1
20:45 +07 Thứ sáu, 29/03/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 324


Hôm nayHôm nay : 24228

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 297219

Tổng cộngTổng cộng : 27468724

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CHUYỆN ĐẠO & ĐỜI

Một cõi đi về

Thứ sáu - 17/02/2017 09:11-Đã xem: 1934
Nếu gặp một ông già khó tính, hay dễ có “tự ái” hơn, ta có thể hình dung câu chuyện khác đi. Thí dụ ông già có thể trả lời: – “Thôi, bà nội, bà đi lấy đi ! Tôi lấy cho bà rủi có mất gì trong túi xách của bà, bà lại nghi ngờ phiền phức lắm !”. Nghĩ xa hơn, nếu gặp giang hồ, nghe cái giọng kẻ cả đó, họ có thể sẽ trả lời cho cân xứng: “Thôi đi mẹ ơi, xuống mà lấy đi, không ai ở không mà đụng tới của nợ đó đâu!”.
Một cõi đi về

Một cõi đi về

Một cõi đi về
---
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi 
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt 
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt 
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về

Bài hát “Một cõi đi về” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất quen thuộc đối với nhiều người trong chúng ta. Dù tác giả không cùng quan điểm tín ngưỡng với Kitô giáo, nhưng lời bài hát gợi nhớ chúng ta về sự mỏng giòn chóng qua của kiếp con người. Chính tác giả đã giải thích ý nghĩa của bài hát này: “Chúng ta từ hư vô mà đến, khi kết thúc cuộc đời lại trở về với hư vô”. Những câu đầu của bài hát vừa như một trải nghiệm về tính hữu hạn của cuộc đời, vừa như một khám phá và kết luận rằng những năm tháng sống trên trần gian, dù có miệt mài biết mấy, có thể chỉ là những “loanh quanh” vô định.
Truyền thống Do Thái giáo rồi Kitô giáo cũng khẳng định: con người từ bụi đất mà ra, rồi trở về bụi đất. Vậy, có điều gì khác biệt giữa “hư vô” của tác giả (cũng như quan niệm của những người vô thần) và “đất” của Kitô giáo? Nếu “hư vô” là không có gì, thì “đất” lại là một chất liệu, tuy thấp hèn mà hiện hữu. Tác giả sách Sáng thế kể lại với chúng ta, từ một chút đất sét, Chúa làm nên con người. Đất chẳng có là gì, nhưng sau khi Chúa nặn thành hình hài con người, thở sinh khí vào lỗ mũi thì trở thành con người có sự sống. Cách diễn tả bình dân của tác giả sách Sáng thế cho thấy Thiên Chúa tạo dựng con người giống như người thợ gốm nắn thành hình chiếc bình. Giáo huấn Kitô giáo khẳng định, sau khi nhắm mắt xuôi tay, thân xác con người sẽ trở về với bụi đất vì họ từ bụi đất mà ra. Tuy vậy, sau những năm tháng sống trên trần gian, trải qua vui buồn sướng khổ của kiếp người nhân thế, con người không mãi mãi mang thân cát bụi, cũng không ngủ yên vĩnh viễn nơi vực sâu. Sẽ có ngày Thiên Chúa can thiệp và cho họ sống lại từ bụi đất thấp hèn ấy (x. G 19,25-27). Người công chính sẽ sống lại để ca tụng Thiên Chúa mãi mãi; người bất lương cũng sẽ sống lại, nhưng để đau khổ trầm luân muôn đời.
Tác giả của bài hát “Một cõi đi về” đã ngộ ra rằng, những loanh quanh vất vả của cuộc sống này, kết cục trở nên vô nghĩa. Con người sống trong đời mải bon chen tính toán, thậm chí còn mưu mô lường gạt, rồi một lúc nào đó giật mình nhận ra những tính toán ngược xuôi ấy chỉ giống như một cuộc chơi, có thắng đi nữa cũng chỉ là mua vui trong chốc lát. Vì vậy mà “trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ, chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà”. Ông nghĩ tới “một cõi đi về” như đích điểm cuối cùng của kiếp người, dù đích điểm ấy là hư vô. Một cõi đi về, đó là chuyến đi cuộc đời. Đức tin Kitô giáo cũng coi cuộc sống trần gian như một cuộc lữ hành. Dù hành trình cuộc đời ngắn hay dài, ai cũng đang về tới cội nguồn. Điểm khác biệt ở đây, cội nguồn không còn là một khái niệm mơ hồ, mà là nhà Cha trên trời. “Nhà Cha” là một cõi đi về đối với người Kitô hữu.
Nói tới “đi về” là nói đến quê hương. Nói đến “đi về” cũng muốn khẳng định mình đang ở xa nhà. Con người sống trên trần gian giống như người tha hương, luôn đau đáu một niềm muốn trở về nhà với cha mẹ và những người thân. Quê hương dù xa biết mấy cũng là nơi ta nhung nhớ; cha mẹ dù nghèo đến đâu cũng là chốn ta hướng về. Quê hương vĩnh cửu đối với người tín hữu là nhà Cha trên trời, hay hạnh phúc Thiên đàng. Vì thế, họ sống ở đời này, nhưng luôn hướng về đời sau, và cố gắng làm tất cả để đạt tới quê hương hạnh phúc ấy. Có những người đã chấp nhận hy sinh tất cả: cha mẹ, anh em, nhà cửa, ruộng nương và gia tài của cải để đạt được Nước Trời, vì họ thấm nhuần lời Chúa dạy: “Nếu con người được lời lãi cả thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, thì được ích gì?” (Lc 9,25).
Người tín hữu sống trong cuộc đời này mà không coi đó là quê hương vĩnh cửu. Quê hương đích thực của họ ở trên trời, nơi có Đức Giêsu ngự trị, có Thiên Chúa là Cha, có các thánh nam nữ là anh chị em với nhau. Nước Trời là “cõi đi về” đối với người tín hữu. “Cõi đi về” không phải là một thứ thuốc phiện mê dân để họ quên đi nỗi đau của cuộc đời nhân thế. Đó cũng không phải là một thứ bánh vẽ để nhử mồi những kẻ khờ dại. Chúa Giêsu đã quả quyết với chúng ta: “Trong nhà Cha Thày có nhiều chỗ ở… Thày đi để dọn chỗ cho anh em” (Ga 14,2). Ai cũng có chỗ trong nhà Cha, miễn là họ sống công chính và thực thi lời dạy của Người. Trong ngôn ngữ của Kitô giáo, ít khi dùng chữ chết để diễn tả lúc kết thúc đời người. Những khái niệm đuợc dùng thường là: qua đời, tạ thế, an nghỉ, về nhà Cha... Những khái niệm này diễn tả quan niệm Kitô giáo về thân phận con người: chết không phải là hết, nhưng chỉ là sự đổi thay.
Trong cõi đời tạm này, khi ý thức mình có một cõi đi về, chúng ta sẽ được đỡ nâng giữa những khó khăn thử thách. “Cõi đi về” chính là niềm hy vọng cậy trông của chúng ta. Đó cũng là niềm xác tín vào Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót và Đấng quyền năng mạnh mẽ. Ngài luôn tha thứ lỗi lầm cho chúng ta mỗi khi chúng ta thành tâm sám hối ăn năn. Ngài cũng luôn che chở chúng ta trước phong ba bão táp của cuộc đời, và soi sáng hướng dẫn để chúng ta khỏi mắc cạm bẫy nguy hiểm của thế gian.
Trong tháng Mười Một dương lịch, Giáo Hội nhắc nhớ chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đã đi hết hành trình dương thế. Họ đang được thanh tẩy để xứng đáng ra trình diện trước nhan Thiên Chúa, là Đấng phán xét công bằng và cũng là Cha rất mực bao dung. Khi tưởng niệm những người đã khuất, chúng ta đừng quên thân phận lữ hành của mình. Đây cũng là một thời điểm hồi tâm, một “điểm dừng” giúp chúng ta xác định lại phương hướng đang đi để tránh lạc đường. Lộ trình dù có mấy gian truân, cũng đừng ngã lòng thối chí, vì có Chúa đang đồng hành với chúng ta.
Tháng 11 năm 2017
 

Gm Giuse Vũ Văn Thiên
 
---------------------------------------------------------------------

 

KHỜ DẠI


Đã “dại” lại còn “khờ”. Hai từ này đi với nhau dường như để tô đậm thêm và bổ túc cho nhau ý nghĩa của mỗi từ thì phải. “Dại” là một kiểu “thiếu khôn ngoan”; một hành động được gọi là dại khi nó không hợp tình hợp lý, làm mà thiếu suy xét cẩn thận. “Khờ” là một thái độ chậm chạm, trí óc không hoạt động đủ nhanh và chuẩn xác để có thể giúp người ta ứng phó với một hoàn cảnh đầy thách đố nào đó. Cả hai đều nhắm đến một tình trạng thiếu sáng suốt, vắng bóng của trí khôn, hành động không theo lẽ thường mà người ta cho là phải làm. Người dại khờ thường là người nhận lấy những điều không hay từ những quyết định và hành vi dại khờ của mình. Người đó sẽ chịu khổ, sẽ thiệt thân, sẽ bị thiệt thòi, bị mất mát… Bởi thế, cứ theo bản tính tự nhiên, chẳng ai muốn mình trở thành kẻ dại khờ. Ấy vậy mà, có lắm lúc, ta dường như chẳng thể thắng nổi mình. Vì một cái gì đó, hay vì một người nào đó, trí óc của ta chẳng thể hoạt động tốt như nó đã từng, phán đoán của ta trở nên có chút vấn đề và hành động của ta cũng từ đó mà trở nên dại khờ không thể tả.

 

Con tim tuy mềm mỏng và yếu đuối, nhưng khi đã đi vào tần số, nó trở nên mạnh mẽ đến nỗi lý trí có bản lĩnh mấy cũng không thể kiềm chế nó được. Có nhiều khi ta biết điều gì đó là sai, nhưng vẫn cứ cắm cổ nhào vào. Có nhiều khi ta chắc chắn rằng đi theo con đường đó là sẽ chết, nhưng chẳng hiểu sao có lực hút nào đó cứ cuốn mình vô. Ta thấy mình hệt như con thiêu thân nhỏ bé mong manh, từ xa nhìn đóm lửa sáng bừng bừng đẹp mắt, lao đầu vô sẽ tiêu tan, nhưng lại vẫn cứ bay vào để rồi rơi rụng xuống. Vì sao thế? Chẳng ai biết, chẳng ai tìm được lý do; nếu có tìm được, chắc cũng khó mà vạch ra được giải pháp; có giải pháp rồi, chưa chắc ta lại chịu làm theo. “Dại khờ” mà, vốn dĩ nó chẳng tuân theo mệnh lệnh của lý trí, có bảo gì nó cũng chẳng nghe. Có kiểu dại khờ vì bệnh lý. Có kiểu dại khờ vì trách nhiệm hay bản năng. Nhưng cũng có kiểu dại khờ do tiếng gào thét của con tim vào một khoảnh khắc bất chợt nào đó gây ra!

Con người ta sinh ra là để hưởng hạnh phúc. Con người nào cũng được phú bẩm cho một thiên hướng tìm về hạnh phúc. Chẳng ai bình thường mà lại tìm kiếm sự đau khổ để đoạ đày bản thân. “Dại khờ” là khi người ta biết rằng làm như thế sẽ chẳng có sung sướng gì đâu, nhưng người ta vẫn cứ làm. Bất chấp mọi ánh nhìn chê cười hay phán xét của thiên hạ, người ta tự tìm thấy trong những gì mình làm một kiểu hạnh phúc hay một loại an ủi nào đó, đủ để giúp họ không cảm thấy đau khổ dày vò. Người sống trong sự dại khờ của con tim là người bị dằn co giữa một mâu thuẫn lớn: đó là khi yêu thương không được trọn vẹn, hay khi đang cố gắng níu kéo những gì không có trong tầm tay, cũng có khi họ tự thấy bản thân mình thật yếu đuối trước sức cuốn hút của một bóng hình nào đó cứ thấp thoáng hiện đến hiện về trong tim, muốn xoá đi mà chẳng thể xoá được, muốn quên đi mà cứ như hằn sâu thêm nữa. Họ nuôi một niềm hy vọng mong manh về một tương lai đầy vần mây u ám. Họ muốn tìm một hạnh phúc, nhưng lại tìm nó trong nỗi chơi vơi bất định của một cõi mông lung xa mờ.

 

Ta yêu một ai đó, yêu đến điên cuồng, yêu đến quên cả trời trăng. Nhưng trớ trêu thay, ta cũng biết chắc rằng người đó chỉ xem ta là một người bạn, hay tệ hơn, chỉ là một người quen. Người ấy có thể đã trao trọn con tim cho người khác hoặc đã thuộc về người khác rồi. Ta chỉ là người thừa, người đến sau, người không có chỗ. Ta đừng bên ngoài thế giới của người đó, chỉ có thể ngưỡng vọng từ xa, chứ không thể bước vào. Đau đớn như muốn xé nát con tim. Lý trí bảo ta hãy cố gắng quên người đó đi, vì có cố tiến tới cũng chẳng được gì, không có tương lai tốt đẹp, càng lún sâu vào sẽ càng giãy chết. Lý trí khuyên ta đừng tiếp xúc nhiều với người đó, đừng để những hình ảnh quyến rũ, nét mặt dễ thương, nụ cười duyên dáng, cử chỉ trìu mến của người đó làm xao động con tim. Lý trí ra lệnh cho ta đừng hy sinh cho người ấy nữa, đừng nhớ đừng khóc vì người đó nữa… Nhưng ta có chịu nghe đâu!

 

Ta vẫn khờ dại nuôi dưỡng tình yêu ấy trong lòng, càng muốn quên lại càng nhớ nhiều hơn. Ta vẫn như chiếc bóng nhìn người ấy đàng xa. Hạnh phúc khi người ấy hạnh phúc, buồn khi người đó buồn. Một cách âm thầm, ta theo dõi từng động tác cử chỉ của người đó, để kịp đỡ người đó dậy khi người đó ngã, để kịp đưa đôi tay lau khô dòng nước mắt khi người đó khóc, để kịp trở thành đôi bờ vai cho người đó gục vào… Ta tình nguyện làm tất cả những điều đó chỉ vì yêu, trong đầu chẳng có chút tính toán gì cho bản thân. Con tim ngày càng héo úa, nhưng vẫn cứ dặn lòng rằng hạnh phúc của mình chính là hạnh phúc của người ấy chứ đâu. Mặc cho người ấy có biết hay không, có chấp nhận cho ta một cơ hội hay không, ta vẫn cứ vùi đầu vào một kiểu dại khờ như thế. Có một sự xung đột nào đó trong lòng: muốn quên đi nhưng chẳng nỡ; vừa muốn buông, vừa muốn giữ; vừa muốn quay lưng, vừa muốn ngoái lại dò tìm.

 

Ừ thì cứ dại khờ đi! Chẳng ai cấm mình không được dại khờ vì yêu, vì dù có cấm cũng chẳng cấm được. Nhưng đừng đồng hoá dại khờ với mù quáng, đừng hành động “dại khờ” theo kiểu của người ngu muội, đánh mất trí khôn và sự phán đoán. Hãy cứ hy sinh cho người mình yêu như con tim thúc đẩy, nhưng phải biết giới hạn của nó, biết đâu là điểm dừng, biết ranh giới phải dừng lại. Cũng đừng bao giờ quên rằng ta cần phải sống cho chính mình nữa. Đừng cho rằng mình dại khờ như vậy là cao thượng, là tuyệt vời khi nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và của người khác. Ta có thể nói rằng: hãy khôn ngoan trong sự dại khờ của mình, hãy dại khờ một cách có suy nghĩ. Chỉ có những ai có bản lĩnh thật cao mới có thể làm được như thế. Quả vậy, biết cách dại khờ không làm cho người ta dại và khờ, nhưng là dấu chỉ một kiểu khôn ngoan thượng đẳng.

 

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ



Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã làm gì khi bị sỉ nhục?
Nhà văn Victor Hugo – Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người.” Bao dung thì luôn được lợi và người làm thành được sự nghiệp thì nhất định phải có lòng bao dung rộng lớn.
Lâm Tắc Từ, một vị quan nổi tiếng thời xưa, cũng viết: “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại; bích lập thiên nhận, vô dục tắc cương”, ý nói rằng biển vì có thể dung nạp trăm nghìn con sông mà trở nên rộng lớn, vách núi nghìn trượng sừng sững vì không mang dục vọng mới có thể giữ mình cương trực. Đây cũng là nói đến trí huệ của lòng bao dung.
Bao dung là một loại khí phách, cũng là một loại trí huệ. Cổ ngữ có câu: “Cái trán của Tướng quân rộng đến mức có thể phi ngựa, bụng của Tể Tướng rộng đến mức có thể chèo thuyền”. Ý nói, một người có tấm lòng quảng đại, rộng lớn bao nhiêu thì sự nghiệp sẽ to lớn bấy nhiêu.
Có một câu chuyện kể về tổng thống vĩ đại của nước Mỹ – Abraham Lincoln như thế này:
Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln xuất thân trong một gia đình thợ giày. Lúc đó, xã hội Mỹ rất coi trọng thành phần xuất thân trong gia đình quyền quý. Đại bộ phận nghị sĩ thượng nghị viện Mỹ đều xuất thân trong gia đình thế gia vọng tộc. Là những người của xã hội thượng lưu Mỹ, họ thấy khó chấp nhận một vị Tổng thống là con trai của một thợ giày rất tầm thường.
Ngày đầu tiên làm tổng thống, ngay khi Lincoln lên phát biểu trong lễ nhậm chức Tổng thống, một nghị sĩ đã chen vào giữa bài phát biểu của ông. Ông ta nói: “Thưa ngài Lincoln, đừng quên rằng cha ngài thường đóng giày cho gia đình tôi.” Tất cả các nghị sĩ đều cười ầm lên. Họ nghĩ rằng họ đã khiến Lincoln trở thành trò hề.
Tuy nhiên, khi tiếng cười vừa chấm dứt, Tổng thống Lincoln không cao ngạo, cũng không tự ti mà chân thành nói: “Thưa ngài, tôi biết rằng cha tôi đã đóng giày cho gia đình ngài, cũng như nhiều gia đình các nghị sĩ khác… bởi vì không người thợ nào có thể làm được như ông. Ông là một người sáng tạo. Giày của ông không chỉ là giày, ông đã đổ cả tâm hồn vào nó. Tôi muốn hỏi các ngài rằng, các ngài đã từng phàn nàn về giày của ông chưa? Bản thân tôi cũng biết cách đóng giày; nếu các ngài có phàn nàn gì, thì tôi có thể đóng cho các ngài một đôi giày khác. Nhưng theo tôi thấy thì, chưa ai từng phàn nàn về những đôi giày mà cha tôi đóng. Ông là một thiên tài, một nhà sáng tạo, và tôi tự hào vì cha tôi!”
Toàn bộ các nghị sĩ nín lặng. Họ nhận ra rằng họ chưa hiểu gì về Tổng thống Lincoln. Lincoln tự hào về người cha đánh giày của mình, vì chưa ai từng phàn nàn về những “tác phẩm” của ông. Và mặc dù đã là Tổng thống, Lincoln vẫn sẵn sàng đóng một đôi giày mới nếu có bất cứ ai phàn nàn.
Sau này có người đã khuyên Lincoln trả đũa người nghị sĩ nọ, nhưng Lincoln nói rằng: “Khi chúng ta trở thành bạn thì đối thủ đã không còn!” Chính sự chân thành và lòng khoan dung của Lincoln đã trở thành một phần nền tảng của văn hóa Mỹ.
Nhà thơ nổi tiếng Gibran từng nói: “Một con người vĩ đại có hai trái tim: Một trái tim chảy máu và một trái tim bao dung”. Khổng Tử nói: “Khoan dung thì được lòng mọi người”. Trong kinh Phật cũng dạy: “Chỉ một ý niệm cũng khiến hoàn cảnh thay đổi”. Cho nên, chỉ một câu nói, một hành động nhỏ hay chỉ một nụ cười thôi đã đủ để khiến cho người xấu quay đầu hướng thiện.
Lẽ trời cũng là lẽ của con người, chính bởi vì có thể bao dung mới có thể thành tựu được biển rộng, núi cao, cũng cải thiện được mối quan hệ giữa con người và con người, thành tựu được sự nghiệp to lớn lưu mãi ngàn đời của các bậc anh hùng, hào kiệt xưa nay.
Tục ngữ nói: “Vàng không thuần khiết, người không ai hoàn mỹ”. Khi đối mặt với sai lầm của người khác, nếu như canh cánh để ở trong lòng và đòi đáp trả thì sẽ chỉ khiến cho tâm linh của bản thân thêm nặng, thêm trầm trọng mà thôi. Thay vì để cho thù hận gặm nhấm tâm linh, chịu đựng thống khổ chi bằng hãy mở rộng lòng mà bao dung hết thảy, chẳng phải chúng ta sẽ được thản nhiên và tự tại sao?

 
An Hòa
 


ĐỨC ĐỘ CỦA MỘT NHÂN TÀI CHÂN CHÍNH
 
Có một giai thoại về nhà văn Lev Tolstoy, mà dựa vào những lời đối thoại của nhà văn với người trong câu chuyện, có thể đặt tên cho câu chuyện này cái tên là “Đồng tiền chân chính“.
 
Có một lần, nhà văn Nga Lev Tolstoy đang ngồi nghỉ chân ở nhà chờ ga xe lửa. Khi ông vừa đứng dậy định đi dạo trên sân ga thì trên chiếc xe lửa đang chuẩn bị khởi hành, một quý bà ló đầu ra ngoài cửa sổ hét to:
 
– Này ông già! Mau vào nhà vệ sinh lấy cho tôi túi xách, tôi để quên ở đó.
 
Thế là nhà văn Lev Tolstoy vội vàng chạy đến đó, may mà túi xách vẫn còn.
 
Quý bà đó nhận túi xách, đưa cho ông 5 đồng coi như tiền thưởng, nhà văn Lev Tolstoy không nghĩ ngợi gì, bỏ số tiền thẳng vào túi.
 
– Bà có biết vừa đưa tiền cho ai không ? – Người hành khách ngồi kế bên quý bà ấy hỏi. Rồi bà tự trả lời luôn:
 
– Đó là nhà văn Tolstoy, nhà đại quý tộc Lev Nikolayevich Tolstoy đó !
 
– Trời ơi! – Bà ấy la lên – Tôi đã làm gì thế này! Lev Nikolayevich Tolstoy ư ? Xin ông hãy tha thứ cho tôi, xin ngài đưa lại cho tôi những đồng tiền đó !
 
– Bà không cần cảm thấy ngại đâu – Lev Tolstoy trả lời – Bà chẳng làm sai gì cả. Đây là số tiền chân chính mà tôi kiếm được, cho nên tôi nhận.
 
Nói rồi, đại văn hào cười và bước  đi, còn chiếc xe lửa dần dần chuyển bánh.
 
___________
 
CHÚT SUY TƯ
 
Đức độ của một nhân tài chân chính
 

 
Quý bà
“Quý bà” đây chắc hẳn là hạng “lady”, hạng quý tộc, mệnh phụ phu nhân, hay gì gì đó khá là sang trọng, quý phái… Dựa vào lời nói của bà khi nhờ nhà văn Lev Tolstoy lấy giùm túi xách, nghe ẩn chứa trong đó rất là “quyền lực, sai khiến” : – “Này ông già! Mau vào nhà vệ sinh lấy cho tôi túi xách, tôi để quên ở đó”. Nếu không phát ngôn kiểu “bà lớn” như vậy, thì câu nói có thể khác đi, đúng ý nghĩa nhờ vả người khác cách lịch sự hơn, thí dụ như: “Ông ơi, phiền ông vào nhà vệ sinh lấy cho tôi túi xách, xe sắp chạy, tôi sợ xuống lấy không kịp, xin ông giúp dùm ạ!”. Và sau khi nhận túi xách, bà ấy sẽ nói lời cám ơn. Cũng có thể gởi tiền một cách tế nhị: “Ông ơi, uống cà phê với tôi nhé, phiền ông quá !”. Nhưng, có vẻ như bà ném tiền trả cho người giúp việc, hay như một kẻ làm công, một thứ tiền công sòng phẳng mà không đọng lại chút gì ơn nghĩa từ lòng tốt của người đã giúp bà.
 
Nhà văn Lev Tolstoy
 
Chúng ta có thể hình dung hình ảnh ông già thật dễ thương lẹ làng chạy đi lấy túi xách khi nhận được mệnh lệnh của quý bà ban hành. – “Này ông già! Mau vào nhà vệ sinh lấy cho tôi túi xách, tôi để quên ở đó”.
 
Nếu gặp một ông già khó tính, hay dễ có “tự ái” hơn, ta có thể hình dung câu chuyện khác đi. Thí dụ ông già có thể trả lời: – “Thôi, bà nội, bà đi lấy đi ! Tôi lấy cho bà rủi có mất gì trong túi xách của bà, bà lại nghi ngờ phiền phức lắm !”. Nghĩ xa hơn, nếu gặp giang hồ, nghe cái giọng kẻ cả đó, họ có thể sẽ trả lời cho cân xứng: “Thôi đi mẹ ơi, xuống mà lấy đi, không ai ở không mà đụng tới của nợ đó đâu!”. Hay, gặp tên gian manh, nó lấy đi thẳng luôn cho bỏ ghét cũng không chừng. Thôi, đó chỉ là chuyện chúng ta tưởng tượng thêm cho “vui” thôi, tưởng tượng như vậy để chúng ta thấy rõ thêm rằng tấm lòng của Lev Tolstoy thật đáng kính phục.
 
Bài học của Lev Tolstoy.
 
Không đánh bóng tên tuổi mình
 
Nhà văn Lev Tolstoy không “đánh bóng tên tuổi mình“, để được kính trọng.
 
Người hành khách bên cạnh quý bà đã báo cho quý bà này biết: “– Bà có biết vừa đưa tiền cho ai không ? – Đó là nhà văn Tolstoy, nhà đại quý tộc Lev Nikolayevich Tolstoy đó !”.
 
Cái tên Lev Tolstoy ấy, quý bà vừa nghe đến, đã thấy mình nhỏ bé lại. Nét kiêu căng ẩn chứa trong lời nói và cách ứng xử vừa qua đã làm quý bà hỗ thẹn.
 
– Trời ơi! – Bà ấy la lên – Tôi đã làm gì thế này! Lev Nikolayevich Tolstoy ư ? Xin ông hãy tha thứ cho tôi, xin ngài đưa lại cho tôi những đồng tiền đó !
 
Bà ấy xin tha thứ gì ? Bà đâu có làm gì hại nhà văn Lev Tolstoy đâu ?
 
Trong thâm sâu lòng bà, một cách nào đó, hẳn bà nghĩ bà đã xúc phạm nhà đại quý tộc Lev Nikolayevich Tolstoy. Vì đồng tiền của bà đưa cho Lev Tolstoy nó có giá trị như đồng tiền mướn. Một cách nào đó, Lev Tolstoy đã làm mướn cho bà. Nỗi xót xa e thẹn trong lòng người phụ nữ quý tộc này, là bà không nhận ra hay đánh giá đúng lòng tốt của nhà văn Lev Tolstoy. Có vẻ như mọi kẻ dưới tay bà, làm việc cho bà, đều được bà đối xử sự sòng phẳng. Đồng tiền buông ra là đủ, bà không hề mang ơn ai.
 
Cái tên Lev Tolstoy thật đáng kính trọng, ở đây, chính là lòng tốt. Không  phải do địa vị đại quý tộc, hay bằng cấp cao, học rộng, văn hay, sự nghiệp lớn, mà chính là lòng tốt với nhân cách khiêm nhường và bình dị, tạo nên phong cách ứng xử của Lev Tolstoy trong cuộc sống đời thường thật bình thường một cách phi thường !
 
Đồng tiền chân chính
 
Sự e thẹn đến sượng sùng và hoảng hốt của quý bà khi “trả công” cho Lev Tolstoy đã lộ lên một ý nghĩ khó chịu làm ray rứt lòng quý bà. “Xin ông hãy tha thứ cho tôi, xin ngài đưa lại cho tôi những đồng tiền đó !”. – Hiểu một cách đầy đủ hơn, là “Đồng tiền mà tôi vừa trả công cho ông đó”. Đọc được ý nghĩ đó, Lev Tolstoy bình thản trả lời: – “Bà không cần cảm thấy ngại đâu – Lev Tolstoy trả lời – Bà chẳng làm sai gì cả. Đây là số tiền chân chính mà tôi kiếm được, cho nên tôi nhận. Chuyện còn ghi thêm chi tiết: “Nói rồi, đại văn hào cười và bước  đi”. Nhà văn thật thanh thản.
 
Ta vẫn thấy trong xã hội có nhiều nghề nghiệp bị coi thường, khinh rẻ. Nên, nhiều người, nhất là những người đang có thế giá, hay “vang bóng một thời”, khi sa cơ thất thế, phải làm những việc quá thấp kém, chịu một áp lực rất nặng vì quan  niệm hẹp hòi của xã hội.
 
Trong câu chuyện, dù quý bà đó khi buông tiền ra có nghĩ là tiền trả công cho Lev Tolstoy, đối với nhà văn,  thì cũng được  thôi. Lev Tolstoy vừa làm việc như kẻ làm mướn, thì được trả tiền công thôi, đó là sự thường mà.
 
– “Đây là số tiền chân chính mà tôi kiếm được, cho nên tôi nhận”. Nói rồi, đại văn hào cười và bước  đi, còn chiếc xe lửa dần dần chuyển bánh.
 
Thật ra, đại văn hào cười và bước đi, vui vẻ và thanh thản, không phải vì bàn tay vừa bỏ vào túi 5 đồng, mà vì lòng vừa thể hiện một việc tốt.
 
Đức độ của một nhân tài chân chính sao thấy nhẹ nhàng, chân thực và đáng khâm phục quá !
 
MAI NHẬT THI
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn