1
11:12 +07 Thứ bảy, 20/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 50


Hôm nayHôm nay : 6784

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 210320

Tổng cộngTổng cộng : 27764604

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » AVE MARIA

Đức bà là cửa thiên đàng - Kính chào Bà đầy ơn phúc

Thứ hai - 18/02/2013 21:45-Đã xem: 2331
Sau khi cho biết: “Tên trinh nữ là Maria”, thánh Luca lại thêm: “Thiên thần nói với trinh nữ: Kính chào Bà, đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà!” (Lc 1.28). Chính thiên thần chào trước; thiên thần chào nhân danh Thiên Chúa vì thiên thần được Chúa sai đến một cách đặc biệt. Thiên thần Gabriel, trong lần đi sứ ở đền thờ, đã không chào ông Zacharia, mặc dầu ông là tư tế thánh thiện và đáng kính. Thiên thần chỉ có sứ mạng đem đến cho ông một tin vui, chứ không xin ông điều gì. Ơû đây, thiên thần đến nài xin một sự thoả thuận.
Đức bà là cửa thiên đàng - Kính chào Bà đầy ơn phúc

Đức bà là cửa thiên đàng - Kính chào Bà đầy ơn phúc

Bà Eva xưa kia được gọi là “mẹ của chúng sinh”, mẹ của kẻ sống (St. 3, 20), nhưng chính bà đã mang án tử đến cho loài người, vì tội bất phục tùng, nên bà không còn xứng với ý nghĩa của tên bà.
Thiên Chúa đã chọn Đức Maria làm Mẹ thiêng liêng của chúng ta, là mẹ của chúng sinh thực sự, là mẹ của tất cả những người đã được tái sinh vào sự sống mới. Mẹ yêu thương, chăm sóc, đào tạo từng người con càng ngày càng nên giống Chúa Giêsu hơn.

 

1. Kính thưa cộng đoàn,
Năm 1945 chiến tranh thế giới lần thứ hai vừa kết thúc, nước Đức bại trận trở thành một đống hoang tàn đổ nát. Hai phóng viên người Mỹ đến đây phỏng vấn một gia đình người Đức đang sống dưới một căn hầm nhỏ. Trên đường trở về, người thứ nhất hỏi:
-Anh nghĩ người Đức có thể xây dựng lại được Đất nước của mình không? Người thứ hai trả lời:
-Chắc chắn được.
-Sao anh có thể khẳng định được như vậy?
-Anh có nhìn thấy cái gì đặt trên chiếc bàn trong căn hầm tối tăm của gia đình hồi nảy không?
-Có. Đó là một bình hoa. Anh kia liền nói:
-Bất kỳ một gia đình nào, một dân tộc nào, mà trong bóng tối, trong nỗi đau, họ vẫn không quên một bình hoa tươi, thì họ hoàn toàn có khả năng biến một đống hoang tàn trở thành một ngôi nhà xinh đẹp, một dân tộc phú cường.

2. Anh chị em thân mến,
Tháng năm lại về giữa đất trời nắng ấm, và lòng người cởi mở vui tươi. Tháng năm là tháng Đức Mẹ, thường cũng gọi là tháng hoa, tháng mà các gia đình, các giáo xứ trang hoàng lại bàn thờ Kính Đức Mẹ; và các nhóm, các đoàn thể thay phiên nhau dâng hoa lên Mẹ. Người người lần hạt mân côi, nhà nhà suy niệm chuỗi mân côi, tạo nên một bầu không khí sống động, nao nức, thánh thiện, làm tươi mới lại đời sống đạo trong các cộng đoàn. Ai ai cũng nhìn lên Mẹ, chiêm ngắm Mẹ để học đòi bắt chước gương lành các nhân đức của Mẹ (x. Lumen Gentium 67).

3. Anh chị em thân mến,
Hương sắc các loài hoa đem đến cho căn phòng, cho ngôi nhà, cho tâm hồn mỗi người sự sống, niềm vui và tinh thần lạc quan, hy vọng.
Lạy Nữ vương, Mẹ nhân lành làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy. Lời kinh “Lạy Nữ Vương” mời gọi chúng ta hướng nhìn về Mẹ Maria là Hoa Hường mầu nhiệm, là hương hoa nhiệm mầu Thiên Chúa ban cho nhân loại, để làm cho chốn khách đày nầy được nở hoa, hoa vui sống, hoa hy vọng.

a. Mẹ Maria làm cho chúng ta được sống.
Bà Eva xưa kia được gọi là “mẹ của chúng sinh”, mẹ của kẻ sống (St. 3, 20), nhưng chính bà đã mang án tử đến cho loài người, vì tội bất phục tùng, nên bà không còn xứng với ý nghĩa của tên bà.
Thiên Chúa đã chọn Đức Maria làm Mẹ thiêng liêng của chúng ta, là mẹ của chúng sinh thực sự, là mẹ của tất cả những người đã được tái sinh vào sự sống mới. Mẹ yêu thương, chăm sóc, đào tạo từng người con càng ngày càng nên giống Chúa Giêsu hơn.
Nếu không có Mẹ thì sự hiểu biết về Đức Kitô sẽ gặp nguy cơ chỉ là suy lý thuần tuý trong đầu óc. Nhưng với Mẹ và trong Mẹ, sự hiểu biết ấy lại trở thành một kinh nghiệm gặp gỡ hiệp thông, chan hoà yêu thương.

b. Mẹ làm cho chúng ta được sống. 
Rồi Mẹ làm cho chúng ta được vui trong Chúa. “Đức Bà làm cho chúng con vui mừng”. Ngày truyền tin, thiên sứ kính chào Mẹ bằng tiếng Ave, nghĩa là hãy vui lên, vì Thiên Chúa đã giáng thế, nhập thể trong lòng Mẹ. Ngày đến thăm bà chị họ Ê-li-sa-bét, Mẹ biểu lộ niềm vui rạo rực ấy qua lời tán tụng Magnificat: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa…”. Nhờ Mẹ mà niềm vui của tiệc cưới Cana không bị dập tắt, trái lại mọi người càng được vui hơn, với rượu mới và ngon hơn trước. Mẹ làm lan toả niềm vui qua các thế hệ, cho đến muôn đời, vì nhờ lời thưa xin vâng của Mẹ mà Con Thiên Chúa nhập thể làm người, ban ơn cứu độ cho hết mọi người, mọi thời đại, cho đến tận cùng trái đất. Trong cuộc sống hằng ngày, Mẹ thường nhâm nhi lời thánh vịnh và sống theo mỗi ngày: 
“Hãy phụng thờ Chúa với niềm hoan hỷ,
vào trước thánh nhan Ngài giữa tiếng hò reo” (Tv. 100, 2).

c. Mẹ làm cho chúng ta được sống, được vui, và được cậy nữa.

Mẹ là Mẹ của niềm hy vọng, của sự cậy trông vững vàng. “Đức Bà như sao mai sáng vậy”. Thánh Bê-na-đô dạy rằng: 
“Hễ ai chăm chú nhìn lên Mẹ Maria là Sao Biển, thì dù có bị quăng ném bởi những cơn lốc và những bão táp của biển đời nầy, cũng không ăn thua gì. Trong nguy nan, khó khăn hay nghi ngờ, hãy nghĩ về Mẹ, hãy gọi danh thánh Maria. 
Bước theo Mẹ, bạn sẽ không bao giờ lạc lối. 
Cầu nguyện với Mẹ, bạn sẽ không bao giờ tuyệt vọng. 
Được Mẹ nâng đỡ, bạn sẽ không sa ngã. 
Được Mẹ dìu dắt, bạn sẽ không lo lắng gì. 
Được Mẹ cứu giúp, bạn sẽ tới bến bình an”. 

Đức Bà là cửa thiên đàng.
Kitô hữu phải là con người của sự sống, của niềm vui và của hy vọng, phải là con người sống vui, sống mạnh, không bao giờ chịu khuất phục, ngã quỵ trong chán nản, thất vọng. 
Kitô hữu có sứ mạng đến nơi đâu thì lan toả sức sống, niềm vui và hy vọng ở đó, vực dậy và làm vững dạ an lòng như Mẹ suốt đời, dù phải đứng dưới chân thập giá. Vì sớm tinh mơ Chúa đã phục sinh. Vì ngày mai trời lại sáng. Vì đêm tối nào cũng cưu mang ánh sáng mặt trời cho ngày hôm sau.

4. Anh chị em thân mến,
Chúng ta hành hương về Mẹ La Vang, nhìn ngắm Mẹ trong ánh sáng của Chúa Kitô phục sinh, với tâm hồn chiêm ngưỡng thanh thoát, trọn vẹn thoả lòng được sống bên Mẹ như lời kinh bộc bạch sau đây:
Trưa hôm ấy, nhà thờ cửa mở,
Cứ mạnh dạn bước vào, thế thôi.
Lạy Mẹ Chúa Giêsu, ôi không,
Con không đến để xin ơn nào,
Con cũng không có gì để biếu, để tặng.
Con chỉ đến để ngắm nhìn,
Nhìn Mẹ lâu giờ và khóc,
Khóc vì hạnh phúc lớn lao,
Khi biết con là con của Mẹ,
Và Mẹ ở đây đang chờ con… 
Amen.

 

TGM Stêphanô Nguyễn Như Thể

-----------------------------------------------

Chúng ta được biết thiên thần đã thưa thế nào với Mẹ Maria, và Mẹ đã kể lại làm sao những gì thiên thần đã nói với Mẹ. Chúng ta chỉ có bản văn viết bằng tiếng Hylạp của thánh sử Luca. Bản văn này có một gía trị thần học đặc biệt, và không thể được viết ra do một trí khôn nhân loại. Chúng ta thường đọc: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc”. Đọc như thế chúng ta đã làm mất một phần sự phong phú của bản nguyên cảo. Bản văn này chứa đựng một từ ngữ lịch sử là “kính chào” và một tĩnh từ là “đầy ơn phúc”.

Ngày nay người ta tranh luận để xem phải đọc là “kính mừng” hay “hãy vui lên!”. Thật ra, vấn đề ít quan trọng, vì giá trị một lời chào không do những chữ được dùng, nhưng là người đã dùng những chữ ấy. Mà ở đây, chính Thiên Chúa, qua môi giới sứ giả, chào tạo vật của Ngài. Bản văn của thánh sử Luca, viết bằng tiếng Hylạp đã dùng từ ngữ “Khairê!” có nghĩa là: “Hãy vui lên! Hoan hô! Hãy được hạnh phúc!”. Lời chào này tương đương với lời chào Dothái là “Shalom!” “Bằng an cho bà!”. Lời chào trên đây được dịch sang La Ngữ là “Ave!” “Kính chào! Chào!”.

Ngày nay người ta thích dịch từ ngữ tiếng Hylạp, không phải vì quý mến tiếng Hylạp, nhưng vì muốn tham khảo những bản văn tiên tri của Cựu Ước. Từ ngữ “Khaire!” “Hãy vui lên!” được dùng mỗi khi nói về Đấng Thiên Sai sẽ đến. Vì thế, trong viễn tượng của thánh Luca, Mẹ Đồng Trinh Maria được đồng hoá với “thiếu nữ Sion”, và Chúa Giêsu, Con Mẹ, được đồng hoá với Giavê là Vua và là Cứu Chúa. Ví dụ: “Thiên Chúa phán: Hỡi thiếu nữ Sion, hãy vui lên, vì này đây Ta đến ở giữa ngươi” (Za 2.14). Mẹ Maria là căn nguyên niềm vui của chúng ta, Mẹ là người thứ nhất được thỉnh mời để vui mừng hoan hỷ về công việc kỳ diệu Thiên Chúa đang chuẩn bị hoàn thành là ban Con mình cho thế gian.

Từ ngữ “Kính mừng Bà” vẫn giữ được vẻ tươi sáng và gía trị của nó. Chữ Ave trong tiếng Latinh không thể thay thế được. Từ xa xưa chữ Ave có liên hệ với chữ Eva là tên người mẹ đầu tiên của chúng ta. Ave là chữ Eva đảo ngược. Mẹ Maria là phản đề của Eva. Giữa thế kỷ thứ IV, Venance Fortuat đã nhấn mạnh đến chữ Ave trong thánh ca Ave Maria Stella (Kính chào Sao Biển).

Sumens illed Ave
Gabriellis ore,
Funda nos in pace
Mutans Evae nomen.


Khi nhậm lời chào Ave
Phát xuất từ miệng thiên thần Gabriel,
Mẹ đã gây dựng chúng con trong bình an, 
Bằng cách biến đổi tên Eva.


Theo các học giả thì Ave hay Eva có cùng một nguyên ngữ Dothái và có nghĩa là sống.

Thiên Chúa chào Mẹ Maria qua trung gian thiên thần Gabriel là một sự kiện rất quan trọng. Thành ngữ dùng để chỉ Đức Trinh nữ thật là phi thường. Chúng ta có thói quen đọc lời chào một cách qúa máy móc nên chúng ta không thấu hiểu được nội dung lời chúng ta đọc. Thiên thần không gọi tên Maria, nhưng đã thay tên gọi bằng từ ngữ Kêcharitômênê, một tính từ diễn tả những gì Mẹ có trước mặt Thiên Chúa, và những gì Mẹ sẽ có đối với chúng ta. Thiên thần nói: “Kính chào, đầy ơn phúc!” hoặc như người ta dịch ra hiện nay là: “Hãy vui lên, tràn trề ơn phúc!” Mẹ Maria đầy ơn phúc, tràn trề hồng ân, chứa chan vẻ xinh đẹp và kiều diễm.

Thiên Chúa ban cho Mẹ một tên mới như lời tiên tri Isaia đã loan báo: “Người ta sẽ gọi Ngài bằng một tên mới, tên mà chính miệng Đức Giavê sẽ nói ra” (Is 62.2). tên mới ấy duy nhất trong Thánh Kinh, vì chỉ mình Mẹ mới được tràn trề, đầy đặn và dư thừa các hồng ân và các tặng ân Thiên Chúa. Khi người ta đặt tên cho ai thì tên ấy không biến đổi một tí gì nơi con người nhận tên. Đối với Thiên Chúa lại khác. Lời sáng tạo của Ngài mang lại đầy đủ ý nghĩa cho một tên gọi mà Ngài ban cho một tạo vật.

Đi sau từ ngữ “Đầy ơn phúc” là những chữ nhấn mạnh đến sự viên mãn ý niệm trên: “Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà có phúc hơn mọi người nữ”. Chính Thiên Chúa hiện diện một cách đặc biệt đã ban cho Mẹ tràn đầy ơn nghĩa và làm cho Mẹ trở nên độc nhất vô nhị giữa các phụ nữ. Mẹ Maria được tràn đầy, được biệt đãi và được dành riêng một cách đặc biệt cho mình Thiên Chúa. Như vậy có nghĩa là Mẹ đã lãnh nhận tất cả những gì làm cho Mẹ xứng đáng với lòng ao ước của Thiên Chúa là trở nên Mẹ của Con Ngài. Những gì không xứng đáng với Thiên Chúa không thể lôi kéo được Ngài. Thiên Chúa chỉ có thể yêu những gì chính Ngài đã đặt vào trong các tạo vật của Ngài. Đây là ánh phản chiếu của hình ảnh Ngài mà Ngài thưởng ngoạn và yêu mến. Một người càng đáng Thiên Chúa yêu và càng được Thiên Chúa yêu thì người ấy càng giống Thiên Chúa và càng nhận được nhiều ơn phúc bởi Thiên Chúa.

Những từ ngữ “Bà được chúc phúc hơn mọi người nữ”, hoặc như chúng ta đọc trong kinh Kính Mừng: “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ” không gặp thấy trong một số thủ bản. Những từ ngữ này được thánh Elisabeth nói lên khi Mẹ Maria thăm viếng bà. Có lẽ một người sao lục nào đấy đã vô ý thêm vào, hay đã bỏ đi vì gặp thấy ở nơi khác.

Nghe thấy lời thiên thần chào, Mẹ Maria bối rối; Mẹ tự hỏi không biết lời chào này có ý nghĩa gì. Trong suốt lịch sử Israel, người ta chưa thấy một cách chào hỏi nào tương tự như thế. Sự hiện diện của thiên thần không làm Mẹ bối rối, nhưng là chính lời chào của thiên thần. Trong đền thờ ông Zacharia không những bối rối mà còn khiếp sợ. Nhưng Mẹ không đến nỗi quá bối rối, mất cả suy nghĩ để tìm hiểu. Khi Thiên Chúa tỏ mình ra bao giờ cũng kéo theo một cảm xúc mạnh mẽ hay yếu ớt, nhưng sau cảm xúc là lúc bình an.

Thánh Tomas Aquinas giải nghĩa như sau: 
“Thiên thần Gabriel chào Mẹ Maria một cách mới lạ và rất phi thường. Như thế, thiên thần muốn làm cho Mẹ chăm chú và mở rộng lòng ra đón nhận tin mừng lớn lao mà thiên thần sẽ loan báo cho Mẹ” (3a q. 30a.4).

Mẹ cảm thấy những biến cố vĩ đại có liên hệ đến Mẹ xảy đến. Mẹ không thể thấy trước hoặc đoán ra được những gì sẽ xảy ra; Mẹ lo lắng và tự hỏi biến cố nào đây sẽ xảy ra trong đời Mẹ. Câu văn: “Thiên Chúa ở cùng Bà” trong Thánh Kinh bao giờ cũng chỉ rõ sự hiện diện đặc biệt của Thiên Chúa để thi hành sứ mệnh giải phóng dân tộc.

Trước khi giải thích lời chào, thiên thần Gabriel trấn an Mẹ bằng cách thân mật gọi tên Mẹ: “Maria, đừng sợ, vì Bà đã được đặc sủng trước mặt Thiên Chúa” (Lc 1.30). Điều đáng lưu ý ở đây là thiên thần sau khi đã gọi Mẹ “Đầy ơn phúc”, bây giờ lại nói với Mẹ: “Bà được đặc sủng” vì Mẹ Maria đã được tràn đầy hồng ân Thiên Chúa nên Mẹ được đặc sủng trước mặt Ngài. Mẹ thấm nhuần Thánh Kinh nên Mẹ không thể có ảo giác về ý nghĩa câu “Bà được đặc sủng”. Trong Cựu Ước câu này diễn tả vẻ xinh đẹp cả bên trong lẫn bên ngoài đã chiếm được lòng ưu ái của Đức lang quân. Do đấy, bà Ruth đã đắc sủng trước mặt ông Booz, và bà Esther đã đắc sủng trước mặt vua Assuerus. Đối với Mẹ Maria, Mẹ đã chiếm được lòng ưu ái và lòng nhân hậu của Thiên Chúa đến nỗi Mẹ được lựa chọn giao ước hôn nhân đã được các tiên tri loan báo.

Trong cuộc đàm thoại giữa Mẹ Maria và thiên thần Gabriel, thật sự là một giao ước đã được bàn đến, giao ước hôn nhân, nghĩa là việc Con Thiên Chúa phối hợp với bản tính loài người chúng ta. Cũng như tất cả các giao ước, cuộc thành hôn giữa Con Thiên Chúa và bản tính nhân loại chúng ta phải được hoàn toàn tự do về phía Thiên Chúa cũng như về phía nhân loại. Nếu không thế thì không còn giao ước nữa nhưng chỉ còn là cuộc chinh phục. Thiên Chúa muốn mừng lễ thành hôn của Con mình, đã sai sứ giả đến cùng Mẹ Đồng Trinh Maria để nài xin Mẹ ưng thuận. Thánh Tomas Aquinô nói rằng: “Trong giây phút hệ trọng của lịch sử Thiên Chúa và nhân loại ấy, Mẹ Maria phải chấp nhận hoặc từ chối nhân danh cả loài người” (3a q.30.1).

Thiên thần Gabriel là môi giới giữa trời và đất, giữa Tự Hữu và thụ tạo, giữa Thiên Chúa và Mẹ Maria. Thiên thần có nhiệm vụ tỏ ra thánh ý Thiên Chúa. Sau khi trấn an Mẹ bằng cách cho Mẹ biết Mẹ không có gì phải sợ vì Mẹ đắc sủng trước Thiên Chúa, thiên thần liền cho Mẹ biết diễn tiến những biến cố như Thiên chúa ao ước: 

“Này đây, bà sẽ thụ thai và sinh một con trai, và bà sẽ đặt tên cho trẻ ấy là Giêsu. Ngài sẽ nên cao trọng và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai Đavít tổ phụ Ngài, và Ngài sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Ngài sẽ vô tận” (Lc1.31).
Nhưng Mẹ không loá mắt trước viễn tượng huy hoàng về vương triều không có ngày cùng của người con trai được hứa cho Mẹ, Mẹ hết sức bình tĩnh và nghĩ đến những hậu quả thực tiễn phát sinh ra từ một lời tiên báo như thế. Hoàn toàn tin tưởng vào sứ giả Thiên Chúa, nhưng Mẹ cũng không lưỡng lự mà xin sứ giả cắt nghĩa thêm. Mẹ đặt một câu hỏi chính xác: “Việc ấy xảy đến sao được, vì tôi không biết đến người nam?” Câu hỏi kín đáo ấy chứng minh chẳng những Mẹ sống trong tình trạng đồng trinh, mà Mẹ còn có ý sống trong tình trạng ấy mãi.

Vì Mẹ Maria đã đính hôn với thánh Giuse, nên Mẹ phải được sự thoả thuận của thánh nhân là người sẽ ăn đời ở kiếp với Mẹ để sống đồng trinh, chỉ có thế chúng ta mới hiểu được ý chí giữ mình đồng trinh của Mẹ. Sự thoả thuận này cũng kéo theo một ý hưởng tương trợ như thế về phía thánh Giuse. Một vài tác giả cho rằng thánh Giuse và Mẹ Maria có khấn giữ đức trinh khiết theo nghĩa ngày nay, nghiã là một lời tự nguyện khấn với Thiên Chúa. Có thể như vậy. Tuy nhiên, giả sử có như vậy thì Mẹ Maria và thánh Giuse phải quyết định tổ chức đời sống của mình một cách xác định trước. Trong trường hợp này người ta thấy đời sống hôn nhân của hai Đấng không còn ý nghĩa.

Chúng ta nên lấy con mắt bình thường mà nhìn mỗi Đấng một ý hướng căn bản, có thể nói được là một ý hướng bẩm sinh, luôn luôn sẵn sàng làm tất cả những gì Thiên Chúa muốn. Từ thơ ấu, cả hai đều cảm thấy hướng chiều về một định mệnh mơ hồ. Thiên Chúa đã chuẩn bị hai Đấng để hoàn thành kế hoạch cao cả. Việc chuẩn bị này đã tiến triển một cách điều hoà suốt trong thời kỳ thân xác và tinh thần hai Đấng phát triển. Hai Đấng quyết định giữ mình đồng trinh không phải vì hai Đấng từ chối yêu đương, nhưng vì hai Đấng mở rộng lòng ra để đón nhận một tình yêu cao cả hơn.

Bài này có lẽ hơi dài nhưng mình mong là sẽ giúp ích cho bạn được một phần nào đó!



 
Lời Hứa Cho Những Ai Hát Kinh ‘Ave Maria Stella’
 
Trong một cuộc nỗi loạn ở Roma, một đám đông kéo đến nơi nhà của Thánh Nữ Bridget; người trưởng toán đòi thiêu sống Thánh Bridget. Bà cầu nguyện cùng Chúa xem bà có nên lẩn trốn hay không. Chúa khuyên bà nên ở lại: “Họ âm mưu giết con nhưng con sẽ không sao cả. Quyền năng của Ta sẽ phá vỡ ác tâm của kẻ thù con: Nếu họ đóng đinh Ta thì cũng vì Ta cho phép họ”.  Ðức Mẹ thêm: “Hãy hợp ca bài AVE MARIS STELLA thì Mẹ sẽ gìn giữ con khỏi mọi nguy hiểm.” 
 
Hỡi Ngôi Sao của đại dương
Cổng chính của Thiên Ðàng
Ðấng mãi mãi Ðồng Trinh
Của Thiên Chúa tối cao
 
Ôi lời chào mừng của Thiên sứ Gabriel
đã thốt ra từ xưa
Tên của Eva đọc ngược,
Cũng cố hòa bình dưới thế
 
bẻ gãy gông cùm cho kẻ bị giam cầm
ánh sáng cho người mù lòa tội nghiêp,
xua đuổi mọi bệnh hoạn
mọi niềm sung sướng hạnh phúc chúng con khẩn nguyện
 
Ngài là Mẹ của chúng con
dâng lên Chúa những tiếng thở dài
thay cho chúng con
Ngài sẽ không chê bỏ
 
Nữ Trinh của mọi Nữ Trinh
là nơi trú ẩn cho chúng con
dịu dàng nhất trong những người hiền dịu
hãy làm cho chúng con đức hạnh và dịu hiền
 
Chúng con vẫn đang lữ hành dưới thế
Xin hãy giúp đở cho sự yếu đuối của con,
để cùng với Mẹ và Chúa Giêsu
chúng con hân hoan mãi mãi
 
trên thượng tầng Thiên Ðàng
với Ba Ngôi toàn năng
Cha, Con và Thánh Thần
cùng hưởng phúc vinh hiển,
Amen.
Sưu tầm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

.

1

LM PAUL NGUYỄN ĐỨC VĨNH

Vị Thánh trong ngày

Sách các phép

Mười điều răn

Thành viên

Kích chuột để

1

Suy niệm Lời Chúa 5P

Nhóm Mân Côi

1
 

Tin Thể Thao

    Giờ kinh phụng vụ

    Lịch Phụng Vụ