1
14:21 +07 Thứ sáu, 29/03/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 60

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 59


Hôm nayHôm nay : 8753

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 281744

Tổng cộngTổng cộng : 27453249

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH

Cảm Thức Đức Tin Trong Đời Sống Giáo Hội - Nguyên văn bài viết

Thứ tư - 30/07/2014 09:20-Đã xem: 2291
Sự quan trọng của cảm thức đức tin trong đời sống Giáo Hội vốn đã được Công Đồng Vatican II nhấn mạnh một cách mạnh mẽ. Vì muốn phá bỏ hình ảnh biếm họa về một phẩm trật tích cực và một hàng ngũ giáo dân thụ động, và cách riêng ý niệm cho rằng có sự tách biệt hoàn toàn giữa Giáo Hội giảng dậy (Ecclesia docens) và Giáo Hội học tập (Ecclesia discens), nên Công Đồng đã dạy rằng mọi người đã nhận phép rửa đều tham dự, theo cách riêng của mình, vào ba chức vụ của Chúa Kitô là tiên tri, linh mục và vương đế.
Cảm Thức Đức Tin Trong Đời Sống Giáo Hội - Nguyên văn bài viết

Cảm Thức Đức Tin Trong Đời Sống Giáo Hội - Nguyên văn bài viết

Nguyên văn tài liệu
''Cảm Thức Đức Tin Trong Đời Sống Giáo Hội''

 
Dẫn Nhập

1. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, “Thánh Thần chân lý phát xuất từ Chúa Cha” và làm chứng cho Chúa Con (Ga 15:26), mọi người đã nhận phép rửa đều tham dự vào chức vụ tiên tri của Chúa Giêsu Kitô, “chứng tá trung thành và đích thực” (Kh 3:14). Họ có nhiệm vụ làm chứng cho Tin Mừng và cho đức tin tông truyền trong Giáo Hội và trong thế giới. Chúa Thánh Thần xức dầu cho họ và trang bị cho họ để họ đảm nhận ơn gọi cao cả ấy, bằng cách ban cho họ một sự hiểu biết rất bản vị và thâm hậu về đức tin của Giáo Hội. Trong thư thứ nhất của Thánh Gioan, tín hữu được ngỏ những lời này: “anh em đã được Đấng Thánh xức dầu cho, và tất cả anh em đều được hiểu biết”, “việc xức dầu mà anh em đã nhận được (từ Chúa Kitô) đang ở trong anh em, và anh em không cần bất cứ ai dạy dỗ anh em nữa”, “việc Người xức dầu cho anh em đã dạy anh em mọi điều rồi” (1Ga 2:20, 27).
 
2. Thành thử, tín hữu có được một bản năng đối với chân lý của Tin Mừng, bản năng này giúp họ khả năng nhận biết và tán thành học lý và thực hành Kitô Giáo chân chính, và bác bỏ những gì là sai lầm. Vì được nối kết với hồng ân đức tin từ trong nội tại, bản năng siêu nhiên này được gọi là cảm thức đức tin (sensus fidei), và nó giúp các Kitô hữu khả năng chu toàn ơn gọi tiên tri của họ. Trong bài diễn văn đầu tiên lúc đọc kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trích lời một phụ nữ khiêm nhường và cao niên mà ngài từng gặp trước đây rằng: “Nếu Chúa không tha thứ hết mọi sự, thì thế gian này đâu còn hiện hữu”; và ngài cảm phục nhận xét như sau: “đây chính là sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần ban cho” (1). Cái nhìn thông sáng của người đàn bà là một biểu hiện chói sáng của cảm thức đức tin, là cảm thức, song song với việc giúp ta biện phân phần nào các sự việc của đức tin, còn phát huy sự khôn ngoan đích thực và làm nẩy sinh việc tuyên xưng sự thật, là điều xẩy ra ở đây. Do đó, cảm thức đức tin rõ ràng là một tài nguyên sống còn đối với việc tân phúc âm hóa là việc mà Giáo Hội đang dấn thân vào ở thời đại ta (2).
 
3. Như một ý niệm thần học, cảm thức đức tin nói tới 2 thực tại khác biệt nhau dù có liên hệ mật thiết với nhau, một đàng là Giáo Hội duy nhất, “cột trụ và chiến lũy của sự thật” (1Tm 3:15) (3), một đàng là các tín hữu cá thể, những người vốn thuộc về Giáo Hội nhờ các bí tích khai tâm, và là những người, nhờ thường xuyên cử hành Thánh Thể, đã tham dự cách riêng vào đức tin và vào đời sống Giáo Hội. Một đàng, cảm thức đức tin nói tới khả năng bản thân của tín hữu biện phân được chân lý đức tin, bên trong hiệp thông Giáo Hội. Đàng khác, cảm thức đức tin cũng có ý nói tới một thực tại có tính cộng đoàn và có tính Giáo Hội, đó là bản năng đức tin của chính Giáo Hội, nhờ đó, Giáo Hội nhận biết Chúa của mình và công bố lời của Người. Theo nghĩa này, cảm thức đức tin được phản ảnh nơi sự đồng thuận của người đã nhận phép rửa trong việc qui phục tín lý đức tin hay một yếu tố nào đó của giáo lý hành động Kitô Giáo (Christian praxis) một cách sống động. Sự đồng thuận (consensus) này đóng một vai trò sống còn trong Giáo Hội: sự đồng thuận của các tín hữu (consensus fidelium) là tiêu chuẩn chắc chắn để ta xác nhận liệu một học lý hay một thực hành đặc thù nào đó có thuộc đức tin tông truyền hay không (4). Trong văn kiện này, chúng tôi sử dụng hạn từ cảm thức đức tin của tín hữu (sensus fidei fidelis), để chỉ khả năng bản thân của người tín hữu biết biện phân chính xác các vấn đề thuộc đức tin, còn hạn từ cảm thức đức tin của các tín hữu (sensus fidei fidelium) là để nói tới bản năng đức tin của toàn thể Giáo Hội. Theo đồng văn này, cảm thức đức tin có ý nói tới cả hai thực tại vừa kể và đối với thực tại thứ hai, hạn từ cảm thức của các tín hữu (sensus fidelium) cũng đã được sử dụng.
 
4. Sự quan trọng của cảm thức đức tin trong đời sống Giáo Hội vốn đã được Công Đồng Vatican II nhấn mạnh một cách mạnh mẽ. Vì muốn phá bỏ hình ảnh biếm họa về một phẩm trật tích cực và một hàng ngũ giáo dân thụ động, và cách riêng ý niệm cho rằng có sự tách biệt hoàn toàn giữa Giáo Hội giảng dậy (Ecclesia docens) và Giáo Hội học tập (Ecclesia discens), nên Công Đồng đã dạy rằng mọi người đã nhận phép rửa đều tham dự, theo cách riêng của mình, vào ba chức vụ của Chúa Kitô là tiên tri, linh mục và vương đế. Cách riêng, Công Đồng dạy rằng Chúa Kitô chu toàn chức vụ tiên tri của Người không những nhờ phẩm trật mà còn nhờ cả hàng giáo dân nữa.
 
5. Tuy nhiên, trong việc tiếp nhận và áp dụng giáo huấn của Công Đồng về chủ đề này, nhiều câu hỏi được đặt ra, nhất là về các tranh cãi liên quan tới một số vấn đề tín lý hoặc luân lý khác nhau. Cảm thức đức tin chính xác là gì và làm sao nhận diện được nó? Đâu là nguồn Thánh Kinh của ý niệm này và cảm thức đức tin hành xử ra sao trong truyền thống đức tin? Cảm thức đức tin liên hệ ra sao với huấn quyền trong Giáo Hội của Đức Giáo Hoàng và các giám mục, và với thần học? (5). Đâu là điều kiện để thi hành cảm thức đức tin này cách chân chính? Cảm thức đức tin có phải là một điều gì khác với ý kiến đa số của tín hữu trong một thời và tại một nơi nhất định nào đó không, và nếu khác, thì nó tác động ra sao đối với những người này? Tất cả các câu hỏi này đòi được trả lời nếu ý niệm cam thức đức tin muốn được hiểu một cách trọn vẹn hơn và sử dụng một cách tin tưởng hơn trong Giáo Hội ngày nay.
 
6. Mục đích của bản văn này không nhằm đưa ra một giải thích thấu đáo cho hạn từ cảm thức đức tin mà chỉ minh giải và đào sâu một số khía cạnh quan trọng của ý niệm chủ yếu này nhằm giải đáp một vài vấn đề, nhất là liên quan tới việc làm thế nào nhận diện được cảm thức đức tin chân chính trong hoàn cảnh có tranh cãi, như khi có căng thẳng giữa giáo huấn của huấn quyền và một số chủ trương cho rằng mình nói lên cảm thức đức tin chẳng hạn. Thành thử, bản văn này sẽ trước hết xem sét các nguồn Thánh Kinh của ý niệm cảm thức đức tin và cách ý niệm này khai triển và hành xử trong lịch sử và truyền thống Giáo Hội (chương một). Bản chất của cảm thức đức tin tín hữu (sensus fidei fidelis) sau đó sẽ được xem xét cùng với các biểu hiện của nó trong cuộc sống bản thân của người tín hữu (chương hai). Bản văn, sau đó, sẽ suy nghĩ về cảm thức đức tin các tín hữu (sensus fidei fidelium) tức là cảm thức đức tin trong hình thức Giáo Hội của nó, trước nhất xem xét vai trò của nó trong việc phát triển học lý và thực hành Kitô Giáo, sau đó tầm quan trọng của nó đối với huấn quyền và thần học, rồi tầm quan trọng của nó đối với cuộc đối thoại đại kết (chương ba). Sau cùng, bản văn sẽ tìm cách nhận diện các tâm hướng (dispositions) cần có để tham dự vào cảm thức đức tin chân chính, và cũng sẽ suy nghĩ về một số áp dụng các điều mới tìm ra này vào sinh hoạt cụ thể của Giáo Hội (chương bốn).
 

Chương một: Cảm thức đức tin trong Thánh Kinh và Thánh Truyền

 
7. Kiểu nói cảm thức đức tin không có trong cả Thánh Kinh lẫn giáo huấn chính thức của Giáo Hội, cho mãi tới Vatican II. Tuy nhiên, ý niệm cho rằng Giáo Hội như một toàn thể không sai lầm trong niềm tin của mình, vì là thân mình và là hiền thê của Chúa Kitô (xem 1Cor 12:27; Eph 4:12; 5:21-32; Kh 21:9), và rằng mọi chi thể Giáo Hội đều lãnh nhận một việc xức dầu tự nó đã giảng dạy họ (xem 1Ga 2:20, 27), đều được phú ban cho thần khí sự thật (xem Ga 16:13) là một ý niệm được mọi nơi coi là hiển nhiên ngay từ buổi đầu của Kitô Giáo. Chương này sẽ truy nguyên những đường hướng phát triển chính của ý niệm này, trước nhất trong Thánh Kinh và sau đó trong lịch sử tiếp theo của Giáo Hội.
 

1. Giáo huấn Thánh Kinh

 
a) Đức tin như một đáp trả Lời Thiên Chúa
 
8. Trong suốt Tân Ước, đức tin được trình bày như một đáp trả nền tảng và dứt khóat của con người đối với Tin Mừng. Chúa Giêsu công bố Tin Mừng để đem con người tới đức tin: “Thời giờ đã nên trọn, và nước Thiên Chúa đã tới gần; hãy thống hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1:15). Thánh Phaolô thì nhắc các Kitô hữu tiên khởi nhớ lời ngài loan báo về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô để đổi mới và thâm hậu hóa đức tin của họ: “Anh chị em thân mến, giờ đây tôi muốn nhắc nhở anh chị em về tin mừng tôi đã công bố cho anh chị em, tin mừng mà anh chị em đã lãnh nhận và đang nắm vững, nhờ đó anh chị em được cứu rỗi, nếu anh chị em giữ đúng như tôi đã loan báo, nếu không, anh chị em chỉ tin uổng công” (1Cor 15:1-2). Cái hiểu đức tin trong Tân Ước bắt nguồn từ Cựu Ước, nhất là từ đức tin của Ápram, người đã tin vào các lời hứa của Thiên Chúa (St 15:6; xem Rm 4:11, 17). Đức tin này là lời đáp trả tự do đối với việc công bố lời Thiên Chúa, và như thế, nó là một hồng ân Chúa Thánh Thần mà những ai tin thực sự cần lãnh nhận lấy (xem 1Cor 12:3). “Việc vâng phục đức tin” (Rm 1:5) là kết quả ơn thánh Chúa, Đấng đã giải thoát con người và ban cho họ tư cách chi thể của Giáo Hội (Gl 5:1, 13).
 
9. Tin Mừng phát huy đức tin vì nó không chỉ thông truyền tin tức tôn giáo mà còn công bố lời Thiên Chúa, và “sức mạnh cứu rỗi” của Người, một sức mạnh đã thực sự được lãnh nhận (Rm 1:16-17; xem Mt 11:15; Lc 7:22 [Is 26:19; 29:18; 35:5-6; 61:1-11]). Nó là Tin Mừng của Ơn Thánh Thiên Chúa (Cv 20:24), là “mạc khải về mầu nhiệm” Thiên Chúa (Rm 16:25), và là “lời sự thật” (Eph 1:13). Tin Mừng có một nội dung có chất lượng: nước Thiên Chúa đến, Chúa Giêsu chịu đóng đinh sống lại và được hiển dương, mầu nhiệm Thiên Chúa cứu rỗi và hiển dương ta nhờ Chúa Thánh Thần. Tin Mừng có một chủ đề mạnh mẽ: Chính Chúa Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa, đã sai các tông đồ và các người theo chân các ngài ra đi. Tin Mừng mang hình thức công bố trực tiếp, một cách đầy linh hứng và đầy thẩm quyền, bằng lời và bằng việc làm. Muốn lãnh nhận Tin Mừng, ta cần đáp ứng bằng cả con người mình “hết tâm hồn, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi” (Mc 12:31). Đó là đáp trả của đức tin, vốn là “bảo đảm cho những điều ta hy vọng, xác tín những điều ta không thấy” (Thư Do Thái 11:1).
 
10. ‘“Đức tin” vừa là hành vi tin hay tín thác vừa là điều được tin hay được tuyên xưng, vừa là fides qua vừa là fides quae. Cả hai khía cạnh này luôn đi đôi với nhau một cách không thể tách biệt, vì tín thác là tán đồng một sứ điệp có nội dung khả niệm, và tuyên xưng không thể bị giản lược vào chuyện môi mép, nó phải phát xuất từ trái tim (6). Cựu và Tân Ước rõ ràng chứng minh rằng hình thức và nội dung của đức tin thuộc về nhau.
 
b) Các chiều kích bản thân và Giáo Hội của đức tin
 
11. Sách Thánh chứng minh rằng chiều kích bản thân của đức tin được hòa nhập vào chiều kích Giáo Hội; cả hình thức số ít lẫn hình thức số nhiều của ngôi thứ nhất đều có ở đây: “chúng tôi tin” (xem Gl 2:16) và “tôi tin” (xem Gl 2:19-20). Trong các thư của ngài, Thánh Phaolô thừa nhận đức tin của các tín hữu vừa như một thực tại bản thân vừa như một thực tại Giáo Hội. Ngài dạy rằng ai tuyên xưng “Chúa Giêsu là Chúa” đều được Chúa Thánh Thần linh hứng (1Cor 12:3). Chúa Thánh Thầm tháp nhập mọi tín hữu vào thân thể Chúa Kitô và ban cho họ một vai trò đặc biệt để xây dựng Giáo Hội (xem 1Cor 12:4-27). Trong thư gửi tín hữu Êphêsô, việc tuyên xưng một Thiên Chúa và chỉ một Thiên Chúa mà thôi được nối kết với việc thực sự có đời sống đức tin trong Giáo Hội: “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Eph 4:4-6).
 
12. Trong các chiều kích bản thân và Giáo Hội của nó, đức tin có những khía cạnh có tính yếu tính sau đây:
 
i) Đức tin đòi thống hối. Trong lời công bố của các tiên tri Do Thái và của Thánh Gioan Tẩy Giả (xem Mc 1:4), cũng như trong lời giảng dạy Tin Mừng của Chúa Giêsu (Mc 1:14 tt) và trong sứ vụ của các Tông Đồ (Cv 2:38-42; 1Tx 1:9tt), thống hối có nghĩa xưng thú tội lỗi của mình và bắt đầu một cuộc sống mới giữa cộng đoàn ký giao ước với Thiên Chúa (xem Rm 12:1tt).
 
ii) Đức tin vừa được phát biểu vừa được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện và thờ phượng (leiturgia). Cầu nguyện có thể mang nhiều hình thức khác nhau: cầu xin, khẩn nài, ca ngợi, cảm tạ, và tuyên xưng đức tin là một hình thức cầu nguyện đặc biệt. Lời cầu nguyện theo phụng vụ, nổi bật nhất trong cử hành Thánh Thể, ngay từ buổi đầu, đã hết sức chủ yếu đối với đời sống của cộng đồng Kitô hữu (xem Cv 2:42). Cầu nguyện diễn ra cả ở nơi công cộng (xem 1Cor 140 lẫn ở nơi tư riêng (xem Mt 6:5). Với Chúa Giêsu, Kinh Lạy Cha (Mt 6:9-13; Lc 11:1-4) nói lên yếu tính của đức tin. Nó là “bản tóm lược toàn bộ Tin Mừng” (7). Đáng lưu ý là ngôn ngữ của nó là ngôn ngữ “chúng tôi”.
 
iii) Đức tin đem lại hiểu biết. Ai tin người ấy có khả năng nhận biết chân lý của Thiên Chúa (xem Pl 3:10tt). Sự hiểu biết này phát sinh từ việc suy niệm cảm nghiệm của ta về Thiên Chúa, dựa vào mạc khải và tham dự vào cộng đồng tín hữu. Đây là chứng tá của nền thần học khôn ngoan của cả Cựu và Tân Ước (Tv 111:10; xem Cn 1:7; 9:10; Mt 11:27; Lc 10:22).
 
iv) Đức tin dẫn tới tuyên xưng (marturia). Được Chúa Thánh Thần linh hứng, các tín hữu biết Đấng họ tín thác (xem 2Tm 1:12), và họ có khả năng giải thích niềm hy vọng ở trong họ (xem 1Pr 3:15), nhờ các lời tuyên xưng Tin Mừng đầy tính tiên tri và tông truyền (xem Rm 10:9tt). Họ làm việc này nhân danh họ; nhưng họ làm thế giữa cộng đồng tín hữu.
 
v) Đức tin bao hàm tin tưởng. Tín thác Thiên Chúa có nghĩa đặt căn bản cho toàn bộ cuộc sống ta trên lời hứa của Thiên Chúa. Trong Thư Do Thái 11, nhiều tín hữu trong Cựu Ước được nhắc tới như những thành phần của một cuộc diễn hành vĩ đại, qua không gian và thời gian, hướng về Thiên Chúa trên trời, được Chúa Giêsu, “Đấng đi tiên phong và là người hoàn thiện đức tin của ta” hướng dẫn (Dt 12:3). Các Kitô hữu là thành phần của cuộc diễn hành này, cùng chia sẻ một niềm hy vọng và xác tín như nhau (Dt 11:1), và “được bao quanh bởi một đám mây chứng nhân vĩ đại” (Dt 12:1).
 
vi) Đức tin kéo theo trách nhiệm, nhất là việc bác ái và phục vụ (diakonia). Các môn đệ sẽ được nhận biết “qua hoa trái của họ” (Mt 7:20). Các hoa trái này chủ yếu thuộc đức tin, vì đức tin, một nhân đức vốn phát sinh từ việc lắng nghe lời Thiên Chúa, đòi người môn đệ phải vâng theo ý Thiên Chúa. Đức tin công chính hóa (Gl 2:16) là “đức tin hành động qua bác ái” (Gl 5:6; xem Gc 2:21-24). Thực vậy, yêu anh chị em ta chính là tiêu chuẩn đối với tình yêu Thiên Chúa (1Ga 4:20).
 
c) Khả năng biết và làm chứng cho sự thật của các tín hữu
 
13. Trong sách Giêrêmia, “một giao ước mới” đã được hứa hẹn; giao ước này bao hàm việc nội tâm hóa lời Thiên Chúa: “Ta sẽ đặt lề luật Ta trong chúng, và Ta sẽ viết luật đó lên trái tim chúng; và Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, và chúng sẽ là dân của Ta. Chúng sẽ không dạy nhau hoặc nói với nhau “hãy biết Thiên Chúa”, vì mọi người trong chúng đều sẽ biết Ta, từ những kẻ thấp hèn nhất tới những kẻ cao cả nhất trong chúng, Thiên Chúa phán như vậy; vì Ta sẽ tha thứ tội lỗi của chúng, và sẽ không nhớ tới tội lỗi của chúng nữa” (Gr 31:33-34). Dân Thiên Chúa cần được tái tạo như mới, tiếp nhận “một tinh thần mới” để có thể nhận biết và tuân theo lề luật (Ed 11:19-20). Lời hứa này được ứng nghiệm trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu và trong đời sống của Giáo Hội nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Nó đặc biệt nên trọn trong lúc cử hành Thánh Thể, trong đó, tín hữu lãnh nhận chén “giao ước mới” bằng máu Chúa (Lc 22:20; 1Cor 11:25; xem Rm 11:27; Dt 8:6-12; 10:14-17).
 
14. Trong diễn văn từ giã ở Bữa Tối Cuối Cùng, Chúa Giêsu hứa sẽ ban cho các môn đệ “Đấng An Ủi”, vốn là Thần Khí Sự Thật (Ga 14:16,26; 15:26;16:7-14). Thần Khí sẽ nhắc các ông nhớ các lời lẽ của Chúa Giêsu (Ga 14:26), giúp họ khả năng làm chứng cho lời Chúa (Ga 15:26-27), “chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, công chính và phán xét” (Ga 16:8), và “hướng dẫn” các môn đệ “vào mọi chân lý” (Ga 16:13). Tất cả những điều này xẩy ra nhờ ơn Chúa Thánh Thần qua mầu nhiệm vượt qua, được cử hành trong đời sống cộng đồng Kitô Giáo, nhất là trong Thánh Thể, cho tới ngày Chúa đến (xem 1Cor 11:26). Các môn đệ có một cảm thức linh hứng về sự thật luôn hiện thực trong lời Chúa, nhập thể nơi Chúa Giêsu, và ý nghĩa của lời này đối với ngày nay (xem 2Cor 6:2), và đây là điều thúc đẩy Dân Chúa, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, sẵn sàng làm chứng cho đức tin của họ trong Giáo Hội và trong thế giới.
 
15. Môsê từng muốn cho mọi người trong dân trở thành tiên tri nhờ tiếp nhận thần khí Chúa (Ds 11:29). Ước muốn này đã trở thành lời hứa cánh chung nhờ tiên tri Gioen và trong biến cố Ngũ Tuần, Thánh Phêrô đã tuyên bố rằng lời hứa ấy đã được ứng nghiệm: “Thiên Chúa nói, trong những ngày sau cùng, Ta sẽ tuôn tràn Thần Khí ta trên mọi thân xác, và con trai con gái các ngươi sẽ nói tiên tri” (Cv 2:17; xem Ge 3:1). Thần Khí được hứa ban ấy (xem Cv 1:8) đã được đổ xuống, giúp tín hữu nói “về những việc làm đầy quyền lực của Thiên Chúa” (Cv 2:11).
 
16. Lời mô tả đầu tiên về cộng đoàn tín hữu Giêrusalem tổng hợp 4 yếu tố sau đây: “Họ chuyên chăm lắng nghe giáo huấn của các tông đồ, hiệp thông, bẻ bánh và cầu nguyện” (Cv 2:42). Việc chuyên chăm vào 4 yếu tố này đã mạnh mẽ nói lên đức tin tông truyền. Đức tin bám lấy giáo huấn chân chính của các Tông Đồ, là giáo huấn luôn nhắc ta nhớ tới giáo huấn của Chúa Giêsu (xem Lc 1:1-4); nó lôi cuốn các tín hữu vào tình hiệp thông với nhau; nó được đổi mới nhờ cuộc gặp gỡ với Chúa trong lúc bẻ bánh; và nó được dưỡng nuôi nhờ lời cầu nguyện.
 
17. Trong Giáo Hội Giêrusalem, khi xẩy ra tranh chấp giữa người Hy Lạp và người Do Thái liên quan tới việc phân phối thực phẩm hàng ngày, mười hai tông đồ đã triệu tập “toàn thể cộng đoàn môn đệ” và đưa ra quyết định: “làm vui lòng toàn thể cộng đoàn”. Toàn thể cộng đoàn này đã chọn “bẩy người có tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan” và đặt họ trước mặt các tông đồ. Các vị cầu nguyện rồi đặt tay lên họ (Cv 6:1-6). Khi có vấn đề xẩy ra tại Giáo Hội Antiôkia liên quan tới việc cắt da qui đầu và việc thực hành Lề Luật, thì vấn đề này đã được trình lên cho Giáo Hội mẹ ở Giêrusalem phân xử. Công đồng các tông đồ, từ đó phát sinh, có một tầm quan trọng hết sức lớn lao đối với tương lai Giáo Hội. Thánh Luca mô tả trình tự các biến cố này một cách cẩn thận. “Các tông đồ và các vị trưởng thượng họp nhau để cân nhắc vấn đề” (Cv 15:6). Thánh Phêrô kể lại câu truyện ngài được Chúa Thánh Thần linh hứng đi rửa tội cho Ông Cornêliô và gia đình ông dù họ chưa được cắt da qui đầu (Cv 15:7-11). Thánh Phaolô và Barnaba thuật lại kinh nghiệm truyền giáo của họ tại Giáo Hội địa phương Antiôkia (Cv 15:12; xem 15:1-5). Thánh Giacôbê suy tư về các kinh nghiệm này dưới sự soi sáng của Thánh Kinh (Cv 15:13-18), và đề xuất một quyết định cổ vũ tính hợp nhất của Giáo Hội (Cv 15:19-21). “Thế rồi, các tông đồ và các trưởng thượng, với sự đồng ý của toàn thể Giáo Hội, quyết định chọn một số thành viên tại chỗ và phái họ đi Antiôkia cùng với Phaolô và Barbana” (Cv 15:22). Đối với Thánh Luca, các biến cố này cho thấy một hành động có tính đặc trưng Giáo Hội, bao gồm cả thừa tác mục vụ của các tông đồ và các trưởng thượng lẫn sự tham dự của cộng đoàn, nhờ đức tin mà có đủ tư cách tham dự.
 
18. Viết cho tín hữu Côrintô, Thánh Phaolô cho rằng sự điên rồ của thập giá chính là sự khôn ngoan của Thiên Chúa (1Cor 1:18-25). Giải thích tại sao nghịch lý này có thể hiểu được, ngài nói: “chúng ta có tâm trí của Chúa Kitô” (1Cor 2:16; ἡμεῖς δὲ νοῦν Χριστοῦ ἔχομεν; nos autem sensum Christi habemus, theo Bản Phổ Thông). “Chúng ta” ở đây chỉ Giáo Hội Côrintô trong hiệp thông với các Tông Đồ như là một phần của toàn thể cộng đồng tín hữu (1Cor 1:1-2). Khả năng nhận ra Đấng Mêxia chịu đóng đinh là khôn ngoan của Thiên Chúa do Chúa Thánh Thần ban cho; nó không phải là một đặc ân của người khôn ngoan và của luật sĩ (xem 1Cor 1:20), nhưng là một đặc ân được ban cho người nghèo, người bị loại ra bên lề, và những ai bị coi là “điên rồ” dưới mắt thế gian (1Cor 1:26-29). Mặc dù thế, Thánh Phaolô vẫn phê phán người Côrintô vì “vẫn còn thuộc xác thịt”, vẫn chưa sẵn sàng dùng “đồ ăn đặc” (1Cor 3:1-4). Đức tin của họ cần phải trưởng thành và tìm được lối phát biểu tốt hơn bằng lời nói và việc làm.
 
19. Trong thừa tác vụ của ngài, Thánh Phaolô tỏ lòng kính trọng và muốn thâm hậu hóa đức tin của cộng đoàn của ngài. Trong câu 2Cor 1:24, ngài mô tả nhiệm vụ tông đồ của mình như sau: “tôi không muốn hàm ý rằng chúng tôi sai khiến đức tin anh em; đúng hơn, chúng tôi cùng làm việc với anh em để anh em được vui, vì anh em đã bền vững trong đức tin rồi”, và ngài khuyến khích tín hữu Côrintô: “Hãy bền vững trong đức tin của anh em” (1Cor 16:14). Với tín hữu Texalônica, ngài viết một lá thư “để củng cố và khuyến khích anh em vì đức tin của anh em” (1Tx 3:2), và ngài cầu nguyện cho đức tin của các cộng đoàn khác cũng như vậy (xem Cl 1:9; Eph 1:17-19). Không chỉ làm việc để gia tăng đức tin cho người khác, Thánh Tông Đồ biết rằng chính đức tin của ngài cũng cần được củng cố nhờ một loại đối thoại đức tin nào đó: “…để chúng ta cùng khuyến khích nhau bằng đức tin của mỗi người, cả đức tin của anh em lẫn đức tin của tôi” (Rm 1:12). Đức tin của cộng đồng là điểm qui chiếu đối với giáo huấn của Thánh Phaolô và là tiêu điểm đối với thừa tác mục vụ của ngài, tạo ra cả một trao đổi hữu ích hỗ tương giữa ngài và các cộng đoàn của ngài.
 
20. Trong thư thứ nhất của Thánh Gioan, Truyền Thống tông đồ đã được nhắc tới (1Ga 1:1-4) và độc giả được nhắc nhở tới phép rửa của họ: “Anh em đã được Đấng Thánh xức dầu cho và tất cả anh em đều được hiểu biết” (1Ga 2:20). Thư viết tiếp: “Còn về phần anh em, việc xức dầu mà anh em đã lãnh nhận từ Người vẫn ở trong anh em, và như thế, anh em không cần ai dạy dỗ anh em cả. Nhưng vì việc xức dầu này dạy anh em mọi điều, và việc xức dầu này chân thật, không dối trá, thì theo như nó đã dạy anh em, anh em hãy ở trong Người” (1Ga 2:27).
 
21. Cuối cùng, trong sách Khải Huyền, trong tư cách tiên tri, Thánh Gioan nhắc đi nhắc lại với các Giáo Hội (xem Kh 2-3) công thức sau đây “Ai có tai hãy lắng nghe Thần Khí đang nói với các Giáo Hội” (Kh 2:7, và các câu khác). Các chi thể Giáo Hội được khuyên nhủ phải lưu tâm tới lời hằng sống của Thần Khí, tiếp nhận lời ấy, và vinh tụng Thiên Chúa. Chính nhờ vâng phục đức tin, vốn cũng là hồng ân Chúa Thánh Thần, các tín hữu có khả năng nhận biết rằng giáo huấn họ đang tiếp nhận quả thực là giáo huấn của cùng một Thần Khí, và đáp ứng đối với các huấn giáo họ nhận được.
 

2. Sự phát triển của ý niệm cảm thức đức tin và chỗ đứng của nó trong lịch sử Giáo Hội

 
22. Ý niệm sensus fidelium (cảm thức của các tín hữu) bắt đầu được khai triển cách chi tiết và được sử dụng cách có hệ thống hơn vào thời phong trào Cải Cách, mặc dù vai trò dứt khoát của consensus fidelium (đồng cảm thức của các tín hữu) trong việc biện phân và trong việc khai triển học lý liên quan tới tín lý và luân lý vốn đã được nhìn nhận từ thời giáo phụ và trung cổ. Tuy nhiên, điều vẫn còn cần là phải chú ý nhiều hơn tới vai trò chuyên biệt của người giáo dân trong lãnh vực này. Vấn đề này chỉ được đặc biệt chú ý kể từ thế kỷ 19 trở đi.
 
a) Thời giáo phụ
 
23. Các giáo phụ và các nhà thần học của mấy thế kỷ đầu coi đức tin của toàn thể Giáo Hội như một điểm qui chiếu chắc chắn để biện phân nội dung của Truyền Thống tông đồ. Xác tín của họ về tính chắc chắn và thậm chí cả tính vô ngộ của việc toàn thể Giáo Hội biện phân về đức tin và luân lý này được phát biểu trong ngữ cảnh tranh cãi. Các ngài bác bỏ những điều mới lạ rất nguy hiểm do các người lạc giáo đưa ra nhằm so sánh những mới lạ này với những điều được mọi Giáo Hội chủ trương và thực hành (8). Đối với Tertulianô (khoảng các năm 160-225), sự kiện mọi Giáo Hội đều có cùng một đức tin làm chứng cho sự hiện diện của Chúa Kitô và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần; những ai lầm lạc quả đã từ bỏ đức tin của toàn thể Giáo Hội (9). Đối với Thánh Augustinô (354-430), toàn thể Giáo Hội, “từ các giám mục tới những người tầm thường nhất trong các tín hữu” đều làm chứng cho sự thật (10). Việc đồng thuận phổ quát của các Kitô hữu luôn hành xử như một qui tắc chắc chắn để xác định đức tin tông truyền: “Securus judicat orbis terrarum [phán đoán của cả thế giới luôn chắc chắn]” (11). John Cassian (khoảng các năm 360-435) chủ trương rằng sự đồng thuận phổ quát của các tín hữu là một luận điểm đủ để bác bỏ những người lạc giáo (12) và Thánh Vincent thành Lérins (qua đời năm 445) đề xuất qui tắc cho rằng đức tin được tuân giữ khắp nơi, mọi thời, và bởi mọi người (quod ubique, quod semper, quod ab omnibus creditum est) (13).
 
24. Để giải quyết các tranh cãi giữa các tín hữu, các giáo phụ không những nại tới niềm tin chung mà còn nại tới truyền thống thực hành lâu đời nữa. Thánh Giêrôm (khoảng năm 345-420), chẳng hạn, tìm được sự biện minh cho việc tôn kính di hài các thánh trong các thực hành của các vị giám mục và của giáo dân (14) còn Thánh Epiphaniô (khoảng năm 315-403), khi bênh vực đức đồng trinh trọn đời của Đức Mẹ, đã hỏi liệu có ai dám kêu tên ngài mà không thêm tước “đồng trinh” hay không (15).
 
25. Chứng từ của thời giáo phụ chủ yếu quan tâm tới việc làm chứng có tính tiên tri của dân Chúa như một toàn thể, một điều chắc chắn có đặc tính khách quan. Như một toàn thể, các người tin không thể sai lầm trong các vấn đề thuộc đức tin, vì họ đã lãnh nhận việc xức dầu từ Chúa Kitô, tức Chúa Thánh Thần được hứa ban, Đấng trang bị để họ biện phân sự thật. Một số giáo phụ cũng suy tư về khả năng chủ quan của các Kitô Hữu: được đức tin sinh động hóa và được Chúa Thánh Thần ngự bên trong, họ có khả năng duy trì học lý chân thực trong Giáo Hội và bác bỏ sai lạc. Thánh Augustinô, chẳng hạn, lưu ý tới điềm vừa rồi khi ngài quả quyết rằng Chúa Kitô, “thầy dạy nội tâm”, giúp người giáo dân cũng như các mục tử của họ không những lãnh nhận chân lý mạc khải mà còn tán thành chân lý này và thông truyền nó nữa (16).
 
26. Trong năm thế kỷ đầu tiên, đức tin của Giáo Hội như một toàn thể tỏ ra có tính quyết định đối với việc xác định ra qui điển Thánh Kinh và các học lý quan trọng khác, như về thần tính Chúa Kitô, về việc trọn đời đồng trinh và chức mẹ Thiên Chúa của Đức Maria, và việc tôn kính và khẩn cầu các thánh. Như Chân Phúc John Newman (1801-1890) từng nhận định, trong một số trường hợp, đức tin của người giáo dân đã đóng một vai trò chủ yếu. Điển hình rõ ràng nhất là trong cuộc tranh cãi thời danh với phái Ariô trong thế kỷ thứ tư. Lạc giáo này bị lên án tại Công Đồng Nixêa (năm 325), tại đây, thần tính của Chúa Giêsu Kitô đã được định tín. Tuy nhiên, từ đó tới Công Đồng Constantinốp (năm 381), vẫn có sự không chắc chắn nơi các giám mục. Trong thời kỳ này, “truyền thống thần linh chủ trương Giáo Hội vô ngộ được tín hữu giáo dân tuyên xưng và duy trì nhiều hơn hàng giám mục nhiều”. “Lúc đó, các chức năng của ‘Giáo Hội giảng dạy’ bị tạm thời đình chỉ. Giám mục đoàn lúc ấy thất bại trong việc tuyên xưng đức tin của mình. Họ nói lung tung, người này chống lại người kia; sau Nixêa, không còn gì là chứng từ chắc chắn, bất biến, nhất quán nữa, như thế đến cả gần 60 năm” (17).
 
b) Thời trung cổ
 
27. Chân Phúc Newman cũng nhận định rằng “ở thời sau đó, khi các tu sĩ bác học Dòng Bênêđíctô của Đức [Rabanus Maurus, khoảng 780-856] và của Pháp [Ratramnus, chết khoảng năm 870] bối rối trong việc phát biểu học lý về Sự Hiện Diện Thực Sự, thì Paschasius [khoảng 790 - 860], nhờ được giáo dân hỗ trợ, đã mạnh mẽ chủ trương học lý này (18). Một điều tương tự đã xẩy ra với tín điều do Đức GH Bênêđíctô XII tuyên bố trong tông hiến Benedictus Deus (1336), về việc hưởng vinh phúc (beatific vision) mà linh hồn đã được hưởng sau khi qua luyện ngục và trước ngày phán xét (19): “truyền thống, mà dựa vào đó, việc định tín này được thực hiện, đã được biểu lộ trong sự đồng thuận của các tín hữu, với một sự minh bạch mà truyền thừa giám mục vốn không cung cấp được, cho dù nhiều vị là‘Sancti Patres ab ipsis Apostolorum temporibus’ (bậc thánh phụ từ chính thời các tông đồ). Phần lớn công lao được gán cho ‘cảm thức của các tín hữu’; không ai hỏi ý kiến và lời bàn của họ cả, nhưng chứng từ của họ đã được thu thập, tâm tư của họ đã được tham khảo, và tôi dám nói rằng sự nôn nóng của họ được nể vì” (20). Việc khai triển liên tục nơi các tín hữu giáo dân đối với niềm tin và sự tôn sùng (mầu nhiệm) Vô Nhiễm Thai của Trinh Nữ Diễm Phúc Maria, dù bị một số nhà thần học chống đối, là một điển hình khác cho thấy vai trò của cảm thức các tín hữu trong thời trung cổ.
 
28. Các tiến sĩ kinh viện vốn nhìn nhận rằng Giáo Hội, vì là congregatio fidelium (hợp đoàn các tín hữu), nên không thể sai lầm trong các vấn đề đức tin vì hợp đoàn này được Thiên Chúa giảng dạy, luôn kết hợp với Chúa Kitô là đầu của mình, và được Chúa Thánh Thần ngụ cư bên trong. Thánh Tôma Aquinô, chẳng hạn, lấy điều này làm tiền đề dựa vào cơ sở này: Giáo Hội hoàn vũ được cai quản bởi Chúa Thánh Thần, Đấng dạy Giáo Hội “mọi sự thật” như lời Chúa Giêsu hứa (Ga 16:13) (21). Ngài biết rằng đức tin của Giáo Hội hoàn vũ được các vị giáo phẩm phát biểu một cách có thẩm quyền (22) nhưng ngài cũng đặc biệt lưu ý tới bản năng đức tin có tính bản thân của từng tín hữu, điều được ngài thăm dò trong tương quan với nhân đức đối thần tin.
 
c) Thời Cải Cách và thời hậu Cải Cách
 
29. Thách thức do các nhà cải cách thế kỷ 16 đặt ra đòi phải chú ý một cách mới mẻ tới sensus fidei fidelium (cảm thức đức tin của các tín hữu), và do đó, việc bàn luận có hệ thống đầu tiên về nó đã được thực hiện. Các nhà cải cách nhấn mạnh tới tính tối thượng của lời Thiên Chúa trong Sách Thánh (Scriptura sola) và chức linh mục của tín hữu. Theo quan điểm của họ, chứng từ bên trong của Chúa Thánh Thần đủ ban cho mọi người đã lãnh nhận phép rửa khả năng tự mình giải thích lời Thiên Chúa; tuy nhiên, xác tín này không làm họ lùi bước trước việc giảng dạy trong các công đồng và ấn hành các sách giáo lý để huấn giáo tín hữu. Các học lý của họ đặt nghi vấn đối với vai trò và tư thế của Thánh Truyền, thẩm quyền giảng dạy của Đức Giáo Hoàng và của các giám mục, và tính vô ngộ của các công đồng. Để trả lời chủ trương của họ rằng lời hứa hiện diện của Chúa Giêsu và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần đã được ban cho toàn thể Giáo Hội, không riêng cho nhóm Mười Hai, mà cho mọi tín hữu (23), các nhà thần học Công Giáo đã tiến tới việc giải thích trọn vẹn hơn việc các mục tử phục vụ đức tin của tín hữu ra sao. Trong diễn trình giải thích này, họ chú ý nhiều hơn tới thẩm quyền giảng dạy của hàng giáo phẩm.
 
30. Các nhà thần học của phong trào cải cách Công Giáo, nhờ bồi đắp các cố gắng trước đây trong việc khai triển nền Giáo Hội học hệ thống, đã tiếp tục bàn tới vấn đề mạc khải, các nguồn mạc khải và thế giá của chúng. Thoạt đầu, họ trả lời các chỉ trích của các nhà cải cách về một số học lý, bằng cách nại tới tính vô ngộ của toàn thể Giáo Hội, cả giáo dân lẫn giáo sĩ, in credendo (khi tin) (24). Thực vậy, Công Đồng Trent nhiều lần nại tới phán đoán của toàn thể Giáo Hội để bênh vực các khoản bị tranh cãi trong tín lý Công Giáo. Sắc lệnh của công đồng này về Bí Tích Thánh Thể (năm 1551), chẳng hạn, đã chuyên biệt nại tới “cảm thức phổ quát của Giáo Hội” [universum Ecclesiae sensum] (25).
 
31. Melchior Cano (1509-1560), người từng tham dự Công Đồng, đã đưa ra khảo luận chi tiết đầu tiên về cảm thức đức tin của các tín hữu (sensus fidei fidelium) để bênh vực việc người Công Giáo tôn kính sức mạnh được chứng minh của Thánh Truyền trong suy luận thần học. Trong khảo luận tựa là De locis theologicis (1564) (các chủ đề thần học) (26), ngài nhận diện sự đồng thuận chung của các tín hữu hiện thời như là một trong 4 tiêu chuẩn để xác định liệu một hoc lý hay một thực hành nào đó có thuộc về truyền thống tông đồ hay không (27). Trong chương về thẩm quyền của Giáo Hội liên quan tới tín lý, ngài cho rằng đức tin của Giáo Hội không thể sai lạc vì Giáo Hội là Hiền Thê (Hs 2; 1Cor 11:2) và là Thân Thể Chúa Kitô (Eph 5), và vì Chúa Thánh Thần luôn hướng dẫn Giáo Hội (Ga 14:16, 26) (28). Cano cũng nhận định rằng hạn từ “Giáo Hội” đôi khi chỉ mọi tín hữu, bao gồm cả các mục tử, nhưng đôi khi chỉ các nhà lãnh đạo và các mục tử (principes et pastores), vì các ngài cũng có Chúa Thánh Thần (29). Ngài dùng chữ này theo nghĩa đầu khi quả quyết rằng đức tin của Giáo Hội không thể sai lầm, Giáo Hội không thể bị lừa đảo khi tin và tính vô ngộ không phải chỉ thuộc Giáo Hội của những thời đã qua mà cả của Giáo Hội hiện tại nữa. Ngài dùng hạn từ “Giáo Hội” theo nghĩa thứ hai khi dạy rằng các mục tử của Giáo Hội không sai lầm khi đưa ra các phán đoán có thế giá về tín lý, vì các ngài được Chúa Thánh Thần phù trợ trong nhiệm vụ này (Eph 4:; 1Tm 3) (30).
 
32. Thánh Robert Bellarmine (1542-1621), khi bênh vực đức tin Công Giáo chống lại các chỉ trích của Phái Cải Cách, đã lấy Giáo Hội hữu hình, hay “tính phổ quát của mọi tín hữu”, làm điểm khởi hành. Đối với ngài, mọi điều tín hữu coi như nói về đức tin (de fide), và mọi điều các giám mục dạy như thuộc về đức tin, đều nhất thiết đúng và cần phải tin (31). Ngài chủ trương rằng các công đồng của Giáo Hội không thể sai lầm vì chúng có sự đồng thuận này của Giáo Hội phổ quát” (consensus Ecclesiae universalis) (32).
 
33. Các nhà thần học khác thời hậu Triđentinô tiếp tục khẳng nhận tính vô ngộ của Ecclesia (hiểu như toàn thể Giáo Hội, bao gồm các mục tử) in credendo (khi tin), nhưng họ bắt đầu phân biệt một cách sắc nét các vai trò “Giáo Hội giảng dạy” và “Giáo Hội học hỏi”. Việc nhấn mạnh trước đây tới tính vô ngộ “tích cực” của Ecclesia in credendo dần dần bị thay thế bởi việc nhấn mạnh tới vai tò tích cực củaEcclesia docens (Giáo Hội giảng dạy). Cũng từ đó, người ta hay nói rằng Ecclesia discens (Giáo Hội học hỏi) chỉ có được thứ vô ngộ tiêu cực mà thôi.
 
d) Thế kỷ 19
 
34. Thế kỷ 19 là thời kỳ quyết định đối với học lý cảm thức đức tin của các tín hữu. Trong Giáo Hội Công Giáo, sở dĩ có việc này một phần là để trả lời chỉ trích của các đại biểu nền văn hóa hiện đại cũng như của các truyền thống Kitô Giáo khác, một phần cũng vì sự trưởng thành nội bộ, việc gia tăng ý thức lịch sử, quan tân mới mẻ tới các giáo phụ và các nhà thần học trung cổ, và việc tìm hiểu mới mẻ mầu nhiệm Giáo Hội. Trong ngữ cảnh này, các nhà thần học Công Giáo như Johann Adam Möhler (1796-1838), Giovanni Perrone (1794-1876), và John Henry Newman đã lưu ý cách mới mẻ tới cảm thức đức tin của các tín hữu, coi nó như một chủ đề thần học nhằm giải thích việc Chúa Thánh Thần gìn giữ toàn thế Giáo Hội ra sao trong sự thật và biện minh cho các khai triển trong kho tàng tín lý của Giáo Hội. Các nhà thần học làm nổi bật vai trò tích cực của toàn thể Giáo Hội, nhất là sự đóng góp của tín hữu giáo dân, vào việc duy trì và thông truyền đức tin của Giáo Hội; và huấn quyền mặc nhiên xác nhận cái nhìn thấu xuốt này trong diễn trình dẫn tới việc định tín tín điều Vô Nhiễm Thai (1854).
 
35. Để bảo vệ đức tin Công Giáo chống lại thuyết duy lý, học giả của Tübingen là Johann Adam Möhler, tìm cách mô tả Giáo Hội như một cơ thể sống động và cố gắng khám phá ra các nguyên tắc điều hướng việc khai triển học lý. Theo quan điểm của ngài, Chúa Thánh Thần lên sinh khí, hướng dẫn và kết hợp các tín hữu thành một cộng đồng của Chúa Kitô, làm phát sinh nơi họ một “ý thức” có tính Giáo Hội về đức tin (Gemeingeist hay Gesamtsinn), một điều giống như Volksgeist hay tinh thần quốc gia (33). Cảm thức đức tin này, vốn là chiều kích chủ quan của Thánh Truyền, nhất thiết bao gồm một yếu tố khách quan, tức giáo huấn của Giáo Hội, vì “cảm thức” có tính Kitô của tín hữu, một cảm thức sống trong trái tim họ và hầu như tương đương với Thánh Truyền, không bao giờ tách biệt với nội dung của nó cả (34).
 
36. Chân phúc John Henry Newman thoạt đầu tìm hiểu cảm thức đức tin của các tín hữu để giải quyết sự khó hiểu của ngài đối với việc khai triển học lý. Ngài là người đầu tiên cho công bố trọn một khảo luận về đề tài sau, tức “Một Khảo Luận về Việc Khai Triển Học Lý Kitô Giáo” (1845). Ngài đã liệt kê các đặc điểm của một khai triển trung thành. Để phân biệt giữa việc khai triển đúng và việc khai triển sai, ngài dùng qui luật của Thánh Augustinô, đồng thuận phổ quát của toàn thể Giáo Hội “Securus judicat orbis terrarum”, nhưng ngài thấy rõ: cần phải có một thẩm quyền bất khả ngộ để gìn giữ Giáo Hội trong sự thật
 
37. Sử dụng các thông sáng của Möhler và Newman (35), Perrone lấy lại cách hiểu của các giáo phụ về cảm thức các tín hữu để đáp ứng ý nguyện phổ quát của tín hữu muốn Đức Giáo Hoàng định tín mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai của Đức Maria; ngài thấy sự đồng thanh nhất trí, hay conspiratio, của các tín hữu và mục tử của họ là một bảo đảm đối với nguồn gốc tông truyền của học lý này. Ngài chủ trương rằng các nhà thần học nổi danh nhất đều gán một sức mạnh có chứng cớ cho cảm thức của các tín hữu và sức mạnh của một “dụng cụ của truyền thống” có thể bù đắp cho sự thiếu sót của một dụng cụ khác, thí dụ, “sự im lặng của các giáo phụ” chẳng hạn (36).
 
38. Các nghiên cứu của Perrone đã gây ảnh hưởng lên Đức Piô IX, giúp ngài quyết định tiến tới việc định tín mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai. Ảnh hưởng này hiển nhiên ở sự kiện: trước khi định tín, ngài yêu cầu các giám mục khắp thế giới phúc trình bằng văn thư cho ngài hay lòng sùng kính của giáo sĩ và giáo dân của các vị đối với việc tượng thai ra Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm (37). Trong tông hiến định tín, tựa là Ineffabilis Deus (1854), Đức GH Piô IX tuyên bố rằng mặc dù ngài đã biết rõ tâm tư các vị giám mục đối với vấn đề này, ngài vẫn đặc biệt yêu cầu các vị thông tri cho ngài về lòng đạo đức và sùng kính của các tín hữu của các vị đối với khía cạnh này, và ngài kết luận rằng “Thánh Kinh, Thánh Truyền đáng kính, cảm thức thường hằng của Giáo Hội [perpetuus Ecclesiae sensus], sự đồng linh hứng đặc biệt giữa các giám mục Công Giáo và tín hữu [singularis catholicorum Antistitum ac fidelium conspiratio], và các pháp lệnh cùng hiến chế đáng nhớ của các vị tiền nhiệm của ta” thẩy đều đã làm sáng tỏ một cách kỳ diệu và công bố học lý này (38). Ngài đã sử dụng ngôn từ trong khảo luận của Perrone như thế để diễn tả chứng từ chung của các giám mục và các tín hữu. Chân Phúc Newman vốn đã làm nổi bật hạn từ đồng linh hứng conspiratio, và nhận định rằng “hai Giáo Hội, tức Giáo Hội giảng dạy và Giáo Hội học hỏi, được đặt chung với nhau thành một chứng từ kép, minh giải lẫn nhau và không bao giờ chia rẽ” (39).
 
39. Sau đó, khi viết cuốn “Về Việc Tham Khảo Tín Hữu Trong Các Vấn Đề Học Lý” (1859), Chân Phúc Newman muốn chứng minh rằng tín hữu (phân biệt với các mục tử của họ) có vai trò riêng và tích cực của họ trong việc bảo tồn và chuyển giao đức tin. “Truyền thống Tông Đồ được giao phó cho toàn thể Giáo Hội với mọi thành phần của nó và hành xử per modum unius (theo phương thức hợp nhất)”, nhưng các giám mục và các giáo dân làm chứng cho nó theo nhiều cách thế khác nhau. Ngài nói rằng truyền thống “tự biểu lộ cách khác nhau tùy mỗi thời: đôi khi do miệng hàng giám mục, đôi khi do các nhà thần học, đôi khi do dân chúng, đôi khi do phụng vụ, nghi thức, nghi lễ, và phong tục, biến cố, các cuộc tranh luận, các phong trào, và tất cả những hiện tượng khác bao gồm dưới tên lịch sử” (40). Đối với Chân Phúc Newman, “trong kiểu nói pastorum et fidelium conspiratio, có một điều gì đó không thuộc một mình các mục tử” (41). Trong tác phẩm này, Chân Phúc Newman trích dẫn khá dài các luận điểm đã được Giovanni Perrone đề xuất một thập niên trước đó để ủng hộ viêc định tín mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai (42).
 
40. Hiến chế Pastor Aeternus của Công Đồng Vatican I, trong đó, huấn quyền vô ngộ của Đức Giáo Hoàng đã được xác định, đã không hề làm ngơ cảm thức đức tin của các tín hữu; trái lại, đã tiền giả thiết nó. Bản thảo đầu tiên của hiến chế, tựa là Supremi Pastoris, mà từ đó hiến chế kia được khai triển, có một chương dành cho tính vô ngộ của Giáo Hội (chương 9) (43). Tuy nhiên, khi trình tự làm việc thay đổi để giải quyết vấn đề vô ngộ của Đức Giáo Hoàng, thì cuộc thảo luận về nền tảng kia đã được hoãn lại và không bao giờ được tiếp tục nữa. Tuy thế, trong lời tường trình (relatio) của ngài về việc định tín tính vô ngộ của Đức Giáo Hoàng, Đức Giám Mục Vincent Gasser có giải thích rằng ơn trợ giúp đặc biệt dành cho Đức Giáo Hoàng không đặt ngài ra ngoài Giáo Hội và không loại bỏ việc tham khảo và hợp tác” (44). Ngài nói: việc định tín mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai là một thí dụ về một trường hợp “khó đến nỗi, để được thông tri, Đức Giáo Hoàng thấy cần phải hỏi ý kiến các giám mục, như một phương thế bình thường, xem tâm tư các Giáo Hội ra sao” (45). Trong một thuật ngữ nhằm loại bỏ chủ nghĩa Pháp Giáo (Gallicism), hiến chế Pastor Aeternus quả quyết rằng các định tín tín lý ex cathedra của Đức Giáo Hoàng liên quan tới đức tin và luân lý là không thể sửa đổi được “do chính chúng chứ không do sự đồng thuận của Giáo Hội [ex sese non autem ex consensu ecclesiae]” (46), nhưng điều này vẫn không làm cho sự đồng thuận của Giáo Hội (consensus Ecclesiae) ra dư thừa. Điều bị loại bỏ là lý thuyết cho rằng một định tín như thế đòi phải có sự đồng thuận này, đến trước hoặc đến sau, như một điều kiện nếu nó muốn có tư thế thẩm quyền (47). Để trả lời cuộc khủng hoảng của phe duy hiện đại, một sắc lệnh của Văn Phòng Thánh, tựa là Lamentabili (1907), đã xác nhận tính tự do của Ecclesia docens (Giáo Hội giảng dạy) đối với Ecclesia discens (Giáo Hội học hỏi). Sắc lệnh bác bỏ đề xuất cho phép các mục tử chỉ được dạy những gì đã được tín hữu tin (48).
 
e) Thế kỷ 20
 
41. Các nhà thần học Công Giáo trong thế kỷ 20 đã thăm dò học lý cảm thức đức tin của các tín hữu (sensus fidei fidelium) trong ngữ cảnh nền thần học về Thánh Truyền, vốn là một Giáo Hội học đổi mới, và nền thần học về giáo dân. Họ nhấn mạnh rằng “Giáo Hội” không đồng nhất với các mục tử của mình; nhờ hành động của Chúa Thánh Thần, toàn thể Giáo Hội đều là chủ thể hay “cơ quan” của Thánh Truyền; và tín hữu giáo dân có vai trò tích cực trong việc chuyển giao đức tin tông truyền. Huấn quyền ủng hộ các khai triển này cả trong lúc tham khảo để định tín việc Đức Nữ Trinh Diễm Phúc Maria vinh hiển được triệu về trời lẫn trong việc Công Đồng Vatican phục hồi và xác nhận học lý cảm thức đức tin.
 
42. Năm 1946, theo khuôn mẫu của vị tiền nhiệm, Đức GH Piô XII gửi thông điệp Deiparae Virginis Mariae tới toàn thể giám mục thế giới yêu cầu các vị thông tri cho ngài hay “về lòng sùng kính của giáo sĩ và giáo dân chư huynh (xem sét cả đức tin và lòng đạo đức của họ) đối với việc Triệu Về Trời Trinh Nữ Rất Diễm Phúc Maria”. Như thế, ngài đã tái xác nhận tập tục tham khảo tín hữu trước khi đưa ra một đính tín tín lý, và, trong tông hiến Munificentissimus Deus (1950), ngài nhắc đến “câu trả lời gần như đồng thanh” ngài đã nhận được (49). Niềm tin vào việc Triệu Đức Maria Về Trời, quả thực, “đã bén rễ hoàn toàn vào tâm trí tín hữu” (50). Đức GH Piô XII nói tới “giáo huấn đồng điệu (concordant) của thẩm quyền tín lý bình thường của Giáo Hội và đức tin đồng điệu của giáo dân Kitô Giáo” và, liên quan tới niềm tin vào việc Triệu Đức Maria Về Trời, ngài nói, như Đức GH Piô IX từng nói liên quan tới niềm tin vào việc Đức Maria Vô Nhiễm Thai, rằng có một “singularis catholicorum Antistitum et fidelium conspiratio” (sự động linh hứng đặc biệt giữa cá mục tử và các tín hữu). Ngài còn nói thêm rằng sự đồng linh hứng này cho thấy “một cách hoàn toàn chắc chắn và vô ngộ” rằng việc Triệu Đức Maria Về Trời là “một chân lý được Thiên Chúa mạc khải và được chứa đựng trong kho tàng thần linh mà Chúa Kitô đã ủy thác cho Hiền Thê của Người gìn giữ và giảng dạy một cách vô ngộ” (51). Như thế, cả trong hai trường hợp, các định tín của Đức Giáo Hoàng đều đã xác nhận và cử hành các niềm tin sâu sắc của tín hữu.
 
43. Linh mục Yves M.-J. Congar (1904-1995) đóng góp đáng kể vào việc khai triển học lý cảm thức đức tin của tín hữu (sensus fidei fidelis) và cảm thức đức tin của các tín hữu (sensus fidei fidelium). Trong cuốn Jalons pour une Théologie du Laïcat (các cột mốc cho một nền thần học về giáo dân, 1953), ngài thăm dò học lý này về phương diện người giáo dân tham dự vào chức năng tiên tri của Giáo Hội. Linh mục Congar rất quen thuộc với công trình của Chân Phúc Newman và theo đuổi cùng một đường lối (nghĩa là ba chức vụ của Giáo Hội, và cho rằng cảm thức của các tín hữu là một biểu thức của chức vụ tiên tri) tuy không qui chiếu thẳng vào Newman (52). Ngài mô tả cảm thức của các tín hữu như là hồng ân Chúa Thánh Thần “ban cho hàng giáo phẩm cùng với toàn bộ tín hữu”, và ngài phân biệt thực tại khách quan của đức tin (là thực tại tạo nên thánh truyền) với khía cạnh chủ quan là ơn đức tin (53). Trong khi các tác giả trước đây nhấn mạnh tới sự phân biệt giữa Ecclesia docens vàEcclesia discens, thì linh mục Congar quan tâm tới việc chứng tỏ tính hợp nhất hữu cơ của hai thực tại này. Ngài viết “Giáo Hội yêu và tin, tức toàn bộ tín hữu, là vô ngộ trong việc sở hữu đức tin sống động, chứ không phải trong một hành vi hay phán đoán đặc thù” (54). Giáo huấn của hàng giáo phẩm là để phục vụ hiệp thông.
 
44. Giáo huấn của Công Đồng Vatican II đã phản ảnh sự đóng góp của cha Congar nhiều cách. Chương một của hiến chế Lumen Gentium, về “Mầu Nhiệm Giáo Hội”, dạy rằng Chúa Thánh Thần “ngụ cư trong Giáo Hội và trong trái tim các tín hữu, như trong một đền thờ”. “Trong khi hướng dẫn Giáo Hội theo đường mọi chân lý (xem Ga 16:13) và hợp nhất Giáo Hội trong hiệp thông và trong công việc thừa tác, Người ban cho Giáo Hội những hồng ân khác nhau có tính phẩm trật và đặc sủng, và nhờ thế, điều hướng Giáo Hội; và Người trang trí Giáo Hội bằng các hoa trái của Người (xem Eph 4:11-12; 1Cor 12:4; Gl 5:22) (55). Sau đó, chương hai tiếp tục nói tới Giáo Hội như một toàn thể, như “dân Thiên Chúa”, trước khi phân biệt người giáo dân với người được thụ phong. Đoạn LG 12, tức đoạn nhắc tới cảm thức đức tin, dạy rằng, vì lãnh nhận được “sự xức dầu từ Đấng Thánh (xem !Ga 2:20, 27), toàn bộ tín hữu… không thể sai lầm trong các vấn đề đức tin”. “Thần Khí sự thật” khơi dậy và duy trì “một cảm thức siêu nhiên về đức tin” (supernaturali sensu fidei)”, được thấy rõ khi “toàn bộ dân Chúa… ‘từ các giám mục tới người tín hữu rốt hết’ biểu lộ một đồng thuận phổ quát trong các vấn đề đức tin và luân lý”. Nhờ cảm thức đức tin, “được thẩm quyền giáo huấn thánh thiện (huấn quyền) hướng dẫn và nhờ vâng theo huấn quyền này, Dân Thiên Chúa tiếp nhận được không phải chỉ là lời phàm nhân, mà thực sự là lời Thiên Chúa (xem 1Tx 2:13”. Theo sự mô tả này, cảm thức đức tin là một khả năng tích cực hay một mẫn cảm nhờ đó, họ có khả năng tiếp nhận và hiểu được “đức tin đã một lần dứt khoát được ban cho các thánh (xem Giuđa 3)”. Thực vậy, nhờ cảm thức này, người ta không những “luôn gắn bó với đức tin”, mà còn “đào sâu nó hơn nữa bằng một phán đoán đúng đắn, và áp dụng nó một cách trọn vẹn hơn vào đời sống hàng ngày”. Nó là phương thế để dân Chúa tham dự vào “chức vụ tiên tri của Chúa Kitô” (56).
 
45. Hiến chế Lumen Gentium, trong các chương ba và bốn sau đó, đã lần lượt mô tả việc Chúa Kitô thi hành ra sao chức vụ tiên tri của Người: không những qua các mục tử của Giáo Họi, mà còn qua cả các tín hữu giáo dân nữa. Hiến chế dạy rằng “cho tới lúc tỏ hiện trọn vẹn vinh quang của Người”, Chúa Giêsu chu toàn chức vụ này “không những nhờ hàng giáo phẩm là những người giảng dạy nhân danh Người và bằng quyền năng của Người, mà còn nhờ hàng giáo dân nữa”. Liên quan tới hàng sau, hiến chế nói tiếp: “Do đó, không những Người lập họ làm nhân chứng và ban cho họ cảm thức đức tin và ơn lời nói [sensu fidei et gratia verbi instruit] (xem Cv 2:17-18; Kh 19:10) để sức mạnh Tin Mừng tỏa chiếu trong cuộc sống gia đình và xã hội hàng ngày”. Được các bí tích tăng cường, “người giáo dân có thể và phải thực hiện công trình phúc âm hóa thế giới đầy giá trị” (57). Ở đây, cảm thức đức tin được trình bày như hồng ân Chúa Kitô ban cho tín hữu, và một lần nữa, được mô tả như một khả năng tích cực nhờ đó tín hữu có khả năng hiểu, sống và công bố các chân lý của mạc khải Thiên Chúa. Nó là căn bản đối với công việc phúc âm hóa của họ.
 
46. Cảm thức đức tin cũng được nhắc tới trong giáo huấn của Công Đồng về việc phát triển học lý, trong ngữ cảnh chuyển giao đức tin tông truyền. Văn kiện Dei Verbum viết rằng Truyền Thống tông đồ “tiến triển trong Giáo Hội với ơn phù trợ của Chúa Thánh Thần”. “Có sự phát triển trong việc thông hiểu các thực tại và lời lẽ được chuyển giao” và Công Đồng nhận diện được 3 cách việc này xẩy ra: “nhờ việc chiêm niệm và nghiên cứu của các tín hữu , những người luôn suy nghĩ những việc này trong tâm hồn (xem Lc 2:19, 51)”; “nhờ việc hiểu thấu các thực tại thiêng liêng mà họ vốn cảm nhận [ex intima spiritualium rerum quam experiuntur intelligentia]”; và “nhờ lời giảng dạy của những vị (các giám mục) đã tiếp nhận… đặc sủng chân lý chắc chắn” (58). Dù đoạn này không nêu đích danh cảm thức đức tin, nhưng việc chiêm niệm, việc nghiên cứu và cảm nghiệm của tín hữu mà đoạn này nhắc tới tất cả đều rõ ràng có liên hệ với cảm thức đức tin, và phần lớn các nhà bình luận đều nhất trí rằng các nghị phụ công đồng cố ý nại tới lý thuyết về phát triển học lý của Newman. Khi đọc bản văn này dưới sự soi sáng của mô tả cảm thức đức tin ở Lumen Gentium 12 như là nhạy cảm (appreciation) đức tin do Chúa Thánh Thần khơi dậy, nhờ thế tín hữu, khi được các mục tử hướng dẫn, đã luôn gắn bó với đức tin, thì người ta thấy rõ: cùng một ý niệm đã được phát biểu. Khi nhắc đến “hòa điệu đáng lưu ý” nên có giữa các giám mục và giáo dân trong việc thực hành và tuyên xưng đức tin được truyền từ các tông đồ, Dei Verbum thực sự đã sử dụng chính các kiểu nói có trong các định tín của cả hai tín điều về Đức Mẹ, tức “singularis fiat Antistitum et fidelium conspiratio” (nên có sự đồng linh hứng giữa các mục tử và tín hữu) (59).
 
47. Từ thời Công Đồng, huấn quyền luôn nhắc lại những điểm chủ yếu trong giáo huấn của Công Đồng về cảm thức đức tin (60) và đồng thời cũng đề cập một vấn đề mới, đó là, tầm quan trọng của việc không giả thiết coi công luận bên trong (hoặc bên ngoài) Giáo Hội nhất thiết đồng nghĩa với cảm thức đức tin (của các tín hữu). Trong tông huấn hậu thượng hội đồng, Familiaris Consortio (1981), Đức GH Gioan Phaolô II xem sét vấn đề: “cảm thức siêu nhiên về đức tin” có liên hệ ra sao với việc “đồng thuận của các tín hữu” và với ý kiến đa số trong các khảo cứu xã hội và thống kê. Ngài viết rằng: cảm thức đức tin “không hệ duy nhất hay nhất thiết ở việc đồng thuận của tín hữu”. Nhiệm vụ của các mục tử Giáo Hôi là “phát huy cảm thức đức tin nơi mọi tín hữu, khảo sát và phán đoán một cách có thẩm quyền tính chân chính trong các phát biểu của nó, và giáo dục tín hữu trong việc biện phân phúc âm một cách trưởng thành hơn nữa” (61).
 

Chương hai: Cảm thức đức tin của tín hữu trong đời sống bản thân của họ

 
48. Chương hai này tập trung vào bản chất của cảm thức đức tin của tín hữu (sensus fidei fidelis). Nó đặc biệt lợi dụng cái khung lý luận và các phạm trù của nền thần học cổ điển để suy nghĩ về việc đức tin hành động ra sao nơi các tín hữu cá nhân. Mặc dù cái nhìn của Thánh Kinh về đức tin rộng lớn hơn, cái hiểu cổ điển chú ý nhiều hơn tới khía cạnh chủ yếu của nó, đó là việc qui phục của trí hiểu đối với chân lý mạc khải nhờ tình yêu. Việc ý niệm hóa đức tin này ngày nay vẫn được dùng để làm rõ cái hiểu về cảm thức đức tin của tín hữu. Trong chiều hướng này, chương hai cũng xem sét một số biểu hiện của cảm thức đức tin của tín hữu trong đời sống bản thân của họ; điều rõ ràng là hai khía cạnh bản thân và Giáo Hội của cảm thức đức tin không thể tách biệt nhau.
 

1. Cảm thức đức tin như một bản năng

 
49. Cảm thức đức tin là một loại bản năng thiêng liêng giúp tín hữu phán đoán một cách tự phát liệu một giáo huấn hay một thực hành đặc thù nào đó có phù hợp với Tin Mừng và với đức tin tông truyền hay không. Nó được nối kết một cách nội tại với chính nhân đức đức tin; nó phát xuất từ và là một đặc tính của đức tin (62).Nó được sánh với bản năng vì nó không chủ yếu là kết quả của suy luận thuần lý, mà đúng hơn là một hình thức nhận biết tự phát và tự nhiên, một thứ tri giác (aisthesis).
 
50. Đầu tiên và trước nhất, cảm thức đức tin phát xuất từ tính đồng bản tính (connaturality) mà nhân đức đức tin vốn thiết lập giữa chủ thể tin và đối tượng chân thực của đức tin, nghĩa là chân lý của Thiên Chúa được mạc khải nơi Chúa Giêsu Kitô. Nói một cách tổng quát, tính đồng bản tính chỉ hoàn cảnh trong đó, thực thể A liên hệ với thực thể B một cách thân mật đến nỗi A chia sẻ các thiên hướng tự nhiên của B như thể đó là của mình. Tính đồng bản tính đem lại một hình thức nhận thức đặc thù và sâu sắc. Thí dụ, khi người bạn này kết hợp với người bạn kia, thì họ tiến tới chỗ có khả năng phán đoán được một cách tự phát điều hợp với người kia vì họ có cùng những khuynh hướng với người kia và do đó nhờ tính đồng bản nhiên, họ hiểu điều gì tốt điều gì xấu đối với người kia. Nói cách khác, đây là một nhận thức thuộc một trật tự khác với nhận thức khách quan; vì nhận thức khách quan diễn tiến theo lối ý niệm hóa (conceptualisation) và suy luận. Trái lại, đây là một nhận thức bằng tương cảm (empathy) hay nhận thức của trái tim.
 
51.Mọi nhân đức đều đồng bản tính hóa chủ thể của nó, nói cách khác, người sở hữu nó, với đối tượng của nó, nghĩa là, với một thứ hành động nào đó. Nhân đức ở đây có nghĩa một thiên hướng ổn định (hay một thói quen) khiến một người cư xử theo một cung cách nhất định nào đó về phương diện tri thức hay luân lý. Nhân đức là một loại “bản tính thứ hai”, nhờ đó, con người xây dựng chính họ bằng cách thể hiện một cách tự do và phù hợp với lý lẽ đúng đắn các năng động tính được phú bẩm ngay trong bản tính con người. Nhờ thế, nó đem lại cho hoạt động của các khả năng tự nhiên một xu hướng nhất định và ổn định; nó điều hướng các khả năng này tới những tác phong mà người có nhân đức từ nay thực hiện được “một cách tự nhiên”, “dễ dàng, tự chủ và hân hoan” (63).
 
52. Mọi nhân đức đều có một hiệu quả kép: thứ nhất, nó tự nhiên làm cho người sở hữu nó nghiêng về một đối tượng (một loại hành động nào đó) và thứ hai, nó tự phát làm cho họ xa lánh bất cứ điều gì ngược với đối tượng này. Thí dụ, người nào khai triển được nhân đức trong sạch đều có một thứ “giác quan thứ sáu”, “một thứ bản năng thiêng liêng” (64) giúp họ biện phân được cách cư xử đúng đắn dù trong những hoàn cảnh phức tạp nhất, tự phát nhận ra điều thích đáng phải làm hay điều thích đáng phải tránh. Người trong sạch, do đó, có được thái độ đứng đắn ngay trong bản năng của họ, trong khi, lối suy luận theo ý niệm của nhà luân lý học có thể chỉ dẫn tới phức tạp và do dự (65).
 
53. Trong trường hợp nhân đức đức tin, cảm thức đức tin là hình thức mà bản năng luôn đi theo mọi nhân đức vẫn thường mặc lấy. “Đối với thói quen của các nhân đức khác, người ta thấy được điều xứng hợp với thói quen đó thế nào, thì đối với thói quen đức tin, tâm trí con người cũng được điều hướng về việc qui phục những điều vốn xứng hợp với đức tin đúng đắn như thế, chứ không qui phục những điều khác” (66). Như một nhân đức đối thần, đức tin giúp tín hữu tham dự vào nhận thức mà Thiên Chúa vốn có về chính Người và về mọi sự. Nơi tín hữu, nó mang hình thức một “bản tính thứ hai” (67). Nhờ ơn thánh và các nhân đức đối thần, các tín hữu trở thành “những người tham dự vào bản tính thần linh” (2Pr 1:4), và có thể nói đã được đồng bản tính hóa với Thiên Chúa. Nhờ thế, họ phản ứng một cách tự phát dựa trên chính bản tính thần linh được tham dự ấy, giống như cách các sinh vật phản ứng theo bản năng đối với những gì hợp hay không hợp với bản tính của chúng.
 
54. Không giống thần học mà ta có thể mô tả là khoa học đức tin (scientia fidei), cảm thức đức tin của tín hữu (sensus fidei fidelis) không phải là một nhận thức có tính phản tỉnh về các mầu nhiệm của đức tin là nhận thức chuyên triển khai các khái niệm và sử dụng các thủ tục thuần lý để đạt tới các kết luận. Như danh xưng (cảm thức) đã chỉ rõ, nó giống như một phản ứng tự nhiên, tức khắc và tự phát, và có thể so sánh với một bản năng sinh tử hay một loại “thính hơi” (flair) nhờ đó, tín hữu tự phát nắm lấy những gì phù hợp với chân lý đức tin và xa lánh những gì trái ngược với chân lý này (68).
 
55. Cảm thức đức tin tự nó không thể sai lầm về đối tượng của nó: tức đức tin đích thực (69). Tuy nhiên, trong thế giới tâm tư hiện thực của tín hữu, các trực giác đúng đắn của cảm thức đức tin có thể bị trộn lẫn với nhiều ý kiến chỉ có tính phàm nhân hoặc ngay cả với nhiều sai lầm liên hệ tới các giới hạn chật hẹp của bối cảnh văn hóa đặc thù (70). “Dù đức tin đối thần đúng nghĩa không thể nào sai lầm, tín hữu vẫn có thể có những ý kiến lầm lạc vì không phải mọi suy nghĩ của họ đều phát xuất từ đức tin. Không phải ý tưởng nào được lưu truyền trong Dân Chúa đều tương hợp với đức tin” (71).
 
56. Cảm thức đức tin phát xuất từ nhân đức đối thần tin. Nhờ tình yêu thúc đẩy, nhân đức này là một thiên hướng bên trong giúp ta gắn bó một cách không dè dặt với toàn bộ chân lý được Thiên Chúa mạc khải ngay khi nó được nhận ra như thế. Do đó, đức tin không nhất thiết ngụ ý phải minh nhiên hiểu biết toàn bộ chân lý mạc khải (72). Thành thử, một thứ cảm thức đức tin nào đó vẫn có thể hiện hữu nơi “người đã rửa tội, được danh dự mang tên Kitô Hữu, nhưng chưa tuyên xưng đức tin Công Giáo trong sự toàn diện của nó” (73). Cho nên, Giáo Hội Công Giáo cần chú ý tới những gì Chúa Thánh Thần có thể nói với mình qua các tín hữu trong các Giáo Hội và các cộng đồng Giáo Hội không hiệp thông trọn vẹn với mình.
 
57. Vì là một đặc tính của nhân đức đối thần tin, cảm thức đức tin của tín hữu khai triển tỷ lệ thuận với việc khai triển của nhân đức đức tin. Nhân đức đức tin càng bén rễ sâu vào tâm hồn và tâm trí tín hữu và soi sáng cuộc sống hàng ngày của họ, thì cảm thức đức tin của tín hữu càng phát triển và lớn mạnh trong họ. Nay, vì đức tin, hiểu như một hình thức nhận biết, vốn đặt căn bản trên tình yêu, nên cần có đức ái để sinh động hóa nó và soi sáng cho nó, ngõ hầu biến nó thành một đức tin sống động và từng được sống (fides formata). Như thế, việc tăng cường độ cho đức tin nơi người tín hữu đặc biệt tùy thuộc sự lớn mạnh của đức ái nơi họ, và do đó, cảm thức đức tin của tín hữu tỷ lệ thuận với sự thánh thiện của cuộc sống họ. Thánh Phaolô dạy ta rằng: “Tình yêu của Thiên Chúa đã được đổ tràn vào trái tim ta qua Chúa Thánh Thần là Đấng đã được ban cho ta” (Rm 5:5), và do đó, việc khai triển cảm thức đức tin trong tinh thần người tín hữu đặc biệt là nhờ hành động của Chúa Thánh Thần. Vốn là Thánh Thần tình yêu, Đấng truyền dẫn tình yêu vào trái tim con người, Chúa Thánh Thần mở ra cho tín hữu khả thể nhận biết Chúa Kitô Chân Lý một cách sâu xa và thâm hậu hơn, dựa trên sự kết hợp của đức ái: “Chỉ cho thấy chân lý là một đặc điểm của Chúa Thánh Thần, vì chính tình yêu đem lại việc mạc khải các bí nhiệm” (74).
 
58. Đức ái giúp các ơn Chúa Thánh Thần nở rộ trong các tín hữu; Người dẫn dắt họ tới một cái hiểu cao hơn về các sự việc thuộc đức tin “với tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết thiêng liêng” (Cl 1:9) (75). Thực vậy, các nhân đức đối thần chỉ đạt được mức trọn hảo trong đời sống của tín hữu khi họ để Chúa Thánh Thần hướng dẫn họ (xem Rm 8:14). Các ơn Chúa Thánh Thần chính là các thiên hướng bên trong có tính nhưng không và được phú bẩm dùng làm căn bản cho hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống tín hữu. Nhờ các ơn này, nhất là các ơn thông hiểu (understanding) và suy biết (knowledge), các tín hữu có khả năng hiểu một cách thâm hậu “các thực tại thiêng liêng họ cảm nhận được” (76), và bác bỏ bất cứ cách giải thích nào đi ngược lại đức tin.
 
59. Nơi mỗi tín hữu đều có một sự tương tác sống còn giữa cảm thức đức tin và việc sống đức tin trong nhiều bối cảnh khác nhau của cuộc sống bản thân. Một đàng, cảm thức đức tin soi sáng và hướng dẫn cách người tín hữu đem đức tin của mình ra thực hành. Đàng khác, nhờ giữ các giới răn và đem đức tin ra thực hành, tín hữu thủ đắc được một cái hiểu sâu sắc hơn về đức tin: “những ai thực hành điều đúng sẽ đến với ánh sáng, để người ta thấy rõ việc họ làm đã được làm trong Thiên Chúa” (Ga 3:21). Đem đức tin ra thực hành trong thực tế cụ thể của hoàn cảnh hiện sinh trong đó tín hữu hiện diện vì các liên hệ gia đình, nghề nghiệp hay văn hóa đều làm giầu cho cảm nghiệm bản thân của họ. Nó giúp họ khả năng thấy rõ giá trị cũng như giới hạn của một học lý nhất định nào đó, và đề xuất nhiều cách thế để cải tiến cách lên công thức cho nó. Đó chính là lý do tại sao những người giảng dạy nhân danh Giáo Hội nên chú ý trọn vẹn tới cảm nghiệm của các tín hữu, nhất là tín hữu giáo dân, những người cố gắng đem giáo huấn của Giáo Hội ra thực hành trong các phạm vi chuyên biệt của cảm nghiệm và chức năng của họ.
 

2. Các biểu hiện của cảm thức đức tin trong cuộc sống bản thân của tín hữu

 
60. Có thể làm nổi bật ba biểu hiện chính của cảm thức đức tin tín hữu trong cuộc sống bản thân của họ. Cảm thức đức tin của tín hữu giúp tín hữu cá nhân 1) biện phân được việc một giáo huấn hay một thực hành đặc thù nào đó họ thực sự gặp trong Giáo Hội có nhất quán với đức tin đích thực nhờ đó họ sống hiệp thông với Giáo Hội hay không (xem các số 61-63 dưới đây); 2) phân biệt được điều chính yếu và điều phụ thuộc trong những điều được giảng dạy (xem số 64 dưới đây); và 3) xác định và đem ra thực hành việc làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô mà chính họ cần đưa ra trong các bối cảnh lịch sử và văn hóa đặc thù trong đó họ đang sinh sống (xem số 65 dưới đây).
 
61. “Anh em thân mến, anh em đừng tin mọi thần khí, nhưng anh em phải cân nhắc xem các thần khí này có phát xuất từ Thiên Chúa hay không; trên thế giới, hiện đang có nhiều tiên tri giả” (1Ga 4:1). Cảm thức đức tin của tín hữu đem lại cho họ khả năng biện phân xem liệu một giáo huấn hay một thực hành nào đó có nhất quán với đức tin đích thực nhờ đó họ từng sống hay không. Nếu các tín hữu cá nhân tri nhận hay “cảm thấy” sự nhất quán ấy, một cách tự phát họ sẽ qui phục từ trong nội tâm các giáo huấn này hay cam kết sẽ đích thân thực hành chúng, bất kể đây là một vấn đề sự thật đã minh nhiên được giảng dạy hay chỉ là một vấn đề sự thật chưa được minh nhiên giảng dạy.
 
62. Cảm thức đức tin cũng giúp các tín hữu cá nhân biết tri nhận bất cứ sự thiếu hài hóa, thiếu nhất quán hay mâu thuẫn nào giữa một giáo huấn hay một thực hành nào đó và đức tin Kitô Giáo chân chính mà họ vốn sống. Họ phản ứng như một người yêu âm nhạc thường phản ứng trước một nốt nhạc sai trong một cuộc trình diễn tấu khúc nào đó. Trong những trường hợp như thế, các tín hữu chống lại các giáo huấn hay thực hành liên hệ này từ trong nội tâm và không nhìn nhận chúng hay tham dự vào chúng. “Thói quen (habitus) đức tin sở hữu được một khả năng qua đó và nhờ đó, tín hữu được ngăn cản không qui phục bất cứ điều gì mâu thuẫn với đức tin, giống như đức trong sạch bảo vệ ta chống lại bất cứ điều gì mâu thuẫn với nó” (77).
 
63. Được cảm thức đức tin báo động, các tín hữu cá nhân có khả năng bác bỏ, không qui phục ngay cả giáo huấn của các mục tử hợp pháp nếu họ không nhận ra tiếng nói của Chúa Kitô, Mục Tử Nhân Lành, trong giáo huấn này. “Chiên theo (Mục Tử Nhân Lành) vì chúng biết tiếng ông. Chúng không theo người lạ, nhưng chạy trốn khỏi họ vì chúng không biết tiếng của người lạ” (Ga 10:4-5). Đối với Thánh Tôma, một tín hữu, dù không có khả năng thần học, vẫn có thể và phải nhờ cảm thức đức tin, mà cưỡng lại giám mục của mình khi vị này giảng những điều sai lầm (78). Trong trường hợp như thế, tín hữu không tự coi mình như tiêu chuẩn tối hậu của chân lý đức tin, mà đúng hơn, vì đương đầu với một lối giảng dạy “có thẩm quyền” về phương diện hữu hình (materially) mà họ thấy gây cho họ bối rối, nhưng không có khả năng giải thích tại sao, họ phải hoãn không qui phục và từ trong thâm tâm kêu gọi tới thẩm quyền cao hơn của Giáo Hội hoàn vũ (79).
 
64. Cảm thức đức tin cũng giúp tín hữu, trong các điều được giảng dạy, biết phân biệt điều nào chính yếu đối với đức tin Công Giáo chân chính và điều nào, dù không chính thức chống lại đức tin, nhưng chỉ phụ thuộc hay có khi dửng dưng đối với cốt lõi đức tin. Thí dụ, nhờ cảm thức đức tin, các tín hữu cá nhân có thể tương đối hóa một số hình thức đặc thù trong việc sùng kính Đức Mẹ ra khỏi việc qui phục đối với việc sùng kính ngài cách chân chính. Họ cũng có thể tách mình ra khỏi những lối giảng giải chuyên pha phôi cách bất xứng giữa đức tin Kitô Giáo và các giải pháp chính trị đảng phái. Nhờ giữ cho tinh thần tín hữu biết tập chú vào những điều chủ yếu của đức tin như thế này, cảm thức đức tin của tín hữu đã bảo đảm được nền tự do đích thực của Kitô Giáo (xem Cl 2:16-23), và góp phần vào việc thanh tẩy đức tin.
 
65. Nhờ cảm thức đức tin của tín hữu và được sự trợ lực của ơn khôn ngoan siêu nhiên do Chúa Thánh Thần ban, tín hữu có khả năng, trong các bối cảnh lịch sử và văn hóa mới mẻ, cảm nhận được điều thích hợp nhất để làm chứng một cách chân chính cho sự thật của Chúa Giêsu Kitô, và hơn nữa còn hành động phù hợp với nó nữa. Như thế, cảm thức đức tin của tín hữu thủ đắc được một chiều kích có nhiều triển vọng đến độ, dựa vào đức tin từng sống qua, nó giúp tín hữu biết dự ứng trước một khai triển hay một giải thích đối với thực hành Kitô Giáo. Vì mối liên kết qua lại giữa việc thực hành đức tin và việc hiểu nội dung của nó, cảm thức đức tin của tín hữu nhờ đó đã góp phần vào việc làm cho một số khía cạnh trong đức tin Công Giáo trước đây vốn mặc nhiên nay hiển hiện và được soi sáng; và vì mối liên kết qua lại giữa cảm thức đức tin của tín hữu cá nhân và cảm thức đức tin của Giáo Hội nói chung, tức cảm thức đức tin của các tín hữu, các khai triển như vừa nói không bao giờ có tính hoàn toàn tư riêng cả, mà luôn luôn có tính Giáo Hội. Các tín hữu luôn luôn có quan hệ với nhau, cũng như với huấn quyền và với các nhà thần học, trong hiệp thông Giáo Hội.
 

Chương ba:Cảm thức đức tin của các tín hữu trong đời sống Giáo Hội

66. Vì đức tin của tín hữu cá nhân tham dự vào đức tin của Giáo Hội với tư cách chủ thể tin, nên cảm thức đức tin của các tín hữu cá nhân (sensus fidei fidelis) không thể tách biệt khỏi cảm thức đức tin của các tín hữu (sensus fidei fidelium) hay “cảm thức của Giáo Hội” (sensus Ecclesiae) (80), vì đều được Chúa Thánh Thần phú ban và nâng đỡ (81) và đồng cảm thức của các tín hữu (consensus fidelium) vốn tạo nên tiêu chuẩn chắc chắn để nhận ra một giáo huấn hay một thực hành đặc thù nào đó có phù hợp với Tông Truyền hay không (82). Do đó, chương này sẽ xem sét một vài khía cạnh của cảm thức đức tin của các tín hữu. Trước nhất, chương này suy tư về vai trò của cảm thức đức tin các tín hữu trong việc khai triển học lý và thực hành Kitô Giáo; sau đó, nó xem sét hai mối liên hệ có tầm quan trọng lớn lao đối với đời sống và sự lành mạnh của Giáo Hội, tức mối liên hệ giữa cảm thức đức tin và huấn quyền, và mối liên hệ giữa cảm thức đức tin và thần học; rồi, sau cùng, nó xem sét một số khía cạnh đại kết của cảm thức đức tin.
 

1. Cảm thức đức tin và việc khai triển học lý và thực hành Kitô Giáo

 
67. Toàn thể Giáo Hội, gồm cả giáo dân lẫn giáo phẩm, đều mang trách nhiệm đối với và làm trung gian trong lịch sử cho mạc khải vốn chứa đựng trong Sách Thánh và trong Tông Truyền sống động. Công Đồng Vatican II tuyên bố rằng cả hai thực tại vừa kể tạo thành “kho tàng thánh duy nhất của lời Chúa” vốn “được ủy thác cho Giáo Hội” nghĩa là “toàn thể dân thánh, kết hợp với các mục tử của mình” (83). Công Đồng rõ ràng dạy rằng tín hữu không phải chỉ là những người thụ động tiếp nhận những gì hàng giáo phẩm giảng dạy và các nhà thần học giải thích; đúng hơn, họ là các chủ thể sống động và tích cực trong Giáo Hội. Trong bối cảnh này, công đồng đã nhấn mạnh tới vai trò sinh tử do mọi tín hữu thủ diễn trong việc diễn đạt và khai triển đức tin: “Thánh Truyền phát xuất từ các Tông Đồ thực hiện nhiều tiến bộ trong Giáo Hội, với ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần” (84).
 
a) Các khía cạnh quá khứ và tương lai của cảm thức đức tin
 
68. Để hiểu được cách thế nó hành xử và tự biểu lộ trong đời sống Giáo Hội, cảm thức đức tin cần được nhìn trong bối cảnh lịch sử, một lịch sử trong đó Chúa Thánh Thần biến mỗi ngày thành một ngày nghe lời Chúa như mới (xem Thư Do Thái 3:7-15). Tin Mừng về cuộc đời, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô được chuyển giao cho Giáo Hội như một toàn thể qua Tông Truyền sống động mà Sách Thánh vốn là chứng tá viết có thế giá. Do đó, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, Đấng hằng nhắc Giáo Hội nhớ mọi điều Chúa Giêsu đã nói và đã làm (xem Ga 14:26), các tín hữu tin vào Sách Thánh và Tông Truyền liên tục trong đời sống đức tin của họ và trong việc thực hành cảm thức đức tin.
 
69. Tuy nhiên, đức tin và cảm thức đức tin không chỉ neo lại trong quá khứ; chúng cũng hướng về tương lai nữa. Hiệp thông các tín hữu là một thực tại lịch sử: “được xây dựng trên nền tảng các tông đồ và các tiên tri, với chính Chúa Giêsu Kitô là đá góc”, hiệp thông này “phát triển thành đền thờ thánh thiêng trong Chúa” (Eph 2:20-21), trong quyền lực Chúa Thánh Thần, Đấng luôn hướng dẫn Giáo Hội “vào mọi chân lý” và công bố cho tín hữu ngay lúc này “những sự việc sắp xẩy ra” (Ga 16:13), đến nỗi, đặc biệt trong Phép Thánh Thể, Giáo Hội có thể mong đợi việc Chúa Trở lại và việc nước của Người ngự đến (xem 1Cor 11:26).
 
70. Trong khi chờ đợi ngày Chúa trở lại, Giáo Hội và các chi thể Giáo Hội không ngừng đối diện với nhiều hoàn cảnh mới, với nhiều tiến bộ về nhận thức và văn hóa, và với nhiều thách đố của lịch sử con người, và do đó, phải đọc ra các dấu chỉ của thời đại, “để giải thích chúng dưới ánh sáng Lời Chúa” và để biện phân xem làm cách nào có thể giúp chính chân lý mạc khải “vào sâu hơn nữa, được hiểu tốt hơn và được trình bày sâu sắc hơn” (85). Trong diễn trình này, cảm thức đức tin của các tín hữu có một vài trò thiết yếu để đóng. Nó không chỉ phản ứng (reactive) mà còn phải hợp động (proactive) và tương tác, trong khi Giáo Hội và các chi thể Giáo Hội đang thực hiện cuộc hành trình của mình trong lịch sử. Do đó, cảm thức đức tin không chỉ nhìn về quá khứ mà còn nhìn về tương lai và, dù ít quen thuộc hơn, hai khía cạnh tương lai và hợp động của cảm thức đức tin là điều hết sức quan trọng. Cảm thức đức tin giúp ta trực giác được cách đúng đắn để tiến về phiá trước bất chấp các hàm hồ và không chắc chắn của lịch sử, và cho ta một khả năng biết lắng nghe một cách có biện phân những điều nền văn hóa nhân bản và tiến bộ khoa học đang phát biểu. Cảm thức đức tin này sinh động hóa đời sống đức tin và hướng dẫn các hành vi Kitô Giáo chân chính.
 
71. Cần một thời gian dài trước khi diễn trình biện phân trên tới hồi kết thúc. Đứng trước các hoàn cảnh mới, người tín hữu nói chung, các mục tử và các nhà thần học tất cả đều có vai trò liên hệ cần thủ diễn, và họ cần có sự kiên nhẫn cũng như kính trọng nhau trong các tương tác hỗ tương, nếu họ muốn cảm thức đức tin được sáng tỏ và một đồng cảm thức chân thực giữa các tín hữu (consensus fidelium), một đồng linh hứng của các mục tử và các tín hữu (conspiratio pastorum et fidelium) được thực hiện.
 
b) Sự đóng góp của giáo dân vào cảm thức của các tín hữu
 
72. Ngay từ đầu Kitô Giáo, mọi tín hữu đã đóng một vài trò tích cực trong việc khai triển niềm tin của tôn giáo mình. Toàn thể cộng đoàn đều làm chứng cho đức tin tông truyền, và lịch sử minh chứng rằng khi cần đưa ra quyết định gì về đức tin, chứng tá giáo dân đều được các mục tử xem sét. Như đã thấy trong cuộc duyệt xét lịch sử trên đây (86), ta có đủ bằng chứng cho thấy giáo dân đóng vai trò chính trong việc ra đời của một số định tín tín lý. Có lúc, chính Dân Chúa, nhất là các giáo dân, trực giác cảm thấy việc khai triển tín lý phải đi theo hướng nào, ngay cả khi các nhà thần học và các giám mục chia rẽ nhau về vấn đề đó. Có khi rõ ràng có một đồng linh hứng giữa các mục tử và các giáo dân (conspiratio pastorum et fidelium). Lại có lúc, như khi Giáo Hội muốn một định tín chẳng hạn, Giáo Hội giảng dạy minh nhiên “tham khảo” tín hữu, và chỉ rõ chính đồng cảm thức của các tín hữu đã là một trong các luận điểm khiến cho việc định tín hợp pháp.
 
73. Điều ít được biết đến hơn và thường không được chú ý bao nhiêu là vai trò của giáo dân trong việc khai triển giáo huấn luân lý của Giáo Hội. Do đó, điều quan trọng là phải suy tư về chức năng của giáo dân trong việc biện phân cái hiểu của Kitô Giáo đối với tác phong thích đáng của con người sao cho phù hợp với Tin Mừng. Ở một số lãnh vực, giáo huấn của Giáo Hội đã khai triển được là nhờ người giáo dân khám phá ra các điều phải làm căn cứ trên các hoàn cảnh mới. Suy tư của các nhà thần học, và sau đó phán đoán của huấn quyền giám mục đều dựa vào cảm nghiệm của Kitô hữu vốn được trực giác của tín hữu giáo dân làm cho sáng tỏ trước đó. Một số điển hình có thể minh họa vai trò mà cảm thức của các tín hữu đã đóng trong việc khai triển học lý luân lý:
 
i) Giữa khoản luật 20 của Công Đồng Elvira (khoảng năm 306), là khoản luật cấm các giáo sĩ và giáo dân không được nhận lời lãi, và thư tựa là Non esse inquietandos của Đức GH Piô VIII trả lời giám mục thành Rennes (1830) (87), có một khai triển rất rõ về giáo huấn, do cả việc tín hữu giáo dân trong thương trường ý thức được hoàn cảnh mới lẫn việc các nhà thần học suy tư mới về bản chất của tiền bạc.
 
ii) Việc Giáo Hội cởi mở đối với các vấn đề xã hội, thấy rõ nhất trong thông điệp Rerum Novarum(1896) của Đức GH Lêô XIII, là kết quả của một chuẩn bị rất từ từ trong đó, các “nhà tiên phong xã hội” giáo dân, cả những người hoạt động lẫn những người suy nghĩ, đã đóng vai trò chính.
 
iii) Việc khai triển nổi bật tuy thuần nhất từ cuộc kết án các luận đề “cấp tiến” trong phần thứ 10 của Danh Mục Các Sai Lầm (Syllabus of Errors) (1864) của Đức GH Piô IX tới tuyên ngôn tự do tôn giáoDignitatis Humanae (1965) của Công Đồng Vatican II chắc chắn đã không thể nào có nếu không có sự dấn thân của nhiều Kitô hữu cho cuộc đấu tranh cho nhân quyền.
 
Cái khó trong việc biện phân cảm thức chân chính của các tín hữu trong các trường hợp nêu trên đặc biệt cho thấy nhu cầu cần phải nhận diện các thiên hướng cần thiết để tham dự một cách chân chính vào cảm thức đức tin, những thiên hướng này, ngược lại, có thể được dùng làm tiêu chuẩn để biện phân cảm thức đức tin chân chính (88).
 

2. Cảm thức đức tin và huấn quyền

 
a) Huấn quyền lắng nghe cảm thức đức tin
 
74. Trong các vấn đề đức tin, người đã chịu phép rửa không thể nào thụ động. Họ đã lãnh nhận Thần Khí và đã được phú bẩm nhiều hồng ân và đặc sủng, trong tư cách chi thể của Nhiệm Thể Chúa, “để canh tân và xây dựng Giáo Hội” (89), nên huấn quyền phải lưu tâm tới cảm thức của các tín hữu, vốn là tiếng nói sống động của Dân Chúa. Không những họ có quyền được lắng nghe, mà phản ứng của họ đối với điều được đề xuất như là thuộc về đức tin các Tông Đồ phải được nghiêm túc xem sét, vì chính qua Giáo Hội như một toàn thể, mà đức tin đã được hạ sinh nhờ quyền lực của Thần Khí. Huấn quyền không một mình chịu trách nhiệm về việc này. Do đó, huấn quyền nên tham chiếu cảm thức đức tin của toàn thể Giáo Hội. Cảm thức của các tín hữu có thể là nhân tố quan trọng đối với việc khai triển học lý, và do đó, huấn quyền cần có những phương thế để tham khảo các tín hữu.
 
75. Mối liên kết giữa cảm thức của các tín hữu và huấn quyền đặc biệt tìm thấy nơi phụng vụ. Các tín hữu là những người được rửa tội để đảm nhiệm chức linh mục vương giả, chủ yếu được thi hành trong Phép Thánh Thể (90), còn các giám mục là các “thượng tế” chủ trì nghi lễ Thánh Thể (91) và ở đó các ngài cũng thi hành cả chức vụ giảng dạy nữa. Phép Thánh Thể là nguồn và đỉnh cao của đời sống Giáo Hội (92); đặc biệt chính tại đó, các tín hữu và các mục tử của họ tương tác với nhau như một thân thể cho cùng một mục đích là ca tụng và vinh danh Thiên Chúa. Thánh Thể lên khuôn và tạo ra cảm thức của các tín hữu và góp phần lớn lao vào việc lên công thức và tu chỉnh các phát biểu bằng lời về đức tin, vì chính tại đó, giáo huấn của các giám mục và của các công đồng cuối cùng đã được các tín hữu “tiếp nhận”. Từ những thời gian đầu tiên của Kitô Giáo, Phép Thánh Thể vẫn đã là cơ sở cho việc lên công thức các học lý của Giáo Hội vì ở đó, mầu nhiệm đức tin đã được gặp gỡ và được cử hành nhiều nhất, còn các giám mục, những vị chủ trì phép này tại các Giáo Hội địa phương giữa các tín hữu của mình, chính là những vị tụ họp nhau trong các công đồng để xác định xem làm thế nào phát biểu đức tin tốt nhất, bằng lời và bằng công thức: lex orandi, lex credendi (luật cầu là luật tin) (93).
 
b) Huấn quyền nuôi dưỡng, biện phân và phán kết cảm thức của các tín hữu
 
76. Huấn quyền của những vị “cùng với quyền kế thừa hàng giám mục của các ngài, đã lãnh nhận đặc sủng chân lý chắc chắn” (94) là một thừa tác vụ cho chân lý được thi hành trong và cho Giáo Hội, mà tất cả các thành viên của thừa tác vụ này đều đã được Thần Khí chân lý xức dầu cho (Ga 14:17; 15:26; 16:13; 1Ga 2:20, 27), và đuợc phú bẩm cảm thức đức tin, một bản năng biết chân lý Tin Mừng. Lãnh trách nhiệm bảo đảm lòng trung thành của toàn thể Giáo Hội đối với lời Chúa và giữ cho dân Chúa luôn trung thành với Tin Mừng, huấn quyền chịu trách nhiệm dưỡng nuôi và giáo dục cảm thức của các tín hữu. Dĩ nhiên, các vị thi hành huấn quyền, tức Đức Giáo Hoàng và các giám mục, trước nhất, cũng là các thành viên đã chịu phép rửa của dân Chúa và do chính sự kiện này, các ngài cũng nằm trong cảm thức của các tín hữu.
 
77. Huấn quyền cũng phán kết một cách có thẩm quyền các ý kiến đang có trong dân Chúa và bề ngoài có thể là cảm thức của các tín hữu xem liệu chúng có thực sự tương hợp với chân lý của Thánh Truyền từng lãnh nhận từ các Tông Đồ hay không. Như Chân Phúc Newman từng nói: “Ơn biện phân, phân biệt, định tín, công bố, và buộc thi hành bất cứ phần nào trong truyền thống đó chỉ nằm trong tay một mình Giáo Hội giảng dạy mà thôi” (95). Do đó, các phán kết liên quan tới tính chân chính của cảm thức các tín hữu tựu chung không thuộc các tín hữu hay thần học mà là thuộc huấn quyền. Dù thế, như trên đã nhấn mạnh, đức tin mà huấn quyền phục vụ là đức tin của Giáo Hội, là đức tin vốn sống trong mọi tín hữu, thành thử chính trong đời sống hiệp thông của Giáo Hội, huấn quyền luôn thi hành thừa tác vụ giám sát có tính chủ yếu của mình.
 
c) Việc tiếp nhận
 
78. Có thể mô tả việc “tiếp nhận” như là một diễn trình trong đó, nhờ được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, dân Chúa nhận ra các trực giác hay các thông tuệ (insights) và tích hợp chúng thành những khuôn mẫu và cơ cấu cho đời sống và việc thờ phượng của mình, bằng cách chấp nhận chứng tá mới của chân lý và các hình thức phát biểu tương ứng về nó, vì chân nhận rằng chúng phù hợp với truyền thống tông đồ. Diễn trình tiếp nhận là điều căn bản đối với đời sống và sự lành mạnh của Giáo Hội trong tư cách dân lữ hành đang trên đường lịch sử tiến về sự viên mãn của Nước Thiên Chúa.
 
79. Mọi ơn của Chúa Thánh Thần, nhất là ơn tối thượng của Giáo Hội, đều được ban cho để vổ vũ sự hợp nhất của Giáo Hội trong đức tin và trong hiệp thông (96), và chính việc các tín hữu tiếp nhận giáo huấn của huấn quyền cũng được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, vì, nhờ cảm thức đức tin mà họ vốn sở hữu, các tín hữu nhận ra chân lý của điều được giảng dạy và trung thành nắm giữ nó. Như đã giải thích trên đây, giáo huấn của Vatican I dạy rằng các định tín vô ngộ của Đức Giáo Hoàng là điều không thể sửa đổi được “do chính chúng chứ không do đồng cảm thức của Giáo Hội” [ex sese non autem ex consensu ecclesiae] (97), nhưng điều này không có nghĩa Đức Giáo Hoàng bị cắt lìa khỏi Giáo Hội hay giáo huấn của ngài độc lập đối với đức tin của Giáo Hội (98). Sự kiện trước khi định tín một cách vô ngộ cả mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai của Trinh Nữ Diễm Phúc Maria lẫn mầu nhiệm ngài được triệu cả hồn lẫn xác về trời, một tham khảo sâu rộng với các tín hữu đã được thực hiện theo ý muốn minh nhiên của các vị giáo hoàng những lúc đó đã chứng minh đầy đủ cho điểm này (99). Đúng hơn, điều muốn nói ở đây là giáo huấn như thế của Đức Giáo Hoàng, và do đó, mọi giáo huấn của Đức Giáo Hoàng và của các giám mục, đều có thẩm quyền ngay trong chúng nhờ ơn Chúa Thánh Thần, nhờcharisma veritatis certum (đặc sủng chân lý chắc chắn) mà các ngài vốn có.
 
80. Tuy nhiên, có những trường hợp, khi việc tín hữu tiếp nhận giáo huấn của huấn quyền gặp khó khăn hay chống đối, thì trong những hoàn cảnh này, đòi hỏi đôi bên phải có hành động thích đáng. Các tín hữu phải suy nghĩ về giáo huấn được ban hành, bằng cách hết sức cố gắng để hiểu nó và chấp nhận nó. Như một nguyên tắc, chống đối giáo huấn của huấn quyền là điều không thể đi đôi với cảm thức đức tin chân chính. Cũng thế, huấn quyền cũng phải suy nghĩ về giáo huấn đã ban hành và xét xem liệu có cần phải soi sáng thêm hay phát biểu lại để thông truyền sứ điệp chủ yếu một cách hữu hiệu hơn không. Các cố gắng hỗ tương này trong những lúc gặp khó khăn tự chúng nói lên sự hiệp thông vốn có tính chủ yếu đối với đời sống Giáo Hội, và cả lòng mong ước được Chúa Thánh Thần ban ơn, Đấng luôn hướng dẫn Giáo Hội “trong mọi chân lý” (Ga 16:13).
 

3. Cảm thức đức tin và thần học

 
81. Như một phục vụ đối với việc hiểu biết đức tin, và trong bối cảnh đồng linh hứng (conspiratio) của mọi đặc sủng và mọi chức năng trong Giáo Hội, thần học cố gắng cung cấp cho Giáo Hội sự chính xác khách quan liên quan tới nội dung đức tin, nên nhất thiết nó phải dựa vào sự hiện hữu và việc thi hành đúng đắn cảm thức của các tín hữu. Cảm thức này không phải chỉ là một đối tượng để các nhà thần học chú ý, nó còn tạo nền móng và là locus (nguồn cứ liệu) cho việc làm của họ nữa (100). Do đó, tự nó, thần học có hai mối tương quan với cảm thức của các tín hữu. Một đàng, các nhà thần học tùy thuộc cảm thức đức tin vì đức tin mà họ nghiên cứu và phát biểu vốn sống trong dân Chúa. Theo nghĩa này, thần học phải tự đặt mình vào trường học của cảm thức các tín hữu để có thể khám phá ra ở đó các vang dội sâu sắc của lời Thiên Chúa. Đàng khác, các nhà thần học giúp các tín hữu phát biểu cảm thức của họ một cách chân chính bằng cách nhắc họ nhớ các đường hướng chủ yếu của đức tin, và giúp họ tránh các lệch lạc và lầm lẫn gây ra bởi ảnh hưởng của các yếu tố tưởng tượng phát sinh từ những nơi khác. Hai mối tương quan này cần được nói rõ thêm trong hai tiết (a) và (b) dưới đây
 
a) Các nhà thần học tùy thuộc cảm thức của các tín hữu
 
82. Nhờ tự đặt mình vào trường học của cảm thức các tín hữu, thần học thấm nhuần thực tại của truyền thống tông đồ, một truyền thống luôn nằm ở bên dưới và vượt quá các biên giới chật hẹp của những tuyên bố dùng để phát biểu giáo huấn của Giáo Hội, vì nó bao gồm “tất cả những gì Giáo Hội là, tất cả những gì Giáo Hội tin” (101). Về phương diện này, ta cần xem sét ba điều đặc biệt sau đây:
 
i) Thần học nên cố gắng phát hiện ra ngôn từ đang lớn lên như hạt giống trong thửa đất đời sống của dân Chúa, và, sau khi đã xác định âm sắc ấy, ý muốn ấy hay thái độ ấy quả phát xuất từ Thần Khí, và do đó tương ứng với cảm thức của các tín hữu, thì nên tích hợp nó vào các nghiên cứu của mình.
 
ii) Nhờ cảm thức của các tín hữu, dân Chúa cảm nhận bằng trực giác điều gì trong man vàn các ý tưởng và học lý được trình bày cho mình là thực sự tương ứng với Tin Mừng, và do đó, có thể tiếp nhận được. Thần học nên chăm chú cẩn trọng tìm hiểu các bình diện khác nhau của việc tiếp nhận đang xẩy ra trong đời sống dân Chúa.
 
iii) Cảm thức của các tín hữu vừa phát sinh vừa nhìn nhận tính chân chính của ngôn từ biểu tượng hay huyền nhiệm thường tìm thấy nơi phụng vụ và lòng đạo bình dân. Khi đã nhận ra các biểu hiện của lòng đạo bình dân (102), nhà thần học cần thực sự tham dự vào sinh hoạt và phụng vụ của Giáo Hội địa phương, để có khả năng nắm được một cách sâu sắc, không chỉ bằng đầu mà còn bằng cả trái tim, bối cảnh thực sự, có tính lịch sử và văn hóa, trong đó Giáo Hội và các chi thể của mình đang cố gắng sống đức tin và làm chứng cho Chúa Kitô trong thế giới ngày nay.
 
b) Các nhà thần học suy tư về cảm thức của các tín hữu
 
83. Vì cảm thức đức tin không đơn giản đồng nhất với ý kiến của đa số những người đã chịu phép rửa vào một thời điểm nào đó, nên thần học cần cung cấp các nguyên tắc và các tiêu chuẩn để biện phân được nó, nhất là bởi huấn quyền (103). Nhờ các phương thế phê phán, các nhà thần học giúp biểu lộ và minh giải nội dung cảm thức của các tín hữu, bằng cách “thừa nhận và chứng minh rằng các vấn đề liên quan tới chân lý đức tin có thể phức tạp, thành thử việc tìm hiểu chúng phải thật chính xác” (104). Trong viễn ảnh này, các nhà thần học cũng nên khảo sát một cách có phê phán các biểu thức của lòng đạo bình dân, các trào lưu tư tưởng mới và cả các phong trào mới trong Giáo Hội, sao cho trung thành với truyền thống tông đồ (105). Nhờ làm như thế, các nhà thần học sẽ giúp biện phân được, trong một trường hợp đặc thù nào đó, liệu Giáo Hội có đang xử lý một lệch lạc gây ra bởi một cuộc khủng hoảng hay một hiểu lầm về đức tin, một ý kiến vốn có chỗ đứng riêng trong tính đa nguyên của cộng đồng Kitô Giáo nhưng không nhất thiết gây ảnh hưởng tới người khác, hay đang xử lý một điều gì đó vốn hòa hợp với đức tin đến nỗi phải được thừa nhận như là một linh hứng hay một thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.
 
84. Thần học còn trợ giúp cảm thức của các tín hữu một cách khác nữa. Nó giúp các tín hữu biết rõ ràng và chính xác hơn ý nghĩa chân chính của Thánh Kinh, ý nghĩa chân thực các định tín của công đồng, các nội dung thích đáng của Thánh Truyền, và cả những vấn nạn còn để bỏ ngỏ, hoặc vì các hàm hồ trong các quả quyết đương thời hay vì các nhân tố văn hóa vốn để lại vết tích trong các điều được lưu truyền, và những phạm vi trong đó cần duyệt lại các chủ trương có trước đó. Cảm thức đức tin cần dựa vào một sự hiểu biết mạnh mẽ và chắc chắn về đức tin, là cái hiểu mà thần học luôn tìm cách phát huy.
 

4. Các khía cạnh đại kết của cảm thức đức tin

 
85. Các ý niệm cảm thức đức tin (sensus fidei), cảm thức của các tín hữu (sensus fidelium) và đồng cảm thức của các tín hữu (consensus fidelium), đã được bàn tới, hay ít nhất được nhắc tới, trong nhiều cuộc đối thoại quốc tế giữa Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội cũng như cộng đồng Giáo Hội khác. Nói một cách bao quát, các cuộc đối thoại này đã nhất trí rằng toàn bộ các tín hữu, cả giáo dân lẫn các vị có chức thánh, đều mang trách nhiệm duy trì đức tin và chứng tá tông truyền của Giáo Hội, và mỗi người đã chịu phép rửa, do chính việc được Thiên Chúa xức dầu (1Ga 2:20, 27), đều có khả năng biện phân chân lý trong các vấn đề đức tin. Cũng đã có sự nhất trí tổng quát sau đây: một số chi thể của Giáo Hội thừa hành trách nhiệm đặc biệt trong việc giảng dạy và giám sát, nhưng lúc nào cũng hợp tác với mọi tín hữu khác (106).
 
86. Hai câu hỏi đặc thù liên hệ tới cảm thức của các tín hữu đã xuất hiện trong bối cảnh đối thoại đại kết, một cuộc đối thoại mà Giáo Hội Công Giáo đã dấn thân một cách không lùi bước (107):
 
i) Có nên chỉ coi những học lý nào được sự nhất trí chung của mọi Kitô hữu là nói lên cảm thức của các tín hữu và do đó là đúng và có tính trói buộc hay không? Đề xuất này đi ngược lại đức tin và thực hành của Giáo Hội Công Giáo. Qua đối thoại, các nhà thần học Công Giáo và các nhà thần học thuộc các truyền thống khác tìm cách có được sự nhất trí đối với các vấn đề gây chia rẽ Giáo Hội, nhưng các tham dự viên Công Giáo không thể ngưng sự cam kết của mình đối với các học lý chính thức của Giáo Hội Công Giáo.
 
ii) Có nên coi các Kitô hữu phân ly như những người tham dự và đóng góp cách nào đó vào cảm thức đức tin hay không? Câu trả lời ở đây tất nhiên là: có (108). Giáo Hội Công Giáo thừa nhận rằng “nhiều yếu tố thánh hóa và chân lý” được tìm thấy ở bên ngoài các biên giới hữu hình của mình (109), “một số điểm của mầu nhiệm Kitô Giáo đôi khi được nhấn mạnh một cách hữu hiệu hơn” trong các cộng đồng khác (110) và cuộc đối thoại đại kết giúp Giáo Hội Công Giáo thâm hậu hóa và làm sáng tỏ cái hiểu riêng của mình về Tin Mừng.
 
Chương bốn: Làm thế nào biện phân các biểu hiện chân chính của cảm thức đức tin
87. Cảm thức đức tin rất chủ yếu đối với đời sống Giáo Hội, nên nay ta cần xét xem làm thế nào để biện phân và nhận diện được các biểu hiện chân chính của nó. Một biện phân như thế đặc biệt phải có trong các trường hợp căng thẳng lúc ta cần phân biệt cảm thức đức tin chân chính với các phát biểu của ý kiến bình dân, nhất là theo quyền lợi hay tinh thần thời đại. Nhìn nhận rằng cảm thức đức tin là một thực tại trong Giáo Hội mà các tín hữu cá nhân vốn tham dự vào, phần thứ nhất của chương này sẽ cố gắng tìm cách nhận diện các đặc điểm cần có nơi người đã chịu phép rửa nếu thực sự họ muốn là chủ thể của cảm thức đức tin; nói cách khác, là nhận diện các thiên hướng cần có để các tín hữu tham dự đích thực vào cảm thức của các tín hữu. Các tiêu chuẩn được đề xuất trong phần thứ nhất này sau đó sẽ được bổ túc bằng cách xem sét việc áp dụng thực tiễn các tiêu chuẩn của cảm thức đức tin trong phần thứ hai của chương này. Phần thứ hai này sẽ xem xét 3 chủ đề quan trọng sau đây: thứ nhất, mối liên hệ gần gũi giữa cảm thức đức tin và lòng đạo bình dân; sau đó, sự phân biệt cần phải có giữa cảm thức đức tin và công luận bên ngoài hay bên trong Giáo Hội; và sau cùng, vấn đề làm thế nào để tham khảo các tín hữu trong các vấn đề đức tin và luân lý.
 

1. Thiên hướng cần có để tham gia chân thực vào cảm thức đức tin

 
88. Không phải chỉ có một thiên hướng đơn độc mà đúng hơn là cả một loạt các thiên hướng chịu ảnh hưởng của các nhân tố Giáo Hội, thiêng liêng và đạo đức. Không thể thảo luận một thiên hướng nào một cách tách biệt được; trái lại, cần phải xét mối liên hệ của nó với mọi thiên hướng khác. Dưới đây chỉ trình bày các thiên hướng quan trọng nhất để tham dự đích thực vào cảm thức đức tin mà thôi; các thiên hướng này được rút ra từ việc tìm hiểu thánh kinh, lịch sử có hệ thống, và được phát biểu nhằm giúp ích cho việc biện phân các hoàn cảnh thực tiễn.
 
a) Tham gia đời sống Giáo Hội
 
89. Thiên hướng đầu hết và nền tảng hơn cả là tích cực tham gia đời sống Giáo Hội. Là thành viên chính thức của Giáo Hội mà thôi chưa đủ. Tham gia đời sống Giáo Hội là phải không ngừng cầu nguyện (xem 1Tx 5:17), tích cực tham dự phụng vụ, nhất là Thánh Thể, thường xuyên lãnh nhận bí tích hòa giải, biện phân và thực thi các ơn và các đặc sủng đã lãnh nhận từ Chúa Thánh Thần, và tích cực dấn thân vào sứ vụ và các tác vụ (diakonia) của Giáo Hội. Nó tiền giả định việc chấp nhận giáo huấn của Giáo Hội trong các vấn đề thuộc đức tin và luân lý, nhất quyết tuân theo các lệnh truyền của Thiên Chúa, và can đảm sửa lỗi anh chị em và chấp nhận việc anh chị em sửa lỗi mình.
 
90. Có muôn vàn cách thế để việc tham gia như trên có thể diễn ra, nhưng cách chung nhất là tích cực liên đới với Giáo Hội, một liên đới phát xuất từ trái tim, một cảm quan đầy tình đồng đạo (fellowship) với các thành viên tín hữu khác và với Giáo Hội như một toàn thể, và từ đó, một bản năng nhận ra đâu là các nhu cầu của Giáo Hội và đâu là các nguy hiểm đối với Giáo Hội. Thái độ cần thiết này vốn từng được phát biểu qua thành ngữ sentire cum ecclesia (cảm nhận với Giáo Hội), tức đồng cảm nhận, đồng cảm thức và đồng tri nhận một cách hòa điệu với Giáo Hội. Điều này không chỉ cần thiết đối với các nhà thần học mà là cần thiết đối với mọi tín hữu; nó hợp nhất mọi thành viên của dân Chúa khi họ cùng nhau thực hiện cuộc lữ hành. Nó là chìa khóa để họ “cùng tiến bước”.
 
91. Các chủ thể của cảm thức đức tin là các chi thể của Giáo Hội biết tham gia đời sống Giáo Hội, vì biết rằng “chúng ta, tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể trong Chúa Kitô, và mỗi người chúng ta đều là chân tay của nhau” (Rm 12:5).
 
b) Lắng nghe lời Thiên Chúa
 
92. Tham dự đích thực vào cảm thức đức tin nhất thiết tùy thuộc việc lắng nghe lời Thiên Chúa một cách sâu sắc và chăm chú. Vì Thánh Kinh vốn là chứng từ nguyên thủy của lời Thiên Chúa, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ nọ trong cộng đồng đức tin (111), nên việc gắn bó với Thánh Kinh và Thánh Truyền là chỉ tiêu chính của việc lắng nghe này. Cảm thức đức tin là một khiếu nhận thức (appreciation) đức tin sâu sắc nhờ đó dân Chúa “không chỉ tiếp nhận lời lẽ con người, mà thực sự là lời Thiên Chúa” (112).
 
93. Không hề có việc đòi hỏi mọi thành viên dân Chúa phải nghiên cứu Thánh Kinh cũng như các chứng tá của Thánh Truyền một cách có khoa học. Đúng hơn, đòi họ phải chăm chú lắng nghe với thái độ tiếp nhận các bài đọc Thánh Kinh trong phụng vụ và tận đáy lòng đáp lại: “tạ ơn Chúa” và “Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa”, sốt sắng tuyên xưng mầu nhiệm đức tin, và thưa “Amen” tương ứng với chữ “có” mà Thiên Chúa đã ngỏ với dân Người trong Chúa Giêsu Kitô (2Cor 1:20). Tham dự vào phụng vụ là chìa khóa để tham dự vào Thánh Truyền sống động của Giáo Hội, và liên đới với người nghèo và người túng thiếu là mở lòng mình ra nhìn nhận sự hiện diện và tiếng nói của Chúa Kitô (xem Mt 25:31-46).
 
94. Chủ thể của cảm thức đức tin cũng là các chi thể Giáo Hội “từng tiếp nhận lời bằng niềm vui do Chúa Thánh Thần gây hứng” (1Tx 1:6).
 
c) Cởi mở đối với lý trí
 
95. Một thiên hướng nền tảng cần có để tham dự đích thực vào cảm thức đức tin là nhìn nhận vai trò thích đáng của lý trí trong tương quan với đức tin. Đức tin và lý trí thuộc về nhau (113). Chúa Giêsu vốn dạy rằng Thiên Chúa phải được yêu không chỉ “với hết trái tim ngươi, và với hết linh hồn ngươi,… và với hết sức ngươi” mà còn “với hết trí khôn [nous] ngươi” nữa (Mc 12:30). Vì chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, nên cũng chỉ có một sự thật duy nhất, được thừa nhận từ nhiều quan điểm khác nhau và bằng nhiều cách thế khác nhau của cả đức tin lẫn khoa học. Đức tin thanh lọc lý trí và mở rộng phạm vi của nó, mà lý trí cũng thanh lọc đức tin và làm sáng tỏ sự nhất quán của nó (114).
 
96. Các chủ thể của cảm thức đức tin là các chi thể của Giáo Hội biết cử hành “việc thờ phượng hợp lý” và nhìn nhận vai trò thích đáng của lý trí được đức tin, trong các niềm tin và thực hành của nó, soi sáng. Mọi tín hữu được mời gọi “tự biến đổi nhờ việc đổi mới tâm trí của anh em, để anh em biết biện phân đâu là thánh ý Thiên Chúa, điều nào tốt, có thể chấp nhận được và điều nào hoàn hảo” (Rm 12:1-2).
 
d) Gắn bó với huấn quyền
 
97. Một thiên hướng nữa cần có để tham dự đích thực vào cảm thức đức tin là sự ân cần đối với huấn quyền của Giáo Hội, và sự sẵn lòng lắng nghe giáo huấn của các mục tử trong Giáo Hội, coi nó như một hành vi xác tín đầy tự do và quyết tâm duy trì (115). Huấn quyền bắt nguồn từ sứ vụ của Chúa Giêsu, nhất là từ thẩm quyền giáo huấn của Người (xem Mt 7:29). Nó liên hệ từ trong nội tại cả với Thánh Kinh lẫn với Thánh Truyền; không một thiên hướng nào trong ba thiên hướng này có thể “đứng một mình không cần những cái khác” (116).
 
98. Các chủ thể của cảm thức đức tin là các chi thể của Giáo Hội biết lưu tâm tới lời lẽ Chúa Giêsu nói với những kẻ Người sai đi rằng: “Bất cứ ai lắng nghe các con là lắng nghe Thầy, và bất cứ ai bác bỏ các con là bác bỏ Thầy, và bất cứ ai bác bỏ Thầy là bác bỏ Đấng đã sai Thầy” (Lc 10:16).
 
e) Thánh thiện, khiêm nhường, tự do và vui tươi
 
99. Tham dự đích thực vào cảm thức đức tin đòi phải có sự thánh thiện. Sự thánh thiện này là ơn gọi của toàn thể Giáo Hội và của mọi tín hữu (117). Và thánh thiện, từ nền tảng, vốn có nghĩa là thuộc về Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô và trong Giáo Hội của Người, là chịu phép rửa và sống đức tin trong quyền lực Chúa Thánh Thần. Thực thế, thánh thiện là tham dự vào đời sống Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, là duy trì tình yêu Thiên Chúa và tình yêu người lân cận với nhau, là vâng phục thánh ý Thiên Chúa và dấn thân phục vụ đồng loại nhân bản của mình. Một cuộc sống như thế được Chúa Thánh Thần nâng đỡ, Người vốn là Đấng luôn được các Kitô hữu khẩn cầu và lãnh nhận (xem Rm 1:7-8, 11), nhất là trong phụng vụ.
 
100. Trong lịch sử Giáo Hội, các thánh là những người đem ánh sáng của cảm thức đức tin. Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng Tất Cả Là Thánh Thiện (Panaghia), khi hoàn toàn chấp nhận lời Thiên Chúa, đã trở nên khuôn mẫu đức tin và là Mẹ Giáo Hội (118). Trân qúy lời lẽ của Chúa Kitô trong lòng (Lc 2:51) và ca hát ngợi khen công trình cứu rỗi của Thiên Chúa (Lc 1:46-55), ngài là điển hình của niềm hân hoan đối với lời Thiên Chúa và lòng say mê muốn công bố tin mừng mà cảm thức đức tin vốn phát sinh nơi tâm hồn các tín hữu. Trong mọi thế hệ nối tiếp, ơn Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội đã sản sinh ra mùa gặt thánh thiện phong phú, và con số đầy đủ các Thánh chỉ một mình Thiên Chúa biết được mà thôi (119). Các vị được phong chân phúc và hiển thánh chính là các khuôn mẫu hữu hình của đức tin và đời sống Kitô Giáo. Đối với Giáo Hội, Đức Maria và mọi người thánh thiện, qua việc cầu nguyện và lòng say mê của các ngài, đã trở thành các chứng tá trổi vượt của cảm thức đức tin cho thời các vị và cho mọi thời sau này, cho địa phương các vị và cho mọi nơi chốn khác.
 
101. Vì từ nền tảng, nó vốn đòi phải imitatio Christi (noi gương Chúa Kitô) (xem Pl 2:5-8), nên sự thánh thiện, trong yếu tính, vốn bao hàm đức khiêm nhường. Sự khiêm nhường này đối nghịch với do dự hay nhút nhát; nó là hành vi của tự do thiêng liêng. Do đó, tính chất công khai (parrhesia) của việc đi theo khuôn thước của Chúa Kitô (xem Ga 18:20) được nối kết với đức khiêm nhường và cũng là một đặc điểm của cảm thức đức tin. Nơi đầu tiên để thực hành đức khiêm nhường là chính ở bên trong Giáo Hội. Nó không những là một nhân đức của người giáo dân trong tương quan với các mục tử của họ, mà cũng là một bổn phận của chính các mục tử khi thi hành thừa tác vụ của mình cho Giáo Hội. Chúa Giêsu dạy Nhóm Mười Hai rằng: “Ai muốn là người đầu phải là người cuối mọi người và làm đầy tớ cho mọi người” (Mc 9:35). Sống đức khiêm nhường là thường hằng nhìn nhận chân lý của đức tin, thừa tác vụ của các mục tử, và các nhu cầu của tín hữu, nhất là những người yếu đuối nhất.
 
102. Chỉ tiêu đích thực của thánh thiện là “bình an và hân hoan trong Chúa Thánh Thần” (Rm 14:17; xem 1Tx 1:6). Đây là các ơn phúc chủ yếu được biểu lộ trên bình diện thiêng liêng, chứ không phải tâm lý hay xúc cảm, nghĩa là, bình an trong tâm hồn và âm thầm hân hoan của một người đã tìm được kho tàng cứu rỗi, viên ngọc qúy giá (xem Mt 13:44-46). Quả thế, bình an và hân hoan là hai hoa trái đặc trưng nhất của Chúa Thánh Thần (xem Gl 5:22). Chính Chúa Thánh Thần đánh động trái tim ta và hướng nó về Thiên Chúa, “mở mắt tâm trí và ban ‘hân hoan và thanh thản cho mọi người biết qui phục chân lý và tin nó [omnibus suavitatem in consentiendo et credendo veritati]’” (120). Hân hoan trái nghịch với cay đắng và nóng giận vốn làm Chúa Thánh Thần phiền lòng (xem Eph 4:31), và là đặc điểm của ơn cứu rỗi (121). Thánh Phêrô thúc giục các Kitô hữu hân hoan chia sẻ các đau khổ của Chúa Kitô, “để anh em cũng được vui mừng hoan hỉ khi vinh quang của Người được tỏ hiện” (1Pr 4:13).
 
103. Các chủ thể của cảm thức đức tin là các chi thể Giáo Hội biết nghe và đáp lại lời thúc giục của Thánh Phaolô: “anh em hãy làm cho niềm vui của tôi nên trọn ven: là hãy cùng một tâm trí, cùng một tình yêu, cùng hòa hợp trọn vẹn và chỉ một tâm trí thôi”. “Anh em đừng làm điều chi do tham vọng vị kỷ hay hư danh, nhưng do khiêm nhường, coi người khác hay hơn mình” (Pl 2:2-3).
 
f) Tìm cách xây dựng Giáo Hội
 
104. Một biểu hiện chân chính của cảm thức đức tin là góp phần vào việc xây dựng Giáo Hội như một thân thể, và không cổ vũ chia rẽ và chủ nghĩa tư riêng bên trong Giáo Hội. Trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, yếu tính của việc tham gia vào đời sống và sứ vụ của Giáo Hội chính là việc xây dựng này (xem 1Cor 14). Xây dựng ở đây có nghĩa là xây dựng Giáo Hội cả về ý thức nội bộ đối với đức tin của mình lẫn về phía những thành viên mới, những người muốn lãnh phép rửa để gia nhập đức tin của Giáo Hội. Giáo Hội là nhà Thiên Chúa, là đền thánh, làm thành bởi các tín hữu đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần (xem 1Cor 3:10-17). Xây dựng Giáo Hội có nghĩa là tìm cách khám phá ra và khai triển các ơn phúc của riêng mình và giúp người khác khám phá ra và khai triển các đặc sủng của họ, sửa chữa các thất bại của họ, và chấp nhận việc được sửa chữa, trong tinh thần bác ái Kitô Giáo, cùng làm việc và cầu nguyện với họ, chia sẻ các hân hoan và các đau buồn của họ (xem 1Cor 12:12, 26).
 
105. Các chủ thể của cảm thức đức tin là các chi thể Giáo Hội biết suy tư điều Thánh Phaolô nói với tín hữu Côrintô: “Mỗi người được tỏ lộ Chúa Thánh Thần vì ích chung” (1Cor 12:7).
 

2. Các áp dụng

 
106. Việc thảo luận về các thiên hướng thích hợp đối với cảm thức đức tin cần được bổ túc bằng việc xem xét một vài vấn đề thực tiễn và mục vụ quan trọng liên quan đặc biệt tới mối liên hệ giữa cảm thức đức tin và lòng đạo bình dân; xem sét sự phân biệt cần có giữa cảm thức đức tin một đàng, và đàng khác, ý kiến của công chúng hay ý kiến đa số; và xét xem phải tham khảo các tín hữu ra sao trong các vấn đề đức tin và luân lý. Các điểm này sẽ lần lượt được nghiên cứu dưới đây.
 
a) Cảm thức đức tin và lòng đạo bình dân
 
107. Có một thứ “lòng đạo” (religiosity) hết sức tự nhiên nào đó trong con người nhân bản; các vấn đề tôn giáo tự nhiên xuất hiện trong mọi cuộc sống của người ta, tạo nên cả một phức thể bao la các niềm tin tôn giáo và các thực hành bình dân, khiến hiện tượng lòng đạo bình dân trở thành đối tượng được chú ý và nghiên cứu rất nhiều trong những thời kỳ gần đây (122).
 
108. “Lòng đạo bình dân” cũng có một ý nghĩa chuyên biệt hơn, chỉ nhiều hình thức biểu hiện đức tin Kitô Giáo nơi dân Chúa trong Giáo Hội hay, đúng hơn, chỉ “sự khôn ngoan Kitô Giáo của dân Chúa” được biểu hiện qua man vàn phương cách. Sự khôn ngoan này “tổng hợp một cách sáng tạo thần linh và nhân linh, Chúa Kitô và Đức Mẹ, tinh thần và thể xác, hiệp thông và định chế, cá nhân và cộng đồng, đức tin và quê hương, trí hiểu và xúc cảm” và đối với người ta, nó cũng là “một nguyên tắc biện phân và là một bản năng phúc âm nhờ đó họ tự phát cảm nhận được lúc nào thì Tin Mừng được phục vụ trong Giáo Hội và lúc nào nó trở thành rỗng hết nội dung và bị các quyền lợi khác làm cho tê cứng” (123). Trong tư cách một khôn ngoan, một nguyên tắc và một bản năng như thế, lòng đạo bình dân rõ ràng có liên hệ mật thiết với cảm thức đức tin, nên cần được xem xét cẩn thận trong khuôn khổ cuộc nghiên cứu này.
 
109. Lời lẽ của Chúa Giêsu rằng “Lạy Cha, là Chúa Tể trời đất, Con tạ ơn Cha vì Cha đã giấu những điều này khỏi kẻ khôn ngoan và thông thái và đã tỏ chúng cho các người bé nhỏ” (Mt 11:25; Lc 10:21) quả có liên quan tới ngữ cảnh này. Chúng cho thấy: sự khôn ngoan và việc hiểu thấu các sự việc của Thiên Chúa đã được ban cho những ai có đức tin khiêm nhường. Đại đa số các tín hữu khiêm nhường của Kitô Giáo (gồm cả những ai ở bên ngoài biên giới hữu hình của Giáo Hội) đều có đặc quyền vươn tới các chân lý thẳm sâu của Thiên Chúa, ít nhất cũng trên bình diện tiềm năng. Lòng đạo bình dân phát sinh cách riêng từ việc nhận biết Thiên Chúa từng được ban cho những người vừa nói. Nó chính là “sự biểu hiện của đời sống đối thần được nuôi dưỡng nhờ công trình của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn được đổ tràn vào tâm hồn ta” (xem Rm 5:5)” (124).
 
110. Vừa như một nguyên tắc hay bản năng, vừa như một thực hành Kitô Giáo phong phú, nhất là dưới hình thức các sinh hoạt phụng tự như tôn sùng, hành hương và rước xách, lòng đạo bình dân trổ sinh từ cảm thức đức tin và làm nó ra hiển hiện, nên phải được tôn trọng và cổ vũ. Cần phải nhìn nhận cách riêng rằng lòng đạo bình dân là “hình thức đầu tiên và nền tảng nhất của việc ‘hội nhập văn hóa’ đức tin” (125). Lòng đạo này là “một thực tại tôn giáo được Chúa Thánh Thần thúc đẩy và hướng dẫn” (126); Người là Đấng đã xức dầu cho dân Chúa để họ đảm nhiệm “chức linh mục thánh thiện”. Điều tự nhiên đối với chức linh mục của dân này là tìm cách phát biểu bằng nhiều cách khác nhau.
 
111. Hoạt động tư tế của dân Chúa quả có cao điểm của nó trong phụng vụ, nên phải lo liệu bảo đảm cách nào để các lòng sùng kính bình dân “phù hợp với phụng vụ thánh” (127). Nói tổng quát hơn, như lời Đức GH Phaolô VI từng dạy, chính vì nguy cơ bị xâm nhập bởi ‘nhiều bóp méo tôn giáo và ngay cả mê tín nữa’, nên lòng đạo bình dân cần được phúc âm hóa (128). Tuy nhiên, ngài nói rằng khi được cẩn thận lưu ý kiểu này, và “được điều hướng tốt”, nó “có nhiều giá trị phong phú”. “Nó biểu lộ lòng khát khao Thiên Chúa, một lòng khát khao chỉ những người đơn sơ và nghèo khó mới biết. Nó giúp người ta có khả năng đại lượng và hy sinh, đến độ anh hùng, khi có vấn đề cần phải biểu dương niềm tin. Nó bao hàm một nhận thức sắc bén đối với các thuộc tính của Thiên Chúa, như tình cha, ơn quan phòng, sự hiện diện sống động và thường hằng. Nó sản sinh ra các thái độ nội tâm với một mức độ hiếm thấy ở những nơi khác, như kiên nhẫn, cảm nhận Thánh Giá trong cuộc sống hằng ngày, siêu thoát, cởi mở với người khác, sùng đạo… Đối với đa số dân Chúa, khi được điều hướng tốt, lòng đạo bình dân này mỗi ngày mỗi có thể trở thành cuộc gặp gỡ thực sự với Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô” (129). Khi ca ngợi câu nói của người phụ nữ cao niên (130), Đức GH Phanxicô quả đã lặp lại sự đánh giá cao từng được Đức GH Phaolô diễn tả ở đây. Một lần nữa, ta có thể cho rằng khi được điều hướng tốt, lòng đạo bình dân, cả trong cái nhìn thấu suốt của nó đối với các mầu nhiệm sâu thẳm của Tin Mừng lẫn trong các chứng tá can đảm của nó đối với đức tin, quả là một biểu hiện và là một biểu thức của cảm thức đức tin.
 
112. Có thể nói lòng đạo bình dân “được điều hướng tốt” khi nó có tính “Giáo Hội” thực sự. Đức GH Phaolô, trong cùng văn kiện nói trên, đã chỉ ra các tiêu chuẩn chắc chắn cho tính Giáo Hội này. Có tính Giáo Hội là được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, không bị chính trị hóa hay các ý thức hệ phong tỏa, luôn hiệp thông mạnh mẽ với cả Giáo Hội địa phương lẫn Giáo Hội hoàn vũ, cả với các mục tử lẫn huấn quyền của Giáo Hội, và sốt sắng làm việc truyền giáo (131). Những tiêu chuẩn này xác định ra các điều kiện cần có đối với tính chân chính của cả lòng đạo bình dân lẫn cảm thức đức tin vốn nâng đỡ nó. Như tiêu chuẩn cuối cùng đã cho thấy, trong hình thức chân chính của chúng, cả hai thực thể này đều là những nguồn tài nguyên vĩ đại đối với sứ vụ của Giáo Hội. Đức GH Phanxicô từng cho thấy rõ “sức mạnh truyền giáo” của lòng đạo bình dân, và xem ra ngài muốn nói tới cảm thức đức tin khi qủa quyết rằng “nâng đỡ lòng đạo bình dân” là cả “một sức mạnh phúc âm hóa tích cực mà ta không nên đánh giá thấp: vì đánh giá thấp là không biết nhìn nhận công trình của Chúa Thánh Thần” (132).
 
b) Cảm thức đức tin và công luận
 
113. Một trong các chủ đề tế nhị nhất là mối tương quan giữa cảm thức đức tin và công luận hay ý kiến đa số, cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội. Công luận là một quan niệm xã hội học, áp dụng trước nhất vào các xã hội chính trị. Việc xuất hiện của công luận được liên kết với việc ra đời và phát triển của mô thức chính trị trong nền dân chủ đại biểu. Vì quyền lực chính trị có được sự hợp pháp của nó từ dân, nên dân phải lên tiếng nói rõ các suy nghĩ của mình, còn quyền lực chính trị thì phải lưu tâm tới các suy nghĩ này khi thi hành việc cai trị. Do đó, công luận là điều chủ yếu đối với việc điều hành lành mạnh sinh hoạt chính trị, và điều quan trọng là nó phải được soi sáng và thông tri một cách hợp năng quyền và trung thực. Đó là vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng, những giới sẽ đóng góp lớn lao vào ích chung của xã hội, khi không tìm cách thao túng ý kiến vì các quyền lợi tư riêng.
 
114. Giáo Hội đánh giá các giá trị nhân bản và luân lý cao vốn được nền dân chủ tán thành, nhưng tự mình, Giáo Hội không bị cấu trúc theo các nguyên tắc của xã hội chính trị thế tục. Vì là mầu nhiệm hiệp thông nhân loại với Thiên Chúa, Giáo Hội tiếp nhận hiến pháp của mình từ Chúa Kitô. Chính từ nơi Người, Giáo Hội lãnh nhận được cơ cấu bên trong của mình cũng như các nguyên tắc cai quản. Do đó, trong Giáo Hội, công luận không thể đóng vai trò quyết định mà nó vốn đóng trong các xã hội chính trị, là các xã hội vốn phải dựa vào nguyên tắc chủ quyền toàn dân, dù nó có một vai trò thích đáng bên trong Giáo Hội, như chúng ta sẽ minh xác sau đây.
 
115. Các phương tiện truyền thông đại chúng thường hay nhận định về các vụ việc của tôn giáo. Sự quan tâm của công chúng đối với các vần đề đức tin là một dấu hiệu tốt, và tự do báo chí vốn là một nhân quyền căn bản. Giáo Hội Công Giáo không sợ các cuộc thảo luận hay tranh cãi về giáo huấn của mình. Ngược lại, đã hoan nghênh việc tranh luận này như một biểu hiện của tự do tôn giáo. Mọi người được tự do phê bình hay ủng hộ Giáo Hội. Thực vậy, Giáo Hội thừa nhận rằng phê bình ngay thẳng và xây dựng có thể giúp Giáo Hội nhìn các vấn đề rõ ràng hơn và tìm ra được nhiều giải pháp tốt hơn. Đến lượt mình, Giáo Hội cũng tự do phê bình những tấn công bất công và cần sử dụng các phương tiện truyền thông để bảo vệ đức tin khi cần. Giáo Hội trân trọng lời mời của các phương tiện truyền thông độc lập muốn mình góp phần vào các cuộc tranh luận công cộng. Giáo Hội không muốn việc độc quyền thông tin, nhưng đánh giá cao tính đa nguyên và việc trao đổi ý kiến. Tuy nhiên, Giáo Hội cũng biết sự quan trọng của việc thông tri cho xã hội biết ý nghĩa và nội dung chân thực của cả đức tin lẫn giáo huấn luân lý của mình.
 
116. Ngày nay trong Giáo Hội, tiếng nói của người giáo dân được nghe thường xuyên hơn, đôi khi là tiếng nói bảo thủ đôi lúc là tiếng nói cấp tiến, nhưng nói chung, đều tham gia một cách xây dựng vào đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Sự phát triển lớn lao của xã hội nhờ giáo dục đã có những tác động đáng kể đối với các mối tương quan bên trong Giáo Hội. Chính Giáo Hội cũng đã dấn thân trên khắp thế giới vào những chương trình giáo dục nhằm đem lại cho người ta tiếng nói riêng và các quyền lợi riêng của chính họ. Do đó, quả là một dấu hiệu tốt khi thấy nhiều người ngày nay lưu tâm tới giáo huấn, phụng vụ và việc phục vụ của Giáo Hội. Nhiều chi thể Giáo Hội muốn thực thi khả năng của họ, và tham gia vào đời sống Giáo Hội theo cách riêng của họ. Họ tự tổ chức bên trong các giáo xứ và trong nhiều nhóm và phong trào khác nhau để xây dựng Giáo Hội và gây ảnh hưởng tới xã hội nói chung, và họ tìm cách liên hệ với các tín hữu khác và với những người có thiện chí khác qua các phương tiện truyền thông xã hội.
 
117. Nhiều hệ thống truyền thông mới cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội đang kêu gọi phải có những hình thức chú ý và phê bình mới mẻ cũng như phải đổi mới các kỹ năng biện phân. Có những ảnh hưởng từ nhiều nhóm quyền lợi chuyên biệt không tương ứng, hay không hoàn toàn tương ứng, với đức tin Công Giáo; có những xác tín chỉ có thể áp dụng cho một nơi hay một thời nào đó; và có những áp lực nhằm làm giảm vai trò của đức tin trong các cuộc tranh luận công cộng hay nhằm thay đổi học lý Kitô Giáo truyền thống cho phù hợp với các quan tâm và ý kiến hiện đại.
 
118. Điều rõ ràng là không thể có chuyện đồng hóa giản đơn giữa cảm thức đức tin và công luận hay ý kiến đa số. Hai thực tại này không hề như nhau.
 
i) Trước nhất, cảm thức đức tin hiển nhiên có liên hệ với đức tin, mà đức tin vốn là một ơn phúc, không nhất thiết ai cũng có được, thành thử cảm thức đức tin chắc chắn không thể giống như công luận trong xã hội nói chung. Rồi còn điều này nữa: dù đức tin, theo lẽ đương nhiên, là nhân tố hàng đầu để hợp nhất các chi thể của Giáo Hội, nhưng rất nhiều ảnh hưởng khác nhau, kết hợp lại, đã lên khuôn cho các quan điểm của Kitô hữu đang sống giữa lòng xã hội hiện đại. Do đó, như cuộc thảo luận trên đây về các thiên hướng đã mặc nhiên cho thấy, cảm thức đức tin cũng không thể được đồng nhất hóa với công luận hay ý kiến đa số trong Giáo Hội. Đức tin, chứ không phải ý kiến, là tập chú cần thiết. Ý kiến thường chỉ là những phát biểu, hay thay đổi và nhất thời, nói lên tâm tính hay ước muốn của một nhóm người hay một nền văn hóa nào đó, trong khi đức tin là tiếng vang dội của Tin Mừng duy nhất vốn có giá trị cho mọi nơi và mọi thời.
 
ii) Trong lịch sử dân Chúa, thường không phải đa số mà đúng hơn thiểu số mới thực sự sống và làm chứng cho đức tin. Cựu Ước từng biết tới số tín hữu “thánh thiện còn sót lại”, đôi khi rất ít so với vua chúa, tư tế và phần đông người Do Thái. Chính Kitô Giáo cũng đã bắt đầu như một thiểu số rất nhỏ, bị nhà cầm quyền đổ lỗi và bách hại. Trong lịch sử Giáo Hội, các phong trào sống Tin Mừng như Dòng Phanxicô và dòng Đa Minh, hay sau này, Dòng Tên, đều đã bắt đầu như những nhóm nhỏ bị nhiều giám mục và thần học gia đối xử cách nghi ngờ. Ngày nay, tại nhiều nước, các Kitô hữu phải sống dưới áp lực nặng nề của nhiều tôn giáo khác hay nhiều ý thức hệ duy tục, buộc họ phải lãng quên chân lý đức tin và làm suy yếu các biên giới của cộng đồng Giáo Hội. Cho nên, điều hết sức quan trọng là phải biện phân và lắng nghe tiếng nói của "những người bé nhỏ biết tin” (Mc 9:42).
 
119. Chắc chắn một điều: ta cần phân biệt cảm thức đức tin với công luận hay ý kiến đa số, do đó, phát sinh nhu cầu phải nhận diện các thiên hướng cần thiết cho việc tham dự vào cảm thức đức tin, như những thiên hướng đã được khai triển trên đây. Tuy thế, chính toàn thể dân Chúa tuyên xưng và sống đức tin chân thực, trong sự hợp nhất nội bộ. Huấn quyền và thần học phải làm việc không ngừng nhằm đổi mới việc trình bày đức tin trong các hoàn cảnh khác nhau, bằng cách đối chất, nếu cần, các ý niệm nổi bật trong chân lý Kitô Giáo với chân lý đích thực của Tin Mừng, nhưng cần phải nhớ rằng kinh nghiệm của Giáo Hội vốn chứng tỏ rằng đôi khi chân lý đức tin chỉ được duy trì không do cố gắng của các nhà thần học hay giáo huấn của đa số các giám mục mà là trong tâm hồn các tín hữu.
 
c) Các cách tham khảo tín hữu
 
120. Có một sự bình đẳng đích thực về phẩm giá nơi mọi tín hữu, vì nhờ phép rửa, tất cả mọi tín hữu đều được tái sinh trong Chúa Kitô. “Vì sự bình đẳng này, tất cả mọi người trong số họ đều góp phần, mỗi người theo hoàn cảnh hay chức vụ riêng, vào việc xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô” (133). Cho nên, mọi tín hữu “đều có quyền, và có khi có bổn phận, theo hiểu biết, khả năng và địa vị của mình, mà bày tỏ với các mục tử thánh quan điểm của mình về các vấn đề liên quan tới lợi ích của Giáo Hội”. “Họ có quyền làm cho quan điểm của mình được các Kitô hữu khác biết đến, nhưng khi làm thế, họ phải luôn luôn tôn trọng sự vẹn toàn của đức tin và luân lý, tỏ lòng kính trọng các mục tử và để ý tới ích chung và phẩm giá các cá nhân” (134). Thành thử, các tín hữu, và đặc biệt các tín hữu giáo dân, phải được các mục tử của Giáo Hội cư xử một cách kính trọng và ân cần, và được tham khảo cách thích đáng vì lợi ích của Giáo Hội.
 
121. Hạn từ “tham khảo” bao hàm ý tưởng tìm một phán đoán hay một ý kiến cũng như truy tầm nội dung của sự kiện (matter of fact). Một đàng, trong các vấn đề cai quản và các vấn đề mục vụ, các mục tử của Giáo Hội, trong một số trường hợp, có thể và nên tham khảo các tín hữu theo nghĩa xin họ cho ý kiến hay phán đoán. Đàng khác, khi huấn quyền muốn định tín một học lý, thì điều thích đáng nên làm là tham khảo các tín hữu theo nghĩa tìm hiểu nội dung của sự kiện, “đoàn ngũ tín hữu là đoàn ngũ làm chứng cho sự kiện lưu truyền học lý mạc khải, và vì đồng cảm thức của họ khắp thế giới Kitô Giáo vốn là tiếng nói của Giáo Hội Bất Khả Ngộ” (135).
 
122. Tập tục tham khảo các tín hữu không phải là tập tục mới mẻ trong đời sống Giáo Hội. Trong Giáo Hội thời trung cổ, người ta đã sử dụng nguyên tắc của luật Rôma sau đây: Quod omnes tangit, ab omnibus tractari et approbari debet (điều gì tác động tới mọi người, cần được mọi người thảo luận và chấp thuận). Trong cả ba lãnh vực của đời sống Giáo Hội (đức tin, các bí tích, việc cai quản), “truyền thống vẫn tổng hợp cơ cấu phẩm trật với chế độ cụ thể của liên hợp và thỏa thuận”, và việc này vốn được coi là “tập tục tông truyền” hay “truyền thống tông đồ” (136).
 
123. Nhiều vấn đề đã được đặt ra khi đa số tín hữu tiếp tục dửng dưng đối với các quyết định tín lý hoặc luân lý do huấn quyền đưa ra hay khi họ thẳng tay bác bỏ chúng. Việc thiếu tiếp nhận này có thể là dấu chỉ sự yếu kém hay thiếu đức tin nơi dân Chúa, do việc ủng hộ một cách không đủ phê phán nền văn hóa đương đại gây ra. Nhưng trong một số trường hợp, nó có thể là dấu chỉ cho thấy một số quyết định do các vị có thẩm quyền đưa ra đã không xem sét gì tới kinh nghiệm và cảm thức đức tin của các tín hữu, hay huấn quyền không tham khảo đủ các tín hữu (137).
 
124. Chuyện hết sức tự nhiên là nên có sự thông đạt luôn luôn và đối thọai đều đặn về các vấn đề thực tiễn và các vấn đề thuộc đức tin và luân lý giữa các chi thể của Giáo Hội. Trong Giáo Hội, công luận là một hình thức quan trọng của diễn trình thông đạt này. “Vì là một cơ thể sống động, Giáo Hội cần công luận để duy trì việc cho và nhận giữa các chi thể của mình. Không có hình thức này, Giáo Hội không thể tiến triển về tư tưởng và hành động” (138). Sự tán thành việc trao đổi tư tưởng và ý kiến cách công khai trong Giáo Hội đã được ban hành sau Vatican II không lâu, chính là dựa vào giáo huấn của Công Đồng về cảm thức đức tin và tình yêu Kitô Giáo, và các tín hữu được mạnh mẽ khuyến khích tham dự tích cực vào việc trao đổi công khai này. “Người Công Giáo nên ý thức trọn vẹn việc họ được thực sự tự do nói lên tâm tư của mình vốn phát sinh từ ‘cảm thức đức tin’ và từ tình yêu. Nó phát sinh từ cảm thức đức tin vốn được Thần Khí chân lý khêu gợi và nuôi dưỡng, để, dưới sự hướng dẫn của giáo huấn Giáo Hội mà họ vốn chấp nhận một cách cung kính, Dân Chúa có thể gắn bó một cách không nao núng với đức tin vốn được ban cho Giáo Hội tiên khởi, đào sâu ý nghĩa của nó hơn nữa bằng phán đoán chân thực, và áp dụng nó một cách trọn vẹn hơn trong cuộc sống của mình [Lumen Gentium 12]. Sự tự do này cũng phát sinh từ tình yêu. Vì chính nhờ tình yêu… mà dân Chúa đã được nâng lên tới chỗ có thể tham dự một cách thân mật vào sự tự do của chính Chúa Kitô, Đấng đã tẩy rửa ta khỏi tội lỗi để ta có thể tự do phán đoán phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Những vị thi hành thẩm quyền trong Giáo Hội sẽ hết sức quan tâm bảo đảm sao cho có được việc trao đổi có trách nhiệm các ý kiến từng được duy trì và phát biểu tự do trong dân Chúa. Hơn thế, các ngài sẽ còn thiết lập ra các quy tắc và các điều kiện để việc này có thể xẩy ra” (139).
 
125. Việc công khai trao đổi ý kiến như trên là phương thế hàng đầu và thông thường để đo lường cảm thức đức tin. Tuy nhiên, từ Công Đồng Vatican II, nhiều phương thế có tính định chế đã được thiết lập, nhờ đó, tín hữu có thể được lắng nghe và tham khảo, như các hội đồng đặc thù, trong đó, các linh mục và nhiều người khác trong số các tín hữu của Chúa Kitô được mời tham dự (140), rồi các công đồng giáo phận, trong đó, giám mục giáo phận cũng có thể mời các tín hữu giáo dân làm thành viên (141), hội đồng mục vụ của mỗi giáo phận “gồm các thành viên tín hữu Chúa Kitô hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo: giáo sĩ, thành viên các viện tận hiến, và nhất là các tín hữu giáo dân” (142), và hội đồng mục vụ giáo xứ, trong đó “các tín hữu Chúa Kitô, cùng với những vị, do chức vụ của các ngài, dấn thân trong việc chăm sóc mục vụ trong giáo xứ, góp công vào việc phát huy hoạt động mục vụ” (143).
 
126. Các cơ cấu tham khảo giống như các cơ cấu vừa kể trên đây có thể đem lại lợi ích lớn lao cho Giáo Hội, nhưng chỉ khi nào các mục tử và tín hữu giáo dân hỗ tương tôn trọng các đặc sủng của nhau và cẩn trọng cũng như liên tục lắng nghe các kinh nghiệm và quan tâm của nhau. Khiêm nhường lắng nghe trên mọi bình diện và tham khảo thích đáng những người liên hệ là những khía cạnh chủ yếu của một Giáo Hội sống động và sinh động.
Kết luận
127. Vatican II là một Lễ Hiện Xuống mới (144), đã trang bị để Giáo Hội đương đầu với một cuộc tân phúc âm hóa mà các vị giáo hoàng từ đó đến nay vẫn hằng kêu gọi. Công Đồng đã nhấn mạnh một cách mới mẻ tới ý tưởng truyền thống này: mọi người đã lãnh nhận phép rửa đều có một cảm thức đức tin, và cảm thức đức tin tạo nên một nguồn tài nguyên quan trọng nhất cho việc tân phúc âm hóa (145). Nhờ cảm thức đức tin, các tín hữu có khả năng không những nhìn nhận những gì phù hợp với Tin Mừng và bác bỏ những gì trái ngược với nó, mà còn cảm nhận được điều Đức GH Phanxicô từng gọi là “những con đường hành trình mới” trong đức tin của toàn thể dân lữ hành. Một trong các lý do tại sao các giám mục và các linh mục cần phải gần gũi với dân của mình trên đường lữ thứ và cùng đi với họ chính là để nhận ra “những con đường mới” khi dân Chúa “hửi được hơi họ” (146). Sự biện phân được những con đường mới mẻ này, vốn do Chúa Thánh Thần mở ra và soi sáng, sẽ có tính sống còn đối với việc tân phúc âm hóa.
 
128. Cảm thức đức tin có liên hệ mật thiết với “infallibilitas in credendo” (ơn vô ngộ khi tin) mà Giáo Hội, như một toàn thể, vốn có trong tư cách “chủ thể” tin đang thực hiện cuộc hành trình của mình trong lịch sử (147). Được Chúa Thánh Thần nâng đỡ, nó giúp Giáo Hội có khả năng làm chứng tá và giúp các chi thể của Giáo Hội, cả trong tư cách cá nhân lẫn trong tư cách cộng đồng, không ngừng biện phân được việc phải sống và hành động tốt nhất cũng như ăn nói thế nào cho trung thành với Chúa. Nó là một bản năng nhờ đó mỗi người và mọi người “cùng suy nghĩ với Giáo Hội” (148), cùng chia sẻ một đức tin và một mục đích. Nó chính là điều hợp nhất các mục tử và dân, và làm cho cuộc đối thoại giữa họ với nhau, dựa trên các ơn phúc và ơn gọi liên hệ, trở thành vừa chủ yếu vừa sinh nhiều hoa trái cho Giáo Hội.

Vũ Văn An


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn