8 cử chỉ xấu xí cần tránh

CoĐi cắm đầu về phía trước là gì? Là khi một người đang bước đi nhưng vị trí của đầu lại ở phía trước so với chiều thẳng đứng, đồng thời bước đi vô cùng gấp gáp. Điều này cho thấy họ rất thiếu kiên nhẫn, làm gì cũng khẩn cấp, lại háo thắng, không chịu phán đoán tình hình trước khi thực hiện công việc. Đi cùng với một người có tật xấu này sẽ khiến người khác có chút mệt mỏi vì không theo kịp. Đi bộ thong thả một chút và nói chuyện với nhau sẽ cho phép bạn có thời gian quan sát cuộc sống xung quanh, cảm nhận thế giới và luyện tập thói quen giữ bình tĩnh.
8 cử chỉ xấu xí cần tránh

Bề ngoài của một người không nói lên tất cả, nhưng hành động cử chỉ của họ lại ảnh hưởng rất nhiều nếu nó gây ấn tượng không tốt. Một cử chỉ xấu xí có thể khiến người khác đánh giá bạn là người không lịch thiệp và “thiếu chuẩn mực văn hóa”, từ đó né tránh tiếp xúc với bạn. Dưới đây là 8 cử chỉ xấu xí cần tránh để trở thành một người lịch thiệp :
1. Rung đùi
Rất nhiều người khi vừa ngồi xuống ghế đã rung đùi rung chân vì họ cảm thấy làm thế này rất thoải mái, đặc biệt có tác dụng trấn an tâm lý nếu họ đang có chút căng thẳng. Thế nhưng đó lại là điểm yếu trong tính cách, hành động rung đùi dễ khiến người khác thấy rằng bạn là người không chắc chắn, thiếu chín chắn trong giải quyết công việc và hay vội vàng.

2. Luôn miệng thở dài
Một số người có thói quen thở dài khi đang nói chuyện, nhất là khi ai đó hỏi họ và trước khi kịp trả lời câu hỏi đó, họ theo quán tính liền thở ra một hơi dài. Thường thì họ làm vậy vì cảm thấy nó khá thoải mái. Tuy nhiên, việc bạn thở dài khi đang nói chuyện dễ khiến người khác tưởng rằng bạn không thích thú với câu chuyện, chẳng khác nào bạn đang trả lời: “Ôi dào! Sao cũng được!”, rằng bạn không có chí thú và khá dễ dãi khi giải quyết công việc.

3. Khạc nhổ
Hành động khạc nhổ trước mặt người khác, đặc biệt là khạc nhổ nơi công cộng, nói lên rằng bạn không tôn trọng cộng đồng. Trong nước bọt và đàm (đờm) của bạn có thể mang theo nhiều mầm bệnh, chỉ cần một lần nhìn thấy bạn khạc nhổ, người khác sẽ mặc định rằng bạn “ở bẩn” và từ đó tránh né bạn. Những người thuộc tầng lớp nghèo khó của xã hội thường mắc phải lỗi này. Vậy nên nếu trong công ty nếu có một vị sếp “thích khạc nhổ” khắp nơi, nhân viên cũng dễ cảm thấy rằng vị sếp ấy và công ty sau này không khá lên được, từ đó thiếu nhiệt huyết làm việc và cống hiến.

4. Mặt nặng như đeo chì
Phần chính giữa trán tượng trưng cho sự sáng tạo và ý tưởng, nếu trán cứ suốt ngày nhăn nheo vì cau có, thì ý tưởng cũng sẽ không căng tràn. Nếu bạn cứ buồn bực rồi nhăn nhó, người khác sẽ cảm thấy bạn rất xấu, cũng không muốn ở cạnh hay bắt chuyện với bạn vì sợ bị “giận cá chém thớt”. Thay vì buồn bực, bạn hãy thư giãn và đi dạo một vòng, đọc một cuốn sách, nghe một bản nhạc, biết đâu tâm trạng sẽ tốt hơn lên. Khi bạn làm kinh doanh cũng vậy, công ty gặp khó khăn là điều mà ai cũng phải trải qua, hãy bình tĩnh tham khảo các giải pháp từ người khác, đừng suốt ngày chỉ tập trung bế tắc vào nguyên nhân. Khi bạn mở lòng ra, người khác cũng vui lòng giúp đỡ bạn.

5. Ngồi xổm để ăn
Người hiện đại rất ít khi ngồi xổm để ăn, hầu như bạn chỉ có thể thấy hình ảnh này ở làng quê, công trường xây dựng… nơi mà người ta vội vàng ăn cơm để có thời gian làm việc cho kịp. Tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, người dân cũng vẫn giữ nét văn hóa ăn ở bàn thấp, nhưng tư thế ngồi vẫn là ngồi khoanh chân hoặc ngồi khép chân theo tư thế trà đạo, chứ không phải ngồi xổm. Tư thế ngồi xổm khiến một người trông có tướng nghèo khó và lúc nào cũng phải vội vã đi làm, kiếm kế sinh nhai.
Bữa cơm thực ra rất quan trọng, là lúc để mọi người quây quần bên nhau và thư giãn, ăn cơm chậm rãi và nhai kỹ cũng tốt cho dạ dày hơn là ăn vội vàng. Vả lại người xưa cũng thường hay nói rằng người ăn uống từ tốn thường có số an nhàn hơn, lý do cho câu nói này là vì họ có thời gian để hưởng thụ cuộc sống hơn.

6. Lấy tay xỉa răng
Nhiều người cho rằng việc mang theo tăm hoặc chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng là vô cùng rắc rối, vậy nên đôi khi cứ vô tư mà xỉa răng bằng tay. Ngoài việc kém mỹ quan, thì xỉa răng bằng tay cũng khiến bạn dễ mắc bệnh, và người khác nghĩ rằng bạn không biết quan tâm giữ vệ sinh, giữ sức khỏe cho bản thân.

7. Ăn uống chép miệng
Chép miệng khi ăn uống dường như là thói quen khó bỏ của nhiều người, họ cảm thấy khi làm vậy thì ăn ngon miệng hơn bình thường. Nhưng trên thực tế, chỉ có họ mới cảm thấy như vậy, người khác nhìn vào lại thấy rất khó chịu vì tiếng động phát ra, thậm chí cử động miệng lại rất vô duyên. Người có tật ăn chép miệng cũng thường có tính bướng bỉnh cứng đầu, họ khiến người khác cảm thấy rằng họ mới là trung tâm và không cần phải để ý, không cần phải thay đổi bản thân vì người khác.

8. Đi cắm đầu về phía trước
Đi cắm đầu về phía trước là gì? Là khi một người đang bước đi nhưng vị trí của đầu lại ở phía trước so với chiều thẳng đứng, đồng thời bước đi vô cùng gấp gáp. Điều này cho thấy họ rất thiếu kiên nhẫn, làm gì cũng khẩn cấp, lại háo thắng, không chịu phán đoán tình hình trước khi thực hiện công việc.
Đi cùng với một người có tật xấu này sẽ khiến người khác có chút mệt mỏi vì không theo kịp. Đi bộ thong thả một chút và nói chuyện với nhau sẽ cho phép bạn có thời gian quan sát cuộc sống xung quanh, cảm nhận thế giới và luyện tập thói quen giữ bình tĩnh.

Tóm lại, đây chỉ là 8 trong số rất nhiều hành động xấu có thể khiến người khác hiểu lầm về bạn. Nếu bạn mắc phải những lỗi này, thì bạn không thể thay đổi người khác và bắt họ phải nghĩ tốt về mình, cách duy nhất là thay đổi bản thân để trở nên tốt đẹp hơn, có những hành vi ứng xử chuẩn mực và tôn trọng người khác hơn.

Nguồn: Kiến thức VN



VĂN LÀ NGƯỜI
 
Theo sách “Hoàng Lê nhất thống chí”, Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh, sinh năm 1482, tại xã Ông Mặc, huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc. Ông thi đỗ trạng nguyên khoa thi Đoan Khánh năm thứ 4 (1508), đời vua Lê Uy Mục và được người đương thời gọi là Trạng Me. Ông là con của tiến sĩ Nguyễn Giản Liêm, năm ông lên 4 tuổi thì cha qua đời. Giản Thanh là người có hình dáng khôi ngô tuấn tú và nổi tiếng là người “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”. Từ nhỏ, ông đã có khiếu thông trí tinh anh, đặc biệt là tài ứng đối lưu loát tựa hồ như nước chảy.

Khi học lớp 6, bài đầu tiên cô giáo Văn dạy tôi là "Học Văn để làm gì?". Không biết bây giờ các em học sinh có ý thức được điều đó không, nhưng nếu các em ý thức được điều đó, tôi nghĩ chương trình Văn học mà tôi học cách đây đã 12 năm vẫn còn nguyên giá trị.

Văn là người. Học văn là để học làm người. Làm người hơn muôn loài ở chỗ có cảm xúc, biết yêu thương cái đẹp, ghét chê cái xấu, cảm thông chia sẻ, biết rơi lệ trước nỗi đau, biết cười trong cuộc sống. Học văn là học cách cảm, cách nghĩ.
Văn học có nhiều thể loại, nhưng học văn không phải chỉ để hình dung tưởng tượng những gì tác giả viết, mà là học cách hiểu, cách nghĩ, cảm xúc của tác giả khi viết những dòng văn ấy.

Học những tác phẩm tiền cách mạng, nắm bắt được những sự kiện chỉ là cái bề nổi, nếu chỉ thế thì học Lịch sử cho nhanh, mà phải học được cách mà tác giả cảm nhận về cuộc sống đau khổ của nhân dân, từ đó mới cảm nhận ró ràng hơn, sâu sắc hơn những gì mà con người đã trải qua trong thời kỳ ấy. Không một hình ảnh, âm thanh nào có thể miêu tả được những cảm xúc ấy ngoại trừ cảm nhận của chính người học, cũng là điều mà tác giả muốn gửi gắm.

Học văn học trung đại, không phải cố để hiểu cái mà tác giả miêu tả trong những thể thơ và ngôn ngữ Hán Việt khó hiểu ấy, mà phải cảm nhận được thời đó, cha ông ta cảm nhận cuộc sống như nào, lòng tự hào dân tộc...

Học văn học dân gian là học cách mà dân gian phản ánh cuộc sống, một cách mộc mạc giản dị với cuộc sông hằng ngày nhất...

Học văn không phải để hiểu lịch sử, mà là hiểu được cảm nhận của con người trong thời đại đó, phản ánh trong từng câu chữ, một cách tinh tế. Thế cho nên, không thể gộp môn Văn với bất kỳ môn nào khác, cũng như việc đánh giá những bài văn không hợp thời trong chương trình là chuyện không đúng.

Nếu ai cùng thời với tôi, chắc hẳn được học các tác phẩm của nhà văn Thạch Lam mà cho đến giờ tôi vẫn ấn tượng nhat tác phẩm "Hai đứa trẻ". Tác phẩm nếu xét về mặt nội dung thì có thể nói là nghèo nàn, mà vẫn cuốn hút người đọc một cách kỳ lạ, bởi sự tinh tế.

Nếu xét về tiêu chí hợp thời hay đơn giản là đảm bảo học sinh hiểu được nội dung tác phẩm, có lẽ các tác phẩm của nhà văn Thạch Lam chẳng thể bao giờ được sờ tới, bởi chẳng có gì để hiểu về nội dung cả, nhưng cái quan trọng hơn lai là hiểu được cái tinh tế và cảm xúc của người viết.



NÓI VỀ MÔI TRƯỜNG
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang được quan tâm rất nhiều bởi ô nhiễm môi trường càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh hay những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm  trên hầu hết các phương tiện truyền thông. Điều này khiến cho chúng ta phải suy nghĩ về vấn đề ô nhiễm môi trường…
Tình trạng quy hoạch nhiều khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải và nước thải nên vấn đề ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức đáng báo động.
 
Ở nước ta, trong tổng số 183 khu công nghiệp thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải và chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường…Hầu hết các lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, h, điều này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng trở nên trậm trọng.
 
Vậy nguyên nhân củ ô nhiễm môi trường  là do đâu?
 
Trước tiên chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân,  họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm ô nhiễm môi trường.Hoặc nhiều người cho rằng việc bảo vệ môi trường không phải là trách của mình mà là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền. Một số khác lại nghĩ rằng môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới mình nhiều…Vậy nhưng thực tế không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người phá hoại môi trường lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là trách nhiệm của nhà nước nhưng quan trọng lại là ý thức của người dân. Nếu chúng ta làm ô nhiễm môi trường, có thể bây giờ chúng ta chữa thấy ngay tác hại nhưng sau này chúng ta sẽ thấy rõ được nó sẽ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta như thế nào?
Một nguyên nhân khác nữa gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ chỉ đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà không để ý đến vấn đề xử lý chất thải, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho những hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn.
 
Ô nhiễm môi trường đã để lại hậu quả gì?
 
Nạn ô nhiễm môi trường đã làm cho nhiều người trở thành nạn nhân bất đắc dĩ. Điển hình như “làng ung thư”  ở Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân  chính là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm  nặng thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Một con số đáng ngại là hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì các căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong tương lai con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Điều đáng buồn trong thời gian sắp tới Việt Nam có thể sẽ xảy ra tình trạng bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều…
 
Lẽ nào chúng ta lại nhắm mắt làm ngơ trước thực trạng ô nhiễm môi trường?
 
Không! Chúng ta không thể làm ngơ mà cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nghiêm minh, thật nặng đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động…Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và các hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường là phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển…
 
Tình trạng môi trường ở nước ta tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn được nếu mỗi người dân chúng ta biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Chính vì vậy , chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính mình,  cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
 
Từ khóa tìm kiếm:
nghị luận về ô nhiễm môi trường biển hiện nay, nghị luận về ô nhiễm môi trường ở việt nam, nghị luận về sự ô nhiễm môi trường, văn nghị luận về ô nhiễm môi trường lớp 9, bài văn nghị luận về ô nhiễm môi trường, các bài văn nghị luận về ô nhiễm môi trường, bài nghị luận xã hội về ô nhiễm môi trường, nghị luận về vấn đề môi trường bị ô nhiễm, nghị luận về hiện tượng ô nhiễm môi trường, văn nghị luận xã hội về ô nhiễm môi trường, nghị luận về một hiện tượng ô nhiễm môi trường.

 

Bài văn thuyết minh về cây lúa Việt Nam đạt điểm 9 thi học kỳ.

Trên dải đất hình chữ S – Việt Nam xinh đẹp này có bao tâm hồn tươi trẻ mà mẹ thiên nhiên đã bạn tặng cho mảnh đất ngàn hoa. Tâm hồn của con người Việt toát lên từ những bông lúa trải rộng trên cánh đồng bát ngát, là hương sắc ngọt ngào nhưng đơn sơ, mộc mạc như tình người Việt Nam.
 

Từ xa xưa, rất lâu rồi hình ảnh cây lúa nặng trĩu hạt vào mùa thu hoạch đã là biểu tượng của người nông dân, từ đồng bằng đến vùng núi, từ miền xuôi đến miền ngược, đâu dâu cũng có bóng dáng của họ hàng nhà chị lúa. Một nhà thơ đã từng viết:

” Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

Cây lúa đã gắn bó với người nông dân Việt Nam từ bao  đời nay, thân thuộc như người thân không thể thiếu của gia đình. Thật tuyệt vời biết bao, thứ mà nuôi chúng ta khôn lớn không phải ai khác mà là chính chị lúa cần cù sớm trưa. Với thân hình mảnh mai, cao, gầy, chất đẹp của người con gái, chị đã làm bao họ hàng nhà cây khác phải ghen tị với một người sắc nước hương trời, giúp ích cho bao con người Việt Nam. Lá lúa dài, mảnh và sắc, khi còn thì con gái lá có màu xanh tươi trẻ, tràn trề nhựa sống, còn khi già rồi, lá lúa có mùa vàng bội thu, lúc lúa còn non, lá lúa có lòng nhỏ, gọi là đòng đòng. Có nhiều loại lúa: lúa nếp, lúa tẻ…thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
 

Từ lúc lúa còn non bác nông dân đã thường xuyên chăm sóc, diệt sâu bọ, phân bón cho cây. Lúa lớn hơn một chút, họ thường tát nước để cây có đủ chất dinh dưỡng, họ thường phun các loại phân lân, phân kali, phân đạm…, cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ mỗi năm có nhiệm vụ mùa nối tiếp nhau thay cho lúc trước chỉ có hai vụ, vụ chiêm và vụ thu. Người nông dân Việt Nam từ xa xưa đã sống dựa vào cây lúa, lúa là hạt ngọc của trời, tinh hoa của đất trời Việt. Cây lúa cho gạo nuôi sống con người Việt. Các cụ đời xưa đã nói ” Hàng trăm thứ ngon vật la vẫn không sánh bằng hạt gạo nhà ta đâu”, gạo nuôi sống con người và còn phục vụ bộ đôi cu Hồ trên chiến trường gian khổ, những cô gái thanh niên xung phong đã chở hàng tấn gạo bằng xe đạp thồ, vượt qua bao rừng sâu đẻ tiếp tế lương thực cho bộ đội.

Ngoài ra, gạo không những nuôi sống con người mà còn làm được nhiều thứ bánh ngon, bổ dưỡng. Gạo nếp là một thành phần vô cùng quan trọng trong bánh chưng, bánh dày, hai loại bánh truyền thống của người dân Việt Nam mỗi khi đến dịp Tết Nguyên Đán.

Lúa nếp non còn làm nên bánh cốm – loại bánh thể hiện sự thanh lịch của người Tràng An xưa, trong những ngày lễ gia tiên, ngày rằm, người ta thường lấy gạo nếp đồ xôi để cúng ông bà tổ tiên, gạo còn làm được nhiều  bánh như bánh giò, bánh khúc, bánh đa,..

Nói chung gạo là thực phẩm không thể thiếu đối với người dân Việt Nam, nếu không có gạo thì văn hóa Việt nam  khó có thể phong phú và giàu bản sắc dân tộc.

Cây lúa là một biểu tượng đặc trưng của người dân Việt nam. Cây lúa đã gắn bó với người nông dân từ bao đời nay và cũng gắn bó với tuổi thơ của chúng tôi qua những bài văn về cây lúa. Có lẽ tôi và bao nhiêu người Việt nam khác sẽ không bao giờ quên được hương vị của hạt gạo đã nuôi sống chúng tôi từng ngày.

 

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Hình ảnh chiếc nón lá luôn quen thuộc, gần gũi với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay, khi nhắc tới chiếc nón lá người ta thường nhớ ngay đến những tà áo dài thướt tha, tới những lời ăn tiếng nói dịu dàng, đậm phong tục tập quán của người Việt Nam, dù đi đâu thì hình ảnh chiếc nón lá vẫn luôn đậm sâu trong trái tim mỗi người, hình ảnh mộc mạc, chân chất lại rất nhiều ý nghĩa, và chiếc nón lá còn là một trong những món quà ý nghĩa mà người dân Việt Nam dành tặng bàn bè Quốc Tế để thể hiển sự thân thiết, yêu mến.
Chiếc nón xuất hiện từ rất lâu rồi, chiếc nón lá luôn là người bạn đồng hành che mưa, che nắng, luôn ở bên những bước hành trang chúng ta đi. Để tạo ra một chiếc nón thì cần sự cầu kỳ, tỉ mỉ, kỳ công của người làm nón, muốn chiếc nón đẹp thì ngay từ  khâu chọn nguyên liệu, rồi khâu từng đường kim mũi chỉ người thợ đã đặt hết tâm tình vào đó để tạo ra những chiếc nón đẹp. Ngoài việc che nắng che mưa thì chiếc nón còn là một phụ kiện làm đẹp rất tuyệt vời, trong những ngày hội dân ca, những ngày hội làng, hay ngày kết hôn của các đôi vợ chồng mẹ chồng trao nón cho con dâu, chiếc nón đều có mặt và tạo nên nét duyên dáng của phụ nữ Việt Nam, chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương, trong thơ văn chiếc nón là cảm hứng của rất nhiều nhà văn, nhà thơ…
” Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng tre”, qua hình ảnh nón lá trong câu thơ là hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó.  Thời chiếc tranh các cô gái thường đội nón quai màu tím tiễn người yêu ra chiến trường thể hiện sự chung thủy, sắc son, như thay một lời hẹn ước sẽ đợi người yêu chiến thắng trở về, thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Các loại lá như lá cọ, lá du quy diệp, lá cối, lá rơm, lá tre, lá dứa… đều có thể làm nón được, ở mỗi vùng miền khác nhau thì kiểu dáng của chiếc nón cũng khác nhau, người miền Bắc có nón quai thao khi dự các lễ hội, ở Huế thì có nón bài thơ, ở Bình Định có nón Gò Găng, quai nón thường được làm bằng nhung, lục, hay the, với những màu sắc đẹp và tươi tắn, làm nổi bật thêm vẻ đẹp của chiếc nón, làm tăng lên độ duyên dáng của người phụ nữ khi đội nón, hình ảnh chiếc nón giống như người phụ nữ Việt Nam, không chỉ đẹp ở từng chi tiết mà còn thể hiện ở phần dáng nón, những người thợ khâu nón đã làm nên những chiếc nón đẹp, từng đường kim mũi chỉ được người thợ gửi gắm những hình ảnh mang nét đặc trưng truyền thống của dân tộc Việt Nam

Nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là hình ảnh bình dị thân quen với tà áo dài truyền thông của người phụ nữ Việt Nam, chiếc nón là được phổ biến trên khắp đất nước và là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước Việt Nam, khi bạn bè nước ngoài đến Việt Nam đều muốn trong hành lý của mình mang về có món quà là chiếc nón lá Việt Nam, chúng ta đã quảng bá được vẻ đẹp của đất nước của con người thông qua hình ảnh những cô gái mặc áo dài thướt tha đội nón lá.

Nghị luận xã hội về môi trường biển qua hiện tượng cá chết hàng loạt

Từ hiện tượng cá chết hàng loạt tại ven biển miền Trung, anh chị hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay

 

Mở bài

-Gần đây, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đang rầm rộ đưa tin về hiện tượng cá chết hàng loạt ở các vùng biển duyên hải miền Trung. Điều này dẫn tới nhiều lo ngại trong dân chúng về cuộc sống ngày càng kém chất lượng hơn.

– Cá chết hàng loạt không chỉ tạo nên cảnh cực khổ nhọc nhằn với miếng cơm manh áo của dân chài miền Trung quanh năm bám biển mà còn nữa là câu chuyện làm sao để giữ cảnh quan thiên nhiên dưới tay “tử thần” khi mà biển biến thành “biển đen”, “biển chết” vì ô nhiễm ngày càng thêm nặng nề.

Thân bài

a. Giải thích vấn đề

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của nhân loại, cụ thể là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Biển là một bộ phận của môi trường, ô nhiễm biển là việc tồn tại nhiều chất hại trong môi sinh biển khiến các sinh vật biển không thể sinh sống và tạo ra những vấn đề xấu với con người.

b. Thực trạng

– Hiện nay, việc cá chết hàng loạt ở khắp các tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị mỗi ngày lại thêm những diễn biến phức tạp. Nguyên nhân vẫn chưa được công khai chính thức trong dư luận vì vậy sự hoang mang của xã hội ngày càng tăng dần lên.

Dẫn chứng:

Cá chết bất thường được phát hiện từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, lan vào khu vực Hòn La (Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ Thuỷ. Đến ngày 18 và 19/4, Quảng Trị và Huế cũng xuất hiện tình trạng này.

Riêng tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn.

– Hàng ngày có hàng tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển.

 

Dẫn chứng

10 tấn rác thải “tấn công” vịnh Nha Trang mỗi ngày

Chỉ trong mấy ngày qua bờ biển tỉnh Hà Tĩnh chứng kiến hai sự cố mà tác nhân chủ yếu đến từ ô nhiễm môi trường ven bờ biển. Từ ngày 2-3, hơn 50ha nghêu thương phẩm vùng bờ biển bãi ngang hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên chết rạt đến gần 90% chưa có biện pháp khắc phục hậu quả thì ngay sau đó sò lông, ốc hương tự nhiên chết theo sóng biển tấp vào đầy nghẹt bờ cát ven bờ huyện Kỳ Anh, dọn không xuể.

c. Nguyên nhân

– Do ý thức kém của con người

– Do hiện tượng cực đoan của xã hội

– Sự quản lí của nhà nước: hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lí

d. Hậu quả

– Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

– Mất đi các nguồn lợi từ biển: các hải sản,du lịch biển.

Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo, mỗi năm, Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém. Ô nhiễm môi trường cũng làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch.

– Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống
 

e. Giải pháp

– Nâng cao ý thức con người

– Tăng cường sự quản lí của nhà nước

– Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm nước thải … hiện nay.

Kết bài

– Hiện tượng cá chết vẫn đang đặt ra cho xã hội những bài toán khó để

– Để khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, du lịch biển cần sự tham chống ô nhiễm biển cần sự tham gia của các cấp, các ngành và mọi thành phần của xã hội


DỐI TRÁ


Dối trá giờ đây không chỉ là một thói xấu mà nó đã lây lan thành một bệnh dịch nguy hiểm khó chữa, gây ra những tác hại nghiêm trọng trong mọi lĩnh vực. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng : Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức trong đời sống xã hội.

Thói dối trá chính là biểu hiện của lối sống thiếu trung thực, nhằm mục đích vụ lợi cho cá nhân. Suy thoái về đạo đức là sự tha hoá, biến chất, làm mất dần đi những chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc. Từ xưa tới nay, thói dối trá thường bị mọi người đem ra phê phán và lên án vì nó làm đảo ngược mọi giá trị thật - giả ; tốt - xấu ; trắng - đen ; phải - trái.

Vậy nguyên nhân phát sinh của thói dối trá là gì ? Xem xét kĩ lưỡng, chúng ta sẽ thấy nó có “họ hàng dây mơ rễ má” với các thói xấu khác như lười biếng, ích kỉ, tham lam… Sâu xa hơn, nó bắt nguồn từ nhận thức lệch lạc về lí tưởng và quan điểm sống. Bên cạnh đó, những bất cập trong cách đánh giá giá trị thực sự của một con người ở thời đại ngày nay cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy thói dối trá phát triển, khó mà ngăn chặn được.

Có thể thấy thói dối trá với những hình thức, mức độ khác nhau hiện diện trong mọi lĩnh vực và ở khắp nơi trên đất nước ta. Những hậu quả mà thói dối trá gây ra trước mắt thật đáng sợ và để lại hệ luỵ lâu dài.

Trong lĩnh vực kinh tế quốc dân, không ít tập đoàn bao năm nay làm ăn kiểu “lời giả, lỗ thật” và lỗ tới vài ngàn tỉ đồng như Vinashin, Vinalines. Số tiền khổng lồ ấy cuối cùng ai là người gánh chịu ngoài nhân dân ? Hậu quả khủng

khiếp mà nó gây ra đến bao giờ thì giải quyết được ? Thật là một vấn đề nan giải của đất nước !.

Trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải, thói dối trá chạy theo thành tích cũng gây ra rất nhiều thiệt hại : Những con đường, những cây cầu, những công trình lớn… vừa đưa vào hoạt động, khai thác chỉ được một thời gian ngắn đã hư hỏng, xuống cấp. Những nhà máy, cảng biển… xây dựng xong “trùm mền” bỏ đó vì không bảo đảm chất lượng…

Gần nhất, dễ thấy nhất là trong ngành giáo dục vốn được coi là nghiêm túc, là trong sạch xưa nay thì giờ đây cũng bị thói dối trá làm cho nhũng loạn. Nạn “ngồi nhầm lớp” của học sinh tiểu học khá phổ biến. Sự thiếu trung thực trong thi cử đã thành “chuyện thường ngày”, chẳng nói thì ai cũng biết. Dối trá, gian lận từ thấp đến cao và đủ mọi hình thức : quay cóp, sử dụng tài liệu ; thuê người học thay, thi thay ; “học giả bằng giả”; “học giả bằng thật”; dám bỏ ra vài trăm triệu để mua học hàm, học vị hòng mưu danh lợi cá nhân để “vinh thân phì gia”… là những hiện tượng xấu mà báo chí thường đề cập đến. Sự kiện thời sự còn nóng hổi là vụ thi sinh thi tốt nghiệp phổ thông ở điểm thi Đồi Ngô, Bắc Giang thoải mái trao đổi, quay cóp, sử dụng “phao” trước thái độ thờ ơ của giám thị là một ví dụ đau lòng. Chắc chắn có rất nhiều hiện tượng tiêu cực như thế trên khắp đất nước, thế nhưng kết quả thi lại cực kì khả quan : học sinh tốt nghiệp gần 100% !? Thật là “cười ra nước mắt” !!!

Những kẻ dối trá thường có suy nghĩ nông cạn, vụ lợi trước mắt. Vì lợi ích bản thân, họ sẵn sàng bỏ qua danh dự. Họ đã đánh mất lòng tự trọng. Không biết tôn trọng mình và những người xung quanh đồng nghĩa với vô liêm sỉ, tức là không còn biết hổ thẹn là gì. Mà như thế thì rõ ràng là suy thoái đạo đức, mất nhân cách của một con người chân chính. Nếu ai khởi đầu bằng sự dối trá, thiếu trung thực thì tất yếu sẽ không thể có được một kết quả tốt đẹp trong cuộc đời. Dù có che đậy kĩ đến đâu chăng nữa thì đến một lúc nào đó, sự thật về kẻ dối trá cũng sẽ bị phơi bày. Họ sẽ mất hết danh dự và sự nghiệp. Mà như thế thì tuy còn sống đấy mà như đã chết.

Thói dối trá rất nguy hại vì nó làm đảo lộn thật - giả, trắng - đen, phải - trái, đúng - sai, gây rối loạn kỉ cương xã hội. Vì thế, chúng ta phải chung tay ngăn chặn nó để trả lại giá trị đích thực của đạo đức, tài năng là những giá trị truyền thống vốn được xã hội coi trọng và tôn vinh. Mỗi người cần nhận thức rõ về sự nguy hại của thói dối trá để tránh mắc phải. Bên cạnh đó nên thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng, đạo đức để trở thành người tử tế, có ích cho gia đình và xã hội. Trước hết, hãy trung thực với chính mình.

 

Thói dối trá và sự suy thoái Đạo đức trong xã hội

 

Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội.
            Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
(Câu 3 điểm trong kỳ thi TN THPT 2012)
------------
HƯỚNG DẪN CHẤM CỦA BGD 


Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến:
Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không
mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí;
cần làm rõ được các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: tác hại của thói dối trá.
0,50
- Giải thích:
Thói dối trá là lối sống không trung thực nhằm mục đích vụ lợi; suy thoái về
đạo đức là sự tha hóa, làm mất dần đi những chuẩn mực đạo đức.
+ Ý kiến nêu lên tác hại của thói dối trá đối với con người và xã hội.
0,50
Câu 2
(3,0 đ)
- Bàn luận:
+ Biểu hiện: thói dối trá đang tồn tại ở con người trong nhiều lĩnh vực đời sống.
+ Tác hại: làm mất niềm tin; tạo ra những giá trị ảo; làm tha hóa đạo đức của con
người; làm thiệt hại đến vật chất và tinh thần của xã hội.
0,50
0,50

2
+ Lên án, đấu tranh để loại bỏ thói dối trá trong mỗi cá nhân và trong đời sống xã
hội.
0,50
- Bài học nhận thức và hành động: cần thấy sự nguy hại của thói dối trá; cần tu
dưỡng, rèn luyện bản thân để sống trung thực.
0,50
Lưu ý: Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài
khía cạnh và có những suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa.
---------------------------------------------------
DÀN BÀI CHI TIẾT THAM KHẢO
 
            1) Mở bài :
            - Giới thiệu luận đề : “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội.
            - Chuyển ý.
            2) Thân bài :
            a. Giải thích : thế nào là dối trá; suy thoái về đạo đức.
            - Dối trá là không trung thực, không thành thật, nói và làm không thống nhất với nhau nhằm một mục đích không tốt đẹp.
            - Suy thoái về đạo đức là không tuân theo những chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định, là sự suy sụp và băng hoại về đạo đức. Ví dụ : sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo; “khẩu phật tâm xà”; không tôn trọng luật pháp…
            b. Bàn luận :
            - Vì sao nói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội?
            + Làm cho mọi người nhìn nhận vấn đề không đúng với bản chất theo ý đồ của mình (dẫn chứng).
            + Làm cho mọi chuẩn mực không được nhìn nhận đúng (dẫn chứng).
            + Gây ra nhiều tác hại nguy hiểm về đạo đức, làm cho cuộc sống không ổn định (dẫn chứng).
+ Tạo ra sự đau khổ và căm ghét trong lòng người khác khi họ biết mình bị dối trá (dẫn chứng).
- Làm thế nào để ngăn chặn thói dối trá trong xã hội :
+ Từ trong gia đình, nhà trường, xã hội phải tôn trọng mọi chuẩn mực về đạo đức đã được quy định.
+ Bản thân mỗi người phải ý thức dối trá được hôm nay không dối trá được mãi mãi.
+ Tuy nhiên đôi khi có những lời nói dối “nhân đạo”. Ví dụ : không nói với người bệnh khi họ bị bệnh nan y hoặc khi muốn dấu đi một sự thật có thể gây nguy hiểm cho người khác.
            c. Mở rộng :
            - Sống trung thực là biểu hiện cao đẹp nhất của người có nhân cách.
            - “Vương quốc của những người nói dối rộng khắp thế gian” chúng ta cần kiên trì, bình tĩnh và có bản lĩnh khi sống chung với những người nói dối, kiên quyết đấu tranh để loại bỏ thói nói dối.
            3) Kết luận :
            - Khẳng định “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội”.
            - Nêu bài học về nhận thức và hành động của bản thân.

- Nguồn: Sưu tầm