1
06:33 +07 Thứ sáu, 19/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 50

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 48


Hôm nayHôm nay : 2747

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 193459

Tổng cộngTổng cộng : 27747743

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TƯ VẤN & GIẢI ĐÁP

Bái ái là gì?

Thứ bảy - 22/06/2013 15:03-Đã xem: 1562
Là sức mạnh giúp ta, kẻ được Chúa yêu trước, có thể hiến mình cho Chúa để kết hợp với Người, và đón nhận tha nhân vì Chúa không điều kiện (unconditionally) và chân thành (sincerely) như ta đón nhận ta.
Bái ái là gì?

Bái ái là gì?

Bái ái là gì? 
 
1. Bác ái (charity) là gì?
- Là sức mạnh giúp ta, kẻ được Chúa yêu trước, có thể hiến mình cho Chúa để kết hợp với Người, và đón nhận tha nhân vì Chúa không điều kiện (unconditionally) và chân thành (sincerely) như ta đón nhận ta.
(1Cr 13,2  Giả như tôi được ơn nói tiên tri,
 và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu,
 hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non,
 mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì).
 
(1Ga 4,16  Thiên Chúa là tình yêu,
 ai ở lại trong tình yêu
 thì ở lại trong Thiên Chúa,
 và Thiên Chúa ở lại trong người ấy).  
 
2. Bảy ơn Chúa Thánh Thần (gifts of the Holy Spirit) là những ơn nào?
- 7 ơn Chúa Thánh Thần là :
-1 Ơn khôn ngoan (wisdom)
-2 Ơn thông minh (understanding)
-3 Ơn cố vấn (council)
-4 Ơn sức mạnh (fortitude)
-5 Ơn hiểu biết (knowledge)
-6 Ơn đạo đức (piety)
-7 Ơn kính sợ Chúa (fear of the Lord)
Dức Chúa Thánh Thần ban cho các tín hữ những ơn này để họ được trở nên những dụng cụ đặc biệt (special instruments) của Chúa ở đời này.
 
(Ga 14,12 Thật, Thầy bảo thật anh em,  ai tin vào Thầy,
 thì người đó cũng sẽ làm được  những việc Thầy làm.
 Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa,
 bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha).
 
3. Hoa quả của Chúa Thánh Thần (fruits of the Holy Spirit) là gì?
-  12 Hoa quả của Chúa Thánh Thần là
bác ái (charity), vui vẻ (joy), bình an (peace),
nhẫn nhục (patience), tử tế (kindness), tốt lành (goodness),
quảng đại (generosity), nhã nhặn (gentleness), trung tín (faithfulness),
tiết độ (modesty), tự chế (self control), thanh sạch (chastity) (Thư Galata 5, 22-23)
 
(Hãy rút ra sức mạnh đơn giản từ niềm vui trong Chúa Giêsu. Hãy hạnh phúc và bình an.
Hãy đón nhận bất cứ cái gì Chúa ban, và cho đi bất cứ cái gì Chúa lấy, với một nụ cười lớn. Á thánh Mẹ Têrêsa Calcutta)
 
4. Khi người ta thấy mình là kẻ tội lỗi (sinner) thì làm sao?
- Người ta thấy mình tội lỗi qua tiếng lương tâm. Nó kết án (accuse) họ và giục họ (motivate) xưng thú những lỗi phạm đến Chúa (confess his offenses to God).
 
(1 Ga 1,8 Nếu chúng ta nói rằng chúng ta không có tội là chúng ta dối gạt mình, và sự thật không có trong chúng ta.
 
5. Tại sao tội nhân phải hướng về Chúa để xin ơn tha thứ?
- Vì mọi tội đều phá hủy (destroy), che khuất (obscure) và từ chối (deny) những gì tốt lành.
Nhưng Thiên Chúa gồm mọi sự lành và là tác giả mọi sự lành.
Tội đã phản nghịch Chúa, nên phải về cùng Chúa để tìm lại sự lành.
 
(1Ga  1,9 Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi,
 Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính  sẽ tha tội cho chúng ta,
 và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính). 
 
6. chúng ta biết Thiên Chúa Thương xót (merciful) thế nào?
- Trong sách Kinh Thánh có nhiều đoạn nói về lòng Thương xót Chúa, đặc biệt đoạn về "người cha thương xót" (Luca 15).
Ông đã đi đón đứa con phung phá, đón nhận nó vô điều kiện, đã làm tiệc mừng khi nó về, và cho hòa giải với tiệc vui.
 
(Đừng bao giờ nghi ngờ lòng Thương xót Chúa. Th nữ Benedict Nursia)
 
(Bên cạnh lòng Thương xót Chúa, không còn nguồn nào khác để loài người trông cậy. Á thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô 2)
 
(1 Ga  3,20      Nếu lòng chúng ta  có cáo tội chúng ta,  Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta,  và Người biết hết mọi sự).  
 
 
7. Tội (sin) là gì?
- Tội là tư tưởng, lời nói, việc làm, người ta tự ý và cố tình phạm đến trật tự  Chúa quan phòng yêu thương đã sắp đặt. (intention, word, deed, deliberately and voluntarily offends against the true order of things, as God's loving providence has arranged them)
 
(Nhiều người nói: "Tôi đã làm nhiều điều xấu xa độc ác, Chúa chẳng còn tha cho tôi". Đó là sự phạm thượng rõ ràng (outright blasphemy), nó đặt giới hạn cho lòng Thương xót Chúa, nhưng không đúng, Chúa thương xót vô cùng. Không có gì phạm đến Chúa bằng nghi ngờ lòng Thương xót Người. th Gioan Vianney)
 
(Chỉ có ai suy gẫm cách nghiêm minh thánh giá nặng nề như thế nào, mới hiểu được tội trọng ghê gớm ra sao. Th. Ansel Cantebury)
 
8. Làm sao phân biệt tội nặng (serious sin, mortal sin) và tội nhẹ (less serious, venial sin)?
- Tội nặng cắt đứt (destroy) mối quan hệ  Tình yêu Chúa trong lòng người ta (God's love in person's heart).
Tội nhẹ làm căng thẳng (straine) mối quan hệ với Chúa ( the relationship with God)
 
(Tôi vừa làm ra tro đắt giá. Tôi đã đốt giấy bạc 500 tiền franc. Ồ, việc đó không tệ bằng, nếu tôi phạm một tội nhẹ. Th. Gioan Vianney)
 
9. Người phạm tội trọng có thể  nối kết lại (reunite) với Chúa được không?
- Họ được phép làm hòa với Chúa qua việc xưng tội (confession)
 
(Nếu trong Giáo hội không có việc tha tội, sẽ không có hi vọng được sống đời đời, và sự giải thoát đời đời. chúng ta hãy cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo hội ơn lớn lao dường ấy. Th. Augustinô)
 
10. Thói xấu (vice) là gì?
- Là những thói quen tiêu cực (negative) làm cho lương tâm ra đần độn và chết (dull and deaden) nữa, con người hướng chiều (incline) về sự dữ, và quen dần (habitually) tới phạm tội.
 
11. Ta có trách nhiệm (responsible) về tội của người khác không?
- Không. Ta không mang trách nhiệm về tội của người khác,
trừ khi ta hướng dẫn sai (misleading) hoặc dụ dỗ (seducing) người khác phạm tội, khuyến khích (encouraging) ai phạm tội, cẩu thả không nhắc nhớ, không giúp ai tránh phạm tội (hiểu là khi có bổn phận).
 
12. Có tội gọi là tội cơ cấu (structure) không?
- Tội cơ cấu hiểu là tội của tổ chức nào đó, nghịch với Giới răn Chúa  thì có tội. Thực ra nó là tội của nhiều cá nhân. Luôn có tội theo cá nhân từng người.
 

Chương 2
Cộng đồng con người (Human Community)
 
1. Người Công giáo có nên theo cực đoan cá nhân (a radical individualist) không?
- Không, người Kitô hữu không bao giờ nên theo cực đoan cá nhân, vì con người tự nhiên được ấn định theo tình đồng đội (fellowship)
 
(Dù bạn không sợ ngã một mình, bạn có nghĩ rằng bạn sẽ chỗi dậy một mình không? Hãy biết rằng: Hai người với nhau có thể làm nhiều hơn một. Th. Gioan thánh giá)
 
(Mỗi người chúng ta là kết quả tư tưởng của Thiên Chúa. Là kết quả ý muốn của Thiên Chúa. Được Thiên Chúa yêu mến. Mỗi người chúng ta đều cần thiết. ĐTC Benedict 16)
 
2. Xã hội (society) hay cá nhân (individual) bên nào trọng hơn (more important)?
- Trước mặt Chúa, mọi vấn đề cá nhân của con người được xếp trước, sau đó là con người thuộc về xã hội.
 
3. Trong xã hội, cá nhân  có thể để tự do phát triển (develop freely) không?
- Cá nhân được phát triển tự do trong xã hội, nếu giữ "nguyên tắc lệ thuộc" (principle of subsidiarity)
 
4. Xã hội nên được xây dựng trên nguyên tắc (principle) nào?
- Mọi xã hội nên được xây dựng trên nguyên tắc "hệ thống các giá trị" (hierarchy of values), nghĩa là thực thi công bằng, bác ái (juatice and love).
 
5. Quyền bính (authority) trong xã hội nên dựa trên căn bản (basic) nào?
-  Mọi xã hội nên dựa trên quyền bính hợp pháp (legitimate authority) để bảo đảm trật tự, gắn kết, vận hành trôi chảy và thúc đẩy phát triển (orderly, cohesive, smooth running and promote development).
 
6. Khi nào gọi là quyền bính hợp pháp?
- Những hành vi gọi là hợp pháp khi nó hành động cho công ích (common good) và áp dụng những phương pháp công bình (just methods) để đạt đích.
 
7. Công ích (common good) nên được cổ động (promote) thế nào?
- Công ích phải theo những quyền lợi nền tảng tôn trọng (respect) con người. Người ta phải được tự do phát triển trí thức và khả năng tôn giáo (religious potential)
Công ích nhấn mạnh, con người có thể sống trong tự do, hòa bình, yên ổn.
Trong thời hoàn cầu hóa (globalization) ngày nay, công ích phải trương tới phạm vi (scope) cả thế giới và bao gồm các quyền lợi và bổn phận của cả nhân loại.
 
(Cvtđ 5,29 Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người ta)
 
8. Cá nhân có thể cung cấp (contribute) cho công ích thế nào?
- Cá nhân cung cấp bằng cách khi hành động để ý tới người khác (assuming for other).
 
(Không ai có thể nói như Cain đã nói, nói (không trông coi Abel) là vô trách nhiệm với số phận người em. Á thánh GH Gioan Phaolô 2)
 
(Hãy kính trọng tiếng tốt của kẻ thù anh em. Th. Gioan Vianney)
 
(Mt 25,40 khi ngươi làm việc gì cho kẻ rốt hèn, là ngươi làm chi Ta đó)
 
(Chúa Giêsu đã không bao giờ chịu đau khổ cho một người đơn độc (single person(. Công đồng Quiercy 853)
 
(Mọi người phải cư xử công bằng và văn minh(justice and civility) với đồng loại (Công đồng Vaticanô 2, DH)
 
9.  Trong xã hội, nên có công bình xã hội (social justice) thế nào?
-  Công bình xã hội đòi tôn trọng nhân phẩm (dignity) mọi người, không thể người này có, người kia không.
Nó đòi chia sẻ trong các việc chính trị, kinh tế, đời sống văn hóa xã hội.
 
10. Mọi người đều bình đẳng (equal) trước Thiên Chúa thế nào?
-  Mọi người bình đẳng trước Thiên Chúa, vì mọi người đều do Thiên Chúa tạo thành, mọi người là "hình ảnh Chúa", có linh hồn biết suy luận, có cùng một Đấng Cứu chuộc.
 
(Chúa nói: Ta muốn người này cần người kia, và mọi người là người thừa hành của Ta để phân phát các ơn, các quà tặng, chúng đã nhận được nơi Ta. Th. Catarina Siena)
 
(Lc 3,11 Ai có 2 áo, hãy chia cho người không có, ai có đồ ăn chũng chia như vậy).
 
11. Tại sao trong loài người lại có những bất công (injustice)?
- Mọi người đều có nhân phẩm, nhưng có những điều kiện sinh sống khác nhau (not all of them meet with the same living conditions). 
Nơi nào ngươi ta tạo ra bất công, nơi đó nghịch Phúc âm.
Thiên Chúa ban cho con người những ơn phúc (gifts) và tài năng (talents) khác nhau. Chúa đòi trả lại để giúp đỡ người khác. Trong bác ái, người ta nên làm những việc cho người khác.
 
(Hãy thương người nghèo, và đừng quay lưng lại với họ, nếu bạn quay lưng với người nghèo là bạn quay lưng với Chúa Kitô. Người làm cho mình thành người đói, người trần, người không nhà,, để các bạn và tôi có dịp (opporunity) yêu Người. Á thánh Têrêsa Calcutta)
 
12. Người Kitô hữu nên đoàn kết (solidarity) với những người khác như thế nào?
- Người Kitô hữu dấn thân vào một cơ cấu xã hội công bằng. Một phần của cơ cấu này là sản phẩm vật chất, trí tuệ và tinh thần của thế giới.
Người Kitô hữu cũng bảo đảm rằng nhân phẩm con người phải được tôn trọng, nó bao gồm đồng lương công bình (just wage).
Thực hành đức Tin cũng là hành động đoàn kết với mọi người.
 
13. Có luật tự nhiên (a natural law) nào mà mọi người có thể biết không?
- Khi người ta tự nhiên biết làm lành lánh dữ, vì những điều đó đã được ghi khắc trong tâm rồi. Những điều thuộc luật luân lý như thế gọi là luật tự nhiên cho con người, và được mọi người tự biết qua lí trí.
(Luật luân lý tự nhiên thành sự (valid) cho mọi người, nó nói cho con người về những bổn phận và quyền lợi căn bản họ có, nhờ đó làm nên nền tảng thực sự cho cuộc sống với nhau trong gia đình, xã hội, quốc gia.
Vì sự hiểu biết tự nhiên của ta thường bị khuấy động bởi tội và sự yếu đuối của con người, nên con người cần Thiên Chúa giúp. Sự giúp của Thiên Chúa là mạc khải để con người đứng vững trong đường ngay lành.)
 
14. Có gì liên kết giữa luật tự nhiên và luật Cựu ước (the Law of the Old Covenant) không?
- Luật Cựu ước diễn tả những sự thật rằng bởi tự nhiên chúng rõ ràng cho lí trí con người, nhưng bây giờ được tuyên bố và coi như Luật do thẩm quyền của Thiên Chúa.
 
(Thiên Chúa đã viết Luật trên bảng những điều con người đã không đọc trong lòng họ. Th. Augustinô)
 
(Mt 5,19 Ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời).
 
15. Luật Cựu ước có ý nghĩa (significance) gì?
- Trong luật (Torah) và nhất là 10 điều răn, Thiên Chúa tỏ ý (the will) Người cho dân Israel để nếu tuân giữ, họ sẽ được cứu rỗi (salvation).
Người Kitô hữu cũng biết phải giữ Luật, nhưng không phải vì Luật mà họ được cứu độ.
 
16. Chúa Giêsu coi Luật Cựu ước có giá trị thế nào?
- Chúa nói trong bài giảng trên Núi: "Ta không đến hủy bỏ Luật, nhưng để làm hoàn tất" ( Mt 5,7)
 
(Bạn là con trẻ của ơn thánh. Nếu Chúa ban cho bạn ơn thánh, vì Người ban cách tự ý, vì vậy bạn phải yêu Người cách tự nguyện. Đừng mến Chúa vì lí do phần thưởng. Hãy để chính Chúa là phần thưởng của bạn. Th. Augustinô)
 
17. Vậy chúng ta được cứu rỗi thế nào?
- Không ai có thể tự cứu rỗi mình.
Người Kitô hữu tin rằng họ được Thiên Chúa cứu độ. Chính Thiên Chúa đã sai Con của Người là Giêsu Kitô xuống trần.
Đối với chúng ta, cứu rỗi nghĩa là được Chúa Thánh Thần giải thoát khỏi quyền lực tội lỗi, đem con người từ lãnh vực (realm) sự chết tới sự sống vô tận, sự sống trước nhan Thiên Chúa (God's presence).
 
(Ep 2,8-9  Quả vậy, chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ, đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa;  cũng không phải bởi việc anh em làm, để không ai có thể hãnh diện).
 
18. Ơn thánh (grace) là gì?
- Ơn thánh là sự tự do của Chúa, là quà (gift) của Chúa ban cho ta, sự giúp đỡ tốt lành của Người, sự sống động (vitality) từ Người mà đến.
Qua thập giá và sự sống lại, Chúa hiến trọn cho ta, và thông hiệp với ta trong ơn thánh.
Ơn thánh là những gì (everything) Chúa ban cho ta, không kể đến sự bất xứng của ta chút nào.
 
(Chúa không bao giờ ban ít hơn chính Người. Th. Augustinô)
 
19. Ơn thánh Chúa làm gì cho ta?
- Ơn thánh đưa ta vào đời sống bên trong của Thiên Chúa Ba Ngôi, trong sự trao đổi (exchange) Tình yêu giữa Cha, Con và  Thánh Thần. Ơn thánh giúp ta sống trong Tình yêu Chúa và hành động nhờ Tình yêu này.
 
(1Cr 4,7 Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?
 
(Mọi sự là ơn phước. Th. Têrêsa HĐ)
 
(Quá khứ của tôi không liên can (concern) đến tôi nữa, nó thuộc về lòng thương xót Chúa.
Tương lai của tôi chưa liên can đến tôi, nó thuộc về Chúa quan phòng.
Điều liên can đến tôi, điều thử thách tôi là hôm nay, nó thuộc về ơn Chúa và về lòng chân thành mộ đạo (devotion) của lòng tôi và thiện chí của tôi. Th. Francis de sales)
 
20. Ơn thánh Chúa và tự do của ta liên quan thế nào?
- Ơn thánh Chúa ban cách tự ý trên con người, nó giúp con người hoàn tất tự do. Ơn thánh không ép buộc, Tình yêu Chúa muốn con người chấp nhận (assent).
 
(Lc 1,38 Đức Maria nói: Đây tôi là tôi tá Chúa, tôi "xin vâng" như lời thiên thần dạy)
 
(Rm  3,23-24  Thật vậy, mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa,  nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Đức Kitô Giêsu).
 
(1Pr   1,15-16 Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em,  vì có lời Kinh Thánh chép, Hãy sống thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh). 
 
(Thánh thiện không phải là chuyện xa xỉ cho một số người, nhưng đơn giản là bổn phận (duty) của bạn và của tôi. Á thánh Têrêsa Calcutta)
 
21. Người ta có thể nhờ làm việc lành (good works) mà lên Thiên đàng (heaven) không?
- Không. Không ai có thể lên Thiên đàng chỉ nhờ cố gắng của mình (no man can gain heaven merely by his own efforts).
Chúng ta được cứu độ nhờ ơn Chúa, đơn thuần và đơn giản (pure and simple) là thế, tuy nhiên, ơn Chúa đòi sự cộng tác tự do của mỗi cá nhân.
 
22. Mọi người chúng ta có thể giả thử rằng (supposed) mình sẽ trở nên "thánh" được không?
- Có chứ. Mục đích cuộc sống là kết hợp vói Thiên Chúa trong Tình yêu và nên giống mọi mặt (correspond entirely) như ý Chúa muốn. Chúng ta cần để "Chúa sống trong ta"(Mẹ Têresa Calcutta). Đó là thánh: ông thánh, bà thánh.
 

 
Chương 3
Giáo hội  (The Church)
 
1. Giáo hội giúp chúng ta nên tốt, nên người có trách nhiệm thế nào?
- Trong Giáo hội, ta được Rửa tội.
Trong Giáo hội, ta nhận được đức Tin mà Giáo hội đã gìn giữ qua bao thế kỷ.
Trong Giáo hội, ta nghe Lời Chúa và học biết sống sao cho đẹp lòng Chúa.
Qua các Bí tích, Chúa Giêsu trao phó cho các môn đệ, Giáo hội được thiết lập, củng cố (strengthen) và an ủi (console) chúng ta.
Trong Giáo hội, có lửa bừng sáng của các thánh, nhờ đó tâm hồn ta được sưởi ấm.
Trong Giáo hội, Thánh lễ được dâng hiến, Chúa Giêsu hi sinh, ban sức mạnh và đổi mới chúng ta, để ta kết hợp với Người, trở nên Mình Người và sống bởi Sức Người.
Dù con người yếu đuối, xa Giáo hội, không ai có thể trở nên Kitô hữu.
Sưu tầm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

.

1

LM PAUL NGUYỄN ĐỨC VĨNH

Vị Thánh trong ngày

Sách các phép

Mười điều răn

Thành viên

Kích chuột để

1

Suy niệm Lời Chúa 5P

Nhóm Mân Côi

1
 

Tin Thể Thao

    Giờ kinh phụng vụ

    Lịch Phụng Vụ