1
22:40 +07 Thứ bảy, 20/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 53


Hôm nayHôm nay : 14796

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 218332

Tổng cộngTổng cộng : 27772616

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » VĂN HOÁ & NGHỆ THUẬT

Năm cột trụ của đời sống thiêng liêng: "Phúc cho những ai xây dựng hòa bình"

Thứ hai - 31/10/2016 21:17-Đã xem: 2060
Các mối phúc thật, có liên quan mật thiết với nhau: quan trọng nhất là tâm hồn nghèo và khiêm nhường. Tâm hồn trong sạch (chỉ mong muốn tuân theo Ý Thiên Chúa) mở đường cho tâm hồn khát khao nên người công chính. Ai khát khao nên người công chính sẽ thoát ra khỏi những ước ao trái nghịch với Thánh Ý Chúa, thì mới được tâm hồn nghèo và khiêm nhường (Thiên Chúa là tâm điểm cuộc sống và anh em được quý mến như chính mình). Một tâm hồn khiêm nhường sẽ hiền lành, biết tha thứ và xây dựng hòa bình.
Năm cột trụ của đời sống thiêng liêng: "Phúc cho những ai xây dựng hòa bình"

Năm cột trụ của đời sống thiêng liêng: "Phúc cho những ai xây dựng hòa bình"

Suy Niệm Hàng Tuần:

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 1  

Sunday's Gospel Reflections 1

 

Suy Niệm Hàng Ngày:

 Nhóm TIM

Phút Cầu Nguyện

 Pray-as-you-go

Today's Reading

 

1  Ánh Sáng Tin Mừng


Cột trụ ba: Các Mối Phúc Thật 
Julian Elizaldé, SJ
 
Đức Kitô cho chúng ta biết rằng mỗi người là một tác phẩm quý báu của Chúa Cha. Tuy còn dở dang, nhưng mỗi người có một giá trị cao quý trước mặt Thiên Chúa và là một thế giới đầy mầu nhiệm đáng tìm hiểu và quý mến. Theo Đức Kitô, thương yêu anh em là biết đồng cảm với họ, luôn để ý đến ưu điểm và những gì đáng quý mến hơn là thiếu sót và những gì dễ ghét của họ. Thương yêu như Đức Kitô là giúp anh em trở thành tốt đẹp hơn, theo kế hoạch Thiên Chúa dành cho mỗi người.
Trong các Mối Phúc Thật, Đức Kitô mô tả các điều kiện, thái độ và hoa quả của tình thương mới mà Ngài mang đến cho nhân loại. Sáu mối phúc thật mô tả thái độ căn bản của tình thương này, còn ba mối kia mô tả những hoàn cảnh Thiên Chúa sẽ ủi an, chữa lành và thánh hóa. 
Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. 
Người mở miệng dạy họ rằng:
"Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.
Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.
Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế” (Mt 5, 1-12). 
• • •
1.- “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”.
Đức Kitô muốn nói về những ai không tự cậy dựa vào sức mình, mà nương tựa vào lòng nhân từ và sức lực của Thiên Chúa. Có tâm hồn nghèo khó là những ai đặt niềm hy vọng nơi Thiên Chúa. Nghèo như vậy tức là có lòng khiêm nhường, biết vị trí của mình đối với Thiên Chúa. Thiên Chúa là tâm điểm cuộc sống họ.
Đây cũng là những người lựa chọn anh em là tâm điểm cuộc sống và mong muốn dùng khả năng, nghị lực và thời gian để giúp anh em nên người theo Thánh Ý Thiên Chúa. Tại các môi trường sống và làm việc, họ luôn luôn tự hỏi: "Tôi có thể làm gì cho ông?", "Tôi có thể giúp như thế nào để bà sống khá hơn theo kế hoạch Thiên Chúa?" Đối với người khiêm nhường, những gì làm được cho tha nhân biến thành mục đích của cuộc sống.
Như vậy, thật là 'vô phúc' cho những ai chỉ mong ước an cư lạc nghiệp, được hưởng nhiều tiện nghi, ăn uống và giải trí như ý, tạo cho mình địa vị và quyền thế cao, mà quên nội tâm mình khô khan, nông cạn, nghèo lòng nhân từ, nghèo đức tin và nghèo niềm hy vọng.
Một tâm hồn khiêm nhường là nền tảng của tất cả các thái độ nội tâm và là hoa quả của hai yếu tố: 1) Biết vị trí của mình trong kế hoạch tổng quát của Thiên Chúa. 2) Đặt nhu cầu của tha nhân trên nhu cầu cá nhân.
Tuy nhiên, vốn dĩ ai ai cũng vị kỷ, tham lam và tham vọng, mong muốn tạo ra cho mình một địa vị, một uy tín. Nếu vì Đức Kitô mà đã từ bỏ của cải và địa vị thế gian, thì bây giờ lại được Chúa cho nhiều người quý mến và ái mộ. Nếu không tự giác, phản ứng tự nhiên là để tâm nơi �của cải và địa vị linh thiêng' mới, thần tượng hóa chính mình và biến thành kiêu ngạo và ích kỷ hơn trước.
Muốn duy trì tâm hồn nghèo và khiêm nhường, mỗi ngày chúng ta cần từ bỏ mình đi, nhìn ngắm tình yêu vô điều kiện của Đức Kitô nghèo và khiêm nhường và bước theo Ngài.
Câu hỏi gợi ý cầu nguyện:
1.  Phản ứng như thế nào khi phải chịu đựng hậu quả nho nhỏ của cuộc sống khó nghèo?
2.  Hiện tại tôi đang có những cơ hội nào để khiêm nhường phục vụ anh em?
3.  Trong các văn phòng, nhà hàng, khi người ta không phục vụ tôi như ý, tôi phản ứng ra sao?
• • • 
2.- “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp”.
Lòng hiền lành bắt nguồn từ lòng khiêm nhường, biết quý mến anh em hết thảy và muốn phục vụ họ nên người theo Thánh Ý Thiên Chúa. Quý trọng anh em như vậy chúng ta mới kiên nhẫn và hiền lành với họ.
Người tự nhiên, có lúc bực mình, nổi nóng và sốt ruột, muốn dùng bạo lực và quyền thế với kẻ vi phạm mình. Người hiền lành biết giữ lòng bình tĩnh, sáng suốt, tôn trọng mầu nhiệm tự do của mồi người, bắt chước Cha Quan Phòng, luôn luôn tôn trọng mọi người và không dùng võ lực để dẫn dắt họ đến tình yêu và lòng vâng phục. Lòng hiền lành là hoa quả của lòng khiêm nhường đối với anh em. Gương mẫu về lòng hiền lành là Đức Kitô vì Ngài luôn luôn tỏ ra lòng hiền lành và khiêm nhường phục vụ.
Câu hỏi gợi ý cầu nguyện:
1.  Khi bàn cãi, nhất là nếu bất đồng ý kiến, thường thường tôi góp ý bằng cách nào?
2.  Khi bị tổn thương và đụng chạm, thay vì trả ác với ác, tôi phản ứng ra sao?
• • • 
3.- “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng”.
Ai khát khao nên người công chính, trước tiên là người muốn lãnh nhận đức công chính của Thiên Chúa. Tức là muốn được Thiên Chúa cứu rỗi và 'công chính hóa' theo kế hoạch và Thánh Ý Ngài. Kế tiếp họ mong muốn lãnh nhận đức công chính loài người, tức là muốn trở thành người công chính bởi hành động ngay lành, làm việc phúc đức, tuân theo các điều răn, vâng phục Thánh Ý Chúa. Sau cùng, họ mong muốn lãnh nhận đức công chính xã hội, tức là tôn trọng những đòi hỏi của đức công bằng trong các mối tương quan với tha nhân bởi vì Thiên Chúa dạy chúng ta quý trọng mọi người, nhất là kẻ nghèo hèn.
Ba thái độ trên có liên quan với nhau như rễ, thân cây và hoa trái. Đức công chính của Thiên Chúa là 'gốc rễ', bởi vì các hồng ân của Ngài giúp chúng ta nên người công chính. 'Thân cây' là hành động ngay lành, đúng theo Thánh Ý Chúa. 'Hoa trái' là đức công chính xã hội, tinh thần liên đới, lòng bác ái, bởi vì chúng ta không đặt nhu cầu và ích lợi riêng trên hết. Nhờ ơn trên, chúng ta quý trọng sự sống của anh em nghèo hèn trên và hơn ích lợi riêng.
'Khát khao' nên người công chính, tức là không chỉ mong ước 'hoa trái' và 'thân cây' của đức công chính, mà trên hết muốn tuân theo Thánh Ý Chúa. Lương thực chúng ta không hẳn là ý muốn của mình mà là Thánh Ý Chúa. Chúng ta khao khát chính Thiên Chúa, chúng ta tin tưởng Ngài, Ngài là nguồn vui của chúng ta.
Câu hỏi gợi ý cầu nguyện:
1.  Đức Kitô đã diễn tả lòng khát khao về cả ba loại đức công chính bằng cách nào?
2.  Trong môi trường nào, tôi muốn được thêm khao khát đức công chính xã hội?
• • • 
4.- “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”.
Các mối Phúc Thật, và tất cả những lời giảng dạy của Đức Kitô nói chung, nhắm đến trái tim con người. Ai có lòng xót thương sẽ để ý đến những ai cô đơn, thiếu thốn, bị bỏ rơi và bị xã hội loại ra ngoài, và sẽ cố gắng giúp một tay.
Đối với Đức Kitô lòng xót thương rất quan trọng. Ít khi Ngài nói đến hình phạt vĩnh viễn. Vậy mà Ngài kể hai dụ ngôn rất mạnh về số phận của những kẻ thiếu lòng nhân từ: Lc 16,19-31 "Lazarô và người giàu có", Mt 25,31-46 "Con cừu và con dê". Ngài e rằng ai không mở lòng xót thương đối với kẻ đói khát, thì cũng chẳng mở lòng cho tha nhân. Ai không mở lòng cho tha nhân, thì cũng chẳng mở lòng cho Thiên Chúa; và không mở lòng cho Thiên Chúa, thì sẽ chẳng lãnh nhận tình yêu xót thương của Ngài. Đức Kitô 'đe dọa' để đánh thức chúng ta mỗi khi, vì mãn nguyện trong đời sống, ta làm lơ trước anh em thiếu thốn và cô đơn.
Ai xót thương, thì cũng dễ tha thứ. Thiên Chúa là Đấng hay xót thương và luôn luôn sẵn sàng tha thứ. Ngài là Đấng thành tín, không bao giờ ngưng thương yêu và đi kiếm chiên lạc. Do đó các con của Ngài không bao giờ ngưng mến yêu, dứt lời hay đoạn tuyệt với anh em. Nhìn ngắm trái tim Đức Kitô bị đâm thâu qua, chúng ta mong ước luôn luôn biết mở lòng và bỏ qua lỗi lầm của anh em đối với mình. Bắt chước lòng thương xót hay thứ tha của Ngài, chúng ta sẵn sàng hàn gắn lại các mối tương quan và vui vẻ mở lòng kết thân lại với mọi anh em.
Câu hỏi gợi ý cầu nguyện:
1.  Vì động lực nào tôi mới sẵn sàng 'tha kẻ có nợ' với mình?
2.  Tôi có thể làm gì để Thần Khí tăng thêm lòng xót thương cho tôi?
• • • 
5.- “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa”.
Thế nào là một tâm hồn trong sạch? Là một tâm hồn ngay thẳng, không có ẩn ý, không nhằm mục đích thứ hai, trước mặt Thiên Chúa và trước mặt loài người; là một tâm hồn không bị ô uế bởi tội lỗi nào cả, nhưng cũng là tâm hồn, nhờ hồng ân Thiên Chúa, đã được thanh tẩy và tái thiết.
Hơn nữa: trong sạch là tâm hồn chấp nhận Thánh Ý Chúa đối với mình một cách chân thật, rõ ràng, vui vẻ và trung thành; là một tâm hồn tìm Nước Thiên Chúa trên tất cả; là tâm hồn của một người đã thống nhất cuộc sống và đức tin, cầu nguyện và hoạt động, vui vẻ cử hành Thánh Lễ và làm trọn bổn phận trong cuộc sống.
Đây là mối Phúc Thật then chốt, là mục đích và là hoa quả của cuộc sống 'chiêm niêm trong hoạt động'."Kho tàng ở đâu, trái tim của con ở đó" (Mt 6,21). Đức Kitô biết rằng giữa ước muốn và trái tim có một liên hệ mật thiết. Muốn hiểu lời Đức Kitô về 'tâm hồn trong sạch', chúng ta nên chú ý đến các ước muốn. Các ước muốn là tâm điểm của đời sống thiêng liêng, là nguồn ý nghĩa và đường hướng cuộc sống của mỗi người. Trái tim chiều theo các ước ao sâu xa nhất.
Vì lý do đo,ù chúng ta có thể diễn tả mối Phút Thật này như sau: "Phúc thay ai ước muốn Thiên Chúa và Thánh Ý Ngài một cách rõ ràng và mãnh liệt đến nỗi họ hân hạnh định hướng lại tất cả những ước muốn khác cho nó thích hợp với ước muốn của Chúa". Khi Thiên Chúa và Thánh Ý Ngài là đối tượng rõ ràng và mãnh liệt của ước muốn, chúng ta mới có thể thoát ra các đam mê xác thịt, coi nhẹ những gì trước đây làm chủ trái tim mình, chịu đựng thử thách và tuân theo các điều răn cũng như những đòi hỏi của các lời khấn.
Tâm hồn trong sạch là căn bản của tất cả các Mối Phúc Thật bởi vì khi chúng ta chỉ ước muốn Thiên Chúa và Thánh Ý của Ngài, lòng chúng ta sẽ khiêm nhường, hiền lành, hay thương xót và dễ thứ tha.
Câu hỏi gợi ý cầu nguyện:
Tôi có kinh nghiệm nào về tình yêu Thiên Chúa và mến thương anh em là động lực chính thanh tẩy và thống nhất trái tim tôi?
 • • •
6.- “Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”.
Đối với Đức Kitô, 'xây dựng hòa bình' không chỉ là 'giải quyết xích mích'. 'Shalom' đối với người Do thái có một ý nghĩa sâu và phong phú: bình an, hòa thuận, kết hợp với Thiên Chúa, được mãn nguyện nơi Ngài. Xây dựng hòa bình là giúp người ta kết thân với Thiên Chúa, được mãn nguyện ở với Ngài.
Ý muốn nguyên thủy của Thiên Chúa khi dựng nên trời đất là sống đồng tâm nhất trí với loài người. Hậu quả nguy hại nhất của tội ác là tách rời và chia rẽ loài người với Thiên Chúa, loài người với nhau, và chính con người trong nội tâm của mình. Đã tách rời, thì cả hai bên sẽ phải chịu đau khổ mới nên một trở lại. Nhưng loài người đã được cứu thoát vì Thiên Chúa quả quyết kết hợp lại với loài người, bất chấp những đau khổ Đức Kitô và chính Ngài sẽ trải qua.
Đức Kitô đến để quy tụ con cái Thiên Chúa vì tội lỗi tản mác khắp nơi về một mối (Ga 11,52). Ngài thực hiện Thánh Ý Cha khi sai Thần Khí tình yêu đến thế gian. Nhiệm vụ của Thần Khí là nối kết Thiên Chúa và chúng ta, và khi nối kết lại biến đổi tận gốc chúng ta và cả thế giới. Đó chính là nhiệm vụ của Hội Thánh: �Hòa giải loài người với Thiên Chúa và với nhau theo kế hoạch nguyên thủy của Ngài�.
Theo TH 35, sứ mạng chính của chúng ta là đóng góp cho sự hòa giải:
-  Với Thiên Chúa, thực thi sứ mạng chung của Giáo Hội, tái trình bày Thiên Chúa cho thế giới, cá vị hóa kinh nghiệm thiêng liêng cho các tín hữu. 
-  Với nhau: nhìn cục diện thế giới từ phía người nghèo, làm trung gian giữa các thành phần xã hội.
-  Với thụ tạo: xây dựng một quan niệm đúng đắn về thụ tạo và cách xử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Câu hỏi gợi ý cầu nguyện:
1.  Những lời nói, hành động nào gây chia rẽ nhất trong các gia đình/cộng đoàn tôi quen biết?
2.  Chúng ta có thể làm gì hữu hiệu nhất để mang hòa bình cho gia đình/cộng đoàn trở lại?
• • •
7.- “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an”.
Đang 'sầu khổ' những ai vừa mới mất người thân, kẻ túng thiếu, tù nhân, nô lệ, và nói chung: kẻ gặp biến cố làm cho mình đau đớn, u buồn, tủi thân, chán nản. Chẳng ai muốn và lựa chọn sống 'sầu khổ'. Chúng ta bất đắc dĩ ở trong tình trạng sầu khổ. Các biến cố đó thường nằm ngoài bàn tay chúng ta. Vì lý do đó phải hỏi: Làm sao những gì đề nặng tâm hồn có thể là nguồn vui và hạnh phúc? Khi sầu khổ, chúng ta nên cắn răng chịu đựng hay có cách nào tìm ý nghĩa tích cực trong những lúc u buồn và chảy nước mắt đó?
Đức Kitô chúc phúc cho chúng ta, lúc sầu khổ biết nhìn ngắm mầu nhiệm vô bờ bến của Thiên Chúa và đồng cảm với nhân loại yếu đuối, cảm thông với bao nhiêu nạn nhân của những bất công và gian ác hiện tại và trước đây. Thì chúng ta sẽ được phúc thay vì Thiên Chúa sẽ ủi an. Sự an ủi của Chúa là niềm vui và phấn khởi, sưởi ấm tâm hồn và lau sạch nước mắt, phá tan mọi u buồn và sầu khổ.
 • • •
8.- Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
9.- Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.
Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế
Hai mối Phúc Thật cuối cùng nhấn mạnh cùng một ý tưởng: bị bách hại vì sống công chính, bị bách hại vì Đức Giêsu. Tức là kẻ sống theo những đòi hỏi của đức công chính, hoặc bước theo Đức Kitô và đặt niềm tin nơi Thiên Chúa; đây là những kẻ liều bị thiệt hại khi đóng góp cho Nước Chúa. Đối với họ, được người ta đồng ý và vỗ tay khen ngợi không phải quan trọng nhất.
Đương nhiên, bị bách hại là điều đáng tiếc, chứ không phải là điều tốt chúng ta mong ước xảy ra. Nhưng chúng ta nhận thấy rằng, trong lịch sử Giáo Hội các Kitô hữu đã từng bị bách hại. Và Chúa Thánh Thần có thể ban cho các Giêsu hữu lòng can đảm để chịu đựng và tin tưởng ngay trong thử thách.
• • • 
Kết luận
Các mối phúc thật, có liên quan mật thiết với nhau: quan trọng nhất là tâm hồn nghèo và khiêm nhường. Tâm hồn trong sạch (chỉ mong muốn tuân theo Ý Thiên Chúa) mở đường cho tâm hồn khát khao nên người công chính. Ai khát khao nên người công chính sẽ thoát ra khỏi những ước ao trái nghịch với Thánh Ý Chúa, thì mới được tâm hồn nghèo và khiêm nhường (Thiên Chúa là tâm điểm cuộc sống và anh em được quý mến như chính mình). Một tâm hồn khiêm nhường sẽ hiền lành, biết tha thứ và xây dựng hòa bình.
Các Mối Phúc Thật mô tả các nét và thái độ nội tâm của Đức Kitô. Ngài là hình ảnh trọn vẹn của Chúa Cha, thì Thiên Chúa có một Thần Khí khiêm nhường, trong sạch, hiền lành và nhân từ.
Được kêu mời nên 'đồng hình đồng dạng' với Đức Kitô, các mối phúc là ơn gọi Thiên Chúa dành cho chúng ta. Nhưng, làm sao chúng ta có thể có một tâm hồn trong sạch, cao thượng và can đảm thế? Chúng ta cần được huấn cải tận gốc mới có thể sống theo các mối phúc thật. Tự sức chúng ta chắc chắn sẽ không bao giờ sống như vậy được. Chiêm ngắm tình yêu vô điều kiện của Đức Kitô, chúng ta mới sẵn sàng hoạt động như vậy.
"Chiêm niệm trong hoạt động". Các mối phúc thật chỉ cho chúng ta những kinh nghiệm cuộc sống chúng ta cần mang vào cầu nguyện và những phạm vi cụ thể để chúng ta mang kết quả cầu nguyện áp dụng vào cuộc sống.
 
Câu hỏi gợi ý cầu nguyện và trao đổi:
1.  Mối phúc thật nào đánh động tôi nhiều nhất? Tại sao?
2.  Mối nào khó hơn đối với tôi? Tại sao?
3.  Chúng ta nên làm gì để ngày càng tiến bộ trên lối sống này?
• • •
Đồng Hành
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

.

1

LM PAUL NGUYỄN ĐỨC VĨNH

Vị Thánh trong ngày

Sách các phép

Mười điều răn

Thành viên

Kích chuột để

1

Suy niệm Lời Chúa 5P

Nhóm Mân Côi

1
 

Tin Thể Thao

    Giờ kinh phụng vụ

    Lịch Phụng Vụ