1
04:20 +07 Thứ năm, 16/05/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 108


Hôm nayHôm nay : 6829

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 525705

Tổng cộngTổng cộng : 28644953

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » SỨC KHỎE LÀ VÀNG

Giáo dục Việt Nam qua góc nhìn của một du học sinh tại Úc

Thứ sáu - 19/10/2012 20:58-Đã xem: 1609
Trước khi qua Úc, tôi có học lực khá tại một trường điểm ở Việt Nam nhưng vẫn cảm thấy thật sự rất lo lắng... không biết với kiến thức đã học có giúp tôi có đủ tự tin và trình độ để hòa nhập được nhanh không
Góc nhìn về giáo dục VN

Góc nhìn về giáo dục VN

Thưa các bác lãnh đạo Bộ GD&ĐT,

Cháu là học sinh lớp 11, sang năm bước vào kỳ thi đại học. Cháu vừa nghe thông tin về tuyển sinh đại học năm học 2008-2009 sắp tới. Quả thật, khi nghe xong thì cháu có rất nhiều cảm xúc nhưng hầu như đó là một sự bất an.
Cháu biết là trong những năm gần đây, nền giáo dục nước nhà có nhiều tiến bộ và đổi mới. Cháu thật sự rất vui và biết ơn vì các bác đã đặt một nền mong rất vững chắc cho nền giáo dục nước nhà dù chưa phải là sớm hay nói cách khác là đã hơi muộn so với các nước khác trên thế giới. Nhưng cháu tin vào sự cố gắng đó của các bác, của thầy cô và của cả chúng cháu.
Tuy nhiên, theo ý kiến của không chỉ cháu mà còn của các bạn cháu cũng đang quan tâm đến vấn đề này, theo cháu nên thi gộp hai kỳ thi làm một để giảm bớt chi phí nhưng không nên thi tại địa phương mà nên tổ chức tại các trường đại học. Có hai lý do: tiết kiệm được chi phí và đảm bảo được sự công bằng cho thi cử, tránh hiện tượng ''đỗ oan và trượt oan''.
Cháu biết các bác đã và đang suy tính rất nhiều, nhưng cháu nghĩ ý kiến của người trong cuộc - những người chịu ảnh hưởng cũng như trực tiếp cần phải
được xem xét. Còn như các lãnh đạo, cho dù có đến kiểm tra ở từng địa phương thì cũng sẽ xảy ra các vấn đề sau :
- Thanh tra chỉ có thể về trường kiểm tra một buổi là cùng nhưng cũng không phải là một lớp mà con phải đi nhiều lớp khác. Dù rằng còn có ý thức của cán bộ coi thi nhưng người Việt Nam ta thường có hai tính xấu cần sửa bỏ trong tương lai đó là: cả nể và ''thương' học sinh không đúng chỗ.
- Các báo đài có nói và ca ngợi về tính nghiêm túc của kỳ thi vừa rồi. Nghe xong, các bạn cháu thì cười nhưng riêng cháu lại thấy buồn. Quả thật, câu nói: ''Có nằm trong chăn mới biết chăn có rận'' không sai. Ra trường thì thấy đầy phao. Anh chị cháu đi thi về kể lại là giám thị còn canh thanh tra bộ về ''giùm'' cho học sinh.
Thậm chí, anh bạn cháu, con của Hiệu phó cũng bị bắt môn Sử nhưng không bị sao cả vì mẹ anh đang có mặt ở trường lúc đó để nấu ăn cho giám thị. Buồn và bất ngờ phải không ạ?
Chúng cháu không phản đối thi gộp nhưng bước đầu nên thi tại các trường đại học với những ai đăng ký thi đại học còn thi tại trường với những ai chỉ đăng ký thi tốt nghiệp.
Trên đây là một số ý kiến nhỏ của chúng cháu. Có thể còn non trẻ nhưng chúng cháu thật sự quan tâm đến nền giáo dục nước nhà cũng như tương lai của chúng cháu và của đất nước.
Các bác lãnh đạo có thể xin tham khảo ý kiến của nhũng người ngay trong cuộc. Cháu mới chỉ thấy họp lãnh đạo và thông báo trên tivi, báo đài chứ chưa thấy ý kiến của học sinh và người dân về vấn đề này.
Cháu mong rằng ý kiến này sẽ đến được với bác Nguyễn Thiện Nhân, một người mà cháu vô cùng ngưỡng mộ và cháu cũng rất mong được hồi âm.

Cháu xin chân thành cảm ơn.

 -------------------------------------------------------------

Sau khi đọc bài viết này, tôi rất đồng ý với những nhận định của bạn. Bản thân tôi, một người ở thế hệ 8X, đã trải qua 12 năm học ở Việt Nam, chưa bao giờ tôi cảm thấy hài lòng và vui vẻ trong suốt những năm học đó. Hệ thống giáo dục nước nhà thật sự quá tải, không còn phù hợp.

Như những gì bạn viết rất sát với thực tế và tôi sẽ không nhắc lại nữa mà chỉ viết thêm một vài suy nghĩ của một sinh viên xa quê hương, đang tiếp thu một nền giáo dục của Úc, nơi được cho là top về giáo dục của thế giới.

Ở Việt Nam, dường như chúng ta quá đặt nặng vấn đề học thêm, như một vòng lẩn quẩn không có lối thoát. Có nhiều người bạn thời trung học của tôi nghèo không học thêm nhà thầy nhưng thành tích học vẫn rất xuất sắc. Bởi vậy, chuyện học thêm quá tải chưa phải là giải pháp tốt nhất để nâng cao kiến thức, mặt khác nó có thể gây ra những tác dụng ngược lại mong muốn đó là "sợ học".

