1
05:25 +07 Thứ tư, 24/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 45


Hôm nayHôm nay : 2933

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 248732

Tổng cộngTổng cộng : 27803016

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TƯ VẤN & GIẢI ĐÁP

Hôn nhân nào là thành sự?

Thứ tư - 13/05/2015 17:16-Đã xem: 1961
Con thấy trong Giáo luật không có điều luật nào cho phép li dị trong trường hợp một hôn phối đã thành sự, tức là hôn nhân đã có hiệu lực. Vậy trong Tân Ước, có một lần con đọc một câu của Chúa Giêsu rằng: “Không được phép li dị vợ mình, trừ trường hợp ngoại tình.” (không biết con viết có đúng nguyên văn không, nhưng con nhớ như vậy!)
Hôn nhân nào là thành sự?

Hôn nhân nào là thành sự?

Trọng kính Cha Tiến,

Con đã được đọc một số sách của Cha viết về các vấn đề thuộc Giáo Luật. Con cũng đọc trên Dân Chúa Úc Châu mục giải đáp thắc mắc của Cha. Nay con có vài thắc mắc muốn hỏi, xin Cha chỉ giáo cho để hiểu thêm. Con cũng đã hỏi một vài linh mục nhưng chưa được giải thích thỏa đáng.

Con thấy trong Giáo luật không có điều luật nào cho phép li dị trong trường hợp một hôn phối đã thành sự, tức là hôn nhân đã có hiệu lực. Vậy trong Tân Ước, có một lần con đọc một câu của Chúa Giêsu rằng: “Không được phép li dị vợ mình, trừ trường hợp ngoại tình.” (không biết con viết có đúng nguyên văn không, nhưng con nhớ như vậy!)

Vậy thì giải thích câu này của Kinh Thánh như thế nào?

Trong cuốn sách Tòa án hôn phối của Cha viết, con thấy có rất nhiều trường hợp được giải quyết cho tháo gỡ hôn nhân rất đơn giản. Nếu cứ xét đúng như vậy, thì hiện nay có thể rất nhiều trường hợp sẽ được tháo gỡ.

Vậy đặt ra một trường hợp như sau thì nên xem xét như thế nào?

Có một người là thương binh, sau khi trở về bị tàn phế, việc xây dựng gia đình rất là khó khăn. Trong khi đó có một cô con gái “quá lứa nhỡ thì”, khó có thể tìm được một người chồng mà mình yêu thương thật sự. Khi hai người được giới thiệu với nhau, họ nghĩ rằng họ phải lấy nhau vì sự hợp lý của hai hoàn cảnh, không phải do tình yêu thật sự. Các thủ tục tôn giáo ở nhà thờ vẫn được thu xếp tiến hành cách bình thường và sau đó hai người về chung sống với nhau đến nay đã có nhiều con cái.

Vậy nếu đặt vấn đề theo giáo luật thì bí tích hôn phối của họ có hữu hiệu không? Nếu một trong hai người không muốn sống chung nữa thì họ có thể tháo gỡ hôn nhân này hay không?

Trong trường hợp đó nếu hôn phối không hữu hiệu (hôn nhân không dựa căn bản trên tình yêu) thì việc chung sống của họ có vi phạm giáo luật không?

Căn cứ vào đâu để cho rằng bí tích hôn nhân này hữu hiệu khi biết rõ rằng khi làm phép cưới họ thật sự không yêu nhau?

Thưa Cha, mặc dù biết Cha bận rộn với nhiều công việc, nhưng xin Cha bớt chút thì giờ hồi âm cho con.

Chân thành cám ơn Cha.

Đáp: 

Vinh viết đúng: Giáo luật không có điều luật nào cho phép li dị trong trường hợp một hôn phối đã thành sự, tức là hôn nhân đã có hiệu lực. Điều này được Thánh Matthêu ghi rõ trong Phúc Âm của Ngài: Điều gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly (Mt 19,6).

Về vấn đề hôn nhân và li dị trong Tân Ước Vinh nêu ra “Không được phép li dị vợ mình, trừ trường hợp ngoại tình.” là đoạn văn trong Phúc Âm Thánh Matthêu 19,9 nguyên văn như sau: “Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là là phạm tội ngoại tình.” (bản dịch Việt ngữ in năm 1994). Bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn in năm 1976, nguyên văn như sau: “Ai mà rẫy vợ mình - trừ phi là nố dâm bôn - mà cưới vợ khác, tức là phạm tội ngoại tình.” (trong phần chú giải cuối trang, dịch giả linh mục Nguyễn Thế Thuấn viết thêm: Nố trừ ở đây có thể là thứ hôn nhân bất hợp pháp, trái với luật của Thiên Chúa - có người hiểu về sự thất trung ngoại tình đòi phải ly thân).

Vinh loay hoay thắc mắc: Vậy thì phải giải thích câu Kinh Thánh này như thế nào? và trước đó Vinh cũng đã hỏi một vài linh mục nhưng chưa được giải thích thỏa đáng!? Giải thích như thế nào để Vinh được thỏa đáng đây? Các nhà học giả Kinh Thánh tác giả của bản The Jerusalem Bible đã dùng từ ngữ “fornication”, có nghĩa là liên hệ thân xác với nhau ngoài hôn nhân (đây là một liên hệ bất hợp pháp).

Về vấn đề “tháo gỡ” (anullement) và những trường hợp đề cập đến trong Sách Tòa Án Hôn phối chỉ là những thí dụ, mà đã là thí dụ thì phải trình bày cho dễ hiểu. Nhưng khi đi vào chi tiết một trường hợp cụ thể thì mọi việc đều phải được chứng minh bằng những chứng cớ hiển nhiên.

Áp dụng cách điều tra và thẩm định của Tòa án về một trường hợp cụ thể vào thí dụ Vinh đưa ra, biện luận sẽ được trình bày như sau: hôn phối của người thương binh và cô gái lỡ thì kia là thành sự vì khi cử hành hôn phối họ có đủ ba yếu tố luật định (1) Hai người không bị ngăn trở; (2) Hai người cử hành theo nghi thức Giáo hội qui định và (3) Hai người tự do nói lên sự ưng thuận của họ.

Không có một trường hợp hôn phối nào hai người đang sống chung với nhau (dù là lúc cơm không lành canh không ngọt) mà lại đi đặt vấn đề hữu hiệu hay không hữu hiệu hôn phối họ đã cử hành.

Chỉ một hay cả hai người liên hệ (chồng và vợ) được phép đặt vấn đề hữu hiệu hay không, hôn phối của họ đã cử hành. Không ai khác được khởi sự việc tranh tụng này.

Giáo luật điều 1060 qui định rằng: “Trong trường hợp hoài nghi, sự hữu hiệu của hôn nhân được công nhận cho đến khi có thể chứng minh ngược lại được.”

Vinh viết: trong trường hợp nếu hôn phối không hữu hiệu vì hôn nhân không dựa trên căn bản tình yêu thì việc chung sống của họ có vi phạm giáo luật không? Xin thưa rằng xét theo luật, tình yêu không phải là cơ sở căn bản (essentia elementia) của việc thành sự hay hữu hiệu của một hôn nhân.

Vinh viết: Căn cứ vào đâu để xem bí tích hôn nhân này là hữu hiệu, khi biết rõ rằng khi làm phép cưới họ thật sự không yêu nhau? Xin thưa ngược lại là làm sao có một ai đó có thể cho rằng tôi biết rõ hai người một là thương binh và một là gái lỡ thì không yêu nhau, mà họ chỉ kết hôn với sự hợp lý? Nên nhớ một điều là họ đã hân hoan khi kết hôn và có nhiều con cái sau những năm sống chung.

Vài hàng chia sẻ với Vinh.

Thân mến.
 

Ngưòi phụ trách: 

Lm. Bùi Đức Tiến
 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn