1
21:01 +07 Thứ năm, 28/03/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 65

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 55


Hôm nayHôm nay : 10410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 270737

Tổng cộngTổng cộng : 27442242

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TƯ VẤN & GIẢI ĐÁP

Tại sao trong Thánh lễ Cưới không có nghi thức sám hối?

Thứ tư - 26/02/2014 10:06-Đã xem: 2978
Câu hỏi này được nhiều người đặt ra khi Nghi Thức Thánh Lễ Cưới mới đây, (bản dịch Việt ngữ được HĐGMVN chấp thuận và được UB Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích Tòa Thánh phê chuẩn ngày 20/02/2008) không có nghi thức sám hối.
Tại sao trong Thánh lễ Cưới không có nghi thức sám hối?

Tại sao trong Thánh lễ Cưới không có nghi thức sám hối?

Bài viết này là một “biên tập” lại bài viết của linh mục Giuse Phạm Đình Ái,sss nói về Nghi Thức Thống Hối, và tài liệu chủ yếu dựa vào hai cuốn: Liturgy Made Simple của Mark  Searle, và Q & A: The Mass của linh mục Dennis C. Smolarski, SJ. tác giả không chỉ nổi tiếng về các nghiên cứu phụng vụ mà còn là giáo sư trưởng phân khoa toán học và khoa học máy tính tại đại học Santa Clara lừng danh của Dòng Tên tại thung lũng Silicon.
 
Trở lại vấn đề không có nghi thức sám hối trong lễ cưới. Người Công Giáo đã quen thuộc với hành vi ăn năn trước khi cử hành thánh lễ. Do vậy, việc nhiều người câu hỏi về việc bỏ qua nghi thức quen thuộc này trong thánh lễ cưới là điều dễ hiểu. Thậm chí có người còn hoài nghi, cho rằng hay là vì lý do kỹ thuật nào đó sách nghi thức đã in thiếu phần này?!
 
Thật ra chúng ta biết rằng, từ “thú nhận” trong cụm từ “tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em” hoàn toàn không chỉ có nghĩa là “thú tội” mà còn là tuyên xưng, là biểu lô niềm tin. Tuyên xưng niềm tin trước Thánh Lễ nhằm diễn đạt đức tin của mình vào một Thiên Chúa cứu độ, Đấng yêu thương, chứ không nhằm quy chiếu vào bản thân con người thấp hèn, yếu đuối và tội lỗi.
 
Hơn nữa, kinh cầu “xin Chúa thương xót chúng con” (Kyrie eleison) trong tiếng Hy lạp cũng là một lời ngợi khen quy chiếu về Thiên Chúa, chứ không phải là lời thú tội quy chiếu về con người bất toàn. Quy chế Sách Lễ Roma số 52 cũng nói rằng kinh “xin Chúa thương xót chúng con” là bài ca để ca tụng Chúa chứ không để khóc lóc than van.
 
Do vậy, cần tránh sự nhầm lẫn giữa nghi thức sám hối cộng đồng với nghi thức “xin Chúa thương xót” trong thánh lễ. Thánh lễ luôn là bữa tiệc tạ ơn, là cử hành sự phục sinh của Chúa Kitô và vì thế luôn là một niềm vui. Trong ba mẫu thức thống hối, mẫu thức thứ 3 có tính vui tươi hơn cả, có thể gọi nghi thức thống hối thứ 3 này là “Kinh cầu ngợi khen Chúa Ki-tô”.


Lm: Lạy Chúa , Chúa đã được sai đến để cứu chữa những tâm hồn thống hối: Xin Chúa thương xót chúng con.
Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Lm: Lạy Chúa Kitô, Chúa đã đến kêu gọi những người tội lỗi: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Cđ: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Lm: Lạy Chúa, Chúa ngự bên hữu Ðức Chúa Cha để chuyển cầu cho chúng con: Xin Chúa thương xót chúng con.
Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con.
 
Nên cử hành nghi thức thức này trong các thánh lễ có kinh vinh danh.


Một số chuyên viên phụng vụ đề nghị chỉ đọc mẫu thức số 3 này khi thánh lễ có kinh vinh danh. Lập luận của họ là: Người ngoài sẽ hiểu về người Công Giáo chúng ta như thế nào, nếu họ thấy trong thánh lễ chúng ta thay đổi trạng thái mau chóng từ tình trạng hân hoan của ca nhập lễ chủ yếu là các ca khúc lên đền, với tiết tấu vui nhộn, rồi ngay sau đó là màn thú tội khóc lóc than van và rồi lại phấn khích với kinh vinh danh rộn rã? Thậm chí tác giả Mark Searl trong cuốn Liturgy Made Simple đã đề nghị nếu trong thánh lễ có kinh vinh danh thì không nên cử hành nghi thức sám hối, để tránh tình trạng phần đầu lễ như chiếc bánh mì sandwich mà hai phần kẹp là ca nhập lễ và kinh vinh danh thì vui tươi còn phần chính giữa là sám hối thì buồn sầu. Hoặc nếu muốn cử hành nghi thức sám hối trong thánh lễ có kinh vinh danh, thì nên chọn mẫu thức sám hối thứ 3.
 
Trên đây là một số ý kiến trước việc Giáo Hội đã bỏ phần sám hối trong nghi thức lễ cưới.

 
image057

wedding.jpg
WGP. Long Xuyên 22.02.2014
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn