thì không đáng kể nếu người kia không thích. Điều đó nên là luật cho cuộc sống gia đình. Trong trường hợp nầy, người vợ muốn đi ra ngoài trong lúc người chồng muốn ở nhà. Nàng muốn làm một cái gì, còn chàng thì không muốn. Phủ nhận của người chồng thì nặng ký hơn là yêu sách của người vợ. Điều đó có nghĩa là để làm một cái gì chàng không muốn xem ra thì khó hơn việc nàng rút lại điều nàng thích, ngoại trừ nàng có thể thuyết phục được chàng.   

Không may, những quy luật như thế thì ít được áp dụng. Thật khó để phân biệt giữa áp đặt và nhường nhịn. Nếu họ không được cái họ muốn, họ cảm thấy mình bị lạm dụng và cưỡng chế. Trong biến cố của những xung đột vì quyền lợi của nhau, dường như được khuyên là nên để người ta làm điều họ thích: không được áp chế nhưng cũng không cho phép nhường nhịn. Thường chúng ta không nhận ra sự phân biệt giữa hai ranh giới và những áp dụng thực tế của nguyên tắc nầy. Đằng sau những khó khăn nầy là sự thiếu kính trọng nhau. Họ chỉ không kính trọng nhau dẫu cho tình yêu và sự tận hiến cho nhau không có gì đáng chê trách.   

NGUỒN GỐC CỦA SỰ THIẾU KÍNH TRỌNG   
Có nhiều lý do tại sao người ta cảm thấy khó khăn đối xử với những phần tử khác trong gia đình với sự kính trọng thích hợp. Bất cứ là lý do gì, điều đó có thể cho thấy những sự sợ hãi cá nhân và những mặc cảm tự ty. Chúng ta có khuynh hướng phê bình những khiếm khuyết của bà con vì chúng ta nhận thấy chúng ta giống với họ. Khiếm khuyết của họ phản ảnh tình trạng và giá trị của chúng ta. Chúng ta cảm thấy xấu hổ về lầm lỗi của họ, dường như đó là lỗi lầm của chúng ta. Nếu chúng ta có cái gì chắc chắn, bảo đảm hơn về chúng ta, về giá trị cũng như địa vị riêng của chúng ta, chúng ta có thể chấp nhận khiếm khuyết chúng ta và khiếm khuyết của những phụ tá thân cận chúng ta một cách dễ dàng hơn, vì chúng ta không xem họ như biểu lộ của giá trị và ý nghĩa của chúng ta. Một người tự tin có thể xem những lỗi lầm, những giới hạn, những khuyết điểm trong một cái nhìn thích hợp mà không coi chúng như những hạch sách, lên án của xã hội. Vì thế, sự kính trọng đối với những phần tử trong một gia đình được nối kết với sự tự trọng. Người sợ sự thất sủng và sự nhục mạ thì rất nhạy cảm với sự bất toàn của những người bà con mình. Hơn nữa, nếu một người cảm thấy vô dụng trong tương quan với những khuyết điểm như thế, họ cảm thấy giận dữ những người đó và sẽ tỏ sự giận dữ hoặc bằng cách thụ động hoặc bằng cách hung hăng và bạo động. Cả hai cách đều dẫn tới sự thiếu kính trọng phẩm cách và giá trị của người khác.   

Một lý do khác dẫn tới sự thiếu kính trọng trong nhiều gia đình là tình trạng cạnh tranh trong gia đình cũng như ở thế giới bên ngoài. Chúng ta đã miêu tả tại sao vợ chồng trong thế giới hôm nay nhìn nhau như những người cạnh tranh. Con trẻ cũng vậy, cũng cạnh tranh với nhau. Chúng chống nhau để tranh giành sự chú ý cũng như tình thương của bố mẹ. Mỗi đứa nhìn đứa kia như một đe dọa đối với vị thế riêng của nó. Cũng có sự cạnh tranh như vậy giữa bố mẹ và con cái. Hai thế hệ già trẻ cũng cạnh tranh nhau cho sự danh tiếng. Trong một thế giới ít mang lại sự an toàn và sự bảo đảm về sự tôn trọng và quí mến lẫn nhau, cha mẹ cố gắng gây ấn tượng về ưu thế của họ đối với những đứa trẻ tỏ ra ít kháng cự nhất. Nhiều cha mẹ không nhận thấy những hành động hận thù và chống cự thường được cải dạng như tình yêu sung mãn hoặc tình cảm tràn đầy. Tại sao chúng ta không đối xử với những người thân yêu chúng ta như đã xử thế với nhũng người quen biết chúng ta gặp ngoài xã hội. Chúng ta được huấn luyện để đáp trả cho những lịch sự, tế nhị, yêu thương, và trọng kính. Tại sao chúng ta không dùng những kỷ thuật và kiến thức đó để phục vụ cho những người trong gia đình chúng ta?   

Lm. Lê văn Quảng, 
Tiến sĩ tâm lý 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn