1
08:42 +07 Thứ ba, 14/05/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 96

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 94


Hôm nayHôm nay : 15061

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 467295

Tổng cộngTổng cộng : 28586543

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » LỄ GIỚI TRẺ & THIẾU NHI

Phiếu đánh giá môn học – Một hình thức buộc sinh viên phải “khen”

Thứ bảy - 19/05/2012 09:21-Đã xem: 1625
GDTĐ-Để nâng cao tính dân chủ trong học tập và để sinh viên có quyền hơn trong các yêu cầu của mình đối với giảng viên cũng như nhà trường, rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng đưa vào áp dụng phiếu đánh giá môn học dành cho sinh viên. Nhưng trên thực tế, hình thức này tồn tại nhiều bất cập và vô lí khiến nhiều bạn sinh viên thắc mắc, phản ứng.
Phiếu đánh giá môn học – Một hình thức buộc sinh viên phải “khen”

Phiếu đánh giá môn học – Một hình thức buộc sinh viên phải “khen”

Phiếu đánh giá môn học đang được áp dụng dành cho các sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước, trong nhiều môn học. Với hình thức là các phiếu thăm dò, không để lại tên, lớp hay thông tin liên quan nhằm mang tính khách quan. Nói cách khác là để sinh viên thoải mái mà nói thật, góp ý mà không phải bận tâm đến sự “trả thù” theo cách nói truyền thống của sinh viên khi đụng chạm đến thầy cô. Hình thức này và những nguyên tắc khi áp dụng nó nghe có vẻ rất hợp lí và hi vọng mang lại nhiều kết quả khả quan.

Nhưng một điều đáng buồn đó là kể từ khi áp dụng phiếu đánh giá môn học đến nay, nhiều bạn sinh viên cảm thấy nó cũng chỉ là một tờ giấy ghi đôi dòng cho vui mà thôi. Phản ánh thì nhiều nhưng giải quyết những yêu cầu và nguyện vọng cho sinh viên thì chẳng được bao nhiêu, nhiều khi còn “mang họa vào thân” do việc phản ánh đúng sự thật mà ra.

Một sinh viên khoa Môi trường – ĐHKH Huế tỏ ra rất bức xúc khi kể về vấn đề mình đang gặp phải do phiếu đánh giá môn học gây ra. Khi được nhận phiếu đánh giá về môn học Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 2. Cũng như bao sinh viên khác, anh được giáo viên hướng dẫn để ghi vào phiếu đánh giá, với những lời khích lệ và đảm bảo tính khách quan. Anh kể: “Lúc đó tôi cũng rất sợ bị trả thù khi nói thẳng những thắc mắc và kiến nghị của mình, nhưng giáo viên bảo các em cứ thoải mái mà đánh giá và không cần để lại tên, lớp hay các thông tin về mình, để đảm bảo tính khách quan. Nghe có vẻ hợp lí và thấy không tổn hại gì đến điểm chác sau này nên tôi cũng nói hết suy nghĩ của mình”. Có lẽ việc bộc bạch những điều không hài lòng hay chưa đáp ứng hiệu quả học tập của bản thân mà anh nêu ra là một điều rất đáng hoan nghênh, cần được xem xét. Thế nhưng điều không may đã xảy đến với anh, anh kể tiếp:“Tôi đã đề nghị trong phiếu ghi là: Cần phải thay đổi cách dạy và học về môn học này, vì thời lượng theo học tín chỉ đã giảm rất nhiều, đây lại là môn nhàm chán và khó học do tính lí luận của nó nữa, nên giáo viên cần có cách dạy thế nào cho phù hợp và dễ hiểu, dễ tiếp thu hơn. Và theo tôi thì môn này nếu có thể được thì bỏ đi, hoặc cho nó vào danh sách các môn tự chọn, vì theo ngành học của tôi chẳng thấy nó áp dụng được bao nhiêu…”. Một thời gian sau khi thu phiếu đánh giá của sinh viên, giáo viên bộ môn Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 2, đã chỉ trích và đòi điều tra về người đã viết tờ phiếu đó. Anh kể tiếp: “Một tuần sau đó, giáo viên đến lớp và chỉ trích nặng lời về những lời tôi ghi trong phiếu và dọa rằng họ đang điều tra, so sánh nét chữ và chắc chắn sẽ tìm ra người viết tờ phiếu kia”.

 

Qua sự việc trên chúng ta thấy thật bất công cho anh chàng sinh viên tội nghiệp, nhưng cũng nhận ra mặt trái của tính “khách quan” của tờ phiếu đánh giá kia. Sự mâu thuẫn hiện rõ khi nhà trường và giáo viên muốn tiếp thu những lời đánh giá thật của sinh viên, muốn có sự khách quan trong nhìn nhận của họ và muốn có một nền giáo dục tốt hơn, nhưng lại không chịu chấp nhận những lời thật lòng của họ, và không chịu chấp nhận sự yếu kém trong công tác giảng dạy hay hệ thống các môn học mà sinh viên cần. Khi vấp phải sự việc đó, chàng sinh viên tôi quen đã cảm thấy vô cùng bất an, lo lắng, anh ta đang trong tình trạng bị “khủng bố tinh thần”. “Biết thế tôi khen cho xong chuyện”, anh thổ lộ.

Mặt trái của phiếu đánh giá môn học của sinh viên là điều không phải chỉ mình anh chàng sinh viên kia vấp phải mà còn rất nhiều bạn sinh viên buộc lòng phải “khen cho xong chuyện”, buộc phải nói sai những gì mình nghĩ và không cần kiến nghị gì thêm. Đây là sự bất cập trong công tác giáo dục và nếu không cẩn thận nó sẽ gây hậu quả khó lường.

 Peter Thái Hùng

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sinh viên

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn