1
08:16 +07 Thứ bảy, 20/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 42


Hôm nayHôm nay : 4927

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 208463

Tổng cộngTổng cộng : 27762747

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TƯ VẤN & GIẢI ĐÁP

Đức Mẹ là ai? một câu hỏi không mới nhưng rất cần đào sâu

Thứ sáu - 24/08/2012 14:43-Đã xem: 1574
Nếu bạn là Kitô hữu, nhất là bạn lại là người Công giáo, và được hỏi “Đức Mẹ là ai?” thì chắc bạn “phì cười” và cho rằng tôi hỏi một câu quá ngớ ngẩn. Vâng, đúng vậy. Vì chắc hẳn ai cũng biết rõ Đức Mẹ là ai rồi: Là Mẹ Thiên Chúa, thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần, sinh Con mà vẫn còn đồng trinh,… Vả lại Đức Mẹ không hề “xa lạ” với các Kitô hữu, cách riêng với người Công giáo, và đặc biệt là người Việt Nam.
Đức Mẹ là ai? một câu hỏi không mới nhưng rất cần đào sâu

Đức Mẹ là ai? một câu hỏi không mới nhưng rất cần đào sâu

hế nhưng… không phải chỉ như vậy mà còn có điều “đặc biệt” hơn, điều mà chưa ai biết. Đó là…

Một nhạc sĩ Công giáo (xin được giấu tên), thuộc TGP Saigon, đã viết bài “Ôi Mẹ La Vang”. Bài này đã được thu âm vào CD, có bán ở các nhà sách Công giáo, và “lạ” là cũng được phát “vô tư” trên loa phóng thanh tại linh địa La Vang. Nghe giọng ca thì đoán có lẽ ca sĩ hát bài này là Thanh Sử. Ca từ phần mở đầu, và cũng là điệp khúc và được “láy” lại nhiều lần, thế này: “Ôi Mẹ La Vang, Mẹ là Chúa cả thiên đàng… Ôi Mẹ La Vang, Mẹ là Chúa cả muôn loài…”.

Linh mục N.L. nghe thấy “bất ổn” nên đã cấm sử dụng bài “Ôi Mẹ La Vang” tại giáo xứ do linh mục này quản nhiệm. Linh mục này còn “nhắn hỏi” linh mục trưởng ban thánh nhạc GP X.L. rằng có được sử dụng hay không. Có lẽ không cần linh mục trưởng ban thánh nhạc giáo phận phải trả lời “chuyện nhỏ” như vậy!

Có lẽ người ta chỉ “nghe” mà không “suy” nên tất cả đều hóa bình thường, nghĩa là không thấy có vấn đề gì. Nhưng nếu để ý thì thấy ca từ bài “Ôi Mẹ La Vang” sai về tín lý. Nguy hiểm quá!

Người ta cũng thường hiểu sai về danh xưng (Đức) Chúa Thánh Thần và Thiên thần. Có lần tôi nghe một người dẫn kinh ngắm thứ nhất mùa Vui thế này: “Đức Chúa Thánh Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai…”. Nguy hiểm quá! Nếu bạn nghe mà không suy thì bạn thấy “không có vấn đề”, nhưng nếu bạn “lưu ý” thì bạn sẽ thấy câu đó sai về tín lý. Tại sao? Bởi vì thiên thần (hoặc sứ thần) Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ, nhưng quyền phép Chúa Thánh Thần tác động. Hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Trở lại bài hát “Ôi Mẹ La Vang”. Tại sao sai về tín lý?

Chúng ta biết RÕ RÀNG và CHẮC CHẮN rằng chỉ có MỘT Thiên Chúa (x. Rm 3:30; 1 Cr 8:6; 1 Cr 1:5; Ep 4:6; 1 Tm 2:5; Gc 2:19). Chính Thiên Chúa Ba Ngôi (mà chúng ta tuyên xưng và tôn thờ) mới là CHÚA CẢ TRỜI ĐẤT, là CHÚA CẢ THIÊN ĐÀNG và là CHÚA CẢ MUÔN LOÀI. Đức Mẹ cũng chỉ là một thụ tạo, ngay cả thiên thần cũng chỉ là thụ tạo của Thiên Chúa, nhưng Đức Mẹ được Thiên Chúa cất nhắc lên làm Mẹ Chúa Giêsu Ngôi Hai Thiên Chúa, tức là Mẹ Thiên Chúa. Dù vậy, chính Đức Mẹ cũng không dám mạo nhận mình là “Chúa cả Thiên đàng” hoặc “Chúa cả muôn loài”, mà Đức Mẹ chỉ nhận mình là “nữ tỳ” (tôi tớ) và hoàn toàn “xin vâng” (x. Lc 1:38). Bởi vì khiêm nhường như vậy mà Đức Mẹ được mọi người mọi đời ca tụng là “người diễm phúc” (Lc 1:48).

Vấn đề khác cũng là… “vấn đề”. Nghe nói là bài “Ôi Mẹ La Vang” đã có Imprimatur (!). Vậy ai kiểm duyệt mà bài này có Nihil Obstat, và rồi có Imprimatur? Nihil Obstat là xét thấy “không có vấn đề” và Imprimatur là cho phát hành.

Tôi không thể hiểu nổi (!?). Còn bạn, nhất là các ca trưởng, thì sao? Liệu có sự “quen biết” hoặc “vị nể” khi cấp Nihil Obstat và Imprimatur? Phải chăng thánh nhạc còn nhiều vấn đề cần bàn luận thẳng thắn và dứt khoát để bảo vệ đức tin?

 

Kha Đông Anh
lamhong.
org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

.

1

LM PAUL NGUYỄN ĐỨC VĨNH

Vị Thánh trong ngày

Sách các phép

Mười điều răn

Thành viên

Kích chuột để

1

Suy niệm Lời Chúa 5P

Nhóm Mân Côi

1
 

Tin Thể Thao

    Giờ kinh phụng vụ

    Lịch Phụng Vụ