1
06:09 +07 Thứ năm, 25/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 60

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 57


Hôm nayHôm nay : 6362

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 269048

Tổng cộngTổng cộng : 27823332

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH

Những thủ môn của Chúa

Thứ năm - 26/06/2014 18:29-Đã xem: 1759
Người ta thường nói có điên mới làm thủ môn. Thật chẳng dễ chút nào chọn lấy cái vai thủ thành dưới sự trấn áp từ tứ phía: chỉ cần một sai lầm nhỏ hay một khoảnh khắc thiếu tập trung, thì ném niềm hy vọng của đồng đội vào mây khói.
Những thủ môn của Chúa

Những thủ môn của Chúa

Người ta thường nói có điên mới làm thủ môn. Thật chẳng dễ chút nào chọn lấy cái vai thủ thành dưới sự trấn áp từ tứ phía: chỉ cần một sai lầm nhỏ hay một khoảnh khắc thiếu tập trung, thì ném niềm hy vọng của đồng đội vào mây khói.

Nhưng trong giải World Cup 2014 ở Brazil lần này, đặc điểm chung của các thủ môn là sùng đạo chứ không phải điên rồ. Những cầu thủ đứng vị trí cuối cùng của hàng hậu vệ của các đội tuyển Croatia, Nigeria và Costa Rica nhiều lần thú nhận rằng họ đã tìm thấy trong đức tin Kitô giáo một nguồn trợ lực thiêng liêng hữu ích, không chỉ trong đời sống thường nhật như mọi ngày, mà cả trên sân cỏ. Lòng sùng đạo đồng hành với vận mệnh của các thủ môn, không đơn giản chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, bởi lẽ sức mạnh của lời cầu nguyện giúp cho các thủ môn giảm bớt căng thẳng và đạt được sự tập trung cần thiết, ngay cả trong những khoảnh khắc “nguy hiểm” nhất.

Thủ môn của đội tuyển “Những chú đại bàng xanh” đến từ “Lục địa đen”, Vincent Enyeama từng được so sánh với “người nhện” Gianluigi Buffon của đội tuyển Ý, và là một trong những thủ thành giữ sạch lưới trong những trận đầu của giải World Cup năm nay. Anh đã sống đức tin cách mãnh liệt và được đồng đội đặt cho biệt danh “Vị Mục Tử”. Enyeama thường mời toàn đội của mình cùng cầu nguyện trước khi thi đấu, trước các buổi luyện tập hay trước các bữa ăn. Thậm chí, trong một cuộc phỏng vấn, đội trưởng của Nigeria đã thừa nhận rằng nếu Enyeama không làm thủ môn, thì có thể anh sẽ bình thản lập một nhà thờ”.

Sau giải bóng đá các quốc gia Phi Châu AFCON 2013 trong đó Enyeama đã cứu đồng đội khỏi thất bại bằng một cú bắt bóng quyết liệt, đầy kỹ thuật, anh trả lời cuộc phỏng vấn của các nhà báo: “Các thiên thần của Chúa đã giúp tôi và đã làm cho đôi tay của tôi đặt vào đúng chỗ mà chặn quả bóng lại”. Sự nghiệp của Enyeama tưởng như đã bị đốn ngã vào năm 2004 trong một tai nạn xe hơi giết người. Nhưng anh thủ môn này đã thành công lách được tai nạn đó với vài vết xây xát, và một lần nữa anh tạ ơn Chúa đã cứu thoát anh.

Một thủ thành đạo đức khác là Stipe Pletikosa của “Đội bóng rực lửa” Croatia. Trong các lần thi đấu, anh đều mặc cái áo có hình Đức Mẹ Mễ Du, và trước khi bước vào sân cỏ, anh chăm chú cầu nguyện cho đến giây phút chỉ còn lại một mình. Chính tại Mễ Du, tháng 5 năm ngoái anh cùng với đội tuyển đã luyện tập 1 tuần, trước khi đối mặt với những trận đấu quan trọng để được tham gia vào giải bóng đá thế giới.

Ngoài ra, thủ thành Croatia này đã khẳng định trong một cuộc phỏng vấn rằng đức tin đã giúp anh giữ được một lối ứng xử đúng mức và tránh được những cái mà anh gọi là “hạnh phúc giả tạo” hay những thái quá thường làm cho đời sống của những cầu thủ nổi tiếng được công chúng chú ý đặc biệt. Trái lại, Pletikosa kể rằng anh tìm thấy sức mạnh không phải nơi đồng tiền hay lòng hâm mộ của công chúng, nhưng trong tương quan với Chúa. Anh nói: “Cầu nguyện là trung tâm của cuộc giao tiếp với Chúa, và cầu nguyện đã đem lại cho tôi sự bình an”.

Thủ môn khác của Costa Rica, Keylor Navas đã khẳng định rằng trước mỗi trận đấu anh đều cầu nguyện và xin Chúa đặt hai thiên thần bảo vệ trên những cái cọc của anh. Anh thêm rằng sức mạnh của lời cầu nguyện giúp anh tập trung và làm ngơ những tiếng la ó phản đối và nhục mạ đến từ khán đài. Ngoài ra anh còn cộng tác với Hội Nova Vida của Valencia hỗ trợ cho những người kém may mắn. Tổ chức này cũng có một đội bóng đá tên là Câu Lạc Bộ Bóng Đá Tin Mừng (Evangelico F.C) qua thể thao mà thực hiện những cử chỉ bác ái, nhân đạo.

Trong một cuộc phỏng vấn, Navas kể lại cách thức anh sống tâm tình tôn giáo: “Đối với tôi, Thiên Chúa đi trước hết mọi sự. Mỗi lần vào trận đấu, tôi đều quỳ gối, giang tay và cầu nguyện… Đoạn Thánh Kinh mà tôi yêu thích là Thư Galat 1,10 nói rằng: “Nếu tôi tìm cách làm đẹp lòng người đời thì tôi không phải là tôi tớ của Đức Kitô”. Vì thế tôi không mất bình tĩnh. Chúa đã ban cho tôi sức khỏe và một công việc tuyệt vời. Nhưng tôi không dừng lại ở đó mà chờ đợi điều sẽ xảy ra. Tôi làm việc, tôi làm hết sức mình, như mọi người trong đất nước tôi, với đức tin và niềm hy vọng: không có những điều này sẽ không đi đến đâu cả”.

Tất nhiên, điều mà những thủ môn “thi hành sứ vụ vì Chúa” không phải là câu chuyện mới mẻ. Thủ môn đội tuyển Argentina Carlos Roa, sau giải World Cup 1998 tại Pháp, anh đã rút vào nơi thanh vắng trong một năm để cầu nguyện và phụng sự Chúa như một tín hữu ngoan đạo của Giáo hội Cơ đốc Phục Lâm. Chắc chắn các thủ môn Kitô giáo trong Giải bóng đá Thế giới lần này đã tìm thấy nơi thích hợp để cầu nguyện, khi mà Brazil là quốc gia tìm cách nối kết thể thao với việc loan báo Tin Mừng hơn các nước khác.

Chính tại Brazil này mà phong trào “Những vận động viên của Đức Kitô” được thành lập, với mục tiêu quy tụ tất cả những nhà thể thao có cảm hứng Tin Mừng. Hơn nữa, chính bóng đá ở Barazil có nguồn gốc Kitô giáo: Theo tập chí Brazil “Passos” các tu sĩ Dòng Tên đã đưa môn bóng đá vào các trường học vì “những bài học luân lý đến từ khí thế thể thao”.

Sr. Maria Đinh Thị Sáng, OP
Phỏng theo Zenit.org, 22/6/2014

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn