1
02:48 +07 Thứ sáu, 29/03/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 43

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 31


Hôm nayHôm nay : 1734

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 274725

Tổng cộngTổng cộng : 27446230

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CHẦU THÁNH THỂ

Những mảnh đời bất hạnh ở nhà tạm lánh

Thứ sáu - 07/09/2012 22:04-Đã xem: 2387
Từ lúc sinh ra dường bà A chưa có một ngày hạnh phúc. Mẹ bà đi làm vú nuôi biền biệt khi bà còn đang khát sữa, bà sống cùng bà nội và bố nhưng năm bà lên 4 tuổi, bà nội và bố cũng lần lượt bỏ bà ra đi. Bà được họ hàng cho làm con nuôi của một gia đình khác
Những mảnh đời bất hạnh ở nhà tạm lánh

Những mảnh đời bất hạnh ở nhà tạm lánh

Chuyện của người mẹ thứ nhất
 
73 tuổi, có 4 người con (3 trai, 1 gái) đều đã lập gia đình, những tưởng bà N có thể thanh thản sống nốt những ngày còn lại cuối đời. Thế nhưng, những ngày khi sức sắp tàn, lực sắp kiệt, cuộc sống của bà lại không thể bình yên.
 
Có lẽ nỗi khổ của bà bắt nguồn từ chuyện trong gia đình bà, từ chồng đến con trai, ai cũng nghiện cái chất "cay cay"… khiến họ nhiều lúc mất hết lý trí. Khi cụ ông còn sống, cuộc sống của bà N đỡ vất vả hơn. Nhưng cách đây mấy năm, sau khi chồng qua đời, bà sống với gia đình con trai thứ hai, vốn là một con "sâu rượu". Cứ say là anh H chửi rủa mẹ, vì bất kỳ nguyên cớ gì, có lần anh ta chửi thâu đêm đến sáng khiến bà không thể chợp mắt được. Anh ta còn thẳng thừng chửi rủa bà chết, dí tay vào trán bà và đánh vào đầu…
 
Nhà nhỏ, bà ở trên gác hai, vợ chồng anh H sống dưới nhà. Cả nhà chỉ có một nhà vệ sinh ở tầng 1, mỗi khi bà đi vệ sinh là anh H lại gây sự với mẹ. Có lần, nhà anh H đang ăn cơm, cho rằng bà N đi vệ sinh làm ảnh hưởng đến bữa cơm, H đã cầm xô nước đầy đổ từ đầu đến chân bà khiến bà tối tăm mặt mày, thân hình già yếu tưởng chừng không chịu nổi… Đến cả ngày giỗ bố, khi các con cháu dâu rể về thắp hương, anh H tỏ thẳng thái độ không bằng lòng, ngồi uống rượu miệng chửi suốt bữa ăn làm không ai có thể ngồi yên và đành bỏ ra về hết. Cứ như vậy, tình cảm anh chị em trong gia đình ngày càng xa cách và thậm chí anh H còn cấm đoán không cho bất cứ ai bước vào nhà thăm bà N, cứ đến là anh ta chửi và còn dọa dẫm, đánh đuổi. Lâu dần các con cháu muốn đến thăm và chăm sóc bà cũng ngại và… bất lực. Bà N sống như tù giam lỏng, mất hết tự do, tinh thần hoảng loạn, sức khỏe ngày càng suy sụp, cô đơn, bất an ngay trong ngôi nhà của mình.
 
Theo chị T - con gái bà N, việc anh H chửi rủa mẹ và xa lánh anh em chủ yếu do vấn đề tài sản. Căn nhà anh H và bà N đang sống là tài sản duy nhất của bà và H muốn độc chiếm. Anh ta lo ngại rằng anh chị em ruột của mình nếu cứ thăm nom, chăm sóc mẹ thì căn nhà sẽ bị san sẻ, nên tìm mọi cách cách ly họ và "khủng bố" tinh thần mẹ để ngăn cản nếu bà muốn chia cho ai đó. Trong bốn người con của bà N, anh con trai út đã chết, còn lại anh cả lại sinh sống với gia đình nhà vợ, cô con gái cũng không mấy dư dả để có thể nuôi mẹ, nên bà đành sống cùng gia đình H.
 
Thế nhưng, vì "thằng H đã ba lần phải đi cải tạo vì đánh nhau, gây rối trật tự", nên bà không muốn trình báo, sợ anh ta lại bị bắt đi nữa. Khi bị con gây sự, bà chỉ nhờ hòa giải ở ngoài phường, nhưng về rồi đâu vẫn hoàn đấy. Nắm được "điểm yếu" này của mẹ, H vẫn chứng nào tật ấy. Bức xúc, cô con gái đưa mẹ đến Ngôi nhà Bình yên, nhờ giúp đỡ với nguyện vọng "tư vấn, can thiệp để hàng ngày bà không còn phải chịu những áp lực bạo hành từ con trai". "Nước mắt  chảy xuôi", dẫu H có vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội nghiêm trọng thì bà N cũng không nỡ viết đơn trình báo, sợ con mình phải khổ, sợ nó phải đi tù…
 
Câu chuyện thứ hai
 
Từ lúc sinh ra dường bà A chưa có một ngày hạnh phúc. Mẹ bà đi làm vú nuôi biền biệt khi bà còn đang khát sữa, bà sống cùng bà nội và bố nhưng năm bà lên 4 tuổi, bà nội và bố cũng lần lượt bỏ bà ra đi. Bà được họ hàng cho làm con nuôi của một gia đình khác.
 
Năm 17 tuổi, bà lập gia đình, nhưng cuộc sống hôn nhân cũng khiến bà khốn khổ không kém gì tuổi thơ. Ông N - chồng bà là người đàn ông thô lỗ, cục súc và vũ phu. Gần 60 năm chung sống với chồng, bà không nhớ xuể mình đã bị chửi bới, nhục mạ đánh đập bao nhiêu lần. Lúc thì ông cầm điếu cày nện vào người bà, lúc lại đạp bà từ trên cao xuống, lúc ông trói chân tay bà mà đá, lấy dây xích mà quật… có thể chỉ vì "thấy thích thì đánh". Đã không ít lần bà muốn giải thoát bằng cách ly hôn nhưng nhìn 6 đứa con bé bỏng, nheo nhóc, bà lại cắn răng cam chịu. Là người phúc hậu, hòa nhã với mọi người nên họ hàng, xóm giềng ai cũng có cảm tình. Thương bà, biết bao cuộc họp trong họ được tổ chức nhằm "cứu" bà nhưng ông N chỉ ậm ừ rồi về tới nhà lại tiếp tục ra tay với vợ.
 
Không chỉ là người chồng vũ phu, ông N còn có thói trăng hoa. Đến tuổi "thất thập cổ lai hy" ông vẫn tằng tịu với những cô gái tuổi chỉ đáng con gái út. Vào khoảng năm 2004, lúc đó ông bà ở với người con trai áp út, ông đã dùng tiền làm ao cá đi chơi gái. Khi con trai hỏi đến thì không còn, tức giận anh đã cùng anh cả rình bắt quả tang bố đang quan hệ với "cave" ngay đầu làng. Ngay sau đó ông bỏ đi trốn 10 ngày, giấu vợ con. Bà chỉ biết chuyện khi cả làng bàn tán xôn xao, đau lòng và nhục nhã, nhưng muốn cửa nhà êm ấm, bà cố kìm nén lòng tự ái, đến tìm ông: "Ông ơi, tôi vừa làm ruộng, vừa phải trông cháu, ông về nhà đỡ đần tôi nhé!". Tưởng ông N biết lỗi, biết vợ tha thứ để trở về mà thay đổi tâm tính, nhưng không, trở về, ông N giận dữ chửi rủa vợ là "mày cầm đầu các con mày làm nhục ông" và không thèm nói gì với bà cả năm liền, trong khi bà vẫn phải phục vụ ông cơm nước chu đáo nếu không muốn ăn đòn.
 
Mâu thuẫn gia đình lên đến đỉnh điểm và ngày càng phức tạp kể từ khi anh con trai cả ly thân với vợ, trở về sống nhờ bố mẹ. Ông N cho rằng anh cả đã "làm nhục" ông trong vụ chơi gái trước kia nên rất ghét, không muốn cho anh sống nhờ, không cho lắp điện, nước... Người em trai áp út cũng sợ anh cả về tranh chiếm đất với mình nên cũng có thái độ hậm hực, vào hùa với bố hắt hủi mẹ và anh. Có lần, anh ta đánh anh trai cả chảy máu đầu rồi đuổi đi.  Bà càng thương anh trai cả bao nhiêu thì ông N. và mấy người con kia càng tệ bạc, xỉ nhục với bà bấy nhiêu.
 
Vào khoảng tháng 6, tháng 7/2008, bà phải nhập viện hai lần mặt vì chân tay bị phù, sưng tấy, khó thở (do gan bị nhiễm mỡ, áp huyết cao, phù tim) nhưng 4 người con của bà không hề hỏi han một câu. Việc chăm sóc bà ốm đau do anh trai cả và cô con gái út lo. Khi xuất viện về tới nhà, cơ thể còn đau nhức, bà đã bị người con trai áp út chạy ra, lấy tay xỉa xói: "Từ nay, tôi cho bà ăn riêng", bởi anh ta sợ phải nuôi bà mẹ ốm đau, bệnh tật... Còn ông N, cứ nhằm lúc con cái đi làm là bắt đầu chửi rủa, đánh đập và đe doạ sẽ giết bà. Bà rất sợ hãi và đã ra nhà con gái út ở nhờ nhưng ông N. đến tận nhà con rể chửi bới, dọa nạt. Thương mẹ nhưng anh cả, anh thứ và cô con gái út không biết phải làm thế nào. Nhiều lần họ định góp ý với bố nhưng đều nhận được thái độ hùng hổ, cầm dao đuổi chém của ông N. nên cũng không can thiệp được gì. Anh trưởng đang trong cảnh thất cơ lỡ vận, anh thứ thì khó khăn, thuộc diện nghèo của xã, còn cô con gái út có thể nuôi mẹ nhưng gia đình chị bị bố quấy quả, đe doạ…
 
Cuối tháng 11/2008, ông N đã xỉ nhục và đánh bà A rồi đuổi bà ra khỏi nhà. Quá đau khổ, bà đã bỏ nhà ra Hà Nội, đi lang thang, ngày ăn xin, tối nằm còng kheo ngủ nhờ mái hiên nhà góc phố. Một số người dân thương tình đã chỉ bà tìm tới Ngôi nhà Bình Yên dành cho những nạn nhân bị bạo hành. Lúc này, sau những ngày lang thang, khóc nhiều quá nên mắt bị mờ không thể nhìn rõ nữa. Dù đã tới nơi tạm lánh an toàn, nhưng bà vẫn hoảng loạn, luôn sợ hãi, lo lắng bị người chồng đến đánh…
 
Trong vài trăm nạn nhân bị bạo hành gia đình tìm đến Ngôi nhà Bình yên, thì câu chuyện của hai cụ già ở tuổi "gần đất xa trời" khiến các nhân viên xã hội ở đây thấy đau lòng hơn. Họ đã nỗ lực tư vấn, chăm sóc cho hai cụ già bình tâm, khỏe mạnh trở lại và phối hợp với chính quyền, đoàn thể, cơ quan chức năng ở các địa phương này giúp đỡ các nạn nhân hồi gia.
 
Dường như, trong mỗi vụ bạo hành, bên cạnh sự vũ phu của các ông chồng, của những người con bất hiếu, thì sự cam chịu của người mẹ, người vợ đã khiến bạo lực gia đình kéo dài và ngày càng trầm trọng. Lẽ ra, họ phải lên tiếng bảo vệ cho mình, cũng như bảo vệ cho hạnh phúc gia đình, tránh bức xúc tích tụ kéo dài có thể dẫn những đến hành động mù quáng như vụ "vợ đập đầu chồng đến chết" xảy ra ngày 25/4 vừa qua ở Quảng Ngãi, cũng có nguyên nhân từ "ông đã đánh đập tôi nhiều năm rồi, giờ ông chết đi cho vợ con đỡ khổ".
 
Theo Phương Thảo (Pháp luật & Xã hội)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn