1
07:09 +07 Thứ bảy, 20/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 41


Hôm nayHôm nay : 4255

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 207791

Tổng cộngTổng cộng : 27762075

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TƯ VẤN & GIẢI ĐÁP

Người đỡ đầu

Thứ tư - 11/01/2017 17:11-Đã xem: 2209
Đâu có tình yêu thương bác ái, thì đó là dấu chỉ con cái Chúa. Xin Chúa cho mọi người trong cộng đoàn chúng con, biết nêu cao tinh thần bác ái, đoàn kết giúp đỡ nhau. Đồng thời biết cảm nghiệm tình yêu bao la của Chúa trong Phép Thánh Thể, để sốt sắng tôn sùng, mến yêu và kết hiệp với Chúa mỗi ngày trong hiệp lễ.
Người đỡ đầu

Người đỡ đầu

Người đỡ đầu

Luật Giáo Hội quy định như thế nào về các điều kiện để làm vú bõ đỡ đầu? Có thể chọn một nữ tu hay một linh mục để đỡ đầu làm vú bõ được không? Được phép chọn bao nhiêu vú bõ đỡ đầu Rửa Tội và có bắt buộc phải chọn vú bõ cùng phái tính với người sắp được Rửa Tội không?
1- Điều kiện để làm vú bõ đỡ đầu
Theo điều 874 của Bộ Giáo luật hiện hành, vú bõ đỡ đầu phải:
1. Do chính người sắp được Rửa Tội chọn, hoặc do cha mẹ hay những người thay quyền cha mẹ chọn, hoặc nếu thiếu những người ấy, thì do cha sở hay do thừa tác viên chọn, và phải có khả năng và ý muốn đảm nhận nhiệm vụ này.
2. Đủ mười sáu tuổi trọn, trừ khi Giám Mục giáo phận đã ấn định một mức tuổi khác, hoặc trừ khi cha sở hay thừa tác viên xét thấy phải chấp nhận, vì một lý do ngoại lệ.
Lý do ngoại lệ ở đây có thể hiểu là trong những trường hợp đặc biệt hay có bất tiện nặng không thể tìm được vú bõ đỡ đầu nào khác.
3. Là người Công giáo đã lãnh nhận bí tích Thêm Sức và bí tích Thánh Thể, và phải có đời sống xứng hợp với đời sống đức tin và nhiệm vụ phải đảm nhận;
- Chỉ có những người Công giáo mới có thể làm vú bõ đỡ đầu cho người được rửa tội Công giáo. Không được nhận một người không cùng một niềm tin làm vú bõ đỡ đầu. Một người đã được Rửa Tội thuộc một cộng đoàn Giáo Hội không Công giáo chỉ được chấp nhận như là nhân chứng của bí tích Rửa Tội cùng với một người đỡ đầu Công giáo (Điều 874 §2).
- Một người có đời sống không xứng hợp với đời sống đức tin và nhiệm vụ phải lãnh nhận (chỉ xét lúc đỡ đầu rửa tội, chứ không xét đến quá khứ) phải được coi như là thiếu điều kiện để làm vú bõ đỡ đầu. Vì thế thừa tác viên Bí tích Rửa Tội cần phải để ý xác minh về điểm này.
4. Không mắc một hình phạt của giáo luật đã được tuyên kết (đối với hình phạt hậu kết) hay tuyên bố cách hợp pháp (đối với hình phạt tiền kết).
5. Không là cha hoặc mẹ của người được Rửa Tội.
2. Có thể chọn một nữ tu hay một linh mục để đỡ đầu làm vú bõ được không?
Trong Bộ Giáo luật cũ, các tập sinh cũng như các khấn sinh trong các Hội Dòng không được làm vú đỡ đầu, trừ phi trong trường hợp khẩn thiết và phải có phép rõ ràng ít là của Bề trên địa phương (x. Điều 766, 30 và 40, CIC/1917). Các đan sĩ cũng không được làm người đỡ đầu bởi vì người ta đánh giá rằng lối sống của đan sĩ không cho phép họ chu toàn các nghĩa vụ. Các giáo sĩ cũng không được làm bõ đỡ đầu, trừ phi có phép rõ ràng của Đấng Bản quyền riêng. Tuy nhiên, Bộ Giáo luật hiện hành không còn cấm các giáo sĩ, tu sĩ làm vú bõ đỡ đầu nữa.
3. Được phép chọn bao nhiêu vú bõ đỡ đầu Rửa Tội và có bắt buộc phải chọn vú bõ cùng phái tính với người sắp được Rửa Tội không?
3.1. Được chọn bao nhiêu vú bõ đỡ đầu?
Điều 873 của Bộ Giáo luật hiện hành cho phép được chọn:
- hoặc một bõ đỡ đầu,
- hoặc một vú đỡ đầu,
- hoặc chọn cả hai.
Như vậy:
- có một bõ đỡ đầu hoặc một vú đỡ đầu cũng được,
- không được có hai bõ đỡ đầu hoặc hai vú đỡ đầu.
3.2. Không nhất thiết vú bõ đỡ đầu phải cùng phái tính với người sắp được Rửa Tội (x. ASSEMBLEE DES EVEQUES CATHOLIQUES DU QUÉBEC, Guide canonique et pastoral au service des paroisses, Edition canadienne, Wilson &Lafleur, 2006, p. I-14, 5.1).
Tác giả bài viết: Lm. Luy Huỳnh Phước Lâm 
Nguồn tin: Gplongxuyen.com










 

Phép rửa quan trọng và cần thiết ra sao cho phần rỗi của con người?

Với những ai đã được đức tin để tin có Thiên Chúa là Đấng tạo dựng muôn loài muôn vật, hữu hình và vô hình, là Cha rất nhân lành, và là “Đấng cứu độ chúng ta Đấng muốn cho mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý” (1Tm2:4)

Thì phải rất vui mừng về hy vọng cứu rỗi này để được sống hạnh phúc vĩnh cửu với Chúa trên Nước Trời, sau khi chấm dứt hành trình con người trên trần thế này.

Cho hy vọng đó, Phép Rửa là cửa ngõ dẫn con người đến sự sống và hạnh phúc vĩnh cửu nói trên.

Thật vậy, Phép Rửa vô cùng quan trọng và cần thiết căn cứ vào chính những lời Chúa Giêsu đã nói về Phép Rửa như sau:

Trước hết, Chúa đã nói với Ni- Cô- đê Mô, một người biệt phái đến thăm Chúa vào buổi tối một đêm kia như thế này:

“Không ai có thể vào Nước Trời nếu không được sinh ra bời nước và Thần Khí” (Ga 3:5)

Sau khi hoàn tất công cuộc cứu chuộc con người và trước khi về Trời, Chúa cũng đã nới với các môn đệ Người như sau:

“Ai tin và chịu phép Rửa sẽ được cứu rỗi. Ai không tin sẽ bị luận phạt.” (Mc 16:16)

Như thế đủ cho ta thấy Phép Rửa quan trọng và cần thiết ra sao cho sự cứu rỗi của con người. Quan trọng, vì qua Phép Rửa, con người được tái sinh trong sự sống mới, trở nên tạo vật mới và có hy vọng được cứu rỗi, nếu người được rửa tội thực thi những cam kết khi được rửa tội (baptismal promises): đó là yêu mến Chúa trên hết mọi sự, yêu thương tha nhân như chính mình, và từ bỏ ma quỷ để không phạm tội mất lòng Chúa là Đấng gớm nghét mọi tội lỗi và sự dữ, như giết người, trộm cướp, thù hận, bất công, cờ bạc và dâm ô thác loạn..

Nghĩa là, sau khi được tái sinh qua Phép Rửa, con người phải thi hành những cam kết khi được rửa tội để sống theo đường lối của Chúa, là đường dẫn đưa đến hạnh phúc vĩnh cửu .Nếu không thì ơn Phép Rửa sẽ trở nên vô hiệu quả cho ai đã lãnh nhận khi còn bé, hay là người tân tòng sau này.

Nói rõ hơn nữa, không phải cứ được rửa tội là đương nhiên được cứu độ, là chắc chắn được vào Nước Trời để vui hưởng hạnh phúc đời đời với Chúa là nguồn tình yêu, an vui, và hạnh phúc.

Rửa tội chỉ là bước đầu cần thiết cho tiến trình được cứu rỗi mà thôi.Tiến trình này kéo dài trong suốt cuộc đời của người được rửa tội cho đến ngày lìa đời. Do đó, ai trung thành và kiên trì sống đức tin, đức cậy và đức mến – tức là kiên tâm sống những cam kết khi được rửa tội thì sẽ được cứu rỗi. Ngược lại, rửa tội rồi mà lại sống mâu thuẫn với những cam kết nói trên, để sống theo thế gian, chối bỏ Thiên Chúa bằng chính đời sống của mình để làm những sự dữ như oán thù, giết người giết thai nhi, trộm cướp, bất công, bóc lột, dâm ô thác loạn…thì Phép Rửa và cả công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô sẽ hoàn toàn vô ích cho những ai sống như vậy.

Thử hỏi những kẻ đang giết người, chặt đầu con tin (hostages),hãm hiếp phụ nữ đốt phá nhà cửa của người khác, như bọn cuồng tín hồi giáo (ISIS) đang làm ở Trung Đông, những kẻ tham quyền cai trị để hà khắc bóc lột, bất công với dân và vơ vét của cải làm giầu cho tập đoàn cai trị, cùng với bọn buôn người, buôn bán phụ nữ và trẻ gái để cung cấp cho bọn ma cô, tú bà hành nghề mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn, thì làm sao chúng có thể được cứu độ ?

Rất có thể có những kẻ đã được rửa tội khi còn bé, nhưng nay đang làm những sự dữ nói trên mà không biết ăn năn sám hối để xin Chúa thứ tha, thì Phép rửa có ích gì cho chúng ?

Thiên Chúa là tình thương, chậm bất bình và hay tha thứ, nhưng rất gớm ghét mọi tội lỗi, vì tội lỗi xúc phạm bản chất yêu thương, công bình và thánh thiện của Người.Tuy ghét tội, nhưng Chúa lại yêu thương kẻ có tội biết ăn năn và xin tha thứ.

Vì thế, cho được cứu rỗi thì phải sống sao cho phù hợp với niềm tin có Chúa và thực hành đức tin ấy qua việc tuân thủ những cam kết khi được rửa tội thì mới xứng đáng được hưởng công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô, Đấng đã đến trần gian để “ hy sinh mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người.” (Mt 20: 28)

Nói khác đi, không phải cứ tuyên xưng mình là người Công Giáo, hay Kitô Giáo đã chịu phép Rửa, là đương nhiên được cứu độ để vào Thiên Quốc. Ngược lại, đươc cứu độ hay không, còn tùy thuộc thiện chí của mỗi cá nhân muốn cộng tác với ơn cứu độ qua quyết tâm đi theo Chúa Kitô là “con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”. (Ga 14:6)

Bước đi theo Chúa Kitô là thực tâm sống theo đường lối của Chúa để được hưởng nhờ công ơn cứu độ của Người. Đó là lý do tại sao Chúa đã nói với các môn đệ Người như sau:

“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lậy Chúa!, lậy Chúa ! là được vào Nước Trời cả đâu, mà chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi.” (Mt 7: 21)

Thi hành ý muốn của Chúa Cha là thực hành những điều Chúa Con đã rao giảng, dạy đỗ, cụ thể là thi hành hai Điều Răn lớn nhất là mến Chúa và yêu người như Chúa đã dạy các môn đệ và dân chúng xưa, cùng tất cả chúng ta ngày nay:

“Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy
Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy
Cha cúa Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.” (Ga 14:23)

Như thế, tuân giữ- hay thực hành lời Chúa - là cách chứng mình hùng hồn nhất niềm tin và lòng yêu mến Chúa của mọi người tín hữu chúng ta đang sống trong một thế giới điên loạn, vì con người không có niềm tin -hay có mà không sống niềm tin ấy- nên đã thi nhau làm những sự dữ ở khắp nơi trong thế giới tục hóa, vô luân vô đạo ngày nay.

Mặt khác, như tôi đã nói trong bài trước đây, nếu những người vô tình hoặc không được ai nói cho biết về Chúa Kitô và về Phép Rửa, nên không có đức tin và không được rửa tội, thì đó không phải là lỗi của họ. Dầu vậy, họ vẫn có thể được cứu rỗi, nếu họ sống theo tiếng nói của lương tâm để làm lành lánh dữ như Giáo Hội dạy.(X SGLGHCG số 847; LG. số 6).

Ngược lại, những ai biết Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội thật của Chúa Kitô, thiết lập trên nền tảng Tông Đồ, với sứ mệnh chuyên chở ơn cứu độ của Chúa đến cho hết mọi người ở khắp mọi nơi trên trái đất cho đến ngày hết thời gian, mà vẫn không muốn gia nhập Giáo Hội này qua Phép Rửa thì sẽ không được cứu rỗi. Điều này cũng áp dụng cho cả những người đã gia nhập Giáo Hội qua Phép Rửa nhưng không kiên trì sống và thực hành đức tin trong Giáo Hồi thì cũng không được cứu rỗi, vì “ tuy thể xác họ thuộc về Giáo Hội nhưng tâm hồn họ không ở trong Giáo Hội.” . (x LG. số 14)

Tóm lại, Phép Rửa thật vô cùng quan trọng cho những ai muốn nhận lãnh ơn cứu chuộc của Chúa Cứu Thế Giê-su. Nhưng được rửa tội để gia nhập Giáo Hội của Chúa mới chỉ là bước đầu cho hy vọng được cứu rỗi mà thôi. Muốn cho hy vọng đó thành sự thật thì phải kiên trì sống những cam kết của Phép Rửa là mến Chúa trên hết mọi sự, yêu tha nhân như yêu chính mình, từ bỏ ma quỷ và mọi cám dỗ của chúng để xa tránh mọi tội lỗi, vì chỉ có tội mới làm ngăn cách con người với Thiên Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành.

Do đó, nếu được rửa tội mà không sống những cam kết trên, thì hy vọng đươc cứu rỗi sẽ trở thành ảo vọng, vì Phép Rửa có liên quan mật thiết với đức tin, nên nếu con người thiếu thiện chí cộng tác với ơn Chúa qua cố gắng sống những cam kết khi được rửa tội thì sẽ không được cứu độ. Lại nữa, cũng sẽ không được cứu rỗi để vào Nước Trời, những ai biết lợi ích của Phép Rửa cũng như biết Giáo Hội của Chúa là phương tiện cứu độ cần thiết mà vẫn không muốn được rửa tội và gia nhập Giáo Hội thì cũng không được cứu độ như đã nói ở trên. (x LG số 14)

Sở dĩ thế, vì con người còn có tự do chọn lựa và Thiên Chúa phải tôn trọng ý muốn tự do (free will) của con người. Chúa chỉ mời gọi và tùy con người đáp trả. Chúa không bắt buộc ai phải yêu mến Người và nhân ơn cứu độ của Người. Do đó, ai muốn được cứu độ, muốn được vào Nước Trời, thì Chúa sẽ hoan hỉ ban ơn nâng đỡ để giúp họ đạt mục đích mong muốn. Ngược lai, ai muốn từ chối lời mời gọi của Chúa để sống theo ý thich của riêng mình, sống theo thế gian và quay lưng lại với Chúa thì Chúa sẽ tôn trọng và kẻ đó sẽ phải lãnh nhận hậu quả của sự tự do chọn lựa đó.

Đó là lý do phải có Thiên Đàng, dành cho những người đã chọn yêu mến Chúa trong suốt cả cuộc đời mình, và có hỏa ngục để dành cho những kẻ đã hoàn toàn khước từ Chúa và tình thương của Người để làm những sự dữ cho đến hơi thở cuối cùng mà không biết ăn năn để xin Chúa tha thứ.

Tuy nhiên, ai đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng này, thì chỉ có Chúa biết mà thôi. Giáo Hội không biết được, nên chỉ dạy phải cầu nguyện cho các người đã ly trần, chứ không đưa ra một phán đoán nào về số phận đời đời của ai

Là Thầy dạy giáo lý đức tin, và luân lý, Giáo Hội phải đưa ra những lời khuyên bảo cần thiết cho con cái mình tin và thực hành, nhưng quyền phán đoán vẫn hoàn toàn thuộc về Chúa, là Cha đầy yêu thương, nhưng cũng rất công minh khi phải phán đoán con người.

Như vây, là con cái Giáo Hội, chúng ta phải tin và thi hành những gì Giáo Hội dạy trong hai phạm vi đức tin và luân lý, là hai lãnh vực mà Giáo Hội –qua Đức Thánh Cha và các Giám mục hiệp thông- được ơn dạy dỗ không sai lầm (ìnfallibility)

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

 
 


LUẬT DỰ LỄ NGÀY CHÚA NHẬT VÀ CÁC NGÀY LỄ BUỘC
ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
 
Điều răn thứ nhất trong “Sáu điều răn Hội Thánh” đã quy định: “Xem lễ ngày chúa nhật cùng các ngày lễ buộc”.
1. CÁC NGÀY CHÚA NHẬT VÀ CÁC NGÀY LỄ BUỘC CHÍNH YẾU KHÁC
Bộ giáo luật hiện hành đã ấn định các ngày lễ buộc (dies festus de precepto) như sau (Điều 1246 §1):
- Tất cả các ngày Chúa nhật là ngày cử hành Mầu nhiệm Vượt Qua theo truyền thống Tông đồ, ngày đó phải được giữ như là ngày lễ buộc chính yếu trong Giáo Hội toàn cầu.1
- Bốn lễ kính mầu nhiệm của Đức Kitô: lễ Sinh Nhật Đức Giêsu Kitô, lễ Hiển Linh, lễ Thăng Thiên, lễ Mình và Máu Rất Thánh Đức Kitô;
- Ba lễ kính Đức Maria: lễ Thánh Maria Mẹ Thiên Chúa, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời;
- Ba lễ dành cho các Thánh: lễ Thánh Giuse, lễ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, lễ Các Thánh.
Tuy nhiên, Hội Đồng Giám Mục có thể xin Tông Toà huỷ bỏ hoặc chuyển một số lễ buộc sang ngày Chúa Nhật (điều 1246 §2)
Tại Việt Nam, các Đức Giám Mục, theo Điều 2 và 1246 §, duy trì các đặc ân vẫn có đối với các lễ buộc, nghĩa là:
- Tại Giáo tỉnh Hà Nội, ngoài các ngày Chúa Nhật, chỉ buộc giữ “Tứ Quý”, tức là 4 ngày lễ trọng: lễ Giáng Sinh, lễ Chúa Thăng Thiên, lễ Đức Mẹ Lên Trời và lễ các Thánh Nam Nữ.
- Tại các Giáo tỉnh Huế và Giáo tỉnh Thành Phố Hồ Chí Minh, ngoài các ngày Chúa nhật, chỉ buộc giữ lễ Chúa Giáng Sinh.2
Ngoài ra, Giáo luật còn cho phép các Giám Mục giáo phận cũng có thể ấn định các ngày lễ buộc cho giáo phận hay một vài nơi trong giáo phận, nhưng chỉ từng lần mà thôi (Điều 1244 §2)
2. THAM DỰ THÁNH LỄ
Theo điều 1247 của Bộ Giáo luật, các tín hữu buộc phải tham dự Thánh Lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc khác.
2.1.Đối tượng bị buộc
Theo Điều 11, buộc những tín hữu (đã được rửa tội trong Giáo Hội Công giáo hay đã được nhận vào Giáo Hội Công Giáo) đã sử dụng đủ trí khôn và đã được 7 tuổi trọn.
2.2.Mức độ ràng buộc
Luật tham dự thánh lễ buộc người Công giáo tận trong lương tâm.
“Luật buộc theo lương tâm đặt nền tảng trên một nhu cầu nội tâm mà các Kitô hữu thuộc các thế kỷ đầu đã cảm nhận cách mạnh mẽ, Giáo Hội đã không ngừng xác nhận bổn phận đó, mặc dù Giáo Hội đã nghĩ rằng không cần phải bắt buộc ngay từ đầu. Chỉ sau này khi thấy một số người nguội lạnh hoặc khinh thường bổn phận đó, thì Giáo Hội mới phải xác định rõ rệt bổn phận phải tham dự thánh lễ Chúa Nhật: thông thường nhất là Giáo Hội khuyến khích họ làm tròn bổn phận, nhưng thỉnh thoảng Giáo Hội cũng phải dùng cả những biện pháp do giáo luật ấn định rõ ràng. Đó là điều Giáo Hội đã làm qua những công đồng riêng khác nhau kể từ thế kỷ thứ tư (thí dụ như ở công đồng Elvire năm 300: công đồng này không nói đến bổn phận, nhưng lại nói đến những hình phạt nếu vắng mặt ba Chúa nhật), nhất là kể từ thế kỷ thứ sáu trở đi (như công đồng Adge vào năm 506 quy định điều đó). Tất cả những sắc lệnh này của các công đồng riêng đã dấn đến một thói quen chung có tính cách bắt buộc như một bổn phận, như một sự việc hoàn toàn bình thường.
Lần đầu tiên Bộ Giáo luật năm 1917 đã làm cho truyền thống này thành một luật phổ quát. Bộ Giáo luật hiện hành đã giữ lại khoản luật đó khi quy định: “Vào ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc khác, người tín hữu có bổn phận phải tham dự thánh lễ”. Luật này thường được hiểu là một luật buộc nặng: đây cũng là lời dạy bảo của Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, và người ta dễ dàng hiểu tại sao Chúa nhật lại có tầm quan trọng đối với đời sống tín hữu như vậy”.3
Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2181, quy định:
“Thánh lễ Chúa nhật đặt nền tảng và xác định toàn bộ cuộc sống người tín hữu. Do đó, mọi tín hữu phải tham dự thánh lễ vào ngày buộc, trừ khi có một lý do quan trọng (như bệnh hoạn, chăm sóc trẻ sơ sinh) hay được cha sở miễn chuẩn (x. Điều 1245). Ai cố tình vi phạm sẽ mắc tội trọng”.
2.3. Cách thức tham dự Thánh Lễ
2.3.1. Tham dự trọn vẹn
Người tín hữu có bổn phận phải tham dự trọn vẹn thánh lễ trong các ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc.
Thánh lễ gồm hai phần, phần phụng vụ Lời Chúa và phần phụng vụ Thánh Thể, được liên kết với nhau một cách chặt chẽ đến nỗi chỉ làm thành một hành vi thờ phượng duy nhất (x. Hiến chế SC 56). Cho nên người tín hữu phải tham dự đầy đủ cả hai phần.
2.3.2 Hiện diện và có ý thức
Tham dự thánh lễ có nghĩa là phải có mặt tại chỗ và phải có ý thức:
- Các tín hữu phải có mặt với cả thân xác để cử hành thánh lễ trong các ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc.
- Các tín hữu phải tham dự thánh lễ với lòng sùng kính với sự chú ý.
“Mẹ Giáo Hội tha thiết ước mong toàn thể tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành phụng vụ cách trọn vẹn ý thức và linh động. Do chính bản tính, Phụng Vụ đòi hỏi việc tham dự như thế;” (Hiến chế SC số 14).
2.4 Tham dự thánh lễ chiều hôm trước ngày lễ buộc và ngày thứ bảy
Điều 1248 §1 quy định:
“Người nào tham dự Thánh Lễ được cử hành theo nghi thức Công giáo trong chính ngày lễ hoặc chiều ngày áp lễ ở bất cứ nơi nào, thì đã giữ trọn luật buộc phải tham dự Thánh Lễ”.
Bộ Giáo luật hiện hành cho phép tham dự Thánh Lễ “ở bất cứ nơi nào”4 không còn hạn chế như Bộ Giáo luật cũ (x. CIC/17, Điều 1249).
Giáo luật chỉ nói là “tham dự Thánh Lễ được cử hành theo nghi thức Công giáo”, chứ không ấn định loại Thánh Lễ, cho nên tín hữu có thể tham dự bất cứ Thánh Lễ nào (lễ cưới, lễ an táng, lễ giỗ, lễ tạ ơn) miễn là được cử hành theo nghi thức Công giáo.5
Mặc dù nguyên tắc chung theo Giáo Luật tính một ngày bắt đầu từ nửa đêm cho đến nửa đêm (x. Điều 202 §1), nhưng việc cử hành ngày Chúa nhật và các ngày lễ trọng bắt đầu ngay từ chiều hôm trước (vespere6 diei praecedentis)7
“Vì luật buộc người tín hữu phải tham dự thánh lễ Chúa nhật, trừ khi có ngăn trở trầm trọng, nên các vị mục tử có nghịa vụ phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ có thể giữ trọn điều luật này. Chính theo chiều hướng này mà có những quy định theo luật Giáo Hội, chẳng hạn như linh mục có quyền được cử hành hơn một lễ vào Chúa nhật và các ngày lễ buộc, sau khi được phép của vị Giám mục giáo phận, việc lập ra các thánh lễ vào buổi chiều và việc ấn định thời giờ thích hợp để giữ trọn luật buộc – bắt đầu từ chiều thứ Bảy, vào lúc đọc Kinh Chiều I của Chúa nhật. Thật vậy, theo quan điểm phụng vụ, ngày lễ bắt đầu từ Kinh Chiều I này. Vì thế, phụng vụ thánh lễ đó thỉnh thoảng được gọi là: “lễ vọng”, thật ra là “ngày lễ Chúa nhật”, mà vị Chủ tế buộc phải giảng và đọc lời nguyện tín hữu.
Ngoài ra, các vị mục tử nên nhắc nhở cho các tín hữu hiểu rằng: trong trường hợp họ vằng mặt ở nơi thường trú vào ngày Chúa nhật, họ phải lo tham dự thánh lễ ở nơi họ đến, và như thế làm phong phú cho cộng đoàn tín hữu địa phương bằng chứng tá cá nhân của mình. Đồng thời, các cộng đoàn địa phương ấy nên nhiệt tình đón các anh chị em đến từ bên ngoài cộng đoàn. Đặc biệt, trong những nơi thu hút được nhiều du khách và khách hành hương đến viếng thăm, cần phải cung cấp sự trợ giúp tôn giáo đặc biệt”.8
2.5. Miễn tham dự thánh lễ
2.5.1. Trường hợp bất khả kháng vì những lý do tương đối nghiêm trọng.
Được miễn dự lễ những ai không thể tham dự vì những lý do tương đối nghiêm trọng: như gặp những khó khăn quá lớn hay có khả năng gây hại cho mình hay cho người khác về thể xác hay tinh thần, hoặc do bản chất đặc biệt của công việc.
“Cách riêng, những người sau đây được miễn dự lễ:
- Người bệnh và người đang dưỡng bệnh, mà nếu dự lễ có thể gây thiệt hại;
- Người ở xa nhà thờ (đi bộ mất một giờ nến là người khoẻ…)
- Người quá nghèo không có y phục tươm tất hay không thể trả phí tổn đi lại;
- Người bị ngăn trở do nghĩa vụ nghề nghiệp hoặc nghĩa vụ của bậc sống, do nghĩa vụ phải cấp cứu hay do các công tác bác ái khẩn cấp;
- Con cái, vợ hay người làm thuê có thể bị thất sủng nặng nề với cha mẹ, chồng hay chủ nếu đi dự lễ”.9
2.5.2. Trường hợp giáo quyền miễn chuẩn tham dự thánh lễ
Điều 1245 quy định:
“Miễn là vẫn giữ nguyên quyền của Giám mục giáo phận được nói đến ở điều 87, vì một lý do chính đáng, và theo quy định của Giám Mục giáo phận, cha sở, trong từng trường hợp, có thể miễn chuẩn nghĩa vụ phải giữ một ngày lễ hay một ngày sám hối hoặc thay thế nghĩa vụ ấy bằng một việc đạo đức khác; Bề Trên của một hội dòng hay của một tu đoàn tông đồ cũng có những quyền ấy đối với những người thuộc quyền mình và những người khác đêm ngày cư ngụ trong nhà mình, nếu hội dòng và tu đoàn thuộc luật giáo hoàng”.
Để xin miễn chuẩn, có thể đích thân đến xin, hoặc sử dụng thư từ, điện thoại, điện tín, hoặc qua trung gian người thứ ba.
2.6. Cử hành phụng vụ Lời Chúa
Điều 1248 §2 quy định:
“Nếu không thể tham dự việc cử hành Thánh Lễ vì thiếu thừa tác viên có chức thánh hay vì bất cứ một lý do nghiêm trọng nào khác, tha thiết khuyên nhủ các tín hữu nên tham dự phụng vụ Lời Chúa được cử hành theo những quy định của Giám Mục giáo phận trong nhà thờ giáo xứ, nếu có, hoặc tại một nơi thánh nào khác, hoặc nên cầu nguyện trong một thời gian thích hợp, cách riêng tư hoặc với gia đình, hoặc với các nhóm gia đình, tùy dịp”.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Tông thư “Ngày của Chúa” Dies Domini, số 53, đã đề cập đến vấn đề này như sau:
“Hiện nay, vẫn còn có nhiều xứ đạo không có linh mục cử hành Lễ Tạ Ơn Chuá nhật. Điều này thường xảy ra trong các Giáo Hội non trẻ, nơi có một linh mục duy nhất nhưng lại có trách nhiệm mục vụ đối với các tín hữu sống tản mác trong một miền rộng lớn. Tuy nhiên, ta cũng gặp thấy những hoàn cảnh cấp bách tương tự trong các giáo xứ có truyền thống Kitô giáo lâu đời, vì số các linh mục giảm sút nghiêm trọng khiến mỗi giáo xứ không thể có một linh mục được. Trong những trường hợp không thể cử hành lễ tạ ơn, Giáo Hội vẫn khuyến khích việc tụ họp các tín hữu vào Chúa nhật dù vắng bóng linh mục, nhưng phải tuân theo những chỉ thị và hướng dẫn do Toà Thánh đưa ra, mà việc thực hiện được giao cho các Hội Đồng Giám Mục. Tuy nhiên, mục tiêu vẫn phải theo đuổi là cử hành hy tế của thánh lễ, cách thứ duy nhất hiện tại hóa đích thực cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu, là sự hiện tại hoá duy nhất và trọng vẹn của cộng đoàn tạ ơn, mà vị linh mục chủ toạ nhân danh Đức Kitô, khi bẻ tấm bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể. Vì thế trên bình diện mục vụ, ta phải dùng mọi biện pháp cần thiết để các tín hữu, thường xuyên thiếu thốn cuộc cử hành tạ ơn này, có thể được hưởng lợi ích tối đa, bằng cách sắp xếp để một linh mục có mặt định kỳ, hoặc tận dụng tối đa các dịp thuận tiện để quy tụ vào một chỗ trung tâm có thể tiếp đón các nhóm khác nhau ở xa đến”.
--------------------------
1. Hiến chế về Phụng vụ thánh, số 106: “Theo tông truyền bắt nguồn từ chính ngày Chúa Kitô sống lại, Giáo Hội cử hành mầu nhiệm phục sinh vào mỗi ngày thứ tám, ngày thật đáng gọi là ngày của Chúa hay ngày Chúa Nhật. Thực vậy, trong ngày đó các Kitô hữu phải họp nhau lại để nghe Lời Chúa và tham dự Lễ Tạ Ơn, để kính nhớ cuộc Thương Khó, sự sống lại và vinh quang của Chúa Giêsu, đồng thời cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài đã dùng sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô từ trong kẻ chết sống lại mà tái sinh họ trong niềm hy vọng sống động” (1 Pr 1,3). Vì vậy, ngày Chúa Nhật là ngày lễ độc đáo phải được đề cao và in sâu vào lòng đạo đức của các tín hữu, để ngày ấy trở thành ngày vui mừng và ngày nghỉ việc. Các cuộc lễ khác, nếu không thật sự là lễ rất quan trọng thì không được lấn át ngày Chúa nhật, vởi vì ngày Chúa Nhật là nền tảng và trung tâm của cả năm phụng vụ”.
2. x. Thông cáo Uỷ Ban Phụng Tự/ HĐGMVN. Tháng 4/1991.
3. GIOAN PHAOLÔII, Tông thư “Ngày của Chúa” Dies Domini, ban hành ngày 31-5-1998, số 47.
4. Xin lưu ý, cuốn “những ngày lễ Công Giáo 2007-2008”, trang 6, trích dẫn Điều 1248 §1 như sau: “Ai tham dự thánh lễ vào chính ngày lễ hay vào chiều ngày trước lễ, thì người ấy đã chu toàn việc buộc dự lễ”. Trích dẫn này còn thiếu hai chi tiết quan trọng: Thánh Lễ “được cử hành theo nghi thức Công Giáo” và “ở bất cứ nơi nào”.
5. x. JOHN M. HUELS, “Book IV: The Sanctifying function of the Church (cc. 834-1253)”, in The Code of canon Law: A Text and a Commentari, commissioned by The Canon Law Society of America, edited b Jemes A. Corriden, Thomas J. Green, Donald E, Heintschel, New York-Mahwah, Paulist Press, 1985, tr. 1445.
6. Bộ giáo luật dùng từ “vesper” (evening) chứ không nói là “post meridiem” (afternoon). Nếu như thế thì “chiều” phải tính từ 16 giờ (4:00 P.M). Tuy nhiên trong Tông thư “Ngày của Chúa” Dies Domini, ban hành ngày 31-5-1998, số 49, ngày lễ bắt đầu từ Kinh Chiều 1, nghĩa là vào khoảng 14 giờ (2:00 P.M).
7. Những quy luật tổng quát về năm phụng vụ và niên lịch, số 3.
8. GIOAN PHAOLÔ II, Tông thư “Ngày của Chúa” Dies Domini, ban hành ngày 31-5-1998, số 49.
9. KARL H. PESCHKE, “Special Moral Thelogy” Vol. II, bản dịch tiếng Việt “Thần học luân lý chuyên biệt”, Tập Một, Tủ sách chuyên đề, tr. 225-226.
Tác giả bài viết: Lm. Luy Huỳnh Phước Lâm 


Dẫn Lễ & Nghi Thức

TUẦN THÁNH 
--------------------------------------------------------

 I. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN NHỚ

 

THỨ NĂM

- Nhà tạm hoàn toàn trống

- Bánh đủ rước lễ ngày mai

- Kinh Vinh Danh : rung chuông (rồi thôi đến Vọng Phục Sinh).

- Lễ như thường (hai bài đọc)

- Sau bài giảng : rửa chân

- Sau Lời Nguyện Hiệp Lễ : kiệu Thánh Thể

(đoàn rước : Thánh giá đi đầu, hai nến, hai bình hương, Mình Thánh sau cùng).

- Đến bàn thờ phụ : xông hương

- Trở về : ra "lột" bàn thờ (tất cả cất hết)

......................

Xong lời nguyện hiệp lễ : kiệu Thánh Thể (đứng dưới bàn thờ bỏ hương, linh mục quỳ xông hương, quàng khăn và lên kiệu Mình Thánh).

Phẩm phục : trắng.

 

THỨ SÁU

 

- Bàn thờ trống (không thánh giá, không nến, không khăn bàn)

- Phẩm phục : đỏ.

- Ra : bái bàn thờ, phủ phục. (hai nến, hai giúp lễ hai bên)

- Lại bàn đọc sách, đọc lời nguyện (không đọc Chúng ta dâng lời cầu nguyện)

- Hai bài đọc.

Phúc Âm thương khó (có thể ba người đọc)

- Sau Phúc Âm : giảng

- Giảng xong : lời nguyện trọng thể

(10 lời cầu ...)

- Xong lời nguyện : Nghi thức mở ảnh

(Linh mục đứng cấp thứ hai dưới bàn thờ nhận Thánh Giá. Hai nến đứng hai bên).

1. Cởi phía trên đầu thánh giá, giơ cao và hát : đây là Gỗ Thánh giá nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian.

Thưa : Chúng ta hãy đến thờ lạy (quỳ)

2. Cởi bên phải thánh giá và hát lần hai (lên một bậc)

3. Cởi hết và hát lần ba (lên cấp cuối cùng)

Xong : đặt xuống để hôn. Hai người giúp lễ quỳ hai bên, đặt hai nên hai bên.

Hôn Thánh Giá ; ca đoàn hát. Xong, đặt thánh giá lên bàn thờ (trước nhà tạm).

Phần Rước Lễ

- Trải khăn bàn thờ, khăn thánh, sách lễ...

- Thinh lặng đi kiệu Mình Thánh về, đọc : Vâng lệnh Chúa Cứu Thế...

Chịu lễ xong, đưa Mình Thánh vào cất.

Linh mục đọc lời nguyện hiệp lễ, lời nguyện trên dân chúng.

Giải tán.

 

 

THỨ BẢY

 

- Phẩm phục : trắng

- Linh mục xuống nơi làm phép lửa : chào

- Khuyên ít lời.

Nồi than củi sẵn sàng ; thổi lên ; làm phép lửa.

(Đứng trước bàn ; có người cầm thánh giá đứng giữa, hai người giúp lễ cầm nến đứng hai bên. Nước phép, bình và tàu hương. Đĩa đựng 5 nụ đinh).

Làm phép xong, thắp lên một ngọn lửa nhỏ,

- Linh mục vẽ hình thánh giá trên nến Phục Sinh

* Vẽ dọc = Chúa Kitô hôm qua và hôm nay

* Vẽ ngang = nguyên thủy và cùng đích

* Vẽ Alpha và Oméga (A - ?)

Vẽ số 1 : thời gian là của Chúa

Vẽ số 2 : và mọi thế hệ là của Chúa

Vẽ số 3 : vinh quang và vương quyền là của Chúa

Vẽ số 4 : qua mọi thế hệ cho đến muôn đời

Thưa : Amen

Vẽ xong : gắn nụ đinh

Linh mục lấy lửa mới, châm vào nến Phục Sinh và nói : xin ánh sáng Chúa Kitô sống lại vinh hiển, phá tan u tối trong tâm trí chúng con.

Rước nến Phục Sinh lên cung thánh

Thánh Giá đi đầu ; hai nến giúp lễ ; đoàn rước ; linh mục cầm nến Phục Sinh đi sau, linh mục xướng : Ánh sáng Chúa Kitô

Cộng đoàn thưa : Tạ ơn Chúa.

- Đến giữa nhà thờ : hát lần hai (mọi người cầm một nến thắp từ nến Phục Sinh, tiếp tục đi).

- Đến cung thánh : hát lần ba (đốt lên toàn bộ nến). Linh mục xông hương nến Phục Sinh, sách Tin Mừng.

- Công bố Tin Mừng : mọi người đứng cầm nến cháy trong tay.

- Phụng vụ Lời Chúa : sau bài cuối cùng Cựu Ước, cùng với thánh vịnh và lời nguyện của nó, thì đốt các nến trên bàn thờ.

Linh mục xướng Kinh Vinh Danh (rung chuông, đánh trống...)

Xong Kinh Vinh Danh: linh mục đọc lời nguyện, một bài thánh thư Tân Ước, sau đó linh mục long trọng xướng Alleluia ba lần (mỗi lần một cung).

Ca đoàn hát thánh vịnh. Mọi người đáp : Alleluia.

Hát đáp ca

Đọc Tin Mừng : không đưa nến, chỉ đưa hương.

Giảng xong : làm phép nước (số 45 trang 298).

Tuyên thề lời hứa rảy nước thánh (số 46 trang 299)

Không đọc Kinh Tin Kính

Đọc lời nguyện giáo dân.
                                                                                                   
(+)

 

Dẫn Nghi Thức

THỨ NĂM TUẦN THÁNH

Lễ chiều và Tiệc ly

Chiều nay, Giáo hội kêu mời chúng ta sống lại những giây phút cao qúi tuyệt vời nhất của tình yêu Chúa Kitô, một tình yêu không thể đo lường hay sánh ví. Tình yêu bao la đó được thể hiện qua việc Người thành lập Lễ Hy Sinh là Nhiệm Tích Thánh Thể, để rồi sẽ hoàn tất trên Núi Sọ.

Vì thế, phụng vụ hôm nay trổi một điệp khúc : Chúa Kitô đã yêu thương loài người đến tột độ : Người đã để lại cho chúng ta một bảo chứng tuyệt vời của tình yêu : đó là Nhiệm tích Thánh Thể : lấy Thịt Máu mình làm của ăn nuôi hồn con cái. Đồng thời để ở lại với chúng ta cho đến tận thế, làm của lễ hiến tế Chúa Cha mỗi ngày trên bàn thờ. Không ai biết yêu thương bằng người biết hiến mạng sống mình vì kẻ mình yêu.

Có thể nói được rằng : bài học đầu tiên và cũng là lời trăng trối cuối cùng của Chúa trong những ngày khổ nạn là : hãy tự hiến và tận hiến. Một sự tận hiến không tính toán, so đo, không do dự, vị kỷ, không tiếc rẻ vì đã theo Chúa. Tự hiến hết mình, trọn vẹn cho Thiên Chúa và cho tha nhân. Ai không biết tự hiến, người đó không thể hy vọng trở thành môn đệ đích thực của Chúa Kitô.

Các bản văn phụng vụ Thánh Lễ hôm nay đã làm nổi bật ý lực ấy của Lễ Vượt Qua và Nhiệm Tích Thánh Thể.

Hôm nay, Chúa tự nộp mình cho kẻ tội lỗi, đồng thời Người tự cho ta trong Nhiệm Tích Thánh Thể. Hai bộ mặt của mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh.

Ca hiệp lễ, ca tâm niệm, ca dâng lễ và kinh tiền tụng hôm nay đã ca tụng bộ mặt vinh quang Mầu Nhiệm Cứu Thế : Vì chúng ta, Chúa Kitô đã tự hạ, vâng lời cho đến chết, vì thế Thiên Chúa đã suy tôn Người và tặng ban cho Người một danh hiệu cao quý hơn mọi danh hiệu.

Thánh lễ kỷ niệm Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể chiều hôm nay, giờ này nhắc ta nhớ lại bầu khí trang trọng, nhưng vô cùng xúc động tại Phòng Tiệc Ly ngày xưa. Thực ra, là một vị Thiên Chúa quyền năng nhưng Chúa Giêsu không thể không nghĩ ra được một cách thế nào cao hơn, tuyệt vời hơn để biểu hiện tình yêu nồng nàn của Người đối với chúng ta bằng cách lập phép Thánh Thể.

Chúng ta hãy cảm nhận tấm lòng vô biên của Chúa, và phấn đấu sống tốt hơn để đáp trả tình yêu cao vời của Chúa.

- Sau bài hát "Vinh Danh", chấm dứt chuông nhạc rộn ràng để bước vào một màn cảnh mới, màn cảnh bi thương khổ nạn của Chúa Giêsu : chính đêm nay Chúa bắt đầu tự nộp mình trong tay quân dữ. Chúng ta hãy theo sát bước chân Chúa trong các chặng khổ nạn này.

* Mời cộng đoàn đứng lên. Thánh Lễ chuẩn bị bắt đầu. (hát ca nhập lễ)

Nghi thức rửa chân (sau giảng)

Linh mục, vị thủ lãnh của cộng đoàn cởi áo ngoài, lấy khăn vải thắt lưng, bước xuống lấy nước rửa chân cho các ông. Ý nghĩa diễn lại cử chỉ Chúa Giêsu ngày xưa rửa chân cho các môn đệ : một bài học khiêm nhường phục vụ và luật bác ái.

Giờ phút trang nghiêm và cảm động, nếu không nhận ra ý định sâu xa của Thầy Chí Thánh, thì chúng ta có thể thốt ra lời từ chối này : "Không, đời nào Thầy lại rửa chân cho con !". Nhưng, qua những cử chỉ khiêm nhường đó, Chúa Giêsu đã trăng trối cho chúng ta một bài học tâm phúc, Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng hãy làm như vậy (Ga 13,15). Các con hãy rửa chân cho nhau, đó là điều Chúa muốn dạy bảo và nêu gương cho các Tông Đồ, để các ngài cũng như chúng ta biết khiêm tốn và mau mắn phục vụ, vì yêu thương anh em.

Hãy cầu xin Chúa cho chúng ta biết nhìn thấy Chúa nơi anh em, biết yêu thương và phục vụ anh em như chính Chúa đã yêu thương và phục vụ chúng ta.

Rửa chân xong, mời cộng đoàn đứng dậy, sốt sắng dâng lên Chúa những lười cầu nguyện.

Kiệu Thánh Thể

Sau lời nguyện hiệp lễ, phụng vụ tiếp tục bằng cuộc rước Kiệu Thánh thể long trọng sang bàn thờ bên cạnh. Đây không phải là một cuộc đưa Chúa đi ẩn mình hoặc có ý ám chỉ nhà tạm là Ghết-sê-ma-ni, hay ngôi mộ như có người lầm tưởng. Cuộc cất mình Chúa hôm nay nhằm mục đích dành cho bệnh nhân và để chịu lễ ngày mai.

Sở dĩ cuộc rước có tính cách long trọng, vì Giáo Hội muốn đón mừng kỷ niệm ngày Chúa lập phép Thánh Thể, nhiệm tích tình yêu của Chúa đối vời nhân loại. Ôi ! Nhiệm tích cao quý, chúng ta hãy khiêm cung thờ lạy.

 

ĐÊM CANH THỨC

(Trước lúc chầu)

Chúng ta hãy sống với Chúa những giây phút cô đơn thống khổ và mướt máu : "Linh hồn Thầy buồn đến chết được ! Các con hãy ở đây và tỉnh thức với Thầy" (Mt 26,38). "Không lẽ các con không tỉnh thức được với Thầy một giờ sao !" (Mt 26,40)

Đáp trả lời mời gọi của Chúa, đêm nay, đêm canh thức, chúng ta hãy đưa hết tâm tình chầu chực Chúa, đền tạ Chúa, để chia sẻ nỗi cô đơn đau buồn với Chúa trong tinh thần sám hối ăn năn. Chúng ta hãy theo sát Chúa vào vườn Giệt và các công nghị Do Thái đêm nay, nơi Chúa hấp hối lo buồn toát mồ hôi, máu, và bị đánh đòn sỉ vả trăm ngàn khốn khổ. 

 

THỨ SÁU TUẦN THÁNH

Hôm nay, ngày đại tang, ngày kỷ niệm Chúa Giêsu chịu tử hình ô nhục đau thương trên thập giá vì tội lỗi nhân loại chúng ta. Và chính hôm nay, Giáo hội sống lại những giây phút thống khổ và tử nạn đó của Chúa. Vì thế phụng vụ được cử hành trong khung cảnh ảm đạm của màu tím. Tất cả mọi lễ nghi và câu hát trong ngày, nhằm đưa chúng ta lên Núi Sọ, dưới chân cây Thánh Giá. Vị Thượng Tê, Chúa chúng ta tự hiến làm lễ vật duy nhất cho Chúa Cha bằng khổ hình thập giá, một khổ hình vô cùng đau thương bi đát.

Nhưng, Chúa không những chỉ đau đớn thể xác, Người còn khổ tâm hơn khi nghĩ tới thái độ vô ơn, giả tâm và bội phản của loài người qua các thế hệ. Trước thực trạng phủ phàng đó, Người cảm thấy tất cả cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đang giáng xuống trên đầu Người, vì Người đã tự nguyện đứng ra để gánh tội lỗi thế gian. Và chén đắng đó đã làm Chúa Giêsu cảm thấy mình như bị Chúa Cha từ bỏ. Vì thế, Người đã đau đớn thốt lên : Lạy Cha, sao Cha bỏ Con ?

Vì thế, cuộc cử hành phụng vụ tử nạn Chúa không những chỉ là một nỗi buồn của kỷ niệm đau thương, mà còn là niềm đau xót của Giáo Hội trước tội lỗi của loài người vẫn còn tiếp diễn mỗi ngày một chồng chất lên. Do đó, lễ nghi và bầu khí của ngày Thứ Sáu là bằng chứng cụ thể nói lên bộ mặt xấu xa của tội lỗi. Đồng thời cho ta thấy tình yêu bao la của Thiên Chúa đối với loài người, tình yêu của một Đấng đã lãnh nhận cái chết đau thương nhục nhã để mang lại nguồn sống cho loài người sa đọa.

Nhận thức sâu xa điều đó, Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta cùng nhất quyết hiệp nhất với giá máu của Chúa Kitô để chống lại tội lỗi, tiêu diệt tội lỗi và sẵn sàng chết cho tội lỗi.

Tuy nhiên, giữa màn đêm tối bi thảm này, đang bừng lên một tia hy vọng hoan hỷ : sự chết đã mang lại cho Chúa Kitô một chiến thắng vinh quang.

Chính cây thập giá đã gạt đổ bức tường tội lỗi ngăn cách giữa Thiên Chúa và loài người.

Chính cây thập giá là ngọn đuốc thiêng của đêm tối trần gian, là sự giải thoát của mọi người thiện chí... Bởi thế, chiều nay chúng ta hãy cùng Giáo Hội theo sát Chúa Kitô từng bước một để tìm ra hoa tươi trong đau khổ, và tìm được nguồn sống trong cõi chết. Đường thánh giá tuy là đường đau thương gai góc, nhưng cũng là đường chiến thắng vinh quang và là lẽ sống của mọi Kitô hữu chúng ta.
 

Phụng vụ hôm nay gồm ba phần : Phụng vụ lời Chúa - Thờ lạy Thánh Giá và Rước Lễ.

Phần I : phụng vụ Lời Chúa

(Lễ nghi bắt đầu) : linh mục mặc phẩm phục màu đỏ. Tiến ra bàn thờ, cúi chào, đoạn phủ phục xuống đất, một cử chỉ hết sức cảm động nói lên : sẵn sàng nằm xuống chết cho tội lỗi, cùng với Người, chúng ta thinh lặng âm thầm than khóc lỗi lầm chúng ta.

Giảng xong, cử hành lời nguyện trọng thể.

Mọi công nghiệp và ơn ích của ơn cứu rỗi đều do giá máu của Chúa Kitô. Vì thế, giờ đây, Giáo hội nhờ trung gian của Chúa Kitô và công nghiệp của Người để dâng lời cầu nguyện chung cho mọi nhu cầu chính trong Giáo hội. Chúng ta hãy đưa hết tâm tình hiệp thông trong giờ cầu nguyện trọng thể này.

Phần II : thờ lạy Thánh Giá

Sau một cuộc chiến thắng, quốc kỳ tượng trưng cho hồn dân tộc, đem đến khắp nơi niềm hoan hỷ. Cũng thế, thánh giá Chúa Kitô quả là một ngọn cờ chiến thắng và là dấu hiệu cứu độ của mọi kitô hữu chúng ta.

Vì thế, lễ nghi tôn vinh thánh giá hôm nay, mặc một vẻ tôn nghiêm lạ thường. Thánh giá thực sự đã có Chúa cứu chuộc, phải được coi như đồng hóa với chính Người. Vì thế, tôn thờ thánh giá là tôn thờ Đấng Cứu Chuộc. Đây là gỗ thánh giá, nơi đây treo Đấng Cứu Độ trần gian. Chúng ta hãy đến thờ lạy.

Phần III : Hiệp lễ :

Hiến Tế Tiệc Ly giờ đây đã được hoàn tất do cái chết của Chúa Kitô trên thập giá và vì thế, mỗi lần anh em ăn Bánh và uống Chén này, anh em loan báo cái chết của Chúa và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến. Đồng thời được kết hợp với Chúa trong tình yêu.

Chúng ta chuẩn bị sẵn sàng để đón rước Chúa ngự vào cung lòng chúng ta.

 

 

THỨ BẢY TUẦN THÁNH

(đêm Vọng Phục Sinh)

Cho đến bây giờ, bầu khí vẫn giữ tịch mạc cô liêu, bởi Chúa đang an nghỉ trong mồ. Nhưng tin tưởng vào Lời Chúa, chúng ta hãy tỉnh thức chờ đợi, chờ đợi ánh sáng huy hoàng của chiến thắng Phục Sinh

Vì thế, đêm canh thức này bao hàm : một đêm kỷ niệm việc dân Do Thái được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, kỷ niệm để nuôi dưỡng lòng tin và niềm tri ân đối với Giavê Thiên Chúa. Đối với chúng ta, đêm nay cũng là đêm hồng phúc vì là kỉ niệm Chúa Giêsu Chiến Thắng Phục Sinh. Chúng ta hãy canh thức với lòng tin và tri ân đối với Chúa Kitô.

Ngày xưa, dân Do Thái ở Ai Cập trông đợi ngày Chúa đến để giải thoát họ. Cũng thế trong đêm canh thức này, chúng ta cũng mong đợi Chúa đến giải thoát chúng ta khỏi xiềng xích tội lỗi.

Vì thế, lòng tin tưởng của chúng ta không giả vờ mong đợi Chúa Phục Sinh, Chúa đã Phục Sinh thực sự, nhưng chúng ta mong chờ để hun đúc lòng tin Chúa Phục Sinh mãi mãi nơi tâm hồn chúng ta, và chúng ta hướng về ngày cánh chung, ngày đến gặp Chúa.

Ca tụng Ánh Sáng

Lễ nghi Phục Sinh đêm nay trước tiên là để ca tụng ánh sáng, toàn thể vũ trụ nằm trong đêm tối, đang mong đợi ánh sáng. Nhân loại tội lỗi đang mong đợi giải thoát. Tất cả đang hướng nhìn về Chúa Kitô, nguồn ánh sáng bất diệt.

Lễ nghi gồm hai giai đoạn :

1. Làm phép lửa mới và nến Phục Sinh : tượng trưng chính Chúa Kitô, ánh sáng của nhân loại.

2. Công bố Tin Mừng : chiến thắng vinh quang của sự sống lại.

Điểm chính yếu của nghi lễ là ánh sáng. Ánh sáng là nguồn soi sáng, nguồn sống và là sự hoan lạc của mọi người. Vì thế, trước tiên, nghi lễ được diễn ra trong khung cảnh đen tối của màn đêm, hình ảnh của sự sợ hãi, tội lỗi, thế giới qủi thần, sự chết của mọi vật.

Nhưng rồi, giữa bầu trời âm u đen tối, bừng lên một ánh lửa, một tia sáng tỏa lan khắp cảnh vật đánh tan những lo sợ chết chóc, tội lỗi, mang lại sự sống và niềm vui cho mọi người.

Đó là ý nghĩa cầu nguyện của Giáo Hội khi châm ngọn nến đầu tiên : "Xin ánh sáng Chúa Kitô sống lại, hãy đánh tan sự tăm tối của lòng trí chúng con".

Chúa Kitô thực sự là ánh sáng của đời ta và của muôn người. Người là nguyên cớ của vạn vật và là cùng đích của đời ta, là cứu cánh của mọi loài. Chúa Kitô vĩnh tồn trong quá khứ, và trong hiện tại, cả trong tương lai. Với dấu thánh giá trên cây nến, Giáo Hội tuyên xưng uy quyền Chúa Kitô Phục Sinh đối với toàn thể lịch sử, cả không gian lẫn thời gian. Năm hạt hương cũng gọi là nụ đinh trên nến Phục Sinh, tượng trưng cho năm thương tích của Chúa, những dấu tích của sự cứu rỗi.

Bởi thế, đêm nay tất cả nhân loại được giải thoát đang đứng trước Thiên Chúa mình, tay giơ cao ngọn đuốc đức tin, lòng cậy, và lòng mến ; để dâng lên Người niềm tạ ơn vì được tái tạo trong Đức Kitô.

- Lễ nghi bắt đầu : yêu cầu tắt toàn bộ ánh sáng. Chúng ta đứng tại chỗ, hướng về phía chủ tế khai mạc nghi thức làm phép lửa mới và Nến Phục Sinh. Nghiêm túc, trật tự để theo dõi, tham dự một cách tích cực các nghi lễ thánh.

- Rước nến : cuộc rước Nến Phục Sinh bắt đầu.

Cả nhân loại trong màn đêm tăm tối, bây giờ đã chiếu lên một ánh sáng, đó là ánh sáng Đức Kitô. Sau lời vị linh mục chủ sự xướng : "Ánh sáng Chúa Kitô", Chúng ta hãy thưa lên : "Tạ ơn Chúa"

- Tới giữa bàn thờ, sau khi xướng hai lần, ánh sáng Nến Phục Sinh đã được tiến lên giữa cộng đoàn, bắt đầu lan tỏa sang chung quanh. Từ ánh Nến Phục Sinh, chúng ta hãy thắp chuyền cho nhau . Như vậy, ánh sáng Đức tin đã phong tỏa đến mọi người.

- Tới cung thánh, sau khi xướng ba lần... Ánh sáng Chúa Kitô phải được chiếu soi lan tỏa khắp nơi. Tất cả ánh sáng hãy bừng lên .(Bật điện)

Công bố Tin Mừng Phục Sinh

(Trong lúc xông hương Sách Thánh và Nến Phục Sinh)

Giờ cứu độ đã điểm, giờ vinh quang chiến thắng đã bắt đầu. Ánh sáng huy hoàng của ngọn Nến Phục Sinh đang bừng cháy. Trước niềm hân hoan chan hòa của một cuộc sống mới, Mẹ Giáo Hội kêu mời tất cả con cái loài người, cùng ca đoàn thiên sứ hãy vui lên ! Hãy vui lên để ca tụng Chúa Kitô khải hoàn từ cõi chết. Hãy vui lên hỡi anh chị em, vì ánh sáng Chúa Kitô đang xé tan màn đêm của tà thần tội lỗi.

Được ánh sáng huy hoàng của Vua muôn đời soi chiếu, hoàn vũ hãy nhận biết mình đã được giải thoát vòng tăm tối.

Đây là đêm nhắc lại những hồng ân Thiên Chúa đã ban cho dân Người. Đây là đêm Chúa đã đưa Tổ Tông chúng ta, con cái Israel ra khỏi Ai Cập để giải thoát họ khỏi ách nô lệ, và mang đến cho họ niềm an bình hạnh phúc.

Thì đây cũng là đêm những người có lòng tin vào Chúa Kitô, được giải thoát khỏi xiềng xích vết xấu thế gian và bóng tối tội lỗi, đem họ về với ơn Chúa, và toàn thể các thánh trong nguồn sống mới bất diệt. Vì thế, đêm nay thật là đêm hồng phúc, đêm chiến bại của tà thần, đêm vinh quang của ánh sáng, đêm chan hòa ơn cứu độ.

Chúng ta đứng thẳng người lên, cầm nến cháy trong tay tượng trưng ánh sáng đức tin của mình, lắng nghe bài công bố Tin Mừng Lễ Phục Sinh.

Phụng vụ Lời Chúa

Mời cộng đoàn ngồi xuống, tắt nến, lắng nghe Lời Chúa.

- Để chờ đón giờ Chúa Kitô Phục sinh chiến thắng, Giáo Hội lắng nghe Sách Thánh nhằm nuôi dưỡng lòng tin và niềm hy vọng. Giáo Hội canh thức chờ Chúa đến, mắt đức tin đăm nhìn vào Thánh Kinh như ngọn đuốc chiếu soi vào đêm tối.

(Thánh Augustin)

Bài đọc I : St 1,1-2,2

Thuật lại công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Người tạo dựng tất cả vì tình yêu vô biên của Người. Đặc biệt là con người, theo hình ảnh Thiên Chúa, như là tột đỉnh của việc tạo dựng.

Bài đọc II : St 22,1-2,9a.10-13,15-18

Mô tả việc Abraham vâng lệnh Chúa sát tế người con duy nhất của mình là Isaac, chính vì sự vâng phục này mà ông được gọi là "cha các kẻ tin". Và ông được Chúa chúc phúc để trở thành cha của một dân tộc đông đúc như sao trên trời, như cát dưới biển. Việc sát tế này là hình ảnh của việc sát tế chính Con của Thiên chúa : Đức Giêsu Kitô.

Bài đọc III : Xh 14,15-15,1

Tường thuật lại việc dân Do Thái đi qua lòng Biển Đỏ khô cạn và được bình an. Đó là hình ảnh của cuộc giải thoát mới do công trình cứu độ của Đức Kitô. Đó là cuộc giải thoát từ kiếp sống nô lệ, đưa đến vùng đất tự do : là miền Đất hứa.

Bài đọc IV : Is 54, 1-14.

Đây là bài yên ủi dân Ít-ra-en đang sống trong kiếp lưu đầy tại Babylon. Họ bị lưu đày vì đã bất trung với Chúa, nhưng họ sám hối thì Chúa lại tha thứ và chăm lo cho họ. Chúa lấy lòng nhân từ vô biên quy tụ họ lại để họ vui hưởng nền hòa bình lâu dài.

Bài đọc V : Is 55,1-11

Tiên tri Isaia loan báo một thời kì thịnh đạt mà Israel sẽ được vui hưởng, thời kì mà Chúa sẽ kí kết một giao ước vĩnh cửu với những hồng ân mà Chúa đã hứa với Đavit. Và điều này sẽ được thực hiện nơi Chúa Cứu Thế.

Bài đọc VI : Br 3,9-15.32-4,4

Bài đọc ghi lại lời tiên tri Baruc nói cho dân Ít-ra-en biết : tại vì họ bỏ đường lối Chúa nên họ đã bị lưu đay. Vậy muốn sống mãi trong bình an thịnh vượng, thì hãy tuân giữ luật Chúa và trung thành với Giao ước.

Bài đọc VII : Ed 36,16-17a-18-28

Tiên tri Ézékiel cho dân Do thái biết tại vì họ bỏ Chúa để tôn thờ thần tượng, phạm đủ thứ tội nên họ bị lưu đày. Nhưng rồi Chúa sẽ qui tụ họ về, thanh tẩy họ, ban cho họ một quả tim và một thần trí mới, để họ thực thi huấn lệnh Chúa.

- Sau lời nguyện bài đọc Cựu ước cuối cùng này: vị chủ tế xướng "Kinh Vinh Danh". Tất cả chuông trống, thánh nhạc vang lên, chúng ta cùng hân hoan chúc mừng Chúa sống lại.

Tuyên thệ lời hứa (giảng xong) : mời cộng đoàn đứng lên, cầm nến sáng trên tay để chúng ta chuẩn bị tuyên thề lại lời hứa khi chịu Bí Tích Rửa tội.

Với nghi thức tuyên thệ này, Giáo Hội nhắc chúng ta là những người đã cùng chết và cùng sống lại với Đức Kitô. Hãy hiên ngang dấn thân theo Chúa và trung thành phụng sự Người : hãy chết đi cho tội lỗi, cho ích kỉ, cho những gì làm ta xa Chúa, để luôn sống xứng đáng thân phận làm con Chúa và Giáo hội.

Chúng ta lặp lại lời tuyên xưng và từ bỏ, khi chịu phép Rửa Tội. Linh mục bắt đầu làm phép nước thánh (xong tuyên thệ và rảy nước thánh).

Không đọc Kinh Tin Kính, phụng vụ tiến hành lời nguyện giáo dân : "Ước chi lời con nguyện như hương trầm bay tỏa trước thiên nhan và tay con giơ lên được chấp nhận như của lễ ban chiều".

 

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

 

Thứ Năm Tuần Thánh

1. Chúa lập Phép Thánh Thể và Phép Truyền Chức để biểu lộ tình yêu tuyệt đỉnh của Chúa ; nên lương thực nuôi dân Chúa, ở lại với Giáo Hội mỗi ngày. Xin cho Giáo hội luôn trung thành thực thi sứ mệnh thiêng liêng cao cả của mình một cách trọn hảo.

2. Xin Chúa cho các nhà lãnh đạo quốc gia biết nhiệt tâm phục vụ vì dân vì nước. Tất cả cho công lí và hòa bình, cho hạnh phúc đích thực của mọi người.

3. Thế giới ngày nay văn minh tiến bộ, thế nhưng biết bao người đang lâm cảnh đau thương ; chiến tranh hận thù, cuộc sống đau khổ, bệnh tật hiểm nghèo. Xin Chúa cho họ gặp tình thương Chúa, gặp những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ nhiệt tình, để cuộc sống được trở lại thanh bình, hạnh phúc.

4. Đâu có tình yêu thương bác ái, thì đó là dấu chỉ con cái Chúa. Xin Chúa cho mọi người trong cộng đoàn chúng con, biết nêu cao tinh thần bác ái, đoàn kết giúp đỡ nhau. Đồng thời biết cảm nghiệm tình yêu bao la của Chúa trong Phép Thánh Thể, để sốt sắng tôn sùng, mến yêu và kết hiệp với Chúa mỗi ngày trong hiệp lễ.

 

Thứ 7 Tuần Thánh

1. Chúa đã Phục Sinh khải hoàn. Xin Chúa cho Giáo Hội cũng được chiến thắng vinh quang qua mọi thử thách trên đường tiến về quê trời.

2. Ánh sáng Chúa Kitô đã chiếu giãi 20 thế kỉ qua, nhưng 3/4 nhân loại đang sống ngoài Giáo Hội Chúa. Xin Chúa cho hết mọi dân tộc biết nhận ra ánh sáng chân lí Tin Mừng, để ơn cứu độ của Chúa được đến với tất cả mọi người.

3. Lạy Chúa, xin cho cộng đoàn chúng con được vững mạnh trong Đức Tin, nhiệt thành trong Đức Mến, thực hiện một đời sống đạo tốt lành, thánh thiện, và xin cho những ai đã qua đời được hưởng hạnh phúc trên Nước Chúa.

 

Chúa Nhật Phục Sinh

1. Trước tiên, chúng ta cùng cầu xin Chúa thương yêu che chở Giáo hội, nhất là Giáo Hội Việt nam chúng ta : cho Đức Thánh Cha, các Đức Giám Mục và các linh mục được bình an sức khỏe, để chu toàn sứ vụ cao cả của mình là dẫn dắt đoàn dân Chúa đi đúng đường lối Phúc Âm Chúa.

2. Nhân loại ngày nay đang đứng trước nhiều thách đố về nền đạo đức luân lí. Xin Chúa cho các vị lãnh đạo quốc gia được sáng suốt lựa chọn hướng đi cho dân tộc mình, để phẩm giá con người được tôn trọng và bảo vệ.

3. Hạnh phúc đích thực của con người chỉ đạt được khi biết nhận ra chân lí siêu việt của Phúc Âm. Đó là thực thi công bình, bác ái, chung sống hòa bình trong tình huynh đệ. Xin Chúa cho ánh sáng Tin Mừng Chúa rạng chiếu đến hết mọi tâm hồn, đặc biệt những người đau khổ, thất vọng để họ tìm được an vui hạnh phúc thực sự.

4. Sau hết, Lạy Chúa, xin cho cộng đoàn chúng con được bình an, làm ăn tiến bộ, giữ đạo vững vàng, xứng đáng là người Công Giáo trong mọi nơi mọi lúc. Đồng thời cho các linh hồn nơi luyện hình được mau về hưởng hạnh phúc cùng Chúa trên Quê Trời.

 
--------------------------------------------------




Ăn chay và kiêng thịt theo giáo luật
 
WGPCT: Nhân ngày Lễ tro, chúng tôi xin gởi đến qúy vị một số sưu tầm về luật ăn chay và kiêng thịt để chúng ta thêm kiến thức về giáo luật. Tuy nhiên điều quan trọng hơn vẫn là tinh thần chay tịnh. Tìm kẽ hở của luật để hưởng thụ là không đúng với tinh thần Phúc âm.
 

KIẾN THỨC GIÁO LUẬT
 
(Lm. LG. Huỳnh Phước Lâm)

 

KIÊNG THỊT VÀ ĂN CHAY
 
1. Người Kitô hữu phải kiêng thịt vào những ngày nào?
 
Theo nguyên tắc chung, người Kitô hữu phải kiêng thịt, hay kiêng một thức ăn nào khác theo quy định của Hội Đồng Giám Mục, vào các ngày thứ sáu trong năm (Điều 1251).
Tuy nhiên luật này không còn buộc, khi ngày thứ sáu cũng trùng với ngày lễ trọng [1].
Ngoài ra Giáo Hội còn buộc kiêng thịt (và ăn chay) trong ngày thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh.
 
 2. Trong ngày kiêng thịt, phải kiêng những gì?
 
Chúng ta không được ăn thịt, nhưng được ăn trứng, được dùng các thức ăn làm với sữa hay các loại nước chấm làm bằng mỡ động vật.
Thịt bị cấm là thịt các loài hữu nhũ và thảo cầm.
Không được xem là thịt bị cấm sử dụng: như các loại cá và các thức ăn biển, những loài có máu lạnh (ếch, trai, sò, rùa), những loài vừa sống trên bờ vừa ở dưới nước (lưỡng cư) và những loài bò sát…
 
 3. Ai phải giữ luật kiêng thịt?
 
Luật kiêng thịt buộc các tín hữu từ 14 tuổi trọn [2] cho đến mãn đời (Điều 1252).
Tuy nhiên, những ai vì lý do sức khoẻ (bệnh tật), hay vì khả năng lao động  (thí dụ làm trong hầm mỏ) cần phải ăn thịt, hoặc những ai không được chủ cho ăn một thức ăn nào khác (đầy tớ, con cái, vợ) thì không buộc giữ luật này.
 
4. Có thể thay thế việc kiêng thịt bằng một hình thức khác không?
 
Hội Đồng Giám mục có thể ấn định rõ ràng hơn luật kiêng thịt [3] và ăn chay, cũng như có thể thay thế toàn phần hay một phần việc kiêng thịt và ăn chay bằng những hình thức sám hối khác, nhất là bằng những việc bác ái và việc đạo đức (Điều 1253).
Hội Đồng Giám mục Việt Nam, khoá họp tháng 4-1991 đã ấn định: các ngày thứ Sáu, có thể thay việc kiêng thịt bằng một việc đạo đức hay một việc từ thiện bác ái, như: đọc hay nghe một đoạn Lời Chúa, làm một việc hãm mình đền tội, bố thí cho người nghèo, làm việc công ích, v.v…
Như thế, để giữ luật hãm mình ngày thứ sáu, tín hữu Việt nam có thể kiêng thịt như luật chung Hội Thánh quy định, hay làm một việc đạo đức, từ thiện bác ái, như Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã cho phép [4].
 
 5. Ăn chay là gì? 
 
Chúng ta cần phân biệt 4 cách ăn chay:
- Chay tự nhiên (ieiunium naturale): là kiêng hẳn mọi của ăn, của uống.
- Chay luân lý (ieiunium morale): là hãm bớt của ăn uống, vui thú…
- Chay Thánh Thể (ieiunium eucharisticum): giữ lòng trống không để rước lễ [5].
- Chay Giáo Hội (ieiunium ecclesiasticum): đây là điều mà chúng ta muốn đề cập đến. 
Việc giữ chay Giáo Hội hệ tại ở chỗ ăn một bữa [6], còn hai bữa còn lại được phép ăn một chút, miễn là lưu ý đến lượng và phẩm của thức ăn mà tập tục địa phương mỗi nơi cho phép.
 

Giữa hai bữa ăn, cấm dùng thức ăn đặc, nhưng thức ăn lỏng (trà, nước trái cây, sữa…) có thể được dùng bất cứ lúc nào [7].
 
 
 6. Những ai phải ăn chay?
 
Theo Điều 1252 của Bộ Giáo Luật hiện hành, luật ăn chay buộc tất cả mọi người Kitô hữu, từ tuổi thành niên (nghĩa là trọn 18 tuổi [8]) cho đến khi bắt đầu được 60 tuổi (nghĩa là cho đến hết 59 tuổi).
Những người bắt đầu 60 tuổi được miễn khỏi ăn chay, nhưng vẫn phải giữ luật kiêng thịt.
 
 
7. Phải ăn chay và kiêng thịt vào những ngày nào?
 
Phải kiêng thịt và ăn chay trong ngày thứ Tư Lễ Tro và ngày thứ Sáu kính cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta (Điều 1251).
 
 
8. Ai có quyền miễn chuẩn việc ăn chay kiêng thịt ?
 
1/ Đức Giám Mục giáo phận
Đức Giám Mục giáo phận có thể miễn chuẩn khỏi nghĩa vụ phải ăn chay kiêng thịt trong toàn giáo phận của mình cho những người có cư sở, bán cư sở cũng như người vãng lai.
Ngoài ra, Đức Giám mục cũng có thể miễn chuẩn cho những người thuộc quyền mình kể cả khi họ đang vắng mặt khỏi lãnh thổ giáo phận.
2/ Linh mục chính xứ
Theo Điều 1245, linh mục chính xứ cũng có năng quyền chuẩn chước như trên với những điều kiện sau đây:
- Khi có lý do chính đáng (x. Điều 90 [9]);
- Dựa theo những quy định của Giám Mục giáo phận,
- Trong từng trường hợp, nghĩa là linh mục chính xứ chỉ có thể chuẩn miễn cho từng lần chứ không thể miễn chuẩn dài hạn.
Linh mục chính xứ có thể miễn chuẩn hoặc thay thế việc ăn chay kiêng thịt bằng một việc đạo đức khác, đối với từng cá nhân hoặc gia đình những người thuộc quyền mình, cho dù họ không ở trong địa hạt, đối với những lữ khách hiện đang ở trong địa hạt giáo xứ (nếu không có gì minh nhiên ấn định ngược lại), cho cả chính mình nếu có lý do chính đáng (x. Điều 91 [10]), cho cả cộng đoàn giáo xứ nếu nhu cầu đòi hỏi [11].
Vì đây là quyền thông thường do luật ban cho, cho nên linh mục chính xứ có thể uỷ quyền [12].
3/ Bề Trên của một hội dòng hay của một tu đoàn tông đồ thuộc luật giáo hoàng
 Bề Trên của một hội dòng hay của một tu đoàn tông đồ thuộc luật giáo hoàng cũng có quyền miễn chuẩn đối với những người thuộc quyền mình [13] và những người khác đêm ngày cư ngự trong nhà mình (Điều 1245).
Để xin miễn chuẩn, có thể đích thân đến xin, hoặc sử dụng thư từ, điện thoại, điện tín, hoặc qua trung gian người thứ ba.
 
 ----------
 
1. Lễ trọng cũng được, chứ không cần phải là lễ buộc.
2. Bộ Giáo Luật cũ (1917) buộc mọi người ngay từ 7 tuổi trọn.
3. Thí dụ: kiêng thịt hay kiêng thức ăn nào khác.
4. Những ngày lễ Công Giáo 2007-2008, tr. 21-22.
5. Điều 919 §1. Ai muốn rước Thánh Thể thì ít là trong khoảng một giờ trước khi rước lễ phải kiêng mọi thức ăn, thức uống, chỉ trừ nước lã và thuốc chữa bệnh.
6. Bữa nào tuỳ ý, không cấm đưa bữa trưa lên bữa tối, và bữa tối xuống bữa trưa.
7. x. PHAOLÔ VI, Tông hiến Paenitemini, III, 1-2.
8. Điều 97 §1: Người trọn 18 tuổi là thành niên, dưới tuổi đó là vị thành niên.
9. Điều 90 :
§1. Không được chuẩn chước luật Giáo Hội khi không có lý do chính đáng và hợp lý, sau khi đã cân nhắc các hoàn cảnh và sự hệ trọng của chính luật được chuẩn chước, nếu không, việc chuẩn chước là bất hợp pháp và – trừ khi do chính nhà làm luật hay người trên ngài đã chuẩn chước – việc chuẩn chước còn bất thành sự nữa.
§2. Khi hồ nghi có đủ lý do hay không thì việc chuẩn chước thành sự và hợp pháp.
10. Điều 91: “Ai có quyền chuẩn chước thì kể cả khi ở ngoài địa hạt của mình, vẫn có thể thi hành quyền ấy đối với các người thuộc quyền, mặc dù họ không ở trong địa hạt, và nếu không minh nhiên quy định nghịch lại, thì còn có thể thi hành quyền ấy đối với cả những kiều cư hiện đang ở trong địa hạt, cũng như đối với chính mình nữa”.
11. x. Communicationes, 1980, tr. 358, Điều 43.
12. x. Điều 136-144.
13. Kẻ thuộc quyền là tu sĩ, tập sinh được chuẩn miễn bất cứ họ đang ở đâu vì là năng quyền đối nhân.
 
 ****
 
 

 
VIỆC KIÊNG THỊT NGÀY XƯA
(Bổ túc giáo lý 6 Điều Răn Hội Thánh)
 
 

(trước CĐ Vatican II)
 
 

Nguồn: caimon.co.cc
 
Đặt làm một bổn ra đây,
Những ngày kiêng thịt chim này “ nên ” ăn,
Ai ơi chớ khá siêng năng,
Học cho thuộc lão kẻo ăn mà lầm.
Đức Cha truyền chỉ mấy năm,
Song người bổn đạo còn lầm chưa thông. 
Giò đảy, lảo nhược, chó đồng, 
Khoan ốc, khoan cổ, bồng bồng giang sen.

Bạc má, thằng cọc, cù đèn,
Diệt mốc, diệt lữa, quắm đen, cò ngà.
Cò trâu, cò rán, cò ma,
Cò xanh, điên điển, cùng là te te.

Chàng nông, quắm trắng, chàng bè,
Vịt nước, ba kiến, le le, thằng chày.
Gà nước, cúm núm một loài,
So đủa cùng quốc giò dài cả hai.
Vạc cứ ăn đêm hoài hoài,
Mỏ nhác chàng nghịch có tài đuổi nhau.
Học trò, bánh ít, ốc cao,
Chim nhạn, con cót nói sao cho liền.
Choi choi, tu hít theo liên, 
Những con thể ấy, ngày kiêng nên dùng. 


NB. Theo cách ăn chay ngày nay :  chay lòng, kiêng thịt. Hội Thánh đặt nặng vấn đề tâm hồn từ bỏ và hy sinh, cầu nguyện nhiều hơn.
 
                                                   (Tâm linh sưu tầm)
                                               (Trích từ giaophanvl@.net)
 
 
Ăn Chay, Kiêng Thịt Trong Giáo Hội Công Giáo 

1. Xin cho biết Mục đích và Ý nghĩa việc ăn chay kiêng thịt trong Giáo Hội Công Giáo:
 
- Trong Giáo hội Công giáo, ăn chay kiêng thịt là một hình thức hãm mình theo chiều hướng:
1. "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo"(Mt 16,24).
2. "Từ bỏ bản thân" (Giáo luật (Gl) khoản 1249)
3. "dẹp tính mê ăn uống" đó là một trong 7 mối: "Thứ 5: Kiêng bớt chớ mê ăn uống".
 

2. GHCG dạy ăn chay kiêng thịt bao nhiêu lần trong một năm?
 
- Giáo hội dạy các giáo dân thuộc về Giáo hội, trên thế giới: ăn chay và kiêng thịt một năm  2 lần: Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh (Gl 1251).
 
Cũng khoản 1251 này, Giáo hội dạy: "Vào các ngày thứ sáu, nếu không trùng với ngày lễ trọng, thì phải kiêng thịt hay kiêng một thức ăn khác theo Hội đồng Giám mục đã qui định".

3. Tại sao Giáo hội buộc kiêng thịt mà lại cho ăn những món khác như tôm, cá, cua…đôi khi còn ngon và  đắt tiền hơn thịt nữa?
 
- Thông thường người ta từ nhỏ tới lớn thích ăn thịt hơn ăn cá (trừ người Do thái, cậu bé khi đi chơi cũng đem 5 chiếc bánh mì đen và 2 con cá (Gioan 6,9 "Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá ), đàng khác theo y học, đạo đức học: thịt bò, thịt heo có nhiều chất kích thích tình dục hơn cá, tôm, cua (cá có máu lạnh). Có thể là một lý do Giáo hội dạy kiêng thịt như một hình thức hãm mình.
 
Nhưng nếu vì kiêng thịt mà có người tránh miền này để qua miền khác mà ăn, hoặc đi tìm cách ăn cho sang, cho ngon thì "hết ý kiến" như truyện vui như sau:
Ngày thứ sáu mùa Chay kiêng thịt, một thanh niên khỏe mạnh vào quán ăn. Người tiếp viên tới hỏi: "Thưa ông dùng chi?" Ông khách nói: "Cho tôi đĩa cá sấu?" - "Xin lỗi, chúng tôi không có." - "Cho tôi đĩa cá voi?" - "Xin lỗi, chúng tôi không có." - "Cho tôi đĩa cá mập". - "Xin lỗi, chúng tôi cũng không có." - "Tiệm gì lạ vậy, Chúa ơi, xin Chúa chứng giám, hôm nay con đành phải ăn thịt". Thế rồi anh gọi tiếp: "Thôi, cho tôi một đĩa thịt beef steak và một chai whisky". Làm dấu Thánh giá nghệch ngoạc xong, ông ta  ăn uống tỉnh bơ, và cảm thấy lương tâm yên ổn hơn khi nào hết! :)
  

4. Mấy tuổi thì ăn chay, kiêng thịt?
 
- 18 tuổi trọn tới hết 59 là tuổi ăn chay (Gl 1252).
- 14 tuổi trọn (không nói kết thúc) là tuổi kiêng thịt (Gl khoản trên).
 
5. Ăn chay sao cho đúng, người nói ăn no, người nói ăn đói?
 
- Ngày ăn chay: Nếu bữa trưa là bữa chính, thì được ăn no. Bữa sáng và bữa chiều, ăn ít hơn bữa trưa. Nếu bữa tối là chính thì 2 bữa kia cũng được ăn ít hơn.
 
Phẩm và lượng đồ ăn tùy phong tục địa phương (Đức Phaolô VI, Tự Sắc về Đền tội Paenitemini ngày 17.2.1966).
Trong ngày chay cũng không được ăn vặt như kẹo, bánh v.v.. Cần để ý đến tinh thần hy sinh, hãm mình, khắc khổ, tự chế. 

6. Kiêng thịt sao cho đúng?
 
- Ngày kiêng thịt:  Kiêng các thứ thịt loài vật máu nóng: như trâu, bò, heo, gà, vịt… (loài có vú và chim) kể cả bộ lòng... nhưng được ăn trứng và các thứ biến chế từ sữa, được ăn những đồ gia vị, những thứ biến chế từ mỡ loài vật (theo Tông hiến Paenitemini 3,1 của ĐGH Pholô 6, về việc ăn chay và kiêng thịt.
  

7. Khi không thể ăn chay, kiêng thịt thì sao?
 
- Giáo hội không buộc người không thể giữ những luật buộc như ăn chay, kiêng thịt. Giáo hội tha chung cho những người sau: 

- Được tha giữ chay:
 
a) Những người vì sức khỏe, (mẹ nuôi con thơ cần bú…)
b) Những người phải làm việc nặng nhọc,
c) Những người nghèo khó vẫn khổ sở vì đói,
d) Những người được cha xứ, Bề trên Dòng, Giám mục tha.

- Được tha kiêng thịt:
 
a) Mọi người trong Ngày Thứ Sáu gặp lễ buộc, ví dụ: Lễ Truyền tin trong mùa Chay.
b) Người vì sức khỏe, hay công việc nặng nhọc cần phải ăn thịt,
c) Người mà chủ nhân không cho đồ ăn khác, ví dụ: Tôi tớ, trẻ con, người vợ.
Ngoài ra, ai cần tha thì xin phép linh mục xứ, cộng đoàn nơi mình đang ở.
 
8. Luật ăn chay kiêng thịt bên Mỹ thế nào?
 
- Nói chung, Giáo hội (Gl 1250) lấy các thứ Sáu trong năm và mùa Chay làm ngày và mùa Thống hối cho mọi con cái thuộc Giáo hội trong mọi dân mọi nước. 
 
-Khoản 1251, Giáo hội dạy: "Vào các ngày thứ sáu, nếu không trùng với ngày lễ trọng, thì phải kiêng thịt hay kiêng một thức ăn khác theo Hội đồng Giám mục đã quy định".
 
* Riêng trong nước Mỹ, HĐGM chỉ định: giáo dân chỉ kiêng thịt các Thứ Sáu Mùa Chay (5 thứ 6, cộng thêm thứ Tư lễ Tro và Thứ 6 Tuần thánh), chứ không kiêng thịt các thứ Sáu quanh năm..
Thứ Sáu mùa Chay, dù kiêng thịt, nhưng "được ăn cháo lỏng có mùi thịt, meat gravy and sauces". (Catholic Almanac 1989, coi Abstinence).
 
Dễ hơn nữa, theo quyết định của Hội đồng Giám mục, "Không cần xin phép miễn ăn chay, kiêng thịt. Để tùy lương tâm cá nhân xác định, khi có lý do đủ (sufficient reason), người ta có thể tự miễn ăn chay, kiêng thịt vào ngày buộc. Nhưng Các Giám mục (Gl 1253) mạnh mẽ khuyến khích dự lễ misa hàng ngày và giữ chay kiêng thịt vào ngày khác trong tuần để bù lại". (Theo Tuần báo North Texas Catholic Feb. 24, 1995. P. 13).
 
9. Kết: Ăn chay là hình thức đền tội của Cựu Ước và Tân Ước.
Chúa Giêsu giữ chay 40 đêm ngày trước khi đi truyền đạo công khai trong nước Do thái.
Đối với chúng ta, chẳng ai là không phải đền tội, tội đầy đầu trong tư tưởng, lời nói, việc làm sai trái, thiếu sót bỏ không làm việc tốt phải làm..."lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng". Do đó, nếu Giáo hội không buộc, thì tự mình cũng nên tìm cách hãm mình đền tội cách nhẹ ở đời này, hơn là để đền tội "cách nặng" trong luyện ngục đời sau!

Gl khoản 1249 viết thêm:  Luật Chúa buộc mọi tín hữu làm việc thống hối theo cách thức riêng của mỗi người. Nhưng để các tín hữu liên kết với nhau trong một vài nghĩa vụ thống hối chung, luật quy định những ngày thống hối, để trong những ngày ấy, các tín hữu chú trọng đặc biệt đến sự cầu nguyện, thi hành việc đạo đức và việc bác ái, từ bỏ bản thân,bằng cách trung thành chu toàn các bổn phận riêng và nhất là bằng cách giữ chay và kiêng thịt".

Gl khoản 1251 cũng khuyên các chủ chăn và các phụ huynh dạy cho các em dù chưa đến tuổi buộc ăn chay và kiêng thịt để chúng hiểu biết ý nghĩa đích thực của việc thống hối.
 
Ăn chay, kiêng thịt trong đạo Công giáo, dù không nhiều như luật giữ chay của mấy đạo khác...(Phật giáo: tín đồ ăn chay nhiều ngày…đạo Cao đài: tín hữu  ăn chay từ 2-10 ngày trong một tháng, hoặc ăn chay trường, nếu là bậc chức sắc.  Đạo Hồi có cả tháng chay Ramadan (không ăn, không uống, không hút thuốc và kiêng việc chăn gối).
 
Hy vọng những người "con Chúa" không ai thấy ăn chay kiêng thịt đạo mình là khó quá rồi kêu ca hay khinh thường  phạm đến luật Hội thánh mà mang tội.
 
(Theo http://xuanha.net)
--------------------------------------------------------------------------


 
 CHAY TỊNH

 

Để gặp được chính mình, gặp được chân lý, gặp được chính Đức Kitô thì chỉ có con đường duy nhất là sự từ bỏ, là chiến thắng dục vọng, mà chay tịnh là phương cách cần thiết và hiệu qủa nhất mà ngày nay người ta lại muốn quên nó...

 

 

THẾ NÀO LÀ CHAY TỊNH?

 

Ngôn ngữ thông thường gọi là ăn chay, có nghĩa là kiêng ăn, bớt ăn hoặc nhịn ăn theo như chủ trương của tín ngưỡng, giáo thuyết, tôn giáo hay cá nhân đề ra theo một mẫu mực nào đó. Tuy cách thức khác nhau, nhưng ăn chay là điều tất yếu của bất cứ một tôn giáo nào, và ngay cả những lý thuyết về tu thân cũng rất đề cao việc ăn chay, không kể những trào lưu ngày nay người ta ăn chay là vì sắc đẹp, vì sức khỏe.

 

Đạo Phật ăn chay là để tránh sát sinh, cũng là để tỏ lòng từ bi đại lượng với mọi sinh vật. Đạo Công Giáo ăn chay bằng cách tiết thực để nhắc nhở sự sám hối, sự hy sinh bác ái và hãm dẹp những dục vọng nơi con người. Cũng có nhiều tín ngưỡng và tôn giáo xưa nay có những mục đích tốt lành như vậy. Ăn chay đã có từ ngàn xưa, nhưng nó có nguy cơ trở thành một ý niệm cố hữu và xơ cứng nơi con người ngày nay. Dường như người ta  giữ chay hoàn toàn theo một hình thức nào đó thật máy móc, nó không còn ý nghĩa, mang đến một giá trị tốt lành, không giúp ích thực sự cho việc thực hành tâm linh nữa. Vì vậy việc ăn chay đã trở nên một hình thức nô lệ, như một chuyện “làm dáng” trong việc giữ đạo, đôi khi nó như một chuyện “xa sỉ” của thời đại..

 

Ngày nay dùng từ chay tịnh là có ý nghĩa hơn cả, vì nó diễn tả được hết cái đặc tính của việc giữ chay. Trong khi ăn chay điều cốt yếu không thể thiếu là phải có cái Tâm Tịnh, nếu tâm không tịnh thì mới chỉ có xác chứ chưa có hồn, có hình thức mà không có nội dung, nghĩa là việc ăn chay trở thành khấp khểnh, vô hiệu. Đây là một vấn nạn tạo nên sự vấp ngã cho nhiều người, do con người ngày nay hầu như bất lực trước cái Tâm luôn bị động, khó có thể tìm cho mình được những giây phút tĩnh lặng trong tâm hồn. Từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ, con người hầu như hoàn toàn bị cuốn hút vào mọi công việc, mọi lo toan,  mọi áp lực, và mọi cám dỗ trong cuộc sống (Tâm viên ý mã). Vì vậy việc chay tịnh là cực kỳ khó khăn cho con người ngày nay. Bản tính con người dễ thiên về hai khuynh hướng, qúa câu nệ vào hình thức hoặc chỉ chú trọng đến nội dung, như trong việc ăn chay cũng vậy, hình thức và nội dung thường không tương đồng với nhau, cho nên thường chẳng gặt hái được kết quả gì sau những lần ăn chay.

 

Thực tâm mà nhìn nhận thì bản thân việc chay tịnh là rất khó, vì nó trái với bản tính tự nhiên của con người, nó đòi hỏi một sự từ bỏ khá triệt để. Chay tịnh chống lại sự đòi hỏi theo như bản năng của con người, nhất là bản năng hướng hạ. Một mặt nó không cho phép con người hưởng thụ theo như nhu cầu tự nhiên đòi hỏi, mà việc ăn uống là cơ bản, mạnh mẽ và điển hình nhất ; mặt khác nó bắt người chay tịnh phải biết hãm dẹp mọi dục vọng nơi bản thân, là nguồn của mọi xáo trộn, để tạo trong tâm hồn một sự tĩnh lặng cần thiết. Chính vì vậy, ai biết ăn chay và quen chay tịnh, người đó sẽ có một tinh thần mạnh mẽ, họ dễ dàng chiến thắng bản thân, có một nội lực mạnh mẽ, tạo nơi con người một thế quân bình cả về tâm lẫn thể lý.

 

Chay tịnh không thể thiếu trên con đường tu đức, nhất là muốn tiến tới sự trọn lành. Nó cũng là phương cách tích cực và hữu hiệu nhất để triệt hạ thói hư tật xấu, triệt tiêu những xu hướng và bản năng hướng hạ nơi con người. Nhờ vậy nó tạo trong tâm hồn con người một sự bằng an, một sự quân bình, một cái Tâm sáng mà chân lý có thể soi rọi vào dễ dàng. Nhưng ngày nay người ta rất coi thuờng việc chay tịnh, họ coi nó như một thứ “xa sỉ phẩm”, nếu có chỉ để trang trí mà thôi, thậm chí có những người đạo đức cũng coi thường nó, họ biện minh rằng: tinh thần là quan trọng, ý hướng là quan trọng, sức khoẻ là quan trọng, ngày nay dùng phương pháp tu đức khác v.v… Vì vậy thân xác và linh hồn họ luôn bị chao động, mỗi ngày lại yếu đuối và nặng nề thêm, ngay cả những điều nhỏ mọn họ cũng không thể tự chế hay tự chủ được, nói gì đến những việc bác ái hy sinh đòi sự can đảm kiên cường.

 

TẠI SAO PHẢI CHAY TỊNH ?

 

Các vị “đạo cao đức trọng”, nhất là các thánh nhân, việc chay tịnh là điều tất nhiên chẳng cần phải bàn luận. Cuộc đời của các vị được gắn liền với việc ăn chay như là thuốc uống chữa bệnh tinh thần, như là nước uống tạo chất sống cho cơ thể, như thánh Gioan Viannây xứ Ars là tiêu biểu nhất, mỗi ngày ngài chỉ ăn một củ khoai để giữ chay tịnh.

 

Theo như Đức Tin Kitô giáo, từ khi con người sa ngã, tâm trí con người trở nên hèn yếu, mê muội, lầm lạc. Sự sa ngã đó khiến tâm hồn con người bị đắm chìm trong những dục vọng thấp hèn, cho nên bất cứ tư tưởng, ý hướng và hành động nào của con người cũng bị dục vọng chi phối, thậm chí cả những ý hướng tốt, nhiều khi bề ngoài có vẻ rất cao đẹp, nhưng lại do động cơ tham vọng, ích kỷ hay do mặc cảm nào đó dẫn dắt. Trong những tổ chức xã hội, trong văn hoá, giáo dục, đều vướng mắc đầy dẫy sự khiếm khuyết và sai lạc, cũng như  trong ý niệm, trong sự nhận thức của mỗi người, đều chất chứa nhiều u mê nhầm lẫn. Cứ thế, lầm lẫn và sai lạc tích lũy và chồng chất lên nhau từ người này đến người kia, từ tổ chức này tới tổ chức khác, từ thế hệ này sang thế hệ nọ. Điều này triết lý nhà Phật gọi là sự “vô minh bẩm sinh” và “vô minh văn hoá” . Như Đức Kitô, Người từ Trời xuống thế để mạc khải chân lý Nước Trời cho nhân loại, nhưng để hiểu và nhất là để sống với chân lý đó thì không phải là khơi khơi mà có được. Điều kiện trong một trật tự của quy luật là phải nhận ra chính mình, đồng thời cũng phải nhận ra Thiên Chúa. Muốn được như thế là phải biết từ bỏ, biết rũ bỏ những dục vọng mà con người đang đắm chìm trong đó. Từ bỏ hay rũ bỏ là gì, đó chính là chay tịnh, là hãm dẹp, là cắt đứt với mọi khuynh hướng, đam mê vật dục, đam mê với cái tôi kiêu ngạo, tham lam, ích kỷ, chia rẽ, hận thù, ghét ghen…

 

TẠI SAO CHAY TỊNH TÌM ĐƯỢC BÌNH AN VÀ TRỞ NÊN SÁNG SUỐT ?

 

Mục đích của chay tịnh là hãm dẹp, cắt đứt cái nguồn u mê mà gốc của nó là những dục vọng đê hèn nơi con người. Trước hết là nhịn ăn để “tuyên chiến” với nó, hạ gục hay ít ra làm cho nó yếu đi ngay từ “cơ sở nền tảng” của nó. Cần phải quyết tâm, nhưng nhẹ nhàng, uyển chuyển, đừng thổi phồng nó lên cũng như đừng coi thường thì mới có thể chiến thắng được nó. Như ai cũng biết, nhu cầu ăn uống là nhu cầu manh mẽ, thiết yếu và đầu tiên mà dục vọng con người đòi hỏi, được đáp ứng và thoả mãn nhu cầu này rồi, dục vọng mới tìm tới các nhu cầu khác. Nhưng khi ăn chay, nhu cầu ăn uống bị hạn chế, hoặc bị cắt đứt, thì tất nhiên mọi nhu cầu khác, tức là các dục vọng khác không thể có cơ hội phát triển được, nếu có thì nó rất yếu ớt. Lúc này với ý chí và ý hướng rũ bỏ, người ăn chay sẽ tìm gặp được sự tĩnh lặng trong tâm hồn, khí lực được tích lũy (tự thắng giả cường-thắng mình là mạnh), nên họ rất mạnh mẽ. Và quy trình tất yếu diễn ra là: Dục vọng không còn làm chủ được thân xác và linh hồn nữa, nên người chay tịnh sẽ tìm được sự bằng an bất tận, tâm và trí không bị dục vọng che mờ nên sẽ nhìn được chính mình (tự tri giả minh-biết mình là sáng), thấy mình hèn kém, yếu đuối, nhưng lại có một nội lực chiến thắng được những cơn cám dỗ mà bình thường con người không thắng vượt được. Đồng thời người chay tịnh cũng nhận ra chân lý rất sáng tỏ, nhìn thấy những lẽ huyền vi của Thiên Chúa và mọi quy luật trong đời sống . Mặt khác cũng hiểu đời, hiểu người nhiều hơn, nên tâm hồn phẳng lồng lộng và rất quảng bác.

 

Dục vọng như chiếc rọ, là sợi dây trói buộc con người làm nô lệ cho những cảm xúc thú tính của phần hạ, được mệnh danh là sự khoái lạc nhưng dẫn đến sự dữ, sự xáo trộn và hủy diệt. Để gặp được chính mình, gặp được chân lý, gặp được chính Đức Kitô thì chỉ có con đường duy nhất là sự từ bỏ, là chiến thắng dục vọng, mà chay tịnh là phương cách cần thiết và hiệu qủa nhất mà ngày nay người ta lại muốn quên nó, đến nỗi Đức Mẹ Mễ Du phải kêu gọi con cái Mẹ cứu thế giới bằng cách ăn chay vào thứ tư và thứ sáu hàng tuần bằng bánh mì với nước lã, để thánh hoá bản thân và cầu cho hoà bình thế giới.

 

CHÚA GIÊSU ĂN CHAY NHƯ THẾ NÀO ?

 

Ngài vào hang núi để cầu nguyện, nhịn ăn hoàn toàn bốn mươi ngày đêm, nghĩa là Ngài tuyệt thực cho tới khi cảm thấy đói – “Thánh Thần dẫn Ngài vào sa mạc bốn mươi ngày, chịu ma quỉ cám dỗ… Ngài không ăn gì cả.” (Luca 4,1-2). Đây là phương pháp nhịn ăn triệt để và tích cực nhất mà nhiều người trên thế giới đã áp dụng xưa nay, như Phật Thích Ca, Ohsawa, Gandhi… Chúa Giêsu không phải chỉ làm gương cho con người, mà đối với bản thân vị Chúa-Người, Ngài cũng cần được cảm nghiệm sự cám dỗ và chay tịnh đúng mức thì mới được tiếp nạp sức mạnh Cứu Chuộc theo như trật tự trong quy luật tự nhiên và siêu nhiên của Thiên Chúa.

 

Trước đây trong xã hội truyền thống, con người sống gần thiên nhiên, tự cung tự cấp, nhu cầu chưa nhiều, đời sống thanh bạch, giản dị được ưa chuộng và đề cao, nên con người gần với đạo lý hơn, việc ăn chay (tiết dục) cũng là việc bình thường và nhẹ nhàng. Nhưng trong xã hội công nghiệp ngày nay, con người hướng đến sự hưởng thụ tối đa, ham chuộng thực phẩm công nghiệp, ưa ăn thịt động vật, tìm những mùi vị kích thích trong ăn uống, từ đó tính khí trở nên hung hăng, nên bị nô lệ và yếu đuối, dục vọng được phát triển tối đa, cho nên việc chay tịnh là cực kỳ khó khăn, hậu qủa là bệnh tật và tha hoá về tinh thần rất trầm trọng. Nhưng dường như con người lại hãnh diện về điều đó.

 

Tiếc rằng ngày nay không có ai bắt chước ăn chay (tuyệt thực) như Chúa Giêsu, nếu có người nhịn ăn chẳng qua là để chữa bệnh, hoặc tuyệt thực là để lấy tiếng – háo danh. Chay tịnh như Chúa Giêsu cũng không được ai biết đến, mà ngay cả ý nghĩa và mục đích của ăn chay người ta cũng hiểu sai đi. Chay tịnh đã lỗi thời rồi sao?! Hay ngày nay con người qúa yếu đuối ?!

 

                                                                                                                               Hàn Cư Sĩ

(Bài viết được tác giả gửi đến dongten.net)

---------------------------------------------------------------------
 

XỨC TRO NHƯ THẾ NÀO ?

Hỏi 1:
 Trong các Thánh Lễ Thứ Tư Lễ Tro, tro được xức trên đầu của tất cả những ai đến nhận tro. Nhưng trong một thánh lễ như thế, tôi nhận thấy cái được xức trên đầu mỗi người là một hỗn hợp lỏng sệt của tro và nước. Điều này được phép không? Hơn nữa, ngoài các linh mục và nữ tu, một giáo dân của cộng đoàn cũng tiến lên và giúp xức tro lòng sệt ấy. Việc này có là thích thích đáng không, thưa cha? - D. O, Mombasa, Kenya.

Hỏi 2: Có cách thức đúng về việc xức tro không? Tôi nhận thấy tại Rôma tro được xức lên trên đỉnh đầu của mỗi người, nhưng ở các nơi khác trên thế giới, tro được xức lên trán. - M. F., Oxford, Anh.


Đáp: Các câu hỏi này và câu hỏi tương tự thường được hỏi vào thời điểm trước mùa Chay. Tôi nghĩ rằng việc nhắc lại một số điều là đáng giá, mặc dù chúng tôi đã trả lời vấn đề này vào nhiều dịp khác.

Trong lịch sử, việc sử dụng tro như một dấu hiệu của sự sám hối đã được tìm thấy trong Cựu Ước, và thậm chí Chúa Giêsu nói về sự cần thiết cho một số người tội lỗi để làm việc đền tội, là mang áo nhặm và xức tro (Mt 11, 21). Tertulianô, thánh Xyprianô, thánh Ambrôxiô, thánh Giêrônimô, thánh Âutinh, và nhiều Giáo Phụ khác thường nhắc đến việc thực hành này, đặc biệt là trong tương quan với việc thực hành để khởi đầu một giai đoạn của sự sám hối công khai cho các tội trọng.

Ngoài một số ít người đền tội công khai, nhiều Kitô hữu đạo đức khác xưng tội vào đầu Mùa Chay, để có thể rước lễ hàng ngày trong suốt mùa này, và họ yêu cầu được xức tro như một dấu hiệu của đức khiêm nhường, sau khi đã được giải tội. Năm 1091, Đức Giáo Hoàng Urban II đề nghị việc thực hành xức tro cho cả giáo sĩ và giáo dân.

Do đó, nghi thức làm phép tro và xức tro trở nên được phổ biến khắp nơi, và nhanh chóng được thừa nhận là quan trọng trong đời sống phụng vụ của các tín hữu. Lúc đầu, nghi thức được thực hiện ngoài Thánh lễ, nhưng rồi được đưa vào Thánh lể khoảng thế kỷ XII.

Lúc đầu, đàn ông được xức tro trên đỉnh đầu, trong khi tro được xức thành hình Thánh giá trên trán người phụ nữ. Sự khác biệt này có lẽ xuất phát từ thực tế đơn giản rằng phụ nữ buộc phải che đầu bằng khăn trong nhà thờ.

Về tính thiêng liêng của việc được xức tro, Giáo Hội nêu ra một số điểm hữu ích. Số 125 của Hướng dẫn về Lòng Đạo Bình dân nói:

"Việc xức tro tượng trưng cho sự mong manh yếu đuối và tính phải chết của con người, và cần được cứu độ bởi lòng thương xót của Chúa. Ngoài việc chỉ là thuần túy một cử chỉ bề ngoài, Giáo Hội duy trì việc xức tro để tượng trưng thái độ sám hối nội tâm, mà mọi người đã được rửa tội được mời gọi trong Mùa Chay. Các tín hữu đến nhận tro sẽ được hỗ trợ trong việc nhận thức tầm quan trọng nội tâm tiềm ẩn của cử chỉ này, vốn làm cho họ sẵn sàng hướng đến sự hoán cải và sự cam kết đổi mới cho mùa Phục Sinh”.

Thánh Bộ Phượng Tự đã công bố một thư luân lưu về các việc cử hành mùa Phục Sinh năm 1988. Về thứ Tư Lễ Tro, thư nói:

"21. Vào thứ Tư trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, các tín hữu được xức tro, do đó đi vào thời gian được qui định cho việc thanh luyện linh hồn họ. Dấu hiệu sám hối này, một truyền thống Kinh Thánh, đã được duy trì trong số các tập tục của Giáo Hội cho đến ngày nay. Nó diễn tả thân phận nhân linh của người tội lỗi, là người đang tìm bày tỏ cảm thức tội lỗi của mình trước mặt Chúa một cách bề ngoài, và khi làm như vậy, là diễn tả sự hoán cải nội tâm của mình, được hướng dẫn bởi niềm cậy trông rằng Chúa sẽ xót thương mình. Cử chỉ này đánh dấu sự khởi đầu của con đường hoán cải, vốn được triển khai qua việc cử hành bí tích sám hối trong thời gian trước lễ Phục Sinh.

"Việc làm phép tro và xức tro có thể diễn ra trong Thánh Lễ hoặc ngoài Thánh Lễ. Trong trường hợp ngoài Thánh lễ, nó là một phần của phụng vụ lời Chúa và kết thúc với lời nguyện các tín hữu”.

Với các lời trên đây, chúng tôi có thể trả lời rằng về cách thức xức tro, có nhiều tập tục hợp pháp khác nhau.

Trong hầu hết các nước nói tiếng Anh, tập tục chính yếu là linh mục rảy ít nước vào tro làm cho tro trở nên bột sền sệt. Tro được xức thành hình Thánh giá trên trán tín hữu. Chỉ cần một chút nước thôi, để cho tro không trở thành quá lỏng. 

Nhiều người Công Giáo thấy việc xức tro như là một cách công khai bày rỏ đức tin của mình, và cứ để tro trên trán mình suốt cả ngày Thứ Tư Lễ Tro, mà không rửa.

Trong nhiều miền nước Ý và ở một số nước nói ngôn ngữ Romance, người ta không cho thêm nước vào tro. Thay vào đó, tro khô được xức thành hình Thánh giá trên đỉnh đấu của tín hữu, như tro rơi trên tóc họ. Cách thức này có lợi điểm là hiểu được ý nghĩa của tro như là bụi đất, nhưng không để lại một dấu chỉ hữu hình suốt cả ngày hôm ấy, trừ các người hói đầu. Có thể có các tập tục hợp pháp khác nữa về xức tro.

Một đổi mới gần đây ở một số nơi là làm một con tem để tro được dính lên trán của tín hữu. Tôi cho rằng bản chất cơ học của quá trình này làm giảm đáng kể ý nghĩa của tro được xức trên đầu chúng ta.

Chữ đỏ về việc xức tro nói rằng linh mục, sau khi xức tro, sẽ rửa tay sạch, như thế hàm ý rằng ngài phải dùng tay mà xức tro chứ không dùng con tem.

Việc dùng con tem dường như bị tác động bởi ước muốn kéo dài dấu chỉ xức tro suốt cả ngày, mặc dù đây chỉ là một khía cạnh ngẫu nhiên, mặc dù tích cực, của một cách thức xức tro. Sự nguy hiểm là rằng quá trình này có thể làm giảm đi điều gì là cần thiết cho cử chỉ nghi thức, bởi vì việc được xức tro phải là một dấu chỉ của sự sám hối cá nhân và sự hoán cải.


Về việc ai có thể xức tro, Sách Các Phép có một nghi thức làm phép và xức tro ngoài Thánh lễ. Số 1062 của Sách này nói như sau:

"Nghi thức này có thể được cử hành bởi một linh mục hay phó tế, và có thể được trợ giúp bởi các thừa tác viên giáo dân trong việc xức tro. Tuy nhiên, việc làm phép tro được dành cho linh mục hay phó tế".

Một thừa tác viên giáo dân cũng có thể cử hành một phiên bản hơi khác của việc xức tro, vốn đã được linh mục hay phó tế làm phép trước, chẳng hạn khi xức tro cho người bệnh.

Sách Lễ Rôma không đề cập rõ ràng đến việc sử dụng các thừa tác viên giáo dân để giúp xức tro đã làm phép trong thánh lễ. Tuy nhiên, tôi tin rằng hướng dẫn của Sách Các Phép cũng áp dụng cho tình huống này, khi mà một sự giúp đỡ như vậy cho thấy là cần thiết do thiếu linh mục và phó tế.
 
Nguyễn Trọng Đa
---------------------------------------------------------------





Giật chuông nhà thờ để làm gì?
 
Trong bộ giáo luật hiện hành, không còn thấy nói tới chuông nhà thờ nữa. Như vậy có nghĩa là từ nay có thể dùng chiêng trống phèn la, chứ không cần phải giật chuông trong các nghi lễ phụng vụ nữa, phải không?

Trước hết, chúng ta nên ghi nhận là so với bộ luật cũ, thì quả là có khoảng trống lớn trong giáo luật hiện hành về vấn đề chuông. Bộ luật cũ đã dành ra ba điều luật để nói tới chuông nhà thờ (612, 1169, 1185). Cách riêng điều 1169 quy định khá chi tiết về chuông nhà thờ, trong 5 khoản:

$1. Mỗi nhà thờ nên có chuông, để mời gọi các tín hữu đến tham dự phụng vụ và các việc đạo đức.

$2. Các chuông nhà thờ cần được cung hiến hay chúc lành dựa theo các nghi thức ấn định trong các sách phụng vụ.

$3 Việc sử dụng chuông tùy thuộc hoàn toàn vào thẩm quyền của nhà chức trách Hội thánh.

$4. Ngoại trừ những điều kiện do người đã dâng cúng chuông đã đặt ra và đã được Bản quyền châu phê, một khi chuông đã được chúc lành thì không được dùng vào những mục tiêu phàm tục, đừng kể khi có lý do chính đáng và có phép của Bản quyền, hoặc do tục lệ hợp pháp.

Sau cùng khoản 5 nói tới ai có thẩm quyền cung hiến hoặc chúc lành chuông.

Vậy nếu bộ luật hiện hành không còn nói tới chuông nhà thờ nữa, thì hiểu là từ nay Giáo hội để tùy tiện, ai muốn treo chuông hay treo trống cũng được, và cũng chẳng cần phải cung hiến hay chúc lành gì nữa, phải không?

Nói rằng không còn có luật lệ gì về chuông nhà thờ thì không đúng. Chúng ta sẽ để cho các sử gia tìm hiểu lý do tại sao bộ luật mới không còn nói đến chuông nhà thờ nữa. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng trong sách nghi lễ phụng vụ dành cho các Giám mục (Caerimoniale episcoporum) do bộ Phụng tự xuất bản năm 1984 (nghĩa là một năm sau bộ giáo luật), có một chương dành cho việc chúc lành chuông nhà thờ, với nghi thức lấy từ quyển ₡De Benedictionibus‛ được ban hành cùng năm. Điểm đầu tiên cần được ghi nhận là sách phụng vụ không còn nói tới cung hiến hoặc chúc lành (consecratio vel benedictio) chuông như trước, mà chỉ nói tới ‛chúc lành‛ mà thôi. Trong bộ luật cũ, việc cung hiến bao gồm việc xức dầu thánh; còn từ nay thì không còn xức dầu thánh trên chuông nữa, mà chỉ còn rảy nước thánh. Các nghi thức rửa chuông phỏng theo nghi thức rửa tội cũng bị bỏ luôn. Điều thứ hai đáng ghi nhận là việc chúc lành chuông không còn dành cho đức Giám mục như trước (nhất là vì hồi đó còn có chuyện cung hiến), nhưng mà có thể được cử hành bởi cha sở hay linh mục quản đốc thánh đường. Điều thứ ba cần ghi nhận là chuông chỉ cần chúc lành khi được sử dụng sau khi đã có nhà thờ. Còn khi chuông được khánh thánh cùng lúc với nhà thờ mới, thì không cần phải làm lễ chúc lành riêng cho các chuông, bởi vì việc cung hiến và chúc lành nhà thờ bao gồm luôn việc chúc lành các vật dụng phụng tự (như là: chuông, đàn, tượng ảnh, vv). Đó là ba chi tiết quan trọng dưới khía cạnh pháp lý (nghĩa là xét về thẩm quyền và chất liệu). Còn dưới khía cạnh huấn giáo mục vụ, còn có những chi tiết khác mà sách phụng vụ muốn nêu bật trong các bài giảng và lời nguyện, tiên vàn là vai trò của chuông đối với đời sống cộng đoàn. Thường thì chúng ta coi cái chuông như dấu báo hiệu sắp sửa tới giờ lễ rồi. Chuông ra như có vẻ mời mọc thúc giục các tín hữu chuẩn bị đi nhà thờ. Thế nhưng, ngoài cái vai trò giục giã như vậy, ta cũng có thể gán cho nó vai trò quy tụ, triệu tập các tín hữu lại để cùng nhau thờ phượng Chúa.

Nhưng mà có nơi còn giật chuông tử nữa, chứ đâu phải chỉ có giật chuông để báo hiệu sắp tới giờ lễ?

Đúng như vậy, chính vì thế mà vừa rồi tôi có nói tới vai trò của tiếng chuông trong đời sống cộng đoàn.  Nó không những chỉ giục giã các tín hữu tới nhà thờ đọc kinh cầu nguyện, nhưng nó còn thông báo những biến cố quan trọng của cộng đoàn. Nhiều nơi có thói tục giật chuông để loan báo có một người vừa tạ thế, mà ta gọi là chuông tử. Có nơi giật chuông khi có tin vui, tựa như khi cử hành đám cưới, hay là tiếp đón một thượng khách (thí dụ đức Giám mục giáo phận đến thăm). Và mới đây vài cha sở bên Italia cho giật chuông khi một em bé mới chào đời. Dù sao, thì từ lâu, tục lệ dân gian đã tóm lại 6 vai trò của chuông qua hai câu thơ bằng tiếng La-tinh như sau: Laudo Deum, plebem voco, congrego clerum, defunctos ploro, pestem fugo, festa decoro: tôi ca ngợi Chúa, kêu gọi nhân dân, triệu tập giáo sĩ, thương khóc người chết, đuổi xa dịch tễ, thông báo lễ lạc.

Chắc ai cũng hiểu rõ những chức phận vừa kể. Nhưng sao lại có chuyện xua đuổi dịch tễ?

Tôi không rõ cho lắm. Tuy nhiên, có điều chắc là tại nhiều miền thôn quê, mỗi khi trời bị phủ mây đen nghịt báo sắp có mưa to, thì người ta giật chuông nhà thờ. Để làm gì vậy? Thưa là để tránh cho khỏi sét đánh. Đây không phải là chuyện mê tín dị đoan, nhưng có căn bản khoa học: việc giật chuông sẽ gây ra những làn sóng trên không trung, đánh tan bầu khí nặng nề, tức là môi trường tích tụ tiếng sét. Nói thế không có nghĩa là các tháp nhà thờ không cần cột thu lôi nữa.

Đó là các vai trò cổ truyền của chuông nhà thờ. Nhưng nó đã thuộc vào quá khứ xa xưa rồi, và gắn liền với văn minh Âu Tây. Ngày nay đã đến lúc, chúng ta phải trở về với văn hóa dân tộc. Vì thế, thay vì giật chuông, tại sao mình không dùng trống chiêng?

Chuyện thay thế chuông nhà thờ bằng trống chiêng thì không thuộc thẩm quyền của tôi. Thực ra thì kể cả trong bộ giáo luật cũ cũng không có việc bắt buộc mỗi nhà thờ phải có chuông: nhà lập pháp chỉ nói là ₡nên có‛ (convenit). Nên biết là các sử gia đều đồng ý rằng việc sử dụng chuông vào việc phụng tự không hề gắn liền với Kitô giáo. Thực vậy, các tài liệu lịch sử cho thấy là các chùa bên Trung quốc đã sử dụng chuông từ xa xưa, hàng chục thế kỷ trước công nguyên. Còn về phía Kitô giáo, thì mãi tới thế kỷ V-VI mới thấy nói tới, và trở thành thông dụng từ thế kỷ VII. Dù sao, dù không sành điệu về âm nhạc, người ta có thể nhận thấy có sự khác biệt giữa tiếng chuông chùa với tiếng chuông nhà thờ. Chuông chùa có vẻ trầm hơn, và đánh từ từ từng tiếng một; còn chuông nhà thờ thì thanh hơn, và thường đánh liên hồi. Và nói chung thì các nhà thờ càng sang thì không những người ta gắn chuông to mà lại còn liệu cho thật nhiều chuông nữa. Xét về chuông to, thì giải quán quân được dành cho các ngôi nhà thờ tại Mơscơva, với những quả chuông nặng 65 tấn. Còn xét về bộ, thì có nơi làm thành giàn 14-15 chiếc, với những cung độ của nó, có thể đánh thành bài hát. Thực ra, thì một số chức năng của chuông nhà thờ nay đã bị lấn át rồi, trong số đó, phải nói tới chức năng báo giờ. Lúc đầu, trong các đan viện, người ta giật chuông để báo cho các tu sĩ giờ giấc khi thức dậy, đọc kinh, làm việc, vv. Sau đó, các giáo xứ cũng giật chuông không những để báo hiệu cho các tín hữu đi nhà thờ mà để cho biết giờ nữa; một cách cụ thể là ba lần một ngày khi xướng kinh Truyền tin. Ngày nay, hầu hết các tu sĩ và tín hữu đã có đồng hồ đeo tay, nên họ không còn ngóng chuông nhà thờ nữa. Dù vậy, chúng ta cũng thấy có những hãng đồng hồ đã tạo ra cung điệu chuông nhà thờ để báo các giờ hay khắc.

Mặt khác, cũng có những nhà thờ cho quay đĩa chuông thay vì giật chuông thật; vì vậy mà chuông nhà thờ lại càng mất giá trị phải không?

Ta không nên buộc tội cho những giáo xứ đã đánh chuông giả bằng máy ampli là đã phá giá chuông thật. Có lẽ bởi vì họ quá nghèo, không đủ tiền sắm chuông đấy thôi. Thực ra thì trong lịch sử, các quả chuông lớn đã bị cạnh tranh bởi các đồng nghiệp khác, đó là các chuông nhỏ.

Các chuông nhỏ mà các chú giúp lễ vẫn lắc phải không?

Đúng như vậy. Tuy nhiên, nên lưu ý là không phải phụng vụ đã tạo ra các chuông đó đâu. Lúc đầu, nó chỉ là dụng cụ để lôi kéo sự chú ý, đã được dân Rôma sử dụng từ lâu. Tôi còn nhớ trước đây ở Việt Nam, mấy em bé đi bán kem cũng lắc cái chuông như vậy, đó là chưa nói tới các cái chuông buộc vào cổ bò hay cổ trâu. Người ta du nhập vào phụng vụ để kêu gọi nhắc nhở các tín hữu hãy chú ý vì sắp có chuyện quan trọng.

Nhưng mà càng ngày người ta càng ít xài tới chuông bé ấy trong Thánh lễ, tại sao vậy?

Lý do dễ hiểu. Trước đây, Thánh lễ được cử hành bằng tiếng La-tinh. Các tín hữu theo dõi mà không hiểu gì và cũng không thấy gì, bởi vì họ thường đứng xa bàn thờ. Bởi đó, cần có chú giúp lễ quỳ gần bàn thờ lắc chuông báo hiệu, nhất là vào hồi linh mục sắp đọc lời chúc tụng trên bánh và rượu. Nên biết là vào thời Trung cổ, tại các đan viện và giáo xứ, người ta giật chuông lớn khi linh mục dâng Mình và Máu Thánh Chúa, ngõ hầu không những các người hiện diện tại chỗ mà thậm chí các người làm việc ngoài đồng cũng có thể kết hiệp thờ lạy Chúa. Một cách tương tự như vậy, người ta cũng giật chuông khi ban phép lành Mình Thánh Chúa. Dần dần, người ta thay chuông lớn bằng chuông nhỏ. Thế nhưng sau công đồng Vaticanô II, nhiều nơi thấy chuông nhỏ không còn cần thiết nữa từ khi phụng vụ được cử hành bằng tiếng bản quốc, và mọi người có thể theo dõi dễ dàng các nghi lễ diễn ra trên bàn thờ. Như chị đã biết, trước đây, bàn thờ được cất ở cuối nhà thờ và chủ tế thì quay lưng ra bổn đạo, nên chỉ có chú bé giúp lễ đứng gần đó mới biết có chuyện gì xảy ra và lắc chuông cho cộng đoàn biết. Bây giờ thì cộng đoàn không cần tới tiếng báo hiệu của chú giúp lễ nữa bởi vì họ thấy hết các hành vi của linh mục rồi.

Giuse Phan Tấn Thành, op.




CHỨC TƯ TẾ CỦA GIÁO DÂN LÀ CHỨC GÌ ?
 
Hỏi: xin Cha giải thích rõ chức vụ tư tế của người đã chịu Phép Rửa Tội.

Trả lời: Theo giáo lý của Giáo Hội Công Giáo thì khi chịu phép rửa tội (baptism) người được rửa tội cũng được xức dầu thánh (Chrism) để  lãnh nhận ơn riêng của Chúa Thánh Thần, nhờ đó  “ trở thành một Kitôhữu”, nghĩa là được xức dầu, gia nhập vào Thân Thể Chúa Kitô là Đấng đã được xức dầu để làm tư tế, ngôn sứ và vương đế.” (x. SGLGHCG, số 1241).
Nói khác đi, qua bí tích Rửa Tội, người tín hữu được tái sinh trong sự sống mới và được “ mặc lấy Chúa Kitô” như Thánh Phaolô dạy. ( x.Gl 3,27). Cũng qua Phép Rửa, người tín hữu được tham dự vào chức tư tế, ngôn sứ và địa vị vương đế của Chúa Kitô như Giáo Hội dạy trên đây. Chính vì vinh phúc lớn lao này mà xưa kia các Thánh Giáo Phụ ( Church Fathers) đã gọi các tín hữu Chúa Kitô, tức những người đã được tái sinh nhờ Phép Rửa  là những “Đức Kitô thứ hai = Alter Christus”. Từ ngữ này về sau cũng được dùng để chỉ các tư tế có chức thánh như Giám Mục và Linh Mục.
Khi nói đến người tín hữu giáo dân ( Laity) là nói đến một thành phần Dân Chúa đông đảo nhất trong Giáo Hội không thuộc về hàng giáo sĩ (Clergy) hay tu sĩ (Religious) như Thánh Công Đồng Vaticanô II đã định nghĩa trong Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium. (  LG. no.31). Sự phân  chia ra ba thành phần này không nhằm nói lên phẩm giá của ai cao hơn ai, hay vai trò nào quan trọng hơn vai trò nào mà chỉ muốn nói lên đặc tính hay chức năng của mỗi ơn gọi ( vocation)  mà thôi.Thánh Phaolô đã cắt nghĩa sự khác biệt trong ơn gọi và vai trò  của các thành phần Dân Chúa như sau : “ cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy : tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Chúa Kitô, mỗi người liên đới với người khác như những bộ phận của một thân thể.” ( Rm 12: 4-5).
Nghĩa là giáo sĩ, tu sĩ  hay giáo dân chỉ là những bộ phận khác nhau của cùng một Nhiệm thể Chúa Kitô là Giáo Hội mà thôi. Khác nhau về chức năngï nhưng đều quan trọng và cần thiết cho sự hoạt động và sống còn của Nhiệm thể.
Khi nói đến chức tư tế là nói đến Chức Linh Mục duy nhất của Chúa Kitô, Vị Thượng Tế theo  phẩm  trật Men-ki-xê-đê ( Dt 5: 10 ) .Nghĩa là chỉ có Chúa Kitô là Thầy Cả hay Linh Mục Thượng Phẩm duy nhất đã dâng Hy Tế ( Sacrifice ) đền tội thay cho nhân loại một lần xưa trên thập giá. Khi đó, Người vừa là Bàn Thờ, vừa là Của Lễ và là Linh Mục.
Chúa Kitô vẫn tiếp tục dâng Hy Tế này cách bí nhiệm (sacramentally) qua tác vụ của Giáo Hội, cụ thể qua thừa tác vụ (Ministerium) của các giáo sĩ có chức thánh như  Giám mục và Linh Mục, là những người nhờ Bí tích truyền chức thánh (Holy Orders) mà  được phép nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi)  để “làm vịệc này mà nhớ đến Thầy” tức cử hành  Thánh lễ Tạ Ơn (The Eucharist) hàng ngày ở  khắp mọi nơi trong Giáo Hội.
Đây là chức tư tế của hàng giáo sĩ phẩm trật hay thừa tác ( ministerial or hierachial priesthood) xuất phát từ bí tích truyền chức thánh. Ngược lại, chức tư tế chung ( common priesthood) của mọi  Kitôhữu hay giáo dân là chức phát sinh từ bí tích Rửa tội và Thêm sức, chứ không từ bí tích truyền chức thánh. Vì thế, giáo dân không được phép cử hành các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Chỉ trừ trường hợp nguy tử, khi không tìm được các thừa tác viên có chức thánh (Giám mục, Linh mục, Phó tế = Ordained Ministers) giáo dân mới được phép cử hành bí tích Rửa tội mà thôi.
Sự khác biệt  giữa hai chức tư tế  của giáo sĩ và giáo dân  được Giáo Hội nói  rõ như sau :
   “Chức tư tế chung của các tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật , tuy khác nhau không chỉ về cấp bậc mà còn cả về yếu tính ( degree and essence), song cả hai bổ túc cho nhau. Thực vậy, cả hai đều tham dự vào chức tư tế duy nhất của Chúa Kitô theo cách thức riêng của mình. Tư tế thừa tác, nhờ có quyền do chức thánh đào tạo và cai quản dân tộc tư tế, đóng vai trò Chúa Kitô cử hành Hy tế tạ ơn (the Eucharist) và dâng của lễ ấy lên Thiên Chúaq nhân danh toàn thể dân chúng. Phần tín hữu, nhờ chức tư tế vương giả, cộng tác dâng thánh lễ và thi hành chức vụ đó trong việc lãnh nhận các bí tích, khi cầu nguyện và tạ ơn, bằng đời sống chứng tá thánh thiện, bằng sự từ bỏ và bác ái tích cực.” ( x. LG, số 10).
Nói rõ hơn, các tư tế thừa tác hay phẩm trật, cụ thể là các Giám Mục và Linh mục, thay mặt Chúa Kitô là Đầu ( in persona Chirsti Capitis) để giảng dạy và cử hành các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể để diễn lại Hy Tế thập giá trên bàn thờ ngày nay, nhờ đó “ Chúa Kitô, chiên vượt qua của chúng ta chịu hiến tế ( x. 1 Cor 10,17) thì công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện.” ( Sđd, số 3). Nghĩa là, công cuộc cứu chuộc nhân loại của Chúa Kitô đã hoàn tất một lần xưa qua Hy Tế của Người trên thập giá, được lập lại ngày nay mỗi khi Thánh lễ Tạ Ơn  được cử hành. Và chỉ có Giám Muc hay Linh mục được làm việc này nhờ quyền thánh (sacra potestas) đã lãnh nhận qua bí tích truyền chức mà thôi.
Chức tư tế chung của người tín hữu chỉ cho phép mọi giáo hữu được hiệp thông với các tư tế thừa tác trong việc dâng đời sống của mình với mọi vui buồn, sướng khổ để kết hợp với Hy tế của Chúa Kitô dâng lên Thiên Chúa để xin ơn cứu chuộc cho mình và cho người khác trong Thánh lễ.
Ngoài ra, chức tư tế và ngôn sứ của người tín hữu cũng đòi hỏi mọi giáo hữu sống nhân chứng cho Chúa Kitô trước mặt người đời để góp phần mở mang Nước của Chúa Kitô là “ Nước của của chân lý và sự sống, của ân sủng và thánh thiện, của công lý, tình yêu và hòa bình.” (Sđd, số 36). Đây chính là địa vị vương giả mà người tín hữu được chia sẻ với Chúa Kitô nhờ Phép Rửa.
Tóm lại, chức tư tế của người tín hữu hay giáo dân hoàn toàn khác với chức tư tế của hàng giáo sĩ thừa tác ( Giám mục, Linh mục) như đã nói ở trên.Tuy nhiên sự khác biệt này không có nghĩa là ai cao trọng hơn ai, mà chỉ nói lên sự khác nhau về chức năng (competence) để chu toàn các nhiệm vụ theo ơn gọi riêng của mỗi bậc sống mà thôi.
Điều quan trọng là mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Hội, -giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân -  tất cả đều được mời gọi để nên thánh và có trách nhiệm loan báo Tin Mừng Cứu  Độ của Chúa Kitô cho mọi người, mọi dân tộc trên toàn thế giới . Vai trò khác nhau chỉ nói lên bổn phận khác nhau phải chu toàn mà thôi. “ Vậy đừng ai dựa vào phàm nhân  mà tự hào, vì tất cả đều thuộc về anh em mà anh  em thuộc về Chúa Kitô và Chúa Kitô thuộc về Thiên Chúa.” ( 1 Cor 3: 21,23).

LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

.

1

LM PAUL NGUYỄN ĐỨC VĨNH

Vị Thánh trong ngày

Sách các phép

Mười điều răn

Thành viên

Kích chuột để

1

Suy niệm Lời Chúa 5P

Nhóm Mân Côi

1
 

Tin Thể Thao

    Giờ kinh phụng vụ

    Lịch Phụng Vụ