Trước khi qua Úc, tôi có học lực khá tại một trường điểm ở Việt Nam. Cũng như nhiều bạn khác, tôi đã học rất nhiều và dồn hết tâm sức chỉ mong đạt được thành tích thật cao. Đến bây giờ nhìn lại, những người bạn kia đã vào đại học, trong đó một số lại không đến đâu vì không xác định được con đường đi của chính mình.

Học vì thành tích, trách nhiệm và bổn phận. Nhưng khi ra trường, nắm tấm bằng trong tay, có mấy ai thật xuất sắc, hay là "kiến thức trả về cho thầy" và không có một kiến thức thực tiễn nào có thể áo dụng được trong công việc... dẫn đến hiệu quả công việc lại không cao. Nếu xét về thái độ cũng như thao tác làm việc thì không thể chấp nhận được, rất thiếu trách nhiệm và tinh thần "team work".

Tôi may mắn vì gia đình có điều kiện cho du học. Sau khi tiếp cận với một nền văn hóa và giáo dục mới, tôi đã thay đổi rất nhiều, trở nên năng động và tự tin hơn.

Trước khi du học, tôi thật sự rất lo lắng... không biết với kiến thức đã học ở Việt Nam có giúp tôi có đủ tự tin và trình độ để hòa nhập được nhanh không. Rồi có rất nhiều người nói với tôi rằng "...tôi thấy ai qua nước ngoài du học đều giỏi cả, tại dân mình học nhiều, siêng năng nên chắc chắn là tư duy tốt rồi... sẽ giỏi hơn người nước ngoài đấy chứ...".

Rồi có một thời gian học cấp 3, tôi học sút và một người thầy đã mắng tôi rằng "... học hành kiểu này thì làm sao mà du học nước ngoài được, uổng tiền cha mẹ thêm chứ được ích lợi gì...". Rồi tôi tự tạo cho mình một áp lực và chuẩn bị tinh thần lên đường đến nơi xa lạ học hỏi.

Khi qua đây, tôi bất ngờ vì được giáo viên rất nhiệt tình giúp đỡ về bài vở và vốn tiếng Anh. Sau những giờ lên lớp, giáo viên đều ở lại lớp để giúp sinh viên những phần chưa hiểu, hoặc bất cứ giờ nào giáo viên không có lớp thì sinh viên có thể đến phòng của giáo viên bộ môn để hỏi thêm kiến thức, thậm chí giáo viên sẽ đưa ra một vài gợi ý cho assignment (bài luận do sinh viên viết).

Ở đây, hầu hết sinh viên bản xứ đều có thói quen tự học, vừa học vừa làm mà vẫn học rất tốt... Tôi nhận thấy ai cũng nhanh nhạy, thao tác học tập và làm việc cũng đều xuất sắc, bởi vì họ được dạy cho cách như vậy từ khi học trung học, rất tự lập và hiểu biết về xã hội tốt. Vừa học vừa chơi nhưng rất thành tích vì tinh thần thoải mái sẽ tạo nên sự phấn khởi và hăng say trong học tập.

Trong khi đó, sinh viên Việt Nam hầu hết chỉ biết học, rất thụ động, chỉ có những sinh viên nghèo hoặc có mục tiêu riêng thì mới vừa học và hòa nhập vào cuộc sống xã hội linh hoạt. Còn nhắc đến chuyện sinh viên Việt Nam qua nước ngoài học giỏi thì nguyên nhân chính đó là tự học và học hành rất thoải mái.

Một học kỳ, tôi và các sinh viên ở đây chỉ học 4 môn (có quyền đăng ký thêm nếu muốn). Những môn này rất liên quan đến ngành tôi học và cũng có thể áp dụng được nhiều kiến thức cho công việc sau này. Vì hồi trước đã quen với việc học 12 môn mỗi học kỳ nên bây giờ tôi cảm thấy học rất thoải mái, thời gian đầy đủ và rất dễ nhớ bài.

Nếu học 4 môn liên quan đến ngành học thay vì 8 môn (một số môn không hữu dụng) thì rất dễ nhớ và nhớ lâu vì có nhiều thời gian để học cả hai phần lý thuyết và thực hành. Mỗi môn được chia ra làm ba phần: Lecture (lý thuyết), Workshop (thực hành) và Tutorial (lớp chia theo nhiều nhóm để trả lời bài tập và ôn lại kiến thức bài vừa học). Thời gian trên lớp rất ít để sinh viên tự học và đi làm thêm.

Tôi có thể kết luận, ngoài sinh viên bản xứ, sinh viên du học tại đây hầu hết đều tiến bộ rất nhiều về mọi mặt: hiểu biết, suy nghĩ rộng hơn, sâu sắc hơn, tự lập và linh hoạt, thích nghi rất nhanh với nhiều hoàn cảnh khác nhau, đời sống năng động và ý thức vế cuộc sống cao hơn. Chính vì vậy, đất nước có nền giáo dục tiến bộ thì kinh tế sẽ phát triển theo, đời sống văn hóa xã hội tốt và văn minh.

Những học sinh - sinh viên Việt Nam rất mong muốn nền giáo dục nước nhà sẽ có nhiều thay đổi tốt hơn để bồi dưỡng kiến thức văn hóa và xã hội cho thế hệ trẻ, từ đó đóng góp rất nhiều vào quá trình phát triển đất nước, một Việt Nam đẹp hơn trong lòng người dân và còn đẹp hơn trong lòng bạn bè thế giới.
 

Người gửi: Hien Nguyen

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn