1
15:23 +07 Thứ sáu, 29/03/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 59

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 58


Hôm nayHôm nay : 9499

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 282490

Tổng cộngTổng cộng : 27453995

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » SUY NIỆM CHÚA NHẬT » Suy niệm lời chúa theo ngày

Năm phút mỗi ngày: Suy niệm Lời Chúa tháng 01/2014

Thứ sáu - 03/01/2014 07:11-Đã xem: 1513
Năm phút mỗi ngày: Suy niệm Lời Chúa tháng 01/2014

Năm phút mỗi ngày: Suy niệm Lời Chúa tháng 01/2014

Năm phút mỗi ngày: Suy niệm Lời Chúa tháng 01/2014
01/01/14 

THỨ TƯ ĐẦU THÁNG CUỐI TUẦN BÁT NHẬT GS
Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa
Lc 2,16-21

NHỮNG NGƯỜI CHĂN CHIÊN

“Thấy thế, họ kể lại điều họ đã được nghe nói về Hài Nhi này.” (Lc 2,17-18) 

Tin Mừng: Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ hiểu ngay lời đã báo về hài nhi này. Và tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ.

Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng. Những mục tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và đã xem thấy, đúng như lời đã báo cho họ.

Khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ.


Suy niệm: Cả trình thuật Giáng Sinh của Tin Mừng Luca theo sát những bước chân của các người chăn chiên. Trừ Maria và Giuse, chính các người chăn chiên là những người đầu tiên gặp Chúa Hài Nhi. Họ ở ngoài đồng ban đêm và họ được các thiên sứ báo tin; họ hối hả tìm đến và gặp Hài Nhi trong máng cỏ; rồi họ ra về, vừa đi vừa tôn vinh Thiên Chúa… Một chi tiết rất đặc biệt: Thánh Sử không nói rằng Maria và Giuse đã giới thiệu cho các người chăn chiên về Con Trẻ, mà chính các người chăn chiên này đã nói về Hài Nhi cho cha và mẹ của Hài Nhi, và cho những người khác nữa! Họ là những người loan báo Tin Mừng, những người làm chứng.

Mời Bạn: Cùng với thánh sử Luca, ta dừng ống kính lại nơi các người chăn chiên và thử mô tả họ. Họ giống như những người chăn bò tại các vùng sâu vùng xa ở Việt Nam. Họ thuộc hàng mạt rệp trong bậc thang xã hội và tôn giáo Do thái. Họ là những người nghèo theo mọi nghĩa. Họ dốt nát vì họ thất học. Thường xuyên ở gần và đụng chạm súc vật nên họ cũng thường bị coi là ô uế. Cứ phải một nắng hai sương để kiếm cơm nên họ không còn mấy thời giờ cho việc đạo nghĩa. Họ ở ngoài rìa đời sống tôn giáo và xã hội. Nghèo, dốt, bị khinh thường và kỳ thị. Thế nhưng chính họ là những người đầu tiên được gặp Chúa. Và họ là những người đầu tiên loan báo Tin Mừng Chúa sinh ra.

Sống Lời Chúa: Chúa trân trọng và ưu ái những người bé nhỏ, khốn cùng nhất. Tôi sẽ tập nhìn những “người chăn chiên” xung quanh cuộc đời mình bằng cái nhìn của Chúa.

Cầu nguyện: Hiệp tâm tình với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, hát: “Hát khen mừng Chúa giáng sinh ra đời…”

 


 

02/01/14
THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TRƯỚC LỄ HIỂN LINH
Th. Baxiliô Cả, Ghêgôriô Nadien, gm, tiến sĩ HT 
Ga 1,19-28

ĐẤNG MÀ TÔI ĐÃ KHÔNG BIẾT

Ông Gioan trả lời: “Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết.” (Ga 1,26)

Tin MừngÐây là chứng của Gioan, khi những người Do thái từ Giêrusalem sai các vị tư tế và các Thầy Lêvi đến hỏi ông: "Ông là ai?"

Ông liền tuyên xưng, ông không chối, ông tuyên xưng rằng: "Tôi không phải là Ðấng Kitô". Họ liền hỏi: "Như vậy là thế nào? Ông có phải là Elia chăng?"

Gioan trả lời: "Tôi không phải là Elia".

"Hay ông là một đấng tiên tri?"

Gioan đáp: "Không phải".

Họ liền bảo: "Vậy ông là ai, để chúng tôi trả lời cho những người sai chúng tôi. Ông tự xưng là ai?"

Gioan đáp: "Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đã loan báo".

Và những người đã được sai đến đều thuộc nhóm biệt phái.


Họ hỏi Gioan rằng: "Nếu ông không phải là Ðức Kitô, cũng không là Elia, hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa?"

Gioan trả lời: "Tôi làm phép rửa trong nước; nhưng giữa các ngươi, có Ðấng mà các ngươi không biết.

Ðấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng đó đã có trước tôi, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người".

Việc này xảy ra tại Betania, bên kia sông Giođan, nơi Gioan làm phép rửa.

Suy niệm: Chính Gioan đã hai lần thú nhận chính ông cũng “đã không biết Người” (x. Ga 1,31.33) thế nên chẳng trách dân chúng không biết “có một Đấng đang ở giữa họ.” Thật ra không phải là không ai biết gì về con người Giêsu Nadarét mà còn biết rất rõ một Giêsu, con bác thợ mộc, sống giữa họ, cũng bình thường như họ, như bao người khác. Phần Gioan ắt hẳn cũng biết ít nhiều về Giêsu người bà con với mình, nhất là biết những sự kiện lạ lùng về việc sinh ra của Người. Thế nhưng vẫn còn đó bức màn mầu nhiệm vượt quá trí hiểu của con người. Đứng trước mầu nhiệm Giêsu, Gioan khiêm tốn nhìn nhận giới hạn nhân loại của mình. Chính nhờ thế, Gioan lại có thể chứng thực cho toàn dân biết “Đấng mà họ không biết”, nhờ ơn mạc khải của Đấng đã sai ông đi làm phép rửa trong nước: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần” (Ga 1,33).

Mời Bạn: Có người thẳng thừng từ khước Thiên Chúa và mầu nhiệm của Ngài. Có những người khác tiếp cận mầu nhiệm theo lối “người trần mắt thịt”. Lúc này, lúc khác chúng ta đều có thể thuộc vào một trong hai loại đó, và do đó chúng ta đã không thể nhận ra “Đấng Emmanuen, Thiên Chúa ở giữa chúng ta.” Cần có lòng khiêm tốn của Gioan để có thể thấy Chúa đang ở giữa chúng ta, ở trong anh chị em của mình.

Sống Lời Chúa: Làm một việc bác ái phục vụ một người anh em bé nhỏ với niềm xác tín mình đang phục vụ Chúa.

Cầu nguyệnLạy Chúa Hài Nhi, xin giúp con nhận ra và phục vụ Chúa nơi những người anh em bé nhỏ, nghèo hèn.

 


 

03/01/14 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TRƯỚC LỄ HIỂN LINH
Ga 1,29-34

ĐẤNG XOÁ TỘI TRẦN GIAN

“Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian.” (Ga 1,29)

Tin MừngNgày hôm sau, Gioan thấy Chúa Giêsu đến với mình thì nói: Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa tội trần gian.

Ðây chính là Ðấng mà tôi đã nói rằng: Có người đến sau tôi, nhưng cao trọng hơn tôi, vì Người vốn có trước tôi.

Phần tôi, trước tôi không biết Người, nhưng tôi đã đến làm phép rửa bằng nước, để Người được tỏ mình ra trong Israel.

Và Gioan đã làm chứng rằng: Tôi đã thấy Thánh Thần như con chim bồ câu từ trời xuống ngự trên Người.

Và trước tôi không biết Người, nhưng Ðấng đã sai tôi làm phép rửa trong nước bảo tôi: Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì chính người đó là Ðấng làm phép rửa trong Thánh Thần.

Tôi đã thấy và làm chứng rằng: Người là Con Thiên Chúa.

Suy niệm: Ngày 05/12/2013 ông Nelson Mandela, cựu tổng thống Nam Phi, từ trần được cả thế giới ngưỡng mộ, tiếc thương, không phải chỉ vì trong năm năm ngắn ngủi lãnh đạo quốc gia này, ông đã dẫn dắt đất nước thoát khỏi chế độ kỳ thị chủng tộc và mà nhất là vì ông đã trải qua 27 năm đằng đẵng trong chốn ngục tù để đem lại kết quả đó. Tổng thống Mỹ, Barack Obama đã nhận định cách chí lý: Ông đã “hy sinh cả tự do của mình để giành lại tự do cho người khác.” Sự hy sinh của Đức Giêsu còn lớn lao hơn vô cùng: hy sinh địa vị làm Con Thiên Chúa để sinh ra và sống thân phận con người với con người; hy sinh mạng sống mình để muôn người được giải thoát khỏi nô lệ tội lỗi và sự chết để được sống muôn đời. Gioan Tiền Hô đã giới thiệu Chúa Kitô thật chính xác: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian.” 

Mời Bạn: Chúng ta đang sống trong một thời đại mà chủ nghĩa cá nhân, hưởng thụ, thực dụng lên ngôi. Sự hy sinh xả kỷ vì tha nhân dễ bị coi là xa xỉ phẩm. Thế nhưng cuộc sống trở nên nghèo nàn và mất ý nghĩa khi chúng ta sống ích kỷ mà quên đi những người đang gần và cần chúng ta. Con Thiên Chúa trở thành “Chiên xoá tội trần gian” trong đó có chính chúng ta, Ngài cũng mời gọi mọi người, đặc biệt các kitô hữu, cùng với Ngài dám chấp nhận hy sinh để dấn thân phục vụ tha nhân.

Sống Lời Chúa: Trong tinh thần của năm PHÚC ÂM HOÁ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH, mỗi người sẵn sàng hy sinh chính mình để phục vụ vì lợi ích của người thân trong gia đình mình bằng những việc cụ thể và thiết thực.

Cầu nguyện: Hát Kinh Hoà Bình.

 


 

04/01/14 THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TRƯỚC LỄ HIỂN LINH
Ga 1,35-42

VÌ CHÚA VÀ CHO CHÚA MÀ THÔI

Thấy Đức Giêsu đi ngang qua, Gioan lên tiếng nói: “Đây Chiên Thiên Chúa.” Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giêsu. (Ga 1,36-37)

Tin Mừng: Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: Ðây là Chiên Thiên Chúa.

Hai môn đệ nghe ông nói liền đi theo Chúa Giêsu, Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại, thấy họ đi theo mình, thì nói với họ: "Các ngươi tìm gì?"

Họ thưa với Người: "Rabbi, nghĩa là thưa Thầy, Thầy ở đâu?"

Người đáp: "Hãy đến mà xem".

Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười.

Anrê, em ông Simon Phêrô, một trong hai người đã nghe Gioan nói và đã đi theo Chúa Giêsu.

Ông gặp Simon anh mình trước hết và nói với anh: "Chúng tôi đã gặp Ðấng Messia, nghĩa là Ðấng Kitô".

Và ông dẫn anh mình tới Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: "Ngươi là Simon, con ông Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Ðá".

Suy niệm: Gioan Tẩy Giả có tầm ảnh hưởng rất lớn trong thời của ông: Dân chúng coi ông như một ngôn sứ lớn, thậm chí còn tưởng ông là Đấng Mêsia. Bạo chúa như Hêrôđê cũng phải kiêng nể uy tín của Gioan. Nhưng bất cứ khi nào Gioan nói, ông cũng đều qui hướng về Đức Giêsu “Đấng đến sau tôi nhưng cao trọng hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người”; ông từ chối nói về bản thân mình chỉ nhận mình chỉ là “tiếng kêu trong hoang địa” “làm phép rửa bằng nước” đồng thời ông lại tán dương Đức Giêsu là “Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa” (Mt 3,11). Hơn nữa, thay vì củng cố uy tín thanh thế của mình bằng cách lôi kéo, ràng buộc các môn đệ vây quanh mình, Gioan sẵn sàng “lu mờ đi” để Chúa được “nổi bật lên” khi ông giới thiệu các môn đệ của mình đến với Chúa, Người mà ông xác quyết là “Chiên Thiên Chúa.” Sứ mạng của ông là vì Chúa và cho Chúa mà thôi, và khi làm như thế, ông biết rằng sứ mạng của ông sắp hoàn tất.

Mời Bạn: Cám dỗ lớn trong chúng ta khi làm việc loan báo Chúa cho người khác đó là lôi kéo ảnh hưởng về cho chính mình, phe nhóm mình hơn là đưa họ về với Thiên Chúa. Vấp phạm này đã làm xấu đi mục đích việc truyền giáo. Mời bạn theo tấm gương “tự xoá mình đi” của Gioan Tẩy Giả.

Sống Lời Chúa: Trong việc tông đồ, luôn ý thức khiêm tốn, tự xoá mình đi “để làm vinh danh Chúa hơn.”

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Hài Đồng, xin cho con biết giới thiệu Chúa là Con Thiên Chúa cho mọi người, để họ cũng được hạnh phúc như con.

 


 

05/01/14 CHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH – A 
Mt 2,1-12

“NGÔI SAO LẠ” THỜI NAY

“Từ phương Đông, chúng tôi đến để bái lạy người.” (Lc 14,21b)

Tin MừngKhi Chúa Giêsu sinh hạ tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, trong đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Ðông phương tìm đến Giê-rusalem. Các ông nói: "Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". Nghe nói thế, vua Hêrôđê bối rối, và tất cả Giêrusalem cùng với nhà vua. Vua đã triệu tập tất cả các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân, và hỏi họ cho biết nơi mà Ðức Kitô sinh hạ. Họ tâu nhà vua rằng: "Tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, vì đó là lời do Ðấng Tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bêlem, đất Giuđa, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuđa, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel dân tộc của Ta".

Bấy giờ Hêrôđê ngầm triệu tập mấy nhà đạo sĩ tới, cặn kẽ hỏi han họ về thời giờ ngôi sao đã hiện ra. Rồi vua đã phái họ đi Bêlem và dặn rằng: "Các khanh hãy đi điều tra cẩn thận về Hài Nhi, rồi khi đã gặp thấy, hãy báo tin lại cho Trẫm, để cả Trẫm cũng đến triều bái Người". Nghe nhà vua nói, họ lên đường. Và kìa ngôi sao họ xem thấy ở Ðông phương, lại đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng. Và khi tiến vào nhà, họ đã gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người. Rồi, mở kho tàng ra, họ đã dâng tiến Người lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Và khi nhận được lời mộng báo đừng trở lại với Hêrôđê, họ đã qua đường khác trở về xứ sở mình.

Suy niệm: Mùa Giáng Sinh không thể không có “hang đá” đã đành, mà hang đá nếu không có “ngôi sao lạ” thì mùa Giáng Sinh vẫn thiêu thiếu cái gì đó. Các nhà đạo sĩ ngày xưa đã tra cứu tìm tòi, hỏi han và đã lên đường theo sự hướng dẫn của ngôi sao để tìm gặp Hài Nhi mới sinh, mà các ông hiểu là Vị Thiên Chúa muôn dân mong đợi. Câu chuyện “Ngôi sao lạ và ba nhà đạo sĩ” cho dù có mang tính lịch sử hay không, vẫn chuyển tải một sứ điệp rõ ràng, đó là Hài nhi Giêsu là Đấng Thiên Chúa làm người đã được tỏ mình ra cho mọi dân tộc mà đại diện là ba nhà đạo sĩ. 

Mời Bạn: Câu chuyện các nhà đạo sĩ vẫn còn âm vang trong lòng con người thời đại hôm nay: Con người đang chạy theo lối sống của chủ nghĩa tiêu thụ, khai thác rút ruột thiên nhiên đến cạn kiệt để thoả mãn tối đa nhu cầu hưởng thụ đến độ thừa mứa để rồi nhìn lại nội tâm mình là cả một khoảng trống rỗng mênh mông. Chính trong tâm trạng đó mà người ta càng khát mong tìm kiếm điều Chân Thiện Mỹ đích thực. Cảm thông được nỗi khát vọng ấy, người Kitô hữu được mời gọi trở thành ánh sao góp phần dẫn đường cho muôn dân vượt qua mọi trở ngại để tìm gặp được Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ muôn dân.

Sống Lời Chúa: Các đạo sĩ tìm thấy Chúa nhờ theo sự dẫn đường của “ngôi sao lạ”. Bạn hãy trở nên “ngôi sao lạ” bằng cách làm cho mỗi việc làm của bạn đều là một ánh sao Tin Mừng: ánh sao hiền lành, ánh sao khó nghèo, ánh sao trung thực, ánh sao khiết tịnh, v.v…

Cầu nguyệnLạy Chúa Hài Nhi, xin giúp chúng con trở nên ánh sao Tin Mừng để nhờ đó những người đang khao khát Chân Thiện Mỹ, nhận ra Chúa là Đấng Cứu Độ muôn dân.

 


 

06/02/14 THỨ HAI SAU LỄ HIỂN LINH
Mt 4,12-17.23-25

CHÚA ĐẾN CỨU MỌI NGƯỜI

Khi ấy Đức Giêsu nghe tin ông Gioan bị nộp, người lánh qua miền Galilê. Rồi Người bỏ Nadarét, đến ở Caphácnaum, một thành ven biển hồ Galilê. (Mt 4,12-13)

Tin MừngKhi ấy, nghe tin Gioan bị nộp, Chúa Giêsu lui về Galilêa. Người rời bỏ Nadarét, đến ở miền duyên hải thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nephtali, để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia rằng:

"Hỡi đất Giabulon và đất Nephtali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang! Dân ngồi trong tối tăm, đã thấy ánh sáng huy hoàng, ánh sáng đã xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết". Từ bấy giờ, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng và nói: "Hãy hối cải, vì nước trời đã gần đến".

Và Chúa Giêsu đi rảo quanh khắp xứ Galilêa, dạy dỗ trong các hội đường của họ, rao giảng tin mừng nước trời, chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân. Tiếng tăm Người đồn ra khắp xứ Syria. Người ta đã đem đến cho Người đủ thứ bệnh nhân, những người mắc phải tật nguyền đau đớn, quỷ ám, kinh phong, bất toại. Người đã chữa họ lành. Dân chúng đông đảo theo Người, họ đến từ xứ Galilêa, miền Thập Tỉnh, Giêsrusalem, Giuđêa và vùng bên kia sông Giođan.

Suy niệm: Các nhà đạo sĩ đến thờ lạy Chúa Giêsu lúc Ngài mới sinh ra, nói lên một giai đoạn mới của ơn cứu độ đã khai mạc: ơn cứu độ được ban phát phổ quát chứ không giới hạn ở một địa dư nào. Trong cuộc đời rao giảng của mình, Đức Giêsu luôn trung thành với sứ mệnh cứu độ phổ quát này. Ngài không chọn Giêrusalem làm khởi điểm để truyền giáo, mặc dù nó có vị trí đặc biệt trong đời sống tôn giáo của Israen, nơi có Đền thờ, có tư tế. Nhưng Ngài chọn Galilê, là nơi đời sống xã hội khá phức tạp với đủ loại khách thập phương, và rất nhiều lương dân thuộc nhiều thứ tôn giáo khác nhau. Chúa Giêsu chọn nơi này để rao giảng Nước Trời, kêu gọi sám hối, chọn các môn đệ vì đây là mảnh đất lành để đón nhận Tin Mừng. Ngài ưa thích hiện diện giữa người tội lỗi để tha thứ, chữa lành.

Mời Bạn: Phải chăng chúng ta thường có cái nhìn thiếu cảm thông, tha thứ, ngược hẳn với thái độ của Chúa? Phải chăng có khi ánh mắt và cách hành xử của ta trở nên như một thứ rào cản vô hình vừa che khuất họ không nhận ra lòng Chúa thương xót, vừa đẩy họ xa Chúa, thay vì lôi kéo họ đến với Chúa?

Chia sẻ: Chúng ta đang có những rào cản nào khiến anh chị em lương dân khó đến với Đức Kitô (cách sống đạo xa lạ với văn hoá dân tộc, đời sống nguội lạnh, tội lỗi…)?

Sống Lời Chúa: Bạn hãy đến với một người đang sống gần bạn nhưng lại xa Chúa để đưa họ xích lại gần Chúa hơn.

Cầu nguyện: Đọc kinh “Chúa muốn mượn” (x. cuối trang).

 


 

07/01/14 THỨ BA SAU LỄ HIỂN LINH
Th. Râymunđô, linh mục
Mc 6,34-44

CHÍNH ANH EM CHO HỌ ĂN

Các môn đệ đến gần Người và thưa: “Nơi đây hoang vắng và giờ đã khá muộn. Xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc chung quanh mà mua gì ăn.” Người đáp: “Chính anh em hãy cho họ ăn đi!” (Mc 6,35-36)

Tin MừngKhi ấy, Chúa Giêsu xem thấy dân chúng đông đảo thì động lòng thương xót họ, vì họ như chiên không người chăn giữ, và Người bắt đầu giảng dạy họ nhiều điều. Và khi giờ đã muộn, các môn đệ đến thưa Người rằng: "Chỗ này hoang vắng, mà giờ đã muộn, xin Thầy giải tán họ, để họ đi tới các làng các xóm gần đây mà mua gì ăn". Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Các con hãy cho họ ăn đi". Họ thưa Người: "Chúng con phải đi mua đến hai trăm đồng bạc bánh để phát cho họ ăn". Người nói với họ: "Các con có mấy cái bánh? Hãy đi xem". Khi biết được rồi, họ thưa: "Có năm cái bánh và hai con cá". Người ra lệnh cho họ bảo mọi người ngồi xuống làm thành từng nhóm trên cỏ xanh. Họ ngồi xuống từng nhóm, chỗ một trăm, chỗ năm mươi. Người cầm năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời mà chúc tụng, rồi bẻ bánh ra và trao cho các môn đệ, để họ phân phát cho người ta; còn hai con cá, Người cũng chia cho mọi người. Và tất cả đều ăn no. Mụn bánh và cá còn dư lại, người ta lượm được mười hai thúng đầy. Mà số người ăn là năm ngàn người.

Suy niệm: Giải pháp của các tông đồ để dân ra về tự lo ăn uống xem ra hợp lý, nhưng Chúa Giêsu đề ra cho các tông đồ một giải pháp có trách nhiệm hơn: “Chính anh em hãy cho họ ăn đi!” Qua yêu cầu này, Ngài muốn Giáo Hội của Ngài dám đảm nhận trách nhiệm của mình trước khổ đau của con người thay vì viện lý do để thoái thác. Đáp lại lời mời gọi này, qua các thời đại, biết bao nhiêu con cái của Giáo Hội, đã dấn thân đem tình yêu của Chúa chia sẻ cho những người nghèo và đau khổ bằng nhiều hoạt động và trong nhiều dòng tu hay tổ chức giáo dân khác nhau.

Mời Bạn: Khi thấy những người cùng khổ nằm vất vưởng nơi cống rãnh trong thành phố, Mẹ Têrêxa Calcutta đã không đùn đẩy trách nhiệm cho Nhà Nước hay cho tổ chức từ thiện, nhưng Mẹ đã nghe tiếng Chúa ra đi lập một dòng tu mới để cùng với các chị em mình tìm kiếm những người nghèo khổ khốn cùng, đưa họ về săn sóc và giúp họ sống và chết xứng với nhân phẩm. Trước người anh em đau khổ, tôi làm ngơ hay tôi tìm cách đá trái bóng trách nhiệm cho người khác?

Sống Lời Chúa: Tôi sẵn sàng cộng tác với người khác để giúp đỡ người gặp hoạn nạn, rủi ro.

Cầu nguyệnLạy Chúa Giêsu, biết bao nhiêu người đang sống gần bên con đau khổ vì nghèo đói và bệnh tật. Xin cho con nhìn thấy họ và biết chạnh lòng thương xót họ như Chúa. Xin giúp con nhận ra Chúa đang hiện diện trong họ và cho con biết xả thân giúp đỡ họ.

 


 

08/01/14 THỨ TƯ SAU LỄ HIỂN LINH
Mc 6,45-52

MỞ RA ĐỂ ĐÓN LẤY CHÚA KITÔ

Chúa Giêsu bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !” (Mc 6, 50b)

Tin Mừng: (Khi năm ngàn người đã được ăn no), Chúa Giêsu liền giục các môn đệ xuống thuyền, qua bờ bên kia trước mà đến Bếtsai-đa, đang khi Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi cầu nguyện. Chiều đến, thuyền đã ra giữa biển, còn Người thì một mình ở trên đất. Khoảng canh tư đêm tối, Người thấy họ khó nhọc chèo chống vì ngược gió, Người đi trên mặt biển mà đến với họ, và Người muốn vượt qua trước họ. Họ thấy Người đi trên mặt biển, thì tưởng là ma, nên la hoảng lên. Vì ai nấy đều thấy Người và hoảng hốt, nên Người liền lên tiếng bảo họ rằng: "Hãy yên trí, chính Thầy đây, đừng sợ". Rồi Người lên thuyền họ, và gió im lặng. Tâm hồn họ lại càng sửng sốt hơn, vì họ chưa hiểu gì về vấn đề bánh: lòng họ còn mù tối.

Suy niệm: Biển sâu, đêm đen, gió ngược là những hình ảnh nói lên hoàn cảnh các môn đệ đang phải vất vả chống chọi với những mãnh lực và cạm bẫy của thế gian, ma quỷ. Bị bủa vây giữa muôn vàn nguy hiểm nhưng các ông dường như không ý thức; còn khi trông thấy Chúa đi trên biển để đến với các ông, các ông lại kinh hoảng vì tưởng Chúa là quỷ ma hiện hình. Trước sự sợ hãi của các môn đệ, Chúa Giêsu đã lên tiếng trấn an các ông: “Chính Thầy đây, đừng sợ!” Chúa muốn dạy các ông biết nhận ra Chúa giữa muôn vàn cạm bẫy của biển cả thế gian và biết tín thác vào Chúa là nguồn sức mạnh giúp các ông vượt thắng mọi sợ hãi.

Mời Bạn: Sợ là phản ứng tự nhiên của bản năng con người khi họ cảm thấy sự an toàn, sự sống còn của bản thân mình bị đe doạ. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy sự an toàn bền vững nơi Đức Kitô, là Đấng đã nói với chúng ta “Đừng sợ!” Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II giải thích: “Anh chị em đừng sợ! Hãy mở ra, mở toang mọi cánh cửa đón lấy Chúa Kitô!” “Mở ra” để “đón lấy” là hai hành động thiết yếu của đời sống đức tin. Có “mở ra” mới có thể “đón lấy” Chúa Kitô, là nguồn sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi nỗi sợ hãi của con người.

Sống Lời Chúa: Dù bạn rất bận rộn, ngày nào bạn cũng dành thời gian suy niệm Lời Chúa, nhất là khi bạn đang phải chiến đấu với cám dỗ, thử thách.

Cầu nguyện: Xin giúp con luôn biết hướng lòng về Chúa, luôn nhận ra Chúa đang cùng đồng hành với con giữa những đau khổ, thử thách của cuộc đời, để con không còn sợ hãi trước bất cứ nghịch cảnh nào và bước đi trong ánh sáng của Chúa.

 


 

09/01/14 THỨ NĂM SAU LỄ HIỂN LINH
Lc 4,14-22a

SỐNG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

“Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quí vị vừa nghe.” (Lc 4,21)

Tin Mừng: Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Galilêa trong quyền năng của Thánh Thần và danh tiếng Người đồn khắp miền xung quanh. Người giảng dạy trong các hội đường của họ, và ai nấy đều ca tụng Người. Người đến Nadarét là nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, Người vào hội đường ngày Sabbat, và đứng dậy đọc sách. Người ta trao cho Người cuốn sách Tiên tri Isaia. Người mở sách và gặp chỗ có chép rằng: "Thánh Thần Chúa ở trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng tin mừng cho người nghèo khó, chữa lành những người sầu khổ trong tâm hồn, loan tin giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được thấy, giải thoát người bị áp chế, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa".

Người xếp sách lại, trao cho viên phụ trách, đoạn ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều đưa mắt chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ rằng: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai các ngươi vừa nghe". Và ai nấy đều công nhận lời Người và ngạc nhiên vì những lời hấp dẫn thốt ra từ miệng Người.

Suy niệm: “Ứng nghiệm lời Kinh Thánh” là làm cho lời Kinh Thánh được trở nên hiện thực. Kinh Thánh ghi lại Lời; nhưng Lời đó không chỉ để đọc, để nghe, mà là Lời sống động, Lời ban sự sống, Lời phải được áp dụng vào đời sống, để sinh nhiều hoa trái tốt. Lời mà Chúa Giêsu làm cho nên ứng nghiệm là: “Công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức...” (c. 18). Không chỉ những lời trên, mà tất cả những gì Kinh Thánh nói về Ngài đều được ứng nghiệm, dù một chấm, một phết không bị bỏ qua, không được coi thường, vì Ngài đến là để thực thi ý Chúa Cha, tức là để làm ứng nghiệm lời Kinh Thánh.

Mời Bạn: Trên thánh giá, lời cuối cùng Chúa Giêsu thốt lên là “mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19,30), điều đó có nghĩa rằng, tất cả những gì Kinh Thánh nói về Ngài, Ngài đã làm cho nên ứng nghiệm. Nhưng không phải đợi đến chết Chúa Giêsu mới hoàn tất lời Kinh Thánh, mà Ngài hoàn tất hằng ngày, để làm cho Lời trở thành “hôm nay”. Việc đem Lời Chúa ra thực hành hằng ngày, cũng là yếu tố làm cho chúng ta thuộc về Chúa Kitô, chứ không phải cứ kêu “Lạy Chúa, lạy Chúa” (Mt 7,21).

Sống Lời Chúa: Lời mà chúng ta phải sống, phải làm cho nên ứng nghiệm suốt đời là “anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).

Cầu nguyện: Lạy Chúa, ở cuối cuộc đời, chúng con biết rằng Chúa sẽ chất vấn chúng con “Có làm gì cho Chúa hôm nay hay không?” Xin nhắc chúng con về giây phút hiện tại, để chúng con biết chọn và làm theo ý Chúa mà thôi.

 


 

10/01/14 THỨ SÁU SAU LỄ HIỂN LINH
Lc 5,12-16

ĐƯỢC CHÚA CHẠM ĐẾN

Người giơ tay đụng vào anh ta và bảo: “Tôi muốn anh hãy được sạch.” (Lc 16,13)

Tin Mừng: Xảy ra khi Chúa Giêsu đang ở trong một thành kia, thì có một người mình đầy phong hủi, thấy Chúa Giêsu, liền sấp mặt xuống đất, van xin Ngài rằng: "Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, Thầy có thể cho tôi được sạch". Người giơ tay chạm đến người ấy và nói: "Ta muốn, hãy nên trơn sạch". Lập tức, người ấy khỏi phong hủi. Người ra lệnh cho người ấy không được nói với ai, nhưng: "Hãy đi trình diện với tư tế, và hãy dâng lễ vật như luật Môsê đã dạy, để làm chứng cho người ta biết ngươi được sạch". Nhưng tiếng đồn về Người cứ lan rộng, và dân chúng đông đảo kéo nhau đến để nghe Người và được chữa lành bệnh tật. Còn Người, thì lánh vào nơi hoang vắng và cầu nguyện.

Suy niệm: Vào thời chưa có thuốc ngừa và thuốc chữa bệnh phong, căn bệnh truyền nhiễm quái ác này quả thật là đáng sợ. Ai mắc phải căn bệnh này kể như đã tàn đời. Thân xác thì lở loét đau đớn, tinh thần thì bị cô đơn không ai dám tiếp xúc với mình. Nếu như mọi người đều tìm cách xa lánh, tránh tiếp xúc với người phong, thì ngược lại Đức Giêsu giơ tay đụng vào người bệnh. Làm như vậy, Đức Giêsu thể hiện sự liên đới với người bệnh, chữa cho anh lành sạch và phục hồi cho anh quyền sống trong tương quan với người khác, với đầy đủ phẩm giá là một người và là thành viên trọn vẹn trong cộng đồng nhân loại.

Mời Bạn: Trong mầu nhiệm Hiển Linh, Chúa tỏ mình ra cho chúng ta; điều đó có nghĩa là Ngài không phải là một Thiên Chúa ở xa cách con người mà là Emmanuen, là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, là Đấng mà chúng ta có-thể-đụng-chạm-đến để được chữa lành. Phương thế để Chúa chạm đến chính là các bí tích mà cửa ngõ đầu tiên mở sẵn cho chúng ta là Bí tích Rửa Tội. Chúng ta trở thành người phong trước mặt Thiên Chúa khi chúng ta tìm cách xa lánh Ngài. Chúng ta cần để cho Chúa chạm đến để được chữa lành. Bạn còn ngần ngại chi mà chưa đến với Ngài?

Sống Lời Chúa: Thường xuyên lãnh nhận các bí tích nhất là Thánh Thể và Hoà Giải để luôn được Chúa chữa lành.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa luôn đồng hành với con trên đường đời, nhưng nhiều lúc con chỉ thấy mình cô đơn và đau khổ như người mắc bệnh phong. Xin cho con biết để Chúa đụng chạm vào cuộc đời con và xin Chúa chữa lành con.

 


 

11/01/14 THỨ BẢY SAU LỄ HIỂN LINH
Ga 3,22-30

LỜI CHỨNG TỐI HẬU

Ông Gio-an trả lời [cho các môn đệ]: “Chính anh em đã làm chứng cho thầy là thầy đã nói: Tôi đây không phải là Đức Kitô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người… Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi.” (Ga 3,28.30)

Tin Mừng: Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ Người đến đất Giuđêa. Người ở lại đó với họ và làm phép rửa. Cũng có Gioan làm phép rửa tại Ainon, gần Salim, vì ở đó có nhiều nước, và người ta đến để chịu rửa. Vì chưng, khi ấy Gioan chưa bị tống ngục. Xảy ra có cuộc tranh luận giữa các môn đệ của Gioan và người Do-thái về việc thanh tẩy. Họ đến cùng Gioan và nói với ông: "Thưa Thầy, người đã ở với Thầy bên kia sông Giođan, mà Thầy đã làm chứng cho, nay cũng làm phép rửa và ai nấy đều đến cùng người!" Gioan trả lời rằng: "Người ta không tiếp nhận gì mà không phải bởi trời ban cho. Chính các ngươi đã làm chứng cho tôi là tôi đã nói: Tôi không phải là Ðấng Kitô, nhưng tôi được sai đến trước Người. Ai cưới vợ, thì là người chồng, còn bạn hữu của tân lang đứng mà nghe tân lang nói thì vui mừng vì tiếng nói của tân lang. Vậy niềm vui của tôi như thế là đầy đủ. Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại".

Suy niệm: Người sứ giả không nói về mình mà nói lời của người sai mình. Gioan đã thể hiện xuất sắc vai trò sứ giả đó cho đến giây phút cuối cùng. Trước nguy cơ tranh dành ảnh hưởng giữa các môn đệ mình và môn đệ Đức Giêsu – mà sau này điều đó đã thực sự xảy ra – Gioan, từ trong ngục, nhắc nhở cho các môn đệ của mình nhớ lại vai trò ngôn sứ-chứng nhân của họ: giới thiệu Đức Kitô, chứ không phải giới thiệu mình; hướng dẫn người khác đến với Đức Kitô, chứ không phải giữ chặt họ ở lại với mình. Không cần lý luận cao siêu, Gioan đã làm điều mà các nhà thần học ngày nay gọi là một nền thần học quy Kitô (christocentric).

Mời Bạn: Từ thời của Gioan đến giờ, việc loan báo Tin Mừng đã bao lần phải đình trệ vì các môn đệ Đức Kitô lại trở nên đối thủ tranh dành ảnh hưởng lẫn nhau mà vẫn ảo tưởng rằng mình đang phục vụ Ngài. Xét cho cùng, mọi hình thức bè phái đều là do cái tôi ích kỷ, muốn lấy mình làm trung tâm thay vì quy hướng mọi sự về Đức Kitô.

Chia sẻ: Giữa các đồng nghiệp của bạn, giữa các đoàn thể trong giáo xứ đang có nhưng xung đột nào? Bạn thử tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp.

Sống Lời Chúa: Bắt chước Gioan khiêm tốn quên mình trong mọi hoạt động, đặc biệt khi làm việc tông đồ.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con biết hy sinh quên mình mỗi khi làm việc, để con loan báo về Chúa mà không làm Chúa bị lu mờ đi vì cái tôi ích kỷ của con.

 


 

12/01/14 CHÚA NHẬT TUẦN 1 TN – A
Chúa Giêsu chịu phép rửa
Mt 3,13-17

KHÚC DẠO ĐẦU SỨ VỤ TÔNG ĐỒ

Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, kìa các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán rằng: “Đây là Con yêu dấu cua Ta, Ta hài lòng về Người.” (Mt 3,16-17)

Tin Mừng: Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ xứ Galilêa mà đến với Gioan ở sông Giođan, để ông làm phép rửa cho. Nhưng Gioan can Người rằng: "Chính tôi phải được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi sao?" Chúa Giêsu liền đáp lại: "Không sao, vì chúng ta cần chu toàn bổn phận như thế". Và bấy giờ ông Gioan chiều ý Người. Chúa Giêsu chịu phép rửa, rồi bước lên khỏi nước. Này đây các tầng trời mở ra, và Người thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống như một bồ câu và đậu trên Người. Và ngay lúc ấy, có tiếng từ trời phán: "Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta".

Suy niệm: Chúa Giêsu đã khai mạc sứ vụ loan báo Tin Mừng cứu độ bằng việc chịu phép rửa của Gioan. Chúa Giêsu ở giữa dòng người sám hối tại sông Giođan không chỉ nêu gương khiêm nhường, mà còn để được ở giữa họ, liên đới với họ trong thân phận tội lỗi cần ơn cứu độ, và để cùng họ thực hiện một cuộc hành trình thoát ách tội lỗi. Sự hiện diện của Đức Giêsu còn là một mạc khải mới mẻ cho con người về Thiên Chúa. Hôm nay Chúa Cha đã chuẩn nhận một cách long trọng về căn tính và sứ mạng của Đức Giêsu, và Ngài lại nhận được Thánh Thần để bắt đầu sứ vụ. Là Kitô hữu, Bí tích Rửa tội và Thêm sức cũng đặt chúng ta vào một cuộc hành trình loan báo Tin Mừng và thực hiện ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Mời Bạn: Trong cuộc hành trình Kitô hữu, một câu hỏi cần phải đặt ra cho bạn: chúng ta liên đới với người tội lỗi để cùng họ bẻ gãy xiềng xích tội lỗi, hay liên minh với tội lỗi để tạo thêm sức nặng cho ách tội lỗi?

Chia sẻ: Chúng ta đã sống liên đới với người khác như thế nào? Bạn sẽ làm gì để thể hiện sự liên đới với những người đang sống bên cạnh bạn?

Sống Lời Chúa: Bạn hãy làm một nghĩa cử bác ái đối với một người chung quanh bạn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con không ngừng làm sáng lên dung mạo thật của Ngài trong cuộc sống, để mọi người nhận ra Ngài là Đấng Cứu Thế.

 


 

13/01/14 THỨ HAI TUẦN 1 TN
Th. Hilariô, giám mục, tiến sĩ HT
Mc 1,14-20

TIN VÀ ĐI THEO

“Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. … Các anh hãy theo Tôi, Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.” Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.(Mc 1,15-18)

Tin Mừng: Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa, Người nói: "Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng".

Ðang lúc đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy Simon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển, vì các ông là những người đánh cá. Chúa Giêsu bảo các ông: "Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người". Lập tức bỏ lưới, các ông theo Người. Ði xa hơn một chút nữa, Người thấy Gia-côbê con ông Giêbêđê và em là Gioan đang xếp lưới trong thuyền, Người liền gọi các ông. Hai ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền cùng với các người làm công, và đi theo Người.


Suy niệm: Tin Mừng Chúa Giêsu là một con đường đòi hỏi người ta tin và đi theo. Đó là cả một quá trình phấn đấu để trở thành người thấm nhuần con đường cứu độ của Chúa. Đó là con đường cách mạng nhân bản gồm ba điểm: tu thân, sống giáo lý đạo trời, và đi theo Chúa. Để tu thân, Chúa mở ra con đường mới: sống hòa bình chứ không hiếu chiến, yêu thương chứ không tàn ác, hối hận chứ không thù hận, sửa mình chứ không bêu xấu anh em. Nhờ giáo lý đạo trời, chúng ta được giải thoát khỏi đời sống thấp hèn, sống hòa hợp với Chúa và với anh em. Bước theo Chúa là bắt đầu lên đường và phải qua quá trình phấn đấu, thử thách, thanh tẩy, được huấn luyện và kiện toàn.

Mời Bạn: Chúng ta chỉ trở thành Kitô hữu khi chúng ta đặt đời sống của chúng ta trong đời sống Chúa Kitô. Hôm nay Chúa Giêsu vẫn cần bạn vì bạn là Kitô hữu. Thực tế gia đình và xã hội hôm nay đang đặt ra cho mỗi người chúng ta những vấn đề như băng hoại đạo đức, chà đạp nhân phẩm, bất công xã hội và đói nghèo. Không những chúng ta phải cầu nguyện nhưng còn phải dấn thân nhập cuộc nữa.

Chia sẻ: Bạn có muốn trở nên tông đồ của Chúa không? Bạn sẽ làm gì cho gia đình, cho giáo xứ bạn, nơi bạn làm việc?

Sống Lời Chúa: Quyết tâm từ bỏ một nết xấu như rượu chè, cờ bạc, cãi cọ…

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương và mời gọi chúng con làm con cái Chúa. Xin giúp chúng con sống xứng danh người Kitô hữu, để nhờ đó mọi người nhận ra Chúa là tình yêu.

 


 

14/01/14 THỨ BA TUẦN 1 TN
Mc 1,21-28

SỬNG SỐT VỀ LỜI CỦA THẦY!

Ngày sabát, Người vào hội đường giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư. (Mc 1,21-22)

Tin Mừng: (Ðến thành Capharnaum), ngày nghỉ lễ, Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường. Người ta kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Ðấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ.

Ðang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: "Hỡi Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai: là Ðấng Thánh của Thiên Chúa". Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: "Hãy im đi, và ra khỏi người này!" Thần ô uế liền dằn vật người ấy, thét lên một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy. Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: "Cái chi vậy? Ðây là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả các thần ô uế, và chúng vâng lệnh Người". Danh tiếng Người liền đồn ra khắp mọi nơi, và lan tràn khắp vùng lân cận xứ Galilêa.


Suy niệm: Có bao giờ bạn đến thăn hang Sửng Sốt ở Hạ Long chưa? Lách qua một khe đá hẹp, bạn lọt vào trong một cung điện kiến trúc thạch nhũ kỳ ảo mà không một bàn tay con người nào có thể làm nên; và bạn chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ồ! Ồ!” đầy sửng sốt. Đám đông dân chúng hôm nay cũng đầy sửng sốt như thế khi nghe lời Thầy Giêsu. Lời của Thầy có sức mạnh cuốn hút; lời của Ngài có thẩm quyền khiến quỷ ma phải cao bay xa chạy; lời của Ngài chứa đựng sức sống khiến bệnh tật tan biến; đối diện với Thầy mọi tâm tư đều bộc lộ ra, mọi tâm hồn được hoán cải.

Mời Bạn: Lời nói tự nhiên đã chứa đựng sức mạnh. Nó có thể làm tan nát cõi lòng, phá hỏng cả cuộc đời; ngược lại nó cũng có thể vực dậy một tâm hồn đang tuyệt vọng, cứu vãn cả đất nước trên bờ vực chiến tranh. Lời nói chứa đựng Lời của Thầy Giêsu càng có sức mạnh linh thiêng hơn nữa, vì đó là lời cứu độ, lời đem lại sự sống đời đời. Mời bạn học với thầy Giêsu, để nói những điều phải nói và lời nói có giá trị cứu rỗi, chia sẻ và cứu chữa.

Chia sẻ: Lời nói quan trọng thế nào đối với bạn? Bạn làm gì để sửa chữa thói nói xấu, hay “thêm mắm thêm muối” khi nghe kể về người khác?

Sống Lời Chúa: Học cách nói của Chúa bằng cách suy niệm Lời Chúa mỗi ngày và tập sống hiền lành và khiêm nhường như Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con học cách yêu thương mỗi ngày qua lời nói trong Sự Thật của Thầy. Amen.

 


 

15/01/14 THỨ TƯ TUẦN 1 TN
Mc 1,29-39

HẾT MÌNH VÌ THA NHÂN

Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy, cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các Ngài. Chiều đến khi mặt trời lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỉ ám đến cho Người. … Chúa Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai. (Mc 1,31-34)

Tin Mừng: Khi ấy Chúa Giêsu ra khỏi hội đường. Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê. Lúc ấy bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho Người biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các Ngài.

Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Người tất cả những bệnh nhân, tất cả những người bị quỷ ám; và cả thành tụ họp trước cửa nhà. Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng biết Người. Sáng sớm tinh sương, Người chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu nguyện tại đó. Simon và các bạn chạy đi tìm Người. Khi tìm được Người, các ông nói cùng Người rằng: "Mọi người đều đi tìm Thầy". Nhưng Người đáp: "Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta cũng rao giảng ở đó nữa". Và Người đi rao giảng trong các hội đường, trong khắp xứ Galilêa và xua trừ ma quỷ.


Suy niệm: Dân chúng tìm đến với Chúa Giêsu như tìm đến một thầy thuốc chữa bá bệnh, nhưng qua các phép lạ chữa bệnh, Chúa lại cho họ thấy Ngài là Đấng Thiên Sai. Hành vi “lại gần, cầm lấy tay mà đỡ dậy” chính là ngôn ngữ của Tin Mừng mà Ngài loan báo. Đức Kitô giải thoát con người khỏi những nỗi đau thể xác, để loan báo trọng tâm của chương trình cứu độ là giải thoát con người khỏi tội lỗi, tái lập mối tương quan mật thiết giữa Thiên Chúa với con người.

Mời Bạn: Bạn chia sẻ những đau khổ của con người, qua những biến cố thiên tai bão lụt, chiến tranh tại đất nước chúng ta hay đó đây trên thế giới. Nhưng bạn chưa là chứng nhân Tin Mừng nếu bạn dừng lại ở đó. Hành vi phục vụ, chia sẻ phải là một lời loan báo Tin Mừng, trước hết là trong ý hướng.

Chia sẻ: Có gì khác giữa việc chữa bệnh của thầy thuốc với việc chữa lành của Đức Kitô? Có gì khác giữa việc phục vụ của một người tin với một người không tin?

Sống Lời Chúa: Mỗi khi làm việc gì, bạn hãy làm với ý hướng phục vụ, và mỗi công việc phục vụ bạn hãy định hướng nó về việc loan báo Đức Kitô.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, thế giới hôm nay vẫn còn đầy dẫy sự dữ: bệnh tật, tội lỗi, những sa đoạ trong kiếp người. Xin Chúa chữa lành chúng con để chúng con được hưởng dư đầy ơn Chúa cứu độ. Amen.

 


 

16/01/14 THỨ NĂM TUẦN 1 TN
Mc 1,40-45

KHI CHÚA MUỐN, MỌI SỰ ĐỀU CÓ THỂ

Có người mắc bệnh phong đến gặp Đức Giêsu, anh ta quỳ xuống van xin rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch!” Chúa Giêsu chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh hãy được sạch!” (Mc 1,40-41)

Tin Mừng: Khi ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống thưa Người rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch". Ðộng lòng thương, Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói: "Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh". Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch. Nhưng Người nghiêm nghị bảo anh đi ngay và dặn rằng: "Anh hãy ý tứ đừng nói gì cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê, để minh chứng mình đã được khỏi bệnh". Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai vào thành nào được. Người dừng lại ở ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ, và người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người.

Suy niệm: Khi đến gần Chúa Giêsu, người phong đã bày tỏ tâm tình gì để xin Ngài chữa lành? - Anh ta đã bày tỏ hai tâm tình: tôn thờ và tin tưởng. Trước hết, anh quỳ xuống trước Chúa Giêsu. Quỳ xuống là dấu hiệu của sự tôn thờ. Kitô hữu cũng dùng tư thế này trong suốt lời truyền phép trong cử hành Thánh Thể, để tỏ lòng tôn sùng thờ phượng, cung kính Đấng Phục Sinh hiện diện. Thứ đến, anh ta thưa với Chúa: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Anh không nói: “Xin Ngài chữa tôi,” nhưng lại nói: “Nếu Ngài muốn.” Anh nhận ra quyền năng của Chúa Giêsu có thể chữa lành bệnh của anh, mọi sự tùy thuộc vào Ngài, và chính Ngài cũng muốn cho anh được sạch. Lạ lùng thay sự nhận biết và tin tưởng của anh vào Chúa Giêsu! Chúa Giêsu đã làm điều Ngài muốn là chạm đến anh và làm cho anh nên sạch.

Mời Bạn: Hằng ngày, hoặc ít là mỗi tuần bạn có cơ hội hiện diện trước Thánh Thể. Thái độ của bạn thế nào? Khiêm cung và tin tưởng vào Chúa Giêsu chứ? Ước gì thái độ của bạn thể hiện được niềm tin tuyệt đối của bạn vào Chúa Giêsu Thánh Thể.

Sống Lời Chúa: Tôi siêng năng, sốt sắng viếng Chúa Thánh Thể, bày tỏ tâm tình khiêm tốn phó thác vào Ngài.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con tin Chúa là Đấng Cứu Độ duy nhất của đời con và của toàn thể nhân loại. Xin hãy làm cho con điều Chúa muốn. Amen.

 


 

17/01/14 THỨ SÁU TUẦN 1 TN
Th. Antôn, viện phụ
Mc 2,1-12

CON ĐÃ ĐƯỢC THA TỘI RỒI!

Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo người bại liệt: “Này con, con đã được tha tội rồi.” (Mc 2,5)

Tin Mừng:Sau ít ngày, Chúa Giêsu lại trở về Capharnaum; nghe tin Người đang ở trong nhà, nhiều người tuôn đến đông đảo, đến nỗi ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng, và Người giảng dạy họ. Người ta mang đến cho Người một kẻ bất toại do bốn người khiêng. Vì dân chúng quá đông, không thể khiêng đến gần Người được, nên họ dỡ mái nhà trên chỗ Người ngồi một lỗ to, rồi thòng chiếc chõng với người bất toại xuống. Thấy lòng tin của họ, Chúa Giêsu nói với người bất toại rằng: "Hỡi con, tội lỗi con được tha". Lúc ấy, có một ít luật sĩ ngồi đó, họ thầm nghĩ rằng: "Sao ông này lại nói thế? Ông nói phạm thượng. Ai có quyền tha tội, nếu không phải là một mình Thiên Chúa". Chúa Giêsu biết tâm trí họ nghĩ như vậy, liền nói với họ: "Tại sao các ông nghĩ như thế? Nói với người bất toại này: "Tội lỗi con được tha" hay nói: "Hãy chỗi dậy vác chõng mà đi", đàng nào dễ hơn? Nhưng (nói thế là) để các ông biết Con Người có quyền tha tội dưới đất". - Người nói với kẻ bất toại: "Ta truyền cho con hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà". Lập tức người ấy đứng dậy, vác chõng ra đi trước mặt mọi người, khiến ai nấy sửng sốt và ngợi khen Thiên Chúa rằng: "Chúng tôi chưa từng thấy như thế bao giờ".

Suy niệm: Người bại liệt không đi được, phải khiêng. Người khiêng không chen vào được, phải trổ mái nhà để có thể đặt bệnh nhân xuống trước mặt Đức Giêsu. Thật là vất vả. Niềm hy vọng được Đức Giêsu chữa bệnh thật lớn biết bao! Nhưng sự đáp ứng của Người thoạt xem ra dường như ‘trật khớp’: thay vì chữa bệnh, Người lại ... tha tội! Có lẽ không chỉ những kinh sư mà cả bệnh nhân lẫn đám đông có mặt ở đấy đều bị bất ngờ. Nhưng đấy lại là một sứ điệp lớn mà Chúa muốn truyền đạt:

1/ Lành bệnh là điều quan trọng, nhưng được giải phóng khỏi tội lỗi là điều quan trọng hơn nhiều. (Chính tội lỗi là căn nguyên của đau khổ, bệnh tật, và sự chết).
2/ Đức Giêsu thực là Đấng tha tội, bởi Người chính là Thiên Chúa.


Mời Bạn: Tự vấn về cảm thức tội lỗi nơi mình. Bạn có nhìn nhận mình là tội nhân? Bạn cảm nhận nỗi khổ đến mức nào do tình trạng tội của mình (chẳng hạn, trong so sánh với những nỗi khổ do nghèo túng, bệnh tật, cô đơn...)? Giữa bao nhiêu vấn đề cần giải quyết hiện nay trong đời sống của bạn, vấn đề khẩn cấp nhất là tội lỗi. Bạn hãy đến với Chúa Giêsu. Chỉ có Người mới có thể giải phóng cho bạn khỏi sự ràng buộc do tình trạng tội nơi mình.

Chia sẻ: Có lúc bạn ngại đến với Bí tích Hoà giải, có lúc bạn xưng tội cách khô khan. Bạn tìm lý do tại sao.

Sống Lời Chúa: Thành tâm sám hối về tội lỗi mình và quyết tâm đổi mới cuộc sống ngày từ bây giờ. Bạn sẵn sàng để lãnh bí tích Hòa Giải sớm hết sức có thể mỗi khi phạm tội trọng.

Cầu nguyện: Đọc Kinh Ăn Năn Tội.

 


 

18/01/14 THỨ BẢY TUẦN 1 TN
Tuần lễ cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô hữu 
Mc 2,13-17

NGHE, THẤY VÀ ĐÁP TRẢ

“Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” (Mc 2,17)

Tin Mừng: Khi ấy Chúa Giêsu đi dọc theo bờ biển, toàn dân đến cùng Người và Người giảng dạy họ. Khi vừa đi qua, Người thấy ông Lêvi con của Alphê, đang ngồi nơi bàn thu thuế. Người bảo ông: "Hãy theo Ta". Ông liền đứng dậy theo Người. Và xảy ra là khi Người dùng bữa tại nhà ông, nhiều người thu thuế và tội lỗi cùng đồng bàn với Chúa Giêsu và các môn đệ của Người, vì đã có nhiều kẻ theo Người. Những luật sĩ và biệt phái thấy Người ngồi ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi, liền nói với các môn đệ Người rằng: "Tại sao thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi?" Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo họ: "Những người khoẻ mạnh không cần gì đến thầy thuốc, nhưng là những người đau yếu. Ta không đến để kêu gọi những người công chính, mà kêu gọi những người tội lỗi".

Suy niệm: Đang ngồi mải mê với những con số ở trạm thu thuế ngoại ô thành phố Caphácnaum, nhân viên thu thuế Lêvi lại được Đức Giêsu gọi đi theo làm môn đệ Ngài. Lẽ ra Lêvi phải dằng co, đắn đo suy nghĩ nhiều lắm về cuộc phiêu lưu này. Đi theo thầy Giêsu là bỏ ngang một việc làm, dù tội lỗi vì cộng tác với quân xâm lược Rôma, nhưng lại béo bở, có thể hái ra tiền vào thời ấy. Đi theo thầy Giêsu cũng là để lại các sổ sách với những con số tiền thu mà ai cũng thèm muốn. Thế nhưng, đáp lại lời Đức Giêsu, Lêvi đã lập tức chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng, từ chỗ mải mê với những con số tiền bạc sang chỗ say mê Lời Hằng Sống của Con Thiên Chúa và đi theo Ngài. 

Mời Bạn: Bỏ nghề đi theo Đức Giêsu, Lêvi rất xứng hợp với một tên gọi khác: Mátthêu, nghĩa là Hồng Ân Thiên Chúa. Hồng ân Thiên Chúa không chỉ vì Ngài luôn tuôn đổ ơn lành trên ông, mà còn ở chỗ ông trân trọng chấp nhận, vui vẻ đón nhận và tích cực tiếp nhận tình thương của Chúa. Với Chúa, "Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội nhân nào cũng có một tương lai."

Chia sẻ: Chúa Giêsu có phải là Vị Thầy Thuốc nhân hậu, đầy tình thương trong cuộc đời bạn không?

Sống Lời Chúa: Noi gương thánh Mátthêu, tôi sẽ mau mắn đáp lại tiếng Chúa mời gọi để can đảm hãm dẹp những thói hư tật xấu, bỏ đi những việc làm trái nghịch với tinh thần đức tin.

Cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến, hãy tìm kiếm chiên lạc của Chúa… Lạy Chúa là vị Mục Tử Nhân Lành, xin đến để hoán cải và đổi mới chúng con.” Amen. (Thánh Ambrôsiô)

 


 

19/01/14 CHÚA NHẬT TUẦN 2 TN – A 
Ga 1,29-34

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐẤNG THIÊN SAI

“Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi…” (Ga 1,33)

Tin Mừng: Khi ấy, ông Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình liền nói: "Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xoá tội trần gian. Này tôi đã nói về Ngài: Một người đến sau tôi, nhưng đã có trước tôi, vì Ngài cao trọng hơn tôi. Và tôi, tôi đã không biết Ngài, nhưng để Ngài được tỏ mình ra với Israel, nên tôi đã đến làm phép rửa trong nước". Và Gioan đã làm chứng rằng: "Tôi đã thấy Thánh Thần như chim bồ câu từ trời đáp xuống và ngự trên Ngài. Về phần tôi, tôi đã không biết Ngài. Nhưng Ðấng sai tôi làm phép rửa trong nước phán bảo tôi: "Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Ðấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần". Tôi đã thấy và tôi làm chứng: chính Ngài là Con Thiên Chúa".

Suy niệm: Sứ mạng của Gioan Tẩy giả là loan báo Đấng Mêsia. Tuy nhiên, chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi Gioan nói rằng: “Tôi đã không biết Người.” Quả thật, Thiên Chúa là Đấng cao cả siêu việt, trí tuệ con người làm sao đạt thấu Người được. Với tinh thần khiêm tốn, Gioan dựa vào những dấu chỉ Thiên Chúa đã tỏ lộ cho ông: làm phép rửa là do Ngài đã sai ông đi; và rồi, để nhận ra Đấng Mêsia, Gioan cũng dựa vào dấu hiệu Thiên Chúa ước hẹn: “Chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần.” Gioan theo dấu hiệu mà Lời Chúa đã thổ lộ cho ông: và ông đã thấy và đã được hội ngộ với Đấng mà Thiên Chúa đã hẹn ông.

Mời Bạn: Dấu hiệu để Gioan nhận ra “Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần” là chính Thánh Thần. Thiên Chúa cũng hẹn gặp chúng ta qua những dấu hiệu của Thánh Thần: đó là tiếng mách bảo âm thầm của lương tâm, đó là những người nghèo mà chúng ta được gọi đến để phục vụ. Những ai khiêm tốn tìm kiếm Chúa qua những dấu hiệu như thế, Ngài sẽ cho gặp mặt.

Sống Lời Chúa: Làm một việc bác ái phục vụ người nghèo ở gần bạn nhất.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, nhiều lần Chúa tỏ lộ với con những điểm hẹn để gặp được Chúa: như việc nhịn nhục, tha thứ, làm hòa với một ai đó. Vì chưa khiêm tốn như Gioan là thi hành lời Chúa mách bảo, nên con đã lỡ hẹn với Chúa. Xin cho con sự khiêm hạ, để khi con đón nhận anh em chính là lúc con được hội ngộ với Chúa. Amen.

 


 

20/01/14 THỨ HAI TUẦN 2 TN
Th. Phabianô, giáo hoàng, tử đạo
Mc 2,18-22

TÂM HỒN MỚI

“Nhưng rượu mới, bầu cũng phải mới!” (Lc 2,22)

Tin MừngKhi ấy, môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, họ đến nói với Chúa Giêsu rằng: "Tại sao môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, còn môn đồ Ngài lại không ăn chay?" Chúa Giêsu nói với họ: "Các khách dự tiệc cưới có thể ăn chay khi tân lang còn ở với họ không? Bao lâu tân lang còn ở với họ, thì họ không thể ăn chay được. Nhưng sẽ đến ngày tân lang bị đem đi, bấy giờ họ sẽ ăn chay. Không ai lấy vải mới mà vá áo cũ, chẳng vậy, miếng vải vá sẽ rút lại mà kéo áo cũ, và chỗ rách lại tệ hơn. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, rượu sẽ làm vỡ bầu da, và rượu đổ, bầu da hư. Nhưng rượu mới phải để trong bầu da mới".

Suy niệm: Bầu da mới, nghĩa là bầu da còn sức đàn hồi, có thể trương nở, chứ không teo tóp hay khô queo. Bầu da Chúa Giêsu nói ở đây chính là tâm hồn của chúng ta. Thánh Phaolô nói: “Rõ ràng anh em là bức thư của Đúc Kitô… không phải viết bằng mực đen nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa Hằng sống, không phải ghi trên những tấm bia bằng đá, nhưng trên những tấm bia bằng thịt, tức là lòng người” (2Cr 3,3). Vậy, bầu da mới là tâm hồn mới, không phải là một tâm hồn đã chết khô mà là một tâm hồn nghèo khó, khiêm nhường, tâm hồn trong sạch và tâm hồn luôn có Chúa Thánh Thần ngự trị để luôn sống Phúc Âm trong cuộc sống đời thường đó là: từ bi, nhân hậu, tha thứ, hiền lành, thánh thiện, yêu thương, hy sinh và phục vụ tha nhân.

Mời Bạn: Thư chung Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2013 mời gọi tín hữu hãy tân Phúc Âm hóa để thông truyền đức tin: “Phúc Âm Hóa là dẫn con người gặp gỡ cá vị với Đức Giêsu Kitô, trong Thánh Thần, nhờ đó gặp gỡ Thiên Chúa Cha của Người, cũng là Cha của chúng ta, và để đời sống sống được biến đổi theo tinh thần Phúc Âm” (số 3). Để thực hiện, bạn hãy trở nên người mới với quả tim mới, để Chúa Thánh Thần thổi vào luồng sinh khí mới của Chúa, giúp bạn sống sống niềm vui Phúc Âm trong cuộc sống hôm nay.

Sống Lời Chúa: Tiết kiệm một món chi tiêu để chia sẻ với người nghèo.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho con quả tim mới, quả tim của Chúa, và thổi vào linh hồn con luồng sinh khí mới của Chúa Thánh Thần để con đem tinh thần Tin Mừng thấm nhuần vào môi trường mà con đang sống.

 


 

21/01/14 THỨ BA TUẦN 2 TN
Th. Anê, trinh nữ, tử đạo
Mc 2,23-28

VÌ CON NGƯỜI VÀ CHO CON NGƯỜI

“Ngày sabát được tạo ra cho loài người... Con ngươi làm chủ luôn cả ngày sabát.” (Mc 2,27-28)

Tin MừngVào một ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi qua đồng lúa, môn đệ Người vừa đi vừa bứt lúa. Tức thì những người biệt phái thưa Người rằng: "Kìa Thầy xem. Tại sao ngày Sabbat người ta làm điều không được phép như vậy?" Người trả lời rằng: "Các ông chưa bao giờ đọc thấy điều mà Ðavít đã làm khi ngài và các cận vệ phải túng cực và bị đói ư? Người đã vào nhà Chúa thời thượng tế Abiata thế nào, và đã ăn bánh dâng trên bàn thờ mà chỉ mình thượng tế được ăn, và đã cho cả các cận vệ cùng ăn thế nào?" Và Người bảo họ rằng: "Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbat; cho nên Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat".

Suy niệm: Nhân việc người Pharisêu bắt bẻ các môn đệ bứt lúa trong ngày sabát, Chúa Giêsu minh định ý nghĩa của ngày Sabát là “được tạo ra vì con người và cho loài người.” Vì con người con người để họ biết quan tâm, chăm sóc nhau để cùng mưu tìm hạnh phúc đích thực cho con người. Cho con người để họ hướng tới Thiên Chúa và tôn thờ Ngài, Đấng tạo dựng họ và toàn thể vạn vật. Chúa Giêsu nhấn mạnh đến ý nghĩa cốt lõi của ngày sabát là đưa con người đến chỗ nhận ra ý định yêu thương của Chúa và đem lại sự an tĩnh cho con người sau những ngày lao động mệt nhọc. Bổn phận của con người là thánh hóa ngày ấy theo như ý Thiên Chúa muốn vì “Con Người làm chủ luôn cả ngày sabát.”

Mời Bạn: Vì những ý nghĩa mang nặng tính nhân văn cũng như tính tôn giáo nên Hội Thánh mới khuyên chúng ta nên “nghỉ việc xác” trong ngày Chúa Nhật hiện nay. Nhưng trên thực tế có ít người tuân giữ, cứ viện cớ làm thêm để cải thiện cuộc sống. Rồi ra chính chúng ta làm cho ngày Chúa Nhật trở thành một ngày như mọi ngày!

Chia sẻ: Hãy suy nghĩ và đặt lại vấn đề làm thêm trong ngày Chúa Nhật, xem nó có thực sự cải thiện cuộc sống bản thân và gia đình hay chúng ta đang đẩy ngày này đi sai mục đích của nó.

Sống Lời Chúa: Tìm lại ý nghĩa đích thực của điều răn thứ ba “giữ ngày Chúa Nhật.”

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa là Chủ của ngày sabát chứ không phải con. Xin cho con biết tuân theo ý muốn của Chúa là Chủ của đời sống con. Amen.

 


 

22/01/14 THỨ TƯ TUẦN 2 TN
Th. Vinhsơn, phó tế, tử đạo
Mc 3,1-6

SABÁT, NGÀY CỦA SỰ SỐNG

“Ngày sabát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết chết?” (Mc 3,4)

Tin MừngKhi ấy, Chúa Giêsu lại vào hội đường và ở đó có một người khô bại một tay. Người ta để ý quan sát xem Chúa có chữa bệnh trong ngày Sabbat không, để tố cáo Người. Chúa bảo người có tay khô bại rằng: "Ngươi hãy đứng ra giữa đây". Rồi Người bảo họ: "Trong ngày Sabbat được làm sự lành hay sự dữ? Ðược cứu sống hay là giết chết?" Nhưng họ thinh lặng. Bấy giờ Người thịnh nộ đưa mắt nhìn họ và buồn phiền vì lòng họ chai đá, Người bảo bệnh nhân rằng: "Hãy giơ tay ra". Người đó giơ tay ra và tay anh ta được lành. Lập tức, những người biệt phái đi ra bàn tính với những kẻ thuộc phái Hêrôđê chống đối Người và tìm cách hại Người.

Suy niệm: Luật lệ được lập ra là để phục vụ cho con người hay ngược lại? Đây là một câu hỏi không chỉ được đặt ra từ bối cảnh thời đại hôm nay, mà đã xuất hiện từ hơn 2000 năm trước, được chính Đức Giêsu khơi gợi lên. Là người Do Thái, Đức Giêsu chắc hẳn hiểu rất rõ về ý nghĩa của ngày sabát: đó là ngày dành riêng để thờ phượng Thiên Chúa. Phải có những luật lệ căn bản trong ngày này là điều không có gì phải bàn cãi. Thế nhưng, một khi việc thờ phượng Thiên Chúa trong ngày sabát đánh mất đi chiều kích nội tâm, và chỉ còn lại dáng vẻ bề ngoài, tức là chỉ còn biết tuân giữ luật lệ cách khắt khe, tỉ mỉ, bất chấp cả sự sống con người, thì cần phải đặt lại vấn đề. Chính Đức Giêsu đã làm thế khi đặt ra câu hỏi: “Ngày sabát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết chết?” Ngài chỉ cho thấy một sự thật, đó là việc thờ phượng Thiên Chúa không loại trừ nhưng làm cho cuộc sống của con người được sung mãn trọn vẹn.

Mời Bạn: Ngày hôm nay, chúng ta, trong đó có bạn và tôi, hơn lúc nào hết, cần nhận ra sự thật mà Đức Giêsu đã chỉ cho thấy và được thánh giáo phụ Irênê đã diễn tả cách chính xác: “Vinh quang của Thiên Chúa là con người được sống.”

Chia sẻ: Bạn hiểu thế nào về câu nói của thánh Irênê được nêu trên đây? Bạn nghĩ phải làm gì cụ thể để Thiên Chúa được vinh quang?

Sống Lời Chúa: Quyết tâm bảo vệ nhân phẩm và sự sống con người.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết đón nhận và sống hết mình cho sự thật mà Chúa đã trao ban. 

 


 

23/01/14 THỨ NĂM TUẦN 2 TN
Mc 3,7-12

ĐẾN VỚI CHÚA VỚI CẢ TẤM LÒNG

Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến tất cả những ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào người. Còn các thần ô uế, hễ thấy Đức Giêsu thì phủ phục trước mặt Người và kêu lên: “Ông là Con Thiên Chúa.” (Mc 3,10-11)

Tin MừngKhi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ lui về bờ biển, đám đông từ Galilêa theo Người, và từ Giuđêa, Giêrusalem, Iđumê, bên kia sông Giođan, miền Tyrô và Siđon, nhiều kẻ đến cùng Người, khi nghe biết tất cả những việc Người đã làm. Vì đông dân chúng, nên Người bảo các môn đệ liệu cho Người một chiếc thuyền, kẻo họ chen lấn Người. Vì chưng, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, nên bất cứ ai mắc bệnh tật gì đều đến gần để động đến Người. Và những thần ô uế vừa thấy Người, liền sụp lạy và kêu lên rằng: "Ngài là Con Thiên Chúa", nhưng Người nghiêm cấm chúng không được tiết lộ gì về Người.

Suy niệm: Ta hãy mở to mắt để nhìn khung cảnh thật ngoạn mục này: dân chúng từ khắp nơi đổ xô về được nhìn thấy Chúa, bệnh nhân thì cố gắng đến gần để sờ vào Ngài, còn ma quỷ phủ phục trước mặt Ngài. Thế nhưng, có vẻ Đức Giêsu không hồ hởi lắm trước thành công vang dội này: Ngài bảo môn đệ dành sẵn một chiếc thuyền nhỏ để khỏi bị dân chúng chen lấn; với ma quỷ, Ngài cấm ngặt chúng không được phát ngôn bừa bãi. Tại sao Đức Giêsu lại không phấn khởi trước những kết quả mỹ mãn như vậy? Chắc chắn Ngài biết rõ lòng người, họ đổ xô đến với Ngài vì tinh thần vụ lợi; Ngài cũng biết rõ lòng dạ ma quỷ, chúng làm vậy để lừa bịp Ngài và dân chúng.

Mời Bạn đến với Chúa, gặp gỡ Ngài không vì một ý hướng vụ lợi, cầu cạnh, thậm chí cũng chẳng vì lợi ích, thú vui thiêng liêng nào. Bạn hãy đến cùng Chúa với tâm tình người con thảo cần gặp gỡ người Cha, vị Chúa của mình.

Chia sẻ: Tôi thường làm các việc đạo đức với ý hướng nào: nhằm xin ơn, vì sốt sắng hay chỉ vì muốn gặp gỡ, tiếp xúc với Ngài?

Sống Lời Chúa: Kiên trì đọc Lời Chúa mỗi ngày với ý hướng muốn gặp gỡ Chúa và sống giống Ngài hơn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con không coi Chúa như một công ty bảo hiểm, một kho tàng chứa ơn lành, mà chỉ biết nhìn Chúa và đến với Chúa với ý hướng yêu mến của người con thảo hiếu. Xin cho chúng con mỗi ngày nên giống Chúa hơn. Amen.

 


 

24/01/14 THỨ SÁU TUẦN 2 TN
Th. Phanxicô Salêsiô, giám mục, tiến sĩ HT
Mc 3,13-19

Ở VỚI CHÚA ĐỂ ĐƯỢC SAI ĐI

Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng. (Mc 3,14)

Tin MừngKhi ấy, Chúa Giêsu lên núi và gọi những kẻ Người muốn gọi, và họ đến cùng Người. Người chọn mười hai vị để theo Người, và sai các ông đi giảng và ban cho các ông quyền trừ quỷ. Mười hai vị ấy là: Simon mà Người đặt tên là Phêrô, Giacôbê con ông Giêbêđê, và Gioan là em Giacôbê, (cả hai được Người đặt tên là Boanerges, nghĩa là con của sấm sét), rồi đến Anrê, Philipphê, Bartôlômêô, Matthêu, Tôma, Giacôbê con ông Alphê, Tađêô, Simon nhiệt tâm, và Giuđa Iscariô là kẻ nộp Người.

Suy niệm: Cuộc sống người môn đệ Đức Giêsu bao hàm hai nhịp liên hoàn: ở với Người và được Người sai đi.

- Trước tiên, phải sống thân mật với Chúa đã, để có kinh nghiệm về Người và để thấm đượm tinh thần của Người. Muốn biết Chúa bằng cái đầu, có thể qua sách vở, chữ nghĩa, qua nghiên cứu; song để biết Chúa bằng trái tim, nhất thiết phải sống với Người ...

- Sau đó mới có thể ra đi làm chứng nhân cho Người, rao giảng về Người bằng tất cả nhiệt tình và xác tín – là điều kiện để có được lời chứng thuyết phục, nhất là đối với con người thời đại hôm nay...


Mời Bạn cải thiện đời sống cầu nguyện, phụng vụ và bí tích của mình bằng việc lắng nghe và suy niệm Lời Chúa. Một khi bạn thực sự yêu Chúa, thì cả cuộc sống bạn là một lời chứng sáng tỏ, hùng hồn, đầy mãnh lực cuốn hút người ta. Bạn sẽ không phải quá băn khoăn về việc nói gì và nói cách nào để rao giảng về Chúa ...

Sống Lời Chúa: - Đọc và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày; - kết hợp với Chúa thường xuyên bằng những lời nguyện tắt trước khi bắt đầu một công việc hay một cuộc tiếp xúc.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, trong công cuộc xây dựng Nước Trời, Chúa đã cần đến sự cộng tác của các môn đệ. Chúa đã mời gọi các môn đệ đến ở với Chúa trước khi sai các ông đi rao giảng. Ngày nay, Chúa cũng chờ đợi sự cộng tác của chúng con. Xin cho chúng con biết trân trọng đời sống cầu nguyện, biết gặp gỡ Chúa thực sự qua phụng vụ và bí tích – để được Chúa biến đổi. Và chúng con sẽ thành muối men âm thầm thấm đượm vào thế giới này. Amen.

 


 

25/01/14 THỨ BẢY TUẦN 2 TN
Th. Phaolô Tông đồ trở lại
Mc 16,15-18

NGƯỜI HÙNG CỦA TIN MỪNG 

“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” (Mc 16,15)

Tin MừngKhi ấy, Chúa Giêsu (hiện ra với mười một môn đệ và) nói: "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ; ai không tin, sẽ bị luận phạt. Và đây là những dấu lạ đi theo những người đã tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng lạ, cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc thì cũng không bị hại; họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân được lành mạnh".

Suy niệm: Phaolô là người hùng của Luca trong sách Công vụ Tông đồ, một người hùng không phải vì những chiến công đánh đông dẹp bắc, nhưng là người hùng trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Khởi điểm của người hùng ấy lại là sự kiện ngã ngựa đau đớn và rồi chịu khuất phục hoàn toàn trước vị vua vũ trụ Giêsu. Từ khi tỉnh ngộ, nhận biết Đức Giêsu, cuộc đời Phaolô chuyển sang một hướng mới: nghĩ mọi cách, làm mọi sự, đi mọi nơi, gặp mọi người, miễn là Tin Mừng của Đức Giêsu được loan báo, để mọi người cũng được nghe, biết và rồi đón nhận Tin Mừng ấy như mình. Vì yêu mến Đức Giêsu, người hùng Phaolô luôn lao mình về phía trước, bất kể thử thách, chống đối và thậm chí bách hại.

Mời Bạn: Từ người hùng bách hại đạo Chúa, Phaolô trở thành người hùng phụng thờ Ngài. Từ chỗ cậy dựa vào công trạng cá nhân, sau cú ngã ngựa, Phaolô nhận ra mọi vinh quang cá nhân phát xuất từ ơn cứu độ, sự sống mới của Đức Giêsu. Còn bạn, bạn dám hoán cải triệt để như Phaolô không, nghĩa là mạnh dạn thay đổi cái nhìn về Chúa, người khác và chính mình không?

Sống Lời Chúa: Noi gương thánh Phaolô, tôi sẽ nỗ lực vượt lên tính an phận, để trở thành “người hùng” trong việc loan báo Tin Mừng và phụng thờ Chúa, bằng cách sống những việc bình thường với lòng yêu mến Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hoán cải một người bách hại đạo Chúa trở thành người loan truyền Tin Mừng. Xin cũng biến đổi chúng con, những môn đệ yếu hèn, nhát đảm, trở thành những chứng nhân hăng say và nhiệt thành của Nước Trời. Amen.

 


 

26/01/14 CHÚA NHẬT TUẦN 3 TN – A 
Mt 4,12-23

KIẾM TÌM – RAO GIẢNG – CHỮA LÀNH

Đức Giêsu đi khắp miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân. (Mt 4,23)

Tin MừngKhi ấy, nghe tin Gioan bị nộp, Chúa Giêsu lui về Galilêa. Người rời bỏ thành Nadarét, đến ở miền duyên hải, thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nepthali, để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia rằng: "Hỡi đất Giabulon và đất Nepthali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang! Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng; ánh sáng đã xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết".

Từ bấy giờ, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng và nói: "Hãy hối cải, vì nước trời đã gần đến!"

Nhân lúc Chúa Giêsu đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy hai anh em là Simon, cũng gọi là Phêrô, và Anrê, em ông, cả hai đang thả lưới dưới biển, vì hai ông là ngư phủ. Người bảo hai ông rằng: "Các ngươi hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những ngư phủ lưới người ta". Lập tức hai ông bỏ lưới đó mà theo Người. Ði xa hơn một đỗi, Người lại thấy hai anh em khác là Giacôbê con ông Giêbêđê, và Gioan em ông đang vá lưới trong thuyền với cha là Giêbêđê. Người cũng gọi hai ông. Lập tức hai ông bỏ lưới và cha mình mà đi theo Người.

Và Chúa Giêsu đi rảo quanh khắp xứ Galilêa, dạy dỗ trong các hội đường của họ, rao giảng tin mừng nước trời, chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân.


Suy niệm: Chủ điểm “Tân Phúc Âm Hóa để loan báo Tin Mừng” mà Giáo Hội Việt Nam đang phát động là cơ hội quí giá để các tín hữu suy ngắm lời giảng dạy và việc làm của Chúa Giêsu, để cộng tác với Ngài trong công trình cứu độ. Những phương diện mà “Tân Phúc Âm hoá” nhằm đạt đến là: - khơi dậy nhiệt tình truyền giáo: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (Cr 9,16); - làm mới lại cung cách rao giảng: “Người thời nay sẵn sàng nghe những chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có nghe thầy dạy chỉ vì thầy dạy cũng là chứng nhân” (ĐGH Phaolô VI); - xoa dịu đau khổ, lấp đầy hố sâu ngăn cách giàu-nghèo trong xã hội, “đừng chiều theo tính xác thịt mà thỏa mãn các dục vọng” (Rm 13,14).

Mời Bạn: Những giá trị cao quý của cuộc đời như tình thương, lòng đạo đức, thói quen luyện tập nhân đức... nay bị xao lãng, đánh mất, bạn có nỗ lực phục hồi lại không? Bạn có dám lên tiếng nói về Chúa và các huấn lệnh của Ngai cho người xung quanh không? Và bạn làm gì để xoa dịu những nỗi đau của người khác có khi do chính bạn hoặc do xã hội gây ra cho họ?

Sống Lời Chúa: Luôn tâm niệm lời Thánh Phaolô: “Hãy rao giảng Lời, hãy ứng phó lúc thuận lúc nghịch... hãy khuyên lơn, hết tình đại lượng và dụng tâm dạy dỗ” (2 Tm 4,2).

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con đi theo con đường Chúa đã đi, và soi sáng cho con biết phải làm thế nào để loan báo Tin Mừng Nước Chúa.

 


 

27/01/14 THỨ HAI TUẦN 3 TN
Th. Angiêla Mêrisi, trinh nữ
Mc 3,22-30

TỘI PHẠM ĐẾN THÁNH THẦN

“Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời.” (Mc 3,28-29)

Tin MừngKhi ấy, những luật sĩ từ Giêrusalem xuống nói rằng: "Ông ấy bị quỷ Belgiêbút ám", và nói thêm rằng: "Chính nhờ tướng quỷ mà ông ấy trừ quỷ". Khi đã gọi họ lại, Chúa Giêsu phán bằng dụ ngôn rằng: "Satan lại trừ Satan làm sao được? Nếu một nước mà tự chia rẽ nhau, thì nước đó tồn tại làm sao được? Vậy nếu Satan dấy lên chống đối với chính mình và tự phân tán, thì nó không thể đứng vững được mà phải diệt vong. Chẳng ai có thể vào nhà một người khoẻ mạnh và cướp của y, nếu không trói được y trước đã, rồi sau mới cướp phá nhà y. Quả thật, Ta bảo các ông hay, mọi tội lỗi và mọi lời phạm thượng của con cái loài người sẽ được tha hết, nhưng kẻ nào nói phạm đến Chúa Thánh Thần, sẽ muôn đời không bao giờ được tha: nó mắc tội muôn đời". Ðó là vì họ nói "Người bị thần ô uế ám".

Suy niệm: Thấy Chúa Giêsu trừ quỷ, dân chúng thì kinh ngạc, còn nhóm Pharisêu lại bảo Đức Giêsu dựa thế quỷ vương Bêendêbun để trừ quỷ. Đức Giêsu gọi việc xuyên tạc như thế là tội phạm đến Chúa Thánh Thần và là thứ tội duy nhất không được tha. Tại sao vậy? Thánh Thần là Đấng soi sáng lương tâm cho người ta thấy rõ sự thật, thấy tội lỗi của mình để sám hối. Từ chối Chúa Thánh Thần là từ chối sự thật, và vì thế không thể nhận ra tội lỗi của mình để sám hối và được tha tội. Không được tha vì chính mình đã bịt tai, đóng cửa lòng, từ chối ơn tha tội. 

Mời Bạn: Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho biết tội phạm đến Chúa Thánh Thần “không phải chỉ đơn thuần xúc phạm đến Người bằng lời nói mà hệ tại sự từ chối nhận lãnh ơn cứu chuộc mà Thiên Chúa ban cho con người qua Chúa Thánh Thần hoạt động qua quyền lực cây thập giá.” (Thông điệp Dominum et Vivificantem, 18/5/1986). Trong đời sống hằng ngày, bạn có thường xuyên kêu cầu Chúa Thánh Thần và nhờ ơn Ngài soi sáng, bạn có nhìn lại đời sống của mình để nhận ra tội lỗi của mình và xin ơn tha thứ trong bí tích hoà giải không?

Sống Lời Chúa: Hằng ngày và trước mỗi việc làm, bạn nhớ cầu xin ơn Chúa Thánh Thần.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Thánh Thần, xin đừng để con làm phiền lòng Chúa bao giờ, nhưng cho con luôn biết lắng nghe tiếng Chúa để được ơn hoán cải.

 


 

28/01/14 THỨ BA TUẦN 3 TN
Th. Tôma Aquinô, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh 
Mc 3,31-35

TỰ HÀO ĐƯỢC LÀM CON CHÚA

“Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mc 3,35)

Tin MừngKhi ấy, mẹ Chúa Giêsu và anh em Người đến và đứng ở ngoài sai người vào mời Chúa ra.

Bấy giờ có đám đông ngồi chung quanh Người và họ trình với Người rằng: "Kìa mẹ và anh em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy".

Người trả lời rằng: "Ai là mẹ Ta? Ai là anh em Ta?"

Rồi đưa mắt nhìn những người ngồi vòng quanh, Người nói: "Ðây là mẹ Ta và anh em Ta. Vì ai làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy là anh chị em và là mẹ Ta".


Suy niệm: Ở đời người ta thường vin vào mối quan hệ “dây mơ rễ má” họ hàng với những người nổi tiếng, thành đạt hoặc có địa vị trong xã hội, nếu không phải để cậy nhờ vụ lợi thì cũng để hãnh diện, tự hào. Những người bà con với Chúa Giêsu hẳn cũng mang tâm trạng như thế khi một người trong họ hàng nhà họ được quần chúng hâm mộ. Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta quan niệm đúng đắn: Là anh em chị em đích thực với Chúa không phải vì có mối tương quan huyết thống với Ngài mà là nhờ biết “thi hành ý muốn của Thiên Chúa”. 

Mời Bạn: Bất cứ ai đã được làm người, đều có thể tự hào mình là con cái Chúa, vì được tạo dựng giống hình ảnh Ngài. Hơn nữa, là Kitô hữu, chúng ta càng có quyền hãnh diện mình là người thuộc về Chúa Kitô. Nhưng sẽ là hữu danh vô thực nếu ta tự hào với tên gọi như thế còn thờ phượng Chúa thì chỉ “bằng môi miệng” còn tấm lòng xa Chúa (x. Mt 15,8). Tệ hơn nữa, có khi chúng ta còn hổ thẹn vì mang danh là con cái Chúa, là Kitô hữu nữa. Để xứng danh là người thân thuộc với Chúa, chúng ta hãy chuyên cần thực thi giáo huấn của Ngài.

Chia sẻ: Những ý nghĩ, hành vi tội lỗi không chỉ làm cho mình ra xấu xa đáng ghét mà còn làm ô danh Thiên Chúa, xúc phạm đến sự thánh thiện của Ngài. Bạn có xác tín như vậy chưa?

Sống Lời Chúa: “Dù khi anh em ăn uống hay làm bất cứ việc gì, hãy làm vì danh Thiên Chúa” (1Cr 10,31).

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hạ mình xuống để làm người thân nghĩa thiết của con. Xin cho con sống sao cho xứng đáng với ơn cao trọng là được làm con Chúa. Amen.

 


 

29/01/14 THỨ TƯ TUẦN 3 TN
Mc 4,1-20

HẠT GIỐNG VÀ MẢNH ĐẤT

“Người gieo giống ra đi gieo giống. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có hạt rơi trên sỏi đá ...” (Mc 4,3tt)

Tin MừngKhi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy ở bờ biển và có đám đông dân chúng tụ lại gần Người, nên Người xuống ngồi trong một chiếc thuyền trên mặt biển, tất cả đám đông thì ở trên đất theo dọc bờ biển.

Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều, và khi giảng, Người nói với họ rằng:

"Các ngươi hãy nghe! Nầy người gieo hạt đi gieo hạt giống.

Khi gieo, một phần hạt rơi xuống vệ đường và chim trời đến ăn hết.

Phần khác rơi trên đất sỏi, nơi không có nhiều đất.

Hạt giống đã mọc lên ngay, vì lớp đất không sâu.

Nhưng khi mặt trời mọc lên, hạt giống bị nắng đốt và vì không rễ, nên bị chết khô.

Một phần khác rơi vào bụi gai và gai mọc lên làm hạt giống chết mà không sinh hoa trái được.

Phần hạt khác rơi vào đất tốt, mọc lên, nẩy nở và sinh quả, hạt thì sinh được ba mươi, hạt được sáu mươi, hạt được một trăm".

Và Người phán rằng: "Ai có tai nghe thì hãy nghe".

Khi Người còn lại một mình, thì mười hai ông là những kẻ luôn ở với Người, hỏi Người về ý nghĩa dụ ngôn, Người liền bảo các ông:

"Các con được ơn biết mầu nhiệm về nước Thiên Chúa, còn những người khác ở ngoài thì mọi sự được giảng dạy bằng dụ ngôn, vì chúng nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu, kẻo chúng trở lại mà được tha tội".

Người nói với các ông:

"Các con không hiểu dụ ngôn đó sao? Vậy thì hiểu sao được tất cả những dụ ngôn khác?

Người gieo hạt là gieo lời Chúa.

Vệ đường mà lời Chúa được gieo vào, là những kẻ vừa nghe xong, thì Satan đến và cất lấy lời Chúa gieo trong tâm hồn họ.

Và cũng thế, những hạt giống rơi trên đất sỏi, là những kẻ khi nghe lời Chúa thì đón nhận vui vẻ, nhưng chúng không đâm rễ bên trong và là những người hay thay đổi: sau đó gặp phải cơ cực hay bắt bớ vì lời Chúa, thì họ sa ngã liền.

Lại có những hạt giống rơi trong bụi gai.

Ðây là những kẻ nghe lời Chúa, nhưng những lo lắng trần tục, bóp nghẹt lời Chúa, khiến không thể sinh hoa trái được.

Còn những hạt giống gieo trong đất tốt: đó là những người nghe lời Chúa, biết giữ lấy và làm sinh lợi, hạt ba mươi, hạt sáu mươi và hạt một trăm".


Suy niệm: Kiểu gieo giống này hơi lạ, nhưng là thực tế canh tác ở Palestine, ít là vào thời Chúa Giêsu. Ta đừng thắc mắc sao vung vãi các hạt giống lung tung, mà hãy nhìn chúng rơi xuống từ bàn tay hào phóng của người gieo giống. Có những hạt giống không bao giờ trở thành một cái gì tốt đẹp, vì rơi trên vệ đường, sỏi đá, bụi gai… Chỉ những hạt giống rơi vào đất tốt mới đem lại hoa quả cho đời. Ta thử hình dung nếu hạt giống mà biết buồn biết vui thì thật tội nghiệp cho những hạt rơi vào bụi gai, sỏi đá hay trên vệ đường. Chúng sẽ tủi phận như ‘thân gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu” … Chúa Giêsu giải thích rằng hạt giống đây là Lời Chúa. Và ta thấy đó, Lời Chúa nhiều khi thật tội nghiệp, thật tủi thân!

Mời Bạn: Ta cũng thấy đó, mọi sự khác biệt chỉ tùy ở loại đất thôi. Mà loại đất đây là chính chúng ta. Nếu tôi là đất tốt, Lời Chúa sẽ sinh sôi thành ba chục, sáu chục, hay một trăm. Nếu tôi là vệ đường, sỏi đá hay bụi gai, Lời Chúa sẽ thành vô ích vĩnh viễn. Lời là ánh sáng, Lời có sức cứu độ, Lời đem lại sự sống… mà cuối cùng trở thành vô ích cho tôi! Hãy hình dung nỗi buồn của Chúa, người gieo Lời!

Sống Lời Chúa: Tôi quyết tâm trở thành đất tốt để đón nhận hạt giống Lời mà Chúa vẫn hào phóng gieo vãi: bằng cách tránh xa Satan và các tay sai của nó, bớt cứng cỏi và thêm mềm mỏng để Lời có thể đâm rễ sâu, và giũ bỏ mọi đam mê, lo lắng sự đời để Lời khỏi bị bóp nghẹt.

Cầu nguyện: Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con trong đêm tối…

 


 

30/01/14 THỨ NĂM TUẦN 3 TN
Ngày tất niên Quý Tỵ
Mc 4,21-25

QUI LUẬT CHO VÀ NHẬN

“Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa.” (Mc 4,24)

Tin MừngKhi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Có ai đem đèn sáng đặt trong thùng hay dưới gầm giường chăng? Chẳng phải là để đặt trên giá đèn sao? Vì chẳng có gì giấu kín mà chẳng tố lộ ra và chẳng có gì kín đáo mà không bị đưa ra ánh sáng. Ai có tai để nghe, thì hãy nghe". Và Người bảo họ rằng: "Hãy coi chừng điều các ngươi nghe thấy. Các ngươi đong bằng đấu nào, thì người ta sẽ đong lại cho các ngươi bằng đấu ấy, và người ta còn thêm nữa. Vì ai có, sẽ được cho thêm; và ai không có, cả cái đang có cũng bị lấy mất".

Suy niệm: “Không ai là một hòn đảo,” chân lý đó là bất di bất dịch: ngay cả Daniel Defoe khi viết truyện “Robinson một mình trên hoang đảo” cũng đã tạo ra cho Robinson một nhân vật để bầu bạn là chàng thổ dân mà ông đặt tên là “Sáu”. Sống là sống cùng, sống với. Thiên Chúa đã không tạo dựng những con người cô độc, Ngài cũng không cứu rỗi con người cách riêng rẽ; trái lại, Ngài tập họp họ thành một dân tộc để nhận biết Ngài trong chân lý và phụng sự Ngài trong thánh thiện. Chân lý đó của cuộc sống kéo theo qui luật cho và nhận: cái gì đã được ban không thì cũng phải cho không. Từ sự sống, tình yêu, đến đức tin, và sự sống đời đời,… những điều đó, chúng ta có đều đã lãnh nhận cách dư đầy từ Thiên Chúa; vậy chúng ta cũng phải chia sẻ cho nhau cách quảng đại như vậy. Ngài cũng sẽ tiếp tục hành xử cách ấy đối với chúng ta: “Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy”.

Mời Bạn: Nhận lãnh sự sống, bạn cũng có sứ mạng bồi đắp sự sống cho anh em. Nhận được ánh sáng đức tin, bạn cũng phải chiếu tỏa ánh sáng đó cho tha nhân ở chung quanh bạn. Qui luật cho và nhận kéo theo một qui luật khác, đó là càng biết chiếu tỏa ánh sáng Tin Mừng, thì bạn lại càng đón nhận được nhiều ánh sáng, nhiều ơn Chúa.

Sống Lời Chúa: Tâm niệm: Tôi luôn sẵn sàng và quảng đại chia sẻ với tha nhân, Chúa sẽ ban lại cho tôi gấp trăm.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, cuộc đời con là một chiếc đèn. Xin cho đời sống Kitô hữu nơi con được tỏa sáng rạng ngời, để có thể thắp lên những ngọn đèn khác nơi anh chị em con.

 


 

31/01/14 THỨ SÁU TUẦN 3 TN
Mồng Một Tết Giáp Ngọ. Cầu bình an năm mới 
Mt 5,1-10

SỐNG 365 NGÀY NĂM CON NGỰA

“Phúc thay ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.”(Mt 5,6)

Tin MừngKhi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Ðất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa".

Người còn phán: "Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung nước Thiên Chúa? hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh nước đó được? Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được". Người dùng nhiều dụ ngôn như thế mà rao giảng lời Chúa cho họ, tuỳ sức họ có thể hiểu được, và Người chỉ nói với họ bằng dụ ngôn, nhưng khi ở riêng với các môn đệ, Người giải thích tất cả cho các ông.


Suy niệm: Vị thánh có kỷ niệm sâu đậm nhất với ngựa có lẽ là thánh Phaolô. Nhờ cú ngã ngựa trên đường đi Đamas mà ngài gặp Đức Kitô, rồi trở thành tông đồ hăng hái và trung thành phục vụ Chúa. Hăng hái và trung thành cũng là đặc tính nổi bật nơi loài ngựa, cùng với tinh thần tập thể, liên đới: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn, nhất là một hình tượng tuyệt đẹp đáng cho người Việt hôm nay suy gẫm: Một con ngựa đau, cả tàu chê cỏ. Vợ chồng sống trung tín với nhau, chiều dài năm tháng không làm xói mòn lời thề hứa hôm nào: Ngựa hay không thay dáng chạy, người tốt không đổi thay lời. Người Kitô hữu không sống theo thói đời hay tinh thần thế tục, nhưng theo tinh thần Tin Mừng, tránh tình trạng: Ngựa ô chẳng cỡi, cỡi bò, đường ngay chẳng chạy, chạy dò đường quanh.

Mời Bạn: Bạn đang đứng trước một năm mới, năm con ngựa Giáp Ngọ, với vô vàn lời cầu chúc tốt đẹp từ người thân quen. Khi cầu xin bình an năm mới cho mình, người thân, giáo xứ và thế giới, bạn cũng hiểu rằng chính mình phải góp phần xây dựng bình an ấy qua nỗ lực sống hiệp thông, liên đới, trung tín và theo tinh thần siêu thoát của Tin Mừng Nước Trời.

Sống Lời Chúa:Trong năm con ngựa Giáp Ngọ, tôi xem mình cần chú ý tập điều nào trong các đức tính sau đây: hăng hái-nhiệt thành hay liên đới-hiệp thông hoặc trung tín-thủy chung?

Cầu nguyện: Lạy Chúa, ngày đầu năm chúng con muốn dâng lên Chúa lời ngợi khen, tâm tình kính thờ, yêu mến. Xin cho bản thân, gia đình, giáo xứ chúng con được bình an trong năm mới. Amen.

 


 

Kinh “CHÚA MUỐN MƯỢN”

Lạy Chúa, Chúa muốn mượn con mắt của chúng con để tội nhân thấy vẻ nhân từ của Chúa. Chúa muốn mượn đôi tay chúng con để nâng họ chỗi dậy. Chúa muốn mượn trí óc chúng con để tìm ra phương thế giúp họ hoán cải. Chúa muốn mượn con tim chúng con cho họ thấy Chúa đang cảm thông phận người yếu đuối, đang nhói đau vì tội lỗi họ gây nên, nhưng rất yêu thương, sẵn sàng tha thứ chờ họ trở về. Chúng con xin sẵn sàng trao Chúa mượn tất cả.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn