1
05:50 +07 Thứ sáu, 26/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 76

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 74


Hôm nayHôm nay : 5804

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 288841

Tổng cộngTổng cộng : 27843125

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TƯ VẤN & GIẢI ĐÁP

Thần học phụng vụ nghi thức Latinh và nghi thức Đông phương có khác nhau không?

Thứ hai - 26/11/2012 14:36-Đã xem: 1428
Hỏi: Có sự khác biệt nào giữa Thánh Lễ nghi thức La-tinh và Thánh Lễ nghi thức Đông phương, chẳng hạn nghi thức Ukraina hoặc Syro-Malabar không? Có sự khác biệt nào trong thần học đằng sau các nghi thức này không? - M. M., Ottawa, Canada
Thần học phụng vụ nghi thức Latinh và nghi thức Đông phương có khác nhau không?

Thần học phụng vụ nghi thức Latinh và nghi thức Đông phương có khác nhau không?

Đáp: Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất là liệu có sự khác biệt trong Thánh Lễ giữa phụng vụ nghi thức Rôma và nghi thức Đông phương không, là khá dễ: Không có sự khác biệt. Thánh Lễ là như nhau ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Câu trả lời cho câu hỏi thứ hai liên quan đến thần học của Thánh Lễ thì có phần phức tạp hơn và có thể được mô tả như là “không” và “có” cùng một lúc.

Câu trả lời là “không”, nếu sự khác biệt trong thần học mà chúng ta hiểu là một sự khác biệt liên quan đến một sự thiết yếu. Mọi gia đình phụng vụ của Giáo Hội đều cho rằng việc cử hành Thánh Thể là hiện tại hóa hy lễ của Chúa Kitô qua sự can thiệp của Chúa Thánh Thần. Tất cả đều tin rằng rước lễ là rước Mình và Máu thánh của Chúa Kitô. Nói cách khác, các khía cạnh thiết yếu của thần học Thánh Thể là chung cho tất cả.

Tuy nhiên, câu trả lời có thể là “có”, nếu qua sự khác biệt chúng ta hiểu rằng nhiều nghi thức, thông qua việc cử hành, có xu hướng nhấn mạnh vài khía cạnh của một mầu nhiệm hơn là các khía cạnh khác.

Trong ý nghĩa này, thần học của Nghi thức Rôma, và đặc biệt là Kinh nguyện Thánh Thể thứ nhất, liên tục nhấn mạnh chủ đề của việc Chúa Cha thương nhận của lễ hy sinh. Do đó, Kinh nguyện nầy bắt đầu: 

"Lạy Cha rất nhân từ, nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con, chúng con khẩn khoản nài xin Cha thương nhận, và ban phúc cho những của lễ hiến dâng, của lễ thượng tiến, của lễ hy sinh tinh tuyền và thánh thiện này”.

Các lời cầu nguyện chuyển cầu tiếp theo thể hiện của lễ hy sinh được dâng để cầu cho ai: cầu cho Giáo Hội, Đức Giáo hoàng, các Giám mục, và mọi người hiện diện, là những người cũng dâng của lễ hy sinh cho chính họ và những người thân yêu của họ. Lý do họ dâng của lễ hy sinh là:

"Hầu linh hồn họ được cứu chuộc, thân xác được an lành mạnh khoẻ như lòng mong ước: như vậy, họ được tôn vinh Chúa là Thiên Chúa thật, hằng hữu và hằng sống”.

Chủ đề của việc thương nhận của lễ hy sinh cũng được đưa vào các phần khác của Kinh nguyện. Ví dụ:

"Vì vậy, lạy Chúa, xin vui lòng chấp nhận lễ vật của chúng con là tôi tớ Chúa, và của toàn thể gia đình Chúa. Xin an bài cho đời chúng con được sống trong bình an của Chúa, cứu chúng con thoát khỏi án phạt đời đời, và nhận chúng con vào đoàn những người Chúa chọn”. 

"Lạy Chúa, xin thương ban phúc, chấp nhận, chuẩn y, làm cho những lễ vật này được hoàn hảo và đẹp lòng Chúa...”

"Xin Chúa ghé mắt nhân từ và khoan hậu nhìn đến những lễ vật này, và thương nhận như đã nhận lễ vật của Abel tôi trung của Chúa, hy lễ của Abraham tổ phụ chúng con, hy lễ thánh thiện và lễ vật tinh tuyền của Melkisêđê, thượng tế của Chúa”.

"Lạy Chúa toàn năng, chúng con nài xin Chúa sai Sứ thần dâng lễ vật này lên bàn thờ cao sang trước tôn nhan uy linh Chúa...”

Chúng tôi đã sử dụng Lễ Quy Rôma như minh họa tốt nhất cho truyền thống thần học của Nghi thức này. Các Kinh nguyện Thánh Thể khác, hoặc đi theo truyền thống này, hoặc như trường hợp của Kinh Nguyện Thánh Thể thứ tư, được lấy cảm hứng từ các mô hình Đông phương.

Mỗi một Giáo Hội Đông Phương có một sự nhấn mạnh khác nhau về mầu nhiệm. Ví dụ, hầu hết các Giáo Hội theo truyền thống Byzantine nhấn mạnh nhiều vào hành động của Chúa Thánh Thần trong bí tích Thánh Thể. Chủ đề này là hầu như ít được đề cập đến trong phụng vụ Rôma, mặc dù nó đã là minh nhiên hơn trong các Kinh nguyện Thánh Thể mới.

Một ví dụ là Kinh Khẩn cầu Thánh Linh, được đọc sau khi truyền phép trong Giáo hội Công giáo Ukraina:

"Linh mục (thinh lặng một chút): Một lần nữa chúng con dâng lên Chúa của lễ linh thiêng và không đổ máu này, và chúng con khẩn cầu, cầu nguyện, và khấn xin Chúa gửi Chúa Thánh Thần xuống trên chúng con và trên các của lễ dâng ở đây. (làm phép bánh) Và làm cho bánh này nên Mình châu báu của Đức Kitô, (làm phép chén thánh) và làm cho rượu trong chén thánh này trở nên Máu châu báu của Đức Kitô. (làm phép cả hai) Sau khi đã được biến đổi bởi Chúa Thánh Thần:

"Linh mục (thinh lặng một chút): Vì vậy, xin cho những ai chia sẻ Mình và Máu thánh Chúa được thanh luyện linh hồn, được tha thứ tội lỗi, hiệp thông trong Chúa Thánh thần, hưởng sự viên mãn của Nước Trời, tin cậy vào Chúa, không bị phán xét hoặc án phạt.

"Linh mục (thinh lặng một chút): Hơn nữa, chúng con cũng dâng lên Chúa của lễ hy sinh thiêng liêng để cầu cho những linh hồn ra đi trước chúng con trong đức tin: tổ tiên, ông bà cha mẹ, tổ phụ, ngôn sứ, tông đồ, nhà rao giảng, nhà truyền giáo, các thánh tử đạo, các thánh hiển tu, các vị khổ tu và mọi người công chính đã qua đời trong đức tin”.

Các ví dụ về sự khác biệt trong sự nhấn mạnh thần học có thể là vô số. 

Điều quan trọng cần nhớ là, thay vì là một nguồn chia rẻ, các khác biệt ấy giúp cho thấy chiều sâu khôn dò của mầu nhiệm Thánh Thể. Chính đây là một món quà khôn tả đến nỗi không cá nhân hoặc cộng đồng nào có thể diễn tả mầu nhiệm này thật đầy đủ được.

Đây là một lý do cho thấy tại sao Giáo Hội tìm cách duy trì và cỗ vũ mọi truyền thống phụng vụ đa dạng của mình. Toàn thể Giáo Hội sẽ bị nghèo đi nếu một trong các truyền thống ấy không còn nữa. (Zenit.org 13-11-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn