1
01:39 +07 Thứ bảy, 20/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 55


Hôm nayHôm nay : 994

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 204530

Tổng cộngTổng cộng : 27758814

Giáo lý cho người trẻ

Thông tin Online

Nhạc Giáng sinh

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Giờ lễ hàng tuần

LINH MỤC PAUL NGUYỄN ĐỨC VĨNH 11/ 2016



LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 11/ 2016


1. Ý Cầu Nguyện của Đức Giáo Hoàng

 

Ý Chỉ Chung: Cầu cho số đông người di cư và tị nạn, được các quốc gia đón tiếp và trợ giúp, trong nỗ lực thể hiện tình liên đới với họ.

Ý Chỉ Truyền Giáo: Cầu cho tại các giáo xứ, các linh mục và giáo dân cộng tác nhiệt thành với nhau để phục vụ cộng đoàn.

2. Ơn Đại Xá

Chỉ cho các linh hồn trong luyện tội, được ban cho các tín hữu:

1. Trong bất cứ ngày nào và mỗi ngày từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 11, sốt sắng viếng nghĩa trang và cầu nguyện dù chỉ trong tâm trí cho các người đã qua đời. (Ngày khác chỉ được Ơn Xá)

2. Trong ngày lễ Các Linh Hồn 2/11, sốt sắng viếng nhà thờ hay nhà nguyện đọc 1 kinh Lạy Cha và 1 kinh Tin Kính.

(Đấng Bản Quyền có thể chọn Chúa Nhật trước hoặc sau, hay lễ Các Thánh)
 

Bấm vào số để xem bài đọc 1 † Tháng 11 † - Cộng Đoàn Mẹ Đồng Công

 
 
1/11
2016
Tr

THỨ BA 
Sau Chúa Nhật XXXI Mùa Thường Niên

+

LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ
Lễ trọng
Kiêng việc xác. Lễ cho giáo dân.
Từ trưa hôm nay đến hết ngày mai,
viếng nhà thờ hưởng đại xá chỉ cho các linh hồn.
---

6h30 thánh lễ chung trọng thể...(Ca đoàn NL Pv)
15h00 NL

 
02-10 
Bính Thân
2 Tm
THỨ TƯ 
Tuần XXXI Mùa Thường Niên

Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời
+

Các linh mục được phép dâng 3 thánh lễ,
nhưng phải dâng cách nhau một khoảng thời gian.
Các linh mục không phải phụ trách nhiều xứ,
chỉ được hưởng một ý lễ trong ngày; 
lễ khác chỉ cho các linh hồn;
một ý lễ chỉ theo ý Đức Giáo Hoàng.

---
4h45 lễ 1 do Cđ SL Pv,
15h00 lễ 2 ở Nghĩa trang do Cđ NL Pv
19h15 Anton...

 
03-10
3 X
THỨ NĂM
Đầu Tháng

Tuần XXXI Mùa Thường Niên
Thánh Martinô Pores, tu sĩ
Lễ cho các đấng bậc


8h00 TẬP HUẤN KẺ DỪA CĐ (CV)
---
4h45 NL, 19h00 SL
 
04-10
4 Tr
THỨ SÁU
Đầu Tháng

Tuần XXXI Mùa Thường Niên
Lễ nhớ Thánh Carôlô Bôrômêô, Gm. 
Lễ cho các ân nhân của Giáo phận
---

4h45 NL, 19h00 kinh liên gia,
19h00 khai mạc làm phúc TP
 
05-10
5 X
THỨ BẢY
Đầu Tháng

Tuần XXXI Mùa Thường Niên
---

4h45 Làm phuc TP.
19h30 Phụ huynh

 
06-10
6/11 X
Chúa Nhật XXXII Mùa Thường Niên
Thánh Vịnh Tuần IV
Mỹ Khánh chầu lượt
---

6h30 chầu và học giáo lý

CHẦU NĂM LÒNG THƯƠNG XÓT
14h00 - 14h30 Hội đoàn (Fs Pv)
14h30 - 15h00 NL+LT

15h00 - 15h30 SL+NT ; 15h30 - 16h00 KL+YT
16h00 - 16h30 TP+PY
16h30 giới trẻ

 
07-10
7 X
Thứ Hai Tuần XXXII Mùa Thường Niên
TẬP HUẤN GL ĐÔNG THÁP CV (CQ)
---
4h45 NL,
19h00 làm phúc TP
 
08-10
8 X
Thứ Ba Tuần XXXII Mùa Thường Niên
---

4h45 NL,
19h15 Anton. Bế mạc làm phúc TP
 
09-10
9 Tr
Thứ Tư Tuần XXXII Mùa Thường Niên
Lễ kính Cung hiền đền thờ Thánh Gioan Latêranô

---
4h45 NL, 19h00 KL
 
10-10
10 Tr
Thứ Năm Tuần XXXII Mùa Thường Niên
Lễ nhớ Thánh Lêo cả, Giáo hoàng, tiến sỹ Hội Thánh


TẬP HUẤN GL BẢO NHAM TẠI NGỌC LONG CQ  (CĐ)
sau đó nghỉ truyền chức và ĐH giới trẻ
---


9h00 lễ tập huấn Giáo lý NL (hát lễ Mục tử)
 
11-10
11 Tr
Thứ Sáu Tuần XXXII Mùa Thường Niên
Lễ nhớ Th. Martinô, Gm.

---
4h45 lễ tập huấn NL (hát lễ Mục tử)
 
12-10
12 Đ
Thứ Bảy Tuần XXXII Mùa Thường Niên
Lễ nhớ Thánh Josaphat, Gm, Tử đạo

---
10h00 lễ Bế mạc tập huấn NL (hát lễ tử đạo)
19h30 phụ huynh

 
13-10
13/11 Đ
Chúa Nhật XXXIII Mùa Thường Niên
MỪNG TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Bổn Mạng Giáo Hội Việt Nam
Ở Giáo phận Vinh, mừng 4 vị Thánh
được đọc tên trong Lời nguyện nhập lễ như sau:

Xã Đoài: Thánh Phêrô Cao, Gm
và các bạn tử đạo.

Quy Chính: Thánh Phêrô Lê Tùy, Lm
và các bạn tử đạo

Thuận Nghĩa: Thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa,
Lm và các bạn tử đạo.

Hướng Phương: Thánh Vinsentê Nguyễn Thời Điểm,
Lm và các bạn tử đạo.


Thánh Vịnh Tuần I

Tân Diên chầu lượt
----------------------------------


6h15 Bế mạc Năm thánh
(sau lễ chầu 15 phút)


CHẦU NĂM LÒNG THƯƠNG XÓT
14h00 - 14h30 Hội đoàn (GĐTT Pv)
14h30 - 15h00 NL+LT

15h00 - 15h30 SL+NT ; 15h30 - 16h00 KL+YT
16h30 - 16h30 TP+PY.
16h30 thánh lễ

 
14-10
14 X
Thứ Hai Tuần XXXIII Mùa Thường Niên
8h00 LỄ TRUYỀN CHỨC LM
4h45 NL, 19h00 kinh Anton
 
15-10
15 Đ
Thứ Ba Tuần XXXIII Mùa Thường Niên
Lễ nhớ Thánh Albertô Cả, Gm, Tiến sĩ HT
---

4h45 NL. 19h00 kinh liên gia
 
16-10
16 X
Thứ Tư Tuần XXXIII Mùa Thường Niên
Thánh Margarita Tô Cách Lan; Gertrude, Trinh nữ

ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ GIÁO PHẬN
---

4h45 chầu của giáo họ Sơn long
 
17-10
17 Tr
Thứ Năm Tuần XXXIII Mùa Thường Niên
Lễ nhớ Thánh Elizabeth Hungary

ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ GIÁO PHẬN
----

4h30 chầu của giáo họ KL
 
18-10
18 X
Thứ Sáu Tuần XXXIII Mùa Thường Niên
Cung hiến thánh đường Phêrô
và thánh đường thánh Phaolô
---
Tân LM 8h00 cha Thao Thượng Nậm
8h30 cha Thiên Yên Đại

4h45 NL, 19h00 LT
 
18-10
19 X
Thứ Bảy Tuần XXXIII Mùa Thường Niên
---

Tân LM 8h30 cha Trương Đạo đồng
4h45 NL,  15h00 lễ phụ huynh
19h15 giới trẻ

 
20-10
20/11 Tr
Chúa Nhật XXXIV Mùa Thường Niên
LỄ TRỌNG CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ
Đông Tháp, Trang Nứa, Nghĩa Yên chầu lượt
---

4h30 lễ chung

6h30 chầu và học Giáo lý
19h00 sinh hoạt TNTT


CHẦU TẠ ƠN
14h00 - 14h30 Hội đoàn (Fs Pv)
14h30 - 15h00 NL+LT

15h00 - 15h30 SL+NT ; 15h30 - 16h00 KL+YT
16h00 - 16h30 TP+PY
 
21-10
21 Tr
Thứ Hai Tuần XXXIV Mùa Thường Niên
Thánh Vịnh Tuần II
Lễ nhớ Đức Mẹ dâng mình và Đền Thánh
---

Tân LM 8h30 cha Định Xuân Mỹ
8h30 Cha Học Yên mỹ, Tràng Đình Hà Tĩnh


TẬP HUẤN GL NHÂN HÒA CQ(Cv)
Bắt đầu đợt 3

---
4h45 chầu của NL, 19h00 Kinh liên gia
19h15 lễ KL

 
22-10
22 Tr
Thứ Ba Tuần XXXIV Mùa Thường Niên
Lễ nhớ Thánh Cêcilia, Trinh nữ, Tử đạo
---

Tân LM 8h30 Cha Minh Mỹ Thịnh, Thanh Tân
4h45 NL, 19h15 Anton
 
23-10
23 X
Thứ Tư Tuần XXXIV Mùa Thường Niên
Thánh Clementê I, Gh, Tđ; Thánh Columban, Viện phụ
---

Tân LM 8h30 cha Lĩnh BN, Cha Nghĩa Đ/sơn
4h45 kinh sáng, 19h00 lễ cưới
 
24-10
24 Đ
Thứ Năm Tuần XXXIV Mùa Thường Niên
Lễ trọng các Thánh Tử Đạo Việt Nam,
Bổn mạng Hội Thánh Việt Nam


TẬP HUẤN GL XÃ ĐOÀI CD (CV)
---
7h45 lễ Thuận Nghĩa
4h45 NL, 15h00...
 
25-10
25 X
Thứ Sáu Tuần XXXIV Mùa Thường Niên
Th. Catarina Alexandria Đtr, tử đạo
---

Tân LM 8h30 cha Hùng Mỹ Lộc, Hà Tĩnh
8h30 cha Danh họ Xuân Tiêu, Vĩnh Hòa
8h30 cha Kiên Trường Xuân, Hội Yên

4h45 NL, 15h00 Lr
 
26-10
26 X
Thứ Bảy Tuần XXXIV Mùa Thường Niên
HẾT NĂM PHỤNG VỤ C
---

Tân LM 8h30 cha Trị Bột Đà 
4h45 kinh sáng, 19h15 phụ huynh (NL Pv)
 
27-10
27 Tm
NĂM PHỤNG VỤ A

Chúa Nhật I Mùa Vọng
Thánh Vịnh Tuần I

Làng Rào, Yên Hòa, Đồng Tràng, Xuân hòa chầu
---

6h15 giới trẻ

CHẦU ĐẦU NĂM PHỤNG VỤ

14h00 - 14h30 Hội đoàn (GĐTT Pv)
14h30 - 15h00 SL+NT
15h00 - 15h30 KL+YT ; 15h30 - 16h00 TP+PY
....


 
28-10
28 Tm
Thứ Hai Tuần I Mùa Vọng
---

8h00 cha Trì họ Tâm Lập, Kim Lâm, HT
Cha An Yên Lý
---
4h45 NL. 19h00 kinh liên gia


8h30 TẬP HUẤN GL CỬA LÒ CV
 
29-10
29 Tm
Thứ Ba Tuần I Mùa Vọng
---
4h45 NL, 19h00 Anton
Tâm LM 8h00 cha Yên Mỹ Khánh

 
01-11
Bính Thân
30/11 Đ
Thứ Tư Tuần I Mùa Vọng
Lễ kính Thánh Anrê, Tông Đồ

Tối hết Tháng cầu cho các linh hồn
---

Tân Lm 8h30 cha Quy  Văn Phong, Mẫu Lâm
4h45 NL - 19h00 Nam Thôn


 
02-11
1/12  
THỨ NĂM TUẦN I MV
Đầu tháng
TẬP HUẤN GL THUẬN NGHĨA CT
---

Tân LM 8h00 cha Hân + cha Toản Tân lập, Đức Lân
8h30 cha Nghĩa, cha Hoa Đồng Lam (5/12)
8h00 cha Tự Đồng Vông (7/12)
--------
8h30, ngày 7/12 Cha Hoàng BN...
8h00, ngày 6/12 cha Đương Lâm xuyên
8h00, ngày 12/ 12 Cha Long Mỹ Khánh

 
3/11
2  
THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN I MV
---
4h45 NL
 
4
3  
THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN I MV
---
4h45 NL, 15h00 Phụ huynh (SL Pv)
19h00 chầu Thánh Thể
 
5
4/12  
CHÚA NHẬT TUẦN II MV
Kẻ Dừa, Lộc Thủy (HT) chầu lượt
---
6h30 chầu TT _ Học giáo lý


CHẦU THÁNH THỂ MÙA VỌNG

14h00 - 14h30 Hội đoàn (GĐTT Pv)
14h30 - 15h00 NL+SL+ NT
15h00 - 15h30 KL+YT ; 15h30 - 16h00 TP+PY
16h00 lễ giới trẻ

 
6/11
 
LM. PAUL NGUYỄN ĐỨC VĨNH ST
-----------------------------------------------------------------


Tháng 11 Cầu Cho Các Linh Hồn

Hằng năm Hội Thánh Công giáo Hoàn vũ dâng ngày 1 tháng 11 dương lịch để kính mừng Các Thánh Nam Nữ trên trời và dành riêng trọn tháng 11 dương lịch, bắt đầu từ ngày mồng 2, để cầu nguyện cho Các Linh Hồn trong Luyện ngục.

Công Đồng Trentô dạy rằng các linh hồn ở Luyện ngục là thành phần của Hội Thánh cần nhờ đến lời cầu nguyện và hy sinh của chúng ta, những người còn sống. Giáo lý của Hội Thánh về Luyện ngục là điều có sức yên ủi lòng ta và tỏ bày lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa đối với chúng ta. Việc cầu nguyện cho các linh hồn trong Luyện ngục là một việc làm do tình thương thúc đẩy để bù đắp phần nào mối tình và bổn phận phải có đối với các kẻ đã qua đời mà có lẽ khi các ngài còn sống chúng ta đã không chu toàn.

Chứng Tích Về Luyện Ngục:

Những chứng tích về việc các Linh hồn ở Luyện ngục hiện về được Toà Thánh công nhận thì nhiều lắm. Xin đơn cử một ít chứng tích, trong nhiều chứng tích, đang được trưng bày tại Thánh đường Đức Mẹ Mân Côi, Nữ Vương Luyện Hình tại Rôma.

Chứng tích 1: Bạn bè hiện về với nhau

Chúa nhật ngày 5 tháng 3 năm 1871, bà Palmira Rastelli, chị ruột của linh mục Santelli, chánh xứ Thánh Anrê tại Rimini, qua đời ngày 20-11-1870 đã hiện về với bà bạn là Maria Zelanti cũng thuộc giáo xứ Thánh Anrê để xin cầu nguyện và xin nhắn với ông anh linh mục dâng lễ cho mình. Để cho người còn sống vững tin thì linh hồn hiện về đã in dấu 3 ngón tay của mình trên cuốn sách nguyện của bà Zelanti. Dấu lửa in 3 ngón tay trên trang sách đã không thiêu hủy tờ giấy và cũng không làm mất các hàng chữ trên trang giấy.

Chứng tích 2: Vợ hiện về với chồng

Bà Louise Sénéchal, qua đời ngày 7 tháng 5 năm 1878, đã hiện về với chồng là Louis Sénéchal xin cầu nguyện và xin dâng cho bà 5 thánh lễ. Bà đã in 5 ngón tay lửa của mình lên chiếc mũ trùm đầu của chồng bà như là một dấu hữu hình để chồng và các con tin.

Chứng tích 3: Nữ tu hiện về với chị em trong tu viện

Nữ tu Clara Schoelers, Dòng Bênêđitô ở Vinnemberg, Westphalie, qua đời năm 1637 đã hiện về với nữ tu Maria Herendorps ngày 30 tháng 10 năm 1696 (59 năm sau). Để làm bằng chứng, linh hồn hiện về đã in dấu cháy hai bàn tay của mình trên áo khoác làm việc của nữ tu Maria Herendorps và trên một tấm vải trắng.

Chứng tích 4: Mẹ hiện về với con trai

Bà Leleux, trong đêm 21-6-1789, đã hiện về với người con trai là Joseph Leleux ở Wodecp (Bỉ). Bà hiện về 11 đêm liên tiếp để nhắc nhở con bà phải xin lễ cho bà, đồng thời bảo con bà phải sửa mình lại vì anh ta đang sống bừa bãi, khô khan nguội lạnh. Bà cầm tay con và in dấu cháy cả bàn tay bà vào ống tay áo của con. Kết quả là anh đã trở lại sống thánh thiện, lập một hội đạo đức dành cho giáo dân; các hội viên trong hội này đã thi đua nên thánh. Anh đã qua đời cách thánh thiện ngày 19-4-1825.

Chứng tích 5: Mẹ chồng hiện về với con dâu

Nhạc mẫu của bà Magarita Demmerlé thuộc giáo xứ Ellinghen, giáo phận Metz, qua đời năm 1785, và 30 năm sau, năm 1815 đã hiện về với con dâu. Bà buồn bà nhìn con dâu như có ý xin điều gì. Bà Magarita Demmerlé lên tiếng hỏi thì được mẹ chồng cho biết là mình về để xin con dâu cầu nguyện cho, bằng cách đi hành hương lên Đền Đức Mẹ ở Mariental. Người con dâu đã làm y như lời mẹ chồng xin. Sau cuộc hành hương ấy bà mẹ chồng hiện về với con dâu một lần nữa và báo cho biết là mình đã đưoọc ra khỏi Luyện ngục mà lên Thiên đàng. Bà Magarita xin một bằng chứng thì bà mẹ chồng liền in cả bàn tay mình lên trang sách Gương Phước đang để mở trên bàn. Và từ đó bà không còn hiện về nữa.

Tháng này là dịp để chúng ta nhớ đến linh hồn những người thân yêu mà Chúa đã gởi đến trong cuộc đời như: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái, cháu chắt, bằng hữu... Ta cũng nhớ đến những linh hồn quên lãng không có ai nhớ đến để cầu nguyện cho.

Bà Thánh Monica khi còn sống đã căn dặn con mình là Thánh giám mục Augustinô rằng: "Con ơi, khi mẹ chết rồi, con có chôn cất mẹ ở đâu cũng được. Mẹ chỉ xin con một điều là hãy nhớ đến mẹ mà cầu nguyện cho mẹ mỗi ngày khi con bước lên bàn thờ tế lễ Chúa." Bà Monica khi còn sống đã đạt tới sự thánh thiện trọn hảo mà còn lo lắng cho thân phận mình sau khi chết như vậy.

Nơi một nghĩa trang ở Rôma, bên nước Ý-đại-lợi, ta đọc thấy hàng chữ này bằng tiếng La-tinh: "Hodie Tibi, Cras Mihi" có nghĩa là "HÔM NAY BẠN, NGÀY MAI TÔI"... nhắc chúng ta nhớ đến Sự Chết. Sự Chết không tha cho một ai cả. Có nhớ đến sự chết, có suy gẫm về sự chết mới biết phải sống thế nào cho đẹp để được chết lành.

Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho người, ngày mai người khác sẽ lại cầu nguyện cho ta: Một sự vay trả, trả vay rất hữu lý. Hôm nay ta cầu nguyện cho các Linh hồn trong Luyện ngục, ngày mai khi được về hưởng nhan thánh Chúa trên trời, các Linh hồn người lành sẽ đền đáp lại cho chúng ta bằng lời chuyển cầu thần thế của các ngài trước mặt Chúa.
 

Ý Nghĩa Của Việc Cầu Nguyện Cho Các Linh Hồn


Khi thời tiết trở nên se lạnh và những chiếc lá mùa thu bắt đầu rơi rụng cũng là lúc chúng ta nhớ đến những người thân yêu của mình, những người mà ngày nào đó vẫn còn ở bên cạnh ta nhưng nay không còn hiện diện với ta nữa. Để nhớ đến các ngài, Giáo Hội Công Giáo dành trọn tháng 11 để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời. Tháng này bắt đầu với Lễ Các Thánh và Lễ Cầu Nguyện Cho các Linh Hồn, chúng ta gọi tháng này là tháng cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục.

Việc cầu nguyện cho những người đã khuất có nguồn gốc từ Cựu ước. Trong sách Maccabê ghi lại sự kiện này như sau: “Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức. Ðó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2 Mc 12, 44-46).

Giáo hội từ những thế kỷ đầu đã có truyền thống cầu cho các tín hữu đã qua đời, truyền thống này được cho là khởi đi từ Thánh Augustinô. “Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ.” Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ thứ 10, việc cử hành thánh lễ này được tố chức vào tháng 10. Khoảng từ năm 988 – 1030, thánh Ôđilô tuyên bố rằng thánh lễ này nên được tổ chức vào ngày 2 tháng 11 trong tất cả các đan viện của Dòng Biển Đức. Hơn hai thế kỷ sau, tất cả các đan viện của Dòng Biển Đức và Dòng Carthusian tổ chức thánh lễ này vào ngày 2 tháng 11, sau đó truyền thống này được lan rộng trong toàn Giáo hội cho đến ngày nay.

Với truyền thống kính nhớ tổ tiên ông bà, các Tín hữu Công Giáo Việt Nam rất coi trọng tháng này. Mỗi gia đình thường lau dọn những phần mộ của người thân, xin lễ cầu nguyện, làm việc lành, và nhất là dọn mình lãnh ơn toàn xá để chỉ cho các linh hồn. Tất cả những gì chúng ta làm là để tìm ơn ích cho các linh hồn, đặc biệt là linh hồn những người thân yêu. Tại sao những người đang sống lại có thể cầu nguyện cho các linh hồn, và liệu họ có cần lời cầu nguyện của chúng ta không?

Trước hết, truyền thống cầu nguyện cho các linh hồn khởi đi từ giáo thuyết của Giáo hội Công Giáo về Luyện ngục. Mạc Khải của Thiên Chúa cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa là Đấng đầy lòng thương xót nhưng Ngài cũng là Đấng phán xét công minh. “Do đó, tội lỗi, vì xúc phạm đến sự thánh thiện và công chính của Thiên Chúa, nên đã sinh ra những hình phạt. Những hình phạt này được đền bù ở đời này hoặc đời sau. Quả thế, trong Luyện ngục, các linh hồn “chết trong tình yêu của Chúa và thực tình sám hối, trước khi đền bù cân xứng với tội phạm, phải “thanh tẩy sau khi chết” bằng những khổ hình trong Luyện ngục.”[1]Tuy Luyện ngục là nơi thanh luyện nhưng Người Công Giáo tin rằng Luyện ngục cũng chính là nơi mà Thiên Chúa diễn tả tình thương của mình dành cho con người, Ngài khao khát tẩy rửa linh hồn chúng ta để chúng ta có thể thông hiệp trọn vẹn với Ngài trong Thiên Quốc. Hơn nữa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu, nên lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa còn lớn hơn sự phán xét công minh của Ngài; vì thế, nhờ sự chuyển cầu của những người còn sống những linh hồn ở trong luyện ngục có thể thoát khỏi các hình phạt do tội gây ra.

Thứ  hai, với tư cách là những Ki-tô hữu, chúng ta không thực hiện hành trình đời mình một cách đơn lẻ nhưng cùng với toàn thể anh chị em trong cộng đoàn những người tin. Sự thông hiệp này không chỉ được diễn tả giữa những người con sống, mà với cả những người đã qua đời, đây gọi là mầu nhiệm “Các Thánh Cùng Thông Công.” Theo đó, Hội thánh theo nghĩa rộng gồm ba thành phần: Giáo hội lữ hành (tại thế), Giáo hội khải hoàn (chiến thắng), Giáo hội thanh luyện (khổ đau). Trong Tông Huấn Giáo Lý Ân Xá, (Indulgentiarum Doctrina) do ĐTC Phaolô VI ban bố ngày 1 tháng 1 năm 1967 xác nhận rằng: “Người Công giáo tương trợ lẫn nhau để đạt đến cùng đích siêu nhiên. Chứng cớ sự tương trợ này thể hiện nơi Adam, từ ông, tội lan ra mọi người. Nhưng ta có sự tương trợ lớn nhất, hiệu quả nhất, được đặt trên nền tảng và gương mẫu của Chúa Kitô, liên kết chúng ta với Đấng kêu gọi chúng ta.”[2] Thật vậy, trong toàn thân thể Giáo hội, tất cả chúng ta được liên kết với nhau nhờ liên kết với Đầu là chính Đức Ki-tô. “Đời sống mỗi người con cái Thiên Chúa trong Chúa Kitô và qua Chúa Kitô được liên kết cách lạ lùng với các anh chị em tín hữu khác trong sự hợp nhất linh thiêng của Nhiệm thể Chúa Kitô, trở thành một nhiệm thể duy nhất.”[3]

Như vậy, trong những ngày lễ này, chúng ta không chỉ nhớ đến những người đã khuất mà còn được mời gọi để cầu nguyên, bố thí và dâng thánh lễ để cầu nguyện cho các ngài. Đó là một ân huệ cũng như là một cơ hội để diễn tả tình yêu vốn được xem là bản chất của người Ki-tô hữu.

Trước hết, đó là một ân huệ vì qua hành vi này ta thấy được tình yêu lớn lao Thiên Chúa dành cho chúng ta, Ngài luôn luôn kiên nhẫn với những yếu đuối và giới hạn của con cái mình. Ân sủng của Ngài luôn mở ra cho những ai sẵn sàng đón nhận. Hơn nữa, khi cầu nguyện cho những người đã qua đời, chúng ta cũng xác tín rằng, đến lượt chúng ta, chúng ta cũng sẽ được đón nhận những ân huệ của Thiên Chúa ngang qua lời cầu nguyện của người thân. Ngoài ra, khi nhờ lời cầu nguyện của chúng ta, các linh hồn trong luyện ngục được giải thoát khỏi hình phạt và trở về bên Chúa. Ở bên cạnh Chúa, đến lượt mình, các ngài sẽ chuyển cầu cho chúng ta. Như thế nhờ vào sự chung hiệp này, chúng ta có một cách thế chắc chắn để cầu xin cho chính bản thân mình.

Thứ đến, việc cầu nguyện cho các người đã khuất là một cơ hội cho mỗi người Ki-tô hữu diễn tả tình yêu của mình đối với tha nhân. Tình yêu đó trước hết được dành cho những người thân yêu của mình. Những người mà ta vẫn hằng nhớ đến trong lời cầu nguyện cho dù họ đã rời xa ta. Nhờ sự thông hiệp này, mối dây giữa ta với người thân dường như không bao giờ bị cắt đứt. Tình yêu này không chỉ giới hạn nơi những người thân mà còn được nới rộng đến những linh hồn mà ta không biết đến tên của họ. Việc cầu nguyện này cho chúng ta thấy rằng, tình yêu của người Ki-tô hữu vượt qua mọi ranh giới. Vì thế, tình yêu này cũng nhắc nhớ những người đang sống về mầu nhiệm hiệp thông trong thân thể Chúa Ki-tô. Tình yêu này được diễn tả một cách rõ ràng khi những người còn sống lãnh nhận được ơn ân xá nhưng lại muốn nhường lại cho các linh hồn. Đức Phaolô VI đã diễn tả đức ái đó như sau: “Việc sử dụng ân xá cho ta thấy mình gần gũi với nhau trong Chúa Kitô, và đời sống siêu nhiên có thể giúp nhau dễ dàng và gần gũi kết hợp với Chúa Cha. Dùng ân xá có ảnh hưởng cách hữu hiệu trên đức Ái nơi chúng ta, và tỏ ra đức Ái cách trổi vượt khi ta nhường ân xá cho những anh chị em đã ly trần trong Chúa Kitô.”[4]

 

Sưu tầm
 

 

Vị Thánh trong ngày

.

1

LM PAUL NGUYỄN ĐỨC VĨNH

Sách các phép

Thành viên

Kích chuột để

1

Suy niệm Lời Chúa 5P

Nhóm Mân Côi

1
 

Tin Thể Thao

    Mười điều răn

    Giờ kinh phụng vụ

    Lịch Phụng Vụ