1
23:44 +07 Thứ tư, 15/05/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 109


Hôm nayHôm nay : 30567

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 518666

Tổng cộngTổng cộng : 28637914

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

Phản hồi bài báo "Tôi cầu... có bầu": Một Sự Lăng Nhục Thô bạo Chữ Việt của Báo Thanh Niên

Thứ tư - 29/01/2014 11:27-Đã xem: 1640
Mấy hôm nay bận rộn công chuyện, không mở internet, nên không đọc gì cả, nay ngồi vào máy thì lại quá ư là bực mình vì bài báo của phóng viên Nguyễn Lê Nguyên trên báoThanh Niên, nói về chuyện khấn hứa của những cặp vợ chồng son sẻ ở Đan viện Biển Đức, Tam Bình, Thủ Đức. Tôi không thể không buột miệng chửi to: “Thằng nhà báo vô văn hóa”. Chồng tôi ngồi bên cạnh hỏi “chi vậy?”
Phản hồi bài báo "Tôi cầu... có bầu": Một Sự Lăng Nhục Thô bạo Chữ Việt của Báo Thanh Niên

Phản hồi bài báo "Tôi cầu... có bầu": Một Sự Lăng Nhục Thô bạo Chữ Việt của Báo Thanh Niên

Hôm rồi mình đi dự lễ Tang của một người ông ờ Giáo xứ Đức Long, Trong bài giảng thánh lễ Vị linh mục đã có bài nói rất hay và thực tế về chuyện Phép lạ ở dòng Biển Đức(Thủ Đức). Thực sự mình không có nghe đến mấy chuyện này, nhưng không ngờ lại có một loạt bài trên báo đả kích. Vi linh mục là cha xứ đã chỉ rõ những xằng bậy của một phóng viên tên Lê Nguyên.Vi linh mục này cò nhiều cách hành xử rất tiên phong cách mạng và khác người.

Mấy hôm nay bận rộn công chuyện, không mở internet, nên không đọc gì cả, nay ngồi vào máy thì lại quá ư là bực mình vì bài báo của phóng viên Nguyễn Lê Nguyên trên báoThanh Niên, nói về chuyện khấn hứa của những cặp vợ chồng son sẻ ở Đan viện Biển Đức, Tam Bình, Thủ Đức. Tôi không thể không buột miệng chửi to:  “Thằng nhà báo vô văn hóa”. Chồng tôi ngồi bên cạnh hỏi “chi vậy?”, Tôi trả lời  “Anh đọc đi rồi biết, đi cầu nguyện cho có bầu mà tụi nó chạy cái tựa là “đi cầu … Có bầu”.

Chuyện ở bên cạnh, ngay gần Sài Gòn mà tụi nhà báo còn nói láo huống hồ chi ở nơi xa xôi, khỉ ho cò gáy. Chỗ Dòng của mấy cha Thiên An ở Thủ Đức, Tam Bình, em đi cầu nguyện hằng tháng đó, mà tụi nó viết sai sự thật quá trời, chắc là sắp có ý đồ lấy đất đai chi của các cha đây, nó còn chơi chữ cái kiểu “dốt mà tưởng là hay””. Ông xã tôi xem cái tựa đề xong cũng lắc đầu, chép miệng “có chỉ đạo rồi nó mới dám viết thế chứ”, em tức chi cho mệt. Trưa ăn cơm, tôi hỏi mấy đứa con, tụi nó cười bảo chỉ có mẹ mới tức chứ ai đọc xong họ cũng nói là tụi nó “bố láo” và coi như không có chuyện gì xảy ra. Tôi tức, là vì tôi là giáo viên, cái kiểu chơi chữ thô tục như vậy mà lại dám đưa lên mặt báo, lăng nhục cả một niềm tin của những con-người-chân-chính, cái tựa đề nhằm câu khách, vừa nhìn vào, người ta tưởng rằng có cô gái nào đó đi toilet mà lại bị mang Bầu nên vội vàng mua tờ báo để xem cho biết. Khi đọc xong bài báo, người đọc tức cho mình và xấu hổ cho cả một tầng lớp được coi là trí thức; tức vì có cảm giác mình bị tờ báo lừa, xấu hổ vì cái thằng nhà báo chơi chữ quá thô tục cho một việc thánh thiêng, mà nếu là người có chút tự trọng, không ai dám đụng đến.

Tháng nào tôi cũng đi hành hương hai nơi bằng xe buýt số 19: Đan viện Biển Đức ở gần chợ Tam Hải và Mẹ Fatima ở Bình Triệu, nên biết rất rõ chuyện xảy ra ở đó. Ngày nào cũng như ngày nào, rất đông người đi xe hon đa, xe hơi đến nơi đó để cầu nguyện, không ai giống ai, tôi đi xin khấn cho gia đình bình yên, con dâu và con gái tôi sinh nở bằng yên. Vì các cha, thầy thuộc dòng chuyên cầu nguyện, với sự hãm mình cách nào đó theo luật của đan viện, nên chúng tôi, những người theo đạo, tin rằng lời cầu của các thầy, các cha sẽ được Thiên Chúa của chúng tôi tôn thờ nhậm lời nhiều hơn. Với những người ngoài tôn giáo, có những người họ đi đến đây là vì họ nghe đồn thế này thế kia, và có lẽ họ chỉ là kẻ đi vái tứ phương khi họ không biết kêu cầu cùng ai trong cơn cùng khổ của họ. Chuyện đó, chỉ có người trong cuộc mới cảm nghiệm được. Đối với chúng tôi, chúng tôi tin vào lời hứa của Đức Giêsu khi Ngài nói với các Môn đệ của Ngài “Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ thấy, hãy gõ sẽ mở cho” và “Đức tin đã chữa anh lành” khi Ngài nói với anh chàng mù thành Giêrikô cùng với nhiều người bệnh khác vào thời của Ngài. Và với niềm tin như vậy chúng tôi cầu khẩn Ngài; và vì nhớ lại lời  nhắn nhủ của Ngài “ở đâu có hai ba người hợp lại mà cầu xin, thì Ta sẽ ở giữa họ”, nên chúng tôi đến chung lời kinh nguyện, cùng hát và đọc kinh chung là vì như vậy. Chúng tôi đến Đan viện để xin các cha, thầy ở đó cầu nguyện, hay bất cứ dòng tu nào, hay là nơi hành hương nào là vì Đức Giêsu, Chúa của chúng tôi, cũng đã nói cho chúng tôi biết rằng có những điều xin, cần phải ăn chay, hãm mình mới được thỏa nguyện. Do vậy, chúng tôi, tự bản thân, nhận thấy rằng không làm được điều đó, nên chúng tôi đến Đan Viện, nhà thờ… để nhờ các cha, thầy làm giúp thay mình điều đó. Việc cúng tiền vào hòm, được xem như là lòng thành chung việc hãm mình, cầu nguyện với các cha, thầy, đó có thể là sự hy sinh một tô bún bò buổi sáng, thay vào đó là tô cơm nguội. Không phải là chúng tôi không có khả năng ăn tô bún khác, nhưng đó có thể là sự hy sinh tự nguyện bản thân chúng tôi để  hạnh phúc của con cái chúng tôi đầy tràn.

Tôi nói dài dòng như vậy, để cho các anh bồi bút biết rằng, chúng tôi không “ngu” và “nhẹ dạ” như các anh tưởng (thật sự không phải các anh tưởng mà là các anh giả vờ tưởng). Tôi bảo các anh “vô văn hóa” là vì các anh dùng những lời lẽ đầy mưu mô xảo trá và viết sai sự thật. Vì là Đan viện, tức là dòng ẩn tu, nên các thầy và các cha không tiếp xúc nhiều với giáo dân như các dòng tu khác, chỉ có một số thầy hay cha được bề trên chỉ định mới tiếp xúc với giáo dân, nên phải có nơi để giáo dân đến gặp lúc cần thiết cho việc liên quan đến phần hồn và đức tin của giáo dân. Lúc đầu, ít người đến, các cha, các thầy ra gặp giáo dân để nhận và ghi ý lễ hoặc ý cầu nguyện, như tất cả các nhà thờ khác, nhưng sau đó vì nhiều người được ơn, mách bảo cho nhau, họ kéo tới đông, và chính quyền sở tại không muốn các thầy tiếp xúc, nên từ đó không thấy các thầy hay các cha ra gặp giáo dân nữa. Bên cạnh nhà thờ, có một phòng bán tranh ảnh, tượng, chuỗi Mân Côi và các loại dầu tràm, do các cha, các thầy ở Đan Viện Thiên An Huế sản xuất từ nhiều năm nay. Trước giải phóng, các thầy ở Huế cũng đã bán rồi, loại dầu rất hay cho sản phụ, người già cả và cả trẻ em. Ai không tin, xin đến mua thử về xài, không đúng như tôi nói, tôi sẽ trả tiền lại gấp đôi, một chai nhỏ giá 12 ngàn vnđ (ở Huế thì 10 ngàn). Nói như vậy, để cho các bạn đọc biết rằng, người viết bài này có đi đến đó thật sự, và cũng để cho các bạn biết rõ, cái dầu xức đó là dầu gì, chứ không phải như anh bồi bút nào đấy “ngu si” nhìn mà không thấy rồi cứ đoán mò. Biết đâu anh bồi bút đó chưa đi tới nơi, mà chỉ nghe kể lại rồi ngồi tại chỗ mà báo cáo láo. Thật là bây giờ tôi mới thấy cái câu ngày xưa cha tôi hay nói với chúng tôi đó là câu “Nhà Báo nói láo ăn tiền” mới đúng làm sao. Còn cái chuyện có bầu và khám bệnh, tôi đã gặp và nói chuyện với ba thai phụ ở trong phòng cầu nguyện, và một thai phụ ở Ông Đồn, giáo xứ Tam Thái, khi tình cờ xuống thăm người bạn sau tết. Tôi gặp một người đã có bầu và thắc mắc sao đã có bầu lại còn đi xin cho có con? Tôi nghĩ có lẽ họ giống mình, đi cầu nguyện thôi. Tôi thấy cô ta đi có một mình, mà lại bụng mang dạ chửa, chắc là có chi đau khổ lắm đây. Nghĩ vậy nên tôi làm quen, không ngờ lại biết được, cô ấy là người được Chúa nhậm lời sau 9 năm tuyệt vọng, bây giờ đã mang thai 6 tháng rồi. Tôi hỏi tiếp: vì sao em biết mang thai? - Dạ, em thấy tắt đường kinh và đi khám chỗ Sơ và được biết là em có thai. Em không đi siêu âm sao? Dạ không, em tin Chúa cho em, nên em trao cho Chúa lo. Trai, gái gì cũng được, miễn là có con. -Vậy em có uống thuốc gì không? Dạ có, thuốc bổ, thuốc Nam v.v… Và tôi tin vì thấy, còn vì sao họ có thai, không thuộc quyền của tôi. Với người có niềm tin, tôi tin vào lời của sứ thần khi trả lời cho Đức Maria trong ngày loan báo Mẹ có thai Con Đấng TỐI CAO “Không có điều gì mà Thiên Chúa không làm được”.

Đọc mấy bài phản hồi, tôi cũng thấy rõ cái sự xem thường mấy tay bồi bút, học trò cũ của tôi ở Mỹ gửi thư về hỏi “cô ơi làm sao mà dịch ra tiếng Mỹ cho mấy đứa bạn mỹ của em hiểu cái tựa đây cô? Cô biết không? Ở bên này mà báo chí viết  như vậy là chúng em có quyền kiện ra tòa đó, vì đã xâm phạm và lăng nhục vào niềm tin tôn giáo. Nếu anh ta viết “đi cầu nguyện có bầu” thì đó chỉ là bài phóng sự, có thể là thêm mắm muối, cho thêm phần sống động, thì không sao, thế nhưng anh ta viết “đi cầu… có bầu” thì bài viết đó là bài viết có tính cách mạ lỵ và đụng chạm đến niềm tin thánh thiêng của con người tin, chứ không còn là bài phóng sự nữa.  Nhưng cô ơi, em biết bên Việt Nam mình, làm gì có công lý phải không cô? Sao họ không để giờ và sức lực mà nâng cao dân  trí và làm giàu cho đất nước mà họ cứ chĩa mũi dùi vào các cha và các sơ vậy cô nhỉ? Ở xa thì em nhớ quê nhà lắm, nhưng mà về ở thì chắc là không rồi”. Đó! cái con bé học trò cũ của tôi, chỉ được ở và học tiếng Việt đến 12 tuổi thôi mà nó cũng còn biết và hiểu tiếng Việt như vậy, huống hồ chi là chúng tôi?

Vậy mà, có anh nhà báo “bố láo” coi thường bạn đọc chúng tôi. Vậy có nên tẩy chay báo Thanh Niên? Vì đã lừa đảo, và chạy theo lợi nhuận mà bán rẻ đi cái thâm thúy thanh cao của Tiếng Việt? Một lối chơi chữ ngu si, thô tục, làm mất đi sự hào hùng, trong sáng của toàn thể thanh niên Việt Nam trên thế giới, vì tôi hay bất cứ ai, như cô học trò của tôi,cũng không thể nào cười được khi thông dịch cho bất cứ một người nước ngoài nào cái tựa bài báo “đi cầu’’ như vậy.

 
Trương Thị Nữ, Sài Gòn, tháng Tư 2009.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn