1
15:42 +07 Thứ bảy, 20/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 50

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 49


Hôm nayHôm nay : 9898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 213434

Tổng cộngTổng cộng : 27767718

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CHUYỆN ĐẠO & ĐỜI

Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi tân tổng thống Mỹ

Thứ hai - 14/11/2016 17:08-Đã xem: 1727
Theo những gì thuật lại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một câu trả lời nguyên tắc khi được hỏi ngài nghĩ gì về Donald J. Trump vào đêm bầu cử của nước Mỹ: “Tôi không đưa ra phán xét về cá nhân hay chính trị gia nào, tôi chỉ muốn hiểu đâu là những khổ đau mà lối hành xử của họ đã gây ra cho người nghèo và những người bị loại trừ.”
Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi tân tổng thống Mỹ

Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi tân tổng thống Mỹ


VATICAN. ĐTC chúc mừng và cầu nguyện cho Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Ông Donald Trump, nhân dịp ông tuyên thệ nhậm chức hôm 20-1 vừa qua.
Trong sứ điệp, ĐTC viết ”Tôi nồng nhiệt cầu chúc Tổng Thống những điều tốt đẹp và cầu xin Thiên Chúa Tối Cao ban cho Tổng Thống sự khôn ngoan và sức mạnh trong khi thi hành chức vụ cao cả. Giữa lúc gia đình nhân loại chúng ta đang chịu những cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng đòi phải có những câu trả lời sáng suốt và hiệp nhất về chính trị, tôi cầu nguyện để những quyết định của Tổng Thống được hướng dẫn nhờ những giá trị tinh thần và luân lý đạo đức phong phú đã hình thành lịch sử nhân dân Hoa Kỳ và sự dấn thân của quốc gia Tổng Thống để thăng tiến phẩm giá con người và tự do trên thế giới.

 ”Ước gì dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống, vị thế của Hoa Kỳ tiếp tục được đo lường trên hết theo mối quan tâm đối với người nghèo, những người bị gạt ra ngoài lề và những người túng thiếu, như Ông Lazarô, đang ở trước cửa nhà chúng ta. Với những tâm tình ấy, tôi cầu xin Chúa ban cho Tổng thống và gia đình cũng như toàn thể nhân dân Hoa kỳ yêu quí, phúc lành bình an, hòa thuận và mọi sự thịnh vượng về vật chất và tinh thần” (SD 20-1-2017)

 G. Trần Đức Anh OP 

Liên quan đến Trump, Đức Thánh Cha nói: "Tôi không đưa ra phán xét về cá nhân hay chính trị gia nào."

    La Repubblica, nhật báo bán chạy nhất của Ý hôm nay đã xuất bản những lời này như một phần của cuộc phỏng vấn giữa Đức Phanxicô và Eugenio Scalfari, nhà báo kỳ cựu người Ý và cũng là người thành lập tờ báo này. Cuộc phỏng vấn diễn ra vào ngày 7 tháng Mười Một tại nhà trọ thánh Matta, nơi Đức Thánh Cha đang tá túc.

     

    Ông Scalfari cho biết, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với ông rằng “những người tị nạn và nhập cư” là mối bận tâm chính yếu của ngài ngay lúc này. Ông trích lời Đức Thánh Cha, trong khi chỉ “một phần nhỏ [những người này] là Kitô hữu, điều đó không thay đổi tình huống này đối với chúng ta, cũng như không thay đổi những nỗi thống khổ và khó khăn của họ.”

    “Nguyên do thì có nhiều, và chúng ta cần làm những gì có thể để loại bỏ chúng,” Đức Thánh Cha nói. “Buồn thay, chúng là những điều khoản đơn thuần vốn bị phản đối bởi những người lo sợ điều này sẽ khiến họ bị mất việc hoặc chịu nhận lương [thấp hơn]. Đồng tiền chống lại những người nghèo này như thể nó đang phản đối những người tị nạn và nhập cư; và hơn thế, cũng có những người nghèo trong những quốc gia giàu có sợ phải đón tiếp đồng loại của mình đến từ những nước nghèo. Vòng luẩn quẩn ngoan cố này phải bị phá vỡ.”

     

    Báo La Repubblica trích lời Đức Phanxicô, “Chúng ta phải phá đổ những bức tường chia cắt, tìm cách gia tăng hạnh phúc và khiến nó lan rộng ra, nhưng để đạt được mục tiêu ấy, chúng ta phải kéo sụp những bức tường này và cần bắc những chiếc cầu nối kết nhằm có thể giảm trừ những bất bình đẳng và gia tăng tự do cũng như các quyền lợi.”

     

    Đức Thánh Cha lưu ý rằng “một trong những hiện tượng được cổ võ bởi sự bất bình đẳng là vấn đề di cư của nhiều người từ nước này đến nước khác. Nhưng sau hai, ba hay bốn thế hệ, những người này hội nhập được và những khác biệt của họ có xu hướng biến mất hoàn toàn.”
     

    Ông Scalfari viết rằng ông cũng đã đề cập với Đức Thánh Cha về bài nói chuyện mà ngài gửi đến Hội Nghị Thế Giới về Các Phong Trào lần thứ ba. Hôi nghị đã quy tụ các phong trào “phổ biến” hay phong trào cơ sở vào ngày 05 tháng Mười Một vừa qua.

     

    Ông Scalfari cho biết ông đã nói với Đức Phanxicô, rằng ông đã luôn xem ngài là “nhà cách mạng và ngôn sứ”, và ông càng được thuyết phục về điều này khi ông đọc thấy Đức Thánh Cha đã khích lệ hàng triệu người trong những phong trào cơ sở hãy quan tâm đến chính trị, nhưng không phải là loại chính trị liên quan đến “đấu đá quyền lực, chủ nghĩa vị kỷ, chính sách mị dân, hay chuyện bạc tiền” nhưng là liên đới trong “chính trị sáng tạo và cao quý hơn, là những tầm nhìn vĩ đại. Loại chính trị mà triết gia Aristotle đã đề cập trong các tác phẩm của ông.”

     

    Theo một nguồn tin mà Vatican chia sẻ với tạp chí America, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận gặp ông Scalfari “để có một cuộc nói chuyện thay vì phỏng vấn” chí ít là ba dịp trước đó. Tuy nhiên, trong những cuộc nói chuyện này, ông không ghi chép hay thu âm. Sau mỗi cuộc nói chuyện dài như thế, ông viết lại chúng như một cuộc “phỏng vấn” chỉ dựa trên trí nhớ mà thôi. Nhà báo 92 tuổi người Ý cũng đã làm điều tương tự trong ngày hôm nay. Điều này đã gây ngạc nhiên cho nhiều người ở Roma. Tờ L’Osservatore Romano, nhật báo Vatican đã dùng bản đầy đủ được biên tập lại để xuất bản tối nay.

     

    Gerard O’Connell

    America Magazine

    Minh Vương, S.J. chuyển ngữ

    (dongten.net 14.11.2016)

    Tổng thống mới đắc cử của Hoa Kỳ Donald Trump và Đức giáo hoàng Phanxicô

    11/13/2016 2:12:58 PM

     
    Tháng Hai 2016, khi được đề nghị cho biết suy nghĩ về ý định của Donald Trump sẽ xây bức tường tại biên giới của Hoa Kỳ tiếp giáp với Mexico, Đức Thánh Cha Phanxicô cho rằng ai có dự định như vậy thì “không phải Kitô hữu”. Câu trả lời đã khiến người vừa đắc cử tổng thống Mỹ vào ngày thứ Ba 8-11 vừa qua nổi giận. Thử nhớ lại giai đoạn những người Công giáo liên tục được vận động hãy bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Cộng hòa.

    Đó là giai đoạn vận động tranh cử đưa đến kết quả bầu tổng thống Mỹ gây sửng sốt, đặc biệt với số 52% người Công giáo bỏ phiếu cho Donald Trump, ứng viên đảng Cộng hòa, đắc cử tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng Mười Một.
     
    Tuy nhiên nhiều người Công giáo, không chỉ ở bên kia Đại Tây Dương, vẫn còn nhớ: ngày 18 tháng Hai năm nay, trên chuyến bay trở về Roma, kết thúc chuyến tông du Mexico, Đức Thánh Cha Phanxicô được một phóng viên hỏi về dự định của Donald Trump, nếu đắc cử, ông ta sẽ xây một bức tường ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico, như một biện pháp ngăn chặn triệt để việc nhập cư; Đức Thánh Cha đã trả lời thẳng: “Người nào muốn xây tường, chứ không muốn bắc cầu, thì không phải là Kitô hữu. Đó không phải là Tin Mừng. Bầu hay không bầu, tôi không can thiệp vào. Tôi chỉ nói ai nói điều đó thì không phải Kitô hữu”.
     
    Trump: “Tôi hãnh diện được làm người Kitô hữu”   
     
    Lời bình luận không úp mở của Đức Thánh Cha khiến nhà tỉ phú Hoa Kỳ nổi nóng vì bị đặt vấn đề về niềm tin của một tín đồ Trưởng lão. “Một nhà lãnh đạo tôn giáo lại nghi ngờ niềm tin của một người thì thật đáng xấu hổ, Donald Trump đã phản kháng trong một thông cáo. Tôi hãnh diện mình là một Kitô hữu, và nếu là tổng thống, tôi không để Kitô giáo cứ mãi bị tấn công và làm cho suy yếu”. Đi xa hơn nữa, vị tổng thống tương lai của Hoa Kỳ còn nhắc đến Daech (tổ chức tự xưng là Nhà nước Hồi giáo): “Nếu Vatican bị Isis (tức Daech) tấn công (…), tôi cam đoan với các bạn hẳn Đức giáo hoàng mong muốn và cầu xin cho Donald Trump được làm tổng thống. Bởi vì Donald Trump sẽ không bao giờ để cho điều đó xảy ra”, ông khẳng định.
     
    Ông cũng cáo buộc chính phủ Mexico cầu cạnh Đức giáo hoàng để ngài đưa ra “những bình luận gây mất lòng” chống lại ông, và cho rằng Đức giáo hoàng “chỉ nghe một phía”. “Ngài không thấy tội ác, tệ buôn bán ma túy và tác động kinh tế tiêu cực mà nền chính trị hiện nay tại Hoa Kỳ đang phải chịu”, ông quả quyết.
     
    Ngoài ra đây không phải lần đầu tiên Donald Trump công kích Đức giáo hoàng. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn vài tuần trước đó, ông nói Đức giáo hoàng “không hiểu những vấn đề của đất nước chúng tôi”“Tôi không chắc ngài có lường nổi nguy cơ nếu mở cửa biên giới với Mexico”, Donald Trump nói. 
     
    Đối với Trump, Đức giáo hoàng là “một mẫu người đáng ngưỡng mộ”
     
    Lời phê bình của Đức giáo hoàng đã gây xôn xao trong dư luận, kể cả những người Công giáo, cho rằng Đức giáo hoàng đã đi ra ngoài vai trò của mình khi can thiệp vào chuyện chính trị nội bộ. Hai đối thủ của Donald Trump ở vòng đề cử sơ bộ của đảng Cộng hòa, là những người Công giáo, cũng đã ủng hộ ông. Marco Rubio, thượng nghị sĩ bang Florida, biện bạch Hoa Kỳ có quyền bảo vệ biên giới của mình “như Vatican cũng làm thế thôi”. Còn Jeb Bush, cựu thống đốc Florida, cho rằng đức Tin của Donald Trump là chuyện “giữa ông ta với Đấng Tạo hóa” nên không thể bị phán xét như thế được.


    Cuộc tranh cãi với Đức giáo hoàng đã được các đối thủ của Donald Trump khai thác. Vì thế, một trong số ấn phẩm của tờ New York Daily News ra ngày hôm sau đã gọi ứng cử viên này là “Phản Kitô”, ngay trên trang nhất.
     
    Khép lại một ngày lời qua tiếng lại căng thẳng, Donald Trump cuối cùng đã làm dịu tình hình để kết thúc việc tranh cãi. Trả lời phỏng vấn của hãng CNN, ông khẳng định mình coi Đức giáo hoàng là “một mẫu người đáng ngưỡng mộ(…) Tôi không muốn gây sự với Đức giáo hoàng. (…) Tôi rất kính trọng ngài”. Chín tháng sau lời bình luận của Đức Thánh Cha, việc Toà Thánh phản ứng dè dặt trước thắng lợi của Donald Trump có thể khiến người ta nghĩ rằng tất cả những dị biệt đã không bị lãng quên. 
     
     (Thành Thi chuyển ngữ, WHĐ 12.11.2016/
    Gauthier Vaillant, La Croix)


    VATICAN CITY - Các cơ quan thông tín trên thế giới đang tường trình về tin tức cho rằng Đức Giáo Hoàng Francis đã ra quyết định chưa từng có để chống lưng cho một ứng cử viên tổng thống Mỹ. Tuyên bố của Ngài ủng hộ Donald Trump đã được phát tán từ Vatican chiều nay:
    "Tôi đã do dự khi đưa ra bất kỳ loại hỗ trợ nào cho một trong hai ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ này, nhưng bây giờ tôi cảm thấy rằng nếu không nói lên sự quan tâm của tôi thì đó sẽ là một lãng tránh nhiệm vụ của tôi như là vị Giáo chủ. Một nước Mỹ hùng cường và tự do là cực kỳ quan trọng cho việc duy trì một thế giới mạnh mẽ và tự do, và trong ý nghĩa đó, những gì xảy ra trong cuộc bầu cử Mỹ đều ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Mực Thước của Pháp Luật là xương sống của chính phủ Mỹ cũng như ở bất cứ quốc gia nào đang phấn đấu cho tự do và giờ đây tôi sợ rằng Mực Thước của Pháp Luật tại Mỹ đã bị giáng một đòn nguy hiểm. Cơ quan FBI, trong việc từ chối đề nghị truy tố sau khi thừa nhận rằng Luật Pháp đã bị phá vỡ nhiều lần bởi Ngoại trưởng Clinton, đã lộ rõ chính nó đã bị hư hỏng bởi các lực lượng chính trị quá quyền thế. Mặc dù tôi không đồng ý với ông Trump về một số vấn đề, tôi cảm thấy rằng bỏ phiếu chống lại các lực lượng chính trị mạnh mẽ đang hủy hoại toàn bộ chính quyền liên bang Hoa Kỳ là lựa chọn duy nhất cho một quốc gia đang mong muốn có một chính phủ thực sự vì dân và của dân. Vì lý do chính yếu này, tôi, với tư cách không phải là Đức Thánh Cha, mà là tư cách của một công dân thế giới có lòng quan tâm, kêu gọi người Mỹ hãy bỏ phiếu cho Donald Trump lên làm Tổng thống Hoa Kỳ.
    Người ta cho biết rằng các nguồn bên trong Vatican đã nhận thức được rằng Đức Giáo Hoàng đã và đang thảo luận về khả năng bày tỏ mối quan tâm của ngài trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng rõ ràng là họ hoàn toàn không biết rằng ngài đã thực hiện một quyết định thẳng tiến để nói lên mối quan tâm này,.. mãi cho đến khi lời tuyên bố của ngài được phát đi tối nay từ Vatican.
     

    Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
    Click để đánh giá bài viết

    Những tin mới hơn

    Những tin cũ hơn

     

    .

    1

    LM PAUL NGUYỄN ĐỨC VĨNH

    Vị Thánh trong ngày

    Sách các phép

    Mười điều răn

    Thành viên

    Kích chuột để

    1

    Suy niệm Lời Chúa 5P

    Nhóm Mân Côi

    1
     

    Tin Thể Thao

      Giờ kinh phụng vụ

      Lịch Phụng Vụ