1
08:06 +07 Thứ sáu, 19/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 57

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 55


Hôm nayHôm nay : 3667

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 194379

Tổng cộngTổng cộng : 27748663

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » LỜI NGUYỆN TÍN HỮU

Khái lược về Phụng vụ

Chủ nhật - 20/11/2011 10:50-Đã xem: 1700
Khái lược về Phụng vụ

Khái lược về Phụng vụ

Chương trình học hỏi về phụng vụ.
Tiết 1 : Để tôn vinh Cha và cứu rỗi chúng con
 
1. H. Trong đời sống Hội Thánh, việc nào là quan trọng và chí thánh nhất ? 
T. Đó là các cử hành PHỤNG VỤ THÁNH.
2. H. Các cử hành PHỤNG VỤ THÁNH đó là gì ? 
T. Đó là : việc thờ phượng chính thức và toàn hảo của Dân Chúa, cũng là việc thực thi chức vụ tư tế của Chúa Ki-tô, để nhờ đó Thiên Chúa được tôn vinh và loài người được cứu rỗi.
3. H. Phụng vụ thánh gồm những nghi lễ nào ? 
T. Gồm những nghi lễ nầy :
v Một là Bảy Bí tích do Chúa Giêsu thiết lập.
v Hai là các các cử hành do Hội Thánh thiết lập bao gồm :
- Các Á Bí tích như nghi lễ Khấn Dòng, làm phép ảnh tượng…
- Giờ kinh Phụng vụ của những người có chức thánh và các tu sĩ.
- Một số nghi thức khác : Lễ nghi An táng, Chầu Thánh Thể và Phép lành Mình Thánh Chúa…
4. H. Lễ nghi nào là trung tâm của mọi cử hành Phụng vụ ? 
T. Đó là Bí tích Thánh Thể. Lễ nghi nầy được coi là trung tâm của phụng vụ Kitô giáo mà mọi cử hành khác phải qui hướng về.
 
Tiết 2 : Hội Thánh cử hành Phụng Vụ
 
1. H. Hội Thánh cử hành phụng vụ thế nào ?
T. Hội Thánh cử hành phụng vụ bằng cách làm những nghi thức bên ngoài (cử điệu, kinh nguyện, bài hát, đồ dùng…) để qua đó sức sống Chúa Thánh Thần được trao ban.
2.H. Để thực hành một cử hành phụng vụ hoàn chỉnh cần những yếu tố căn bản nào ?
T. Cần những yếu tố nầy :
v Phải được cử hành trong Giáo Hội và do Giáo Hội.
v Phải có các thừa tác viên do Giáo Hội uỷ nhiệm.
v Phải cử hành trong cộng đoàn.
v Phải theo các nghi thức được Giáo Hôi công nhận.
v Phải được cử hành theo các Sách Nghi hức đã dọn sẵn.
v Phải diễn ra trong thời gian được qui định, tức Năm Phụng Vụ và lịch phụng vụ.
v Phải được cử hành trong nơi dành riêng cho phụng vụ. 
v Nếu có thể, buổi cử hành được diễn ra với âm nhạc thánh để có được niềm sang trọng xứng đáng. 
3.H. Hội Thánh cử hành phụng vụ vào những lúc nào ? 
T. - Nhờ hy tế Thánh Thể, Hội Thánh cử hành phụng vụ thường xuyên, từng ngày, theo chu kỳ một năm gọi NĂM PHỤNG VỤ.
- Nhờ các bí tích khác và các Á bí tích, Hội Thánh cử hành phụng vụ vào những giai đoạn đặc biệt trong đời sống ki-tô hữu như : - Lúc mới sinh (Bí tích Rửa tội)
- Lúc kết hôn (Bí tích Hôn phối)
- Lúc đau yếu (Bí tích Xức dầu)
- Lúc mừng nhà mới (nghi thức làm phép nhà)
 
Tiết 3 : Năm Phụng Vụ
 
1.H. Năm phụng vụ là gì ? 
T. Đó là chu kỳ thời gian một năm Hội Thánh “cử hành mầu nhiệm cứu độ của Đức Kitô từ nhập thể, Giáng Sinh, đến Thăng thiên, Hiện Xuống, sự mong đợi niềm hy vọng hồng phúc và ngày Chúa lại đến” (PV số 102)
2.H.Năm Phụng Vụ được phối trí làm sao ?
T. Năm Phụng vụ được phối trí thành các mùa khác nhau để mừng kính toàn thể mầu nhiệm Chúa Ki-tô. Các mùa phụng vụ chia làm hai nhóm có tầm quan trọng khác nhau :
v Nhóm I : gồm ba mùa : Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh. Các Chúa Nhật thuộc nhóm nầy đứng trên bậc lễ của các lễ trọng, vì thế khi các lễ trọng trùng với các Chúa nhật này, người ta phải dời sang thứ hai kế tiếp. 
v Nhóm II gồm hai mùa : Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường niên ; các Chúa nhật thuộc nhóm nầy đứng dưới mọi lễ “trọng” và lễ “kính” Chúa. Vì thế, khi các lễ trọng và lễ kính Chúa trùng với các Chúa nhật nầy, thì năm đó không cử hành lễ Chúa Nhật giáng sinh hay thường niên.
3. Ngoài các mùa phụng vụ, trong Năm phụng vụ còn những cử hành nào ?
T. Còn có các lễ trọng, lễ kính, lễ nhớ được lịch phụng vụ sắp xếp theo những ngày cố định.
v Lễ Trọng : Trong Năm Phụng vụ có 17 lễ Trọng chung : 10 lễ về Chúa, 3 lễ về Đức Mẹ, 4 lễ về các Thánh. Các lễ Trọng riêng chỉ được cử hành dành riêng cho một địa phương, một nhà thờ hay một hội dòng (Như lễ Trọng kính thánh Bổn Mạng thành phố hay quốc gia, lễ trọng Cung hiến thánh đường…)
v Lễ Kính : Gồm 6 lễ kính Chúa, 2 lễ kính Đức Mẹ và 17 lễ kính các Thánh. Riêng Việt Nam mừng thêm hai lễ Kính riêng : Thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giêsu (1/10) và thánh Phanxicô Xavie (3/12).
v Lễ Nhớ : Có lễ nhớ bắt buộc phải cử hành đúng ngày theo lịch phụng vụ (trừ các lễ ưu tiên hơn) và lễ nhớ tự do có thể cử hành hoặc không tuỳ nhu cầu mục vụ.
 
Tiết 4 : Tâm điểm của Năm Phụng Vụ
 
1. H. Trung tâm của Năm Phụng Vụ đó là gì ?
 T. Đó là Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, mầu nhiệm nầy được báo trước trong các biến cố cựu ước và được đào sâu nơi các mầu nhiệm mà Giáo Hội mừng kính sau nầy.
2.H. Trong Năm Phụng Vụ, thời gian nào được coi là cao điểm và được Hội Thánh mừng kính long trọng nhất ? 
T. Đó là dịp “TUẦN THÁNH”, nhất là “TAM NHẬT VƯỢT QUA” từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh tới chiều Chúa Nhật đại lễ Phục Sinh. Phụng vụ Tam Nhật Vượt Qua trỗi vượt trên mọi cử hành và mùa phụng vụ khác. Lễ Phục Sinh là lễ trọng nhất trong Năm Phụng vụ. Ngoài ra, Ngày Chúa Nhật cũng được Hội Thánh đề cao và họp mừng long trọng.
3.H. Tại sao “Tuần Thánh”, “Tam nhật Vượt Qua”, “Ngày Chúa Nhật” lại được Hội Thánh đề cao và mừng kính long trọng ? 
T. Vì đó là thời gian trọng điểm Hội Thánh tưởng niệm và cử hành cuộc Thương khó hồng phúc và sự Phục sinh vinh quang của Chúa Ki-tô.

Nguồn tin: http://thannho.phuyencatholic.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

.

1

LM PAUL NGUYỄN ĐỨC VĨNH

Vị Thánh trong ngày

Sách các phép

Mười điều răn

Thành viên

Kích chuột để

1

Suy niệm Lời Chúa 5P

Nhóm Mân Côi

1
 

Tin Thể Thao

    Giờ kinh phụng vụ

    Lịch Phụng Vụ