1
19:07 +07 Thứ sáu, 29/03/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 386

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 385


Hôm nayHôm nay : 17453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 290444

Tổng cộngTổng cộng : 27461949

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » DI DÂN & HỘI ĐOÀN » ĐỒNG HƯƠNG HẢI NGOẠI

Bác sỹ công giáo gốc Việt làm tân UB Cố vấn Tổng thống Obama

Thứ ba - 22/11/2011 12:14-Đã xem: 3104
.

.

GPVO - Một người Việt Nam, xuất thân từ San Jose, California, vào đầu tháng 10, 2011 đã được Tổng thống Obama bổ nhiệm làm thành viên Ủy ban Cố vấn Tổng thống về Người Mỹ gốc Châu Á - Thái Bình Dương: Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng, một giáo sư giảng dạy y khoa, hiện là Giám đốc Dự án thăng tiến sức khỏe cộng đồng Việt Nam tại đại học UC San Francisco.
Đây là tin vui cho cộng đồng Việt Nam tại Mỹ vì với việc bổ nhiệm này, người Việt có tiếng nói trong chính quyền của tổng thống đương nhiệm.

Bác sĩ Lại Quốc Kỳ, người làm việc nhiều năm trong chương trình "Sức khỏe là vàng!" nói rằng việc bổ nhiệm này rất xứng đáng vì "bác sĩ Tùng không những giỏi, siêng năng làm việc, nhưng rất nhã nhặn, khiêm tốn, và quan hệ tốt đẹp với những người khác". Ông cũng nêu lên các thành tích bác sĩ Tùng đã đạt được trong hơn 10 năm làm việc với chương trình "Sức khoẻ là vàng!" và các chương trình thăng tiến sức khoẻ cho người Á châu.

Vào năm 2002, bác sĩ Tùng được trao giải thưởng Kiềm chế phát triển ung thư của tổ chức American Cancer Society vì thành tích xuất sắc và các công tác ngoại hạng về điều trị và nghiên cứu của ông. 


1

Tỵ nạn đến Mỹ năm 1975 lúc 11 tuổi, Nguyễn Thanh Tùng cùng bố mẹ và một em trai tạm cư một thời gian ngắn ở Pennsyvania, sau đó từ năm 1978 gia đình định cư tại San Jose.  Anh theo học tại trường trung học San Jose, vào năm 1982 ra trường thủ khoa với học bổng toàn phần của Đại học Harvard, một thành tích và vinh dự 16 năm trường mới đạt được.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Triết học tại Harvard, Nguyễn Thanh Tùng chuyển qua học ngành Y khoa tại Đại học Stanford. Đậu bằng bác sĩ, ông đã được Đại học UC San Francisco thu dụng làm chuyên gia nghiên cứu, điều trị và giảng dạy. Chuyên ngành của ông bao gồm nghiên cứu nâng cao nhận thức về các căn bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung, v.v.. nơi những người gốc Á. Ông cũng đặc biệt nghiên cứu các căn bệnh liên quan đến thuốc lá trong các cộng đồng Á châu ở Mỹ.

Trong một cuộc trao đổi thân tình với người viết, bác sĩ Tùng đã trả lời một số câu hỏi như sau:

Trần Hiếu (TH)Bác sĩ cho biết cảm tưởng trước việc bổ nhiệm? Bác sĩ hy vọng sẽ làm được gì qua vai trò đó? 

1Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng (Bs.NTT): Tôi hy vọng có thể giúp những cộng đồng Á châu - Thái Bình Dương (AAPI) được biết thêm chi tiết những chương trình y tế của chính phủ liên bang. Tôi cũng muốn giúp người AAPI có cơ hội nêu lên ý kiến và quan tâm tới tai Tổng thống Obama. Và dĩ nhiên, tôi muốn giúp dân Việt tại quốc gia Hoa Kỳ có tiếng nói trong ban cố vấn của tổng thống. Tôi may mắn được cơ hội này, và tôi sẽ cố gắng làm việc giúp đỡ cộng đồng.

THBác sĩ đã có dịp về thăm quê quán mình ở Việt Nam chưa? Bác sĩ nghĩ gì về nơi đó?  

Bs.NTT: Tôi đã về Nghệ Tĩnh một lần thăm ông nội tôi trước khi ông mất. Quê hương rất đẹp và người dân rất thân thiện. Nhưng hồi đó, năm 1993, tôi thấy họ thiếu thốn rất nhiều.
 
THThời niên thiếu của bác sĩ ở San Jose, California, có điều gì đáng nhớ? 

Bs.NTT: Tôi nhớ lúc đó San Jose mới bắt đầu phát triển kỹ nghệ, và cộng đồng Việt Nam còn nhỏ. Hình như ba mẹ tôi mở tiệm thực phẩm thứ ba tại San Jose. Em tôi và tôi vừa đi học và vừa giúp ba mẹ làm việc. Tôi nhớ là tôi thích đi lễ tại nhà thờ Maria Goretti mỗi chiều thứ Bảy và đi học trường Trung học San Jose, chơi đội football và đội tennis.

THSong thân của bác sĩ, ông bà Nguyễn Ngọc Thanh, là người thường hay tham gia các công tác bác ái từ thiện, bác sĩ có hỗ trợ, chia sẻ các hoạt động đó của ông bà không?

Bs.NTT: Ba mẹ tôi luôn luôn muốn giúp đỡ mọi người, từ việc to tới việc nhỏ. Thật ra, tôi muốn giúp ba mẹ nhưng vì không ở gần và mấy cháu còn nhỏ nên ít có thì giờ để cùng làm với ba mẹ. Nhưng cái lý tưởng tận tâm giúp đỡ người Việt thì ba mẹ đã dạy rồi, nên hàng ngày, tôi làm việc giúp đỡ chăm lo sức khoẻ người Việt tại Mỹ.
 
THNhững ai là người có ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc đời của bác sĩ? Tại sao?

Bs.NTT: Ngoài ba mẹ và gia đình, tôi đã có nhiều thầy và cô giáo, từ trung học tới đại học và trường y khoa. Tôi có làm việc với Bác sĩ Stephen J. McPhee, một giáo sư y khoa nổi tiếng. Năm 1986, Bác sĩ McPhee và ông Chris Jenkins lập ra chương trình "Sức khoẻ là vàng!" tại trường Y khoa UCSF để nghiên cứu sức khoẻ của nguời Việt tại Mỹ và tìm ra kế hoạch giúp đỡ cộng đồng chúng ta. Vì đuợc Bác sĩ McPhee giúp, bây giờ tôi làm Giám đốc cho chương trình "Sức khoẻ là vàng!", chi tiết tại http://www.suckhoelavang.org
 
THNiềm tin, tôn giáo của mình ảnh hưởng thế nào trong các hoạt động chuyên môn của bác sĩ?

Bs.NTT: Tôi theo đạo Công giáo. Trong công việc hàng ngày, tôi cố gắng tìm thấy Chúa trên gương mặt các bệnh nhân của tôi.
 
THBác sĩ khởi sự học Triết học ở Harvard, trước khi theo Y khoa tại Stanford. Động lực nào dẫn bác sĩ đến với môi trường này?

Bs.NTT: Hồi đó, tôi nghĩ là chẳng có gì quan trọng bằng hiểu biết sự thật và tại sao trong thế gian có chuyện này hay chuyện khác xảy ra. Có thể là tôi muốn biết tại sao 1975 xảy ra, tại sao tôi tới Hoa Kỳ, và sau đó, tôi phải làm gì để sống một cuộc đời đáng sống.
 
THBác sĩ có thể chia sẻ về gia cảnh của mình? 

Bs.NTT: Cao Lệ Huyền, vợ tôi, làm bác sĩ chuyên môn về bệnh truyền nhiễm. Huyền là con của ông bà Cao Văn Cúc và cháu của Linh mục Cao Văn Luận. Gia đình tôi có hai con trai và một con gái.

THMột ngày của bác sĩ diễn ra như thế nào?

Bs.NTT: Tùy theo ngày. Có ngày tôi trị bệnh buổi sáng rồi làm nghiên cứu buổi chiều. Có ngày tôi làm nghiên cứu buổi sáng rồi dạy sinh viên y khoa hay bác sĩ thực tập buổi chiều.
 
THBác sĩ có thường xuyên dùng Việt ngữ trong các giao tiếp của mình? Trong gia đình có nói tiếng Việt với nhau không?

Bs.NTT: Khi nói chuyện với bệnh nhân Việt thì tôi nói tiếng Việt. Khi làm nghiên cứu hay giao tiếp thì một phần tiếng Việt một phần tiếng Anh, và ở nhà cũng vậy.

THNếu có thể nói một lời khuyên cho đồng bào Việt, bác sĩ muốn nói gì?

Bs.NTT: Về sức khoẻ, thì phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đừng hút thuốc lá, đừng ăn nhiều, và tập thể thao càng nhiều càng tốt. Về chuyện liên quan đến chính quyền thì chúng ta nên nhớ là chúng ta (hay cha mẹ chúng ta) đã tới Mỹ đi tìm tự do. Chúng ta có quyền đối thoại với chính phủ và chúng ta nên đối thoại với họ.


Trần Hiếu thực hiện


 

Nguồn tin: giaophanvinh.net

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn