Thắc mắc về tước Đức Ông
- Chủ nhật - 01/09/2013 07:50
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đức ông (số ít: Monsignor, số nhiều: monsignori) trong danh xưng Công giáo là một tước vị danh dự do Giáo hoàng ban tặng theo đề nghị của các giám mục địa phương cho một số linh mục có công trạng trong việc phục vụ Giáo hội tại các giáo phận trên toàn thế giới, hoặc cho các linh mục nhân viên của Tòa Thánh làm việc trong các cơ quan trung ương tại Giáo triều Rôma hoặc trong các phái bộ ngoại giao của Tòa Thánh ở các quốc gia trên thế giới. Tước vị này thường được viết tắt là Mgr,[1] Msgr,[2] hay Mons.[3] và không phải là chức thánh trong Giáo hội.
Thắc mắc về tước Đức Ông
Đức ông ( Monsignor) là một tước vị danh dự do Đức Thánh Cha ban theo đề nghị của các giám mục địa phương cho một số linh mục có công trạng trong việc phục vụ Giáo hội tại các giáo phận trên toàn thế giới, hoặc cho các linh mục nhân viên của Tòa Thánh làm việc trong các cơ quan trung ương tại Giáo triều Rôma hoặc trong các phái bộ ngoại giao của Tòa Thánh ở các quốc gia trên thế giới. Tước vị này thường được viết tắt là Mgr., Msgr.,hay Mons. và không phải là chức thánh trong Giáo hội. Đức Ông vẫn là một linh mục. Theo quyết định của Đức Thánh Cha, tên của các Đức Ông sẽ được ghi vào Niên Giám của Tòa Thánh (Annuario Pontificio). Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh sẽ gửi văn thư và văn bằng chính thức đến các Tòa Giám Mục để ấn định nghi thức trao văn bằng và phẩm phục cho các tân Đức Ông.
Trong một số quốc gia, người ta cũng còn dùng “Monsignor” để xưng hô với các Giám mục.
Tước hiệu này đã có từ lâu trong Giáo Triều Rôma và theo thời gian cũng thay đổi nhiều với những cấp bậc, quyền lợi và trách vụ khác nhau.
Từ nguyên "Monsignor" của danh hiệu Đức Ông được xem là xuất phát từ danh xưng trong tiếng Pháp "mon seigneur". Danh xưng này xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ thứ 14, vào thời kỳ Tòa Thánh đặt ở Avignon, Pháp (1309-1376), được dùng để gọi các vị luật sư trong Tòa án Công giáo. Những vị luật sư này tuy không thuộc hàng giáo phẩm của giáo hội, nhưng trong tòa án họ cũng đeo dây đỏ và mặc áo chùng thâm có nút áo đỏ giống như các giám mục.
Khi Tòa Thánh trở lại Roma vào năm 1377, người Ý bắt đầu dùng biến âm của danh xưng "mon seigneur" thành "monsignore" như một tước vị dùng cho các giáo sĩ phục vụ tại Giáo triều Rôma. Theo thời gian, tước vị này có nhiều thay đổi, với những khác biệt về cấp bậc, quyền lợi và trách vụ.
Trước cuộc cải tổ của Đức Thánh Cha Phaolô VI, có tới 14 cấp bậc khác nhau của tước hiệu Đức Ông.
Mãi đến ngày 28 tháng 3 năm 1968, Đức Giáo hoàng Phaolô VI ra sắc chỉ (Motu proprio) Pontificalis Domus nhằm đơn giản hóa việc phân loại các tước vị Đức Ông. Theo đó, các tước vị Đức Ôâng rút xuống chỉ còn 3 bậc từ cao đến thấp như sau:
• 1. Đệ Nhất Lục Sự của Tòa Thánh (tiếng Latin: Protonotarii Apostolicii). Cấp bậc này chia làm 2 bậc nhỏ hơn:
• Chánh Lục Sự (de numero): đây là cấp bậc cao nhất của tước vị, chỉ được phong cho 7 vị giáo sĩ thành Roma.
• Phó Lục Sự (supranumerarii): đây là cấp bậc cao nhất của tước vị có thể phong cho các giáo sĩ bên ngoài thành Roma.
• 2. Giám Chức Danh dự của Đức Giáo hoàng (tiếng Latin Praelatos Honorarios Sanctitatis Suae).
3. Tuyên úy của Đức Giáo hoàng (tiếng Latin Cappellanis Sanctitatis Suae).
Năm 1969, Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã ra hướng dẫn quy định về phẩm phục dành cho tước vị Đức ông như sau:
• Bậc Đệ Nhất Lục Sự của Tòa Thánh: Phẩm phục chung là áo chùng ĐEN dành cho giám mục, có nút và viền màu ĐỎ, đai (sash) TÍM, áo choàng tím, và mũ biretta màu ĐEN với búi màu ĐỎ.
• Bậc Giám chức Danh dự: Phẩm phục thường là áo chùng ĐEN dành cho giám mục, có nút và viền màu ĐỎ và đai TÍM. Trong các nghi thức phụng vụ trọng thể, phẩm phục là áo chùng TÍM có nút ĐỎ, viền ĐỎ và cổ tay áo ĐỎ.
• Bậc Tuyên úy của Giáo hoàng: Phẩm phục là áo chùng ĐEN có nút và viền màu TÍM và đai TÍM trong tất cả các dịp.
Tác giả: Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Bích DCCT