1
11:42 +07 Thứ năm, 25/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 62


Hôm nayHôm nay : 10432

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 273118

Tổng cộngTổng cộng : 27827402

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » GIÁO HỘI HOÀN VŨ

Thánh nhạc là cách diễn tả đức tin của Giáo Hội

Thứ ba - 15/05/2012 21:38-Đã xem: 2218
Nhân dịp kỷ niệm 7 năm Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong sứ vụ giáo hoàng, ngày 11 tháng Năm, Tổng thống nước Cộng hòa Italia -ông Giorgio Napolitano-, đã dâng tặng ngài một buổi hòa nhạc. Buổi trình diễn được tổ chức tại Thính đường Phaolô VI, nơi có dàn nhạc và ca đoàn của Nhà hát kịch Roma, do Riccardo Muti và Roberto Gabbiani điều khiển. Ban nhạc đã trình tấu các bài “Magnificat” cung sol thứ của Antonio Vivaldi, và “Mater Stabat” và “Te Deum” trong soạn phẩm “Quattro pezzi sacri” của Giuseppe Verdi.
Thánh nhạc là cách diễn tả đức tin của Giáo Hội

Thánh nhạc là cách diễn tả đức tin của Giáo Hội

Kết thúc buổi hòa nhạc, Đức Thánh Cha đã cám ơn những người đã chuẩn bị và tham gia trình diễn, ca ngợi sự tinh tế củaRiccardo Muti về thánh nhạc và những cố gắng của ông nhằm gây ý thức về “danh mục trình tấu phong phú này - vốn thể hiện đức tin của Giáo Hội trong âm nhạc”.

ĐTC nói: “Bài Magnificat chúng ta vừa nghe là bài thánh thi ca tụng của Mẹ Maria và của tất cả những ai có tâm hồn khiêm tốn biết nhận ra và tôn vinh hành động của Thiên Chúa trong cuộc đời của mình và trong lịch sử với lòng hân hoan và biết ơn.“Cung cách” của Thiên Chúa thì khác với cung cách của con người, vì Ngài ở gần bên những con người khiêm nhu để mang lạicho họ niềm hy vọng. Với cảm nhận vô cùng sâu lắng, âm nhạc của Vivaldi diễn tả tâm tình ca ngợi, chúc tụng, tạ ơn, và ngạc nhiên trước các công trình của Thiên Chúa”.


ĐTC nhận định: “Quãng âm đã thay đổi trong hai bản thánh nhạc của Giuseppe Verdi chúng ta vừa nghe. Chúng ta thấy mìnhđứng trước nỗi đau của Đức Maria dưới chân thánh giá. Nhà soạn nhạc vĩ đại này, đã từng diễn tả bi kịch của biết bao nhân vật trong các tác phẩm của mình, ở đây lại giới thiệu đau khổ của Đức Trinh Nữ đang nhìn lên Người Con trên thập giá. Âm nhạctrở nên tinh túy và gần như bám vào ngôn từ để diễn tả nội dung cô đọng hết mức, ... khiến chúng ta có thể tham dự vào nỗi đaucủa người mẹ và làm bừng cháy lên ngọn lửa yêu mến Chúa Kitô nơi con tim mình, cho đến đoạn nhạc cuối là lời khẩn cầu mạnh mẽ kêu lên Chúa, xin Người thương ban vinh quang Nước Trời, ước vọng thâm sâu của nhân loại.

ĐTC nói thêm: “Te Deum cũng gồm những tương phản nối tiếp nhau, nhưng Verdi đã chú ý tỉ mỉ đến bản văn Thánh Kinh để đem đến cho chúng ta một lối đọc khác với truyền thống. Ông không tập trung vào bài ca chiến thắng hoặc vinh quang nhưng, như ông đã viết, vào các tình huống nối tiếp nhau: ban đầu là sự vui mừng, ... chiêm ngắm Chúa Kitô nhập thể để giải thoát và mở cửa Nước Trời, cầu xin lòng thương xót và, cuối cùng là tiếng kêu van được giọng nữ cao và ca đoàn lặp đi lặp lại: “Lạy Chúa con hy vọng vào Ngài”. Đây là lời kết thúc bản nhạc, gần như là lời của chính Verdi thốt lên, xin cho mình giữ được niềm hy vọng và ánh sáng vào lúc cuối đời”.
(VIS, 12-05-2012)
 
Minh Đức
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn