1
19:46 +07 Thứ ba, 23/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 50

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 48


Hôm nayHôm nay : 10002

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 243606

Tổng cộngTổng cộng : 27797890

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TƯ VẤN & GIẢI ĐÁP

Một số thắc mắc về Mùa vọng

Thứ bảy - 29/11/2014 12:00-Đã xem: 3165
.

.

Mùa Vọng dịch từ tiếng La tinh "Adventus", có nghĩa là "đến". Vọng là mong đợi, mong chờ điều sắp đến. Mùa vọng được Giáo Hội ấn định 4 tuần lễ trước lễ Giáng Sinh (25 tháng 12) để các tín hữu Công giáo chuẩn bị Mừng ngày Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng trần.

Mùa Vọng là gì ?

MÙA VỌNG Mùa Vọng là mùa mở đầu cho năm phụng vụ. Lễ phục được dùng trong suốt mùa Vọng. hầu hết là màu tím. Ngoài ra nhà thờ nào cũng có 4 ngọn nến trong đó 3 ngọn màu tím và một ngọn màu hồng.

I- Mùa Vọng có ý nghĩa gì ?

Mùa Vọng dịch từ tiếng La tinh "Adventus", có nghĩa là "đến". Vọng là mong đợi, mong chờ điều sắp đến. Mùa vọng được Giáo Hội ấn định 4 tuần lễ trước lễ Giáng Sinh (25 tháng 12) để các tín hữu Công giáo chuẩn bị Mừng ngày Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng trần.

- Mùa Vọng nhắc nhở cho mọi Tín Hữu Công giáo 4 nghĩa sau đây:

1- Mùa Vọng nhớ lại thời gian dân Do thái mong đợi Đấng Messia (Chúa Kitô) đến để "giải phóng" dân Israel khỏi ách tội lỗi. Ngài "đã đến" lần thứ nhất cách đây hơn 2 ngàn năm. Ngài đã giải phóng họ khỏi ách tội lỗi bằng giáo lý và cái chết của Ngài.

2- Mùa Vọng còn có ý nghĩa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" lần thứ hai vào ngày tận thế. Không ai biết được ngày giờ nào.

3- Ngày nay, mùa Vọng để dọn lòng mừng kỷ niệm lễ Chúa Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12.

4- Điều quang trọng nhất là nhắc nhở mỗi người cần "tỉnh thức, sẵn sàng" đón Chúa đến vào ngày tận thế đời mình (giờ chết), để Chúa đưa mình về Nước Chúa muôn đời.

II- Vòng hoa 4 cây nến, tượng trưng cho điều gì?

- 4 cây nến tượng trưng cho tuần trước lễ Chúa Giáng sinh, mỗi tuần đốt thêm một cây. Ba cây màu tím tượng trưng cho sám hối và một cây màu hồng dùng cho Chúa nhật thứ 3, nói lên niềm vui như Thánh Phaolô kêu gọi: Hãy vui lên... vì Chúa đang đến! Vòng hoa mùa vọng với cành lá xanh tượng trưng cho sự sống muôn đời. Hạt giống, trái hồ đào dùng để trang trí trên vòng hoa tượng trưng cho sự sống lại và những hoa trái tiêu biểu cho lương thực dồi dào của đời sống Kitô hữu. Nến tượng trưng cho ánh sáng Chúa Kitô.

Ý nghĩa của Vòng hoa (The meaning of the Wreath):

- Kể từ thời xưa cổ, một vòng hoa là tượng trưng cho sự chiến thắng. Hình tròn của vòng hoa là nhắc nhở cho chúng ta biết về tình yêu thương bất tận của Thiên Chúa, dành cho chúng ta.

Màu xanh lá cây chính là màu chỉ năm phụng vụ, vốn diễn tả về niềm hy vọng trong tình yêu thương bất diệt của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Những cành của cây thông quanh năm suốt tháng đều có màu xanh lá cây. Những cành cây lúc nào cũng có màu xanh này cùng gộp lại với nhau để hình thành nên một vòng hoa là nhắc nhớ cho chúng ta biết rằng: Thiên Chúa và sự Mạc Khải của Ngài thì không bao giờ thay đổi, cũng giống như cây thông, lúc nào cũng xanh tươi vậy.

Có 4 cây nến được phân chia ra theo đúng khoảng thời gian của Mùa Vọng. Mỗi cây tượng trưng cho một trong "4,000 năm" mà Thánh Kinh được trao ban cho chúng ta kể từ khoảng thời gian mà Ông Adong qụy ngã vì tội lỗi cho đến khoảng thời gian sinh hạ ra Đấng Cứu Chuộc nhân loại.

Cây nến màu tím (purple) đầu tiên được thắp sáng lên vào ngày Chủ Nhật Đầu Tiên của Mùa Vọng và trong suốt tuần lễ đầu tiên đó. Màu tím tượng trưng cho khoảng thời gian chuẩn bị, và ăn năn hối cải, cũng như tượng trưng cho sự vương giả.

Vào Chủ Nhật Thứ Ba của Mùa Vọng, vốn được biết đến như là Chủ Nhật Gaudete (Gaudete Sunday), thì cây nến có màu giống như bông hồng được thắp sáng lên cùng với hai cây nến màu tím. Bông hồng tượng trưng cho sự mừng rỡ, sướng vui và niềm hân hoan sắp tràn dân của mọi người tín hữu. Đây là khoảng thời gian đặc biệt khi chúng ta hồ hỡi với niềm vui và sự rạo rực về việc Chúa Kitô sắp sửa đến với chúng ta trong hình hài của một Hài Nhi Bé Nhỏ.

Và cây nến màu tím cuối cùng sẽ được thắp sáng lên trong ngày Chủ Nhật Thứ Tư của Mùa Vọng ám chỉ đến việc chúng ta mãi sốt sắng và kiên trì hơn rất nhiều trong việc chuẩn bị cả thể xác, tâm hồn lẫn con tim để đón nhận Thiên Chúa trong Mùa Giáng Sinh.

Mùa Vọng chính là mùa của Sự Đợi Chờ cùng với niềm Hy Vọng về Ánh Sáng của Chúa Kitô: Ánh Sáng của Cả Thế Giới !

Nguyện chúc cho mọi gia đình chúng ta có được một Mùa Vọng thánh thiện và hoàn toàn mới mẻ và sinh động hơn so với những Mùa Vọng đã qua!



Một số thắc mắc về Mùa Vọng và Giáng Sinh

Mùa Vọng là gì?

Mùa Vọng, một từ bắt nguồn từ tiếng Latinh “sự đến” hoặc “đang đến” là giai đoạn chuẩn bị cho sự ra đời của Chúa. Mùa Vọng bắt đầu 4 Chúa Nhật trước Lễ Giáng Sinh và cũng là sự bắt đầu mùa Giáng Sinh, nó kéo dài qua Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa. Chúa Nhật I Mùa Vọng cũng đánh dấu sự bắt đầu của Năm Phụng vụ, “Ngày Năm Mới” của Giáo Hội, vào lúc mà chúng ta thay đổi chu kỳ của những bài đọc trong Thánh Lễ.

Mùa Vọng là thời gian của niềm hoan hỷ trông chờ, nhưng cũng là thời gian sám hối và chuẩn bị mừng Đại lễ Giáng Sinh. Màu phụng vụ của mùa này là màu tím tía, một biểu tượng của sự ăn năn thống hối, màu này cũng được dùng trong Mùa Chay. Giáo Hội khuyên không nên trang hoàng bàn thờ lộng lẫy, sử dụng nhạc vui tươi náo nhiệt, ngay cả cử hành lễ cưới, trong Mùa Vọng, để tạo một cảm giác mong đợi êm đềm.

Ai đã thiết lập Mùa Vọng?

Thomas J. Talley, trong quyển "Những Nguồn gốc của Năm Phụng vụ" (The Origins of the Liturgical Year – Pueblo Publishing Company), cho thấy sự bắt đầu của Mùa Vọng trong Điều luật Thứ tư của Công nghị Saragosa (The Fourth Canon of the council of Saragosa) vào năm 380. Vào năm 567, Công nghị Tours (the Synod of Tours) đã thiết lập một tháng Mười Hai ăn chay. Và năm 581, Hội nghị Macon đã ra lệnh một Mùa Vọng Chay cho dân chúng từ Lễ mừng Thánh Martin (11-11) tới Lễ Giáng Sinh. Điều này dẫn đến cái tên Mùa Chay Thánh Martin.

Vào thế kỷ 7 và 8, những tập kinh giảng đã quy định 6 Chúa Nhật trong Mùa Vọng.

Theo cuốn Harper Collins Encyclopedia of Catholicism, được biên soạn bởi Richard P. McBien, thì Đức Giáo hoàng Gregôriô Cả, qua đời năm 604, là người thiết lập thực sự của Mùa Vọng La Mã. Đức Grêgôriô Cả đã thiết lập mùa này vào 4 tuần và đã soạn kinh cầu mùa và những bài đáp ca. Gaul (Pháp) đã làm phong phú cho mùa này với những yếu tố thuộc thuyết thế mạt và sự liên hiệp những nghi thức của Giáo hội Pháp quốc và La Mã quay trở lại Giáo hội La Mã vào khoảng thế kỷ 12.

Vòng hoa Mùa Vọng là gì?

Vòng hoa Mùa Vọng là một trong những truyền thống phổ biến nhất của chúng ta. Nguồn gốc của nó ở vào thời kỳ tiền Kitô giáo Đức và Bán đảo Thuỵ - Đan, nơi mà dân chúng tập trung để tưởng niệm sự trở lại của mặt trời sau điểm chí mùa đông. Vòng hoa hình tròn này được làm bằng những cây có lá xanh quanh năm với 4 cây nến trải đều tiêu biểu chu kỳ của một năm và cuộc sống kéo dài suốt mùa đông. Vì những ngày này dài hơn, người ta đã thắp sáng những ngọn nến để tạ ơn “thần mặt trời” cho sự sáng. Đối với chúng ta, ánh sáng của những ngọn nến Mùa Vọng tượng trưng sự hứa hẹn nhập thế của Chúa Giêsu - Đấng là ánh sáng của thế gian.

Để làm một vòng hoa Mùa Vọng, bắt đầu với một vòng tròn Styrofoam, có thể mua ở những cửa hàng mỹ nghệ. Và cắt 4 lỗ cân đối vào chỗ mà bạn sẽ cắm 4 cây nến. Theo truyền thống, có 3 cây nến màu đỏ tía và 3 cây nến màu hồng (cho Chúa Nhật thứ ba), nhưng những cây nến màu xanh cũng có thể được dùng. Màu đỏ tía nhắc nhở chúng ta hướng tâm hồn về Thiên Chúa, màu hồng là màu của sự hân hoan. Đặt những nhánh cây xanh trên vòng Styrofoam. Có khi người ta còn sấy khô để bảo vệ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Khuyến khích trẻ em tham gia, nếu chúng có thể, bằng cách gom những nhánh cây, đặt những cây nến…

Tại sao những cây nến hồng thắp sáng là Chúa Nhật III Mùa Vọng?

Chúa Nhật III Mùa Vọng được biết đến như Chúa Nhật Mừng Vui bởi vì trong tiếng Latinh, những lời đầu tiên của phần mở đáp ca là “Gaudete in Domino Semper” (Luôn mừng vui trong Chúa). Vào Chúa Nhật này, lễ phục màu hồng được cho phép và cây nến hồng được thắp sáng như một điều nhắc nhở rằng chúng ta được gọi mời để hân hoan.

Cây Jesse (Giêxê/Giêsê) là gì?

Một truyền thống cổ đại đã được hồi phục vào bán thế kỷ 20 như một như một việc làm thường xuyên Mùa Vọng. Cây Jesse tượng trưng cho gia đình Jesse, thân phụ Vua David. Tách khỏi dòng họ gia đình này, Thiên Chúa đã trở thành xác phàm và sống giữa nhân trần. Dòng dõi Chúa Giêsu, theo Tin Mừng của Thánh Matthêu (Mt 1,1-17), đặt tên một người từ mỗi thế hệ trước khi Chúa Giêsu ra đời. Cây Jesse có thể được làm bằng giấy, vải, những nhánh cây hoặc một cây Giáng Sinh đặt trên mặt bàn. Làm hoặc thêm trang trí mỗi ngày của Mùa Vọng để biểu hiện tổ tiên Chúa Giêsu.

"Một chồi non đã nảy lộc từ gốc Giêsê. Từ cây thập giá hoa cứu độ đã nảy sinh."

Posadas là gì?

Từ “posada” có nghĩa là “nơi nương tựa” hay “hang thú”. Phong tục Mùa Vọng này phổ biến khắp thế giới nói tiếng Tây Ban Nha, diễn lại cuộc hành trình của Maria và Giuse từ Nazareth tới Bethlehem và công việc tìm kiếm hang thú của họ dọc theo lộ trình. Nghi thức tôn giáo này kéo dài 9 ngày (từ ngày 16 đến 24-12). Thể hiện những tháng Mẹ Maria mang thai. Một nhóm người đi từ nhà này đến nhà khác trên đường quê của họ, đóng vai những người du hành trên đất lạ để cố tìm hang thú. Những người trong nhà là những người giữ quán trọ đã từ chối họ. Tại ngôi nhà cuối cùng, tất cả đều được mời vào cầu nguyện và thanh tẩy nghỉ ngơi.

Những ngày lễ trọng nào rơi vào thời gian Mùa Vọng và Giáng Sinh?

Ở Hoa Kỳ, Lễ mừng Sự Thụ Thai Trinh Khiết, ngày 8-12, là một ngày lễ buộc. Mẹ Maria là người bảo trợ của Hoa Kỳ dưới tiêu đề này. Những lễ khác là ngày Giáng Sinh, 25-12, và Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, ngày 1-1. Vào những năm ngày 1-1 rơi vào thứ Bảy hoặc thứ Hai, lễ buộc được tuỳ ý lựa chọn.

Thánh Nicolas là sự thực?

Thánh Nicolas Myra đã sống và có được uy tín về sự thiêng liêng thánh thiện lâu dài trước khi Giáo Hội bắt đầu tiến trình tuyên phúc trang trọng của mình. Ngài đã được công nhận là thánh bởi tính chất thừa nhận thán phục đông đảo.

Những nhà sử học và những nhà viết tiểu sử thánh nhân đều viết một cách khái quát rằng nhiều điều được nói về Nicolas là truyền thuyết. Lại nữa, nên nhớ rằng vào thời Nicolas không có sự điều tra nghiên cứu và chứng thực về những phép lạ được xác nhận trước lúc quy luật phong thánh ra đời. Việc giải thích nguồn gốc nguyên nhân những điều kỳ diệu và lạ lùng đối với một cá nhân là cách thức cổ đại về sự kết tội những người biểu lộ sự linh thiêng của cá nhân đó.

Bạn vẫn thấy Nicolas được liệt kê trong những từ điển thánh nhân khác nhau, chẳng hạn, Dictionary of Saints – John Delaney (Doubleday). Và bạn cũng thấy Nocolas được ghi trong Lịch La Mã vào ngày 6-12. Ở đó, ngài được ghi rõ sự tưởng nhớ tuỳ ý lựa chọn. Mặt khác, những thánh đường và cộng đồng vào ngày này có thể chọn để cử hành nghi lễ hoặc phụng vụ tôn vinh Thánh Nicolas hoặc nghi thức phụng vụ vào một ngày thường trong Mùa Vọng.

(Nguồn: American Catholic)

Jos. Tú Nạc, NMS

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn