1
08:18 +07 Thứ bảy, 20/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 43

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 42


Hôm nayHôm nay : 4942

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 208478

Tổng cộngTổng cộng : 27762762

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TƯ VẤN & GIẢI ĐÁP

Quyền cư trú của người công dân

Chủ nhật - 02/06/2013 10:01-Đã xem: 1810
GXTNO-Gia đình tôi là người xã A mua đất xây dựng ở xã B, nay gia đình tôi quyết định định cư tại xã B. Tôi có lên cơ quan liên hệ để xin làm thủ tục nhập cư vào xã B thì được các vị có chức trách xã B bảo xã chúng tôi không nhập cư người công giáo... Điều đó đúng hay sai ? Tôi phải làm gì ?
Quyền cư trú của người công dân

Quyền cư trú của người công dân

Hỏi : Gia đình tôi là người xã A mua đất xây dựng ở xã B, nay gia đình tôi quyết định định cư tại xã B. Tôi có lên cơ quan liên hệ để xin làm thủ tục nhập cư vào xã B thì được các vị có chức trách xã B bảo xã chúng tôi  không nhập cư người công giáo... Điều đó đúng hay sai ? Tôi phải làm gì ?

Trả lời : Để làm rõ thắc mắc của quý vị, chúng tôi xin đăng tải một số câu hỏi và trả lời có liên quan đến luật cư trú. Mong quý bạn đọc và tìm ra hướng đúng nhất cho mình. Riêng câu nói không nhập cư người công giáo của cán bộ xã B là một sai phạm nghiêm trọng không chỉ liên quan đến luật cư trú mà còn vi phạm đến quyền tư do tín ngưỡng của công dân. Chúc bạn thành công và sớm đạt được ý nguyện của mình.

Chiếu theo các điều : 3, 4, 5, 8, 10 và 11 luật cư trú của Việt Nam bạn sẽ biết ngay câu trả lời.

Điều 3. Quyền tự do cư trú của công dân

Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú.

Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.


Điều 4. Nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

2. Bảo đảm hài hoà quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội; kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú phải đơn giản, thuận tiện, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, không gây phiền hà; việc quản lý cư trú phải bảo đảm hiệu quả.

4. Mọi thay đổi về cư trú phải được đăng ký; mỗi người chỉ được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại một nơi.


Điều 5. Bảo đảm điều kiện thực hiện quyền tự do cư trú và hoạt động quản lý cư trú

1. Nhà nước bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tự do cư trú của công dân phải bị xử lý nghiêm minh.

Nhà nước có chính sách và biện pháp đồng bộ để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do cư trú của công dân.

2. Nhà nước bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, đầu tư phát triển công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho hoạt động đăng ký, quản lý cư trú.
 

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.

2. Lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

3. Nhận hối lộ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà trong việc đăng ký, quản lý cư trú.

4. Thu, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.

5. Tự đặt ra thời gian, thủ tục, giấy tờ, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về cư trú.

6. Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ về cư trú trái với quy định của pháp luật.

7. Lợi dụng quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

8. Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; sử dụng giấy tờ giả về cư trú; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú.

9. Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.
 

Điều 11. Trách nhiệm của công dân về cư trú

1. Chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú.

2. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp.

3. Nộp lệ phí đăng ký cư trú.

4. Xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu.

5. Báo ngay với cơ quan đã đăng ký cư trú khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú bị mất hoặc bị hư hỏng.

Điều 12. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

------------------------------------------------------------


Luật Cư trú quy định về quyền tự do cư trú của công dân trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trình tự, thủ tục đăng ký, quản lý cư trú; quyền, trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức về đăng ký, quản lý cư trú.
Câu 1: Luật Cư trú được Quốc hội nước Cộng hõa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? hiệu lực kể từ ngày, tháng, năm nào?


Luật Luật Cư trú được Quốc hội nước Cộng hõa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 và được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 12/12/2006. Luật cư trú gồm 6 chương với 42 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.

Câu 2. Điều nào trong Hiến pháp năm 1992 quy định quyền tự do cư trú của Công dân và được cụ thể hóa như thế nào trong Luật Cư trú? Luật cư trú có những quy định nào để bảo đảm cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú?
 
 Quyền tự do cư trú của công dân được quy định tại Điều Hiến pháp 1992 và cụ thể hóa tại Điều 3 của Luật cư trú. Đó là việc công dân có Quyền tự mình lựa chọn, quyết định nơi thường trú, nơi tạm trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quyền tự do cư trú của công dân còn được thể hiện bằng việc công dân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cho họ Vì vậy, Điều 3 Luật cư trú đã quy định:
"Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú, thì có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.

Quyền tự do của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định".
Để bảo đảm công dân thực hiền quyền tự do cư trú, Luật đã quy định rõ các nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú, đó là: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội; kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước đối với nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội.

Trình tự, thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú phải đơn giản, thuận tiện, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, không gây phiền hà; việc quản lý cư trú phải bảo đẩm hiệu quả. Mọi thay đổi về cư trú được đăng ký; mỗi người chỉ được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú một nơi. Đồng thời, Luật cũng quy định các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tự do cư trú của công dân và hoạt động quản lý cư trú.
Điều 5 Luật Cư trú khẳng định, quyền tự do cư trú của công dân được Nhà nước bảo đảm. Mọi hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tự do cư trú của công dân đều bị xử lý nghiêm minh.

Trong điều này, Luật cũng đã thể hiện rõ sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động quản lý cư trú, bằng cách bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, nguồn lực, đầu tư phát triển công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho hoạt động đăng ký, quản lý cư trú. Việc quan tâm về nguồn lực cũng như về vật chất của Nhà nước cho hoạt động quản lý cư trú cũng có nghĩa là phục vụ tôt cho việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân.
 
 
Câu 3. Luật Cư trú quy định có bao nhiêu nhóm hành vi bị nghiêm cấm? Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì trong việc chống lạm dụng quy định hộ khẩu làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân?
 
Một trong những quy định nhằm bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân được quy định tại Điều 8, đó là các hành vi bị nghiêm cấm. Điều này quy định chín nhóm hành vi bị nghiêm cấm, để áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhằm bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân được thực hiện nghiêm chỉnh, không bị gây phiền hà trong khi thực hiện việc đăng ký thường trú, tạm trú hoặc thông báo lưu trú; đồng thời cũng bảo đảm cho công tác quản lý cư trú đạt hiệu quả cao.

Cụ thể, các hành vi bị nghiêm cấm: Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú; lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; nhận hối lộ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà trong việc đăng ký, quản lý cư trú; thu, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệnh sổ sách, hồ sơ về cư trú; cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ về cư trú trái với quy định của pháp luật; lợi dụng quyền quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, làm giả, sửa chữa, làm sai lệnh nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; sử dụng giấy tờ giả về cư trú; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú; tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì trong việc chống lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật Cư trú và quy định chi tiết tại khoản 3, 4 Điều 3 của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007:
- Các Bộ, cơ quan ngan Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

+ Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác trong lĩnh vực quản lý của mình liên quan đến quy định về hộ khẩu để sửa đổi, bãi bỏ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ những quy định trái với Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;

+ Khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác thuộc thẩm quyền có liên quan đến quy định về hộ khẩu phải đảm bảo đúng với Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú; không được làm hạn chế quyền lợi ích hợp pháp của công dân.;

+ Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú . Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý có hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền lợi ích hợp pháp của công dân.

- Công dân có quyền phát hiện, thông báo kịp thời và giúp đỡ cơ quan có thẩm quyền trong việc ngăn chặn, xử lý các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Câu 4. Những điều nào trong Luật Cư trú quy định quyền, trách nhiệm của công dân về cư trú; nơi cư trú của công dân; nơi cư trú của người chưa thành niên; nơi cư trú của người được giám hộ; nơi cư trú của vợ, chồng; cư trú của người làm nghề lưu động?
 
 Theo quy định tại Điều 9, công dân có các quyền về cư trú như sau: Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú; Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình; Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.

Điều 11 Luật Cư trú quy định trách nhiệm của công dân về cư trú: Chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú; Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp; Nộp lệ phí đăng ký cư trú; Xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu; Báo ngay với cơ quan đã đăng ký cư trú khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú bị mất hoặc bịhư hỏng.

Điều 12 của Luật Cư trú quy định về nơi cư trú của công dân:
Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật; Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú; Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định nêu trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

Điều 13 Luật Cư trú quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên: Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Điều 14 Luật Cư trú quy định về nơi cư trú của người được giám hộ: Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ; Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Điều 15 Luật Cư trú quy định về nơi cư trú của vợ, chông: Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống; Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận.

Điều 17 Luật Cư trú quy định về nơi cư trú của người làm nghề lưu động: Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này
 
Câu 5. Luật Cư trú quy định như thế nào về đăng ký thường trú; điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh; điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương; vì sao lại có sự khác nhau về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh với điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương? So với quy định của pháp luật trước đây thì Luật Cư trú có những điểm gì mới về đăng ký thường trú?
 
 Về đăng ký thường trú: Điều 18 Luật Cư trú quy định về đăng ký thường trú: Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.

Điều 19. Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh: Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

- Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

- Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp: Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột; người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

- Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

- Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản
 
Vì sao lại có sự khác nhau về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh với điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương?
Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh chỉ đòi hỏi công dân có chỗ ở hợp pháp (điều 19); còn điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì ngoài việc phải có chỗ ở hợp pháp, còn cần thêm một điều kiện khác, đó là đã tạm trú tại thành phố từ một năm trở lên (theo quy định trước đây là từ 3 năm trở lên).

Sở dĩ có quy định việc di dân từ vùng nông thôn đến các đô thị, đặc biệt là các thành phố lớn ngày càng gia tăng, gây áp lực lớn cho các đô thị. Trong khi đó, các điều kiện về cơ sở hạ tầng tại các thành phố trực thuộc trung ương như nhà ở, trường học, bệnh viện, điện, nước, đường phố, vệ sinh môi trường và các điều kiện khác hiện chưa đáp ứng được tốt nếu số lượng dân cư sinh sống tại các thành phố này quá lớn. Cho nên, cần có biện pháp nhằm kiềm chế sự ra tăng cơ học số lượng người nhập cư vào các thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, những điểm mới của Luật Cư trú đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đăng ký thường trú vào các thành phố trực thuộc trung ương, nhất là những người vào làm việc trong các doanh nghiệp. Điều này phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.
 
So với quy định của pháp luật trước đây thì Luật Cư trú có những điểm gì mới về đăng ký thường trú?
Luật Cư trú quy định theo hướng tạo điều kiện cho công dân có chỗ ở hợp pháp, thường xuyên sinh sống ổn định tại một địa điểm được đăng ký thường trú. Đồng thời không phân biệt điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố, thị xã (thuộc tỉnh) với các khu vực khác.

Nơi cư trú theo Điều 12 Luật Cư trú quy định là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống, chỗ ở hợp pháp là một trong những điều kiện cần thiết để công dân được đăng ký cư trú. So với quy định trước đây chỗ ở hợp pháp được quy định theo hướng rộng hơn, bao gồm: thứ nhất là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú (Nghị định 51/CP chỉ quy định nhà ỏ là phương tiện); thứ hai, nhà ở được coi là chỗ ở hợp pháp có thể là nhà ở thuộc sở hữu của người xin đăng ký thường trú hoặc là nhà ở do cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, mượn, ở nhờ (trong trường hợp này cần có thêm điều kiện là văn bản đồng ý của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ). Quy định trước đây thì không cho đăng ký thường trú đối với trường hợp nhà ở là do mượn, ở nhờ (trừ cán bộ, công chức được điều động, tuyển dụng đến làm việc ở thành phố, thị xã).

Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú: So với quy định trước đây, Luật có một số quy định mới tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đăng ký thường trú vào các thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là những người làm việc trong các doanh nghiệp, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là: Điều kiện đăng ký tại tỉnh chỉ đòi hỏi công dân có chỗ ở hợp pháp; Đối với trường hợp đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, ngoài trường hợp được người có hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu gia đình mình, người có chỗ ở hợp pháp chỉ cần có thêm một trong hai điều kiện là: đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên (theo quy định trước đây là 3 năm) hoặc được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn.
 
Câu 6. Luật Cư trú quy định như thế nào về thủ tục đăng ký thường trú? Xóa đăng ký thường trú?
 
Điều 21 quy định về thủ tục đăng ký thường trú:
- Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an: Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này; giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

- Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Theo quy định trước đây, thì thời hạn cấp hộ khẩu có thể kéo dài thêm 10 ngày làm việc (tức 14 ngày, kể cả ngày nghỉ) đối với trường hợp phức tạp, nay Luật Cư trú bỏ quy định này nên những trường hợp phức tạp đã rút ngắn được một nửa thời gian làm thủ tục đăng ký thường trú.

Điều 22 quy định về xoá đăng ký thường trú:
- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú: Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết; được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại; đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này; ra nước ngoài để định cư; đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.
- Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú thì cũng có thẩm quyền xoá đăng ký thường trú.

- Thủ tục cụ thể xoá đăng ký thường trú và điều chỉnh hồ sơ, tài liệu, sổ sách có liên quan do Bộ trưởng Bộ Công an quy định
Theo quy định trước đây: Ngay sau khi cấp giấy chứng nhận chuyển đi, cơ quan có thẩm đăng ký thường trú xóa tên người được cấp giấy chứng nhận chuyển đi mặc dù người đó chưa được đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới. Đây là một điều bất cập, bởi vì trên thực tế, có nhiều trường hợp người dân chưa đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới nhưng nơi cư trú cũ của họ đã xóa tên của họ trong sổ hộ khẩu. Để khắc phục điều này, điểm đ khoản 1 Điều 22 của Luật cư trú quy định: Cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ. Quy định mới này đảm bảo chắc chắn cho công dân có một nơi trường trú nhất định và mọi quyền lợi của họ liên quan đến nơi thường trú vẫn được đảm bảo cho đến khi công dân có nơi thường trú mới.
 
 
Câu 7. Luật Cư trú quy định như thế nào về đối tượng cấp sổ hộ khẩu và giá trị pháp lý của sổ hộ khẩu; tách sổ hộ khẩu; giấy chuyển hộ khẩu; điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu?
 
 Theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thống nhất có một loại sổ hộ khẩu cấp cho hai đối tượng là hộ gia đình và cá nhân (quy định trước đây cấp sổ hộ khẩu và giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể): - Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình: Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sựthì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.

Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.

Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.
Người không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.

- Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây:

+ Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình của người đó, người sống độc thân, người được tách sổ hộ khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;

+ Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác, nếu họ không sống theo hộ gia đình;

+ Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;

+ Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo.
Người không thuộc đối tượng quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 25 nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.
 
Luật cũng không hạn chế việc tách hộ, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có quyền tách hộ, khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp.

Điều 27 quy định về tách sổ hộ khẩu.: Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm: Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu; người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 28 quy định về Giấy chuyển hộ khẩu:
- Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.
- Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp: Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:
+ Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
+ Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
- Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
- Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.
- Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:
+ Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
+ Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;
+ Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
+ Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;
+ Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.

Điều 29 quy đinh Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu:

- Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.

- Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

- Trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào quyết định thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đính chính trong sổ hộ khẩu.

- Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.

- Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu.

- Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự.
 
Câu 8. Luật Cư trú quy định như thế nào về trường hợp phải đăng ký tạm trú, thủ tục đăng ký tạm trú, thẩm quyền đăng ký tạm trú, đối tượng được cấp sổ tạm trú, giá trị pháp lý của sổ tạm trú, xóa tên trong sổ tạm trú? So với pháp luật trước đây, thì Luật Cư trú có những quy định nào là mới về đăng ký tạm trú?
 
Điều 30 Luật Cư trú quy định về đăng ký tạm trú, thủ tục đăng ký tạm trú, thẩm quyền đăng ký tạm trú, đối tượng được cấp sổ tạm trú, giá trị pháp lý của sổ tạm trú, xóa tên trong sổ tạm trú:

- Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

- Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

- Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

- Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.

Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.
Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.

- Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.

So với pháp luật trước đây, thì Luật Cư trú có những quy định nào là mới về đăng ký tạm trú

Để tạo điều kiện cho cơ quan quản lý Nhà nước về cư trú nắm chắc mọi biến động về nhân khẩu trên địa bàn, Luật Cư trú không phân biệt tạm trú ngắn hạn (chỉ khai báo tạm trú) và tạm trú có thời hạn (cấp giấy chứng nhận tạm trú) như trước đây mà chỉ quy định một trường hợp thuộc diện đăng ký tạm trú, đó là: người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó. Người đăng ký tạm trú được cấp sổ tạm trú và không xác định thời hạn. Trưởng công an xã, phường, thị trấn là người có thẩm quyền cấp sổ tạm trú cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Cư trú.

Câu 9.  Luật Cư trú quy định như thế nào về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng? So với quy định của pháp luật trước đây, thì Luật Cư trú có những quy định nào là mới về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng?

 Điều 31 Luật Cư Trú quy định về lưu trú và thông báo lưu trú:

1.Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.

2. Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ mười bốn tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân biết.

3.Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

4.Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.
 
Điều 32 Luật Cư trú quy đinh những đối tượng sau đây bắt buộc phải khai báo tạm vắng :

1. Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

2. Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệmkhai báo tạm vắng.

3. Người quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải khai báo tạm vắng tại Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú. Khi đến khai báo tạm vắng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ghi vào phiếu khai báo tạm vắng.

4. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nội dung khai báo, kiểm tra nội dung khai báo, ký xác nhận vào phần phiếu cấp cho người khai báo tạm vắng.

So với quy định của pháp luật trước đây, thì Luật Cư trú có những quy định nào là mới về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng?
 
Quy định về thông báo lưu trú trước dây yêu cầu người đến tạm trú phải trực tiếp đến khai báo tạm trú, tạm vắng để khai báo thì nay quy định trách nhiệm nêu trên thuộc chủ hộ, cơ quan, đơn vị nơi có người đến tạm trú, việc khai báo có. Đây là bước cải tiến mới, đơn giản, thuận tiện hơn nên sẽ có tính khả thi cao.

Khai báo tạm vắng: Theo quy định trước đây thì tất cả mọi công dân từ 15 tuổi trở lên đi vắng qua đêm, đi khỏi nơi đăng ký HKTT về việc riêng đều phải khai báo tạm vắng, khi đến nơi tạm trú phải đăng ký tạm trú. Nay điều 32 Luật Cư trú đã thu hẹp tối đa diện đối tượng phải khai báo tạm vắng chỉ còn một số đối tượng: Bị can, bị cáo đang tại ngoại, người bị kết án phạt tù nhưng có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, người bị kết án phạt tù được hưởng án treo...; người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên.

Câu 10. Để thực hiện quyền tự do cư trú của mình, mỗi công dân cần phải làm tốt những việc gì?

- Chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp.
- Nộp lệ phí đăng ký cư trú.
- Xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu.
- Báo ngay với cơ quan đã đăng ký cư trú khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú bị mất hoặc bị hư hỏng

 
Theo trang: Hotrophaply.net
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

.

1

LM PAUL NGUYỄN ĐỨC VĨNH

Vị Thánh trong ngày

Sách các phép

Mười điều răn

Thành viên

Kích chuột để

1

Suy niệm Lời Chúa 5P

Nhóm Mân Côi

1
 

Tin Thể Thao

    Giờ kinh phụng vụ

    Lịch Phụng Vụ