1
05:26 +07 Thứ sáu, 29/03/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 57

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 47


Hôm nayHôm nay : 3401

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 276392

Tổng cộngTổng cộng : 27447897

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » VĂN HOÁ & NGHỆ THUẬT

Con Gà trong Kinh Thánh

Thứ hai - 02/01/2017 17:21-Đã xem: 2743
Chặng đường dài tới đất Phật khiến trái tim ông dần chai sạn. Ông đã quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần thánh lớn bé, đã quá nhiều lần giẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích: mau thành chính quả. Ông thương người. Nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của cõi NGười và Phật, ông chợt hiểu ra cội rễ của tình thương ấy. Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho mình một bậc thang tới Phật đài.
Con Gà trong Kinh Thánh

Con Gà trong Kinh Thánh

 

Con gà trong Kinh Thánh

 
Gà trống (Tiếng Hy Lạp là ἀλέκτωρ, alektor; Tiếng Latinh là gallus) được Cựu Ước sử dụng 1 lần trong Sách Khôn Ngoan 30,31: “Gà trống nghênh ngang hay dê đực, và ông vua điều khiển quân binh.”

Hình con gà trống được tìm thấy sớm nhất ở xứ Palestine là hình trên ấn của Jaazaniah vào thời ngôn sứ Giêrêmia, được tìm thấy ở Tell en–Naṣbeh.  Con gà được đưa vào xứ Giuđêa có lẽ vào thời bị người Roma chinh phục nhưng ảnh hưởng của Babylon đã giải thích cho “con gà trống” trong sách Khôn Ngoan.

Gà trống được đề cập vài lần trong Tân Ước và luôn nhắc đến tập quán gáy chuẩn xác của nó như một chiếc đồng hồ ở các xứ sở phương Đông. Tiếng gáy mở màn vào khoảng 11g30 đêm, lần thứ hai khoảng 1g30 sáng, và lần thứ ba vào lúc rạng đông. Vì gáy đúng giờ như vậy nên tiếng gà gáy được sử dụng như một cột mốc của thời gian. “Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng.” (Mc 13,35).

Chúa Giêsu cũng đã nhắc đến khoảng thời gian ban đêm này khi cảnh báo Phêrô sẽ phản bội Ngài. Mt 26,34; Lc 22,34; Ga 13,38 đều ghi lại lời cảnh báo, nhưng Marcô rõ ràng và chi tiết hơn: “Đức Giêsu nói với ông: "Thầy bảo thật anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần” (Mc 14,30).
 
Cũng thật cần thiết để nói thêm rằng đôi lúc các anh gà cũng gáy bất thường so với các thời gian trên, tùy theo thời gian trong năm hoặc tùy con trăng (gáy đúng hơn vào các đêm trăng tròn), hoặc có bão tố đe dọa cũng như có điều gì bất thường ở chung quanh.

Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính biên dịch
(WGP.Qui Nhơn 21.01.2017)
---------------------------------------------------------


Con Gà
(Năm Đinh Dậu)
 
Năm Đinh Dậu, nói về con gà. Biểu lộ của gà trống đối với Đông Phương là điềm tốt lành, báo trước những điều thuận lợi, tên của con gà thường gọi là “Kê” theo nghĩa đó.
 
Đông Phương có quan niệm về năm đức tính (Ngũ đức) biểu lộ từ con gà:
 
Trí: Mào con gà chỉ về chiếc mũ quan trường nên nó cũng biểu lộ cần thiết “trí” sắc bén của người lãnh đạo. Trong sách Ông Gióp tường thuật sự thông minh, trí tuệ đến từ Thiên Chúa: “Ai làm cho con hạc khôn ngoan, ban trí tuệ cho gà trống?” (Gióp 38, 36). Con hạc báo về mùa nước dâng ở sông Nil, gà báo trời sắp sáng. Người môn đệ cần rèn luyện trí năng để sáng suốt trong nhận định, tỉnh thức giữa những u mê của tâm trí. Như Thánh Augustino cầu nguyện: “Xin cho con học biết Chúa để con học biết con” và thánh Augustino cũng cầu nguyện thêm “Biết Chúa để yêu mến Chúa, yêu mến Chúa để biết Chúa”.
 
Tín: Gà luôn báo sáng rất đúng giờ, nói riêng ở những miền quê hẻo lánh. Những con gà công nghiệp hay những con gà nuôi ở thành thị về điểm này thì không chính xác, bởi vì nó cũng chịu nhiều tác động của môi trường đèn điện, sự huyên náo, ồn ào cùa con người suốt đêm, nên chúng cũng mất khả năng giữ chữ “tín”. Người môn đệ cũng thế, nếu để lòng mình nhiều dính bén với những điều tham muốn, làm lu mờ đi những cam kết của lời hứa: “Khiết tịnh, nghèo khó, vâng phục”. Chữ “tín” cũng không còn đủ thuyết phục người khác trong thời đại “cần nhiều chứng nhân hơn là thày dạy”. “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn” (Lc 16, 10).
 
Nhân: Con gà cũng biểu tượng cho lòng tốt khi chúng luôn sống chung theo bầy đàn, con gà trống luôn gắp thức ăn cho những gà mái… Lòng nhân, luôn để tâm tới người khác, làm việc chung, chia sẻ, hài hòa và hòa hợp là những điều cần thiết cho người môn đệ. Trong các hoạt động thường ngày, lòng nhân còn là hiệp thông, đồng cảm, gánh bớt gánh nặng của nhau, đồng trách nhiệm. “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”. (Lc 6, 36)
 
Dũng: Con gà trống luôn mạnh mẽ trong khi chiến đấu, nhiều con gà bền bỉ chiến đấu cho tới cùng, chấp nhận ngay cả sự chết. Lòng dũng cảm cũng biểu lộ cho người môn đệ, chiến đấu với sự dữ cách ngoan cường, bền bỉ chống lại những cám dỗ, can trường trong đức tin, mạnh mẽ bảo vệ chân lý, công bằng xã hội, sự phát triển toàn diện của con người. Chúa Giêsu dạy các môn đệ: “Từ thời ông Gio-an Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được” (Lc 11, 12).
 
Nghiêm: Đôi cựa biểu lộ tính nghiêm túc và cần mẫn. Nghiêm với mình, bao dung với người khác. Đó là nguyên tắc rèn luyện của người môn đệ. Tính nghiêm minh nhắc cho người môn đệ ý thức thi hành trách nhiệm, bổn phận trên hết. Tự rèn luyện tu đức, nhân cách, với một lời khuyên của Chúa Giêsu thật rõ ràng: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào” (Lc 13, 24). Người môn đệ cũng là người chiến binh của Chúa được sai đi để chinh phục thế giới.
 
Con gà báo cảnh thức với thánh Phêrô cũng là con gà trống với biểu trưng những đức tính. Chúng ta cũng cầu xin Chúa giúp mỗi người chúng ta biết tỉnh thức giữa mê lầm và rèn luyện tâm linh, tinh thần, thể chất với những đức tính cần thiết của người môn đệ.
 
Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
 

BẢN SẮC VIỆT TRONG ĐỨC TIN CÔNG GIÁO
Truyền Giáo hay Xây Lô-Cốt?
 
Những phong trào sống đạo nơi người Công giáo Việt hiện nay hầu hết đều phát xuất từ những truyền thống tu đức Tây phương. Như Linh Thao của Thánh I-Nhã từ Tây Ban Nha. Phong trào Học Hội Kitô (Cursillo) và Canh Tân là những áp dụng một phần phương pháp linh thao vào đại chúng.
 
Phong trào như những đợt sóng lên xuống hợp cho cảm quan mỗi thời đại và hoàn cảnh sống. Không có gì gọi là muôn thuở cả. Hội nhập vào được rung cảm trong máu người Việt luôn là một nỗ lực không ngừng của những người tha thiết với nền tu đức.
Vì thế, những phong trào này, cần phải được đào sâu để mang bản sắc của Việt Nam. Vì trước sau gì mình cũng nhận ra mình là một người mũi không lõ, tóc không vàng, với cách suy nghĩ và hành xử rất khác biệt!
 
CHẤT VIỆT TRONG ĐƯỜNG TU ĐỨC
 
Cái Việt tính trong đường tu đức Việt qua Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, không phải như cái gì bày vẽ ra cho thêm hoa hòe hoa sói, nhưng là một bắt buộc, nếu người Việt Nam Công giáo muốn sống đạo và muốn phát triển nếp sống đạo như một người Việt trong những đất nước mình sinh sống, và mới có thực chất góp phần xây dựng Giáo Hội địa phương được.
 
Sống trong một xã hội đa diện và tạp chủng này, nếu không biết mình là ai, thì chắc chắn sẽ bị hòa tan trong cái lò luyện kim ”melting pot” một cách tội nghiệp như những lớp dân gốc nô lệ được mua về từ Phi Châu. Tìm về với cái gốc của mình để tự tin và hãnh diện là một ý thức tất yếu để phát triển như nhận định của những nhà tâm lý xã hội được diễn tả điển hình trong cuốn ”Roots” (Gốc Rễ) của Alex Haley.
 
Trong tiến trình phát triển tinh thần Việt Nam, biến cố phong thánh đánh dấu bước tự tin của người Việt Nam Công Giáo: tự tin vì dòng giống mình đã thành công. Khi tự tin, người VNCG sẽ chấp nhận sứ mệnh và sử mệnh của mình đối với dân tộc: bảo tồn và phát triển Việt Tính bằng những đóng góp đặc sắc của mình. Thí dụ : tạo được độ rung sâu thẳm nơi tế bào người Việt qua bầu khí và thánh nhạc phụng vụ với màu sắc Việt Nam, đường lối tu đức Việt Nam...
 
TINH THẦN NÀO TỪ BÀI HỌC TRIỀU TIÊN
 
Trong một buổi tĩnh tâm của các linh mục Miền Đông Nam Hoa Kỳ tại Orlando, Florida, khi bàn thảo về gầy dựng tinh thần Việt, một vị đã phát biểu: ”Cứ xem vào Triều Tiên mà mình mắc cở. Sau biến cố phong thánh của họ trước mình mấy năm, cả một sức quật khởi bừng lên nơi dân tộc và quê hương họ. Cả một chương trình và một chính sách đưa Tin Mừng hội nhập văn hóa. Số người gia nhập Công giáo tăng lên rất lạ lùng.”
Và như một sự trùng hợp hay là sự góp phần thiết yếu của Giáo Hội Công Giáo vào đà tiến của đất nước, sau đại hội Thánh Thể quốc tế là thế vận hội, rồi xe Hyundai, Daewoo, máy Samsung tràn ngập thị trường Âu Mỹ, rồi thép Triều Tiên được cung cấp để làm cầu Mississippi. Triều Tiên nghiễm nhiên trở thành con rồng nhỏ của Á Đông.
Còn mình thì trứng rồng sao chưa thấy nở ra rồng sau biến cố phong thánh? Mà rất có thể lại chỉ thấy những con liu điu chưa biết chừng!
 
TÌM RA THỰC CHẤT
 
Trong phần gợi ý chủ đề đại hội Công giáo năm 1989, triết gia Kim Định có kể một câu truyện về cái ấm nước: "Một buổi sáng kia thức dậy, theo thói quen Ngài lấy cái ấm bỏ lên bếp nấu nước để pha cà phê, rồi lấy tờ báo đọc cho biết tin tức thời sự. Nhưng Ngài lấy làm lạ là tại sao chờ tới gần nửa giờ mà nước vẫn chưa sôi, trái lại còn ngửi thấy mùi khen khét! Lúc trở lại bếp xem sao, thì khám phá ra rằng mình không đổ nước vào ấm."
Chính vì thế mà nỗ lực tìm cho ra thực chất, tức là tìm cho ra cái nét văn hóa, gầy dựng được bản sắc, tự tin vào căn tính là một bước quyết liệt một mất một còn đối với người Việt lúc này.
 
Hàng giáo sĩ Mỹ mỗi lần tiếp xúc với người Việt thường khen người mình có lòng đạo, có tinh thần gia đình đáng quí, có nhiều ơn gọi dấn thân cho Giáo Hội. Nghe vậy đôi khi mình bán tín bán nghi, có thể các ngài khen lấy lệ theo kiểu xã giao ngời Mỹ. Nhưng khi đọc Việt Nam Quê Hương Tôi  của linh mục dòng Tên người Ý Gildo Dominici (có tên Việt là Đỗ Minh Trí), với cả một phần nói về Gia Đình và Tình Yêu, thì mình phải giật mình nhận ra rằng người ngoại quốc có con mắt sắc bén thật. Chúng ta vẫn gọi đó là gia đạo. Mình có nét đẹp mà bao người đang thèm khát mà mình không tự tin thì thật là một điều mỉa mai!
 
Vậy sau biến cố phong Thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là gì? Có phải như một biến cố Giáo Hội phong một loạt vị với con số đông đảo nhất từ xưa đến nay, để an ủi thương hại một dân tộc quá nhiều khổ luỵ chăng? Hay là một dịp gỡ mặt mặc cảm cho đỡ tủi của một lớp dân vẫn tự hào bốn ngàn năm văn vật mà chuyên môn bị hạ nhục, bằng cách chụp cho nhiều hình mầu để làm ”kỹ nghệ đông lạnh,” nặng phần trình diễn cho xôm tụ để khỏa lấp cái trống rỗng bên trong!
 
Thời Điểm nào từ biến cố phong thánh thì vẫn chưa được nhận ra, Đó là một chuyện lạ mà ít ai lấy làm lạ! Đây có phải là một cơ may mà toàn thể thế giới Công giáo xác quyết lòng tự tin của một dân tộc, như đã xác quyết lòng đạo của dân tộc Triều Tiên đã khiến dân tộc này bừng trỗi dậy hay không? Phong thánh là xác nhận một tinh thần, một đường sống đạo đáp ứng thời điểm. Vậy mà tại sao người Việt Nam Công giáo vẫn chưa cùng nhau hình thành một đường tu đức của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, sống đức tin trong lòng dân tộc Việt, mang bản sắc Việt, khác với bản sắc của Công giáo Ái Nhĩ Lan, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan...? Và góp phần làm giầu Giáo Hội địa phương mình đang sinh sống bằng chính nét bản sắc Việt, và góp phần phục hưng gia tài Mẹ Việt Nam đã quá tả tơi rách nát!
 
Kinh Thánh qua sách Cách Ngôn đã quả quyết:
Lòng xác quyết quí hơn vàng bạc
Chọn đúng tên vượt mặt sang giầu.
                         (Cách Ngôn 22:1)
Và ca dao Việt đã chẳng nói lên lòng tự tin để vươn lên hay mặc cảm phải cúi mặt là gì:
Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
 
THẤY MÌNH LÀ AI
 
Nhìn vào bức ảnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam dịp phong thánh, chúng ta có thể hình dung ra đó là một đàn chim tiên và rồng thiêng đang tung mình lên trong ngày vinh thắng. Chính lòng tự tin vào dòng tộc của mình, chính niềm hãnh diện vào sức mạnh tiềm tàng bên trong của mình và của dân tộc mình, mới là yếu tố chính cho các cuộc quật khởi tinh thần của các dân tộc sau những tan tác tả tơi như Nhật và Đức sau Thế Chiến, như Do Thái sau mấy ngàn năm lưu đầy, như Triều Tiên từ một mặc cảm tiểu nhược!
 
Không tìm ra thực chất và tin vào bản sắc của mình, thì có phô trương hoạt động cũng chỉ là thùng rỗng kêu to, và có ra sức muốn làm gì cho Việt Nam sau này thì biết đâu cũng chỉ là cái cớ phóng rọi con ma đen bên trong chính mình ra và góp thêm vào cái màn thập nhị sứ quân mà thôi! Và biết đâu lại như cái ấm không có thực chất nước, nếu có tìm cách nấu thêm, cũng chỉ tạo thêm mùi khen khét khó ngửi mà thôi!
 
Cũng trong buổi tĩnh tâm trên, một linh mục trẻ khác phát biểu: ”Nếu Người VN Công giáo mới chỉ nghĩ đến chuyện hỗ trợ tài chánh để xây nhà thờ, dĩ nhiên quá cần thiết, thì biết đâu sẽ chỉ vun thêm vào cơn khủng hoảng bản sắc. Bởi vì sau khi bị kìm chế, người ta có khuynh hướng tung mình ra vọng ngoại trông chờ ở phép lạ đồng đô la hơn là tự tin vào sức mạnh tinh thần. Đó là bài học của Đông Âu, như chính Đức Thánh Cha đã cảnh giác Ba Lan trong một lần về thăm quê nhà. Người ta có thể hồ hởi xây cất trong một mặc cảm bù trừ thật tội nghiệp. Người ta mải mê và bận rộn chạy theo vật chất. Đến lúc đó, các linh mục chỉ còn nước là ”ngáp vặt” thôi, biết đâu chỉ còn biết ”uống rượu tiêu sầu!”
 
TỪ MỘT CHÍNH SÁCH MỤC VỤ VĂN HÓA
 
Nhiều người ước ao giá được dành tiền xây mấy cái cột nhà thờ  để lo cho việc phát hành sách báo văn hóa thì may phúc biết chừng nào. Nguyễn Long Thao và Trần Vinh đã viết một loạt bài liên quan đến mục vụ văn hóa tại giáo xứ Việt nam tại Paris trên mạng lưới vietcatholic.  Loạt bài này đã có tác dụng rất mạnh nơi người đọc. Ai cũng thấy phải cân bằng cả ba loại mục: mục vụ thiêng liêng, mục vụ xã hội, và mục vụ văn hóa.Vị linh mục trẻ trên đây không có ý nói bỏ qua việc xây cất, nhưng cần phải đầu tư chất xám, tiền bạc và sức lực hơn cho mục vụ văn hóa. Làm sao để có thể đem Tin Mừng nhập thể trong lòng cả một dân tộc khổ đau thay vì chỉ dừng chân xây thành đắp lũy làm lô cốt trong một xứ đạo.
 
Các cha Dòng Tên ban đầu sang truyền giáo tại Việt nam vào đầu thế kỷ 17 như cha Buzzomi và cha Đắc Lộ đã dành ưu tiên số một cho việc nghiên cứu và hội nhập văn hóa. Phương pháp mục vụ này ngày nay được Stephen Covey gọi là "Mài Sắc Lưỡi Cưa" (sharpen the saw), trong chưoơng trình huấn luyện rất thành công "The 7 Habits of the Highly Effective People" (7 thói quen của những người hiệu quả cao). Hình ảnh Covey đưa ra: Cứ tưởng tượng một đoàn người vất vả mồ hôi nhễ nhãi cả một ngày để chặt một khu rừng. Mãi đến chiều người trách nhiệm xem bản đồ lại thì thấy chặt sai khu rừng  rồi. Phải chặt khu bên kia mới đúng chứ!!
 
Mục vụ văn hóa là cả một đường hướng cần được đầu tư nhiều chất xám và ưu tư hơn, từ  cả một chính sách qui mô chung từ hội đồng giám mục, chứ không chỉ cục bộ riêng rẽ nơi các xứ đạo. Ngay cả những chương trình huấn luyện chủng viện bên Mỹ bây giờ đặt rất nặng về mục vụ theo hướng này. Đại học Loyola của Dòng Tên ở New Orleans ngoài những phân khoa có tính cách "nội bộ" Công giáo như thần học, giáo dục tôn giáo, còn có những phân khoa cao học về mục vụ và nghiên cứu tôn giáo, mở rộng chân trời cho những nhu cầu mới để bác cầu tới đối thoại văn hóa và tôn giáo trong môi trường của thời đại hôm nay.
 
"Tạo sao giáo dân đã được thúc đẩy để nhạy cảm làm ân nhân xây những cái cột nhà thờ lớn, mà không được tạo ra một tâm thức xây ngôi nhà văn hóa Công giáo, có liên hệ tới việc xây dựng tiền đồ dân tộc. Có thể đây là một thiếu sót lớn trong chương trình giáo dục tôn giáo?"
 
KHƠI NGUỒN TIỀM NĂNG BẰNG CÁCH NÀO?
 
Việt Đạo là đạo sống theo tinh thần Việt. Nói là tìm về Nguồn bằng Việt Đạo thì có vẻ muốn đẩy về quá khứ cổ hủ lạc hậu hay sao? Có lẽ phải dùng từ Khơi Nguồn Việt Đạo thì có vẻ tươi sáng đi tới hơn.
 
Giáo sư Kim Định đã nhìn xa về một thời điểm: “Việc thâu nhận Thiên Chúa giáo vào Việt Nam cho tới nay mới xảy ra trong giai đoan một mà Nietzsche gọi là của Lạc Đà: ai muốn chất lên lưng cái gì nó cũng ngoan ngoãn chở tuốt hết, không đặt một vấn đề nào, như hỏi tại sao bảo phải tin như thế, mà không thế khác. Nhưng rồi với sự tiến triển của tâm thứcthì trước sau sẽ đến giai đoạn hai của Sư Tử: nó sẽ gầm thét vang trời và muốn tung tất cả xuống khỏi lưng để xét lại từng điểm, rồi chọn lựa, cũng có thể cuối cùng nó sẽ thu nhận toàn bộ như trước, nhưng không phải là nhận cách tối mặt nữa mà đầy ý thức....Chỉ biết rằng theo kinh nghiệm lịch sử thì nếu bước đầu của giai đoạn hai mà đi mạnh được vào đường tâm lý xã hội thì những thiệt hại do cơn khủng hoảng nếu có sẽ giảm thiểu tối đa.”
 
ĐI TÌM CẢM NGHIỆM CÕI TRỐNG
 
Tôi vẫn tự hỏi cái Trống Đông Sơn như một biểu tượng của văn hóa Việt nam có thể tạo ra nhịp rung chung nào không, và có cái gì liên hệ với cõi trống thần diệu là chính cây thánh giá của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam? Chứ đâu có phải dán mắt vào cái mặt trống đồng để bàn cãi xem cái trống mầu gì, vẽ hình gì, ở đâu, to bao nhiêu, rối đạo tới cỡ nào!
 
Đọc ”Thư Từ Sa Mạc” của thầy tiểu đệ Carlo Carretto, ai mà chả mê cõi trống diệu vợi của sa mạc. Thầy kể chuyện chính thầy đã từng làm chủ tịch phong trào giới trẻ Công Giáo toàn nước Ý thời Đức Giáo Hoàng Piô XII với biết bao sinh hoạt và chương trình tưởng có thể thay đổi bộ mặt thế giới. Thế mà đùng một cái, Chúa gọi thầy bõ cõi ”đầy đặc” để đi tìm cõi trống nơi sa mạc.
 
Bị ”cám dỗ” bởi kinh nghiệm sa mạc trên, năm 2000 tôi đã thử dành đúng một tháng đi vào một trung tâm tịnh niệm (centering prayer), gọi là nhà Tịnh Niệm Sa Mạc gần Tucson, Arizona. Vào sa mạc là tự nhiên đi vào cõi trống rồi. Chung quanh chỉ có cát và những cây xương rồng seguaro khô khẳng. Những cây xương rồng sa mạc Arizona đặc biệt lắm: nó mọc lên như một thân người có những cánh tay vươn cao trong tư thế cầu nguyện.
 
Mỗi tối, khi mặt trời xuống khỏi rặng núi xa xa, thì bầu khí trở nên u linh lạ lùng. Ánh sáng thật huyền ảo. Bầu trời vút cao vời vợi. Tôi đã từng tập quì cầu nguyện với hai cánh tay giơ cao giữa những cây xương rồng. Chờ cho đến khi ánh sáng ban ngày tắt hẳn, tôi lấy vải trải trên cát, và nằm chiêm ngưỡng bầu trời đầy sao. Cái cảm nghiệm hút hồn đêm đó chắn chắn sẽ theo tôi suốt đời. Tôi thấy tôi lâng lâng khỏi mặt đất, khỏi những bon chen giam hãm như thành phố Tucson xa xa với ánh điện lờ mờ dưới kia. Có cái gì đang bị hay đang được phá vỡ trong tôi. Giữa cõi không gian nhiệm mầu đó, tôi thấy mình tách rời tất cả, buông xả tất cả. Một cảm giác kỳ lạ ngất ngây: tôi thấy mình tan biến đi mà nhẹ nhàng bay bổng vút cao hòa vào một thực tại bao la. Không còn trời. Không còn đất. Không còn chính tôi. Tôi không thể tả nổi cái cảm nghiệm này, hay không còn gì để nói thì đúng hơn. Tất cả như chỉ có một nhịp sống, chỉ có một hơi thở. Lần đầu tiên tôi nghe rõ tiếng nói của thinh lặng như trong bài hát ”The Sound of Silence.”  Và tôi hiểu được lời của Kahlil Gibran, nhà ”tiên tri” của thời đại trong cuốn Tiên Tri:
 
“Hãy để giữa lòng bạn những khoảng trống
cho Gió Trời có thể nhảy múa vi vu.”
 
CÕI TRỐNG CỦA CÁC THÁNH TỬ ĐẠO
 
Thì ra Cái Trống của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam không nhất thiết nằm ở Đông Sơn, cũng không nằm ở mặt phẳng, mà là cõi trống nằm sâu trong sa mạc, trong tĩnh lặng tâm hồn. Đó phải là bản sắc của Linh Đạo Dũng Lạc, vị đại diện cho 117 vị Thánh Tử Đạo VN. Đó cũng là con đường ”hủy mình đi để trở thành Trống Không” (Phil 2:7) của chính Đức Kitô. ”Người đã tự hạ vâng phục cho đến chết, và đã chết trên thập giầ (Phil 2:8).
 
Thánh Giá chính là biểu tượng của cõi trống tột cùng này, mà Thánh Phaolô khi cảm nghiệm được đã tuyên bố: ”Tôi không rao giảng gì ngoài thập giá Chúa Kitô.”
 
Thì ra tôi đã tìm thấy cái trống của văn hóa Việt nam trong sa mạc Arizona, ngay trong chính lòng tôi. Và  cái nét Việt tính của Con Đường Dũng Lạc chắc chắn cũng nằm trong cái nghĩa trống đó. Chỉ khi nào tôi bắt đầu làm trống những nhịp điệu đầy đặc trong tôi thì tôi mới có thể tiếp nhận được độ rung của của lòng người, cảm nhận được tròn đầy viên mãn của hơi thở Thần Linh. Chính vì thế mà Người Việt đã có biểu tượng ”miếng trầu là đầu câu chuyện.” Muốn có được những tương giao cảm thông và tạo được tình thương yêu, thì hãy trở nên chính miếng trầu: hãy tự nhai nghiền nát ra từ mỗi phần trầu, cau, đá vôi, thì mới có sức hòa hợp đoàn kết, và phát sinh màu đỏ son, là mầu của tình yêu tươi thắm.
 
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã sống tinh thần đạo trống là đường Tháng Giá, bằng cách hy sinh quên mình trong nếp sống thường ngày bình lặng, và đã dám nghiền nát mảnh hình hài để hiếu trung với Nguồn Sống là Thiên Chúa. Các Ngài đã bẻ mình ra để được bật sáng theo đường Thầy Chí Thánh: ”Chúa cầm lấy bánh bẻ ra trao cho họ, và mắt hai người liền mở sáng nhận ra Chúa.” (Luca 24:30-31)
 
CON ĐƯỜNG DŨNG LẠC, PHONG TRÀO DŨNG LẠC
 
Biến cố 117 vị tử đạo Việt Nam được tôn phong hiển thánh ngày 19.6.1988 đã tạo nên niềm hãnh diện và phấn khởi nơi toàn thể cộng đồng dân Chúa Việt Nam trong cũng như  ngoài nước. Đây cũng là nguồn hứng khởi đặc biệt giúp khơi lên phong trào Dũng Lạc và đi đến quyết tâm đóng góp vào gia tài chung của dân tộc qua công cuộc khai quật và phát huy tinh thần Việt Nam trong sắc thái Công Giáo.
 
Phong trào Dũng Lạc mời gọi những anh em giáo sĩ và giáo dân, chủ trương đi về nguồn Việt Đạo, khơi dậy và thúc đẩy trào lưu sống và làm chứng Đức Tin Công Giáo, qua tinh thần Việt Đạo. Ước mơ và cũng là một quyết tâm  của phong trào là tạo nên nơi người Công Giáo Việt Nam niềm tin tưởng một cách mãnh liệt vào lý lịch Việt Nam và Công Giáo của mình, tin tưởng rằng, với ”lý lịch” ấy, mình sống cuộc sống một con người cao quí, sung mãn, thâm sâu và có giá trị trổi vượt.
 
Một trăm năm đọa đầy đã kết thúc. Một trăm năm với thành trì của các chủ nghĩa đang sụp đổ như bức tường ô nhục Bá Linh. Một trăm năm vênh váo với hư từ Cộng Hòa hay Dân Chủ đôi khi chỉ là những trò chơi chữ cho những lái buôn quốc tế. Thế giới đang chán mứa những cấu trúc của cái gọi là văn minh cơ khí với những thể chế chính trị mang đầy những mâu thuẫn, mà nhà phê bình thời điểm Alvin Toffler trong cuốn Đợt Sóng Thứ Ba (The Third Wave) đã nhìn thấy. Người ra đi hay người ở lại có mang một sứ mạng gì không, hay cũng an phận với chút bơ thừa sữa cặn mà chính xã hội này đã chán mứa thải ra.
 
Việt Nam đang bước sang đệ tam thiên niên ở một vòng quay lớn trong vũ trụ. Ở cuối con đường hầm Việt có kẽ sáng nào lóe lên để vượt tới theo đúng nghĩa Việt không? Ơn gọi và sứ mạng nào cho người ra đi hay người ở lại?
 
Và nếu nhìn về quê hương dân tộc, liệu có sẵn sàng nhập cuộc mở một con đường hy vọng nào không, hay cũng chỉ bằng lòng kiếp ”gà què ăn quẩn cối xay?!"
 
 
Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường
 


Đường Tăng.
Trương  Quốc Dũng
 
Đêm cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai vào yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật, Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt cuộc đời tâm nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy lòng day dứt.
Nhiều ngày nay thân thể Đường Tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị, tay biếng lần tràng hạt. Tâm linh như muốn níu chân dừng lại. Máu ông nhức nhối thấm lần cuối qua tim, cứa vào quá khứ đau xé. Ông nhớ tới những người sinh thành ra mình. Tinh cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở.
Chặng đường dài tới đất Phật khiến trái tim ông dần chai sạn. Ông đã quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần thánh lớn bé, đã quá nhiều lần giẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích: mau thành chính quả. Ông thương người. Nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của cõi NGười và Phật, ông chợt hiểu ra cội rễ của tình thương ấy. Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho mình một bậc thang tới Phật đài.
Nhiều lần Đường Tăng đã tự hỏi tại sao nước mắt mình càng ngày càng lạnh giá. Giờ đây ông thầm biết, trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người đời, ông đã dần dần xa lạ với con người.
Ông trở mình, thở dài: không là người, ta sẽ là ai? Yêu quái cản đường, biết bao kẻ chính từ trên đây xuống, pháp thuật vô biên, ác nghiệt vô cùng. Ta nhập vào chốn ấy biết rồi thành Phật hay thành ma?
Đường Tăng chợt nhói trong tim. Ông khẽ rên lên, hai tay ôm ngực. Mở mắt thấy các đồ đệ đang đứng bên giường nhìn ông âu lo. Cả ba hình như đều không ngủ.
Đường Tăng thở hắt: "Không sao đâu. Ta chỉ chợt nhớ tới ngày xưa". Nói rồi lại nhắm mắt.
Nghe tiếng Ngộ KHông: "Xin thầy đừng tự dối lòng. Thầy đang nhớ cả kiếp người - Đường Tăng rùng mình khi giọng Ngộ Không quá u uất - Con từ đá sinh ra. Coi thường cả thần thánh yêu ma, chi mong được thành người. Thầy đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao khỏi xót xa."
Bát Giới cười khẽ: "Làm người có gì vui. Chúng ta đã dốc lòng theo đạo, ngày mai được lên chốn thần tiên, sung sướng biết bao nhiêu. Thầy đừng luyến tiếc."
Sa Tăng an ủi: "Thầy trò mình sắp hóa Phật mang đạo xuống khai sáng cho loài người. Công quả vĩ đại lắm."
Đường Tăng lắc đầu, nằm im hồi lâu, hay tay vẫn đặt lên tim, mắt vẫn nhắm, nước mắt trào ra ấm nóng lại. Rồi như trăn trối: "Ta ước gì đêm nay đừng sáng. Ta đau đớn cho muời mấy năm viễn du. Ngộ KHông ơi! Một đời con mong được thành người thì bị bắt ép phải theo ta để thành Phật. Bát Giới tự dối mình giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một chốn hoan lạc mới. Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoang tưởng khác mà lại hy vọng khai sáng. Còn ta? Không còn là người, không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người."
Ngộ Không sụp xuống nắm tay thầy nghẹn ngào: " Thầy đã nhận ra chân lý. Nhưng chậm quá rồi."
Đường về. Qua sông. Thien sứ vừa cười vừa chỉ cho Đường Tăng thấy thân xác ông đang trôi dạt dưới cầu.
Nhưng Đường Tăng đã không nghe thấy gì nữa. Đôi mắt vô hồn.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn