1
06:40 +07 Thứ sáu, 26/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 110

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 105


Hôm nayHôm nay : 6741

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 289778

Tổng cộngTổng cộng : 27844062

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH

Gương Truyền giáo - Hội Thầy Giảng Truyền giáo tại Việt Nam

Thứ bảy - 22/06/2013 17:07-Đã xem: 1297
Khi vào giáo phận Đàng Trong, được cha Đắc Lộ kể tình hình Truyền giáo kết quả lạ lùng do các Thầy giảng giúp cha Đắc Lộ, nên Bà Minh Đức xin: "Thưa cha, vậy kỳ này cha cũng đào tạo một số Thầy Giảng trong Miền Nam này đi! Chắc con cũng có mấy thanh niên đạo đức sẽ xin cha giúp!"
Gương Truyền giáo - Hội Thầy Giảng Truyền giáo tại Việt Nam

Gương Truyền giáo - Hội Thầy Giảng Truyền giáo tại Việt Nam


Năm 1615, cha Đắc Lộ thành lập Hội Thầy Giảng Truyền giáo tại Việt Nam. Thanh niên đầu tiên gia nhập tổ chức Thầy Giảng là Augustinô, người Đà nẵng. Tổ chức Thầy Giảng là nơi xuất thân các linh mục tiên khởi, là nơi mở đầu cho Hội Thầy Giảng, và cũng là nguồn gốc "Nhà Đức Chúa Trời" ở Miền Bắc sau này.

Tôi (cha Đắc Lộ) đã sáng lập và đào tạo được nhiều thầy giảng Việt Nam, các thầy cộng tác đắc lực trong việc truyền giáo. Đứng đầu là thầy Phaxicô, Anrê (thầy giảng Phú Yên) và Inhaxiô. Chính các thầy ấy, nhờ ơn Chúa giúp, đã tạo nên những tiến triển của Giáo Hội Việt Nam tại Giáo phận Đàng Ngoài. Sau đó gặp bao nhiêu khó khăn, do những kẻ ghen ghét và một số cung phi, thê thiếp, những người tòng giáo vì không được giữ hai vợ, gây nên. Năm 1630, chúa Trịnh cấm đạo, cha Đắc Lộ bị trục xuất. Biết mình không thể ở lại lâu, nên cha đã tổ chức Lễ Khấn hứa long trọng cho các thầy giảng. Các thầy này vẫn khấn Vâng lời, Khiết tịnh, và Khó nghèo. Ngài giao nhiệm vụ lại cho các thầy giảng. Đặc biệt trong dịp này, cha Đắc Lộ hướng dẫn làm một bản "kiến nghị". với tư cách 5,000 giáo dân ở Bắc Việt bày tỏ lòng trung thành và biết ơn đối vớiTòa Thánh La Mã. Kiến nghị này viết bằng chữ Nôm (1630), và được cha Đắc Lộ dịch ra tiếng Latin. Sau đó Đức Giáo Hoàng Urbain VIII đã nhận được bản kiến nghị ấy. Tháng 5-1630, ngài từ giã Đàng Ngoài, đi vào giáo phận Đàng Trong. Cha đi rồi, các thầy giảng đi khắp nơi truyền giáo, rửa tội được hơn 3,340 người trong năm 1631. Giáo phận Đàng Ngoài có được 20 thánh đường. Nhất là có được một vị tử đạo đầu tiên: đó là một giáo dân can đảm giúp việc trong nhà người em chúa Trịnh... Từ đó, việc truyền giáo vẫn lan rộng, mặc dầu gặp biết bao nhiêu khó khăn.

Sau đó, số các thầy giảng tại miền Bắc tăng lên tới 100 thầy. Năm 1633 hai thầy Gioan và Toma được cha Amaral cử sang Lào với nhiệm vụ ngoại giao với nhà Vua lân quốc và nghiên cứu việc truyền giáo tại đây. Một thầy được vua Lào giữ lại, một thầy về lại VN đưa tin hảo ý của vua Lào. Bốn năm sau, từ VN, cha Bonelli cùng 2 thầy giảng xuất sắc là Anrê và Toma mang ánh sáng đức tin vào xứ Lào. Tiếc thay cha Bonelli và thầy Anrê bị bệnh chết tại ranh giới, 1638, chỉ còn thầy Toma tiếp tục  sang kinh đô. Nhưng lúc ấy dân Lào chưa sẵn sàng nghe tiếng Chúa. Nên sau một năm hoạt động không kết quả, thày trở về.

Khi vào giáo phận Đàng Trong, được cha Đắc Lộ kể tình hình Truyền giáo kết quả lạ lùng do các Thầy giảng giúp cha Đắc Lộ, nên Bà Minh Đức xin: "Thưa cha, vậy kỳ này cha cũng đào tạo một số Thầy Giảng trong Miền Nam này đi! Chắc con cũng có mấy thanh niên đạo đức sẽ xin cha giúp!"

Gần 2 năm, cha Đắc Lộ ở lại, sống lén lút ở vùng Đà nẵng, Quảng Nam, với sự chăm chú đào tạo một số thầy giảng để làm nồng cốt cho công cuộc truyền giáo trong tương lai. Ngài đã chọ lựa được 10 Thầy, trong đó gồm có Anrê (Thầy giảng Phú Yên), Inhaxiô và Vinh Sơn, là những người ngài tin tưởng hơn cả. Trước khi ly biệt, ngài cũng đã tổ chức Lễ khấn long trọng, như đã làm ở Đàng Ngoài. Sau đó các thầy đã hăng say hoạt động truyền giáo, và đã rửa tội được 293 người. Vào tháng 9-1643, vì tình thế bắt buộc cha Đắc Lộ phải ra đi về Macao, giao lại cho các Thầy Giảng công cuộc truyền giáo.

Theo nhiều vị thừa sai tường thuật, nhất là Cha Đắc Lộ, là Chúa đã làm rất nhiều phép lạ tại Việt Nam, mà "Các Thầy Giảng đã không thể kể hết được. Tôi quả quyết, do sự tận tụy và đức tin của các Thầy Giảng, mà có nhiều phép lạ xẩy ra nơi các tín hữu tại Việt Nam. Nhiều khi họ chỉ dùng Dấu Thánh giá và Nước phép mà nhiều lần đã xua đuổi quỉ ám ảnh, đã chữa lành mọi thứ bệnh, đã làm cho nhiều người mù được sáng, thậm chí đã làm cho 2 ngưòi chết sống lại...

"Môt ông chủ cai trị một xóm. Xóm này một hôm bị bệnh dịch tả, ông chủ đến cầu cứu với cha Đắc Lộ, cha liền sai 6 Thầy Giảng đến tận nơi. Các Thầy đem thánh giá, nước phép, ngành lá đã làm phép, nến thánh và ảnh Đức Mẹ Maria. Các thầy dựng Thánh giá ở giữa làng và 2 cổng đầu làng; rồi các thầy đi thăm từng nhà, cho bệnh nhân hôn ảnh Đức Mẹ và uống ít giọt Nước Thánh.. Chỉ trong 8 ngày sau, các Thầy đã dùng Danh Chúa Giêsu chữa lành 262 bệnh nhân. Sau cuộc chữa lành này, mọi người đều dùng Nước Thánh. Nên mỗi Chúa Nhật, cha Đắc Lộ phải làm phép 500 lu nước Thánh" (Rhodes, Hi store du Royaume du Tonkin, ch.xli; xlv).

Tháng giêng 1644 cha Đắc Lộ trở lại Huế lần cuối, tuy tình hình không ổn, cũng rửa tội được 200 người; trở vào Đà Nẵng tổ chức lễ Phục sinh; ra Bắc lại ở Đồng Hới. Lại trở lại Huế, lén lút gặp các Thầy giảng, để an ủi và thu xếp các công việc cho các Thầy Giảng. Tại Quảng Nam, ngài mục kích cuộc tử đạo của Thầy giảng Anrê Phú Yên. Chính cha đứng sát bên Thầy Anrê, và khi lính chém đầu Thầy, cha Đắc Lộ đã đỡ lấy và sau này, cha đem về Roma, và cho tới nay, thủ cấp của Vị tử đạo đầu tiên vẫn còn lưu giữ tại Roma. Sau lễ Giáng Sinh 1644, cha bị bắt giam, sau tù 2 tháng, được phóng thích. Mùa hè năm ấy, ngày 3 tháng 7 năm 1645, cha Đắc Lộ vĩnh viễn từ biệt Việt Nam, quê hương thứ hai của cha.

Năm 1645, hai Thầy giảng Inhaxiô và Vinh Sơn được phúc tử đạo. Thầy Inhaxiô sinh năm 1610 tại làng Liêm công, miền Cửa Tùng, học thức rộng, tinh thông kinh sử, được bổ nhiệm một chức vụ tại phủ Tổng trấn, tức dinh ông Hoàng Khê. Ông lập gia đình, nhưng vợ chết sớm, trở lại công giáo năm 30 tuổi (1640) do cha Đắc Lộ rửa tội. Chính chúa Thượng thẩm vấn các thầy. Trước câu trả lời đại diện cho cả nhóm 9 người bị bắt: "Muôn tâu thánh thượng, tất cả chúng tôi đều theo đạo Thiên Chúa, chúng tôi quyết giữ đạo. dầu phải chết cũng không bỏ", chúa Thượng đã vô cùng tức giận: "Để coi chúng bay có sức chịu nổi hình phạt của ta chăng!" Trong 9 người cũng có thầy giảng Vinh Sơn lên tiếng đồng ý với Inhaxiô. Chúa Thượng lên án trảm quyết 2 thầy giảng, còn 7 giáo dân còn lại ai cũng bị chặt một ngón tay, hôm ấy là ngày 15-7-1645. Thầy Vinh sơn can đảm chết vì Chúa. Bà mẹ của Thầy Inhaxiô theo con tới nơi trảm quyết, bà khóc, con cũng khóc xót thương mẹ. Năm ấy Inhaxiô 37 tuổi. Sau này em ruột của Inhaxiô cũng được phúc tử đạo. Giáo dân xông vào thấm lấy máu 2 Thầy Giảng tử đạo, đem về kỷ niệm tôn kính. Bà Minh Đức cũng được những di tích máu của hai vị tử đạo và tôn kính. Các cha Đắc Lộ và Saccano trong các bản ký sự, đều khen ngượi nhân đức của thầy Inhaxiô, vị thủ lãnh các Thầy Giảng Việt Nam, đã đổ máu làm chứng cho Chúa Giêsu (x.L.Cadière, Un Prince sse Chrétienne... Bul. Amis Vieux Hué, 1939).

Còn lại các Thầy giảng khác, dầu không có các linh mục trong suốt 7 tháng sau đó, vẫn tiếp tục và càng hăng say trong công cuộc Truyền giáo. Các Thầy đã rửa tội thêm được 200 người, và đang dạy thêm 200 người khác. Nguyên một năm 1647, các thầy đã rửa tội được 400 người. Tính đến cuối năm 1648 đầu năm 1649, lúc Bà Minh Đức từ trần, giáo hội Đàng Trong đã có được 60,000 tín hữu!

Từ năm 1639-1663, hoạt động truyền giáo Miền Bắc đang thời phát triển. Trong thời gian giáo sĩ được tăng cường, giáo dân và thánh đường tăng số. Năm 1639, giáo Hội Đàng Ngoài đã có 82,000 tín hữu, hơn 100 thánh đường, và 128 nhà nguyện nhỏ. Đến năm 1640, con số tín hữu tăng lên 100,000 người. Năm 1641, tăng lên 108,000 người. Trước những viễn tượng tốt đẹp ấy, vào năm 1643, có người tố cáo các giáo sĩ phá tượng Bụt, nên Trịnh Tráng ra chỉ dụ cấm đạo và đuổi các giáo sĩ ra khỏi nước. Chỉ dụ này được treo trên khung cửa các nhà giáo sĩ. Nhưng cha Majorica đã khép léo trình bày sự thật với chúa Trịnh. Được chúa Trịnh thông cảm và chấp thuận cho giáo sĩ ở lại hoạt động. Chỉ dụ cấm đạo được thu hồi sau 3 tháng công bố. Mãi tới 1663, Trịnh Tạc kế vị ngôi cha, ông này đã hạ lệnh cấm đạo, các giáo sĩ bị trục xuất, việc truyền giáo gặp nhiểu khó khăn. Theo kiểm kê 1640, miền Bắc có 107 thánh đường và 129 nhà nguyện. Riêng 3 tinh Nghệ Tĩnh Bình có 70 làng Công giáo, giáo dân được 108,000 ngưòi. Qua năm 1646 lại tăng lên 200,000 người. Đến năm 1655 số giáo dân miền Bắc là 350,000 người. Cũng trong năm này, tổng số thánh đường lên 414 ngôi. Nguyên Thanh Nghệ Tĩnh đã có 160 thánh đường.

Những con số trên đây, cộng thêm với giáo dân Miền Nam, cha Đắc Lộ, ngày 27-6-1649, đã có thể tường trình với các Hồng Y thánh bộ Truyền giáo, tại Tòa Thánh La Mã, con số ước lượng giáo hữu VN lên tới 300,000 người, và mỗi năm tăng lên chừng 15,000 tín hữu, nên cần phải có 300 linh mục để dìu dắt. Nên xin thánh bộ Truyền giáo vận động những giáo sĩ truyền giáo Âu châu sang. Điều này không thể, nên bộ đã đồng ý lựa chon những Thầy nhiệt tình ngay trong Hội Thầy Giảng, để huấn luyện thành các Linh mục bản xứ.

Sau khi các cha bị trục xuất, tại Đàng Trong, chỉ còn lại hai linh mục VN: cha Giuse Trang và Luca Bền cùng với các Thầy giảng truyền giáo. Và ở Đàng Ngoài, cũng chỉ còn lại 2 cha VN: Cha Benedictô Hiền và Gioan Huệ cùng với các Thầy Giảng cùng toàn thể giáo đang đương đầu với các cuộc cấm đạo của Trịnh Tạc (1657-1682) vào những năm 1660, 1661 và 1663... Nhưng trong hoàn cảnh bi đát ấy, tin mừng Đức Thánh Cha Alexandre VII công bố Sắc Lệnh, 1659, ngày 29-7-1658, thành lập hai giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài và bổ nhiệm hai Linh mục Francois Paullu và Lambert de la Motte làm Giám Mục.
Nhưng mãi 2 năm sau, các đức cha vẫn chưa sang được tới giáo phận. Đức cha Paullu, ngày 17-1-1665, trao quyền Đàng Ngoài cho Đức Cha Lambert de la Motte kiêm nhiệm. ĐC Lambert sai cha Deydier làm cha chính Đàng Ngoài. Cha đã họp các Thầy Giảng lại, ngày 15-10-1666, tuyển chọn những thầy có khả năng lên chức Linh mục. Hai thầy Bênêđictô Hiền, 54 tuổi, Gioan Huệ 46 tuổi. Hai thầy sang Xiêm học ngày 24-2-1668. Chỉ trong 2, 3 tháng các thầy được thụ phong và trở về Đàng Ngoài truyền giáo. Tháng 7-1669, ĐC Lambert ra Đàng Ngoài, trong 6 tháng ĐC truyền chức 7 Thầy Giảng lên chức Linh mục và 48 thầy chịu chức Nhỏ. ĐC cải thiện tổ chức Truyền giáo, cắt cử các cha, tuyển mộ chủng sinh. Nhất là tôn nhận Thánh Giuse làm Quan thầy Giáo Hội VN.
 
Sau đó 2 tuần, ĐC Lambert đã ban Sắc thành lập Dòng Nữ Mến Thánh Giá, 26-2-1670, nhằm Lễ Tro. Trao cho họ Hiến Pháp Dòng, chủ tọa Lễ tuyên khấn của hai nữ tu, Agnê và Paula. Lễ Khấn cử hành tại Kiên Lao (Gần Bùi chu ngày nay). Sau đó ĐC vội trở về Xiêm (A. Launay: Op.cit. tr.100-110; x. Tam Bách Chu Niến DMTG 670-1970, Saigon 1970}

 
Một Linh mục ẩn danh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn