1
18:26 +07 Thứ bảy, 20/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 72

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 71


Hôm nayHôm nay : 11979

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 215515

Tổng cộngTổng cộng : 27769799

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » GIÁO PHẬN VINH » GIÁO HỌ TRUNG CỰ

Lược sử hình thành và phát triển giáo họ Trung Cự

Chủ nhật - 01/01/2012 23:37-Đã xem: 3071
Lược sử hình thành và phát triển giáo họ Trung Cự

Lược sử hình thành và phát triển giáo họ Trung Cự

Giáo họ Trung cự thuộc Giáo xứ Trung Nghĩa, Giáo hạt Văn Hạnh, Giáo phận Vinh, Giáo tỉnh Hà Nội, Giáo hội Việt Nam. Nằm ở trung tâm hành chính xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
GIÁO HỌ TRUNG CỰ
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1
 

“Chúng ta hãy ca ngợi những bậc vĩ nhân, cũng là cha ông của chúng ta” (HcXL IV,1)
Ôn lại lịch sử: không phải chỉ để ca tụng hay lấy đó làm hãnh diện, mà còn để thêm can đảm, hy sinh và bền tâm nối gót tiền nhân.
         
Giáo họ Trung Cự thuộc Giáo xứ Trung Nghĩa, Giáo hạt Văn Hạnh, Giáo phận Vinh, Giáo tỉnh Hà Nội, Giáo hội Việt Nam.
           Nằm ở trung tâm hành chính xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Địa lý:    -    Phía Đông giáp giáo họ Kim Đôi
-            Phía Tây giáp giới xã Thạch Bằng.
-            Phía Bắc giáp giáo họ Xuân Hải.
-            Phía Nam giáp bến nước mặn Cửa Sót.
Đường tỉnh lộ 9 (tức đường cái quan) chạy ngang qua phía biển, chia giáo họ làm thành hai phần trên đường và dưới đường.
Thánh đường giáo họ mặt tiền hướng về phía nam, trong ra đường  tỉnh lộ 9 với dáng đứng uy nghiêm, tráng lệ.
Từ cổng chính Thánh đường vào phía bên phải là hang lèn Đức Mẹ. Một công trình được giới trẻ Giáo họ thiết kế và xây dựng theo lối tự nhiên, đẹp dẽ, ưa nhìn.
Bên trái, đối diện với hang lèn là mộ phần của Cha tiên khởi Giuse Nguyễn Thiện. Người con Linh Mục đầu tiên của Giáo họ và Giáo xứ.
Phía sau Thánh đường là quần thể hội trường và trường học giáo lý cho con em. Chạy dọc theo hai bên thân nhà thờ là hang hàng cây xoài xanh tươi, rợp bóng quang năm.
Quây quần quanh Thánh đường có 350 hộ với gần 1.500 giáo dân.
Diện tích cư ngụ toàn vùng chiếm khoảng 12.000m2. Nằm cách Trung tâm mục vụ Giáo xứ gần 1km tính đường chim bay.
Hiện tại có 7 linh mục, nhiều chủng sinh và tu sinh nam, nữ đang theo học và tu luyện tại các tu viện và hội dòng khác nhau trong cũng như ngoài nước.
Đa phần cộng đoàn đã tốt nghiệp PTTH nhiều người có trình độ đại học và trên đại học. Cuộc sống vật chất giáo dân thuộc trung bình theo tiêu chuẩn Việt Nam. Đời sống đạo qua bao thế hệ được minh chứng đạo đức, nhiệt huyết và kiên trung.
Nơi đây đã đi vào lịch sử Giáo hội bằng sự đặt chân truyền giáo của 2 linh mục thừa sai Dòng Tên là cha Mặc kê và cha Đắc lộ, giữa tháng 4 năm 1629.
Theo lời các vị cao niên: Hồi đó, nơi đây là một dãi cồn cát ven biển hoang vu, cư dân thưa thớt. Họ sống chủ yếu bằng nghề chài lưới trên sông nước. Lâu dần có một số gia đình từ nơi khác phiêu du về đây, họ từ Cửa Gianh (Quảng Bình), kỳ anh, cẩm xuyên (Hà Tĩnh) , kẻ nhím (An Nhiên, Giáp Hạ, Lục Thuỷ bây giờ) một số nữa từ phía bắc cũng vào. Tất cả đã hội tụ về đây, hợp cư với dân bản địa hình thnàh nên một cộng đoàn với tên gọi ban đầu là Tứ Chiếng. Gồm: Kỳ Xuyên - Lạc Thuỷ - Cửa Giang  và Phú Nghĩa (Phú Nghĩa là tên gọi số cư dân bản địa). Ban đầu phần lớn thời gian họ sinh sống dưới các mái vòm (thuyền) nỗi trôi trên sông nước. Sau có cố Sáng Chính người tây mua toàn bộ số địa điền của 2 anh em nhà Trần Nhiên và Trần Thể xung quỹ nhà chung.
Nhận thấy cuộc sống của cộng đoàn bấp bênh trên sông nước, nhà chung chia cho cộng đoàn Tứ Chiếng một vùng đất để an cư. Từ đó họ thoát cảnh sông nước hoàn toàn. Trời yên biển lặng thì họ xuống thuyền làm nghề chài lưới. Biển động gió bão thì họ lên đất liền trú ngụ.
Đời nọ nối tiếp đời kia, tên gọi Tứ Chiếng bị mai một dần và cái tên Tân Cư được thay vào đó.
Qua nhiều thăng trầm và lắm biến cố lịch sử của xã hội phong kiến. Việc cấm và bắt đạo xảy ra liên miên của các thời Lê - Trịnh - Nguyễn. Bị thiệt hại nặng nề nhưng cộng đoàn Tân Cư cũng trụ vững, kiên trung với niềm tín thác, cậy trông.
Năm 1841 với việc vua Minh Mạng (Một vị vua khét tiếng trong lịch sử cấm đạo) băng hà. Sự tàn khóc của cuộc bắt đạo có giảm. với nhu cầu cấp thiết, cộng đoàn Tân Cư đã khẩn trương cùng nhau góp sức, góp của dựng lên được một ngôi nhà nguyện bằng gỗ lợp tranh, vách đất trên một khuôn đất hẹp (khu vực nhà của ông bà hướng ở bây giờ). Nhà nguyện được đưa vào sử dụng năm Nhâm Dần (Năm 1842). Và các bậc tiền nhân đã lấy năm này làm năm thành lập Giáo họ. Nhà nguyện được cộng đoàn sử dụng và duy trì gần 8 thập niên (77 năm) sau khi có nhà thờ mới, cộng đoàn đã chuyển nhà nguyện này cho Giáo xứ Hoà Thắng làm nhà phòng.
Năm 1873 hạt giống linh mục tiên khởi đầu tiên của toàn Giáo xứ. Cha linh mục Giuse Nguyễn Thiện.  Giáo họ Tân Cư đã được vinh dự và sung sướng đón nhận đặc ân lớn lao và đặt biệt này. Cảm tạ Thiên Chúa quan phòng, Ngài đã gieo vào mảnh đất này vị linh mục của Ngài, người con mang trong mình dòng máu kiên trung của người con Giáo họ Trung Cự. Để từ đây trên Giáo xứ Trung Nghĩa thân yêu có nhiều và sẽ nhiều mục tử đã, đang và sẽ tiếp bước Ngài nhờ hồng phúc đó. Cha Giuse Nguyễn Thiện đã quản nhiệm xứ Hoà Ninh (Quảng Bình) qua đời ở đó vào năm 1886 và hiện nay thân xác của Ngài đã được Giáo họ quy về an táng trong khuôn viên Thánh đường, trên chính mảnh đất Ngài được sinh ra.
Qua những sử liệu và chứng tích thì khẳng định rằng: Nhà nguyện đầu tiên của Giáo họ được xây dựng vào năm Nhâm Dần (Năm 1842) và tên gọi thời điểm đó là Tân Cư sau khi nhà nguyện được khánh thành, cư dân sống trong vùng đã cùng nhau tập trung về đây sớm tối đọc kinh, nhà nguyện trở thành tâm điểm sinh hoạt tôn giáo của toàn vùng nên các cố đã đổi tên Giáo họ thành Trung Cư (Trung Cư có nghĩa là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của cư dân vùng này) vào thời điểm này số giáo dân có khoảng 200 người.
Trong phong trào văn thân. Tài sản của giáo hội nói chung và Giáo họ Trung Cư nói riêng bị thiệt hại rất nặng nề, nhà nguyện Giáo họ bị phá phách xuống cấp trầm trọng.
Đến năm Mậu Tuất (Năm 1898) cùng với việc vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Văn thân tan rã. Giáo hội được hưởng thời kỳ thái bình. Cộng đoàn Giáo họ đã nhanh chống chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc xây dựng lại nhà thờ mới.
Năm 1900 công đồng miền thứ nhất nhóm họp tại Kẻ Sặt từ ngày 11 tháng 02 đến ngày 06 tháng 03. Sức sống công đồng đã đến với Giáo họ cùng với việc địa phận Thanh (Phát Diệm) được thành lập và sự kiện khánh thành đền Đức  Mẹ Lavang Quảng Trị và đặc biệt được ơn phù trợ của 77 vị chân phước trong đó có 64 đấng tử đạo việt nam được Đức Thánh Cha công bố vào ngày 27 tháng 5 năm 1900.
Đầu năm 1901, sau 3 năm tích luỹ và chuẩn bị cơ sở vật chất lẫn con người, được sự khích lệ và chuẩn y của Cha Phêrô Khâm quản xứ, Giáo họ đã tiến hành khởi công xây dựng ngôi Thánh đường mới (chính chổ ngôi Thánh đường đang tọa lạc bây giờ).
Trong muôn ngàn khó khăn của thời kỳ này (vật chất có hạn, nhân lực ít ỏi, vật liệu xây dựng hiếm, vận chuyển khó khăn) trong quá trình thi công thì xảy ra họa hoản (vụ cháy nổi tiếng cố ới) tai nạn xảy ra làm chết cố Câu Mậu khi đang chỉ huy việc xây dựng. Nhưng với tinh thần nhiệt huyết, tất cả vì nhà Chúa cộng đoàn Giáo họ đã trên dưới một lòng, cùng nhau vượt lên trên mọi khó khăn, nghịch cảnh, để duy trì được tiến độ thi công.
Đến năm 1911 Cha Phêrô Hân về thay thế cha Phêrô Khâm quản xứ. Ngài đã động viên, khích lệ tinh thần lẫn vật chất. Trực tiếp cùng với Cha Phêrô Đỉnh phó xứ làm đốc công và chỉ huy việc xây dựng.
Tháng 11 năm 1912 công đồng miền thứ nhì họp tại Kẻ Sở, khẳng định lại những bước đi cho Giáo hội Việt Nam của công đồng miền trước. Lại được sự khích lệ của Đức Cha ELOY Bắc Giám mục Giáo phận (dưới thời của Ngài nhiều Thánh đường lớn được xây cất tại Xã Đoài, Xuân Hoà, Vinh ...). Giáo họ như được tiếp thêm sức mạnh, trong tình cảnh khó khăn và thiếu thốn, Cha xứ đã có sáng kiến đổ đồng (bỏ một ngày công trong tuần vào ống đồng để xây dựng nhà Chúa) từ đó việc xây dựng đã được liên lỉ tiến hành không gián đoạn.
21 năm sau kể từ khi bắt tay vào chuẩn bị và 18 năm rồng rã xây dựng. Sau bao vất vả, hy sinh. Đến đầu năm Kỷ mùi (Năm 1919) ngôi Thánh đường khang trang vào bậc nhất thời điểm đó của Giáo họ được xây dựng theo kiểu kiến trúc Á Đông được hoàn thành trong sự vui sướng ngập tràn của toàn Giáo họ.
Trong lễ khánh thành Cha xứ đã cho Giáo họ nhận tước hiệu Chúa Thánh Thần làm quan thầy (Với ý nghĩa tạ ơn Chúa Thánh Thần đã tuôn đổ muôn ơn xuống trên Giáo họ) và đổi tên Giáo họ từ Trung Cư thành Trung Cự (Cách phát âm của dân miên trung nặng nên trước đó giáo dân đã phát âm từ Cư thành Cự).
Năm Canh Ngọ (Năm 1930) hội kính trái tim Chúa Giêsu được thành lập do cố Chớ làm hội trưởng. để phù hợp với lịch phụng vụ, thể theo yêu cầu của cộng đoàn, Cha xứ Giuse Trần Đình Lý đã cho phép Giáo họ đổi tước hiệu, nhận trái tim Chúa Giêsu làm quan thầy.
Năm Ất Hợi (Năm 1935) Cha Phêrô Huệ quản xứ, với quyền hạn của mình đã khuyến khích giáo họ xây dựng nhà nuôi trẻ mồ côi, Giáo họ đã vâng theo và xây dựng được một ngôi nhà tình thương, gọi là nhà Dục Anh và giao cho thầy Trợ Thản quản lý sau có cố Du (Mẹ ông Diện) phụ trách. Trong 24 năm hoạt động, dưới mái ấm tình  thương này đã có vô số cảnh đời được nuôi dưỡng và trưởng thành. Đến tháng 4 năm Kỷ Hợi (Năm 1959) nhà nuôi trẻ này bị buộc giải tán.
Cùng với sự lớn mạnh và ra đời của các hội đoàn, các phong trào tôn giáo của Giáo hội năm Đinh Sữu (Năm 1934) Cha Phêrô Huệ cho Giáo họ thành lập Nghĩa Binh Thành, chánh quản là cố Bộ Hoè và cố Cửu Xuân.
Năm Kỷ Mão (Năm 1939) đội kèn đồng được thành lập do cố Bản Cháu làm đội trưởng dưới thời quản xứ của Cha Phaolô Lệ.
Năm Kỷ Sữu (Năm 1949) Cha Phêrô Hiên quản xứ cho Giáo họ thành lập phong trào liên đoàn công giáo hoạt động được 4 năm thì giải tán.
Năm Kỷ Hợi (Năm 1959) Cha Phaolô Hợp cho tháo dỡ nhà nuôi trẻ mồ côi về làm nhà phòng.
Năm Đinh Mùi (Năm 1967) Cha Giuse Vương Đình Ái về quản xứ, Ngài đóng xứ tại Giáo họ Mỹ lộc.
Năm Nhâm Tý (Năm 1972) là cao điểm của chiến dịch ném bom miền bắc. Trong chiến dịch này  nhà phòng Giáo họ bị bom sập hoàn toàn, nhà thờ bị hư hỏng nặng, cột tháp bị đổ. Giáo họ bị tổn thất nặng nề.
Ngày 15/09/1972 trước sự ác liệt của chiến tranh để cầu xin cho nền hoà bình mau đến. Giáo họ đã thành lập hội cầu nguyện (bảy sự thương khó Đức Mẹ) thay cho toàn Giáo xứ. và cố Phạm Hữu Phúc (tức cố Nghĩa Phúc) làm hội trưởng.
Ngày 21/11/1974 cha quản xứ Phêrô Định cho giới thiếu niên học trò nhận Đức Mẹ dâng mình làm bổn mạng do sự tham vấn của thầy Antôn Phạm Đức Hưởng.
Để phù hợp với việc làm ăn của đại đa số giáo dân trong vùng trong những dịp tổ chức lễ quan thầy Giáo họ. Sau bao năm xem xét thực tế. Đến tháng 11/1978 Cha xứ Phêrô Phan Định đệ trình và bề trên Giáo phận đã cho phép đổi và Giáo họ nhận tước hiệu Chúa Kitô Vua làm quan thầy.
Năm 1992 nhà phòng mới được xây dựng và khánh thành dưới sự chủ toạ của cha quản xứ Giuse Trần Minh Đức.
Ngày 18/01/1993 giới gia trưởng nhận Cha Thánh tử đạo Phêrô Hoàng Khanh làm quan thầy. Thầy Antôn Phạm Đức Hưởng lúc này đang học ở trường Đại chủng viện Vinh Thanh đã long trọng rước xương cốt của Ngài về đặt dưới bàn thờ của Giáo họ. Từ đây một phần thân thể của Cha Thánh sẽ luôn bên và đồng hành với giới gia trưởng họ nhà.
Năm 1994 giới trẻ Giáo họ đã tự thiết kế và xây dựng hang lèn Đức Mẹ trước mặt tiền nhà thờ. Một công trình mang dấu ấn lớn, tính nghệ thuật cao, sẽ mãi trường tồn của thời gian.
Năm 1997 khởi công xây trường học giáo lý và ngày 20/02/1998 ngôi trường hai từng với 4 phòng học đã được khánh thành.
Nhà thờ Giáo họ sau bao năm chịu sự tàn phá của đạn bom, đã nhiều lần trùng tu và sữa chữa, đã xuống cấp trầm trọng đe doạ đến sự an toàn tính mạng của giáo dân. Với nhiều năm nổ lực chuẩn bị và lo liệu. Ngày 20/02/2003 cha xứ Giuse Nguyễn Công Bắc đã chủ trì lễ khởi công xây dựng lại nhà thờ mới của Giáo họ. Ngày 20/02/2004 bước một phần cung thánh của ngôi Thánh đường đã đựơc hoàn thành. Tối ngày 20/12/2004 tiếng chuông đồng đầu tiên được ngân lên véo von trên vòm trời Giáo họ, báo hiệu một mùa xuân sắp đến, hứa hẹn một mùa gặt bội thu trong năm Thánh truyền giáo.
Năm 2004 giới hiền mẫu nhận Thánh Nữ Mônica làm bổn mạng.
Năm 2005 cộng đoàn Giáo họ đã khởi công bước hai. Xây dựng tiếp phần còn lại của ngôi Thánh đường, cũng trong năm nay đội kèn đồng giáo họ được thành lập nhờ sự giúp đỡ của các cha quê hương.
Sau 3 năm thi công. Ngày 15/01/2008 ngôi Thánh đường Giáo họ đã được hoàn thành, chính thức được cung hiến với đầy đủ các nghi thức do sự chủ tế của Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên Giám mục Giáo phận và chính thức được đưa vào tế tụng.
Từ đây Giáo họ đã có một ngôi Thánh đường nguy nga, tráng lệ, với ngọn tháp vút cao, xứng tầm với tên tuổi Giáo họ. Nét đẹp và sự tôn nghiêm của ngôi Thánh đường này còn bị hạn chế bởi một số công trình phụ cận. Cộng đoàn Giáo họ trên dưới một lòng, hiệp nhất cùng nhau làm hết sức mình để sớm trả lại nét đẹp và sự quang đãng cùng tôn nghiêm cho nhà Chúa. Xin Mẹ quan thầy cùng đồng hành và định liệu cho Giáo họ chúng con trong tiến trình này.

Ngày 30/08/2010 Cha paul Nguyễn Đức Vĩnh về quản xứ. Với sự năng động và nhiệt huyết của Ngài, bộ mặt toàn giáo xứ có nhiều đổi thay. (Công viên Mẹ La Vang - Trung Nghĩa là điểm nhấn trong các hoạt động của ngài)
 
Ngày 11/11/2010 được sự linh hướng của Cha quản xứ. Ca đoàn giáo họ nhận thánh Elizabet Hunggari làm bổn mạng.
Thể theo yêu cầu đòi buộc của phụng vụ mới, Bề trên giáo phận đã cho phép giáo họ giữ nguyên tước hiệu Chúa Ki tô Vua Vũ trụ, và nhận Đức Maria Mẹ Thiên Chúa làm  quan thầy. Từ đây giáo họ đã có một đấng quan thầy cao trọng, bầu cử và che chở cho hết mọi thành phần con yêu của Mẹ trong suốt cuộc đời.
Cậy nhờ phúc lộc của Cha tiên khởi, ơn gọi tận hiến đã không ngừng sinh sôi và triển nở trong Giáo họ nhà. Chúng con xin dâng những linh mục, tu sĩ nam, nữ trong Giáo họ cho Chúa. Nguyện xin Ngài gìn giữ, chở che:
 
* Các linh mục quê hương

 
TT
 
Tên thánh, họ và tên
Ngày tháng năm sinh Ngày
thụ phong
 
Ghi chú
1 Giuse Nguyễn Thiện 1842 1873 Mất năm 1886
2 Antôn Phạm Đức Hưởng 1944 31/05/1994 Quản xứ Cam Lâm
3 JB Nguyễn Ngọc Nga 1966 03/10/1999 Quản xứ Dũ Thành
4 Antôn Trần Minh An 1972 30/11/2001 Quản xứ Đông Tràng
5 Antôn Nguyễn Quang Thanh 1972 08/08/2006 Du học
6 Giuse Nguyễn Hoàng Sơn 1970 07/12/2005 Dòng Chúa Cứu Thế
7 Antôn Nguyễn Phi Tiến 1974 31/10/2006 Dòng Ngôi Lời(Du học)
 
* Và 2 cha gốc Trung Cự
 

 
TT
 
Tên thánh, họ và tên
Ngày tháng năm sinh Ngày
thụ phong
 
Ghi chú
1 Paul Vũ Văn Quế 1968 2006 Dòng Fx - Anh em hèn mọn
2 Fx Vũ Văn Mai 1973 04/06/2011 Dòng Fx - Anh em hèn mọn
 
* Các tu sĩ Nam Nữ:

 
TT
 
Tên thánh, họ và tên
Ngày tháng
năm sinh
 
Hội dòng
1 Chị Matta Nguyễn Thị Loan 1980 Dòng Mến Thánh gia Phú Cam  - Huế
2 Chị Têrêxa Nguyễn Thị Nguyệt 1982 Dòng Mến Thánh giá Chân Thành
3 Chị Têrêxa Nguyễn Thị Huệ 24/11/1987 Dòng Mến Thánh Giá Xã Đoài
4 Chị Têrêxa Nguyễn Thị Hải Yến 22/07/1989 Dòng Mến Thánh giá Chân Thành
5 Chị Anna Nguyễn Thị Tuyết 1987 Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang
6 Chị Maria Nguyễn Thị Kim Huệ 25/02/1986 Dòng Thừa sai Chúa Kitô Giêsu
7 Chị Têrêxa Trần Thị Bắc 08/03/1989 Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang
8 Chị Maria Nguyễn Thị Lương 1982 Dòng con gái Chúa Giêsu (Du học)
9 Chị Maria Nguyễn Thị Ánh 1989 Dòng Thừa sai Chúa Kitô Giêsu
10 Chị Têrêxa Nguyễn Thị Vinh 1987 Dòng Thừa sai Chúa Kitô Giêsu
11 Chị Têrêxa Nguyễn Thị  Vân 1987 Dòng Gioan Na san Sài Gòn
14 Thầy Antôn Nguyễn Duy Lượng 1978 Trường Crazet - Vatican (Du học)
15 Thầy Gioan Trần Xuân Minh 02/11/1983 Tiền chủng viện địa phận Kontum
 
 
* Đội ngũ ban hành giáo các khoá từ 1901 – 2012:


 
TT
 
Tên thánh, họ và tên
Khoá
phục vụ
 
Ghi chú
1 Cố trùm Niệm Khoá 1  
2 Cố Câu Mậu Khoá 1  
3 Cố Trùm Bảy Kính Khoá 2  
4 Cố Câu Kiểm Hợi Khoá 2  
5 Cố Trùm Thìn Uyên và các đồng nghiệp Khóa 3  
6 Cố Trùm Cửu Lệ và các đồng nghiệp Khóa 4  
7 Cố Trùm Cửu Sỹ và các đồng nghiệp Khóa 5  
8 Cố Trùm Lục Kỳ và các đồng nghiệp Khóa 6  
9 Cố Trùm Bộ Hòe và các đồng nghiệp Khóa 7  
10 Cố Trùm Lục Tài Khóa 8  
11 Cố Câu Thảo Khóa 8  
12 Cố Trùm Bường và các đồng nghiệp Khóa 9  
13 Cố Trùm Cháu Khóa 10  
14 Cố Câu Đoàn Nam Khóa 10  
15 Cố Trùm An và các đồng nghiệp Khóa 11  
16 Cố Trùm Tuấn và các đồng nghiệp Khóa 12  
17 Cố Trùm Bính Bường Khóa 13  
18 Cố Câu Huệ Khóa 13  
19 Cố Trùm Dậu Khóa 14  
20 Cố Câu Lan Khóa 14  
21 Cố Trùm Liễu Khóa 15  
22 Cố Câu Tin Khóa 15  
 
* Từ năm 1972 đến năm 2012 có mười hai khóa hành giáo.
·        Khóa 17:
1.          Ông Phêrô Nguyễn Trọng Phú.
2.          Ông Phêrô Nguyễn Minh Trí.
3.          Ông Phêrô NguyễnHoàng Triều.
4.          Ông Gioan Trần Đình Lan
·        Khóa 18:
1.        Ông Phêrô Nguyễn Trọng Phú.
2.        Ông Phêrô Nguyễn Minh Trí.
3.        Ông Phêrô Nguyễn Hoàng Triều.
4.        Ông Gioan Trần Đình Lan
* Khóa 19:
1.          Ông  Phêrô Nguyễn Trọng Phú
2.          Ông Phêrô Trần Xuân Cảnh.
3.          Ông Gioan Trần Đình Lan  
4.          Ông Phêrô Nguyễn Hoàng Triều
* Khóa 20:
1.          Ông: Phêrô Nguyễn Ngọc Huấn.
2.          Ông: Phêrô Nguyễn Minh Trí.
3.          Ông: Phêrô Nguyễn Huy Hóa.
* Khóa 21:
1.        Ông Phêrô Nguyễn Minh Trí
2.        Ông Phêrô Nguyễn Hồng Kỳ
3.        Ông Phêrô Nguyễn Hoàng Triều
4.        Ông Gioan Trần Đình Lan
* Khoá 22:
1.        Ông Phêrô Nguyễn Minh Trí
2.        Ông Gioan Trần Đình Lan
3.        Ông Phêrô Nguyễn Hoàng Triều
* Khoá 23:
1.          Ông Phêrô Nguyễn Đức Quang
2.          Ông Phêrô Nguyễn Hoàng Triều
3.          Ông JB Nguyễn Tiến Nhung   
* Khoá 24:
1.        Ông Phêrô Nguyễn Đức Quang
2.        Ông Phêrô Nguyễn Hoàng Triều
3.        Ông JB. Trần Đình Huệ
4.         Ông Ant Phạm Đình Huy
* Khoá 25:
1.          Ông Antôn Phạm Đình Huy
2.          Ông Gioan Nguyễn Hồng Phượng
3.          Ông JB Trần Đình Huệ
4.           Ông Pet Nguyễn Đức Quang
* Khoá 26:
1.        Ông Antôn Phạm Đình Huy
2.        Ông JB Nguyễn Đình Dương
3.        Ông Phêrô Nguyễn Minh Tuế
4.        Ông Phêrô Nguyễn Hoàng Triều
5.        Ông Phêrô Nguyễn Xuân Tín
* Khoá 27:
1.        Ông Antôn Phạm Đình Huy
2.        Ông Phêrô Nguyễn Ngọc Quý
3.        Ông Phêrô Nguyễn Minh Tuế
4.        Ông Phêrô Nguyễn Xuân Tín
5.        Ông Phêrô Trần Văn Đàn
* Khoá 28:
1.        Ông Antôn Phạm Đình Huy
2.        Ông JB Nguyễn Hồng Cường
3.        Ông Phêrô Nguyễn Ngọc Quý
4.        Ông Phêrô Nguyễn Xuân Tín
5.        Ông Phêrô Trần Văn Đàn
 
* Các vị làm việc ở ban hành giáo xứ:
1. Ông Pet Nguyễn Hữu Quý
2. Ông Pet Nguyễn Ngọc Huấn
3. Ông pet Phạm Trọng Toàn
4. Ông Pet Trần Văn Hanh
5. Pet Nguyễn Hồng Kỷ
6. Ông Gioan Nguyễn Hồng Phượng
 
          Bên cạnh HĐMV là một đội ngũ đông đảo các tổ chức, ban ngành, hội đoàn và tập thể các thầy cô GLV cùng hết mọi thành phần dân Chúa trong toàn Giáo họ. Tất cả đã cùng nhau sát cánh, đoàn kết bên nhau vượt lên mọi khó khăn, thử thách tạo nên sức mạnh đưa Giáo họ tiến mạnh có được diện mão như ngày hôm nay. 
Chúng con xin mãi mãi hết lòng ngợi khen Thiên Chúa cảm ơn và tri ân các gia đình ân nhân trong và ngoài Giáo họ, trong nước cũng như ở nước ngoài, đã, đang và sẽ có những đóng góp tinh thần lẫn vật chất để Giáo họ ngày càng được thăng tiến và phát triễn.
Sau đúng 170 năm thành lập (năm 1842 – 2012) Giáo họ thực sự đã tiến một bước dài trên con đường xây dựng và phát triển. Giáo họ sẽ tiến mạnh và tiến vững về bến đợi với niềm tín thác, cậy trông. Cộng đoàn Giáo họ xin nguyện trên dưới một lòng, đoàn kết yêu thương, dấn thân quên mình phục vụ. Mạnh mẽ trong Đức Tin - bền độ trong Đức Cậy - vững vàng trong Đức Mến. Nối tiếp và xứng đáng với các thế hệ cha ông, đã gieo vào lòng chúng con một lý tưởng sống tuyệt vời, có Chúa để tôn thờ, có Mẹ để cậy trông.
Chúng con xin dâng Giáo họ dấu yêu này cho Mẹ, xin Mẹ nhận lấy, gìn giữ, chỡ che và cùng đồng hành với Giáo họ chúng con trên mọi nẻo đường, dẫn đưa chúng con trên bước đường hành hương tiến về "Trời mới, đất mới".
 
     Trung Cự  đầu tháng 1 năm 2012
                                                       Nhân kỷ niệm 170 năm thành lập
Khóa HĐMV 2011 - 2014 thực hiện
 
 
Các tài liệu tham khảo:
- Lịch sử Giáo hội công giáo của Linh mục Bùi Đức Sinh
- Sách kỷ yếu của Giáo phận Vinh
- Đôi nét lịch sử - Giáo họ Trung Cự viết năm 2004
- Tư liệu của cha ông để lại
 
 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: giáo ho Trung Cu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

.

1

LM PAUL NGUYỄN ĐỨC VĨNH

Vị Thánh trong ngày

Sách các phép

Mười điều răn

Thành viên

Kích chuột để

1

Suy niệm Lời Chúa 5P

Nhóm Mân Côi

1
 

Tin Thể Thao

    Giờ kinh phụng vụ

    Lịch Phụng Vụ